Giới thiệu
1. Đặt vấn đề
2. Các phương pháp đo nhiệt độ
3. Nhiệm vụ thiết kế
II. Tổng quan về phần cứng
1. Sơ đồ khối
2. Giới thiệu về các thiết bị.
2.1. LM335
2.2. ADC0809
2.3. Bộ vi xử lý 8051
2.4. Khối phím ấn
2.5. Hiển thị Led
2.6. RS 232
2.7. Nguồn
III. Phần mềm
1. Lưu đồ thuật toán
1.1 Lưu đò thuật toán đọc ADC
1.2 Lưu đồ thuạt toán phục vụ ngắt phím
1.3 Lưu đồ kiểm tra
1.4 Lưu đồ truyền tin
2. Phần mềm chương trình
IV. Đánh giá sai số
V. Kết luận,tài liệu tham khảo
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ bộ vy xử lý đo nhiệt độ sử dụng VĐK89C51 và cảm biến LM335, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Giới thiệu
Đặt vấn đề
Các phương pháp đo nhiệt độ
Nhiệm vụ thiết kế
Tổng quan về phần cứng
Sơ đồ khối
Giới thiệu về các thiết bị.
LM335
ADC0809
Bộ vi xử lý 8051
Khối phím ấn
Hiển thị Led
RS 232
Nguồn
Phần mềm
Lưu đồ thuật toán
Lưu đò thuật toán đọc ADC
Lưu đồ thuạt toán phục vụ ngắt phím
Lưu đồ kiểm tra
Lưu đồ truyền tin
Phần mềm chương trình
Đánh giá sai số
Kết luận,tài liệu tham khảo
Giới thiệu
Đặt vấn đề
Nhiệt độ là một trong những đại lượng vật lý được quan tâm nhiều nhất. Bởi vì nhiệt độ có vai trò quyết định trong nhiều tính chất của vật chất. Một trong những đặc điểm tác động của nhiệt độ là làm thay đổi một cách liên tục các đại lượng chịu sự ảnh hưởng của nó,ví dụ như áp suất ,thể tích của một chất khí . Bởi vậy, trong các nghiên cứu khoa học , trong công nghiệp và đời sống hàng ngày việc đo nhiệt độ là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, để đo được trị số chính xác của nhiệt độ lại là vấn đề không đơn giản.
Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các hệ vi xử lý,việc đo nhiệt độ áp dụng vi xử lý,vi điều khiển đã mở ra nhiêu hướng,đưa đến nhiều phương pháp khác nhau,linh hoạt và chính xác hơn. Có nhiều cách để đo nhiệt độ , trong đó có thể liệt kê một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp quang dựa trên sự phân bố bức xạ nhiệt do dao động nhiệt (do hiệu ứng Doppler).
-Phương pháp cơ dựa trên sự dãn nở của vật rắn , của chất lỏng hoặc khí (với áp suất không đổi ) , hoặc dựa trên tốc độ âm.
-Phương pháp dựa trên sự phụ thuộc của đIện trở vào nhiệt độ , hiệu ứng Sêbeck , hoặc dựa trên sự thay đổi tần số dao động của thạch anh.
Các phương pháp đo nhiệt độ
Trước tiên nói về các cảm biến nhiệt độ,đó là các cảm biến được sử dụng vào các quá trình nhiệt như: đốt nóng, làm lạnh, trao đổi nhiệt.v.v. .Đại lượng vào của cảm biến nhiệt độ là nhiệt độ và đại lượng ra là tín hiệu điện (dòng,áp).Một số cảm biến thường sử dụng:
+Nhiệt điện trở : Nguyên lý làm việc là có điện trở thay đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của nó.Tuỳ theo tác dụng nhiệt của dòng điện cung cấp chạy qua chuyển đổi người ta phân ra: Nhiệt điện trở đốt nóng và nhiệt điện trở không đốt nóng
Nhiệt điện trở đốt nóng ,dòng điện chạy qua rất lớn làm nhiệt độ của nó tăng lên cao hơn nhiệt độ môi trường(100°C -800°C), nên có sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh, như nhiệt dẫn, đối lưu, bức xạ .
Nhiệt điện trở không đốt nóng, dòng điện chạy qua rất nhỏ không làm tăng nhiệt độ của điện trở và nhệt độ của nó bằng nhiệt độ môi trường. Nhiệt điện trở loại này dùng để đo nhiệt độ và các đại lượng cơ học như đo di chuyển.
Nhiệt điện trở phân làm hai loại: Nhiệt điện trở dây(nhiệt điện trở đồng,nhiệt điện trở Platin, nhiệt điện trở Niken) và nhiệt điện trở bán dẫn.
+Cặp nhiệt điện:Nguyên lý làm việc dựa trên 2 hiệu ứng:Thomson và Seebek
ứng dụng của cặp nhiệt điện chủ yếu để đo nhiệt độ, ngoài ra nó còn dược dùng để đo các đại lượng không điện và điện khác như: đo dòng điện ở tần số cao,đo hướng chuyển động và lưu ượng của các dòng chảy, đo di chuyển , đo áp suất nhỏ
+Cảm biến nhiệt độ dùng đặc tính diode và tranzitor
Đo nhiệt độ là nhiệm vụ thường gặp trong các ngành nhiệt học, hoá học ,luyện kim...Tuỳ theo nhiệt độ đo mà có thể dùng các phương pháp đo khác nhau.Thông thường nhiệt độ đo được chia thành 3 giải : Nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cao.ở nhiệt độ trung bình và thấp, phương pháp đo thường là tiếp xúc nghĩa là các chuyển đổi được đặt trực tiếp ở ngay môi trường cần đo. Đối với nhiệt độ cao,đo bằng phương pháp không tiếp xúc, nghĩa là dụng cụ đo đặt ngoài môi trường đo.
Một trong số những cách đó là đo nhiệt độ không tiép xúc sử dụng cảm biến LM335
Nhiệm vụ thiết kế
Thiết kế hệ bộ VXL đo nhiệt độ sử dụng VĐK89C51 và cảm biến LM335 giải quyết những vấn đề sau:
- Thiết kế mạch đo nhiệt độ trong dải từ 0oC-100oC và hiển thị.
- Cảnh báo khi nhiệt độ lớn hơn 80oC và khi nhỏ hơn 20oC
- Kết nối truyền thông tin đo được vào máy tính
- Viết chương trình phần mềm giải quyết những vấn đề trên
Tổng quan về phần cứng
Sơ đồ khối
Cảm biến LM335
Mạch khuếch đại
ADC
VĐK 8051
Khối bàn phím
Khối hiển thị
LED
PC
Giới thiệu về các khối
Khối cảm biến LM335
LM335 là cảm biến nhiệt độ có khoảng đo từ -400C đến +1000C, độ chính xác cao, tính năng cảm biến nhiệt độ rất nhạy.Tín hiệu ngõ ra tuyến tín với tín hiệu ngõ vào.
