MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế thị trường. Song song
với việc phát triển kinh tế, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân cũng
được chú trọng, hoạt động y tế được đẩy mạnh nhanh chóng. Bệnh viện được đầu tư
xây dựng ngày càng nhiều, kèm theo đó là chất thải độc hại từ các bệnh viện trở
thành một vấn đề nóng hiện nay.
Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc kháng sinh.v.v.
nếu không qua xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp
xúc. Ngoài ra, những chất thải như máu, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ cao,
phân hủy nhanh nếu không được xử lý, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối
nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.
Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng, là một bệnh viện đa khoa, bệnh
viện cung cấp toàn diện các loại dịch vụ về khám chữa bệnh cả bằng phương pháp y
học hiện đại, y học cổ truyền và kết hợp cả hai phương pháp. Bệnh viện đã được
xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống
xử lý nước thải, hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải ra môi trường
quy định. Trước những tính chất nguy hại của nước thải bệnh viện đã nêu trên, tôi
chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà
Nẵng” với mục đích xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy
định, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐÀ NẴNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÀ NẴNG
1.1.1. Vị trí
Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng có vị trí thuộc địa phận phường
Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Phía Tây
: giáp đất ruộng và lạch nước
- Phía Bắc
: giáp đất ruộng
- Phía Nam : giáp đường Hoàng Văn Thái và nhà dân.
- Phía Đông : giáp Công ty xây lắp điện 3
1.1.2. Qui mô hoạt động của bệnh viện
Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng là Bệnh viện đa khoa hạng III, với
quy mô 100 giường bệnh. Chức năng của Bệnh viện là khám chữa bệnh cho cán bộ
công nhân viên ngành GTVT trong toàn khu vực miền Trung và cụm dân cư. Ngoài
ra, Bệnh viện còn được giao nhiệm vụ là Chi nhánh của Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ
lao động và môi trường GTVT trên địa bàn quản lý.
- Các phòng, khoa chức năng: gồm 8 khoa, 4 phòng chức năng:
+ Các khoa: Khoa ngoại tổng hợp, Khoa nội tổng hợp, Khoa y học cổ truyền-
phục hồi chức năng, Khoa hồi sức cấp cứu - lọc máu, Khoa khám bệnh, Khoa liên
chuyên khoa, Khoa cận lâm sàng, Khoa dược và trang thiết bị y tế.
+ Các phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng
Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng.
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 85 người, trong đó 28 nam và 57 nữ.
- Hoạt động vào năm: Bệnh viện GTVT Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt
động từ tháng 10/2004.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 2
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế thị trường. Song song
với việc phát triển kinh tế, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân cũng
được chú trọng, hoạt động y tế được đẩy mạnh nhanh chóng. Bệnh viện được đầu tư
xây dựng ngày càng nhiều, kèm theo đó là chất thải độc hại từ các bệnh viện trở
thành một vấn đề nóng hiện nay.
Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc kháng sinh.v.v.
nếu không qua xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp
xúc. Ngoài ra, những chất thải như máu, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ cao,
phân hủy nhanh nếu không được xử lý, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối
nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.
Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng, là một bệnh viện đa khoa, bệnh
viện cung cấp toàn diện các loại dịch vụ về khám chữa bệnh cả bằng phương pháp y
học hiện đại, y học cổ truyền và kết hợp cả hai phương pháp. Bệnh viện đã được
xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống
xử lý nước thải, hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải ra môi trường
quy định. Trước những tính chất nguy hại của nước thải bệnh viện đã nêu trên, tôi
chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà
Nẵng” với mục đích xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy
định, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
CHƯƠNG 1
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 3
TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐÀ NẴNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÀ NẴNG
1.1.1. Vị trí
Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng có vị trí thuộc địa phận phường
Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Phía Tây : giáp đất ruộng và lạch nước
- Phía Bắc : giáp đất ruộng
- Phía Nam : giáp đường Hoàng Văn Thái và nhà dân.
- Phía Đông : giáp Công ty xây lắp điện 3
1.1.2. Qui mô hoạt động của bệnh viện
Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng là Bệnh viện đa khoa hạng III, với
quy mô 100 giường bệnh. Chức năng của Bệnh viện là khám chữa bệnh cho cán bộ
công nhân viên ngành GTVT trong toàn khu vực miền Trung và cụm dân cư. Ngoài
ra, Bệnh viện còn được giao nhiệm vụ là Chi nhánh của Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ
lao động và môi trường GTVT trên địa bàn quản lý.
- Các phòng, khoa chức năng: gồm 8 khoa, 4 phòng chức năng:
+ Các khoa: Khoa ngoại tổng hợp, Khoa nội tổng hợp, Khoa y học cổ truyền-
phục hồi chức năng, Khoa hồi sức cấp cứu - lọc máu, Khoa khám bệnh, Khoa liên
chuyên khoa, Khoa cận lâm sàng, Khoa dược và trang thiết bị y tế.
