Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG GiỚI THIỆU CHUNG Lời nói đầu Hội An một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ đối với người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Tháng 12 năm 2009 Phố Cổ Hội An ( thuộc tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cùng với sự dầu tư của các cấp chính quyền để phát triển du lịch và đưa Hội An từng bước trở thành thành phố sinh thái- văn hóa-du lịch trong tương lại. Điều này làm tăng sự phát triển du lịch của vùng kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân nơi đây. Sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với những thách thức lớn về môi trường, trong đó vấn nạn về việc thu gom xử lý rác thải đang của thành phố chưa đúng cách, tỷ lệ rác thải được thu gom còn thấp, biện pháp xử lý rác chưa hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sự phát triển du lịch. Đồ án “Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An” sẽ giải quyết phần nào về vấn nạn trên. Mục đích đồ án Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An quy hoạch đến năm 2030. Nội dung thực hiện Khảo sát, thu thập tài liệu về kinh tế đời sống xã hội, dân số, điều kiện tự nhiên, giao thông Xác định nguồn phát thải, khối lượng và thành phần, quy trình thu gom và xử lý hiện tại của Hội An. Đưa ra các phương pháp mới về việc quản lý tại nguồn (theo 2 loại rác chính), thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý rác thải. Tính toán thiết kế cho các phương pháp đã chọn. Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cho hệ thống quản lý. Quyết định chọn phương án tối ưu nhất để đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An. Thể hiện các công trình trên bản vẽ kĩ thuật. Viết báo cáo, thuyết minh đồ án môn học. Giới hạn khu vực thiết kế Đồ án này chỉ thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu dân cư. Cấu trúc bài thuyết trình Mục lục: Chương 1: Giới thiệu chung. Chương 2: Lựa chọn phương án cho việc quản lý chất thải rắn cho Hội An. Chương 3: Tính toán thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn tại nguồn. Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác. Chương 5: Tính toán thiết kế trạm xử lý, tái chế rác thải tập trung, vạch tuyến thu gom. Chương 6: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chương 7: Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cho toàn hệ thống quản lý chất thải rắn. Chương 8: Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo

docx168 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9712 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG GIỚI THIỆU CHUNG Lời nói đầu Hội An một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ đối với người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Tháng 12 năm 2009 Phố Cổ Hội An ( thuộc tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cùng với sự dầu tư của các cấp chính quyền để phát triển du lịch và đưa Hội An từng bước trở thành thành phố sinh thái- văn hóa-du lịch trong tương lại. Điều này làm tăng sự phát triển du lịch của vùng kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân nơi đây. Sự phát triển kinh tế luôn đi đôi với những thách thức lớn về môi trường, trong đó vấn nạn về việc thu gom xử lý rác thải đang của thành phố chưa đúng cách, tỷ lệ rác thải được thu gom còn thấp, biện pháp xử lý rác chưa hiệu quả gây ô nhiễm môi trường, gây mất mĩ quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sự phát triển du lịch. Đồ án “Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An” sẽ giải quyết phần nào về vấn nạn trên. Mục đích đồ án Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An quy hoạch đến năm 2030. Nội dung thực hiện Khảo sát, thu thập tài liệu về kinh tế đời sống xã hội, dân số, điều kiện tự nhiên, giao thông… Xác định nguồn phát thải, khối lượng và thành phần, quy trình thu gom và xử lý hiện tại của Hội An. Đưa ra các phương pháp mới về việc quản lý tại nguồn (theo 2 loại rác chính), thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý rác thải. Tính toán thiết kế cho các phương pháp đã chọn. Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cho hệ thống quản lý. Quyết định chọn phương án tối ưu nhất để đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn cho thành phố Hội An. Thể hiện các công trình trên bản vẽ kĩ thuật. Viết báo cáo, thuyết minh đồ án môn học. Giới hạn khu vực thiết kế Đồ án này chỉ thiết kế hệ thống quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho khu dân cư. Cấu trúc bài thuyết trình Mục lục: Chương 1: Giới thiệu chung. Chương 2: Lựa chọn phương án cho việc quản lý chất thải rắn cho Hội An. Chương 3: Tính toán thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn tại nguồn. Chương 4: Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển rác. Chương 5: Tính toán thiết kế trạm xử lý, tái chế rác thải tập trung, vạch tuyến thu gom. Chương 6: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chương 7: Dự toán chi phí xây dựng và vận hành cho toàn hệ thống quản lý chất thải rắn. Chương 8: Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo GIỚI THIỆU KHU VỰC THIẾT KẾ Vị trí dịa lý Thành phố Hội An nằm ven biển, ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Đông Nam và cách Tam Kỳ 50 km về phía Bắc. Hội An nằm ở toạ độ 15(12’26” ( 15(50’15” vĩ độ Bắc và từ 108(17’08” ( 108(23’10” kinh độ Đông. Vị trí địa lý của thành phố: Phía Tây Bắc và Bắc giáp huyện Điện Bàn; Phía Đông Nam và phía Nam, giáp huyện Duy Xuyên; Phía Đông Bắc và Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Điện Bàn.(1) Điều kiện tự nhiên Đặc điểm khí hậu Tỉnh Quảng Nam nói chung và TP.Hội An nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, khu vực Hội An còn mang những tính chất riêng do tác động của điều kiện địa lý, địa hình, hoàn lưu khí quyển.  Báo cáo đầu tư điều chỉnh dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường Hội An- 2009 Nhiệt độ không khí Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Hội An có nền nhiệt độ khá cao, mùa đông ít lạnh. Nhiệt độ trung bình năm đạt 25oC, trong mùa đông có một số ngày nhiệt độ xuống dưới 20oC. Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ của một số địa phương Đơn vị: oC Địa Danh Nhiệt độ  Đà Nẵng  Điện Nam  Thanh Hà  Minh An  Cẩm Kim  Cửa Đại  Cù Lao Chàm  Tam Kỳ   Trung bình năm  25,8  25,7  26,1  26,3  25,9  25,8  26,1  25,6   Cao nhất tuyệt đối  40,5  40,4  40,9  40,2  39,9  38,7  38,8  40,1   Thấp nhất tuyệt đối  8,0  7,4  8,2  9,0  8,5  9,0  9,3  12,0   Nguồn: Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An - Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam - 2009 b) Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình ở Hội An là (78 – 84)%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 12 với độ ẩm trung bình là (88 – 89)%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7 với độ ẩm trung bình từ (76 – 77)%. Trong năm, hầu hết các tháng đều có ngày độ ẩm thấp dưới 45%. Đặc biệt, mùa khô khi có sự hoạt động của gió Tây Nam khô nóng mạnh thì độ ẩm không khí có thể xuống 25 – 35 %.(2) c) Chế độ mưa Chế độ mưa của Hội An mang những đặc điểm chung cơ bản của vùng đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ. Số ngày có mưa trung bình năm là 140 – 185 ngày. Tháng có số ngày mưa ít nhất là tháng 3 (trung bình có 6 ngày mưa), tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng 10 (trung bình có 21 ngày mưa).(3)  (2); (3) Báo cáo ĐTM dự án ĐTXD Nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố Hội An- 2009 Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình tháng, năm ở các địa phương Đơn vị: mm Địa danh Tháng  Đà Nẵng  Hội An  Câu Lâu  Tam Kỳ   1  79,0  66,1  55,8  102,4   2  25,7  37,0  26,6  48,5   3  22,8  21,5  21,1  41,7   4  36,9  38,1  35,9  52,0   5  110,6  94,2  85,0  108,0   6  111,6  97,6  101,1  107,6   7  68,1  57,6  69,2  68,9   8  134,6  123,6  135,3  112,1   9  313,8  299,6  25,7  310,5   10  662,0  631,6  605,0  730,8   11  470,1  503,3  452,5  610,4   12  224,3  260,7  225,3  388,7   Cả năm  2.259,6  2.230,8  2.069,7  2.681,7   Nguồn: Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An - Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam - 2009 d) Chế độ gió Do cơ chế hoàn lưu và địa hình nên chế độ gió tại Hội An chia theo hai mùa rõ rệt: - Từ tháng 5 đến tháng 9: gió thịnh hành thiên về thành phần Tây hướng chính là hướng Tây Nam, ngoài ra còn xen vào gió Đông, Đông Nam làm cho thời tiết trở nên mát dịu sau những ngày nắng nóng với những đợt gió Tây Nam khô nóng. - Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: hướng gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4, tháng 5, tháng 9) và một số tháng mùa khô, ở Hội An có thể xuất hiện các cơn giông gây ra gió giật kèm theo mưa rào mạnh, tuy nhiên thời gian tồn tại của những hiện tượng khí tượng này thường ngắn (khoảng từ vài chục phút đến vài giờ). Tốc độ gió trung bình năm từ (1,4 - 1,8) m/s, trong mùa mưa tốc độ gió sẽ lớn hơn mùa khô.(*)  (*) Các số liệu lấy theo Niên Giám của Tỉnh Quảng Nam e) Thời tiết nguy hiểm * Bão, áp thấp nhiệt đới: Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Mức độ thiên tai ảnh hưởng đến vùng ven biển Quảng Nam tập trung từ tháng 7 đến tháng 11. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ chịu sự chi phối chung về sự hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới, chỉ khác về tần suất ảnh hưởng. * Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn đầu (từ tháng 9 đến tháng 12): Giai đoạn này thường gây ra những đợt mưa vừa, mưa to và lạnh. Một số đợt xuất hiện cùng các nhiễu động Nam biển Đông tạo nên những đợt mưa lớn và kéo dài gây nên những đợt lũ lụt lớn. - Giai đoạn sau (từ tháng 01 đến tháng 5): Giai đoạn này lượng mưa giảm hơn. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau thường gây mưa phùn, rét lạnh, trời âm u. Tháng 4, tháng 5 có gió mùa Đông Bắc thường gây ra mưa rào, giông sét. * Gió Tây Nam khô nóng Hàng năm, Hội An thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8, năm xuất hiện sớm bắt đầu từ tháng 02 và năm kết thúc muộn có thể tới tháng 9. Trung bình mỗi đợt gió Tây Nam khô nóng kéo dài từ 3 – 4 ngày, dài nhất có thể đến 20 – 21 ngày. * Sương mù Tại Hội An, khi có không khí lạnh từ phía Bắc xâm nhập xuống gặp điều kiện phù hợp về độ ẩm, độ dày của mây, nhiệt độ và sức gió sẽ gây nên sương mù bình lưu. Trong năm, các tháng có sương mù là tháng 01 đến tháng 4 và cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12. * Giông tố, lốc Tại Quảng Nam, thời gian xuất hiện giông nhiều nhất là các tháng mùa hè, đáng chú ý trong các chuyển mùa tháng 5, tháng 9. Trong cơn giông thường kèm theo gió mạnh, đôi khi có tố lốc xảy ra. * Lũ lụt Hội An nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn bởi mưa lũ. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các cơn lũ có tính lịch sử vào những năm 1998, 1999, đặc biệt là cơn lũ đầu tháng 11 năm 2007 và tháng 9 năm 2009 làm cho các huyện đồng bằng như Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Hội An chìm trong biển nước, gây ách tắc giao thông trên toàn khu vực miền Trung trong vài ngày liền, thiệt hại về người và tài sản không thể thống kê đầy đủ. * Động đất, sóng thần Theo Viện Vật lý địa cầu, Hội An nằm trong vùng ven biển Trung Bộ, thuộc một trong 4 vùng tiềm ẩn nguy cơ động đất ở nước ta. Tuy nhiên, quan sát trên bản đồ chấn động cực đại do Viện Vật lý địa cầu tạo lập, vùng ven biển Trung và Nam Trung Bộ là vùng có khả năng chịu ảnh hưởng ở mức độ nhỏ nên có thể gây hư hại nhẹ đối với các công trình xây dựng. f) Thủy văn Hệ thống sông của Hội An gồm có sông Hội An và sông Đế Võng. Sông Hội An là đoạn cuối của sông Thu Bồn, chảy ra biển Đông ở Cửa Đại. Sông Đế Võng xuất phát từ xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, chạy dọc từ Tây sang Đông ở phía Bắc thành phố Hội An. B) Địa hình – Địa chất – Giao thông Địa hình Hội An hình thành trên dải cồn cát cửa sông, địa hình toàn vùng có khá bằng phẳng, độ dốc trung bình khoảng 0,015. Trong phạm