Công dụng của LM335:
+ LM335 có độ biến thiên theo nhiệt độ là: 10mV/KO
+ Có sự ổn định cao: ở 25OC chỉ có sai số 1%.
+ Chỉ tiêu kĩ thuật:
Tiêu tán công suất thấp.
Dòng làm việc từ 4.10-4A – 5.10-3A
Dòng ngược 15mA
Dòng thuận 10mA
Sự biến thiên của điện thế theo nhiệt độ có hàm
VOUT = 0.01xTOK
= 2.73 + 0.01xTOC
+ Cấu trúc của bộ cảm biến LM335 là loại cảm biến có 3 chân tín hiệu ra
tương tự
Vout
VR
+5V
LM335
Khối điều chỉnh điện áp hay mạch khuéch đại
Đầu đo dưới dạng vi mạch LM 335 là một đầu đo nhiệt độ đơn giản và chính xác ,có điện áp lối ra tỷ lệ thuận với nhiệt độ của đầu đo. Đầu đo này không cần đến linh kiện ở ngoài nên không cần chuẩn lại ở những nhiệt độ khác nhau .Trong vùng nhiệt độ phòng , độ chính xác đạt cỡ 0,250C .Dòng điện tiêu thụ cỡ 60uA nên có thể bỏ qua sự tăng nhiệt độ đầu đo dòng điện nuôi tạo ra .
Tương ứng với dải nhiệt độ đo dải từ 0oC-100oC thì điện áp ra tuyến tính là 2.73-3.73V.Ta điều chỉnh biến trở R20 để ở 250C thì điện áp ra ở chân 2 của cảm biến là 2.98V.
- Điện áp ra của cảm biến là từ 2.73-3.73V ,trong khi thang điện áp vào làm việc của ADC0809 là 0-5V ,do vậy ta cần tiến hành chuẩn hóa tín hiệu trước khi đưa đến ADC. .Sơ đồ mạch thực hiện việc đó như trên .Nguyên lý hoạt động của mạch đó là:
+ Dùng một đi ốt zener và một nguồn nuôi để tạo ra điện áp ổn định 5V.
+ Điện áp này được nối với một biến trở R21 nối đất. Dùng biến trở này để điều chỉnh điện áp vào bộ đệm là 2.73V. Bộ đệm dùng để hạn chế dòng điện trong mạch .
+ Qua bộ đệm điện áp vẫn là 2.73V . Điện áp này được đưa đến một mạch trừ.
+ Bộ trừ được nối với các điện trở như hình vẽ . Giá trị của các điện trở được cho như trên hình. Với cách mắc như vậy điện áp ra của bộ trừ là :
Vout = Vin(+) –Vin(-)
Ta có :
Vin(+) = 2.73 - 3.73 V
Vin(-) = 2.73V
Do vậy :
Vout = 0 - 1V
Ta đã đạt được yêu cầu về điện áp. Và cũng để hạn chế dòng điện ta phải đưa điện áp này vào ADC qua một bộ đệm như trên hình vẽ.
Ta cần hiển thị kết quả ra LED ,muốn vậy cần có sự đồng nhất :
Nhiệt độ đo( 0C ) Mã nhị phân ở đầu ra của ADC
+ Điện áp ở lối ra của LM335 là 10mV / 0C
+ Do vậy vấn đề này được giải quyết bằng cách đặt điện áp ở các chân Vref của ADC thích hợp.
Như ta đã biết ADC 0809 có 8 bít ở đầu ra nên có:
28 - 1 = 255 ( bậc thang )
Ta sử dụng nguồn 5V,và 1 biến trở để tạo ra Vref(+) của ADC0809 là 2.55V,
Nờn suy ra điện áp Ù(ref)=2.55V .
Kích cỡ bậc thang là :
2.55/ 255 =0.01(V)
- Điện áp đưa tới chân vào của ADC là 0 - 1 V tương ứng với nhiệt độ đầu đo của cẩm biến là 0 - 100 0C
- Tín hiệu lối ra của cảm biến 10mV / 0C.
- Kích cỡ bậc thang 10mV
Khối chuyển đổi ADC - sử dụng ADC0809
Có nhiều phương pháp để chuyển đổi một đại lượng tương tự sang giá trị số như:
- ADC dạng sóng bậc thang :lớp ADC đơn giản này sử dụng bộ đếm nhị phân làm thanh ghi và cho phép xung nhịp đẩy bộ đếm tăng mỗi lần một bước,cho đến khi VAX # VA. ADC loại này gọi là ADC sóng bậc thang vì dạng sóng tại VAX có từng bậc đi lên . ADC dạng sóng bậc thang bao gồm một bộ đếm ,một DAC ,một bộ so sánh tương tự ,và một cổng AND điều khiển . Đầu ra bộ so sánh dùng làm tín hiệu điều khiển kết thúc chuyển đổi EOC-tớch cực mức thấp
*Ưu điểm: +Tương đối đơn giản
+Phù hợp với các ứng dụng tốc độ chậm.
*Nhược điểm:Nếu tăng số bit để tăng độ phân giải thi khi đó chỉ cần thêm 1 bit ,thời gian chuyển đổi đã tăng gấp đôi.Như vậy tăng độ phân giải thì thời gian chuyển đổi kéo dài.Vì thế ADC loại này không phù hợp với những ứng dụng đòi hỏi phải liên tục chuyển đổi một tín hiệu tương tự thay đổi nhanh thành tín hiệu số.
- ADC liên tiếp-xấp xỉ(ADC0804,ADC0809...).
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi , nhưng mạch điện có phức tạp nhưng thời gian chuyển đổi ngắn hơn . Phương pháp này có thời gian chuyển đổi không phụ thuộc vào điện áp ngõ vào .
Clock
Start
EOC
VA
V’A
+
_
DAC
Thanh ghi điều khiển
Logic điều khiển MSB LSB
Sơ đồ khối chuyển đổi ADC dùng phương pháp xấp xỉ liên tiếp
Hoạt động
Khi tác động cạnh xuống của xung Start thì ADC bắt đầu chuyển đổi
-Mạch logic điều khiển đặt bit có nghĩa lớn nhất của thanh ghi diều khiển lên mức cao và tất cả các bit còn lại ở mức thấp . Số nhị phân ra ở thanh ghi điều khiển được qua mạch DAC để tạo ra điện áp tham chiếu V’a .