+ Các phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng
Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng.
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 85 người, trong đó 28 nam và 57 nữ.
- Hoạt động vào năm: Bệnh viện GTVT Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt
động từ tháng 10/2004.
1.1.3. Nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện
1.1.3.1. Nguồn cung cấp nước
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 4
Nguồn nước sử dụng của bệnh viện được lấy từ mạng lưới cấp nước thành
phố tại khu vực. Nước cấp được dẫn vào bể chứa nước ngầm và được bơm lên đài
nước đặt trong khuôn viên của bệnh viện, sau đó nước được phân phối về toàn bộ
các khu vực dùng nước ở các khoa phòng.
1.1.3.2. Nhu cầu sử dụng
Nước được sử dụng trong bệnh viện cho các mục đích: nước sinh hoạt (cho
bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân, CBCNV của bệnh viện, người phục vụ
trong bệnh viện) và nước dự trữ cho chữa cháy. Trong đó:
- Nước sinh hoạt: theo các số liệu thống kê, lượng sử dụng tối đa là
50m3/ngàyđêm. (Nguồn: Hoá đơn tiền nước hàng tháng tại bệnh viện).
Trong đó:
+ Nước rửa tay chân và vệ sinh WC (trung bình 300-350 lít/giường
bệnh/ngđ): khoảng 30-35 m3/ngđ.
+ Nước thải từ nhà ăn (tính cho 100 bệnh nhân và 85 CBCNV bệnh viện (với
lượng sử dụng 25 lít/người.ngđ)): khoảng 4,625 m3/ngđ.
+ Nước thải khác (từ nhà giặt là, nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị, nước vệ sinh
sàn): khoảng 10,375 - 15,375 m3/ngđ.
- Nước dự trữ cứu hoả: Lượng nước dự trữ yêu cầu phải đảm bảo chữa cháy
trong vòng 2 giờ (với 6 vòi đồng thời nếu có nước bổ sung liên tục).
Qcc = (15l/s x 3600)/1000 x 2giờ = 108 (m3/ngđ).
1.2. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA
BỆNH VIỆN
1.2.1. Tác động đến môi trường nước
1.2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải
Bao gồm các nguồn sau:
a. Nước thải sinh hoạt
- Nước thải bệnh viện: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, khách vãng lai và của CBCNV trong bệnh viện; nước thải từ các phòng thí
nghiệm, phòng mổ; nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 5
- Nước thải từ nhà giặt tẩy.
- Nước thải từ nhà ăn.
b. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của bệnh viện.
1.2.1.2. Nguồn tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải sau cùng của bệnh viện là mương thoát nước bên
cạnh bệnh viện dẫn ra sông Phú Lộc.
Nước thải của bệnh viện chưa được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo
quy định, sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm đối với nguồn nước tiếp nhận và sức
khoẻ cộng đồng. Do vậy, xử lý nước thải bệnh viện nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường
quy định là vấn đề môi trường cấp thiết hiện nay của bệnh viện.
1.2.2. Tác động đến môi trường do chất thải rắn
1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn của bệnh viện gồm các loại sau:
- Rác thải sinh hoạt: giấy, nilon, bao bì, vải, nhựa, thức ăn thừa, vỏ, cành
cây,…
- Chất thải rắn y tế: các loại bông, gạc, kim tiêm, phẩm vật y tế, dược phẩm
phế thải, bệnh phẩm, thạch cao bó bột sau khi cắt bỏ...
1.2.2.2. Tải lượng
- Chất thải rắn sinh hoạt: khối lượng thực tế phát sinh khoảng 5 m3/tháng,
tương đương 2,25 tấn/tháng và 75 kg/ngày (khối lượng riêng của rác thải 0,45
tấn/m3).
- Chất thải rắn y tế nguy hại: khối lượng thực tế phát sinh dao động trong
khoảng 71 kg/tháng (tháng 04/2009) đến 95 kg/tháng (tháng 06/2009).
Trong đó:
+ Chất thải có thể phân huỷ chiếm 65%.
+ Chất lây nhiễm (nguy hại) chiếm 35%.
1.2.3. Tác động đến môi trường không khí
1.2.3.1. Nguồn phát sinh
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 6
- Bụi và các loại khí thải SO2, NO2, COx… sinh ra từ hoạt động của các
phương tiện giao thông ra vào bệnh viện.
- Hơi các loại thuốc và chất sát trùng từ các phòng xét nghiệm, khu vực chứa
hoá chất, dược phẩm.
- Khí thải máy phát điện dự phòng; khí ôzôn từ thiết bị chụp X-quang; các
khí độc sinh ra trong phòng xét nghiệm...
- Tiếng ồn sinh ra từ các hoạt động của bệnh viện (chủ yếu phát sinh từ một
lượng lớn người đang có mặt ở bệnh viện) và từ quá trình hoạt động của các trang
thiết bị, máy móc.
