Thiết kế, chế tạo mô hình điều khiển gương chiếu hậu tự động điều khiển ghế điện

Mô hình đáp ứng được về các y êu cầu kỹ thuật, tính sư phạm, tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được nhiều chức năng như là: phục vụ thiết thực trong công tác giảng dạy hay sử dụng tốt cho việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống gương chiếu hậu tự động các ô tô du lịch đời mới hiện nay . Vì vậy đây là cơ sở để đáp ứng cho nhu c ầu đ ào tạo của nhà trư ờng cũng như nhu cầu của xã hội.

pdf69 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5604 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế, chế tạo mô hình điều khiển gương chiếu hậu tự động điều khiển ghế điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................. 14 1.2. Sơ lược về hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động của xe Chevrolet Cruze ................................................................................................ 19 Chương II: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG CHIẾU HẬU TRÊN SA BÀN 2.1 Cấu tạo mô hình .......................................................................................... 23 2.2 Các bộ phận của mô hình ............................................................................ 24 2.3 Sơ đồ đấu dây .............................................................................................. 29 2.4 Cách sử dụng mô hình ................................................................................ 30 2.5 Các bài thực hành ........................................................................................ 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 8 PHẦN 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN 1.1 Chức năng , yêu cầu..................................................................................... 44 1.2 Hệ thống điều khiển ghế điện ..................................................................... 44 CHƯƠNG II:HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN 2.1 Cấu tạo mô hình .......................................................................................... 48 2.2 Các bộ phận của mô hình ............................................................................ 49 2.3 Sơ đồ đấu dây .............................................................................................. 52 2.4 Cách sử dụng mô hình ................................................................................ 54 2.5 Các bài thực hành ........................................................................................ 55 PHẦN C: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 9 PHẦN A MỞ ĐẦU TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 10 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngay từ khi mới ra đời hệ thống điện tử chưa được sử dụng phổ biến rộng rãi trên ô tô tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao của con người về ô tô như: tiết k iệm nhiên liệu nhất, hạn chế việc ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người trong xe khi xe đang chạy…với những yêu cầu thiết thực đó các nhà chế tạo ô tô đã đưa hệ thống điện tử vào và nó ngày càng phổ biến trên các xe ngày nay. Với việc sử dụng hệ thống điện tử trên xe đòi hỏi người sinh viên không những có kiến thức cơ bản về chúng mà còn phải biết cách kiểm tra để xem chúng còn hoạt động tốt hay không. Xuất phát từ nhu cầu đó nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “ THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH ĐIỀU K HIỂN GƯƠNG CHIẾU HẬU TỰ ĐỘNG , ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN” với mong muốn tạo ra một sản phẩm áp dụng vào giảng dạy. Mô hình sẽ giúp cho sinh viên có một cái nhìn trực quan, hiểu rõ nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, hơ n hết là từ việc nắm vững những kiến thức chuyên môn, người học có thể tự chẩn đoán, sửa chữa mọi hư hỏng liên quan đến các hệ thống này. 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Để chế tạo mô hình hoàn chỉnh đòi hỏi có rất nhiều thời gian, kinh phí cũng như kiến thức, …. Vì t hế, đề tài chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: * Thiết kế và chế tạo mô hình điều khiển gương chiếu hậu tự động thu gọn trên ô tô. * Viết tài liệu tham khảo và mô hình thực hành cho sinh viên . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 11 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: a.Mục tiêu: Xây dựng một tài liệu và mô hình tham khảo cho sinh viên. Sinh viên có điều kiện quan sát mô hình một cách trực quan, dễ cảm nhận được hình dạng và nguyên lý làm việc của hệ thống. b. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Nghiên cứu hệ thống điện điều khiển gương chiếu hậu tự động.  Thiết kế, chế tạo mô hình điều khiển gương chiếu hậu tự động  Thiết kế, biên soạn tài liệu và mô hình tham khảo cho sinh viên. 4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của gương chiếu hậu tự động bao gồm mô tơ gương chiếu hậu của xe Chevrolet Cruze, rơle chỉnh tròng 14 chân, công tắc chỉnh tròng. Trên cơ sở đó nghiên cứu và thiết kế mô hình điều khiển gương chiếu hậu tự động trên ô tô. Đối tượng nghiên cứu của ghế điện bao gồm các mô tơ điều khiển ghế của xe Toyota, công tắc điều khiển ghế 12 chân. Trên cơ sở đó nghiên cứu và t hiết kế mô hình điều khiển ghế điện trên ô tô. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Kết hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp chủ yếu như:  Nghiên cứu lý thuyết hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động , ghế điện.  Nghiên cứu sơ đồ mạch điện của hệ thống điện điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện ..  Tham khảo tài liệu các mô hình giảng dạy hiện có tại Khoa Cơ khí Động Lực để cải tiến nội dung mô hình cho phù hợp hơn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 12  Thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè.  Quan sát và thực nghiệm các mô hình phục vụ cho giảng dạy. 6. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:  Tham khảo tài liệu.  Thiết kế chế tạo khung mô hình và lắp đặt thiết bị mô hình.  Thiết kế chế tạo sa bàn và cách bố trí các chi tiết trên sa bàn.  Thiết kế chế tạo các mạch điện điều khiển và cách bố trí đường dây.  Thiết kế chế tạo các chi tiết phụ.  Thiết kế các bài giảng cho mô hình.  Viết báo cáo. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 13 PHẦN B NỘI DUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 14 PHẦN 1: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG CHƯƠNG I GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG 1.1 Chức năng, yêu cầu, phân loại. 1.1.1. Chức năng: Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Thông thường, gương chiếu hậu được lắp ở hai bên thân xe và phần trên cùng của kính chắn gió. Nhiệm vụ gương chiếu hậu là một thiết bị an toàn thiết yếu của ôtô giúp người lái xe quan sát phía sau đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông. 1.1.2. Yêu cầu: Hệ thống điều khiển gương điện có những yêu cầu sau: - Có kết cấu nhỏ gọn điều khiển dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa - Có tầm nhìn rộng hạn chế những điểm mù. - Điều khiển tự động - Có khả năng tự gập hoặc gập bằng tay 1.1.3. Phân loại: * Theo vị trí lắp đặt gương chiếu hậu chia làm hai loại: + Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió: Đây là loại gương chiếu hậu kiểu cũ tuy nhiên vẫn được sử dụng và rất cần thiết đối với lái xe có thể giúp lái xe quan sát trong khoang xe phía sau và giúp quan sát điều khiển xe được tốt hơn khi thực hiện lùi xe tránh va vào vậ t cản phía sau khó quan sát trong điểm mù. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 15 Hình 1.1: Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió + Gương chiếu hậu hai bên thân xe (gương chiếu hậu ngoài): Khi giao thông trên đường ngày càng trở nên đông đúc, người lái xe bắt đầu thấy được sự bất tiện của gương chiếu hậu kiểu cũ. Có rất nhiều điểm ở phía sau không nhìn thấy được, nhất là ở hai bên, khi gương được lắp ở trong xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió thường xuyên bị mất tác dụng bới người ngồi sau hay khi xe chở hàng hóa. Vì thế, các nhà sản xuất ôtô bắt đầu nghiên cứu chế tạo và ứng dụng loại gương chiếu hậu cho phép lái xe có tầm nhìn rộng hơn. Loại gương chiếu hậu mới được ra đời có tên gọi Wingmirror (gương chiếu hậu hai bên thân xe). Ngày nay, bất cứ một chiếc xe hơi nào cũng được trang bị loại gương chiếu hậu này. Gương chiếu hậu hai bên thân xe được lắp đặt ở bên ngoài nên có thể trợ giúp cho người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu thân xe còn cho phép điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất, phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 16 Hình 1.2: Gương chiếu hậu hai bên thân xe * Theo phương pháp điều khiển: + Gương chiếu hậu điều khiển bằng tay: Hiện nay gương chiếu hậu điều khiển bằng tay vẫn được sử dụng rấ t phổ biến và rộng dãi chủ yếu sử dụng trên các xe tải, xe bus, xe đầu kéo và một số xe con đời cũ. + Gương chiếu hậu điều khiển điện: Việc ứng dụng gương chiếu hậu lắp bên ngoài xe đem đến cho người lái tầm quan sát tốt hơn. Tuy nhiên, trước kia, để điều chỉnh góc chiếu và gập gương lại khi đỗ xe, người lái đều phải thao tác bằng tay rất bất tiện. Gương chiếu hậu điều khiển điện ra đời đã khắc phục nhược điểm đó. Lái xe chỉ việc ngồi trong xe, điều khiển góc chiếu của gương và gập gương chỉ bằng một nút bấm. Một mạch điện được nối từ nút bấm tới môtơ, điều khiển gương theo nhiều hướng khác nhau. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 17 Hình 1.3: Gương chiếu hậu điều khiển điện * Theo chức năng: + Gương chống chói: Khi lái xe vào ban đêm, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ an toàn là gương chiếu hậu bị chói khi có xe đi phía sau rọi đèn pha. Gương chống chói chính là giải pháp nâng cao độ an toàn. Khác với các loại gương chiếu hậu thông thường chỉ có một lớp kính, gương chống chói bao gồm hai lớp, trong đó lớp ngoài trong suốt và lớp bên trong được tráng chất phản xạ như các loại gương bình thường. Giữa hai lớp kính này có một chất gien từ tính có thể đổi màu dưới tác động của xung điện. Các cảm biến và bộ điều khiển trung tâm sẽ kiểm soát độ mờ và chống chói cho gương. + Gương chiếu hậu tích hợp màn hình: Một thực tế cho thấy, dù rất hữu ích nhưng gương chiếu hậu vẫn tồn tại những điểm mù, tức là những điểm mà lái xe không thể nhìn thấy được qua gương. Khi công nghệ phát triển, người ta ứng dụng các thiết bị camera gắn phía sau xe để khắc phục nhược điểm đó. Gương chiếu hậu trong, ngoài nhiệm vụ truyền thống còn được tích hợp màn hình. Tín hiệu hình ảnh sẽ được truyền trực tiếp lên màn hình trên gương chiếu hậu. Ở một số loại xe, bạn chỉ cần gài số lùi, màn hình lập tức hiển thị lên gương chiếu hậu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 18 Hình 1.4:Gương chiếu hậu tích hợp màn hình + Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth: Không chỉ giúp cho các lái xe có thể quan sát xung quanh khi điều khiển xe ôtô mà gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth còn cho phép người lái dễ dàng đàm thoại điện thoại giúp an toàn hơn trong việc điều khiển xe. Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động bluetooth có đầy đủ những tính năng của chiếc điện thoại di động như hiển thị số điện thoại gọi đến, từ chối lịch sự cuộc gọi đến, báo số bằng giọng nói, nhạc chuông khi có điện thoại gọi đến... Bộ đàm thoại kết nối Bluetooth gắn trên gương hỗ trợ tất cả các loại điện thoại di động có chức năng Bluetooth. Hình 1.5: Gương chiếu hậu tích hợp công nghệ di động Bluetooth TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 19 + Gương chiếu hậu tích hợp GPS: Với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) MirrorPilot gắn vào gương chiếu hậu, việc quan sát màn hình hiển thị thông tin dẫn đường sẽ thuận tiện hơn nhiều. Thiết vị dẫn đường sử dụng hệ thống GPS tích hợp trên gương chiếu hậu sẽ cung cấp thông tin như khi lắp trên táp lô, đồng thời giúp mắt người lái không phải nhìn xuống mà vẫn nhìn đường phía trước. Khoa học công nghệ càng phát triển, chiếc gương chiếu hậu không chỉ đơn thuần là chiếc gương chiếu hậu nữa. Người ta tích hợp ngày càng nhiều các chức năng như la bàn, đồng hồ đo nhiệt độ, cảnh báo an toàn giao thông vào gương chiếu hậu... Tất cả đều nhằm đem đến tiện ích, sự an toàn cũng như sự quan sát tốt nhất cho người lái. Đó chính là nền tảng cho việc phát triển, tích hợp công nghệ trên gương xe sau này. 1.2. Sơ lược về hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động của xe Chevrolet Cruze: 1.2.1. Cấu tạo tổng quát: 1.2.1.1. Gương chiếu hậu: Gương chiếu hậu hai bên thân xe được lắp đặt ở bên ngoài nên có thể trợ giúp cho người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu thân xe còn cho phép điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất, phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái. 1.2.1.2. Rơle điều khiển 14 chân: Rơle điều khiển dùng để điều khiển gương chiếu hậu gập ra, gập. Hình 1.6: Rơle điều khiển TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 20 1.2.1.3 Công tắc phụ, và công tắc chỉnh tròng: Hai công tắc này được lắp trên cánh cửa xe bên người lái. Giúp người lái điều chỉnh gương một cách thuận tiện nhất. Hình 1.7: Công tắc phụ Hình 1.8: Công tắc chỉnh tròng 1.2.1.3. Mô tơ điện: Mô tơ điện được lắp bên trong xe cũng là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu. Hình 1.9: Mô tơ điện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 21 1.2.2. Nguyên lý hoạt động: 1.2.2.1 Sơ đồ mạch điện: Hình 1.10: Mạch điều khiển gương chiếu hậu tự đ ộng 1.2.2.2. Nguyên lý hoạt động: * Khi chưa bật CTM dòng điện đi từ dương accu  cầu chì  9,10 rơle ĐK gương 1,2 mô tơ gập gương trái, phải 3,4 11,12  mass. Hai gương trái, phải gập vào. * Khi bật CTM dòng điện đi từ dương accu  cầu chì  CTM  2  3 rơle chính mass. Làm tiếp điểm rơle chính đóng lại. Lúc này có dòng dương accu  1  4 rơle chính  công tắc phụ  13 rơle ĐK gương qua cuộn dây  14  mass. Làm tất cả tiếp điểm của rơle ĐK gương bật sang vị trí bên kia. Vì vậy có dòng đi từ dương  9,10 5,6 mô tơ gương trái, phải  7,8 11,12 mass. Làm hai gương mở ra. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 22 * Khi tắt công tắc phụ dòng điện đi như chưa bật CTM gương gập vào nhưng xe vẫn hoạt động bình thường. * Khi CTCT ở vị trí LEFT : - Khi bật lên có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 7 mô tơ đi lên 3 4 mass. Chỉnh tròng lên hoạt động. - Khi bật xuống có dòng đi từ dươn g accu 1 CTCT 3 mô tơ đi xuống  7 4 mass. Chỉnh tròng xuống hoạt động. - Khi bật qua phải có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 3 mô tơ qua phải  6 4 mass. Chỉnh tròng qua phải hoạt động. - Khi bật qua trái có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 6 mô tơ qua trái 3 4 mass. Chỉnh tròng lên hoạt động. * Khi CTCT ở vị trí RIGHT : - Khi bật lên có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 5 mô tơ đi lên 3 4 mass. Chỉnh tròng lên hoạt động. - Khi bật xuống có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 3 mô tơ đi xuống  5 4 mass. Chỉnh tròng xuống hoạt động. - Khi bật qua phải có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 3 mô tơ qua phải  2 4 mass. Chỉnh tròng qua phải hoạt động. - Khi bật qua trái có dòng đi từ dương accu  1 CTCT 2 mô tơ qua trái 3 4 mass. Chỉnh tròng lên hoạt động. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 23 Chương II HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG TRÊN SA BÀN 2.1 CẤU TẠO MÔ HÌNH: Hình 2.1 : Cấu tạo mô hình 1. Công tắc máy 2. Accu 3. Cầu chì 4. Rơle chính 5. Rơle điều khiển 6. Công tắc phụ 7. Công tắc chỉnh tròng 8. Các công tắc pan 9. Các giắc kiểm tra 10. Các LED hiển thị 11. Gương chiếu hậu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 24 2.2 CÁC BỘ PHẬN CỦA MÔ HÌNH: 2.2.1. Công tắc máy: Hình 2.2: Công tắc máy 2.2.2. Accu: Accu dùng để cung cấp điện giúp cho xe khởi động và cung cấp toàn bộ hệ thống điện trên xe. Hình 2.3: Accu 2.2.3. Cầu chì: Cầu chì để bảo vệ cho hệ thống khi xảy ra cháy hay chập điện. Hình 2.4: Cầu chì TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 25 2.2.4. Rơle chính: Rơle chính dùng để bảo vệ công tắc máy. Hình 2.5: Rơle chính 2.2.5. Rơle điều khiển: Rơle điều khiển dùng để điều khiển gương chiếu hậu gập ra, gập vào và xoay tròng của gương trong các trường hợp lên, xuống, trái, phải. Hình 2.6: Rơle điều khiển TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 26 2.2.6 Công tắc phụ: Công tắc phụ để điều khiển gương khi xe vào đường hẹp. Khi tắt công tắc phụ thì hai gương chiếu hậu sẽ tự động gập vào mà không phải tắt công tắc máy. Hình 2.7: Công tắc phụ 2.2.7. Công tắc chỉnh tròng: Công tắc chỉnh tròng dùng để điều khiển tròng củ a gương qua trái, qua phải, lên, xuống phù hợp với người tài xế. Hình 2.8: Công tắc chỉnh tròng 2.2.8. Các công tắc pan: Công tắc pan dùng để ngắt một đoạn dây điện nào đó của hệ thóng để cho hệ thống đó không hoạt động. Từ đó giúp sinh viên kiểm tra và tìm ra lỗi của hệ thống. Hình 2.9: Công tắc pan TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 27 CT1: pan vị trí dương tới rơle điều khiển gương CT2: pan vị trí dương tới công tắc chỉnh tròng CT3: pan vị trí mass rơle điều khiển gương CT4: pan vị trí mô tơ gập gương phải CT5: pan vị trí mass công tắc chỉnh tròng CT6: pan vị trí mô tơ xoay tròng phải 2.2.9. Các giắc kiểm tra: Giắc kiểm tra trên sa bàn giúp cho việc kiểm tra nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Hình 2.10: Giắc kiểm tra công tắc phụ và công tắc chỉnh tròng Hình 2.11: Giắc kiểm tra mô tơ gương, accu, rơle chính TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 28 2.2.10. Các LED hiển thị: Khi bật các chế độ hoạt động thì LED sáng. Giúp cho việc nhận biết dễ dàng hơn. Hình 2.11: Các LED hiển thị 2.2.11. Gương chiếu hậu: Gương chiếu hậu giúp người tài xế quan sát phía sau một cách an toàn hơn. Hình 2.12: Gương chiếu hậu chỉnh điện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 29 2.3 SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY: 2.3.1. Sơ đồ đấu dây trên mô hình: Hình 2.13: Mạch điều khiển gương chiếu hậu tự động * Vị trí các chân: Hình 1.14: Chân rơle điều khiển gương Hình 1.15: Chân công tắc chỉnh tròng TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 30 2.4 CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH: 2.4.1. Yêu cầu khi sử dụng mô hình: * Trước hết, sinh viên được học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, chức năng của từng bộ phận trên mô hình trước khi thao tác trên mô hình. * Sinh viên phải nắm được sơ đồ tổng quát của mô hình. *Mô hình sử dụng nguồn điện một chiều 12-14V ( chú ý đấu dây vào accu phải đúng các cực ). * Trước khi vận hành cần kiểm tra điều kiện an toàn các mối nối, thứ tự điều khiển trên mô hình thật chính xác. 2.4.2. Các thao tác khi sử dụng mô hình: * Bật CTM sang vị trí ON thì hai gương phải mở và đèn led của rơle điều khiển phải sáng giống như trên hình. Hình 2.16: Gương chiếu hậu mở ra Hình 2.17: Led của rơle điều khiển sáng TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 31 * Khi CTM đang ở vị trí ON nhưng xe di chuyển vào đường hẹp ta có thể sử dụng công tắc phụ gập hai gương vào mà không phải tắt máy. Hình 2.18: CTP bật Hình 2.19: CTP sáng * Khi muốn chỉnh tròng trái hay phải ta sử dụng công tắc chỉnh tròng ở vị trí L hay R như hình vẽ. Sau đó ta ấn nút mũi tên chỉnh tròng cho phù hợp với người lái. Hình 2.20: CTCT phải Hình 2.21: CTCT trái TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 32 2.5 CÁC BÀI THỰC HÀNH: Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống gập gương tự động Số tiết Phiếu thực hành 1 Kiểm tra dương accu tới rơle điều khiển a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá t rị điện áp các chi tiết trên hệ thống gập gương tự động . - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 2.22: Sơ đồ gương bị pan CT 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 33 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 1 về vị trí OFF. Lúc này dòng dương Accu tới chân số 9,10 của rơ le điều khiển bị đứt. Nên gương sẽ không hoạt động. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ dương Accu tới các chân rơle điều khiển gương. - Kiểm tra cầu chì, rơle chính, công tắc phụ. - Kiểm tra dòng điện đi từ các chân rơle điều khiển gư ơng đến các mô tơ gập gương. - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 34 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống gập gương tự động Số tiết Phiếu thực hành 2 Kiểm tra dương accu tới CTCT a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống gập gương tự động . - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 2.23: Sơ đồ gương bị pan CT 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 35 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 2 về vị trí OFF. Lúc này dòng dương Accu qua rơle chính tới chân số 1 của công tắc chỉnh tròng bị đứt. Nên gương sẽ không hoạt động được ở các vị trí xoay tròng nhưng gập gương vẫn hoạt động bình thường. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ dương Accu đến công tắc chỉnh tròng và các mô tơ xoay tròng. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ dương Accu tới các chân công tắc chỉnh tròng. - Kiểm tra cầu chì, rơle chính . - Kiểm tra công tắc chỉnh tròng - Kiểm tra các mô tơ xoay tròng. - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không . Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra t hứ 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 36 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống gập gương tự động Số tiết Phiếu thực hành 3 Kiểm tra mass rơle điều khiển a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống gập gương tự động . - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 2.24: Sơ đồ gương bị pan CT 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 37 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 3 về vị trí OFF. Lúc này dòng mass của rơle điều khiển bị đứt. Nên gương sẽ không hoạt động. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ dương Accu tới các chân rơle điều khiển gương rồi về mass. - Kiểm tra cầu chì, rơle chính, công tắc phụ. - Kiểm tra dòng điện đi từ các chân rơle điều khiển gương đến các mô tơ gập gương. - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 4. . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 38 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống gập gương tự động Số tiết Phiếu thực hành 4 Kiểm tra mô tơ gập gương phải a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống gập gương tự động . - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 2.25: Sơ đồ gương bị pan CT 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 39 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 4 về vị trí OFF. Lúc này dòng dương Accu tới mô tơ gập gương phải bị đứt. Nên gương phải sẽ không gập vào hay mở ra được. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ rơle điều khiển gương tới mô tơ gập gương phải. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ các chân rơle điều khiển gương tới mô tơ gập gương phải . - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 40 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống gập gương tự động Số tiết Phiếu thực hành 5 Kiểm tra mass công tắc chỉnh tròng a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống gập gương tự động . - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 2.26: Sơ đồ gương bị pan CT 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 41 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 5 về vị trí OFF. Lúc này dòng mass Accu từ chân số 4 của công tắc chỉnh tròng tới mass bị đứt. Nên gương sẽ không hoạt động được ở các vị trí xoay tròng nhưng gập gương vẫn hoạt động bình thường. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ dương Accu đến công tắc chỉnh tròng và các mô tơ xoay tròng. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ dương Accu tới các chân công tắc chỉnh tròng. - Kiểm tra cầu chì, rơle chính. - Kiểm tra công tắc chỉnh tròng - Kiểm tra các mô tơ xoay tròng. - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 42 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống gập gương tự động Số tiết Phiếu thực hành 6 Kiểm tra xoay tròng phải a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống gập gương tự động . - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 2.27: Sơ đồ gương bị pan CT 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 43 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 6 về vị trí OFF. Lúc này dòng điện qua mô tơ xoay tròng phải bị đứt. Nên gương sẽ không hoạt động được ở các vị trí xoay tròng phải nhưng xoay tròng trái và gập gương vẫn hoạt động bình thường. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ công tắc chỉnh tròng đến và các mô tơ xoay tròng phải. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ công tắc chỉnh tròng đến và các mô tơ xoay tròng phải. - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì kết thúc bài kiểm tra. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 44 PHẦN 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN CHƯƠNG I GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN 1.1 CHỨC NĂNG, YÊU CẦU : 1.1.1. Chức năng: Ghế là phương tiện được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thống khác. Hệ thống điều khiên ghế ngồi có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người lái trong quá trình vận hành xe. Ghế có chức năng dịch chuyển theo chiều dọc về phía sau tới một vị trí định trước, để tạo khoảng trống cho người lái khi vào hoặc ra khỏi xe đồng thời điều chỉnh khoảng cách giữa người lái với vô lăng cho phù hợp. Chức năng dịch chuyển theo độ cao để điều chỉnh vị trí tương đối giữa người lái với vô lăng cho phù hợp với chiều cao người lái. Ngoài ra còn có các chức năng điều khiển tựa đầu, sưởi ấm (xứ lạnh)… để tạo sự thoải mái cho người lái 1.1.2. Yêu cầu Hệ thống điều khiển ghế điện có những yêu cầu sau: - Có kết cấu nhỏ gọn điều khiển dễ dàng ít phải chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa - Tạo sự thoải mái cho người ngồi . - Dễ tháo lắp sửa chữa. 1.2 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN 1.2.1. Các bộ phận chính: Bố trí chung: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 45 1.2.2. Các mô tơ điều khiển ghế 1.2.2.1. Mô tơ điều khiển độ cao Mô tơ điều khiển độ cao của ghế là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu thông thường. Khi hoạt động thì làm bánh vít quay làm trục vít quay theo và tịnh tiến nhờ đó ghế cũng tịnh tiến lên xuống tùy vào chiều quay của mô tơ . Nhờ sử dụng cơ cấu bánh vít - trục vít nên có khả năng tự hãm tốt tránh tác dụng ngược lại làm quay mô tơ do trọng lượng của ghế và người lái. Sự thay đổi chiều cao ghế sẽ tạo nên độ cao phù hợp với tương quan của người lái với chiều cao của vô lăng lái. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 46 1.2.2.2. Mô tơ điều khiển ghế theo chiều dọc Mô tơ điều ghế có cấu tạo như hình bên dưới, mô tơ điều khiển cũng là loại mô tơ điện dùng nam châm vĩnh cửu. Khác với cơ cấu trục vít bánh vít của mô tơ điều khiển độ cao ở trên ở đây trục vít không tịnh tiến mà chỉ quay tại chỗ. Khi trục vít quay làm êcu chuyền động tịnh tiên, ghế được bắt chặt vào êcu nên sẽ dịch chuyển theo chiều dọc. Sự thay đổi vị trí theo chiều dọc sẽ tạo ra khoảng cách phù hợp giữa người lái với vô lăng lái, đồng thời tạo khoảng trống thuận tiện cho người lái khi ra hay vào xe. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 47 1.2.2.3. Morto điều khiển bật ghế Khi mô tơ quay, thông qua bộ giảm tốc để tăng moment giúp thay đổi góc nghiêng của tựa lưng, tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi. 1.2.2.4. Công tăc điều khiển Cụm công tắc được bố trí bên trái ghế để điều khiển các chế độ hoạt động của ghế. Mô tơ Mô tơ Bộ phận giảm tốc Bộ phận giảm tốc TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 48 Chương II HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ TRÊN SA BÀN 2.1 CẤU TẠO MÔ HÌNH: Hình 2.1 : Cấu tạo mô hình 1. Công tắc máy 2. Accu 3. Cầu chì 4. Rơle chính 5. Công tắc điều khiển 6. Các công tắc pan 7. Các LED hiển thị 8. Các giắc kiểm tra TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 49 2.2 CÁC BỘ PHẬN CỦA MÔ HÌNH: 2.2.1. Công tắc máy: Hình 2.2: Công tắc máy 2.2.2. Accu: Accu dùng để cung cấp điện giúp cho xe khởi động và cung cấp toàn bộ hệ thống điện trên xe. Hình 2.3: Accu 2.2.3. Cầu chì: Cầu chì để bảo vệ cho hệ thống khi xảy ra cháy hay chập điện. Hình 2.4: Cầu chì TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 50 2.2.4. Rơle chính: Rơle chính dùng để bảo vệ công tắc máy. Hình 2.5: Rơle chính 2.2.5. Công tắc điều khiển: Công tắc điều khiển dùng để điều khiển các chế độ hoạt động của ghế. Hình 2.6: Công tắc ghế 2.2.6. Các công tắc pan: Hình 2.7: Công tắc pan CT1: pan vị trí dương tới công tắc điều khiển ghế CT2: pan vị trí mass tới công tắc điều khiển ghế CT3: pan tại vị trí mô tơ trượt CT4: pan tại vị trí mô tơ nâng hạ ghế sau CT5: pan tại vị trí mô tơ nâng hạ ghế trước CT6: pan tại vị trí mô tơ bật ghế TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 51 2.2.9. Các giắc kiểm tra: Giắc kiểm tra trên sa bàn giúp cho việc kiểm tra nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Hình 2.8: Giắc kiểm tra tại các mô tơ Hình 2.9: Giắc kiểm tra tại công tắc ghế Hình 2.10: Giắc kiểm tra tại rơle, công tắc máy và accu 2.2.10. Các LED hiển thị: Khi bật các chế độ hoạt động thì led sáng. Giúp cho việc nhận biết dễ dàng hơn. Hình 2.11: LED hiển thị tại các mô tơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 52 2.3 SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY: 2.3.1. Sơ đồ đấu dây trên mô hình: Hình 3.1: Hệ thống điều khiển ghế điện Vị trí các chân Hình 3.2: Các chân của công tắc điều khiển ghế điện TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 53 Hình 3.3: Bảng hoạt động của các công tắc ở các vị trí 2.3.2. Nguyên lý hoạt động: Khi chưa bật công tắc máy (CTM): Chân 11, 12 của công tắc điều khiển ghế đã được nối mass. Nhưng không có dòng điện tới công tắc ghế. Khi ta bật CTM: Dòng điện đi từ dương accucầu chìCTM23 của rơle  mass. Làm tiếp điểm rơle đóng lại. Lúc này có dòng từ dương a ccu cầu chì14 của rơle  9,10 của công tắc điều khiển ghế. Lúc này nếu : Công tắc trượt ghế: Vị trí LEFT: 1 nối với 10 và 2 nối với 12 ghế chuyển động về phía trước. Vị trí OFF: 1 nối với 2 và nối với 12 ghế dừng lại. Vị trí RIGHT: 1 nối với 12 và 2 nối với 10 ghế chuyển động về phía sau. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 54 Công tắc nâng hạ ghế sau: Vị trí UP: 3 nối với 10 và 4 nối vơi 12 ghế sau được nâng lên. Vị trí OFF: 3 nối với 4 và nối vơi 12 ghế sau dừng lại. Vị trí DOWN: 3 nối với 12 và 4 nối với 10 ghế sau được hạ xuống. Công tắc nâng hạ ghế trước: Vị trí UP: 5 nối với 9 và 6 nối vơi 11 ghế trước được nâng lên. Vị trí OFF: 5 nối với 6 và nối vơi 11 ghế trước dừng lại. Vị trí DOWN: 5 nối với 11 và 6 nối với 9 ghế trước được hạ xuống. Công tắc bật ghế: Vị trí LEFT: 7 nối với 9 và 8 nối với 11 ghế bật về phía trước. Vị trí OFF: 7 nối với 9 và nối với 11 ghế dừng lại. Vị trí RIGHT: 7 nối với 11 và 8 nối với 9 ghế bật về phía sau. 2.4 CÁCH SỬ DỤNG MÔ HÌNH: 2.4.1. Yêu cầu khi sử dụng mô hình: * Trước hết, sinh viên được học về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, chức năng của từng bộ phận trên mô hình trước khi thao tác trên mô hình. * Sinh viên phải nắm được sơ đồ tổng quát của mô hình. *Mô hình sử dụng nguồn điện một chiều 12-14V ( chú ý đấu dây vào accu phải đúng các cực ). * Trước khi vận hành cần kiểm tra điều kiện an toàn các mối nối, thứ tự điều khiển trên mô hình thật chính xác. 2.4.2. Các thao tác khi sử dụng mô hình: * CTM ở vị trí OFF thì không có mô tơ nào hoạt động. * Bật CTM sang vị trí ON vẫn không có mô tơ nào hoạt động. * Khi CTM đang ở vị trí ON lúc này ta bật công tắc điều khiển ghế ở chế độ nào thì chế độ đó sẽ hoạt động. * Chú ý khi bật công tắc nếu thấy mô tơ đã chạy hết hành trình (dừng lại) thì thả tay để công tắc trở về vị trí OFF để tránh cháy mô tơ. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 55 2.5 CÁC BÀI THỰC HÀNH: Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống điều khiển ghế điện Số tiết Phiếu thực hành 1 Kiểm tra dương accu tới công tắc điều khiển ghế a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống điều khiển ghế điện. - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 3.4: Sơ đồ ghế bị pan tại CT1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 56 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 1 về vị trí OFF. Lúc này dòng dương Accu qua rơle chính tới chân số 9,10 của công tắc điều khiển ghế bị đứt. Nên khi điều khiển ghế sẽ không hoạt động. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ dương Accu đến công tắc điều khiển ghế. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ dương Accu tới các chân của công tắc điều khiển ghế. - Kiểm tra cầu chì, CTM, rơle chính. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ chân số 4 của rơle tới chân số 9 và số 10 của công tác điều khiển ghế. Rồi kết luận bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 57 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống điều khiển ghế điện Số tiết Phiếu thực hành 2 Kiểm tra mass công tắc điều khiển ghế a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống điều khiển ghế điện. - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 3.5: Sơ đồ ghế bị pan tại CT2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 58 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 2 về vị trí OFF. Lúc này dòng mass của công điều khiển ghế bị đứt. Nên khi điều khiển ghế sẽ không hoạt động. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ âm Accu tới các chân 11,12 của công điều khiển ghế. - Sau khi kiểm tra xong kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 59 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống điều khiển ghế điện Số tiết Phiếu thực hành 3 Kiểm tra mô tơ điều khiển trượt a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống điều khiển ghế điện. - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 3.6: Sơ đồ ghế bị pan tại CT3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 60 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 3 về vị trí OFF. Ta tiến hành điều khiển từng mô tơ. Xác định được mô tơ trượt không hoạt động. Lúc này dòng điện từ Accu tới mô tơ trượt bị đứt. Nên mô tơ này sẽ không hoạt động. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ công tắc điều khiển ghế tới mô tơ trượt. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ các chân của công tắc điều khiển ghế tới mô tơ trượt. Khi chưa bật công tắc điều khiển mô tơ trượt thì từng cặp thông nhau. Khi bật công tắc điều khiển mô tơ trượt thì từng cặp chân sẽ không thông nhau nữa - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ chân 1 và 2 của mô tơ trượt. - Khi bật pan mà chưa bật công tắc điều khiển mô tơ trượt thì chân 1 và 2 của mô tơ trượt vẫn thông nhau. Nhưng khi bật công tắc điều khiển mô tơ trượt thì chân 1 và 2 của mô tơ trượt sẽ không thông nhau. Kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 61 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống điều khiển ghế điện Số tiết Phiếu thực hành 4 Kiểm tra mô tơ nâng hạ ghế sau a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống điều khiển ghế điện. - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 3.7: Sơ đồ ghế bị pan tại CT4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 62 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 4 về vị trí OFF. Ta tiến hành điều khiển từng mô tơ. Xác định được mô tơ nâng hạ ghế sau không hoạt động. Lúc này dòng điện từ Accu tới mô tơ nâng hạ ghế sau bị đứt. Nên mô tơ này sẽ không hoạt động. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ công tắc điều khiển ghế tới mô tơ nâng hạ ghế sau. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ các chân của công tắc điều khiển ghế tới mô tơ nâng hạ ghế sau . Khi chưa bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế sau thì từng cặp chân thông nhau. Khi bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế sau thì từng cặp chân sẽ không thông nhau nữa - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ chân 1 và 2 của mô tơ nâng hạ ghế sau. Khi bật pan mà chưa bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế sau thì chân 1 và 2 của mô tơ nâng hạ ghế sau vẫn thông nhau. Nhưng khi bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế sau thì chân 1 và 2 của mô tơ nâng hạ ghế sau sẽ không thông nhau. Kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 63 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống điều khiển ghế điện Số tiết Phiếu thực hành 5 Kiểm tra mô tơ nâng hạ ghế trước a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống điều khiển ghế điện. - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 3.5: Sơ đồ ghế bị pan tại CT5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 64 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 5 về vị trí OFF. Ta tiến hành điều khiển từng mô tơ. Xác định được mô tơ nâng hạ ghế trước không hoạt động. Lúc này dòng điện từ Accu tới mô tơ nâng hạ ghế trước bị đứt. Nên mô tơ này sẽ không hoạt động. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ công tắc điều khiển ghế tới mô tơ nâng hạ ghế trước. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ các chân của công tắc điều khiển ghế tới mô tơ nâng hạ ghế trước . Khi chưa bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế trước thì từng cặp chân thông nhau. Khi bật công tắc điều khiể n mô tơ nâng hạ ghế trước thì từng cặp chân sẽ không thông nhau nữa. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ chân 1 và 2 của mô tơ nâng hạ ghế trước. Khi bật pan mà chưa bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế trước thì chân 1 và 2 của m ô tơ nâng hạ ghế trước vẫn thông nhau. Nhưng khi bật công tắc điều khiển mô tơ nâng hạ ghế trước thì chân 1 và 2 của mô tơ nâng hạ ghế trước sẽ không thông nhau. Kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì qua bài kiểm tra thứ 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 65 Trường ĐHSPKT Khoa cơ khí động lực Bộ môn Điện ô tô Tên mô đun Thực hành hệ thống điều khiển ghế điện Số tiết Phiếu thực hành 6 Kiểm tra mô tơ bật ghế a. Mục đích: - Luyện tập cho học viên phương pháp kiểm tra giá trị điện áp các chi tiết trên hệ thống điều khiển ghế điện. - Xác đinh được giá trị điện áp ở các cực của mô tơ. b. An toàn: - Không được mắc sai các cực của accu. - Sử dụng đồng hồ đo phải đúng các thang đo cần đo. c. Chuẩn bị: - Đồng hồ Vôn kế. - Chỉnh Vôn kế ở thang đo V-DC. - Điện áp accu phải đủ 12V. d. Các bước tiến hành: * Sơ đồ mạch điện bị pan: Hình 3.8: Sơ đồ ghế bị pan tại CT6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 66 * Các bước thực hành bài kiểm tra: - Ta bật công tắc pan 6 về vị trí OFF. Ta tiến hành điều khiển từng mô tơ. Xác định được mô tơ bật ghế không hoạt động. Lúc này dòng điện từ Accu tới mô tơ bật ghế bị đứt. Nên mô tơ này sẽ không hoạt động. Nên ta chỉ cần kiểm tra từ công tắc điều khiển ghế tới mô tơ bật ghế. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ các chân của công tắc điều khiển ghế tới mô tơ bật ghế. Khi chưa bật công tắc điều khiển mô tơ bật ghế thì từng cặp thông nhau. Khi bật công tắc điều khiển mô tơ bật ghế thì từng cặp chân sẽ không thông nhau nữa. - Dùng đồng hồ Vôn kế đo điện áp hay đo thông mạch từ chân 1 và 2 của mô tơ bật ghế. Khi bật pan mà chưa bật công tắc điều khiển mô tơ bật ghế thì chân 1 và 2 của mô tơ bật ghế vẫn thông nhau. Nhưng khi bật công tắc điều khiển mô tơ bật ghế thì chân 1 và 2 của mô tơ bật ghế sẽ không thông nhau. Kết luận đường dây bị đứt ở đó. - So sánh với thành viên trong nhóm xem kết quả có chính xác không. Nếu chưa chính xác thì kiểm tra lại. Nếu chính xác thì kết thúc bài kiểm tra. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 67 PHẦN C: KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận: Được sự hướng dẫn tận tình của T hầy Võ Xuân Thành, sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy và bạn bè, cùng với sự nỗ lực của bản thân, chúng em đã hoàn thành nội dung đồ án đúng thời gian quy định và đạt được các yêu cầu, nhiệm vụ đ ặt ra. Mô hình đáp ứng được về các yêu cầu kỹ thuật, tính sư phạm, tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng được nhiều chức năng như là: phục vụ thiết thực trong công tác giảng dạy hay sử dụng tốt cho việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống gương chiếu hậu tự động các ô tô du lịch đời mới hiện nay…. Vì vậy đây là cơ sở để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của nhà trường cũng như nhu cầu của xã hội. Nội dung đồ án đạt được một số kết quả nhất định đem lại nhiều ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Nội dung đề tài mang tính thực tế như: sinh viên có thể tự mình nghiên cứu thông qua đề tài này. Ngoài ra nội dung chuyên đề là một tài liệu mang tính hệ thống, cơ bản nhưng khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của một tài liệu giảng dạy về hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động. 3.2. Đề nghị: Do còn có một số hạn chế nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hệ thống điều khiển gương của một loại xe nhất định. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đề tài cần phát triển nghiên cứu thêm nhiều mô hình nhiều loại xe khác sẽ tạo ra cuốn tiểu luận phong phú hơn về nội dung. Có như vậy chúng ta mới rút ngắn được khoảng cách giữa quá trình đào tạo trong nhà trường và tay nghề của sinh viên sau khi ra trường cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ trên thế giới. Nền công nghiệp ô tô Việt Nam còn non trẻ nhưng đầy tiềm năng, cùng với sự phát triển nhanh của các phương tiện giao thông, đang rất cần một nguồn nhân lực to lớn có trình độ kỹ thuật cao. Từ khâu đào tạo thiết nghĩ nhà nước và các trường đại học cần có chính sách đầu tư đúng mức về công tác phát triển phương tiện và TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 68 thiết bị dạy học hơn nữa để đáp ứng nhu cầu to lớn và thiết thực này. Đây cũng là con đường ngắn nhất để góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu tự động, ghế điện Trang 69 PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS-TS. Đỗ Văn Dũng (2000) “Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại” Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.Hồ Chí Minh. 2. 3. 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_he_thong_dieu_khien_guong_chieu_hau_tu_dong_va_ghe_dien_0392.pdf
Luận văn liên quan