Nếu V’a > Va thì ngõ ra bọ so sánh xuống mức thấp làm cho mạch logic diều khiển xóa bit MSB xuống mức thấp
Nếu V’a <Va thì ngõ ra bọ so sánh ở mức cao làm cho mạch logic điều khiển giữ bit MSB ở mức cao .
Tiếp theo mạch logic điều khiển đưa bit có nghĩa kế bit MSB lên mức cao và tạo ở ngõ ra khối DAC một điện áp tham chiếu V’a rồi đem so sánh tương tự như bit MSB như trên . Quá trình này cứ tiếp tục cho đến bit cuối cùng trong thanh ghi điều khiển . Lúc đó thì V’a gần bằng Va ngõ ra của mạch logic điều khiển báo kết thúc chuyển đổi .
Như vậy mạch đổi ra n bit chỉ mất n chu kì xung clock nên có thể đạt tốc độ rất cao . Tuy nhiên mạch ADC xấp xỉ liên tiếp lại không thể đáp ứng với tín hiệu tương tự vào biến đổi cực nhanh .
- ADC chuyển đổi nhanh(MC10319,AD9010,... )
+Bộ chuyển đổi nhanh (fast converter)là loại ADC có tốc độ cao nhất nhưng sơ đồ mạch phức tạp hơn các loại khác.Chẳng hạn,ADC nhanh N bit cần 2N-1 bộ so sánh,2N điện trở và logic mã hoá cần thiết.
+ Bộ chuyển đổi nhanh không cần tín hiệu xung nhip vì tiến trình chuyển đổi xảy ra liên tục.
+ Thời gian chuyển đổi là thời gian cần thiết để xuất hiện một đầu ra số đáp lại một thay đổi ở đầu vào tương tự,chỉ phụ thuộc vào khoảng trễ do truyền của bộ so sánh và bộ mã hoá.Do đó ADC nhanh có thời gian chuyển đổi vô cùng ngắn ngủi:
VD:MC10319(Motorola)-8 bit: tc<20ns
AD9010(Analog Devices)-10 bit: tc<15ns.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như:ADC sóng bậc thanh lên/xuống;ADC tích hợp hai độ dốc;ADC chuyển đổi điện thế thành tần số; điều biến sigma/delta.
TỔNG QUAN Về ADC 0809:
ADC0809 là bộ chuyển đổi tương tự-số 8 bit 8 đầu vào tương tự được dồn kênh bởi 1 bộ dồn kênh tích hợp sẵn trên chip ADC.Như vậy một mặt nó không cần bộ dồn kênh tương tự ngoài ,mặt khác lại cho phép có nhièu đầu vào hơn, Điều này rất thuận tiện cho việc đo ,giám sát các đại lương vật lý ở nhiều điểm đo khác nhau.
ADC0809 có 8 kênh đầu vào tương tự .Như vậy ADC0809 cho phép giám sát đồng thời 8 bộ cảm biến,8 kênh đầu vào tương tự được dồn kênh và được chọn nhờ nhờ 3 chân địa chỉ A,B,C .
ADC0809 hoạt động theo phương pháp liên tiếp-xấp xỉ.
Các đặc tính:
-Dễ dàng giao tiếp với các bộ vi xử lý
-Bộ dồn kênh 8 đầu vào với logic địa chỉ
-Dải điện áp đầu vào 5V và nguồn cấp 5 V
Một vài thông số kỹ thuật chính:
-Độ phân giải: 8 bit
-Sai số : +/- 1LSB
-Nguồn cung cấp: 5V .
-Công suất: 15mW.
-Tốc độ chuyển đổi: <100us
Sơ đồ khối cấu trúc bên trong ADC0809:
Các chân của ADC0809
Sơ đồ chân của ADC0809
-Vcc: Chân cấp nguồn.
Điện áp nguồn:5V
-GND: Chân nối đất.
- Vref(+) và Vref(-)
Hai chân đưa điện áp tham chiếu.
Thường Vref (-) nối đất.Trong bài Vref(+) được nối với nguồn 5V và một biến trở 10k để lấy ra Vref(+)=2.55V
-IN0->IN7(Input):-8 kênh đầu vào tương tự.
- ADDA,ADDB,ADDC là 3 chân chọn kờnh đầu vào.
A,B,C la 3 bit chọn 1 trong 8 kênh đầu vào của 1 Multiplexer tương tự được tích hợp trong bộ ADC0809.
-ALE(Address Latch Enable):
Chân để chốt địa chỉ (kênh vào).
- Start: Chân gửi tín hiệu bắt đầu chuyển đổi.
- EOC(End off Convertion):Chân nay để gửi tín hiệu kết thúc chuyển đổi.
- OE(Output Enable): Chân gửi tín hiệu cho phép lấy số liệu số ở đầu ra.
- 01->08: là 8 chân tương ứng 8 bit đầu ra của số liệu 8 bit đã được chuyển đổi.
- CLK: Chân tín hiệu Clock , để gửi tín hiệu xung đồng hồ để ADC làm việc .
CHỨC NĂNG & HOẠT ĐỘNG CỦA ADC0809
* Sơ đồ khối chức năng của ADC0809:
*ADC0809 thể hiện trên sơ đồ trên có thể dược chia theo chức năng thành 2 mạch con cơ bản.Hai mạch con này là một bộ dồn kênh và một bộ chuyển đổi A/D.
-Bộ dồn kênh sử dụng 8 khoá tương tự công nghệ CMOS chuẩn để cung cấp một trong 8 đầu vào tương tự.Các khoá được điều khiển chọn,tuỳ thuộc vào số liệu được chốt ở thanh ghi địa chỉ bộ dồn kênh (multiplexer address register) 3 bit.
- Khối chức năng thứ hai là bộ chuyển đổi A/D liên tiếp-xấp xỉ,chuyển tín hiệu tương tự đầu ra của bộ dồn kênh thành một từ số 8 bit. Đầu ra bộ dồn kênh sẽ đi đến một trong hai đầu vào của bộ so sánh. Đầu vào kia nhân được từ 1 thang điện trở 256R được mắc vào một cây khoá dùng transistor MOSFET (MOSFET transistor switch tree).Logic điều khiển bộ chuyển đổi sẽ điều khiển switch tree, đưa điện áp tương ứng chảy ra(funneling a particular tap voltage) đến bộ so sánh. Đặt cơ sở cho kết quả của sự so sánh này,bộ logic điều khiển và thanh ghi liên tiếp xấp xỉ(SAR)sẽ quyết định điện áp được chọn để lấy ra sẽ cao hơn hay thấp hơn giá trị hiện tại trên thang điện trở.Tiến trình(algorithm)này được thực hiện 8 lần trong 1 chuyển đổi,mỗi chuyển đổi cần 8 chu kỳ đồng hồ.Như vậy tổng cộng thời gian chuyển đổi là 64 chu kỳ đồng hồ.
