Đây là đồ án của một sv môi trường đại học bách khoa đà nẵng, đề tài này ngòai file word còn có 6 file autocad chi tiết,Do k có thời gian nên k ghi rõ nội dung bài này mong các bạn thông cảm.Đây cũng là một bài đựoc lựa chọn là đề tài nghiên cứu khoa học nam 2011
TRANG BÌA i
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI MỞ ĐẦU iii
MỤC LỤC iv
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
1.1.Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Đặc điểm địa hình và khí hậu
1.1.3. Tài nguyên
1.2.Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1.Hiện trạng sử dụng đất
1.2.2.Dân số và phân bố lao động
1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.3.Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030
1.3.1.Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.2.Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hương Thuỷ
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ
2.1.TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1.1.Định nghĩa
2.1.2.Phân loại chất thải rắn
2.1.3.Tính chất, thành phần của chất thải rắn
2.1.4.Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn
2.1.5.Những vấn đề sức khỏe và môi trường liên quan đến chất thải rắn
2.1.6.Thu gom và vận chuyển CTR
2.1.7.Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng trên thế giới và một số đô thị ở Việt Nam 2.2.1.Chất thải rắn,phân loại và yêu cầu xử lý
2.2.2.Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn ở Thừa Thiên Huế
2.3.Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn ở thị xã Hương Thuỷ
2.3.1.Phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát
2.3.2.Nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn ở thị xã Hương Thuỷ
2.4.Khả năng phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
2.5.Phân tích chi phí
2.5.1.Các nguồn tài chính cho vấn đề quản lý chất thải rắn
2.6.Nhận xét về hệ thông quản lý chất thải rắn hiên tại
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
3.1. Tính toán lượng chất thải rắn đến năm 2015 và năm 2030
3.1.1. Cơ sở tính toán, dự báo
3.1.2. Dự báo lượng chất thải sinh hoạt tại thị xã Hương Thủy đến năm 2030
3.2. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
3.2.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn
3.2.2. Cơ sở lựa chọn
3.2.3. Khái quát về khu xử lý chất thải tập trung tại thị xã Hương Thủy
3.2.3.1. Giới thiệu
3.2.3.1. Các số liệu quy hoạch
3.3. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
3.3.1. Các yêu cầu đối với hệ thống thu gom
3.3.2. Mô hình hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
3.4. Phương thức thu gom, lưu giữ và vận chuyển
3.4.1. Phương thức thu gom
3.4.2. Vị trí, quy mô các điểm tập kết rác thải
3.4.3. Phương tiện vận chuyển và thu gom
3.5. Tổ chức thực hiện và quản lý hệ thống
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HỢP VỆ SINH CHO THỊ XÃ HƯƠNG THỦY GIAI ĐOẠN
2011 ĐẾN 2030
4.1. Lựa chọn địa điểm
4.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh
4.1.2. Địa điểm xây dựng
4.1.3. Quy mô bãi chôn lấp
4.2. Thiết kế bãi chôn lấp
4.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
4.2.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp
4.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp
4.3.1. Hệ thống đê bao, độ dốc, mái dốc taluy đào các ô chôn lấp
4.3.2. Hệ thống chống thấm của ô chôn lấp
4.3.3. Hệ thống thu gom nước rỉ rác
4.3.3.1. Tính toán lưu lượng nước rác
4.3.4. Hệ thống thu gom khí rác
4.3.5. Hệ thống thoát nước mưa
4.3.6. Hệ thống đường nội bộ
4.3.7. Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm
4.3.8. Hàng rào và cây xanh
4.3.9. Lượng đất phủ bề mặt
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ năm (2011 đến 2030)
Bảng 3.2. Thành phần chất thải rắn y tế
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ năm (2011 đến 2030)
Bảng 3.4. Thành phần chất thải rắn công nghiệp
Bảng 3.5. Khối lượng chất thải rắn công nghiêp phát sinh từ năm
(2011 đến 2030)
Bảng 3.6. Thành phần rác thải thương mại – dịch vụ
Bảng 3.7. Khối lượng CTR TM – DV phát sinh từ năm (2011 đến 2030)
Bảng 3.8. Tổng lượng chất thải rắn được chôn lấp
Bảng 4.1. Các thông số lựa chọn để xây dựng BCL CTR thị xã Hương Thủy
Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả tính toán bãi chôn lấp theo các giai đoạn
Bảng 4.3. Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác từ các bãi chôn lấp mới và lâu năm
Bảng 4.4. Khối lượng rác hữu cơ có trong mẫu rác khối lượng 100kg
Bảng 4.5. Thành phần % các nguyên tố trong rác có khả năng phân hủy sinh hoạt
Bảng 4.6. Khối lượng các nguyên tố có trong rác phân tích
Bảng 4.7. Tổng khối lượng và số mol các nguyên tố trong mỗi thành phần chất hữu cơ
Bảng 4.8. Tính toán lượng khí phát sinh từng năm của 100kg chất thải rắn đối với chất phân hủy nhanh
Bảng 4.9. Bảng lượng khí phát sinh từng năm của 100kg chất thải rắn phân hủy chậm
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở Thừa Thiên Huế
Hình 2.2. Mô hình quản lý chất thải rắn ở Hương Thủy
Hình 3.1. Khu đất dự kiến xây dựng bãi chôn lấp
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý rác tại thị xã Hương Thủy
Hình 3.3. Sơ đồ khối mô hình quản lý hệ thống
Hình 4.1. Độ dốc đáy ô chôn lấp
Hình 4.2. Kích thước đê bao bên ngoài ô chôn
Hình 4.3. Mặt cắt ngang hệ thống thu gom nước rác
Hình 4.4. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước
Hình 4.5. Sơ đồ bố trí hố ga và hố thu nước rác
Hình 4.6. Xác định biến thiên lượng khí sinh ra từ chất thải rắn phân hủy nhanh
Hình 4.7.Xác định biến thiên lượng khí sinh ra từ chất thải rắn phân hủy chậm
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6887 | Lượt tải: 13
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho Thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011 đến 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, vv…mức sống của người dân ngày càng cao đã nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại về tính chất.
Cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố và thị xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường. Không có những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, làm giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội.
Một trong những phương pháp xử lý CTR được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay là phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp CTR ở nước ta không được quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTRHVS. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn gây ô nhiễn tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí.
Trong những năm qua để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường thì vấn đề xử lý CTR tại Thị xã Hương Thủy Tỉnh Thiên Huế cũng và đang được chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm. Song với hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và khả năng quản lý mà tình hình xử lý CTR tại thị xã vẫn chưa được cải thiện là bao. Hầu như chưa được thực hiện bài bản mà chủ yếu là đổ đống lộ thiên
Vì vậy việc thiết kế, xât dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho Thị Xã Hương Thủy là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Trước tình hình đó đề tài “Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho Thị xã Hương Thủy giai đoạn 2011 đến 2030 ” được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng CTR đổ đống lộ thiên mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường hiện nay, đồng thời cũng giải quyết sức ép đối với một lượng CTR sinh ra trong tương lai.
CHƯƠNG 3
QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
3.1. Tính toán lượng chất thải rắn đến năm 2015 và 2030
3.1.1. Cơ sở tính toán, dự báo [5]
Lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bang thị xã Hương Thủy phụ thuộc vào các yếu tố: dân số, mức sống, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, GDP bình quân đầu người và mức độ văn minh thương nghiệp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề của các khu vực trong tương lai cũng như là sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và phong tục tập quán sinh hoạt của cộng đồng tại địa phương.
Theo quy luật phát triển, số lượng và thành phần chất thải rắn cũng sẽ có sự thay đổi theo thời gian. Xu hướng thay đổi là: giảm tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, tăng tỷ lệ kim loại, giấy và các chất khó phân hủy khác như; bao bì nhựa PVC, PP, PE…
Lựa chọn phương pháp dự báo
Có nhiều phương pháp dự báo lượng chất thải rắn, tuy nhiên ở thời điểm hiện
tại, thường sử dụng chủ yếu 3 phương pháp:
(i). Dự báo theo mức tăng tưởng GDP, Lượng chất thải rắn phát sinh có lien quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và phản ánh qua thu nhập đầu người và dân số. Tỷ lệ tăng chất thải rắn bằng tốc độ tăng trưởng GDP nhân với hệ số cho từng giai đoạn và điề kiện thực tiển tại khu vực. Phương pháp này có thể dự báo lượng chất thải rắn chung nhưng không làm rõ được tỷ lệ, thành phần của các loại chất thải rắn khác nhau.
(ii). Dự báo chất thải rắn trên cơ sở cơ cấu ngành nghề, Lượng chất thải rắn được dự báo trên cơ sở quy hoạch phát triển các ngành nghề trong tương lai. Mổi ngành có chất thải rắn khác nhau và lượng phát sinh khác nhau. Phương pháp này cho kết quả có độ tin cậy cao, khi có các số liệu chi tiết về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Thường được áp dụng cho việc dự báo về thành phần các chất thải công nghiệp, bệnh viện và các loại hình dịch vụ trong các khoảng thời gian ngắn (đến 5 năm) cho các khu công nghiệp, dịch vụ tập trung… Việc áp dụng cho các khu vực thị trấn, nông thôn… thường cho kết quả có độ tin cậy thấp do thiếu cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán.
(iii). Dự báo theo quy mô dân số, Sử dụng số liệu thống kê dân số và mức tăng dân số tự nhiên lượng chất thải rắn của từng giai đoạn phát triển để dự báo chất thải rắn trong tương lai trên cở sở dự báo dân số. Phương pháp này cho kết quả dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt có độ tin cậy cao, nhưng khó chính xác cho các loại chất thải khác.
Trong điều kiện thực tế của thị xã Hương Thủy, các số thống kê về GDP, dân số, lượng chất thải, cơ cấu ngành nghề chưa thực sự đầy đủ trong nhiều năm cho nên việc áp dụng phương pháp (i và ii) cho kết quả có độ tin cậy thấp và với yêu cầu thiết lập quy hoạch cho các loại chất thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, nên phương pháp dự báo phục vụ tính toán quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã được lựa chọn là phương pháp (iii).
b.Số liệu dự báo
Theo “ Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 152/1999/QĐ – TT ngày 10/07/1999: lượng chất thải sinh hoạt phát sinh 0,75 kg/người/ngày vào năm 2010 và và 0,9kg/người/ngày vào năm 2020.
Theo “ Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 Chất thải rắn ” lượng chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và kinh doanh ở vùng nông thôn và các đô thị có thành phần khác nhau trung bình khoảng 0,3kg/người/ngày.
