Thiết kế đê Bình Minh 3, huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình

Slope/W V.6 là phần mềm ứng dụng lý thuyết cân bằng giới hạn để xác định hệ số an toàn của mái đất, đá. Trong Slope/W bao gồm nhiều phương pháp tính khác nhau để tính hệ số an toàn như: phương pháp Bishop, Janbu, Spencer, Mogor-Price, Crop of Engineers, GLE và ứng suất phần tử giới hạn. Do đó mà người tính được tự do lựa chọn phương pháp tính hệ số an toàn. + Slope/W có các lựa chọn cho phép tính toán khối trượt gồm nhiều loại đất đá, nập trong nước hoặc không và theo các khối trượt khác nhau như trượt trụ tròn, dạng gẫy khúc trong trường hợp có lớp đất mềm yếu, có nền đá, trượt theo các mặt cắt giả định như theo mái hố móng + Slope/W cho phép tích hợp với Seep/W do đó có thể sử dụng các kết quả từ Seep/W Khi tính toán ổn định của các công trình đắp trên nền đất yếu, đa số các phương pháp thường tính theo mặt trượt giả định là cung tròn và xét trạng thái cân bằng của khối trượt. Để tính toán đơn giản đồ án áp dụng phương pháp phân mảnh của W.Bishop (trạng thái cân bằng giới hạn) với giả thiết là tổng các lực tương tác bằng không trên trục nằm ngang.

doc117 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế đê Bình Minh 3, huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lý sẽ mang lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Nhưng nếu khai thác không hợp lý, không phù hợp với quy luật tự nhiên thì sẽ để lại hậu quả và tác hại to lớn. Đất bồi ven biển Kim Sơn chủ yếu do phù sa sông Hồng mang lại nên rất màu mỡ. Đất có bản chất nâu tươi, có phản ứng trung tính hoặc ít chua, hàm lượng Ca++ cao, có sự phối hợp hài hoà giữa các cấp hạt, tỷ lệ sét 20 ÷ 30% cùng với tỷ lệ limon thích hợp chiếm khoảng 50% làm cho tỷ lệ cấu tượng viên bền trong nước rất cao (75%). Đây là loại đất thành phần cơ giới thịt trung bình, pH trung tính 6,5 ÷ 6,7, giàu cation kiềm thổ, khả năng trao đổi cation 14 ÷ 25 lđl/100g đất, hàm lượng hữu cơ trung bình 1,3 ÷ 2, trung bình đạt 0,12% đấu giầu lân, kali tổng số và dễ tiêu, độ ẩm trung bình đạt trên dưới 18% (sức giữ nước tối đa từ 32 ÷ 35 %) 9.1.3 Tài nguyên khoáng sản Tại khu vực ven biển Kim Sơn hầu như không có tài nguyên khoáng sản, chỉ có trong diện tích sình lầy như vùng nông trường Bình Minh, vật chất hữu cơ cũng như điều kiện địa chất - địa mạo thích hợp để có thể tạo thành than bùn, tuy nhiên do tác động của con người nên than bùn đã không thành tạo được. 9.1.4 Tài nguyên nước mặt a. Đặc điểm nguồn nước Vùng ven biển Kim Sơn có đặc điểm quan trọng là lượng nước nhận được chủ yếu là từ thượng nguồn đưa về còn nguồn nước tại chỗ không đáng kể. Tổng lượng mưa năm tại đây khoảng 386 triệu m3 nước Mùa kiệt nước trong sông rất ít, nguồn nước được duy trì chủ yếu do nước ngầm cung cấp, nên tạo điều kiện cho nước triều xâm nhập vào sâu trong đất liền. Vì vậy vùng cửa sông ven biển mùa kiệt chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn biển mạnh hơn thuỷ văn sông. Các cửa sông là nơi gặp gỡ giữa nước sông và nước biển, sự tương tác động lực giữa nước sông và nước biển diễn ra liên tục theo chu kỳ triều. Tuy lưu lượng dòng triều không trực tiếp sử dụng được cho nông nghiệp, dân sinh và công nghiệp nhưng dòng triều đã tạo ra thế nước để các công trình thuỷ lợi có thể hớt phần nước ngọt phía trên của dòng triều để đưa vào sử dụng (khi triều lên) và tiêu nước khi triều rút. Đồng thời thế nước thuỷ triều cũng là một yếu tố quan trọng trong giao thông thuỷ ở vùng cửa sông ven biển. Vì vậy có thể xem thuỷ triều là một dạng tài nguyên nước mặt. Qua phân tích trên có thể thấy, tài nguyên nước mặt của vùng rất dồi dào tuy nhiên bị nhiễm mặn và chiếm một tỷ lệ khá lớn. Nguồn nước ngọt cung cấp cho sản xuất tưới tiêu và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước mặt ở đây rất thích hợp cho nuôi trồng thủy - hải sản có thể coi là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế tại vùng. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng có hiệu quả của nguồn nước mặt là hạn chế tối đa các hoạt động làm gây ô nhiễm nguồn nước của các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Môi trường nước Môi trường nước mưa Nước mưa có độ khoáng dao động từ 20 ÷ 160 mg/l. Theo các tài liệu phân tích thành phần nước mưa của Nguyễn Toàn Thắng, Bùi Đạt Trâm thì thành phần ion chủ yếu của nước mưa bao gồm: Cl-, SO4-2, HCO3-, NO3-, Na+, K+, Ca+2, Mg+2… Nhìn chung nguồn nước mưa ở vùng ven biển Kim Sơn chưa bị nhiễm bẩn, là nguồn nước có thể sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Môi trường nước mặt Môi trường nước ven biển Kim Sơn có thành phần hoá học rất đa dạng do nó không những phụ thuộc vào thành phần nước sông, nước biển mà còn phụ thuộc vào cả chế độ dòng chảy trong sông và chế độ thuỷ triều vùng biển. Mặt khác sự tương tác giữa nước mặn và nước ngọt đã hình thành những barie địa hoá làm cho các thành phần của nước vùng cửa sông bị biến đổi. Đồng thời sự hoạt động kinh tế mạnh mẽ của con người ở vùng cửa sông đã gây ra những tác động ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước. Qua các tài liệu khảo sát của Phân viện Tài nguyên nước và Môi trường, Viện Địa lý thực hiện có thể đánh giá về chất lượng nước dải ven biển như sau: * Nhiệt độ: Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình hoá lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng lớn đến đời sống các vi sinh vật, vi khuẩn trong nước. Nhiệt độ của nước thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí. Vùng ven biển Kim Sơn nằm trong khu vực gió mùa có mùa đông lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè rõ rệt. Nhiệt độ nước về mùa đông có xu thế tăng dần từ trong sông ra ngoài khơi từ 18 – 210 vì thường mùa đông nhiệt độ nước trong sông thấp hơn nhiệt độ nước biển. Gradient nhiệt độ nước trong sông thấp hơn nhiệt độ nước biển. Gradient nhiệt độ đạt 0,10 theo xu thế nhiệt độ giảm dần trong mùa đông khi tiến sâu vào trong sông và đạt 180 tại ngưỡng cửa sông. Mùa hè nhiệt độ nước dao động từ 27 ÷ 290 thay đổi theo xu thế ngược lại: giảm dần từ trong sông ra biển, do mùa hè nước biển có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước sông. Sự chênh lệch này là không đáng kể . * Độ đục nước biển: Độ đục nước biển biểu hiện mức độ ngăn trở ánh sáng xuyên qua do các chất lơ lửng gây ra. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Độ đục làm giảm khả năng quang hoá trong nước, dẫn đến các tầng sâu bên dưới có hiện tượng yếm khí sinh ra các chất khí độc hại có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Độ đục vùng bãi biển cửa sông Đáy khá lớn, thay đổi theo mùa và phân bố phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố Mùa đông: Lòng dẫn cửa sông độ đục, dao động từ 100 ÷ 140 mg/l theo quy luật tăng dần về phí biển cho tới ngưỡng cửa sông. Tại ngưỡng cửa sông độ đục có thể đạt đến giá trị lớn hơn 150 mg/l. Vùng cửa sông từ ngưỡng cửa sông đến độ sâu 5 m về phía biển độ đục giảm đi một cách rõ rệt. Từ độ sâu 10 m trở ra độ đục thường nhỏ hơn 100 mg/l. Mùa hè: Mùa hè độ đục thay đổi rất phức tạp, dao động từ 100 ÷ 550 mg/l Do lượng nước và lượng phù sa mùa này trong sông đưa ra lớn nên dòng nước đục đưa ra khá xa, nhất là khi thuỷ triều xuống dòng phù sa ra tới trên 10 km. Tại đây độ đục có thể đạt tới 150 mg/l, có khi lớn hơn. Ngoài độ sâu 10 m độ đục giảm đi đáng kể nhưng cũng có nơi đạt được 100 mg/l. * Độ pH Độ pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của sinh vật. Cần xác định giới hạn pH trong đó sinh vật có thể phát triển. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng làm mềm nước và kiểm soát ăn mòn. Độ pH của khu vực nghiên cứu biến thiên từ 6,5 ÷ 8,5 thuộc loại kiềm yếu là khoảng thích hợp cho các sinh vật. Nói chung pH trong khu vực nằm trong giới hạn cho phép. * Độ mặn Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều của biển nên nước bị nhiễm mặn. Độ mặn của vùng cửa sông có xu thế giảm dần từ ngoài biển vào sâu trong cửa sông, và thay đổi rõ rệt theo mùa. Mùa kiệt nước sông ít, thuỷ triều vào sâu trong sông làm độ nhiễm mặn của nước sông tăng. Mùa lũ nước chảy mạnh đẩy nước biển ra cửa sông, độ mặn sông giảm đi đáng kể. Tại cửa sông Đáy độ mặn đo được vào mùa đông thay đổi từ 0,06 ÷ 9,4 %0 , tăng dần từ trong sông ra biển. * Nồng độ oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) và nhu cầu oxy hoá học ( COD) Tất cả các sinh vật đều phụ thuộc vào oxy dưới dạng nào đó để duy trì các quá trình trao đổi chất để sinh sản và phát triển. DO là yếu tố quyết định các quá trình phân huỷ sinh học, các chất ô nhiễm diễn ra trong điều kiện háo khí hay yếm khí. Nếu phân huỷ do các vi sinh vật yếm khí thực hiện thì sẽ tạo ra các sản phẩm có tính độc hại. Còn sự phân huỷ do vi sinh háo khí thực hiện thì sản phẩm tạo ra thường không độc hại. Muốn sinh vật háo khí chiếm ưu thế chiếm ưu thế trong hoạt động phân huỷ thì phải tạo được điều kiện háo khí. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện háo khí. Do đó lượng oxy tiêu hao trong quá trình oxy hoá sinh học và lượng chất hữu cơ có mối liên hệ chặt chẽ, vì vậy BOD là một chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nước, nó thể hiện cường độ ô nhiễm của các chất thải sinh hoạt và công nghiệp được xả vào nguồn nước tiếp nhận nước thải . Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn chất hữu cơ bẳng chất ôxy hoá mạnh tính bằng mg/l. Do đó COD cũng là một yếu tố để đánh giá ô nhiễm môi trường nước - Nồng độ oxy hoà tan: hàm lượng oxy hoà tan trong nước thay đổi rất mạnh mẽ theo thời gian trong năm, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ nước. Mùa đông, nhiệt độ thấp, hàm lượng oxy hoà tan trong nước đạt mức trung bình DO = 3,3 ÷ 14,1 mg/l. Mùa lũ lượng oxy hoà tan đạt mức thấp nhất, trung bình từ 0,6 ÷ 2,5 mg/l. Do vào mùa này lượng phù sa lơ lửng trong nước lớn, hơn nữa khi nhiệt độ tăng quá trình phân huỷ sinh học của các chất ô nhiễm dưới tác dụng của các vi khuẩn háo khí của lớp nước trên mặt hoạt động mạnh làm tiêu hao một lượng lớn oxy hoà tan trong nước. - Nồng độ BOD5: nồng độ BOD5 nhìn chung có giá trị nhỏ, phần lớn từ 1 ÷ 3,64 mg/l. Nồng độ BOD5 thay đổi theo thời gian trong năm: về mùa lũ, giá trị BOD5 khá lớn tuy nhiên nhỏ hơn so với mùa đông. - Nồng độ COD : nồng độ COD xác định được thường < 10 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép. * Các thành phần hoá học khác Bảng 9.1 - Các thành phần hoá học khác trong nước vùng bãi bồi Kim Sơn Nhóm các cation và anion chủ yếu Nhóm các yếu tố kim loại nặng Nhóm các hợp chất hữu cơ Na+, Mg+2, Ca+2, K+, Cl-,SO4-2, CO3-2 HCO3-, Fe, Zn, Cu, Al, As, Ag NH4+ NO3- NO2- - Lớn hơn nhiều so với nước sông. - Mùa lũ nhỏ hơn mua kiệt. - Nồng độ nhỏ, - Mùa kiệt có nồng độ lớn hơn → Đảm bảo yêu cầu sử dụng nước - Mùa kiệt: 0,1 mg/l - Mùa lũ : 0,27 mg/l → Chưa bị nhiễm bẩn NH4+ - Mùa kiệt: 0 ÷ 0,5 mg/l - Mùa lũ : 0,03 ÷ 0,32 mg/l → Chưa bị nhiễm bẩn NO3- - Mùa kiệt: 0 ÷ 0,1 mg/l - Mùa lũ : 0,028 ÷ 0,1 mg/l → Bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bẩn Tóm lại : Chất lượng nước sông, biển vùng cửa sông Đáy, ven biển Kim Sơn chưa bị ô nhiễm, có đủ điều kiện cung cấp cho các hoạt động, nông, ngư nghiệp, phát triển kinh tế vùng. 9.1.5 Tài nguyên nước ngầm Trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm khu vực Kim Sơn, Ninh Bình là 316.055 m3 / ngày. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm tại đây có chất lượng không cao, các giếng khoan sâu vài chục mét phổ biến là loại nước có chất lượng kém. Nước thường có màu vàng phớt, mùi tanh sắt, được lấy từ lớp cát hạt trung bình màu vàng dày 20 ÷ 30 m nằm trên lớp sét gắn kết chặt. Thành phần hoá học của nước ngầm, lấy mẫu tại nhà khách UBND huyện Kim Sơn, giếng khoan 101 m được biểu diễn bởi công thức Cuôclôp như sau: Nhìn chung chất lượng nước dưới đất của khu vực Kim Sơn không tốt lắm về tính chất vật lý, hàm lượng sắt hơi cao. Tài nguyên sinh vật Thảm thực vật: Gồm 3 loài cây trồng chiếm diện tích chủ yếu là: Vẹt, cói, sậy, ngoài ra bãi triều còn có cỏ ngạn mọc tự nhiên, ô rô, cóc kèn. Vùng trong đê Bình Minh II có cây lấy gỗ: Bạch Đàn, cây ăn quả... (vẹt 800 ha, cói 100 ha...). Nguồn lợi thủy sản: Gồm có thực vật nổi, có các loại tảo khuê, tảo gấp; động vật nổi có tôm bột, cá bột, lưỡng trúc, chân chèo...; sinh vật đáy và nhuyễn thể có ngao, vọp, sò huyết... Theo kết quả khảo sát cho thấy: Hai loài đặc sản ngao, vọp có phân bố ở bãi triều có độ sâu 0 m hải đồ cho tới 1,5 m trên 0 m hải đồ. Mật độ của vọp có nơi tới 80 con/m2. Nguồn lợi ngao vọp có trữ lượng khá lớn, lại phân bố tập trung thành bãi thuận lợi cho việc khai thác. Tuy nhiên thời gian khai thác được phụ thuộc vào ngày nước thuỷ triều và mùa vụ. Thường thì một tháng chỉ có 6 – 10 ngày (những ngày triều cường) và một năm chỉ có 6 tháng là khai thác thuận Riêng tôm cá giống gồm có: Tôm rảo, tôm moi, tôm rui, tôm càng... mùa mưa có 36,5 con/m3 hàng năm có 150 ngày có thể mở cống lấy giống tôm, năng suất tôm rảo khai thác tự nhiên100-120 kg/ha/năm. Ngoài tôm còn có cua rèm năng suất tự nhiên 30 - 50 kg/ha, cá giống có bống trắng, cá trích, cá cơm... ngoài ra còn có cá bớp xuất hiện tương đối nhiều. Vùng đất