-Khi một chu kỳ chuyển đổi hoàn thành,số liệu kết quả được đưa vào bộ chốt đầu ra 3 trạng thái.Số liệu trong bộ chốt đầu ra có thể sau đó có thể được đọc bởi một hệ thống tiếp nhận số liệu(host system) bất cứ lúc nào trước khi kết thúc chu kỳ chuyển đổi tiếp theo .Khả năng 3 trạng thỏi của bộ chốt cho phép giao tiếp dễ dàng với các hệ thống bus định hướng(bus oriented systems).
-Thực hiện hoạt động của các bộ chuyển đổi này bằng một bộ vi xử lý hoặc một số logic điều khiển thì rất đơn giản.Thiết bị điều khiển đầu tiên sẽ chọn kênh vào. Để làm điều này ,một địa chỉ kênh 3 bit được áp vào các chân A,B,C;và chân ALE (Address Latch Enable) được đưa xung tích cực để khoá địa chỉ vào thanh ghi địa chỉ bộ dồn kênh.
Kênh được chọn
C
B
A
IN0
0
0
0
IN1
0
0
1
IN2
0
1
0
IN3
0
1
1
IN4
1
0
0
IN5
1
0
1
IN6
1
1
0
IN7
1
1
1
- Để bắt đầu chuyển đổi,chân START được áp xung tích cực. ở sườn lên của xung này,những thanh ghi trong được xoá và ở sườn xuống sự chuyển đổi được bắt đầu.
Cần 8 chu kỳ đồng hồ trong mỗi lần xấp xỉ.Dù là không có chuyển đổi trong quá trình đó,ADC0809 vẫn quay vòng ở bên trong(internally cycling) qua 8 chu kỳ đồng hồ.Một xung start có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt quá trình này nhưng sự chuyển đổi sẽ không thật sự bắt đầu đến khi bộ chuyển đổi quay vòng bên trong đến khi bắt đầu chuỗi 8 chu kỳ đồng hồ sau.Chỉ cần chân START được giữ ở mức cao thì sẽ không có chuyển đổi,nhưng khi chân start đựơc đưa xuống thấp sự chuyển đổi sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian 8 chu kỳ đú.
-Đầu ra EOC được lật ở sườn lên của xung start.Nó cũng được điều khiển bởi chu trình gồm 8 chu kỳ đồng hồ,nên nó sẽ xuống thấp trong khoảng thời gian 8 chu kỳ đồng hồ khi xảy ra sườn lên của xung start .
Sơ đồ thời gian của ADC0809:
Kết nối các chân của ADC0809 với VĐK8051
Vì chỉ dùng 1 đầu đo nên 3 chân ADDA,B,C ta đặt ở mức 0
01-08 là 8 bit đầu ra được nối với cổng P0 của 8051
EOC nối với ngắt ngoài INT0
ALE,START,EO được điều khiển bởi các tín hiệu READ/WRITE
Đầu đo nhiệt độ nối vào IN0.
Bộ vi xử lý 8051
Tổng quan cấu trúc 8051:
MCS-51 là họ vi điều khiển của INTEL. Các nhà sản xuất IC khác như Siemens, Advanced Micro Divices, Fujitsu và Philips được cấp phép làm các nhà cung cấp thứ hai cho các chíp của họ MCS-51.Vi mach tổng quát cưa họ MCS-51 là chíp 8051, linh kiện đầu tiên của họ này được đưa ra thị trường. Chíp 8051 có các đặc trưng được tóm tắt như sau :
_4KB ROM.
_128 byte RAM.
_ 4 port xuất nhập (I/O port ) 8- bit.
_ 2 bộ định thời 16 bit.
_ Mạch giao tiếp nối tiếp.
_ Không gian nhớ chương trình (mã) ngoài 64K.
_ Không gian nhớ dữ liệu ngoài 64K.
_ Bộ xử lý bít(thao tác trên các bit riêng rẽ).
_ 210 vị trí được định địa chỉ, mỗi vị trí 1 bit.
Sơ đồ khối của chíp 8051.
Tổ chức chân của MCS51:
S¬ ®å ch©n cña 8051 d¹ng DIP.
Tổ chức chân của 8051 dạng PQFP/TQFP và PLCC
port 0 : chức năng ở trên chân từ 32 đến 39 trong các thiết kế cỡ nhỏ (không dùng bộ nhớ mở rộng ) có hai chức năng như các đường IO. Đối với các thiết kế cỡ lớn ( với bộ nhớ mở rộng ) nó được kết hợp kênh giữa các bus ).
port1 : là một port I/O trên các chân 1-8. Các chân được ký hiệu P1.0, P1.1, P1.2 ... có thể dùng cho các thiết bị ngoài nếu cần. Port1 không có chức năng khác, vì vậy chúng ta có thể dùng chúng trong giao tiếp với các thiết bị ngoài một cách tự do.
Port 2 : là một port công dụng kép trên các chân 21 - 28 được dùng như các đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết kế dùng bộ nhớ mở rộng.
Port 3 : là một port công dụng kép trên các chân 10 - 17. Các chân của port này có nhiều chức năng, các công dụng chuyển đổi có liên hệ với các đặc tính đặc biệt của 8051 / 8031 như ở bảng sau :
Bit
Tên
Chức năng chuyển đổi
P3.0
RXD
Dữ liệu nhận cho port nối tiếp
P3.1
TXD
Dữ liệu phát cho port nối tiếp
P3.2
INTO
Ngắt 0 bên ngoài
P3.3
INT1
Ngắt 1 bên ngoài
P3.4
TO
Ngõ vào của timer/counter 0
P3.5
T1
Ngõ vào của timer/counter 1
P3.6
WR
Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài
P3.7
RD
Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài
Chức năng của các chân trên port3
PSEN (Program Store Enable ) : 8051 có 4 tín hiệu điều khiển
PSEN là tín hiệu ra trên chân 29. Nó là tín hiệu điều khiển để cho phép bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối đến chân OE (Output Enable) của một EPROM để cho phép đọc các bytes mã lệnh.
PSEN sẽ ở mức thấp trong thời gian lấy lệnh. Các mã nhị phân của chương trình được đọc từ EPROM qua bus và được chốt vào thanh ghi lệnh của 8051 để giải mã lệnh. Khi thi hành chương trình trong ROM nội (8051) PSEN sẽ ở mức thụ động (mức cao).