3.1.2. Dự báo lượng chất thải sinh hoạt tại thị xã Hương Thủy đến năm 2030 [5]
a. Tính toán tổng lượng rác thải phát sinh ở các thời điểm 2015 và 2030
Dân số năm 2010 của thị xã Hương Thủy là 96526, tỉ lệ tăng dân số là 1.5%. Cũng theo dự báo này ta có tỷ lệ tăng dân số trung bình từng giai đoạn như sau: [1]
Giai đoạn 1 ( 2011 đến 2020): 1,5%
Giai đoan 2 ( 2021 đến 2030): 1,3%
Theo báo cáo tổng hợp “ điều tra, thống kê các nguồn phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ” thì đối với vùng đô thị là 0,8kg/người/ngày.đêm, vùng nông thôn 0,3 – 0,5kg/người/ngày.đêm. Tốc độ phát sinh CTR tùy thuộc vào từng đô thị nhưng thường dao động trong khoảng 0,35 – 0,8kg/người/ngày.đêm. Ta chọn hệ số phát sinh rác thải như sau:
Giai đoạn 1 ( 2011 đến 2020): 0,6kg/người/ngày.đêm
Giai đoạn 2 ( 2021 đến 2030): 0.7kg/người/ngày.đêm
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho từng thôn, phương và thị trấn Phú bài trong từng giai đoạn tính toán xác định theo công thức:
Msh= (365/1000)*N*(1+q)*g ( tấn/năm)
Trong đó :
N là số dân trong từng năm ( người)
q là tỉ lệ tăng dân số (%)
g là hệ số phát sinh rác thải (kg/người/ngày đêm)
Lượng chất thải rắn được thu gom đem xử lý:
Mtg = Msh.k
Trong đó:
- k là hệ số thu gom (0 <k <1)
Với mục tiêu đặt ra cho việc quản lý chất thải rắn của thị xã Hương Thủy là đến năm 2030, tỷ lệ thu gom đặt:
- Thời điểm hiện tại, năm 2011:
+ Thị trấn phú bài: 85%
+ Các xã ( phường): 80%
- Thời điểm năm 2020
+ Thị trấn phú bài: 85%
+ Các xã ( phường): 80%
- Thời điểm năm 2030
+ Thị trấn phú bài: 95%
+ Các xã ( phường): 90%
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội trong từng xã (phường) để xác định tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ phát triển các ngành khác, từ đó tính được lượng chất thải rắn phát sinh và lượng chất thải rắn cần phải thu gom và tiêu hủy từ sinh hoạt và các hoạt động khác (theo tỷ lệ phần % chất thải rắn sinh hoạt) giai đoạn từ năm 2011 – 2020 – 2030 như sau:
Bảng 3.1.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh năm (2011 đến 2030)
Năm
Tỷ lệ tăng dân sô
(%)
Dân số
( người)
Tiêu chuẩn
rác thải (kg/ng/ngđ)
Tỷ lệ
thu gom
(%)
Lượng CTR phát sinh
(tấn/năm)
Lượng CTR
thu gom (tấn/năm)
2010
1.5
96526
Gia đoạn 1
2011
1.5
97973.9
0.6
85
32184
27357
2012
1.5
99443.5
0.6
85
32667
27767
2013
1.5
99443.5
0.6
85
32667
27767
2014
1.5
100935
0.6
85
33157
28184
2015
1.5
100935
0.6
85
33157
28184
2016
1.5
102449
0.6
85
33655
28606
2017
1.5
102449
0.6
85
33655
28606
2018
1.5
103986
0.6
85
34159
29035
2019
1.5
103986
0.6
85
34159
29035
2020
1.5
105546
0.6
85
34672
29471
Tổng cộng
334133
284013
Giai đoạn 2 ( 2021 đến 2020)
2021
1.3
106707
0.7
95
35443
33671
2022
1.3
108094
0.7
95
35903
34108
2023
1.3
109499
0.7
95
36370
34552
2024
1.3
110923
0.7
95
36843
35001
2025
1.3
112365
0.7
95
37322
35456
2026
1.3
113825
0.7
95
37807
35917
2027
1.3
115305
0.7
95
38299
36384
2028
1.3
116804
0.7
95
38796
36857
2029
1.3
118322
0.7
95
39301
37336
2030
1.3
119861
0.7
95
39812
37821
Tổng cộng
375896
357101
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh năm (2011 đến 2030)
Năm
Tỷ lệ gia tăng giường bệnh (%)
Số giường bệnh
( giường)
Tiêu chuẩn rác thải (kg/người/ngđ)
Chất thải rắn y tế phát sinh (tấn/năm)
Chất thải
rắn y tế thu gom (tấn/năm)
2010
1.4
100
Giai đoạn 1 ( 2011 đến 2020)
2011
1.4
101
0.73
27.0
21.6
2012
1.4
103
0.73
27.4
21.9
2013
1.4
104
0.73
27.7
22.2
2014
1.4
105
0.73
28.1
22.5
2015
1.4
107
0.73
28.5
22.8
2016
1.4
108
0.73
28.8
24.5
2017
1.4
110
0.73
29.2
24.8
2018
1.4
111
0.73
29.6
25.1
2019
1.4
112
0.73
29.9
25.4
2020
1.4
114
0.73
30.3
25.8
Tổng cộng
147.8
125.7
Giai đoạn 2 ( 2021 đến 2030)
2021
1.4
115
0.73
30.7
29.1
2022
1.4
117
0.73
31.0
29.5
2023
1.4
118
0.73
31.4
29.8
2024
1.4
119
0.73
31.8
30.2
2025
1.4
121
0.73
32.2
30.6
2026
1.4
122
0.73
32.5
30.9
2027
1.4
124
0.73
32.9
31.3
2028
1.4
125
0.73
33.3
31.6
2029
1.4
126
0.73
33.7
32.0
2030
1.4
128
0.73
34.0
32.3
Tổng cộng
323.5
307.3
Bảng 3.5. Khối Lượng chất thải rắn công nghiệp từ năm 2011 đến 2030
Năm
Tỷ lệ tăng trưởng CN (tấn/năm)
