Thiết kế hệ thống đăng ký, gọi khám tự động áp dụng cho các phòng khám
Để phân biệt gói tin địa chỉ và gói tin dữ liệu
(mã lệnh), hệ thống sử dụng giao thức truyền
RS232 với frame truyền 12 bit trong đó có 9
bit dữ liệu. Bit thứ 9 bằng 1 là gói địa chỉ,
bằng 0 là gói dữ liệu.
Module điều khiển và hiển thị tại các trạm
Chức năng: Nhận dữ liệu từ các máy PC đặt
tại các phòng khám vệ tinh và thực hiện các
thao tác hiện thời (gọi số, hủy số, báo bận), tự
động xử lý gọi số khám tiếp theo trong hàng
đợi khi Bác sĩ gọi số, điều khiển hiển thị số
khám hiện thời lên bảng quang báo. Đồng
thời, Module này còn có nhiệm vụ truyền về
dữ liệu về máy Master đặt tại trung tâm phục
vụ cho tác vụ thống kê, báo cáo và hiển thị tại
bảng tổng hợp đặt tại khu vực chờ của bệnh
viện hoặc phòng khám.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hệ thống đăng ký, gọi khám tự động áp dụng cho các phòng khám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ, GỌI
KHÁM TỰ ĐỘNG
ÁP DỤNG CHO CÁC PHÒNG KHÁM
Nông Minh Ngọc và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 83 - 88
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ, GỌI KHÁM TỰ ĐỘNG
ÁP DỤNG CHO CÁC PHÒNG KHÁM
Nông Minh Ngọc*, Nguyễn Văn Huy
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo đề xuất phương pháp thiết kế, xây dựng hệ thống gọi khám bệnh nhân tự động dựa trên
mô hình hệ thống nhúng sử dụng họ vi điều khiển PIC và giao thức truyền thông theo chuẩn
RS485 nhằm giải quyết những trở ngại hiện tại của hệ thống đăng ký gọi khám bệnh nhân tại hầu
hết các phòng khám của các bệnh viện và phòng khám trung tâm. Hệ thống được xây dựng với
mục tiêu tin học hóa quy trình quản lý gọi khám bệnh nhân; thay thế hoàn toàn quy trình gọi khám
thủ công dựa trên giấy tờ truyền thống; tự động hóa việc sắp xếp, gọi khám bệnh nhân, giảm thiểu
chi phí quản lý và tạo ra tính công bằng cho bệnh nhân và cho xã hội.
Từ khóa: Vi điều khiển, vi xử lý, PIC, RS485, hệ thống nhúng, RS232.
GIỚI THIỆU
Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Thái Nguyên nói
riêng và một số tỉnh lân cận nói chung, tại hầu
hết các bệnh viện như: Bệnh viện Mắt Thái
Nguyên, Bệnh viện Đa khoa TW Thái
Nguyên, việc gọi khám bệnh nhân vào khám
đang gặp một số nhược điểm như:
Việc quản lý cấp số khám bệnh vẫn chủ yếu
theo phương pháp cổ điển bằng giấy tờ. Chưa
áp dụng bất kỳ một hệ thống gọi khám tự
động nào. Khi số lượng bệnh nhân tăng, việc
quản lý cấp số khám bệnh dẫn đến ùn tắc
(Hình1 và Hình 2).
Hình 1. Bệnh nhân xếp hàng để chờ khám tại
bệnh viện mắt Thái Nguyên
Tel: 0968 595888, Email: ngocnm@tnu.edu.vn
Hình 2. Hình ảnh chen lấn xếp hàng lấy số khám
bệnh tại bệnh viện Đa khoa TW TN
Hình 3. Hệ thống xếp hàng tự động tại Bệnh viện
Tràng An
Với phầm mềm đăng kí khám và xếp số tự
động bệnh nhân đến khám sẽ không phải chờ
đợi lâu để chờ khám bệnh bởi vì bệnh nhân
sau khi nhận được số vào khám sẽ chủ động
hoàn toàn về mặt thời gian, không còn vấn
nạn tiêu cực từ các y tá hay bác sỹ. Đồng thời
Nông Minh Ngọc và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 83 - 88
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giảm thiểu được hầu hết các nhược điểm của
phương pháp truyền thống đã nêu ở trên
Hình 4. Hệ thống xếp hàng tự động tại Phòng
khám 56- Hai Bà trưng, Hà Nội
HỆ THỐNG XẾP SỐ TỰ ĐỘNG
Sơ đồ khối hệ thống
Trong hệ thống, trung tâm điều khiển đóng
vai trò cung cấp số cho các bệnh nhân, truyền
nhận các tín hiệu từ các trạm vệ tinh, giám sát
quá trình bắt đầu và kết thúc một phiên khám
bệnh,…Đồng thời, hệ thống điều khiển tại
trung tâm có nhiệm vụ hiển thị bảng tổng hợp
bệnh nhân thăm khám tại các phòng vệ tinh.