ALE (Address Latch Enable ) :Tín hiệu ra ALE trên chân 30 tương hợp với các thiết bị làm việc với các xử lí 8585, 8088, 8086, 8051 dùng ALE một cách tương tự cho làm việc giải các kênh các bus địa chỉ và dữ liệu khi port 0 được dùng trong chế độ chuyển đổi của nó : vừa là bus dữ liệu vừa là byte thấp của địa chỉ, ALE là tín hiệu để chốt địa chỉ vào một thanh ghi bên ngoài trong nữa đầu của chu kỳ bộ nhớ. Sau đó, các đường port 0 dùng để xuất hoặc nhập dữ liệu trong nữa sau chu kỳ của bộ nhớ.
Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể được dùng là nguồn xung nhịp cho các hệ thống. Nếu xung trên 8051 là 12MHz thì ALE có tần số 2MHz. Chỉ ngoại trừ khi thi hành lệnh MOVX, một xung ALE sẽ bị mất. Chân này cũng được làm ngõ vào cho xung lập trình cho EPROM trong 8051.
EA (External Access) :Tín hiệu vào EA trên chân 31 thường được mắc lên mức cao (+5V) hoặc mức thấp (GND). Nếu ở mức cao, 8051 thi hành chương trình từ ROM nội trong khoảng địa chỉ thấp (4K). Nếu ở mức thấp, chương trình chỉ được thi hành từ bộ nhớ mở rộng. Khi dùng 8031, EA luôn được nối mức thấp vì không có bộ nhớ chương trình trên chip. Nếu EA được nối mức thấp bộ nhớ bên trong chương trình 8051 sẽ bị cấm và chương trình thi hành từ EPROM mở rộng. Người ta còn dùng chân EA làm chân cấp điện áp 21V khi lập trình cho EPROM trong 8051.
RST (Reset) :Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ reset của 8051. Khi tín hiệu này được đưa lên múc cao (trong ít nhất 2 chu kỳ máy ), các thanh ghi trong 8051 được tải những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống.
Cấp clock cho 8051
Xtal1 & Xtal2 :Như đã thấy trong các hình trên, 8051 có một bộ dao động trên chip. Nó thường được nối với thạch anh giữa hai chân 18 và 19. Các tụ giữa cũng cần thiết như đã vẽ. Tần số thạch anh thông thường là 12MHz.
Power: 8051 vận hành với nguồn đơn +5V. Vcc được nối vào chân 40 và Vss (GND) được nối vào chân 20.
2. Tổ chức bộ nhớ :
Bộ nhớ bên trong bao gồm ROM (8051) và RAM trên chip, RAM trên chip bao gồm nhiều phần : phần lưu trữ đa dụng, phần lưu trữ địa chỉ hóa từng bit, các bank thanh ghi và các thanh ghi chức năng đặc biệt.
Tóm tắt các vùng bộ nhớ của 8051
Như ta đã thấy trên hình, RAM bên 8051 được phân chia giữa các bank thanh ghi (00H-1FH), RAM địa chỉ hóa từng bit (20H-2FH) , RAM đa dụng (30H--7FH) và các thanh ghi chức năng đặc biệt (80H-FFH).
Bộ nhớ ROM có 30 byte đầu tiên được dành cho bảng vector ngắt :
RAM trên chip bao gồm vùng RAM đa chức năng, vùng RAM với từng bit được định địa chỉ, các dóy thanh ghi (bank) và các thanh ghi chức năng đặc biệt.
Vùng RAM đa mục đích: Có 80 byte, địa chỉ từ 30H đến 7FH
Bất cứ vị trí nào trong vùng RAM ta đều có thể truy xuất tự do bằng cách sử dụng định địa chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vùng RAM định địa chỉ:
Chip 8951 chứa 210 vi trí định địa chỉ in đó có 128 byte chứa trong các byte ở địa chỉ 20H đến 2FH (16 byte x 8 = 128 bits), phần còn lại chứa trong các thanh ghi chức năng đặc biệt.
Công dụng: + Truy xuất các bit riêng rẽ thông qua các phần mền.
+ Các port có thể địng địa chỉ từng bit, làm đơn giản việc giao tiếp băng phần mền với các thiết bị xuất nhập đơn bit.
Các dãy thanh ghi:
Có địa chỉ từ 00H đến 1FH, 32 vị trí thấp nhất của bộ nhớ nội chứa các dãy thanh ghi. Các lệnh của 8951 hỗ trợ 8 thanh ghi tử R0 đến R7 (mặc định thuộc bank 0 sau khi reset hệ thống)
Các thanh ghi chức năng đặc biệt (SFR)
Không phải tất cả 128 địa chỉ từ 80H đến FFH đều được định nghĩa mà chỉ có 21 địa chỉ được định nghĩa.
Các thanh ghi chức năng đặc biệt bao gồm:
+ PSW: có địa chỉ là D0H
Bit
Kí hiệu
Địa chỉ
Mô tả
PSW.7
CY
D7H
Cờ Nhớ
PSW.6
AC
D6H
Cờ nhớ phụ
PSW.5
F0
D5H
Cờ 0
PSW.4
RS1
D4H
Chọn dãy thanh ghi 1
PSW.3
RS0
D3H
Chọnh dãy thanh ghi 0
00 = bank 0: địa chỉ từ 00F đến 07H
01 = bank 1: địa chỉ từ 08F đến 0FH
10 = bank 2: địa chỉ từ 00F đến 07H
11 = bank 3: địa chỉ từ 00F đến 07H
PSW.2
OV
D2H
Cờ tràn
PSW.1
-
D1H
Dự trữ
PSW.0
P
D0H
Cờ kiểm tra chẵn lẻ
+ Thanh ghi B: Có địa chỉ F0H được dùng chung với thanh chứa A trong các phộp toán nhân và chia.
+ Con trỏ Stack (SP) : là thanh ghi 8 bit ở địa chỉ 81H, nó chứa địa chỉ của dữ liệu hiện đang ở đỉnh của stack.
+ Con trỏ dữ liệu DPTR:
- Dùng để truy xuất bộ nhớ chương trình ngoài hoặc bộ nhớ dữ liệu ngoài.
- DPTR là thanh ghi 16 bit có địa chỉ 82H (byte thấp ) và 83H (byte cao).
+ Các thanh ghi port:
- Port 0 : địa chỉ 80H
- Port 1 : địa chỉ 90H
- Port 2 : địa chỉ A0H
- Port 3 : địa chỉ B0H
+ Các thanh ghi định thời:
8951 có 2 bộ định thời/đếm dùng để định khoảng thời gian hoặc đếm các sự kiện.