Tổng lượng CTRCN
(tấn/năm)
Lượng CTR tái chế
(tấn/năm)
Lượng chất thải rắn
nguy hại (tấn/năm)
Lượng chất thải rắn không nguy hại (tấn/năm)
2010
1.6
87.60
7.30
18.25
247.05
Giai đoạn 1 ( 2011 đến 2020)
2011
1.6
89.00
8.90
16.91
63.19
2012
1.6
90.43
9.04
17.18
64.20
2013
1.6
91.87
9.19
17.46
65.23
2014
1.6
93.34
9.33
17.74
66.27
2015
1.6
94.84
9.48
18.02
67.33
2016
1.6
96.35
9.64
18.31
68.41
2017
1.6
97.89
9.79
18.60
69.51
2018
1.6
99.46
9.95
18.90
70.62
2019
1.6
101.05
10.11
19.20
71.75
2020
1.6
102.67
10.27
19.51
72.90
Tổng cộng
49.74
94.51
353.18
Giai đoạn 2 ( 2021 đến 2030)
2021
1.3
104.00
10.40
19.76
73.84
2022
1.3
105.36
10.54
20.02
74.80
2023
1.3
106.73
10.67
20.28
75.78
2024
1.3
108.11
10.81
20.54
76.76
2025
1.3
109.52
10.95
20.81
77.76
2026
1.3
110.94
11.09
21.08
78.77
2027
1.3
112.38
11.24
21.35
79.79
2028
1.3
113.85
11.38
21.63
80.83
2029
1.3
115.33
11.53
21.91
81.88
2030
1.3
116.82
11.68
22.20
82.95
Tổng cộng
1103.04
110.30
209.58
783.16
Bảng 3.7. Khối lượng CTR TM – DV phát sinh từ năm (2011 đến 2030)
Năm
Lượng CTRSH (tấn/năm)
Lượng CTR TM- DV (tấn/năm)
Lượng CTR tái chế (tấn/năm)
Lượng CTR nguy hại (tấn/năm)
Lượng CTR TM- DV thu gom (tấn/năm)
Gia đoạn 1 (2011 đến 2020)
2011
26820
670.51
13.41
18.44
536.41
2012
27223
680.57
13.61
18.72
544.45
2013
27631
690.78
13.82
19.00
552.62
2014
28045
701.14
14.02
19.28
560.91
2015
28466
711.65
14.23
19.57
569.32
2016
29990
749.74
14.99
20.62
637.28
2017
30380
759.49
15.19
20.89
645.56
2018
30774
769.36
15.39
21.16
653.96
2019
31175
779.36
15.59
21.43
662.46
2020
31580
789.49
15.79
21.71
671.07
Tổng cộng
3847.45
76.95
105.80
3270.33
Giai đoạn 2 (2021 đến 2030)
2021
31518
787.95
15.76
21.67
748.55
2022
31865
796.61
15.93
21.91
756.78
2023
32215
805.38
16.11
22.15
765.11
2024
32569
814.24
16.28
22.39
773.52
2025
32928
823.19
16.46
22.64
782.03
2026
33290
832.25
16.64
22.89
790.63
2027
33656
841.40
16.83
23.14
799.33
2028
34026
850.66
17.01
23.39
808.12
2029
34401
860.01
17.20
23.65
817.01
2030
34779
869.47
17.39
23.91
826.00
Tổng cộng
8281.16
165.62
227.73
7867.10
Bảng 3.8. Tổng lượng chất thải rắn được chôn lấp
Năm
Lượng CTRSH (tấn/năm)
Lượng CTRYT
thu gom (tấn/năm)
Lượng CTRCN (không nguy hại)
Lượng CTR TM – DV thu gom (tấn/năm)
Tổng (tấn/năm)
2011
27357
21.6
89.00
536.41
28004.01
2012
27767
21.9
90.43
544.45
28423.78
2013
27767
22.2
91.87
552.62
28433.69
2014
28184
22.5
93.34
560.91
28860.75
2015
28184
22.8
94.84
569.32
28870.96
2016
28606
24.5
96.35
637.28
29364.13
2017
28606
24.8
97.89
645.56
29374.25
2018
29035
25.1
99.46
653.96
29813.52
2019
29035
25.4
101.05
662.46
29823.91
2020
29471
25.8
102.67
671.07
30270.54
Giai đoạn 1
284013
125.7
991.55
3270.33
288400.6
2021
33671
29.1
104.00
748.55
34552.65
2022
34108
29.5
105.36
756.78
34999.64
2023
34552
29.8
106.73
765.11
35453.64
2024
35001
30.2
108.11
773.52
35912.83
2025
35456
30.6
109.52
782.03
36378.15
2026
35917
30.9
110.94
790.63
36849.47
2027
36384
31.3
112.38
799.33
37327.01
2028
36857
31.6
113.85
808.12
37810.57
2029
37336
32.0
115.33
817.01
38300.34
2030
37821
32.3
116.82
826.00
38796.12
Giai đoạn 2
314684
307.3
1103.04
7867.10
323641.6
3.2. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn [4]
3.2.2. Cơ sở lựa chọn
Việc lựa chọn phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Hương Thủy được dựa trên các cơ sở sau:
- Theo “ Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 ” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 152/1999/QT – TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999, công nghệ xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh. Theo đó, tỷ lệ chất thải rắn ở các đô thị cấp quốc gia được chôn lấp hợp vệ sinh là 40 – 50%, đô thị cấp tỉnh: 60 – 65% và các đô thị khác: 55 – 60%.
- Theo Quyết định số 1070/QĐ-UB ngày 05/04/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “ Phê duyệt đề cương Đề án Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ”. Tiêu hủy chất thải rắn theo phương pháp lien hợp xử lý (tái chế, tái xử dụng, chế biến phân hữu cơ,…) và chôn lấp hợp vệ sinh.