vi khu vực dự án của thành phố Hội An có cao độ trung bình khoảng +3,0 m, cao độ cao nhất là +6,5m và thấp nhất là +0,65m. Địa chất công trình - Địa chất thuỷ văn Thành phố Hội An hiện nay chưa có một điều tra tổng thể về điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn nên các số liệu thu thập được chưa có tính tổng quát và đầy đủ. Tuy nhiên, theo số liệu của các mũi khoan thăm dò địa chất của một số công trình đã và đang xây dựng trong phạm vi thành phố, bao gồm cả những mũi khoan đã được thực hiện trong phạm vi dự án này thì có thể đánh giá sơ bộ một số đặc điểm của địa chất thành phố Hội An như sau: Nền đất chịu tải yếu, cường độ chịu tải từ 0,5 - 1,2 kg/cm2 Địa chất khá đồng nhất với tầng cát và cát pha có độ dày lớn Theo số liệu khoan thăm dò địa chất thuỷ văn để khai thác nước ngầm của Công ty Cấp nước QNĐN và theo số liệu một số lỗ khoan của các công trình xây dựng mới, sơ bộ đánh giá địa chất thuỷ văn như sau: Vùng ven sông có nước ngầm mạch nông và thường bị nhiễm mặn, các vùng dọc trục đường đi Đà Nẵng (TL 607) thường có nước ngầm mạch sâu. Giao thông Đường bộ: Giao thông chủ yếu là các tỉnh lộ sau Tỉnh lộ 603 từ Đà Nẵng đi ngã tư Điện Ngọc -Tứ Câu (QL1A) dài 6km, nền rộng 9m, mặt đường rộng 6m kết cấu bằng bê tông nhựa. Tỉnh lộ 607 từ ngã tư Điện Ngọc đi thành phố Hội An dài 13,4km, nền rộng 7,5m - 9m, mặt đường rộng 5m- 6m kết cấu bằng bê tông nhựa. Tỉnh lộ 607B chạy ở phía Tây Bắc thành phố Hội An theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ ngã ba Lai Nghi đến bãi biển Hà My dài 13km nền đường rộng 7,5m ÷ 9m, mặt đường rộng 5m ÷ 6m bằng bê tông nhựa. Tỉnh lộ ĐT 608: Từ thị trấn Vĩnh Điện đến ngã ba Lai Nghi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thành phố Hội An đi Cửa Đại dài 14,5km nền 9m, mặt 6m bằng bê tông nhựa. Bến xe: Bến xe ô tô đối ngoại nằm ở phía Tây thành phố tại Ngã ba Tin Lành với diện tích bến 1.280m2 có phòng bán vé 130m2 khối lượng vận tải hành khách trung bình 45 triệu HK/km/năm. Đường thủy: Ngày nay Hội An chỉ có bến thuyền nhỏ, phục vụ cho khu vực thành phố và vùng lân cận. Bến thuyền Hội An diện tích 230 m2, gồm gần 20 thuyền khách với 150 chỗ, 34 thuyền nhỏ chở hàng hóa (1 ÷ 5 tấn). Hội An không có cảng biển chỉ có 2 cảng cá tại Cửa Đại và tại cầu Cẩm Nam, các thuyền cá cập bến, phục vụ cho chợ Hội An. Hiện nay, ở Hội An không có đường hàng không, và đường thuỷ. Giao thông nội thị: Mạng lưới: Thành phố Hội An có mạng lưới đường nhỏ, hẹp, hệ ô bàn cờ theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây Nam - Đông Bắc. Đường 607A kéo dài từ ngã tư Thương Tín đến công viên văn hoá Nguyễn Duy Hiệu. Đường 608 kéo dài từ ngã ba Lai Nghi đến ngã ba Tin Lành. Đường Nhị Trưng. Đường du lịch sinh thái ven biển (đường Thanh Niên). Tuyến đường đi bộ: Các tuyến đường đi bộ trong khu vực phố Cổ như: Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học. Dân số và diện tích( năm 2010) Tổng dân số: 85,076 người.(năm 2008) Tổng dân số năm 2010 là : N = No x (1 + r)n = 85076 x (1 + 1,51%)2 = 87662 người . ( với r là tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm r = 1,51% số liệu lấy theo công ty môi trường đô thị thành phố Hội An). Diện tích: 61, 71 Km2. Tổng số phường, xã trên địa bàn: 9 phường, 4 xã. (**) Kinh tế và quy hoạch Các ngành hoạt động kinh tế chính của Hội An Du lịch, dịch vụ, tiểu thủ cổng nghiệp: Tổng số hộ kinh doanh dịch vụ là 392 hộ, tăng 34 hộ so với năm 2007, giải quyết việc làm cho hơn 68 lao động. Đưa chợ Bầu Ốc Hạ đi vào hoạt động theo đúng quy chế đề ra. Tổng thu nhập từ các ngành này đạt 9,3 tỷ đồng, tăng hơn cùng kỳ năm 2007 là 0,1 tỷ đồng và đạt 51,6 % kế hoạch cả năm. Ngư nghiệp, thủy sản: Tổng diện tích mặt nước thả tôm gống là 24,1 ha, năng suất thu hoạch đợt I đạt 0,9 tấn/ha. (4) Nông nghiệp - Diện tích trồng lúa: Diện tích lúa nước vụ Đông Xuân là 64 ha, năng suất bình quân 59 tạ/ha, sản lượng thu được là 377,6 tấn và giảm hơn 6,4 tấn so với cùng kỳ năm trước. - Diện tích trồng ngô: Diện tích trồng ngô là 25,5 ha, năng suất bình quân là 14,5 tạ/ha, sản lượng thu được là 36,9 tấn, tăng 1,2 tấn so với cùng kỳ năm trước. - Diện tích trồng rau, đậu: Tổng diện tích trồng rau đậu các loại là 47,5 ha, trong đó diện tích rau Trà Quế là 15 ha, sản lượng thu được là 128 tấn rau đậu các loại. - Kinh tế vườn: Kinh tế vườn trong địa bàn xã Cẩm Hà chủ yếu trồng quật để phục vụ cho nhu cầu người dân trong dịp tết. Theo thống kê của xã hiện có 48.200 chậu quật và 12.000 cây giống hoa các loại đang phát triển tốt. Thu nhập từ hoa và cây cảnh các loại có khả năng tăng so với năm trước, ước tính thu nhập từ kinh tế vườn đạt khoảng 9,5 tỷ đồng, đạt 60,5% kế hoạch năm. - Chăn nuôi: Cho đến thời điểm thống kê, toàn xã có tổng đoàn gia súc là 1.061 con Trong đó có 436 con bò, 19 con lợn nái giống siêu nạc được hỗ trợ từ Trạm Khuyến nông thành phố, số gia cầm là 5.349 con. Công tác phòng dịch cho đàn gia súc và gia cầm được quan tâm đúng mức. (5)  (**) Số Liệu do Sở Tài Nguyên Môi Trường Hội An cung cấp (4),(5),(6) Báo cáo ĐTM dự án ĐTXD nhà máy xử lý chất thải rắn TP. Hội An Trong 5 năm gần đây ( 2005-2009) kinh tế thành phố Hội An đã có bước phát triển nhanh và vượt bậc. Năm 2008, tổng giá trị tăng thêm theo giá cố định toàn TP Hội An đạt 1.070,403 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP đạt 9,84%, thu nhập GDP bình quân đầu người/năm đạt 17.260.000 đồng. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hội An, đặc biệt việc tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống hoạt động hiệu quả đã được đưa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương. Tuy nhiên hiện nay ở Hội An vẫn còn 975 hộ nghèo (chiếm 5,08%) và 748 hộ cận nghèo (chiếm 3,9%) so với số hộ dân. Sự đồng lòng trong lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền thành phố, đặc biệt trong giải quyết, tạo công ăn việc làm đang là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu.(6) Quy hoạch Hiện trạng sử dụng đất khu dự án Khu quy hoạch xây dựng dự án có diện tích thu hồi là 41.550 m2, trong đó đất của cá nhân hộ gia đình là 26.753,1 m2, đất do UBND xã Cẩm Hà quản lý là 14,796,9 m2. * Thành phần các loại đất bị ảnh hưởng được thống kê ở bảng sau: Bảng 1.3 Thống kê diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án TT  Loại đất  Diện tích (m2)   1  Đất của cá nhân hộ gia đình  26.753,1    - Đất trồng lúa  10.067,9    - Đất trồng cây hằng năm  8.824,1    - Đất rừng trồng  7.661,1   2  Đất do UBND xã Cẩm Hà quản lý  14,796,9    - Đất bằng chưa sử dụng  327,2    - Đất trồng cây hằng năm  2.509,7    - Đất trồng rừng  2.944,7    - Đất mặt nước chuyên dùng  3.380    - Đất giao thông  5.405   Tổng cộng  41.550   * Thực trạng dân cư bị ảnh hưởng - Có tổng cộng 37 hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp với tổng số 222 nhân khẩu trong đó có 172 lao động nông nghiệp. - Chỉ có 01 hộ dân bị giải tỏa phải di dời nhà ở là hộ gia đình nhà ông Nguyễn Minh Công và bà Nguyễn Thị Lựu (gia đình có 07 nhân khẩu), ngôi nhà này được làm trên đất trồng rừng. - Có tổng cộng 15 ngôi mộ cần di dời, trong đó có 13 mộ đất không bia, 01 mộ đất có bia và 01 mộ tập thể (với 20 hài cốt). Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn ở Hội An Những vấn đề chung Thành phố Hội An đã có hệ thống thu gom chất thải rắn từ các hộ dân, các khu thương mại, bệnh viện,… Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hội An đã thực hiện phân loại rác tại nguồn theo nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng). Song quá trình thực hiện chưa được đồng bộ và chưa mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, do phương tiện thu gom còn hạn chế nên công tác thu gom rác chưa thật hiệu quả. Phần chất thải rắn không được thu gom của thành phố gây ô nhiễm môi trường, làm tắc các mương thoát nước và ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan thành phố. Hình 1.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn hiện tại của thành phố Hội An( Báo cáo ĐTM cho dự án ĐTXD xử lý chất thải rắn TP. Hội An – 2009). Chất thải rắn được thu gom được vận chuyển tập kết tại bãi rác và chưa có biện pháp xử lý hợp vệ sinh. Hiện trạng thu gom rác thải đô thị Việc tổ chức thu gom chất thải rắn trong thành phố do đội vệ sinh môi trường thuộc công ty Công trình công cộng thành phố Hội An thực hiện. Việc thu gom rác thải và vệ sinh môi trường được công ty Công trình công cộng Hội An quản lý và được tổ chức như sau: - Rác thải sinh hoạt: Mỗi gia đình tự thu gom rác thải của gia đình mình cho vào bao hoặc thùng đựng rác để đúng nơi quy định. Hằng ngày vào các giờ nhất định xe thu gom cơ giới chạy trên tuyến đường đó, công nhân Công ty đổ rác vào xe thu gom. - Rác các nhà hàng, khách sạn: Công ty tổ chức thu gom hơn 64 khách sạn hiện có, đảm bảo các yêu cầu phục vụ, thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng đối với các doanh nghiệp. - Trong các đường hẻm, công tác thu gom rác được thực hiện bằng các xe thu gom đẩy tay. Sau đó sẽ tập trung rác đến các điểm quy định trên các trục lộ chính mà xe ép rác đi ngang để đổ rác vào xe. - Đường phố: công tác quét dọn được thực hiện bao gồm: Quét rác ban ngày, quét rác ban đêm. Ngoài các đường phố, công tác quét dọn vệ sinh còn được thực hiện trong các kiệt, hẽm để đảm bảo sạch đẹp cho đường làng, ngõ xóm.( Các xe đẩy tay sẽ tập trung tại điểm cố định như Đường Nguyễn Trường Tộ đối diện trại trẻ Mồ Côi, đường Thái Phiên gần Công viên củ, gần ngã ba Lý Thường Kiệt – Phạm Hồng Thái, Cổng chính nhà hát Hội An đường Hai bà Trưng nôi dài). - Dọc theo sông Hoài, những rác trôi trên sông đến từ đầu nguồn cũng được thu gom bởi đội công nhân thu gom và vớt rác trên sông. - Tại các khu chợ, do lượng chất thải rắn phát sinh liên tục nên Công ty bố trí các thùng rác 240lít. - Tại các khu vực công cộng, ven các trục đường trung tâm, Công ty bố trí các thùng rác dung tích 25 lít để phục vụ khách tham quan. - Chất thải rắn y tế của thành phố Hội An được Công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom và xử lý. - Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về bãi rác xã Cẩm Hà để xử lý. Bảng 1.4 Thống kê tình hình thu gom rác tại thành phố Hội An STT  Đơn vị  Khối lượng (Tấn/ngày)  Khối lượng (Tấn/năm)   1  Phường Minh An  4,95  1.801   2  Phường Cẩm Phô  5,4  1.965   3  Phường Tân An  3,09  1.123   4  Phường Sơn Phong  2,7  982,8   5  Phường Cẩm Châu  6,8  2.480   6  Phường Cẩm An  2,31  842,4   7  Phường Cửa Đại  4,05  1.474   8  Phường Cẩm Nam  2,12  775   9  Xã Cẩm Hà  0,77  280   10  Xã Cẩm Thanh  0,9  327   11  Xã Cẩm Kim  1,16  421   12  Phường Thanh Hà  2,89  1.053   13  Xã đảo Tân Hiệp  0,77  280   14  Nhà hàng, Khách Sạn  8,1  2.948   15  Trường học  0,578  210,6   16  Rác quét đường: ban ngày, ban đêm, kiệt hẻm bằng xe thô sơ  9,514  3.463   Tổng cộng  56  20.428   Lượng rác không được thu gom của thành phố đổ xuống các mương thoát nước không có tấm đan, song chắn làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước và gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thu gom rác thải còn thấp là do thiếu phương tiện thu gom, phương tiện còn rất thô sơ, lạc hậu. Nhân lực và phương tiện thu gom hiện tại của Hội An được thống kê như sau: Số xe ô tô vận chuyển rác: 14 xe Dung tích vận chuyển: Xe 14 m3: 2 chiếc Xe 9 m3: 4 chiếc Xe 4 m3: 4 chiếc Xe xúc: 2 chiếc Xe ben: 2 chiếc Xuồng: 3 chiếc ( 0,8m3/chiếc) Số lượng xe thu gom đẩy tay: 45 chiếc (0,66 m3/chiếc). Bảng 1.5 Thành phần rác thải thu gom tại Hội An TT  Các thành phần cơ bản  Tỷ lệ (%)   1  Chất hữu cơ: rau quả, lá cây, xác động vật, thức ăn thừa.  73,3   2  Giấy và carton  3,1   3  Nhựa và nilon  4   4  Cao su  1,6   5  Vải sợi  2,3   6  Gỗ  0,7   7  Thủy tinh  0,9   8  Kim loại  7,1   9  Sành sứ  0,8   10  Các loại khác  6,2   Tổng cộng  100   Nguồn: Sở tài nguyên môi trường thành phố Hội An. Bảng 1.6 Thống kê khối lượng rác qua các năm Năm  Khối lượng rác ( tấn/ năm)   2005  17.266   2006  17.552   2007  17.844   2008  18.140   2009  18.441   2010  20.428   Nguồn: Sở tài nguyên môi trường thành