bùn, cát còn có con ngao và vọp có trữ lượng lớn phân bổ ở bãi triều cao độ +0m. Các loài động vật khác có chim di cư về trú đông như: Ngỗng trời, vịt trời, còn có cò trắng, vạc, le le, mòng, két... 9.2. Hiện trạng khai thác sử dụng các dạng tài nguyên 9.2.1. Sử dụng tài nguyên khí hậu Tài nguyên khí hậu ven biển Kim Sơn thuận lợi cho phát triển toàn diện các ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, việc sử dụng tài nguyên này mới được thực hiện một cách tự phát, theo kinh nghiệm của người dân, ý thức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khí hậu chưa được hình thành một cách đầy đủ. Đối với nông nghiệp Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết – khí hậu. Ả hưởng của khí hậu thể hiện trước hết ở vau trò của nó trong việc xác định cơ cấu cây trồng và thời vụ canh tác ở các vùng khác nhau. Tài nguyên khí hậu tại vùng rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng. Ven biển Kim Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. Chính sự tồn tại của mùa đông lạnh trên nền khí hậu nhiệt đới là nhân tố cơ bản quyết định cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất nông nghiệp. Với mùa hè nóng kéo dài có thể canh tác nhiều vụ với các cây nhiệt đới khác nhau: lạc, đỗ, ngô, khoai…Khó khăn chủ yếu trong thời kỳ này là lụt bão và các đợt rét đầu mùa và cuối mùa. Bên cạnh đó thời tiết nóng ẩm mùa hè cũng có mặt bất lợi, nó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Trong mùa lạnh, khí hậu phù hợp phát triển các cây ôn đới và cận nhiệt đới. Trong mùa này cần chú ý tưới bổ sung cho cây trồng. Ven biển thường có gió mạnh, vì vậy phải ưu tiên phát triển những giống cây có sức chịu đựng được bão tố, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật chắn gió, nhằm bảo vệ thảm cây trồng Do chưa khai thác triệt để tiềm năng khí hậu nên việc chuyển đổi cơ cấu tại vùng nghiên cứu chưa thật mạnh mẽ. Trong 5 năm trở lại đây diện tích cũng như sản lượng trồng cây nông nghiệp: lúa, ngô, lương thực có hạt giảm mạnh. Đối với lâm nghiệp Lâm nghiệp của huyện Kim Sơn nói chung, các xã ven biển nói riêng chưa được trú trọng phát triển. Đối với ngư nghiệp Vùng bờ biển Kim Sơn có mùa nóng kéo dài từ cuối tháng 2 đến tháng 11, tương đối thuận lợi cho việc nuôi trồng các laọi hải sản nhiệt đới. Trong thực tế nghề này đã bắt đầu phát triển với năng suất tương đối cao Khó khăn lớn nhất đối với ngư nghiệp ở đây là hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc. Mỗi cơn bão tràn đến thường làm cho nước biển dâng cao và sóng to, tàn phá mãnh liệt các khu vực nuôi trồng hải sản. Bên cạnh đó gió mùa Đông Bắc gây nên đợt giá rét, làm cho nhiệt độ biến động mạnh, là trở ngại lớn, làm gián đoạn việc nuôi trồng các loài cây con có nguồn gốc nhiệt đới. Vào các đợt bão, gió mùa Đông Bắc, các phương tiện đánh bắt đều phải đi tránh gió, làm giảm đáng kể sản lượng đánh bắt của ngư dân ven biển. Mùa mưa cũng là mùa phát triển của tôm sú, tuy nhiên những trận mưa lớn không những gây ra sự phân tầng hàm lượng oxy hoà tan mà các yếu tố khác như nhiệt độ, p H, độ mặn trong nước các ao nuôi cũng thay đổi. Kết quả là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, độ mặn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm sú và nếu trong môi trường p H chỉ đạt 4 ÷ 4,5 sẽ làm tôm sú bị chết. Để phòng chống thiên tai, việc nuôi trồng hải sản cũng phải tiến hành theo thời vụ. Thời kỳ thuận lợi và an toàn nhất là từ tháng 4 đến tháng 6. Để phát triển sản xuất với năng suất cao và bền vững, cùng với việc phòng chống thiên tai cần phải đầu tư vào khoa học kỹ thuật nuôi trồng, tạo môi trường sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng của các sinh vật được nuôi. Đối với giao thông vận tải và công nghiệp Các loại hình giao thông: đường bộ, đường sông, đường biển đều chịu ảnh hưởng của thời tiết. Đặc biệt với giao thông thuỷ phải đối phó với các cơn bão, giông, lốc. Do đó,cần trang thiết bị phao cứu nạn đề phòng khi bất trắc xẩy ra.. Đối với thông đường bộ, khó khăn lớn nhất là mưa lũ trong mùa hè – thu. Các trận mưa làm cầu đường hư hỏng, ách tắc giao thông. Công nghiệp là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của thời tiết nhất, tuy nhiên cần chú ý tới cấp công trình xây dựng đủ chống chọi với bão, và lựa chọn vật liệu phù hợp với thời tiết nóng ẩm kết hợp với hàm lượng muối cao. 9.2.2. Sử dụng tài nguyên đất Đất bãi bồi của vùng ven biển Kim Sơn rất giàu dinh dưỡng và đa dạng đảm bảo cho năng suất sinh học cao. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng bãi bồi tại đây từ trước đến nay vẫn đang ở trạng thái tự nhiên, chưa có quy hoạch và đầu tư thích đáng. Trước những năm của thập kỷ 80, nhân dân vùng ven biển Kim Sơn sử dụng đất bãi bồi chủ yếu để sản xuất lương thực, hoa màu, còn việc nuôi gia cầm và nuôi thuỷ sản ít được phát triển. Một công thức luôn được áp dụng trong thời gian này là: khoanh bờ, đắp vùng đưa nước ngọt từ vùng nội đồng ra để rửa mặn, bước đầu trồng cói lấn rừng ngập mặn, sau một thời gian khai thác, đất đã được cải tạo, đủ nước ngọt thì đưa lúa vào lấn cói. Trong thời kỳ đổi mới, với cơ chế thị trường, nhu cầu về sản phẩm của thị trường tăng nên đã phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Những bãi bồi trong đê, ngoài việc trồng lúa, cói, và chăn nuôi gia cầm, còn được tận dụng mặt nước để nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ. Những bãi bồi ngoài đê, cũng đã bước đầu được sử dụng để nuôi nhuyễn thể. Song do thiếu kinh nghịêm, trình độ kỹ thuật còn thấp, lại không có quy hoạch nên hiệu quả kinh tế ngày càng giảm, nhiều vùng đất ao đầm trở thành hoang hoá. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón với liều lượng cao đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái cửa sông ven biển. Tình trạng dư thừa thuốc trong đất được nước mưa hoà tan đưa ra vùng triều làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của sinh vật và nhân dân trong vùng. Nói chung, bãi bồi Kim Sơn trong quá trình khai thác và sử dụng đã cho nhiều kết quả tốt. Với phương thức trồng cói đã hình thành được các làng nghề thủ công chuyên sản xuất các sản phẩm chiếu cói, bao cói… như làng chiếu cói Ân Hoà, Phát Diệm…Với phương thức nuôi trồng hải sản đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giải quyết cho nhiều hộ nông dân vùng ven biển thoát cảnh nghèo túng. Tuy nhiên, việc sử dụng đất bồi tại đây vẫn chủ yếu dựa trên phương thức kinh nghiệm sản xuất truyền thống. Những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của vùng đất ngập nước và tài nguyên chứa trong nó, nên hiện nay chính quyền địa phương đã tập trung bảo vệ trồng lại rừng, hệ sinh thái đang được phục hồi. Khu vực phía Đông giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 thành lập khu kinh tế kiểu mẫu bước đầu đã cho một số kết quả tích cực. Dựa trên niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2006 có thể nêu lên một số hiện trạng sử dụng đất vùng bãi bồi Kim Sơn như sau: Bảng 9.2 - Diện tích sử dụng đất bồi vùng ven biển Kim Sơn STT Khu vực Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích nuôi tôm (ha) Trồng cói + trồng rừng (ha) XD cơ sở hạ tầng (ha) Dân cư và CT công cộng (ha) 1 Vùng Bình Minh 1 750 230 2 Vùng Bình Minh 2 1932 1045 230 392 265 3 Vùng Bình Minh 3 1450 1052 125 273 0 9.2.3. Sử dụng tài nguyên nước Nước mặt tại vùng ven biển Kim Sơn bị nhiễm mặn nên nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp rất hạn chế, một mặt phải đưa dẫn nước từ các nơi chưa bị nhiễm mặn, mặt khác phải khoan nước ngầm. Tuỳ theo tính chất và sử dụng nước có thể phân thành các nhóm như sau: Nước sử dụng cho sinh hoạt Mức sử dụng nước phụ thuộc vào các yếu tố: mức sống, trang thiết bị vệ sinh, điều kiện ăn ở, khí hậu, tập quán ăn uống, sinh hoạt… Theo số liệu thống kê, nhu cầu nước sinh hoạt của huyện Kim Sơn như sau: Nước sinh hoạt : 23,54 . 103 m3/ngày đêm Nước sinh hoạt mùa lũ : 3,602 . 106 m3 Nước sinh hoạt mùa kiệt: 4,991 . 106 m3 Nước sinh hoạt cả năm : 8,593 . 106 m3 Nước sử dụng cho nông nghiệp Nước sử dụng cho nông nghiệp phục vụ tưới cho cây trồng là lớn nhất, chiếm trên 90% tổng lượng nhu cầu sử dụng nước: Lúa : Mức tưới cho vụ mùa là 6000 m3/ha, mức tưới cho vụ chiêm kể cả thau chua rửa mặn là 12000 m3/ha. Cây màu: 3000 m3/ha Ngoài lượng nước sử dụng do tưới trực tiếp tại mặt ruộng còn một lượng nước khá lớn tổn thất do thấm và bốc hơi dọc theo các công trình đầu mối, ước tính khoảng 35% lượng nước tưới. Do vậy lượng nước cần cấp ở đầu mối công trình phải tính đến cả lượng nước tổn thất này. Tuy hệ thống thuỷ nông của huyện hiện nay khá dày đặc nhưng lượng nước tưới vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu dùng nước, nhất là vào mùa kiệt. Diện tích thiếu nước tưới do: Nước tưới được lấy từ sông nơi chưa bị nhiễm mặn, đường nước dẫn đến dải ven biển quá dài, hơn nữa lại là nơi cuối cùng của đường dẫn nước, mặt khác kênh mương dẫn nước hầu hết chưa được bê tông hoá nên tổn thất nhiều. Kênh mương dẫn nước lâu ngày vẫn chưa nạo vét, bị bồi lắng khá nghiêm trọng nên ảnh hưởng đến khả năng dẫn nước. Bảng 9.3 - Nhu cầu sử dụng nước nông nghiệp vùng ven biển Kim Sơn Huyện Mùa lũ Mùa kiệt Lượng nước mùa kiệt 106 m3 Lượng nước cả năm 106 m3 Vụ mùa Vụ chiêm Màu Diện tích (ha) Lượng nước (106m3) Diện tích (ha) Lượng nước (106m3) Diện tích (ha) Lượng nước (106m3) Kim Sơn 11811 95,7 11846 142,2 1165 3,5 205,7 301,4 Nước sử dụng cho công nghiệp Công nghiệp trong vùng chưa phát triển mạnh, lượng nước phục vụ cho công nghiệp tại đây chiếm khối lượng nhỏ, có thể ước tính khối lượng nước dùng cho công nghiệp theo hai cách sau: Xác định lượng nước từ một đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Nhưng việc xác định theo phương thức này là rất khó vì không đủ số liệu Xác định lượng nước sử dụng cho các ngành công nghiệp theo tốc độ phát triển, thực tế là xác định theo tổng lượng sản phẩm. Kết quả tính toán như sau: Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong ngày đêm: 7,06 . 103 m3 Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong mùa lũ: 1,081 . 106 m3 Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong mùa cạn: 1,497 . 106 m3 Lượng nước sử dụng cho công nghiệp trong cả năm: 2,578. 106 m3 9.2.4. Sử dụng tài nguyên sinh vật Khai thác ven bờ: Tổng diện tích bãi bồi ngoài đê Bình Minh II (cốt + 0) là 4099 ha. Trong đó diện tích ven đê Bình Minh nhân dân tự bỏ vốn ra đắp đầm nuôi trồng thủy sản là 821,4 ha. Hiện nay, tại vùng này chủ yếu nuôi trồng hải sản theo lối quảng canh tự nhiên (chiếm 90 -94 % diện tích nuôi) việc áp dụng công nghệ tiên tiến để nuôi công nghiệp chưa có, sản phẩm thu được ở vùng này chủ yếu là: Cua rèm, tôm các loại, cá bớp và một số loại hải sản khác và cói chẻ khô vì vậy hạn chế về hiệu quả kinh tế. Giá trị thu được bình quân hàng năm là 14 tỷ đồng.. Rừng ngập mặn ở trong và ngoài đê bị chặt phá do đào đắp đất bờ, lấy củi làm mất nơi ở, nơi cung cáp thức ăn cho tôm cá. Gốc rễ của các cây thối rữa, bốc phèn, đáy đầm hình thành một lượng lớn H2S, NH4 và hàm lượng BOD tăng gấp 6 – 10 lần, cộng thêm nuôi trồng chưa đúng kỹ thuật: lượng thức ăn dư thừa lớn, lưu lượng trao đổi nguồn nước kém. Kết quả là sau 3 – 4 năm nuôi theo phương thức này, tôm, cua, cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm đầm nuôi làm giảm năng suất, nguồn lợi bị huỷ hoại nghiêm trọng Kết hợp với nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ven bờ, hàng năm nhà nước có đầu tư hỗ trợ cho công tác trồng rừng phòng hộ ven biển. Cây trồng chủ yếu của vùng này là vẹt và sậy. Do là vùng đất mở vì vậy mỗi lần tiến hành quai đê lấn biển là một lần diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp lại. Tổng diện tích đất có thể trồng rừng ngập mặn được là 1700 ha. Hiện tại đã trồng được 620 ha ngoài vùng đầm tôm, với độ tuổi rừng là từ 1 - 5 tuổi. Như vậy trong thời gian tới, vùng ven biển Kim Sơn phải xây dựng được mô hình nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp với một số loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo, cua rèm, cá bớp. Tại vùng này cần xây dựng một trại ươm tôm, cá giống, đồng thời là trung tâm chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiên tiến cho nông dân qui mô nuôi trồng thủy sản 200 ha. Sản lượng hàng năm là 200 - 300 tấn. Khai thác xa bờ: Khai thác hải sản xa bờ của Kim Sơn là một nghề truyền thống. Song do điều kiện kinh tế và cơ chế thay đổi mấy năm gần đây nghề này bị mai một. Hiện tại việc đánh bắt xa bờ của Kim Sơn còn nhỏ bé chỉ có 2 hợp tác xã đánh cá với 4 tầu; công suất máy từ 130 - 260 CV, chủ yếu ở ngư trường từ Hải Phòng đến Nghệ An, sản lượng bình quân hàng năm 600 tấn các loại. Từ nay đến năm 2010 tiếp tục phát triển thêm các hợp tác xã nông nghiệp để Kim Sơn có từ 10 - 25 tàu đánh cá, sản lượng khai thác từ 100 - 200 tấn/năm. Có thể tóm lược tình hình khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật trong những năm vừa qua như sau: Tài nguyên thực vật được sử dụng không toàn diện. Trên thực tế mới chỉ sử dụng chủ yếu với mục đích làm nhiên liệu ( gỗ,củi ) và thu nguyên liệu chế biến tanin phục vụ cho công nghiệp thuộc da, nhuộm lưới. Các dạng tài nguyên