- Theo “ Tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn. TCXDVN 261 : 2001 ”. Các loại chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm: Rác thải gia đình; Rác thải chợ, đường phố; Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây; Tro, củi gỗ mục, vãi, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm); Rác thải từ văn phòng khách sạn, nhà hàng ăn uống; Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp… phế thải nhựa tổng hợp; Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải và tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu.
- Kinh nghiệm thu gom và xử lý chất thải tại các thôn, xã trên địa bàn thị xã Hương Thủy và điều kiện kinh tế tại địa phương.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên môn từ trung ương đến địa phương và điều kiện thực tế về kinh tế và xã hội của địa phương các phương pháp xử lý chất thải sau được lựa chọn:
- Đốt thủ công kết hợp với chôn lấp
- Chôn lấp hợp vệ sinh
- Phương pháp liên hợp xử lý (tái chế, tái sử dụng, chế biến phân compost) và chôn lấp hợp vệ sinh.
3.2.3. Khái quát về khu xử lý chất thải tập trung tại thị xã Hương Thủy
3.2.3.2. Các số liệu quy hoạch
• Loại hình : Chôn lấp hợp vệ sinh
• Thời hạn sử dụng : 15 – 20 năm
• Diện tích quy hoạch : 20ha
• Các hạng mục công trình của khu xử lý bao gồm :
Ô chôn lấp
Xử lý nước rỉ rác
Khu vực hành chính
Trạm biến áp
Khác
3.3. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
3.3.2. Mô hình hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn [5]
Hình 3.2.Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý rác tại thị xã Hương Thủy
3.5. Tổ chức thực hiện và quản lý hệ thống [5]
Sơ đồ tổ chức, quản lý hệ thống thu gom và xử lý rác thải như sau:
Hình 3.3. Sơ đồ khối mô hình quản lý hệ thống
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HỢP VỆ SINH CHO THỊ XÃ
HƯƠNG THỦY GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 2030
4.2. Thiết kế bãi chôn lấp
4.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
Theo tính toán ban đầu, thì lượng chất thải rắn được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh vào năm 2011 là 28004 tấn/năm, năm 2030 là 38796 tấn/năm. Ta tính được lượng rác được chôn lấp là:
Giai đoạn
1
2
Tổng lượng rác (tấn)
288400.6
323641.6
Lựa chọn bãi chôn lấp:
- Bãi chôn lấp được lựa chọn tại thị xã Hương Thủy là bãi chôn lấp theo phương pháp “ nữa nổi nữa chim ”. Vì địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh thị xã Hương Thủy gồm hai khu vực đồi núi và khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp có độ dốc rất phù hợp để áp dụng phương pháp chôn lấp này.
- Lượng chất thải rắn phát sinh lớn nhất là 38796.12 tấn/năm > 20000 tấn/năm (TCVN 261 – 2001) nên bãi chôn lấp có quy mô “ vừa ”.
Bảng 4.1. Các thông số lựa chọn để xây dựng BCL CTR thị xã Hương Thủy
Các thông số
Độ dài (m)
Tiêu chuẩn 261-2001 (m)
Chiều cao bãi chôn lấp từ đáy đến đỉnh
7
Chiều dày của 1 lớp rác được nén
1
≥ 1
Chiều dày của 1 lớp đất phủ trung gian
0.2
0.15 ÷ 0.2
Số lớp rác
6
Hệ thống chống thấm của ô chôn lấp
Địa tầng khu vực là đất sét pha cát có lẫn đá tảng, hệ số thấm K > 107 cm/s (bề dày lớp sét nhỏ hơn 2m) nên ta chọn cấu tạo lớp lót kép gồm:
Cấu tạo các lớp
Độ dày (m)
TCVN (m)
a. Lớp lót đáy chống thấm ô chôn lấp
- Lớp sét chống thấm
- Lớp chống thấm bằng HPDE
- Lớp vải địa chất thứ nhất
- Lớp cát đệm
- Lớp sỏi + đường ống
- Lớp vải địa chất thứ hai
- Lớp đất bảo vệ
0.6
0.015
0.2
0.2
0.3
> 0.6
0.2÷0.3
b. Lớp phủ trên cùng
- Lớp đất
- Lớp chống thấm HPDE
- Lớp vải địa chất
- Lớp cát thoát nước
- Lớp đất trồng cỏ
0.6
0.015
4.2.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp
Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả tính toán bãi chôn lấp theo các giai đoạn
Đơn vị
Giai đoạn 1
(2011 – 2015)
Giai đoạn 2 2021 –2030)
Tổng cộng
Lượng rác đem chôn
Tấn
288401
323642
612042
Thể tích rác sau khi đầm nén
m3
320445
359601
680046
Số lượng ô chôn lấp
Ô
4
4
8
Lượng đất phủ bề mặt
m3
64089
71920
136009
Tổng diện tích ô chôn lấp
m2
54933
61646
116939
Kích thước ô chôn lấp
m
85 ×160 ×7
96 ×160 ×7
Vậy tổng thể tích chôn lấp cho cả 2 giai đoạn là:
S1 = 116639 (m2) ≈ 120000 (m2) = 12 (ha)
Diện tích bãi chôn lấp S = S1 + S2 bao gồm cả khu chôn lấp 12ha chiếm 75% diện tích và 25% diện tích đất phục vụ cho xây dựng đường giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải, trồng cây…. (S2)
S2 = 12*25/75 = 4 (ha)
Vậy tổng diện tích bãi chôn lấp là:
S = S1 + S2 = 11 + 4 = 16 (ha) < 20ha ( số liệu quy hoạch)
Do vậy diện tích thực tế của bãi chôn lấp là :20ha
4.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp [4]
4.3.1. Hệ thống đê bao, độ dốc, mái dốc taluy đào các ô chôn lấp
a. Độ dốc ô và mái dốc taluy đào các ô chôn lấp
Để đảm bảo nước rác có thể tự chảy được tới các hố thu nước rác tập trung thì các ÔCL cần phải có độ dốc hợp lý (nhỏ nhất là 1%), có thể lựa chọn như sau: Độ dốc ngang đáy ô: 1% và độ dốc dọc theo đáy ô: 1%
Hình 4.1. Độ dốc đáy ô chôn lấp
b. Độ dốc đê bao
Ngăn cách các ô là đê bao bằng đất sét, có khả năng không thấm nước cao và phải được đầm chặt. Đê được đắp cao tuỳ theo thiết kế mỗi ô chôn, độ dốc mái đê
m = a : b = 1 : 1, mặt đê rộng 4 m.