phố Hội An. Bãi rác hiện tại (Cẩm Hà - thành phố Hội An) - Ở thành phố Hội An có bãi rác lộ thiên ở xã Cẩm Hà – thành phố Hội An. - Địa điểm: xã Cẩm Hà – thành phố Hội An cách trung tâm thành phố 5 km. Bãi rác nằm cách đường ĐT 607 đi Đà Nẵng khoảng 500 m. Cận bãi rác là khu vực nghĩa trang, cách khoảng 500 m về phía Đông bãi rác là một khu dân cư nông nghiệp. - Hiện trạng cấu trúc bãi chôn lấp: Bãi chôn lấp rác lộ thiên ở xã Cẩm Hà – thành phố Hội An có diện tích khoảng 1 ha (10.000 m2) . - Ở đáy bãi chôn lấp không có lớp lót chống thấm và chưa có hệ thống thu gom nước rỉ rác, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác. - Hằng ngày xe thu gom rác đi thu gom rác thải sinh hoạt trong địa bàn Thành phố. Sau khi thu gom, rác thải được vận chuyển lên bãi rác, đổ xuống phía trước bãi rác. Sau đó, xe xúc lật xúc rác lên xe Ben để vận chuyển vào sâu dần phía trong bãi rác. - Mỗi ngày, rác thu gom được tập kết đến bãi theo hai đợt Buổi sáng: từ 9-11h Buổi chiều: từ 15h30-17h. Bản đồ khu vực thiết kế Chương 2 NGUỒN PHÁT SINH-THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ HỘI AN DỰ ĐOÁN ĐẾN NĂM QUI HOẠCH 2030 2.1 NGUỒN PHÁT SINH CTRSH được phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: (7) Hộ gia đình trong quá trình sinh hoạt như rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, rác vườn, tro …Với dân số năm 2010 là 87.662 người, 1 hộ gia đình có khoảng 4 người nên số hộ gia đình là 87.662/ 4 = 21916 hộ gia đình. Rác đường phố và nơi công cộng : rác từ những khu vực này là bao gồm lá cây,rác sinh hoạt của hộ dân ném ra đường,rác do khách vãng lai và 1 phần bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển. Chợ gồm rác thực phẩm và các loại rác khác. TP Hội An có 2 chợ lớn là chợ Hội An, chợ Tân An, ta tính nguồn phát sinh cho 2 chợ lớn. Trường học với tổng số trường học (PTTH, PTCS, tiểu học, mẫu giáo) là 38, tổng học sinh: 19060. Hệ thống các trường THCN, cao đẳng, đại học nằm trên địa bàn thành phố: Trường Trung học thủy lợi 2, trường Cao đẳng Điện III, trường đại học Phan Chu Trinh ( không có số lệu cụ thể, nhưng theo quy hoạch đến năm 2020 thì: trường đại học Phan Chu Trinh có 10500 sinh viên nội trú, trường Cao đẳng Điện III có 7000 sinh viên nội trú, Trường Trung học thủy lợi 2 có 4200 sinh viên nội trú, trường nội trú Dân tộc có 1000 học sinh nội trú. Lượng rác phát sinh từ trường học bao gồm thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, lá cây, pin…  (7) Niên giám thống kê Quảng Nam 2008 Nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách gồm có Số khách sạn, resort: thành phố có 84 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao: 02 khách sạn, 378 phòng. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao: 9 khách sạn, 862 phòng. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao: 9 khách sạn, 724 phòng. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao: 17 khách sạn, 547 phòng. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao 20 khách sạn, 375 phòng. Số khách sạn dưới 01 sao, nhà nghỉ: 27 khách sạn, 297 phòng. Lượng rác phát thải từ nhà hàng, khách sạn gồm rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, thủy tinh, lon … Ngoài ra còn rác từ các khu du lịch, di tích văn hóa, các công trình công cộng nằm trong khu vực thiết kế. Bảng 2.1 Thành phần rác thải thu gom tại Hội An TT  Các thành phần cơ bản  Tỷ lệ (%)   1  Chất hữu cơ: rau quả, lá cây, xác động vật, thức ăn thừa.  73,3   2  Giấy và carton  3,1   3  Nhựa và nilon  4,0   4  Cao su  1,6   5  Vải sợi  2,3   6  Gỗ  0,7   7  Thủy tinh  0,9   8  Kim loại  7,1   9  Sành sứ  0,8   10  Các loại khác  6,2   Tổng cộng  100   Nguồn: Sở tài nguyên môi trường thành phố Hội An. 2.2 DỰ ĐOÁN DÂN SỐ 2.2.1 Ước tính dân số trong tương lai theo tỷ lệ gia tăng dân số r Dân số ở một năm bất kỳ trong tương lai còn có thể ước tính theo tỷ lệ tăng dân số r, sử dụng phương trình sau Pn = P0.(1 + r)n Trong đó, Pn là dân số năm thứ n kể từ năm chọn làm gốc (năm 2008) P0 là dân số năm chọn làm gốc = 85.076 người r là tỷ lệ tăng dân số = 1,51% n số năm tính toán (so với năm chọn làm gốc) Bảng 2.2 Số liệu thống kê dân số thành phố Hội An từ năm 2008 đến năm 2030 Năm  (1 + r )n  Dân số  Năm  (1 + r )n  Dân số   2008  1,0000  85.076  2020  1,1970  101.836   2009  1,0151  86.361  2021  1,2151  103.376   2010  1,0304  87.662  2022  1,2335  104.941   2011  1,0460  88.989  2023  1,2521  106.524   2012  1,0618  90.334  2024  1,2710  108.132   2013  1,0778  91.695  2025  1,2902  109.765   2014  1,0941  93.082  2026  1,3097  111.424   2015  1,1106  94.485  2027  1,3294  113.100   2016  1,1274  95.915  2028  1,3495  114.810   2017  1,1444  97.361  2029  1,3699  116.546   2018  1,1617  98.833  2030  1,3906  118.307   2019  1,1792  100.322      2.2.2. Dự đoán sự gia tăng khối lượng rác Phương pháp 1 - Giả sử tốc độ gia tăng rác là hằng số Đặt k’ là hằng số tốc độ gia tăng dân số m là khối lượng chất thải rắn hằng năm t là thời gian (năm) Phương trình tốc độ gia tăng dân số của một khu vực được biểu diễn như sau  hay dm = k’.dt Lấy tích phân hai vế phương trình trên theo thời gian, ta có 𝑚 𝑜 𝑚 𝑡 𝑑𝑚= 𝑡 𝑜 =0 𝑡 𝑘′ .𝑑𝑡 Hay mt – mo = k’.