- Bộ định thời 0: địa chỉ 8AH (TL0 ) va 8CH (TH0)
- Bộ định thời 1: địa chỉ 8bH (TL1 ) va 8DH (TH1)
Hoạt động của bộ định thời được thiết lập bởi thanh ghi chế độ định thời TMOD ở địa chỉ 89H và thanh ghi điều khiển bộ định thời TCON ở địa chỉ 88H (chỉ có TCON được định địa chỉ từng bit)
a. Thanh ghi chế độ định thời TMOD:
GATE
C/T
M1
M0
GATE
C/T
M1
M0
TMOD chứa hai nhóm 4 bit dùng để thiết lập chế độ định thời cho bộ định thời 0 và bộ định thời 1.
TMOD không được định địa chỉ từng bit mà được thiết lập một lần bằng phần mềm ở đầu chương trình.
Bit Tên Bộ định thời Mô tả
7 GATE 1 -Bit điều khiển cổng. Bộ định thời 1 hoạt động khi
GATE được set bằng 1 và /INT1 ở mức cao.
6 C/T 1 - Bit chọn chế độ đếm hoặc định thời. Xoá bằng 0 khi
đếm sự kiện (tín hiệu vào từ đồng hồ hệ thống trong
chip), set bằng 1 khi hoạt động định thời
5 M1 1 - Bit chọn chế độ.
4 M0 1 - Bit chọn chế độ.
Tương tự như vậy với 4 bit của bộ định thời 0. Với các chế độ định thời được chọn:
M1 M0 Chế độ Mô tả
0 0 0 Chế độ định thời 13 bit
0 1 1 Chế độ định thời/ bộ đếm 16 bit
1 0 2 Chế độ định thời/ bộ đếm 8 bit tự nạp lại
1 1 3 Timer 0: TL0 là bộ định thời/ đếm 8 bit điều khiển.
bởi các bit chọn của Timer 0 chuẩn. TH0 là một bộ
timer 8 bit điều khiển bởi các bit chọn của Timer 1.
Còn Timer 1 dừng không hoạt động
b. Thanh ghi điều khiển định thời TCON:
TF1
TR1
TF0
TR0
IE1
IT1
IE0
IT0
Bit Tên Địa chỉ bit Mô tả
TCON.7 TF1 8Fh Cờ tràn của bộ định thời 1. Được set bởi phần cứng khi có tràn, được xoá bởi phần mềm hoặc phần cứng khi bộ vi xử lý trỏ đến trình phục vụ ngắt.
TCON.6 TR1 8Eh Bit điều khiển Timer 1. Set hoặc xoá bởi phần cứng để timer 1 hoạt động hoặc ngừng.
TCON.5 TF0 8Dh Cờ tràn của Timer 1. Set/ xoá bởi phần cứng khi Timer/ Counter 0 tràn hoặc bộ vi xử lý trỏ đến trình phục vụ ngắt.
TCON.4 TR0 8Ch Bit điều khiển hoạt động của Timer 0.
TCON.3 IE1 8Bh Cờ ngắt bên ngoài 1 (kích khởi cạnh). Hoạt động bởi phần cứng.
TCON.2 IT1 8Ah Cờ ngắt bên ngoài 1 (kích khởi cạnh hoặc mức). Hoạt động bởi phần mềm.
TCON.1 IE0 89h Cờ ngắt bên ngoài 0 (kích khởi cạnh). Hoạt động bởi phần cứng.
TCON.0 IT0 88h Cờ ngắt bên ngoài 0 (kích khởi cạnh hoặc mức). Hoạt động bởi phần mềm.
+ Các thanh ghi của port nối tiếp: Chip 8951 có 1 port nối tiếp để truyền thông với các thiết bị như các thiết bị đầu cuối hoặc modem...
+ Các thanh ghi ngắt: có một cấu trúc ngắt với 2 mức ưu tiên và 5 nguyên nhân ngắt. Các ngắt bị vô hiệu hoá sau khi Reset hệ thống và được phép bằng cách vào thanh ghi IE ở địa chỉA8H.
Mức ưu tiên ngắt được thiết lập bởi thanh ghi IP ở địa chỉ B8H.
+ Thanh ghi điều khiển nguồn: PCON có địa chỉ 87H.
3. Hoạt động định thời:
Là một chuỗi các Flip-Flop nối tiếp nhau và nhận tín hiệu từ nguồn xung nhịp. Bộ định thời được lập trỡnh sao cho sẽ tràn trong một khoảng thời gian nhất định và set cờ tràn của bộ định thời = 1.
Các bộ định thời sử dụng để:
- Định thời trong một khoảng thời gian.
- Đếm sự kiện.
- Tạo tốc độ baud cho các port nối tiếp.
Các bộ định thời được truy xuất bằng cách sử dụng 6 thanh ghi chức năng đặc biệt.
SFR của bộ định thời
Mục đích
Địa chỉ
Địa chỉ của Bit
TCON
Điều khiển
88H
Có
TMOD
Chon chế độ
89H
Không
TL0
Byte thấp của bộ định thời 0
8AH
Không
TL1
Byte thấp của bộ định thời 1
8BH
Không
TH0
Byte cao của bộ định thời 0
8CH
Không
TH1
Byte cao của bộ định thời 1
8DH
Không
4. Hoạt động ngắt:
Là một sự kiên, một điều kiện làm cho chương trình hiện hành tạm dừng trong khi điều kiện được phục vụ bởi một chương trình khác. Ngắt đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện ứng dụng các bộ vi điều khiển.
Tổ chức ngắt của 8951:
. Có 5 nguyên nhân tạo ra ngắt: 2 ngắt do bên ngoài, 2 ngắt do bộ định thời, một ngắt do port nối tiếp.
. Khi xảy ra 2 hay nhiều ngắt đồng thời hoặc một ngắt trong khi đang thực hiên một ngắt khác thì ta sẽ có 2 sơ đồ xử lý các ngắt: Sơ đồ chuỗi vòng và sơ đồ mức ưu tiên.
Ngắt được cho phép và không được cho phép
Bit
Kí hiệu
Địa chỉ bit
Mô tả
(0= Không cho phép; 1= Cho phép)
IE.7
EA
AFH
Cho phép/ không cho phép toàn cục
IE.6
-
AEH
Không sử dụng
IE.5
ET2
ADH
Cho phép ngắt do bộ định thời 2
IE.4
ES
ACH
Cho phép ngắt do port nối tiếp
IE.3
ET1
ABH
Cho phép ngắt do bộ định thời 1
IE.2
EX1
AAH
Cho phép ngắt từ bên ngoài (Ngắt ngoài 1)
IE.1
ET0
A9H
Cho phép ngắt do bộ định thời 0
IE.0
EX0
A8H
Cho phép ngắt từ bên ngoài (Ngắt ngoài 0 )
* Ưu tiên ngắt:
Các ưu tiên ngắt được lập trình riêng rẽ để có một trong 2 mức ưu tiên thông qua các thanh ghi chức năng đặc biệt được định địa chỉ bit.