Hình 4.2. Kích thước đê bao bên ngoài ô chôn lấp
Chọn công nghệ chôn lấp nửa chìm nửa nổi. Ví dụ, tính toán chiều cao đê bao, chiều cao của bề mặt ô so với mặt đê cho ô số 1 như sau:
- Lấy chiều cao chôn rác nằm dưới mặt đất là 3 m, như vậy chiều cao của ta luy đào là 3 m.
- Chọn độ dốc lớp phủ trên cùng i = 3%, chiều rộng của ô số 1 là B = 45 m. Do đó, chiều cao của bề mặt ô so với mặt đê là : (45/2) ×3% = 0.675m ;
Như vậy, chiều cao của đê bao là: hd = 7 - 3 – 0.675 = 3.325 m. Tương tự ta tính cho các ô tiếp theo.
4.3.2. Hệ thống chống thấm của ô chôn lấp
Để hạn chế sự gây ô nhiễm của nước rác tới nước ngầm, nước mặt trong khu vực trong và ngoài bãi rác, nơi mà nước rác chảy qua thì toàn bộ BCL rác được chống thấm thành và đáy bãi, đồng thời dưới đáy bãi có hệ thống thu gom nước rác.
* Hệ thống chống thấm đáy và thành bãi (theo TCXDVN 261:2001)
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa chất của vùng mà có thể thêm hoặc bớt các lớp chống thấm.Thiết kế lớp chống thấm đáy bãi như sau:
Trên cùng là lớp cát thô dày 20 cm
Tiếp đến là lớp đá dăm 3 × 4 dày 30 cm.
Dưới đó là màng chống thấm bằng HDPE dày 1mm, có khả năng chịu ăn mòn, nhiệt và nén tốt.
Dưới cùng là lớp đất sét nén dày 60 cm.
(Cấu tạo lớp phủ trên cùng theo theo bản vẽ chi tiết)
* Lớp phủ trên cùng
Để hạn chế sự thấm nước bề mặt xuống ÔCL thì lớp trên cùng của mỗi ô cần có lớp lót gồm các thành phần sau:
Trên cùng là lớp đất tự nhiên trồng cây dày 60 cm.
Giữa là lớp sỏi hay cát thoát nước dày 20 cm.
Dưới cùng là lớp đất sét nén dày 60 cm.
(Cấu tạo lớp phủ trên cùng theo theo bản vẽ chi tiết)
4.3.3. Hệ thống thu gom nước rỉ rác
4.3.3.1. Tính toán lưu lượng nước rác
b. Tính toán lưu lượng nước rác:
Lưu lượng nước rác hình thành được tính như sau:
Vậy lưu lượng nước rác tạo thành:
Qm = 76,80(0,6 – 0,3) + [14.1x10-6(1–0,15) – 5x10-6] x 61646.017= 77.23 (m3/ngđ)
Dựa vào số liệu này ta chọn các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước rác có công suất dự kiến là 80 m3/ngđ.
c. Hệ thống ống thu gom nước rác [4], [5]
* Hệ thống ống thu gom nước rác.(theo TCXDVN 261:2001)
Ống thu gom nước rác trong ô chôn lấp được đặt trên lớp HDPE, dưới lớp đá dăm để không cho rác tiếp xúc trực tiếp với đường ống. Các đường ống phải được làm thẳng, chiều dài theo TCXDVN 261: 2001 và có độ dốc không nhỏ hơn 1%. Nước rác được thu gom về hố thu nước rác tập trung và chảy về hồ xử lý nước thải. Tại đây nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn và thải ra ngoài môi trường. Đường kính tối thiểu của ống thu nước rác là 150 mm. Nước rác từ các tuyến nhánh đổ về tuyến chính, độ dốc của tuyến chính bằng với độ dốc ngang của ô chôn lấp . Từ tuyến chính nước được dẫn về ô tập trung ở đầu ô.
* Thiết kế hệ thống ống thu gom nước rác
Tuyến chính
+ Đường kính ống tập trung: d = 200 mm.
+ Độ dốc đặt ống: i = 1%.
Tuyến nhánh
+ Đường kính ống nhánh: d = 150 mm.
+ Độ dốc đặt ống: i = 1%. Khu vực gần ống chính (cách 01m) có độ dốc 3%
+ Ống được đục lỗ với đường kính 20 mm trên suốt chiều dài ống với tỷ lệ lỗ chiếm 15 % (quy phạm từ 10 - 15%), diện tích bề mặt ống.
Cấu tạo ống thu nước rác xem ở bản vẽ chi tiết.