(t – t0) hay mt = k’(t – to) + mo Dựa trên số liệu thống kê khối lượng CTR qua các năm, ta vẽ đường biểu diễn y = ax + b để xác định hệ số a và b. Với 2 giá trị này có thể ước tính khối lượng CTR năm thứ t bất kì trong tương lai. Đặt x = t – to; y = mt; a = k’; b = mo Bảng 2.3 Số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn thành phố Hội An từ năm 2005 đến năm 2010 Năm  Khối lượng rác (tấn/ năm)  Khối lượng rác (kg/ngày)   2005  17.266  47.304   2006  17.552  48.088   2007  17.844  48.888   2008  18.140  49.699   2009  18.441  50.523   2010  20.428  55.967   Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường Hội An / Hình 2.1 Đồ thị xác định hằng số tốc độ phát rác theo thời gian theo phương án 1. Phương trình theo phương án 1 y = 1469x + 44935 với R2 = 0,785 Bảng 2.4 Ước tính lượng rác phát sinh tại Hội An đến năm 2030 theo phương án 1 Năm  x = ( t – to )  mt (kg/ngày)  Năm  x = ( t – to )  mt (kg/ngày)   2008  0  44.935  2020  12  62.563   2009  1  46.404  2021  13  64.032   2010  2  47.873  2022  14  65.501   2011  3  49.342  2023  15  66.970   2012  4  50.811  2024  16  68.439   2013  5  52.280  2025  17  69.908   2014  6  53.749  2026  18  71.377   2015  7  55.218  2027  19  72.846   2016  8  56.687  2028  20  74.315   2017  9  58.156  2029  21  75.784   2018  10  59.625  2030  22  77.253   2019  11  61.094      Phương án 2: Giả sử tốc độ gia tăng khối lượng CTR/ năm tỉ lệ với khối lượng CTR của năm hiện tại Đặt k’ là hằng số tốc độ gia tăng dân số m là khối lượng chất thải rắn hằng năm t là thời gian (năm) Phương trình tốc độ gia tăng dân số của một khu vực được biểu diễn như sau  hay  Lấy tích phân hai vế phương trình trên theo thời gian, ta có  Hay ln(mt) –ln( mo) = k’.(t – t0) hay ln(mt) = k’(t – to) + ln(mo) Dựa trên số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn qua các năm, ta vẽ đường biểu diễn y = ax + b để xác định hệ số a và b. Với 2 giá trị này có thể ước tính khối lượng CTR năm thứ t bất kì trong tương lai. Đặt x = t – to; y = ln(mt); a = k’; b = ln(mo) Bảng 2.5 Khối lượng rác qua từng năm Năm  Khối lượng rác (kg/ ngày  ln (m)   2005  47.304  10,764   2006  48.088  10,781   2007  48.888  10,797   2008  49.699  10,814   2009  50.523  10,830   2010  55.967  10,933   / Hình 2.1 Đồ thị xác định hằng số tốc độ phát rác theo thời gian theo phương án 2. Phương trình theo phương án 2 y = 0,028x + 10,71 với R2 = 0,804 Bảng 2.6 Ước tính lượng rác phát sinh tại Hội An đến năm 2030 theo phương án 2 Năm  t – to  ln (m)  mt (kg/ngày)  Năm  t – to  ln (m)  mt (kg/ngày)   2008  0  10,710  44.802  2020  12  11,046  62.693   2009  1  10,738  46.074  2021  13  11,074  64.473   2010  2  10,766  47.382  2022  14  11,102  66.304   2011  3  10,794  48.728  2023  15  11,130  68.186   2012  4  10,822  50.111  2024  16  11,158  70.123   2013  5  10,850  51.534  2025  17  11,186  72.114   2014  6  10,878  52.997  2026  18  11,214  74.161   2015  7  10,906  54.502  2027  19  11,242  76.267   2016  8  10,934  56.050  2028  20  11,270  78.433   2017  9  10,962  57.642  2029  21  11,298  80.660   2018  10  10,990  59.278  2030  22  11,326  82.951   2019  11  11,018  60.962       Nhận xét : So sánh 2 phương án ta thấy luợng rác qua các năm dự đoán ở phương án 2 có độ tương đồng với số liệu thống kê khối lượng rác từ năm 2008 – 2010 cao hơn phương án, mặc khác thì chỉ số R của phương án 2 cao hơn so với phương án 1 nên xác suất đưa ngoài thực tế đúng hơn nên ta chọn phương án 2 để tính toán thiết kế. Vậy năm 2010 có tổng số dân là 87.662 người và tổng khối lượng rác phát sinh là 47.382 kg/ngày. Tốc độ phát sinh rác :  2.2.3 Dự đoán khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình Khối lượng rác phát sinh từ hộ gia đình phát sinh trong năm 2010 là 19.427 kg/ngày chiếm 41% tổng lượng rác của thành phố. Trong đó tốc độ phát sinh rác thưc phẩm là 75,4%. Bảng 2.7 Khối lượng rác phát sinh từ hộ gia đình qua từng năm Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)  Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)   2010  19.427  14.648  4.779  2021  26.434  19.931  6.503   2011  19.978  15.064  4.915  2022  27.185  20.497  6.687   2012  20.546  15.491  5.054  2023  27.956  21.079  6.877   2013  21.129  15.931  5.198  2024  28.750  21.678  7.073   2014  21.729  16.383  5.345  2025  29.567  22.293  7.273   2015  22.346  16.849  5.497  2026  30.406  22.926  7.480   2016  22.981  17.327  5.653  2027  31.269  23.577  7.692   2017  23.633  17.819  5.814  2028  32.158  24.247  7.911   2018  24.304  18.325  5.979  2029  33.071  24.935  8.135   2019  24.994  18.846  6.149  2030  34.010  25.643  8.366   2020  25.704  19.381  6.323       2.2.4 Dự đoán khối lượng chất thải rắn phát sinh từ công sở Hiện nay ở thành phố hội an có 2 bệnh viện và 11 trạm xá. Lượng rác phát sinh năm 2010 6.975 kg/ngày chiếm 14,72% so với tống khối lượng toàn thành phố, trong đó rác hữu cơ chiếm 45% Bảng 2.8 Khối lượng rác phát sinh của công sở qua từng năm Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)  Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)   2010  6.975  3.139  3.836  2021  9.490  4.271  5.220   2011  7.173  3.228  3.945  2022  9.760  4.392  5.368   2012  7.376  3.319  4.057  2023  10.037  4.517  5.520   2013  7.586  3.414  4.172  2024  10.322  4.645  5.677   2014  7.801  3.511  4.291  2025  10.615  4.777  5.838   2015  8.023  3.610  4.412  2026  10.916  4.912  6.004   2016  8.251  3.713  4.538  2027  11.227  5.052  6.175   2017  8.485  3.818  4.667  2028  11.545  5.195  6.350   2018  8.726  3.927  4.799  2029  11.873  5.343  6.530   2019  8.974  4.038  4.935  2030  12.210  5.495  6.716   2020  9.228  4.153  5.076       2.2.5 Dự đoán khối lượng chất thải rắn phát sinh từ chợ Hiện nay trên toàn thành phố có 2 chợ Hội An và Tân An. Lượng rác phát sinh từ chợ năm 2009 là 8.789 kg/ngày chiếm 18,55% tổng lượng rác của thành phố. Trong đó, chất thải hữu cơ chiếm 64,5 % Bảng 2.9 Lượng rác phát sinh từ chợ qua các năm Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)  Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)   2010  8.789  5.669  3.120  2021  11.960  7.714  4.246   2011  9.039  5.830  3.209  2022  12.299  7.933  4.366   2012  9.296  5.996  3.300  2023  12.649  8.158  4.490   2013  9.560  6.166  3.394  2024  13.008  8.390  4.618   2014  9.831  6.341  3.490  2025  13.377  8.628  4.749   2015  10.110  6.521  3.589  2026  13.757  8.873  4.884   2016  10.397  6.706  3.691  2027  14.148  9.125  5.022   2017  10.693  6.897  3.796  2028  14.549  9.384  5.165   2018  10.996  7.092  3.904  2029  14.962  9.651  5.312   2019  11.308  7.294  4.015  2030  15.387  9.925  5.463   2020  11.630  7.501  4.128       2.2.6 Dự đoán khối lượng chất thải rắn phát sinh từ ngành dịch vụ Khối lượng rác phát sinh từ quán ăn, nhà hàng và khách sạn năm 2009 là 8.230 kg/ngày chiếm 