Bit
Kí hiệu
Địa chỉ bit
Mô tả
(0= Không cho phép; 1= Cho phép)
IP.7
-
-
Không sử dụng
IP.6
-
-
Khụng sử dụng
IP.5
PT2
BDH
Ưu tiên ngắt do bộ định thời 2
IP.4
PS
BCH
Ưu tiên ngắt do port nối tiếp
IP.3
PT1
BBH
Ưu tiên ngắt do bộ định thời 1
IP.2
PX1
BAH
Ưu tiên ngắt từ bên ngoài (Ngắt ngoài 1)
IP.1
PT0
B9H
Ưu tiên ngắt do bộ định thời 0
IP.0
PX0
B8H
Ưu tiên ngắt từ bên ngoài (Ngắt ngoài 0 )
Xử lý ngắt:
Các thao tác xảy ra sau khi ngắt:
- Hoàn tất việc thực thi lệnh hiện hành.
- Bộ đếm chương trình PC được hoàn tất.
- Trạng thái của ngắt hiện hành được lưu giữ lại.
- Các ngắt được chặn lại ở mức ngắt.
- Bộ đếm chương trình PC được nạp địa chỉ véctơ của trình phục vụ ngắt ISR
- SR được thực thi.
Các cờ ngắt:
Ngắt
Cờ
Thanh ghi SFR và vị trí bít
Do bên ngoài (ngắt ngoài 0)
IE0
TCON.1
Do bên ngoài (ngắt ngoài 1)
IE1
TCON.3
Do bộ định thời 1
TF1
TCON.7
Do bộ định thời 0
TF0
TCON.5
Do port nối tiếp
TI
SCON.1
Do port nối tiếp
RI
SCON.0
* Thanh ghi điều khiển hoạt động cổng nối tiếp SCON:
SM0
SM1
SM2
REN
TB
RB8
TI
RI
Bit Ký hiệu Mô tả
SCON.7 SM0 Bit 0 chọn chế độ của port nối tiếp.
SCON.6 SM1 Bit 1 chọn chế độ của port nối tiếp.
SCON.5 SM2 Bit 2 chọn chế độ của port nối tiếp.
SCON.4 REN Set/ xoá bằng phần mềm để cho phép/ không cho phép thu.
SCON.3 TB8 Bit phát 8. Bit thứ 9 được phát ở các các chế độ 2 và 3; được set hoặc xoá bởi phần mềm.
SCON.2 RB8 Bit phát 8. Bit thứ 9 nhận được cờ ngắt phát; được xoá bởi phần mềm.
SCON.1 TI Cờ ngắt phát.
SCON.0 RI Cờ ngắt thu.
Khối phím ấn
Khối phím gồm 4 phím là :Func,DEC,INC,OK.Khi bấm vào phím nào đố VXL sẽ gọi chương trình phục vụ ngắt phím.Các phím này được dùng để tăng và lưu giá trị nhiệt độ.
Phím FUNC :lưu giá trị cảnh báo max
Phím DEC: tăng giá trị nhiệt độ đặt
Phím INC: giảm giá trị nhiệt độ đặt
Phím OK: lưu giá trị cảnh báo min
Ta dùng vi mach 74LS148 để giải mã phím.Khi ấn nút vi mạch sẽ phát ra 1 ngắt để cho VXL biết để nhận mã phím vào
Đặc điểm chính của vi mạch 74LS148
-Là 1 IC mã hóa có 8 đường vào song song.Mỗi đường vào sẽ tưong ứng với 1 mã nhị phân ở lối ra song song qua 3 cổng A,B,C
-Các lối vào có các chân X0-X7 là các lối vào ưu tiên tích cực thấp,chân EI là lối vào cho phép tích cực thấp
- Các lối ra gồm có các chân ADC là các mã của đầu vào,chân EO là lối ra cho phép tích cực cao,chân GS sẽ phát ra 1 ngắt khi có phím được ấn
EI
X0
X1
X2
X3
X4
X5
X6
X7
GS
A
B
C
EO
H
X
X
X
X
X
X
X
X
H
H
H
H
H
L
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
L
L
X
X
X
X
X
X
X
L
L
L
L
L
H
L
X
X
X
X
X
X
L
H
L
H
L
L
H
L
X
X
X
X
X
L
H
H
L
L
H
L
H
L
X
X
X
X
L
H
H
H
L
H
H
L
H
L
X
X
X
L
H
H
H
H
L
L
L
H
H
L
X
X
L
H
H
H
H
H
L
H
L
H
H
L
X
L
H
H
H
H
H
H
L
L
H
H
H
L
L
H
H
H
H
H
H
H
L
H
H
H
H
Các đầu vào từ X4-X7 ,ta sẽ có các đầu ra A,B,C có mã tương ứng là
Phím
A
B
C
FUNC
1
1
0
DEC(-)
1
0
0
INC(+)
0
1
0
OK
0
0
0
Hiển thị Led
Sử dụng 1 LED 4digit để hiển thi nhiệt độ.
Tín hiệu từ P2 của khối Vi xử lý được đua qua bộ giải mã LED 7 thanh 74LS47 đến LED 7 thanh.
Nhiệt độ môi trường được đo trong khoảng 0OC đến 100OC và hiển thị trên LED.