Các ống thu nước rác được chọn là ống nhựa, có độ bền hoá học và cơ học đảm bảo trong suốt thời gian vận hành bãi. Ở những vị trí giao nhau giữa ống chính và ống nhánh, giữa ống chính với đường ống dẫn nước rác về hồ chứa, ta xây dựng các hố ga để phòng tránh sự tắc nghẽn ống. Hố ga được xây bằng bê tông, kích thước : 800mm × 800mm × 800mm.
Hình 4.4. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước
Hình 4.5. Sơ đồ bố trí hố ga và hố thu nước rác
* Dây chuyền công nghệ xử lý nước rỉ rác
● Tính toán các công trình xử lý
Hồ kị khí
Chọn thời gian nước lưu lại trong hồ : t = 10 ngày, t = (1-20 ngày)
Chọn chiều cao của hồ : h = 3m ( h = 2 – 5m)
Thể tích hồ kị khí: W = Q x t =80 x 10 = 800m3
Trong đó: Q : lưu lượng nước rác, Q = 800m3/ngđ
t: thời gian nước lưu trong hồ (ngày)
chọn số hồ là 2 hồ
Diện tích hồ : F = W/h = 800/2x3 = 133,33
Kích thước hồ: F = 18m x 9m.
Hiệu suất xử lý ở hồ kị khí :
- EBOD = 50 ÷ 80%, chọn E = 60%, vậy hàm lượng BOD ra khỏi hồ kị khí là
0,4 x 10000 = 4000mg/l ( chưa đạt tiêu chuẩn)
- ECOD = 55÷ 65%, chọn E = 65%, vậy hàm lượng COD ra khỏi hồ kị khí là
0,35 x 18000 = 6300mg/l ( chưa đạt tiêu chuẩn)
- ESS = 50÷ 70%, chọn E = 70%, vậy hàm lượng SS ra khỏi hồ kị khí còn lại
0,3 x 2000 = 600mg/l ( chưa đạt tiêu chuẩn)
Hồ tùy tiện
Chọn thời gian nước lưu trong hồ là 10 ngày (t = 7 ÷ 50 ngày)
Chọn chiều sâu đáy hồ h = 2m, (h = 1,5 ÷ 4m), chiều cao bảo bệ: 0,5m
Thể tích của hồ : W = 80 x 10 = 800m3
Chọn số hồ là 2 hồ
Diện tích của hồ : F = 800/2x2 = 200m2
Kích thước hồ : L x B = 20m x 10m.
Hiệu xuất xử lý ở hồ tùy tiện:
- EBOD = 80 – 90%, chọn E = 90%, vậy hàm lượng BOD ra khỏi hồ tùy tiện là 0,1x4000 = 400mg/l (chưa đạt tiêu chuẩn)
- ECOD = 90%, vậy hàm lượng COD sau khi ra khỏi hồ tùy tiện là
0,1x6300 = 630mg/l ( chưa đạt tiêu chuẩn)
- ESS = 60%, hàm lượng SS ra khỏi hồ là 0,4 x 600 = 240mg/l
(chưa đạt tiêu chuẩn).
Hồ hiếu khí
Chọn thời gian lưu trong hồ t = 10 ngày ( t = 3 ÷ 10 ngày)
Chọn chiều sâu của hồ h = 1m
Thể tích hồ hiếu khí : W = Q x t = 80 x 10 = 800m3
Chọn số hồ là 2 hồ
Diện tích hồ : F = 800/2 = 400m2
Kích thước hồ: L x B = 26m x 15m
Hiệu xuất xử lý của hồ hiếu khí:
- EBOD = 80%, hàm lượng BOD ra khỏi hồ hiếu khí: 0,2x400 = 80mg/l
( chưa đạt tiêu chuẩn).
- ECOD = 80%, hàm lượng COD ra khỏi hồ: 0,2x630 = 126 mg/l
(đạt tiêu chuẩn)
- ESS = 40%, hàm lượng SS ra khỏi hồ: 0,6x240 = 144mg/l ( chưa đạt tiêu chuẩn).
Hồ ổn định
Chọn thời gian nước lưu trong hồ t = 20 ngày
Chọn chiếu sâu hồ: h = 1,5m
Thể tích hồ ổn định: W = Q x t = 80 x 20 = 1600m3
Chọn số hồ là 2 hồ
Diện tích hồ : F = Q/h = 1600/2x1,5 = 533,33m2
Kích thước hồ : F = 40m x 14m.
Hiệu suất xử lý :
- EBOD = 40%, hàm lượng BOD ra khỏi hồ ổn định: 0,6x80 = 48mg/l
( đạt tiêu chuẩn).
- ECOD = 40%, hàm lượng COD ra khỏi hồ : 0,6 x 126 = 75,6 mg/l
( đạt tiêu chuẩn).
- ESS = 30%, hàm lượng SS ra khỏi hồ ổn định: 0,7 x 144 = 100mg/l
( đạt tiêu chuẩn).