17,37 % tống khối lượng rác thành phố. Trong đó rác hữu cơ chiếm 81% Bảng 2.10 Lượng rác phát sinh từ ngành dịch vụ qua các năm Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)  Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)   2010  8.230  6.667  1.564  2021  11.199  9.071  2.128   2011  8.464  6.856  1.608  2022  11.517  9.329  2.188   2012  8.704  7.050  1.654  2023  11.844  9.594  2.250   2013  8.951  7.251  1.701  2024  12.180  9.866  2.314   2014  9.206  7.457  1.749  2025  12.526  10.146  2.380   2015  9.467  7.668  1.799  2026  12.882  10.434  2.448   2016  9.736  7.886  1.850  2027  13.248  10.731  2.517   2017  10.012  8.110  1.902  2028  13.624  11.035  2.589   2018  10.297  8.340  1.956  2029  14.011  11.349  2.662   2019  10.589  8.577  2.012  2030  14.409  11.671  2.738   2020  10.890  8.821  2.069       2.2.7 Dự đoán khối lượng chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng Khối lượng rác phát sinh từ đường phố năm 2008 là 3.961 kg/ngày chiếm 8,36 % tổng lượng rác của thành phố, trong đó rác hữu cơ chiếm 15% và rác còn lại là 85%. Bảng 2.11 Khối lượng rác phát sinh từ đường phố và nơi công cộng qua từng năm Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)  Năm  Khối lượng rác (kg/ngày)  CTR hữu cơ (kg/ngày)  CTR còn lại (kg/ngày)   2010  3.961  594  3.367  2021  5.390  808  4.581   2011  4.074  611  3.463  2022  5.543  831  4.712   2012  4.189  628  3.561  2023  5.700  855  4.845   2013  4.308  646  3.662  2024  5.862  879  4.983   2014  4.431  665  3.766  2025  6.029  904  5.124   2015  4.556  683  3.873  2026  6.200  930  5.270   2016  4.686  703  3.983  2027  6.376  956  5.420   2017  4.819  723  4.096  2028  6.557  984  5.573   2018  4.956  743  4.212  2029  6.743  1.011  5.732   2019  5.096  764  4.332  2030  6.935  1.040  5.894   2020  5.241  786  4.455       2.3 TỔNG HỢP LƯỢNG RÁC THẢI PHÁT SINH TẠI TP HỘI AN 2.3.1 Chất rắn hữu cơ Bảng 2.12 Khối lượng rác hữu cơ của Tp Hội An từ năm 20010 – 2030 Năm  Khu dân cư ( kg/ngày)  Chợ ( kg/ngày)  Công sở (kg/ngày)  Ngành dịch vụ (kg/ngày)  Đường phố và CTCC ( kg/ngày)  Tổng cộng ( kg/ngày)   2010  14.648  5.669  3.139  6.667  594  30.716   2011  15.064  5.830  3.228  6.856  611  31.589   2012  15.491  5.996  3.319  7.050  628  32.485   2013  15.931  6.166  3.414  7.251  646  33.408   2014  16.383  6.341  3.511  7.457  665  34.356   2015  16.849  6.521  3.610  7.668  683  35.332   2016  17.327  6.706  3.713  7.886  703  36.335   2017  17.819  6.897  3.818  8.110  723  37.367   2018  18.325  7.092  3.927  8.340  743  38.428   2019  18.846  7.294  4.038  8.577  764  39.520   2020  19.381  7.501  4.153  8.821  786  40.642   2021  19.931  7.714  4.271  9.071  808  41.796   2022  20.497  7.933  4.392  9.329  831  42.983   2023  21.079  8.158  4.517  9.594  855  44.203   2024  21.678  8.390  4.645  9.866  879  45.458   2025  22.293  8.628  4.777  10.146  904  46.749   2026  22.926  8.873  4.912  10.434  930  48.076   2027  23.577  9.125  5.052  10.731  956  49.441   2028  24.247  9.384  5.195  11.035  984  50.845   2029  24.935  9.651  5.343  11.349  1.011  52.289   2030  25.643  9.925  5.495  11.671  1.040  53.774   Tốc độ phát sinh rác thực phẩm  2.3.2 Chất rắn vô cơ Bảng 2.13 Khối lượng rác vô cơ của Tp Hội An từ năm 2010 – 2030 Năm  Khu dân cư ( kg/ngày)  Chợ ( kg/ngày)  Công sở (kg/ngày)  Ngành dịch vụ (kg/ngày)  Đường phố và CTCC ( kg/ngày)  Tổng cộng ( kg/ngày)   2010  4.779  3.120  3.836  1.564  3.367  16.666   2011  4.915  3.209  3.945  1.608  3.463  17.139   2012  5.054  3.300  4.057  1.654  3.561  17.626   2013  5.198  3.394  4.172  1.701  3.662  18.126   2014  5.345  3.490  4.291  1.749  3.766  18.641   2015  5.497  3.589  4.412  1.799  3.873  19.170   2016  5.653  3.691  4.538  1.850  3.983  19.715   2017  5.814  3.796  4.667  1.902  4.096  20.275   2018  5.979  3.904  4.799  1.956  4.212  20.850   2019  6.149  4.015  4.935  2.012  4.332  21.442   2020  6.323  4.128  5.076  2.069  4.455  22.051   2021  6.503  4.246  5.220  2.128  4.581  22.677   2022  6.687  4.366  5.368  2.188  4.712  23.321   2023  6.877  4.490  5.520  2.250  4.845  23.983   2024  7.073  4.618  5.677  2.314  4.983  24.665   2025  7.273  4.749  5.838  2.380  5.124  25.365   2026  7.480  4.884  6.004  2.448  5.270  26.085   2027  7.692  5.022  6.175  2.517  5.420  26.826   2028  7.911  5.165  6.350  2.589  5.573  27.588   2029  8.135  5.312  6.530  2.662  5.732  28.371   2030  8.366  5.463  6.716  2.738  5.894  29.177   Tốc độ phát sinh còn lại  Chương 3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO TP. HỘI AN 3.1 PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RÁC TẠI NGUỒN 3.1.1 Phương án 1 Chất thải tại nguồn phát sinh được phân loại thành 2 thành phần Thành phần rác tái chế được : kim loại, các loại chai lo nhựa, giấy… Thành phần rác còn lại / Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ theo phương án 1. Ưu điểm Công tác phân loại tại nguồn dễ dàng vì từ xưa giờ người dân cũng đã biết phân rác thành những loại có thể bán ve chai. Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do rác thải gây ra. Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp. Hoạt động tái chế góp phần giải quyết một số lượng lao động. Có thể thiêu tất cả các loại rác thải rắn như: Rác thải Y tế, thú y, gia súc, gia cầm, chất thải cống rãnh/các chất thải không thể tự phân huỷ, gỗ vv... Nhược điểm Cần nhiều vốn đầu tư. Cộng nghệ đốt phải hiện đại, khó khăn trong việc xử lý lượng khí đốt sinh ra. Cần một đội ngũ vận hành lò đốt có chuyên môn cao cũng như chuyên gia tư vấn. 3.1.2 Phương án 2 Chất thải tại nguồn phát sinh được phân loại thành 2 thành phần Thành phần rác hữu cơ dễ phân hủy: thực phẩm và các thành phần khác có nguồn gốc hữu cơ. Thành phần rác thải còn lại. / Hình 3.2 Sơ đồ cộng nghệ theo phương án 2. Ưu điểm Vừa tái chế vừa làm phân compsot nên tận dụng được nguồn tài nguyên trong rác thải. Giải quyết việc làm cho một số người dân của địa phương. Công tác phân loại tại nguồn có thể thu hồi và tái chế vật liệu từ chất thải một cách có hiệu quả nhất. Nhược điểm Tốn chi phí xây dựng bãi chôn lấp cũng như các vấn đề phát sinh từ nước rỉ rác, mùi hôi. Đầu ra phân compost ít do nhu cầu sử dụng chưa rộng cũng như hiệu quả sử dụng phải cần có thời gian lâu dài không đáp ứng được thị hiếu của người sử dụng. 3.1.3 So sánh hai phương án So sánh các ưu nhược điểm của hai phương án trên thì ta thấy phương án 1 tuy là hiệu quả trong việc tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp, tránh các vấn đề phát sinh từ rác như nước rỉ rác, mùi hôi…vv nhưng xem lại thì nó không phù hợp với điệu kiện của địa phương về vốn đầu tư ban đầu và chi phí năng lượng trong quá trình vận hành. Trong khi phương án 2 phù hợp về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội và công tác quản lý chât thải rắn sinh hoạt theo định hướng chiến lược quốc gia. Do đó, ta chọn phương án 2 làm phương án tính toán, thiết kế cho hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hội An. 3.2 PHƯƠNG ÁN THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN 3.2.1 Đối với nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ Quy trình thu gom: rác sẽ được thu gom trực tiếp từ nguồn phát sinh Xe thu gom sẽ đi từ trạm xe đến vị trí thu gom, lấy rác của từng hộ gia đình đổ lên xe , trả thùng rỗng về vị trí cũ rồi đi đến vị trí thu gom tiêp theo cứ như thế cho đến khi thùng chưa rác trên xe đầy. Khi đó, xe thu gom xe thu gom sẽ vận chuyển rác đến nơi tiếp nhận , đổ rác và và đi đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo. Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ vận chuyển từ nơi tiếp nhận về trạm xe. Hình thức thu gom Các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ bao gồm hộ gia đình, văn phòng, công sở, các cửa hàng tạp hóa, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trường học… nằm trong khu dân cư. Cũng có một số nhà hàng, khách sạn, trường học, có quy mô lớn; tuy nhiên số lượng các nguồn này không nhiều và thường nằm rải rác trong khu dân cư nên để tiện cho việc thu gom , các nguồn này vẫn được xem là nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ. Hoạt động thu gom chất thải từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ được thực hiện theo hình thức thu gom từng nhà một và hết nhà này đến nhà kia trên cùng một tuyến đường. Do đặc điểm các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố có bề rộng lòng đường nhỏ nên ở đây ta chỉ nói đến đối với các tuyến đường giao thông nhỏ có bề rộng lòng đường < 20m hay đường hẻm. Hình thức thu gom thuận tiện nhất là lấy rác ở hai nhà đối diện và lần lượt qua các cặp nhà trên cùng tuyến đường. Sử dụng xe 4; 9 hay 14 m3 hay xe đẩy tay tùy theo đặc điểm của các tuyến thu gom. / Hình 3.3 Hình thức thu gom hai bên đường chất thải rắn từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ. 3.2.2 Đối với nguồn phát sinh có khối lượng lớn Hình thức thu gom Từ trạm xe, xe vận chuyển sẽ đến nơi cần thu gom, chuyển rác lên đầy xe và chở đến nơi tiếp nhận. Cũng có trường hợp, xe phải lấy ở hai hoặc ba vị trí mới đầy xe. Tuy nhiên, số lượng vị trí lấy rác mà xe phải đến sẽ rất ít so với trường hợp thu gom chất thải từ nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ. xe rỗng xe đầy Hình 3.4 Hình thức thu gom chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tập trung. 3.2.3 Phương tiện thu gom Phương tiện thu gom rác được sử dụng có thể là xe đẩy tay, xe ép, xe tải (thu gom bùn, xà bần), xe thùng chứa phía sau có dung tích 4, 9 hoặc 14m3 và phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau: Chứa rác thu gom, không gây rơi vãi rác và rò rỉ nước rác trong quá trình thu gom và vận chuyển về nơi tiếp nhận. Xe thu gom phải có kết cấu và kích thước phù hợp cho việc di chuyển trên các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến trong khu phố cổ. Xe đẩy tay phải có sức chứa vừa phải với khả năng đẩy xe chứa đầy rác của 1 hoặc 2 công nhân thu gom. 3.3 PHƯƠNG ÁN TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN Do khoảng cách từ điểm hẹn đến bãi chôn lấp không quá 16km nên ta chọn phương án không sử dụng trạm trung chuyển. Tiết kiệm diện tích, kinh phí cho trạm trung chuyển nhưng phải đầu tư số lượng xe ép nhiều. Rác từ nơi phát sinh sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển thẳng đến nơi tiếp nhận ( nơi tiếp nhận sẽ là trạm phân loại tập trung lần 2 nằm chung trong khu bãi chôn lấp). Nguồn phát sinh → Điểm hẹn → Bãi chôn lấp PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Như phương án quản lý chất thải rắn tại nguồn phát sinh đã chọn thì phương án xử lý ta chọn là phương pháp ủ rác lên men sản xuất phân compost tái chế và chôn lấp. Tái chế Là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tái chế vật liệu bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ rác thải, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái chế sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác. Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích như: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc. Giảm lượng rác đến bãi chôn lấp Giảm các tác động môi trường Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế, hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tinh kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuôi cùng. Phương pháp ủ rác lên men sản xuất phân compost Về bản chất đây là quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật trong điều kiện thích hợp. Xe vận chuyển rác   Nơi tiếp nhận   Sàng phân loại lần hai   XỬ LÝ SINH HỌC Luống lên men hiếu khí   Kiểm tra nhiệt độ 50 – 600C   Sục khí cưỡng bức   Ủ chín phân compost   Kiểm tra độ ẩm 40 – 50%  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChương 1- ctr dieu.docx
  • doctai lieu tham khao.doc
  • jpgimages.jpg
  • dwgchi tiet ngan u.dwg
  • dwgchi tiet o chon lap.dwg
  • dwgmat bang compost.dwg
  • dwgMB - An.dwg
  • dwgsan phan loai tram can.dwg
  • dwgVACH TUYENH MOI NHAT.dwg
  • dwgVE O CHON LAP - NUOC 1.dwg
Luận văn liên quan