Khu vực cấp số cho phép bệnh nhận đăng ký
khám bệnh, sau đó sẽ gửi tín hiệu về cho
trung tâm điều khiển để xử lý và truyền đến
các phòng khám vệ tinh.
Tại khu vực chờ, bảng hiển thị tổng hợp sẽ
cung cấp những thông tin về số khám hiện tại
các phòng khám vệ tinh cho bệnh nhân vào
thăm khám. Thông tin này giúp cho bệnh
nhân đưa ra các quyết định về mặt thời gian.
Hệ thống phần cứng tại các phòng khám vệ
tinh đảm nhiệm việc truyền nhận thông tin
đến máy trung tâm. Đồng thời, tại đây hệ
thống sẽ cho phép người điều khiển các tác
vụ: bỏ qua số hiện thời, chọn số kế tiếp,
chuyển số, báo bận; hiển thị số khám hiện
thời tại mỗi phòng khám vệ tinh. Bên cạnh
đó, phần mềm hệ thống sẽ cho phép bệnh
nhân đăng kí khám; xếp và cấp số tự động
theo phòng khám được chọn; thực hiện tác vụ
báo cáo thống kê theo các yêu cầu cụ thể.
Hình 5. Sơ đồ hệ thống
Nông Minh Ngọc và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 83 - 88
85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 6. Biều đồ phân cấp chức năng phần mềm quản lý gọi khám
Hình 7. Sơ đồ chung hệ thống
Thiết kế hệ thống gọi khám tự động
Thiết kế tổng quan
Qua quá trình phân tích, hệ thống sẽ bao gồm
các module:
- Phòng khám trung tâm:
Máy tính: Chương trình cho phép đăng ký,
quản lý và tạo số khám tự động cho các
phòng được đăng ký. Chương trình truyền
thông với các phòng khám vệ tinh
Bộ điều khiển trung tâm: Truyền thông với Máy
tính lấy thông tin gọi từ các phòng vệ tinh. Điều
khiển hiển thị trên bảng báo trung tâm.
Bảng báo trung tâm: Gồm 3 dòng cho 3
phòng vệ tinh, mỗi dòng 2 cột tương ứng với
Số phòng và Số gọi khám hiện thời.
- 3 Phòng khám vệ tinh gồm:
3 Bảng báo gọi khám: Hiển thị số gọi khám
hiện thời.
3 Bộ điều khiển: Hiển thị số khám hiện thời
cho BS khám. Cho phép các thao tác: Gọi số
kế tiếp, hủy số, chuyển số, báo bận. Truyền
thông với máy tính trung tâm
Tính năng của hệ thống:
Cho phép ghép nối mở rộng mềm tối đa 32
phòng khám vệ tinh mà không cần cài đặt lại
phần mềm. Khoảng cách giữa phòng khám và
phòng điều khiển tối đa là 2km (chưa sử dụng
thiết bị cầu dẫn)
Truyền thông giữa các phòng khám và
trung tâm
a. Ghép nối phần cứng
Điểm mấu chốt của bài báo là xây dựng một
giải pháp cho phép ghép nối và truyền thông
giữa các phòng khám với trung tâm điều
Nông Minh Ngọc và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 83 - 88
86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
khiển, nhằm giải quyết vấn đề là tập trung
đăng ký và cấp số tự động từ trung tâm, sau
đó hiển thị và gọi khám từ các phòng vệ tinh
với cơ sở dữ liệu lấy từ máy tính trung tâm.
Chuẩn truyền thông được chọn ở đây là
RS485 với những ưu điểm của nó như: Cho
phép truyền thông đa điểm (1 Master và nhiều
Slave), khoảng cách truyền tối đa 2km, có khả
năng chống nhiễu cao. Sơ đồ nguyên lý ghép
nối mạng RS485 như hình 8. Trong đó máy
tính tại trung tâm là Master, tại các phòng vệ
tinh là Slave. Bộ điều khiển tại mỗi trạm
được thiết kế từ vi điều khiển PIC16F887, cả
máy tính và vi điều khiển này kết nối vào
mạng qua một bộ chuyển đổi trung gian
RS232 sang RS485.
Để mở rộng hệ thống, ta có thể ghép nối thêm
các trạm mà không cần cài đặt phần mềm.
Mỗi một bộ điều khiển tại các phòng có thiết
kế thêm một module cho phép cài đặt địa chỉ,
với dải địa chỉ từ 0 đến 255. Sau khi được cài
đặt bộ điều khiển chỉ truy cập vào mạng với
các gói tin trùng với địa chỉ thiết lập.
b. Giao thức truyền thông
Master đóng vai trò điều phối truyền thông
trong mạng, trước mỗi một phiên làm việc,
đầu tiên Master truyền lên mạng 1 gọi tin địa
chỉ xác định trạm cần liên lạc, chỉ có trạm nào
có địa chỉ trùng với địa chỉ mà Master gửi đến
mới được phép gửi dữ liệu và trao đổi dữ liệu.