4.3.4. Hệ thống thu gom khí rác
Bảng 4.8. Tính toán lượng khí phát sinh từng năm của 100 kg chất thải rắn đối với chất phân huỷ nhanh
Năm
Tính toán
lượng khí (m3)
0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
S1
S2 + S1
S3 + S2 + S1
S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
S5 + S4 + S3 + S2
S5 + S4 + S3
S5 + S4
S5
2,075
5,075
8.305
9,865
10,385
10,385
10,385
10,385
10,385
10,385
8,31
4,68
2,08
0,52
15
0
Tổng
103,85
Bảng 4.9. Bảng lượng khí phát sinh từng năm của 100kg chất thải rắn phân hủy chậm
Năm
Tính toán
Lượng khí (m3)
0
0
0
1
S1
0.042
2
S2 + S1
0.168
3
S3 + S2 + S1
0.378
4
S4 + S3 + S2 + S1
0.672
5
S5 + S4 + S3 + S2 + S1
1.05
6
S6 + S5 + S4 + S3 + S2 + S1
1.449
7
S7 + S6 + S5 + S4 + S3 + S2 + S1
1.806
8
S8 + S7 + S6 + S5 + S4 + S3 + S2 + S1
2.121
9
S9 + S8 + S7 + S6 + S5 + S4 + S3 + S2 + S1
2.394
10
S10 + S9 + S8 + S7 + S6 + S5 + S4 + S3 + S2 + S1
2.625
11
S11 + S10 + S9 + S8 + S7 + S6 + S5 + S4 + S3 + S2
2.772
12
S12 + S11 + S10 + S9 + S8 + S7 + S6 + S5 + S4 + S3
2.793
13
S13 + S12 + S11 + S10 + S9 + S8 + S7 + S6 + S5 + S4
2.688
14
S14 + S13 + S12 + S11 + S10 + S9 + S8 + S7 + S6 + S5
2.457
15
S15 + S14 + S13 + S12 + S11 + S10 + S9 + S8 + S7 + S6
2.1
16
S15 + S14 + S13 + S12 + S11 + S10 + S9 + S8 + S7
1.701
17
S15 + S14 + S13 + S12 + S11 + S10 + S9 + S8
1.344
18
S15 + S14 + S13 + S12 + S11 + S10 + S9
1.029
19
S15 + S14 + S13 + S12 + S11 + S10
0.756
20
S15 + S14 + S13 + S12 + S11
0.525
21
S15 + S14 + S13 + S12
0.336
22
S15 + S14 + S13
0.189
23
S15 + S14
0.084
24
S15
0.021
25
0
0
Tổng
31,5
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Hiệu quả của việc thiết kế xây dựng khu xử lý được đánh giá từ những mặt sau:
+ Lợi ích về môi trường
Ngăn ngừa ảnh hưởng của rác thải tới môi trường xung quanh
Góp phần cải thiện đáng kể môi trường đô thị, môi trường sống và lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, góp phần BVMT và ổn định hệ sinh thái, góp phần xây dựng thị xã Hương Thủ theo (tiêu chí) bền vững “ Xanh – sạch – đẹp ”
+ Lợi ích về xã hội
Xây dựng khu xử lý CTR nhằm khắc phục tình trạng ứ đọng phần rác trong Thị xã , BVMT sống của dân cư đô thị, làm cho Thị xã văn minh, sạch đẹp và có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với chính sách mở cửa hiện nay.
Tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm BVMT cho các nhà doanh nghiệp, công đồng dân cư.
+ Lợi ích về kinh tế
Việc đầu tư cho quản lý CTR của Thị xã là việc làm cấp thiết mà bất cứ nước nào trên thế giới cũng phải đầu tư bằng nguồn vốn phúc lợi cộng đồng để làm dù biết thường chỉ có lỗ không có lãi. Hiệu quả vô giá nhất là BVMT sống và bảo vệ sức khỏe người dân trong Thị xã, hạn chế các dịch bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trường gây ra.
Tận dụng các phế thải và tái chế rác thải hữu cơ thành phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất, tạo thêm chi phí về VSMT cho ngân sách, góp phần giảm nguồn chi vốn ngân sách về công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên việc xây dựng khu xử lý CTR tại Thị xã cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường như: suy giảm chất lượng nguồn nước, không khí, hạ tầng cơ sở, đời sống của nhân dân xung quanh, các ảnh hưởng đó là không tránh khỏi, song các biện pháp khống chế kiểm soát ô nhiễm đã được đề xuất và sẽ đảm bảo chất lượng môi trường khu vực trong giới hạn an toàn.
5.2. Kiến nghị
- Cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý chất thải trong cộng đồng bằng cách đưa ra những thông tin về tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ của người dân cũng như các lợi ích mang lại trong công tác bảo vệ môi trường.
- Cần sớm nâng cấp và mở rộng mạng lưới thu gom rác thải trên địa bàn TP. Thay đổi dần các phương tiện thu gom thủ công, cơ giới hoá trong việc thu gom và vận chuyển rác. Đặt hệ thống thu gom rác thải bằng các thùng nhựa có nắp đậy thay thế các loại giỏ tre, bao nilon, hộp giấy....
- Từng bước triển khai việc phân loại rác tại nguồn góp phần giảm chi phí trong khâu phân loại và xử lý, đặc biệt là chất thải hữu cơ.
- Tăng cường công tác bảo hộ lao động, nâng cao kỹ năng làm việc cho công nhân, đồng thời thực hiện các biện pháp kêu gọi vốn đầu tư trang bị các thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý và xử lý chất thải.
- Xử lý và hủy bỏ chất thải nguy hại thường tổn phí hơn hủy bỏ CTR thông thường rất nhiều lần. Vì vậy trước khi xử lý và hủy bỏ cần phải tiến hành phân loại và chọn lọc để tách bớt các chất thải nguy hại có thể tái sử dụng hoặc tái sinh làm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, để giảm bớt lượng chất thải nguy hại cần xử lý và hủy bỏ triệt để.
- Đối với dự án xây dựng khu xử lý CTR cần có sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý môi trường địa phương trong quá trình thiết kế chi tiết và lắp đặt các hệ thống xử lý không khí, mùi hôi và nước rỉ rác nhằm đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước Việt Nam.
- Phải có chương trình giám sát chất lượng khu vực BCL khi hoạt động và sau khi đóng cửa để xem xét hiệu quả các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để kịp thời hiệu chỉnh, sửa chữa bổ sung nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của BCL.