khác như dược liệu hầu như chưa được khai thác sử dụng, một số dạng như thức ăn gia súc, làm phân xanh sử dụng rất hạn chế. Tài nguyên thực vật khai thác không có kế hoạch lâu dài, một số dạng bị khai thác quá mức (rễ bần, trang) hoặc lợi dụng triệt để (nuôi thuỷ sản) không tính đến khả năng tái tạo bền vững của tài nguyên, do vậy tài nguyên bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng. Nói chung: Nguồn lợi sinh vật của vùng tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại, nhưng lại nghèo về số lượng. Cho đến nay vẫn chưa có phương thức khai thác và sử dụng hợp lý nên nguồn lợi này dẫn đến tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt. Điều này đòi hỏi cần có phương thức và giải pháp khai thác hợp lý để vừa phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ và tái tạo tài nguyên sinh vật ngày một tốt hơn. Có thể rút ra một số nguyên nhân như sau: Khai thác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu quy hoạch cùng với sự nhạy cảm và biến động mạnh cả về điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế xã hội đã gây ra ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt làm mất khả năng phục hồi. Diễn biến ở vùng cửa sông ven biển rất phức tạp, nhưng cho tới nay chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ. Những quy luật thành tạo bãi bồi của sông ven biển cũng chưa được xác định đúng đắn, do đó cho đến nay vẫn chưa có được mô hình khai thác ổn định và hiệu quả tài nguyên đất - nước – sinh vật tại bãi bồi. Việc khai thác tài nguyên các bãi bồi ven biển cửa sông vẫn trong tình trạng phân tán, manh mún, tự phát. Khai thác chưa hợp lý, thiếu quy hoạch, thiếu kiến thức, thiếu vốn dẫn tới tình trạng lãng phí cạn kiệt tài nguyên Một tác nhân không kém phần quan trọng là một số chủ trương chính sách đề ra cho dải ven biển còn chưa phù hợp nên đã hạn chế sự phát huy giá trị tài nguyên. . CHƯƠNG 10 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ BÃI BỒI HUYỆN KIM SƠN Trong chương 8 đã phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các loại hình tài nguyên vào phát triển kinh tế vùng bãi bồi huyện Kim Sơn. Trên cơ sở những phân tích và nhận xét đó, nội dung chương 9 sẽ bước đầu đưa ra những quan điểm, nguyên tắc định hướng, giải pháp khai thác hợp lý bãi bồi ven biển Kim Sơn, và đề xuất phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi tại đây. 10.1. Những quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển cửa sông Kim Sơn Hệ sinh thái cửa sông ven biển là một mắt xích quan trọng trong chu trình trao đổi chất khép kín. Bất cứ một tác động nào phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái tối ưu của vùng, sử dụng đất đai và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý trên từng điều kiện thành tạo đều dẫn tới hậu quả xấu: giồng cát di dộng, đất nhiễm mặn và nhanh chóng biến thành hoang hoá, nước triều và nước lũ không lưu thông sẽ gây thoái hoá rừng ngập mặn và giảm sút sản lượng thuỷ sản. Ngoài ra ven biển Kim Sơn là nơi chịu nhiều thiên tai: sóng to, gió lớn, bão, nước dâng do bão, và gió mùa đã tàn phá huỷ hoại các công trình dân sinh. Do đó phát triển bền vững vừa là mục tiêu hướng tới vừa là đòi hỏi cấp bách. Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên cơ sở đảm bảo cho các tài nguyên tái tạo có điều kiện phục hồi duy trì sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái sử dụng hợp lý các tài nguyên không tái tạo, cải thiện được chất lượng môi trường sống của con người. Trên quan điểm sinh thái – môi trường, để khai thác hợp lý tài nguyên đất bãi bồi ven biển cần thiết phải tiến hành khai thác tổng hợp, có nghĩa là trong quá trình khai thác, không nên coi đất bãi bồi là một đơn vị độc lập mà phải coi nó là một bộ phận cấu thành của các hệ sinh thái cửa sông ven biển, khai thác phải đi đôi với bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng, nhất là rừng cây ngập mặn và các loài sinh vật ven bờ….Tiến hành nghiên cứu chi tiết theo những yếu tố thành tạo bãi bồi,đánh giá đặc điểm vật lý của đất, xác định loại hình khai thác thích hợp. Khai thác tổng hợp có một ý nghĩa quan trọng trong vấn đề sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Một số quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên đất bồi ven biển Kim Sơn như sau: Khai thác tổng hợp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội đang tác động. Đối với vùng ven biển Kim Sơn cần chú ý một số quy luật tác động sau: Quy luật tác động qua lại giữa sông và biển, quy luật thành tạo và phát triển bãi bồi, quy luật kết hợp kinh tế với quốc phòng vừa sản xuất vừa bảo vệ tổ quốc, quy luật bồi đắp, tự phục hồi của hệ sinh thái vùng ven biển Khai thác tổng hợp để sử dụng tốt hơn đầy đủ hơn các tiềm năng của mọi dạng tài nguyên. Tránh cách nhìn cục bộ, chỉ nghĩ đến hiệu quả trước mắt, chỉ nghĩ cho hoạt động của một ngành cụ thể nào đó. Khai thác tổng hợp thể hiện ở sự phân tích đánh giá tình hình cũng như lựa chọn giải quyết sự việc trên cơ sở tư duy và xử lý hệ thống rất phức tạp, đan xen nhau. 10.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển Kim Sơn Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội và môi trường đã trình bày ở các phần trước có thể đưa ra một số nhận định về những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hợp lý các bãi bồi ven biển Kim Sơn như sau: 10.2.1. Những thuận lợi Bãi bồi Kim Sơn có nhiều ưu thế để phát triển giao thông thuỷ, bộ cho phép mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong nước. Nằm trong vùng đảm bảo ổn định về lương thực dải ven biển Bắc bộ có điều kiện tốt để phát triển các ngành nghề kinh tế mũi nhọn. Điều này liên quan tới tiềm năng to lớn về nuôi trồng, đánh bắt hải sản, kinh tế cảng, và các ngành công nghiệp phát triển một phần trên cơ sở nguồn nguyên liệu và thế mạnh về vị trí địa lý. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình hằng năm cung cấp một lượng phù sa lớn, tạo ra các vùng đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và thuỷ sản. Tài nguyên sinh vật phong phú, đó cũng là thế mạnh cho khai thác và nuôi trồng thuỷ - hải sản. Mặt khác khí hậu mùa hè dịu mát, nước biển không mặn lắm, bãi bồi thoải, có nhiều loài chim, cá quý hiếm có thể xây dựng thành các khu du lịch sinh thái. Số lượng lao động trong tháp tuổi ngày càng hợp lý là một điểm mạnh của dải ven biển về nguồn lao động. Người dân ở đây đa dạng về ngành nghề, lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất, chống trọi với thiên nhiên. Mặt khác, do vị trí gần với các trung tâm phát triển nhất của miền Bắc, vùng ven biển Kim Sơn có điều kiện tiếp thu áp dụng những cái mới nhanh. Điều đó cho phép nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá chung của nhân dân, mở mang dân trí và tạo nguồn lao động chất lượng ngày càng cao. - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, tỉnh Ninh Bình có chủ trương chính sách đầu tư kịp thời phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp, thiết kế các công trình thủy lợi đảm bảo mức an toàn cho nhân dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng bãi bồi như: nâng cấp đê Bình Minh 2, thiết kế đê Bình Minh 3, xây dựng hệ thống kênh mương phục vụ nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế…. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng bãi bồi Kim Sơn vẫn gặp những khó khăn sau: 10.2.2.Những khó khăn : Nằm trong nhiệt đới gió mùa,chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc và các cơn bão. Đe doạ tới các hoạt động nông – ngư nghiệp và giao thông thuỷ Lượng phù sa bồi đắp lớn kéo theo khả năng gây bồi lấp các luồng lạch ở cửa sông, gây khó khăn cho giao thông, hạn chế khả năng thoát lũ, hàng năm phải tốn kinh phí cho việc nạo vét luông lạch. Lượng nước mặt khá dồi dào nhưng phân bố không đều theo thời gian.Mùa mưa, lượng mưa lớn gây ngập úng, còn mùa khô lại thiếu nước tưới, nước mặn có điều kiện xâm nhập vào sâu trong sông gây nhiễm mặn đất canh tác. Trữ lượng nước ngầm hạn chế, chất lượng không tốt. Độ mặn thay đổi lớn giữa hai mùa mưa và khô, gây khó khăn trong việc nuôi trồng thuỷ hải sản. Thảm thực vật ngập mặn là sinh thái của các hệ sinh thái ven biển rất phong phú và là yếu tố quan trọng để bảo vệ đất bồi mới tuy nhiên tại đây chưa phát triển mạnh, diện tích không lớn lại đang bị phá huỷ trầm trọng. Lực lượng sản xuất không đều. Mới được chú trọng phát triển, thiếu vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn. 10.3. Một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển Kim Sơn Theo kinh nghiệm khai thác và sử dụng đất bãi bồi ven biển của các địa phương khác trong vùng Bắc bộ cũng như trong nước, và các bài học thành công, thất bại của ông cha ta qua trên nghìn năm quai đê lần biển, khai khẩn đất đai vùng duyên hải, qua đánh giá những thuận lợi khó khăn về môi trường tự nhiên, xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường có thể đưa ra một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển Kim Sơn như sau: 1. Cần xây dựng quy hoạch tổng thể cho sự khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên bãi bồi trong thời gian qua chưa hợp lý đã làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường. Xuất phát từ đặc điểm của tài nguyên và hiện trạng khai thác, cần phải có những quy hoạch tổng thể và chi tiết, cụ thể đối với từng nơi,từng mục tiêu và phương hướng sản xuất để qua đó có biện pháp cụ thể tới từng tiểu vùng Đối với các vùng nuôi trồng thuỷ hải sản ven bờ, phương hướng quy hoạch cần đảm bảo cho việc thực hiện một quy trình thâm canh và bán thâm canh có hiệu quả cao. Ngoài ra còn bảo vệ rừng ngập mặn, một điều kiện không thế thiếu để đảm bảo cho sự bền vững của quá trình nuôi trồng. Đồng thời phải làm cho bên ngoài và trên những bờ nuôi trông thuỷ hải sản có những đai rừng ngập mặn và rặng cây vừa cho thêm thu nhập cây lấy gỗ, củi và quan trọng hơn là giảm một cách có hiệu quả tác hại của sóng biển và gió bão.. Đối với vùng đất sản xuất nông nghiệp cần được quy hoạch theo hướng xây dựng thành những khu vực bảo hộ nông nghiệp tức là vùng có cơ sở vật chất hoàn chỉnh, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Quy hoạch du lịch phải chú trọng đến việc hình thành được những tuyến điểm du lịch tổng hợp, vì dụ như hiện nay tỉnh Ninh Bình có kế hoạch mở tuyến du lịch: khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, nhà thờ Phát Diệm, du lịch sinh thái biển, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. 2. Quai đê lấn biển phát triển tài nguyên đất Công cuộc lấn biển của huyện Kim Sơn đã diễn ra hơn một nghìn năm, nhất là sau công trình lấn biển của Nguyễn Công Trứ (1828 – 1830), nhân dân tại đây đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Tại huyện Kim Sơn hiện đã có hai tuyến đê Bình Minh 1 và 2 trong đó tuyến đê Bình Minh 2 đã được đầu tư nâng cấp, tới thời điểm này công trình đã gần hoàn thiện, đảm bảo an toàn cho dân sinh kinh tế bên trong đê. Bên cạnh đó tỉnh cũng đang lên kế hoạch xây dựng tuyến đê Bình Minh 3 dài 15,6 km trên cơ sở bãi bồi tại đây đủ cao trình và đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản bên ngoài đê Bình Minh 2. Về giải pháp thiết kế đê Bình Minh 3 đã được trình bày chi tiết trong những chương trên. 3. Phát triển giao thông Giao thông thuỷ Cửa sông Đáy biến động phức tạp và không ổn định. Dải ven biển là rìa đồng bằng tích tụ có địa hình thấp và rất bằng phẳng, có nhiều bãi triều rộng và nối tiếp nhau, quá trình bồi lắng tích tụ mạnh không ổn định, gây khó khăn cho việc xây dựng cầu tầu bến cảng…Trục lòng dẫn luôn dịch chuyển theo chu kỳ phát triển bãi chắn cửa sông, mức nước các luồng thường chỉ đạt 2 – 3m. Vì vậy xét về điều kiện tự nhiên khu vực này không nên xây dựng các cảng lớn vì phải thường xuyên nạo vét tu bổ. Giao thông đường bộ Hiện nay huyện Kim Sơn đã đầu tư mở rộn tuyến đường Cà Mâu dài hơn 20 km nối thị trấn Bình Minh và thị trấn Phát Diệm cũng như với trung tâm tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng tuyến đường nối với đê Bình Minh 2. Nói chung giao thông trong huỵên rất thuận lợi cho công tác vận chuyển giao lưu buôn bán với các khu vực khác cũng như với trung tâm kinh tế của tỉnh. 4. Xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của Kim Sơn trước đây còn nghèo nàn chất lượng không cao. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, tỉnh đã có những chính sách đầu tư phát triển hệ thống kênh mương, xây dựng các cống lấy nước, nâng cấp đê điều tại đây. Để có thể khai thác hết tiếm năng của vùng cần phải có những quy hoạch chi tiết và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, toàn diện. Yêu cầu của công tác này là: Nâng cấp đường giao thông nông thôn liên xã, liên huyện liên tỉnh, hình thành mạng lưới giao thông vùng kinh tế biển hoàn chỉnh. Nâng cấp các tuyến đê, cải tạo hệ thống cống dưới đê đảm bảo chống lũ, nước dâng, thau chua, rửa mặn, cung cấp nước ngọt cho nhân dân. Xây dựng dự án quy hoạch thiết kế và đầu tư xây dựng cơ bản các công trình phúc lợi công cộng: trạm y tế, trường học…và nhà ở phù hợp với khí hậu vùng biển. Quy hoạch nâng cấp và xây dựng hệ thống điện cao, hạ áp. Nâng cấp ngành bưu chính viễn thông để từng bước đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cho người dân và đó cũng là cơ sở tạo đà cho những bước phát triển nhảy vọt trong thời gian tới của vùng. Hình thành những khu kinh tế phát triển trung tâm của nông thôn: xây dựng khu kinh tế kiểu mẫu. 5. Về vấn đề chính sách, nhân lực và tổ chức thực hiện Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức kinh doanh khai thác các dạng tài nguyên, nhất là các dự án sản xuất và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế, giảm thuế theo niên hạn kinh doanh, hỗ trợ trực tiếp hoặc cho vay vốn. - Tăng cường nâng cao hiệu quả của nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến khoa học công nghệ Tăng cường đầu tư nghiên cứu nhằm có những hiểu biết sâu sắc, nắm bắt được quy luật thành tạo và phát triển bãi bồi ven biển cửa sông, chu trình sinh học của các hệ sinh thái ven biển. 10.4. Đề xuất một số mô hình khai thác sử dụng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn Một mô hình khai thác hợp lý ngoài việc lợi dụng triệt để những điều kiện tự nhiên phù hợp với đối tượng sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái còn cần phải thoả mãn được yêu cầu của thị trường “ cung và cầu ”. Đối với khu vực bãi bồi huyện Kim Sơn, một số mô hình được đề xuất như sau: 1. Mô hình thuần ngư Nuôi tôm là hướng chính, bên cạnh đó với kiểu bãi có trầm tích mặt là bùn pha cát, ít chịu tác động mạnh của sóng, trữ lượng ngao, vọp là hai loại hải sản có giá trị kinh tế cao phân bố từ 0 hải đồ tới 1,5 m hải đồ mà tổ chức nuôi trồng lại đơn giản, kinh phí đầu tư ban đầu không lớn, dễ khai thác nên có thể tiến hành quy hoạch thành vùng nuôi công nghiệp. Về phương thức nuôi: quảng cảnh cải tiến là chính, giống tôm cá dựa vào tự nhiên. Đối với khu vực giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 quy hoạch phát triển nuôi thâm canh và bán thâm canh các loài thuỷ sản có giá trị xuất khẩu như: tôm he, tôm sú, cá vược, cá song, rau câu, cua… 2. Mô hình nông – lâm kết hợp Kiểu mô hình này áp dụng cho các cồn cát ven biển: cồn Mờ, cồn Trời. Trên các cồn mới bồi có thể trồng phi lao để ngăn cát bay cát nhảy, chống sự suy thoái của đất do quá trình rửa trôi. Phi lao là một loài cây gỗ mọc nhanh,chịu gió,có biên độ sinh thái khá rộng về chế độ trong đất, được trồng với mật độ dày hoặc rất dày để rừng sớm khép tán ( khoảng 500 – 10.000 cây/ha), phát huy được tác dụng phòng hộ nhanh và cung cấp củi từ các sản phẩm tỉa thưa trung gian. Sau khi rừng phi lao phát triển, điều kiện môi trường được thay đổi, biên độ nhiệt trong đất giảm, tăng độ ẩm của đất. Dưới tán rừng phi lao các loài cỏ mềm bắt đầu phát triển thay thế cho cỏ gai chịu hạn, khi đó có thể chăn thả trâu bò,gà vừa tăng thu nhập cho dân vừa tăng độ phì cho đất. Đây là mô hình giúp cho nông dân khai thác tốt hai nguồn tài nguyên hiện có để có thể phát triển kinh tế tổng hợp đa dạng trên cơ sơr sử dụng hợp lý đất bãi triều cao và cồn cát. 3. Mô hình công – nông nghiệp kết hợp Trồng cói là nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời của nông dân huyện Kim Sơn và từ trước tới nay đã cung cấp nhiều mặt hàng phục vụ cho đời sống sinh hoạt các vùng khác nhau của nước ta và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Phải nói rằng tiềm năng sản xuất các ngành nghề truyền thống trên rất dồi dào nguồn nhân lực và tay nghề đảm bảo nhưng sản phẩm tiêu thụ hiện nay lại rất hạn chế, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm làm ra còn thiếu công nghệ xử lý để đáp ứng nhu cầu về chất lượng và thị hiếu người tiêu dùng. Do đó cần tìm nguồn tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm, đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến. Trước mắt khi đồng vốn còn hạn hẹp nên xây dựng doanh nghiệp chế biến nhà nước hoặc tư nhân vừa và nhỏ. Ví dụ : xây dựng doanh nghiệp chế biến cói với công nghệ hấp, tẩy sợi cói tiên tiến tại nông trường Bình Minh phục vụ cho sản xuất các đồ dùng thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Đặc biệt có thể kết hợp với vùng trồng và chế biến cói nổi tiếng Nga Sơn – Thanh Hoá để xây dựng một khu vực trồng và chế biến cói lớn của nước ta. Mô hình khai thác tổng hợp (công - nông – lâm – ngư – du lịch ) kết hợp: Nông nghiệp Tập trung trồng các giống lúa năng suất cao tại khu vực phía Đông và trồng cói tại khu vực phía Tây vùng bãi bồi Bình Minh 2 Lâm nghiệp Toàn bộ bãi bồi vùng ngoài đê Bình Minh 3 được trồng rừng ngập mặn nhằm tạo điều kiện tăng thêm tốc độ bồi lắng, chắn sóng gió, tạo sinh cảnh thuận lợi cho những sinh vật biển phát triển thuận lợi. Sau 3 ÷ 10 năm có thể khai thác hợp lý một số sản phẩm của rừng trên cơ sở chặt tỉa dưới 30% phục vụ cho xây dựng, chất đốt công nghiệp …Ngoài ra dưới rừng ngập mặn có thể chăn nuôi vịt, tận dụng các loài nhuyễn thể khi triều rút. Khai thác vỏ và quả của cây rừng ngập mặn làm nguyên liệu để triết tanin phục vụ cho công nghiệp. Trên rừng ngập mặn nuôi ong lấy mật Trồng các loại cây: bạch đàn, phi lao trên bờ các đầm nuôi tôm. Ngư nghiệp Nuôi tôm theo hình thức bán quảng canh và thâm canh, kết hợp nuôi ngao, vọp ngoài vùng bãi bồi khu vực gần cửa sông Đáy ngoài đê Bình Minh 3 Ngoài ra dưới rừng ngập mặn có thể tận dụng được nuôi trồng hải sản theo phương thức bán thâm canh cải tiến và thâm canh, kích thước quy mô của đầm nuôi hải sản không vượt quá tỷ lệ 25 ÷ 30% so với tổng diện tích của rừng ngập mặn Công nghiệp, dịch vụ Trên cơ sở phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, cần xây dựng trung tâm tư vấn Khoa học kỹ thuật cho người dân, khu sơ chế sản phẩm thuỷ sản và chế biến cói... Phát triển các ngành dịch vụ: cung cấp điện, thức ăn con giống, tiêu thụ sản phẩm… và khi có điều kiện xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản và nhà máy sản suât thức ăn cho tôm. Du lịch Khi đã thiết lập được một hệ sinh thái rừng ngập mặn bền vững thì cũng có nghĩa là đã hình thành một khu du lịch sinh thái khoa học, khi đó có thể hình thành tuyến du lịch Ninh Bình – Nhà thờ Phát Diệm – Du lịch sinh thái ven biển. Bước đầu lựa chọn phương án phát triển kinh tế và lập quy hoạch Hiện tại, theo thống kê diện tích đất tự nhiên tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn được sử dụng như bảng 9.1 Bảng 10.1 –Tình hình sử dụng đất tự nhiên tại khu vực Bình Minh 2 và Bình Minh 3 STT Khu vực Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích nuôi tôm (ha) Trồng cói + rừng (ha) XD cơ sở hạ tầng + trồng trọt (ha) Dân cư và CT công cộng (ha) I Vùng Bình Minh 2 1932 1045 230 392 265 1 Khu phía Tây 475 33 230 122 90 2 Khu giữa 1057 757 180 120 3 Khu phía Đông 