Sau đó, Master sẽ gửi gói tin thứ hai là mã
lệnh yêu cầu trạm thực hiện. Gói tin mà máy
trạm gửi về cho máy Master sẽ báo kết thúc
một phiên.
Để phân biệt gói tin địa chỉ và gói tin dữ liệu
(mã lệnh), hệ thống sử dụng giao thức truyền
RS232 với frame truyền 12bit trong đó có 9
bit dữ liệu. Bit thứ 9 bằng 1 là gói địa chỉ,
bằng 0 là gói dữ liệu.
Module điều khiển và hiển thị tại các trạm
Chức năng: Nhận dữ liệu từ các máy PC đặt
tại các phòng khám vệ tinh và thực hiện các
thao tác hiện thời (gọi số, hủy số, báo bận), tự
động xử lý gọi số khám tiếp theo trong hàng
đợi khi Bác sĩ gọi số, điều khiển hiển thị số
khám hiện thời lên bảng quang báo. Đồng
thời, Module này còn có nhiệm vụ truyền về
dữ liệu về máy Master đặt tại trung tâm phục
vụ cho tác vụ thống kê, báo cáo và hiển thị tại
bảng tổng hợp đặt tại khu vực chờ của bệnh
viện hoặc phòng khám.
Hình 8. Sơ đồ ghép nối truyền thông với PC là Master với 32 trạm vệ tinh
Hình 9. Giao thức truyền thông
Nông Minh Ngọc và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 83 - 88
87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 10. Sơ đồ mạch điều khiển
Hình 11. Thuật toán điều khiển
KẾT LUẬN
Hệ thống được thiết kế trên cơ sở sử dụng họ
vi điều khiển PIC và giao thức truyền thông
theo chuẩn RS485 đã giải quyết được những
vấn đề còn tồn tại của hệ thống gọi khám
hiện tại. Các kết quả đã đạt được của hệ
thống là: cho phép bệnh nhân đăng ký tự
động; xếp và cấp số khám bênh nhân theo
từng phòng khám; hỗ trợ công tác quản lý
trong việc thống kê báo cáo số theo một số
các yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, hệ thống được
thiết kế còn có tính mở cho việc nâng cấp,
ghép nối thêm số lượng các phòng khám lên
đến 253 phòng mà không cần cập nhật phần
cứng và phần mềm.
Bên cạnh đó, hệ thống vẫn còn một số hạn
chế cần phải khắc phục để có thể đưa vào sử
dụng thực tế tại các phòng khám như: việc
xây dựng phần mềm quản lý chỉ đáp ứng
được qui trình đăng kí khám và xếp số khám
tự động cho từng phòng khám trong phạm vi
nhỏ, hẹp; Giao diện còn đơn giản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Khánh: Cấu
trúc và lập trình họ Vi điều khiển 8051. NXB
KH&KT hà Nội-2004
[2]. Alan Clements: Principles of Computer
Hardware – PWS-KENT Publishing Company –
Boston 1992
[3]. :Embedded C Programming and the
Microchip PIC By Richard H Barnett , Larry O
Cull , Larry O Cull David Hergert, Nancy
Thibeault: PC Architecture from Assembly
Language To C. Prentice-Hall, Inc. 1997
[4]. V.M. Rooney: Microprocessors and
Microcomputers - McMilan Publishing Company
– New York 1983
[5]. Introduction to Microelectronic Systems: The
PIC 16F84 Microcontroller, Martin P. Bates, (July
23, 2001)
[6]. PIC16F87XA Data Sheet 28/40/44-Pin
Enhanced Flash Microcontrollers.
Nông Minh Ngọc và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 69(7): 83 - 88
88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
THE AUTOMATIC SYSTEM OF REGISTRATION, CALLING FOR EXAMINE
PATIENTS IN HOSPITAL
Nong Minh Ngoc
, Nguyen Van Huy
Thai Nguyen University of Technology
This paper proposed the design and building “The automatic system of registration, calling for examine
patients in hospital” based on the model of embedded system with PIC microcontrollers and communication
protocols as standard RS485 to solve obstruction not only for management but also for patients service at
most clinics in hospitals and clinical centers. This system has been designed towards the applied
information technology in management; to changes the traditional management method based on on paper;
automatically to calling patients, reducing costs in management and creating the equity for patients and
social.
Key words: microcontroller, microprocessor, PIC, RS485, embedded system,RS232.
Tel: 0968 595888, Email: ngocnm@tnu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_426__989.pdf