RS 232
Max 232 là mạch truyền tin công nghiệp khi Master gọi Slave thì mở phiên truyền tin.Việc truyền tin đi xa ở mức điện áp TTL có thể gây suy giảm điện áp ,lẫn nhiễu làm khó phân biệt được tín hiệu 0 hay 1 .Điều này làm sai lêch thông tin nên truyền thông đi xa phải tăng mức điện áp
Nhưng mức điện áp của các mạch số TTL là khcs với mức điện áp của máy tinh nên cần có mạch chuẩn
Cổng nối tiếp RS232 là giao diện dùng cho nhiều mục đích đo lường điều khiển và nhiều ứng dụng điều khiển khác.Trong PC cổng nối tiếp thường là các cổng COM1, COM2.Việc truyền dữ liệu qua cổng RS232 được tiến hành theo cách nối tiếp tức là các dữ liệu truyền nối tiếp trên 1 đường dây ,cổng RS232 dễ dàng cho liên kết điểm-điểm,giữa 2 máy tính với nhau hay giữa máy tính với ngoại vi
Các thông số kỹ thuật :
Tốc độ truyền tối đa là 20BAUD
Khoảng cách cực đại là 15m
Mức logic 1là từ -3 đến -25V
Mức logic 0là từ 3 đến 25V
Tín hiệu nhiễu cho phép 2V
Cấu trúc cổng nối tiếp kiểu chân
Chân
Chức năng
Vào /Ra
1
DCD
IN
2
RxD
IN
3
TxD
OUT
4
DTR
OUT
5
GND
GROUND
6
DSR
IN
7
RST
OUT
8
CST
IN
9
RI
IN
Cấu trúc 1 Frame
Bit start
Bits Data
Bit Parity
Bit Stop
Khối nguồn cung cấp
Ta dùng 2 nguồn 5V và 9V cấp cho mạch
Sơ đồ nguyên lý tổng thể
Phần mềm
Lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán
Start
P3.3=1
Call Key_sev
Call Delay
Tạo xung Start, ALE cho ADC
Chờ ngắt ngoài EX0 (ADC biến dổi xong)
Tạo xung OE cho phép đọc dữ liệu từ ADC
Cất dữ liệu lấy từ ADC vào thanh Ro
Hiển thị nhiệt độ môi trường
Kiểm tra nhiệt độ để cảnh báo
END
phục vụ ngắt phím
Key-SRV
Cấm tất cả các ngắt gọi đến VXL
Cất các thanh ghi sẽ dùng
Đọc mã vào thanh ghi ACC
ACC=01
ACC=11
ACC=10
ACC=00
RETI
Tang muc thap
Giam muc thap
Tang muc cao
Giam muc cao
Lưu đồ kiểm tra
T>Tmax
T<Tmin
RETI
Gọi Red_Led
Gọi Blue_Led
Lưu đồ truyền tin
SC_SRV
Cấm các ngắt khác
Cho phép các ngắt
Gọi trình phục vụ ngắt truyền
RI=1
TI=1
Gọi trình phục vụ nhận byte
RETI
Phần mềm chương trình
# Include “89c51”
Org 00h
ljmp Start
Start :
Mov SP,#6Fh
mov IE,#00h
mov PSW,#00h
Mov R6,#20h
Mov R7,#80h
Mov TMOD,#01h ;chon che do 16 bit
mov P0,#0ffh
mov P1,#00h
Delay:
Mov TL0,#00h
Mov TH0,#00h
Setb TR0
Again :
jnb TF0,Again
clr TF0
ret
Delay1:
nop
nop
nop
nop
nop
ret
Loop: ;tao xung start cho ADC
jnc P3.3,Key_sev
Lcall Delay
setb P3.6
lcall delay1
clr P3.6
BD_xong:
setb P3.7 ;tao xung EO cho ADC
lcall delay1
clr P3.7
mov R0,P0
mov P0,#0ffh
mov A,R0
Lcall Led_show
clr P1.6
clr P1.7
lcall Canhbao
ljmp loop
Led_show : ;hien thi gia tri o thanh ghi A ra man Led
Mov R5,A
Anl A,#0fh
Clr P1.0
Clr P1.1
Setb P1.2
Mov P2,A
Mov A,R5
Swap A
Anl A,#0fh
Clr P1.0
Clr P1.2
Setb P1.1
Mov P2,A
Ret
Canhbao:
clr c
subb A,R6
jnc HT1
setb P1.6
HT1:
subb A,R7
jnc HT2
ljmp Loop
HT2:
etb P1.7
ret
Key_sev :
Push Acc
Mov A,P1
Swap A
Cjne A,#00,Kiem_tra1
Mov A,R6
Inc A
mov R6,A
Lcall Led_show1
ljmp ketthuc
Kiem_tra1 :
Cjne A,#01h,Ktra2
mov A,R6
Dec A
mov R6,A
lcall Led_show1
ljmp ketthuc
Ktra2 :
Cjne A,#02h,ktra3
mov A,R7
inc A
mov R7,A
lcall Led_show1
Lcall ketthuc
ktra3:
Cjne A,#03h,ketthuc
mov A,R7
dec A
mov R7,A
lcall Led_show1
Lcall ketthuc
ketthuc:
Pop Acc
Reti
; Truyen thong
Mov TMOD,#20h
Mov TH1,#0fdh
Mov SCON,#50
Setb TR1
Send:
Mov SBUF,A
Wait:
Jnb TI,Wait
Clr TI
Ret
End.
Đánh giá sai số
Sai số gặp phải của hệ VXL do các sai số:
-Sai số hệ thống:do sự hiểu biết sai lệch hoặc không đầy đử về hệ đo,hay do điều kiện sử dụng không tốt như:sai số do dặc tính của cảm biến,do các đại lượng chuẩn không đúng... và do xử lý kết quả đo
- Sai số ngẫu nhiên:không thể xác định do tín hiệu,các đại lượng ảnh hưởng
Đánh giá sai số
Bộ phận nguồn có thể cung cấp nguồn nuôi không ổn định gây sai số khoảng 1%
Cảm biến có sai số 10C dải đo 0-1000C nên sai số lên tới 1%
Mạch đo có thể do ảnh hưởng ngoài ,các linh kiện như điện trở,tụ,...có thể gây sai số ≤1%
ADC gây sai số 1 bước lượng tử nên sai số là 1/28 = 0.39%
Sai số tổng là
λ = (λ12 + λ22+ λ32+λ42)1/2 =1.8%
Vậy sai số của thiết bị tối đa là 1.8%
Như vậy sai số của mạch chủ yếu do phần tương tự,còn phần số nhỏ không đáng kể.Ta có thể dự tính được sai số và có phương pháp để giảm sai số
Kết luận,tài liệu tham khảo
Sau 12 tuần nghiên cứu ,thiết kế và được sự giúp đỡ tận tình của thầy Hoàng Sĩ Hồng chúng em đã hoàn thành các yêu cầu cơ bản của môn học đồ án Vi xử lý.Tuy bài tập của chúng em còn nhiều hạn chế do sự nghiên cứu ,tím hiểu về VĐK,linh kiện,thiếu kinh nghiệm thực tế nhưng qua thực hiện bài tập môn học này chúng em đã hiểu hơn về cấu tạo ,hoạt động và ứng dụng của VĐK,đặc biệt là VĐK89C51.Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Sĩ Hồng và các thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em.
Tài liệu tham khảo
-Kỹ thuật VXL và lập trình Assembly cho hệ VXL-Đỗ Xuân Tiến
-Họ vi điều khiển 8051-Nguyễn Tăng Cường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế hệ bộ vy xử lý đo nhiệt độ sử dụng VĐK89C51 và cảm biến LM335.doc