400 255 90 55 II Vùng Bình Minh 3 1450 1052 125 273 0 1 Khu phía Tây 155 90 45 20 CT1 ÷ B1 45 43 2 B1 ÷ B2 110 90 20 2 Khu giữa 615 432 88 B2 ÷ B3 110 70 20 20 B3 ÷ B3’ 135 95 20 20 B3’ ÷ B4 175 130 20 25 B4 ÷ B5 195 137 20 25 3 Khu phía Đông 680 530 150 B5 ÷ B6 145 106 39 B6 ÷ B7 130 100 30 B7 ÷ B8 170 133 37 B8 ÷ B9 180 140 40 B9 ÷ CT3 65 51 14 Từ bảng trên cho thấy diện tích bãi bồi ven biển của vùng hiện nay chủ yếu sử dụng nuôi trồng thủy hải sản theo phương thức quảng canh, một số rất ít (90 ha tại khu vực phía Đông Bình Minh 2) được sử dụng trồng trọt các loại cây lương thực có hạt (lúa, ngô…). Quy hoạch tổng thể hiện tại vùng tôm và sử dụng đất tự nhiên vùng bãi bồi đê Bình Minh 2 và 3 được trình bày trên bản đồ quy hoạch trong phụ lục. Qua bản đồ quy hoạch, có thể thấy tiềm năng của vùng chưa được khai thác toàn diện và đầu tư đúng mức… Dựa trên những phân tích trong các phần trên, bước đầu lựa chọn mô hình kinh tế 4 để lập bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế vùng bãi bồi trong giai đoạn 2010 ÷ 2015 cụ thể mô hình phát triển như sau: Nông nghiệp - Trồng lúa: Phía Đông đê Bình Minh 2 tiếp tục phát triển diện tích trồng lúa với diện tích 250 ha. Với điều kiện địa chất tại đây nên trồng các giống lúa năng suất cao như Q5, Khang dân, Tạp giao với năng suất 7 ÷ 8 tạ/ha, đảm bảo lương thực cho khu vực. - Trồng cói : Khu vực phía Đông và phía Tây đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 trồng cói, với tổng diện tích 398 ha, phục vụ cho ngành thủ công nghiệp. Lâm nghiệp Toàn bộ bãi bồi vùng ngoài đê Bình Minh 3 được trồng rừng ngập mặn nhằm tạo điều kiện tăng thêm tốc độ bồi lắng, chắn sóng gió, tạo sinh cảnh thuận lợi cho những sinh vật biển phát triển thuận lợi với diện tích 500 ha. Trồng các loại cây: bạch đàn, phi lao trên bờ các đầm nuôi tôm. Ngư nghiệp Diện tích nuôi tôm : Tôm quảng canh trong bãi bồi Bình Minh 3: 1112 ha Tôm thâm canh trong khu giữa bãi bồi Bình Minh 2: 600 ha Công nghiệp, dịch vụ Hình thành và phát triển khu kinh tế kiểu mẫu: Trung tâm tư vẫn hỗ trợ kỹ thuật và trang thiết bị cho nuôi trồng thuỷ hải sản và nông nghiệp, dịch vụ du lịch sinh thái, nhà khách. Ngoài ra khi có kinh tế có thể xây dựng nhà máy sơ chế tôm, cói, nhà máy thức ăn cho tôm… Du lịch Khi đã thiết lập được một hệ sinh thái rừng ngập mặn bền vững thì cũng có nghĩa là đã hình thành một khu du lịch sinh thái khoa học, khi đó có thể hình thành tuyến du lịch Ninh Bình – Nhà thờ Phát Diệm – Du lịch sinh thái ven biển. Quy hoạch kinh tế theo mô hình trên được trình bày cụ thể trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2015 trong phụ lục. Kết luận Trong những năm qua việc khai thác tài nguyên của bãi bồi ven biển của huyện còn manh mún, riêng rẽ theo ngành, hậu quả là kinh tế chưa phát triển đúng tầm của nó, nếu không có sự quản lý kịp thời sẽ dẫn tới môi trường bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là khai thác tài nguyên chưa hợp lý, thiếu quy hoạch chi tiết, chưa nắm bắt được đầy đủ các quy luật thành tạo và phát triển của bãi bồi. Khai thác tổng hợp các dạng tài nguyên của bãi bồi là rất cần thiết, trên cơ sở sử dụng hợp lý các loại hình tài nguyên, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng cường công tác điều tra, khảo sát và triển khai công nghệ. Bên cạnh đó cần có chính sách khuyến khích huy động nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực địa phương, nâng cao nhận thức của người dân trong khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế bền vững. KẾT LUẬN ĐỒ ÁN Đồ án đã thực hiện hai mục tiêu: Thiết kế đê lấn biển Bình Minh 3 huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và bước đầu đề xuất phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi khi hoàn thành tuyến đê. Sau những phân tích điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện kết tính tiến hành tính toán các điều kiện biên thiết kế, đoạn đê Bình Minh 3 dài 4,493 km được bố trí trên cao trình +0,1 m thoả mãn các điều kiện ổn định và có các thông số như sau: Cao trình tường đỉnh : + 5,3 m Cao trình mặt đê: + 4,8 m Chiều rộng đỉnh đê: 5 m Mái phía biển: m = 4, được bảo vệ bằng các cấu kiện bê tông đúc sẵn lệch mặt phẳng (0,4 x 0,4 x 0,2 m), và kết cấu chân khay đá hộc thả rối. Mái phía đồng: m = 3, được bảo vệ bằng cỏ Vetiver trồng trong khung đá xây, chân mái bố trí rãnh thoát nước rộng 1 m bằng tấm bê tông. Đồ án cũng bước đầu đưa ra phương hướng phát triển kinh tế vùng bãi bồi sau khi hoàn thành tuyến đê Bình Minh 3 theo mô hình phát triển tổng hợp công - nông - lâm – ngư – du lịch. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả chạy phần mềm Geoslop Mặt cắt tính toán : Mặt cắt C1 Trường hợp tính toán: Mực nước phía biển ở cao trình +3.30 m, phía đồng không có nước. Đơn vị tính trong phần mềm Geoslop: Trọng lượng riêng: KN/m3 Góc ma sát trong: độ Lực dính kết: C KPa Hệ số thấm: K m/s Bảng 1 - Các chỉ tiêu cơ lý các lớp đất tính đê Tên lớp Chiều sâu h (m) (T/m3) (độ) C (Kg/cm2) K (cm/s) 1 15,8 1,74 6,82 0,07 3,3.10-4 2 4,3 1,95 11,31 0,06 1,2.10-3 Đất đắp 1,71 5,91 0,07 7,7.10-5 2.1. Kết quả chạy chương trình Geoslop 2.1.1 Ổn định mái phía đồng Theo Bishop Kminmin = 1,165 2.1.2 Ổn định mái phía biển Theo Bishop Kminmin = 1,693 2.1.3. Tính thấm +) Lưu lượng thấm qua 3 mặt cắt +) Gradien thấm Jmax = 0,35 Phụ lục 2: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tự nhiên vùng bãi bồi huyện Kim Sơn - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thời điểm hiện tại - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 đến 2015 theo phương án lựa chọn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Ninh Bình, Thuyết minh thiết kế cơ sở công trình Hàn khẩu đê Bình Minh 3. 2. Cục thống kê Ninh Bình, Niên giám thống kê huyện Kim Sơn 2006 3. Tiêu chuẩn ngành14 TCN 130 – 2002, Hướng dẫn thiết kê đê biển. 4. Khoa Kỹ thuật Biển trường Đại học Thuỷ Lợi, Giáo trình Cơ sở kỹ thuật Biển. 5. Khoa Kỹ thuật Biển trường Đại học Thuỷ Lợi, Giáo trình Công trình bảo vệ bờ. 6. Hội đập lớn Việt Nam, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geo - slop 7. Nguyễn Văn Cư – Viện khoa học công nghệ Việt Nam, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ Việt Nam. 8. Coastal Enngineering Manual 9. Các trang web tham khảo: - Tính toán quy cao độ hải đồ về cao độ quốc gia - Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Báo điện tử Ninh Bình, - Nông nghiệp và thủy sản Việt Nam, www.vietlinh.com.vn/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế đê Bình Minh 3, huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình.doc