1.2.3.2. Tải lượng
Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông vận tải
Tại khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu và nhà giữ xe là nơi có mức độ hoạt
động của các phương tiện giao thông cao nhất. Ước tính số lượt xe ra vào bệnh viện
như sau:
- Xe ô tô (tải trọng <3,5 Tấn, chủ yếu là xe cấp cứu, xe taxi): nhiều nhất là 10
lượt/ngày.
- Xe mô tô 2 bánh: nhiều nhất là khoảng 300 lượt/ngày (kể cả gần 100 lượt
xe của CBCNV bệnh viện).
Với tải lượng khí thải do hoạt động giao thông đã góp phần gây ô nhiễm môi
trường không khí. Tuy nhiên, đối với hoạt động này chất ô nhiễm chủ yếu phát tán
trên đoạn đường mà các phương tiện tham gia giao thông. Đối với môi trường khu
vực bệnh viện thì tải lượng các chất ô nhiễm thải ra ít hơn nhiều. Do đó hoạt động
giao thông có gây ảnh hưởng đến môi trường không khí nhưng không đáng kể.
Khí thải từ máy phát điện dự phòng
Máy phát điện dự phòng có tác dụng đảm bảo sự hoạt động liên tục của các
thiết bị, phụ tải điện trong trường hợp hệ thống lưới điện bị cúp.
Do máy phát điện không hoạt động thường xuyên (ước tính khoảng 40
giờ/tháng) nên mức độ tác động của máy phát điện là không lớn.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 7
1.2.4. Tác động đến môi trường do tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh ra từ các nguồn: hoạt động của con người, máy phát điện
dự phòng.
- Từ sinh hoạt của con người: Kết quả đo đạc tại bệnh viện cho thấy, tiếng ồn
ở các vị trí khác nhau trong khu vực bệnh viện tại các thời điểm khác nhau (từ 9-
12h) dao động trong khgoảng trong khoảng 55-70 dBA, nằm trong giới hạn cho
phép.
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng: Mức ồn tối đa cách nguồn 1m
khoảng 85dBA và thời gian tiếp xúc tối đa với các nguồn trên trong ngày không quá
30 phút. So sánh với Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ y tế cho thấy: tiếng ồn tại
khu vực đặt máy phát điện dự phòng nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn.
1.2.5. Tác động đến môi trường do tia bức xạ (phòng X-quang)
Hoạt động của bệnh viện còn phát sinh các nguồn gây ô nhiễm là các tia bức
xạ do hoạt động chụp, tráng rửa phim của máy chụp X’quang.
Hiện nay, bệnh viện có 03 máy X-quang là: máy X-quang TUR-D300, máy
X-quang MULTIMOBIL và máy phát tia X HD-300R-AD/07RA32007 đã được cấp
phép sử dụng và trong tình trạng hoạt động tốt.
Việc sử dụng các tia X trong Bệnh viện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể
người tiếp xúc. Tác hại của tia X gây ra chủ yếu đến các tế bào cơ thể người.
Tổn thương chung là ở tế bào: ức chế phân chia kèm theo là sự hoạt hoá bình
thường lại hoặc là hoạt hoá quá mức dẫn đến sự tăng sinh ác tính, ức chế enzim, tổn
thương các gen, biến đổi các thể nhiễm sắc. Từ tổn thương tế bào này dẫn đến sự rối
loạn chức năng các tổ chức như tuỷ xương, ruột,….
Song bệnh viện đã thực hiện các nguyên tắc trong thiết kế xây dựng phòng
chụp X-quang và trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên trực tiếp làm
việc nên khả năng gây nguy hại được khống chế ở ngưỡng cho phép.
1.2.6. Sự cố cháy nổ, an toàn lao động
- Sự cố cháy nổ.
- Sự cố tai nạn do điện giật,….
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 8
Sự cố cháy nổ có tính rủi ro cao, một khi xảy ra thường gặp khó khăn trong
việc tổ chức chữa cháy, cứu người, mang đến hậu quả lớn về tính mạng con người,
thiệt hại lớn về vật chất và tác động đến môi trường xung quanh và hệ sinh thái. [ ]10
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 9
CHƯƠNG 2
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
2.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải
2.1.1.1.Nước thải sinh hoạt
- Nước thải bệnh viện: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, khách vãng lai và của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện; nước thải từ
các phòng thí nghiệm, phòng mổ; nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị.
- Nước thải từ nhà giặt tẩy.
- Nước thải từ nhà ăn.
2.1.1.2.Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của bệnh viện.
Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 85% lượng nước cấp sử dụng tối
đa, khoảng 42,5 m3/ngđ. Trong đó, ước tính lưu lượng thải của từng nguồn như sau:
- Nước thải rửa tay chân và nước vệ sinh toilet: khoảng 25,5-29,75 m3/ngđ.
- Nước thải từ nhà ăn: khoảng 3,9 m3/ngđ.
- Nước thải khác (từ nhà giặt là, nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị, nước vệ sinh
sàn): khoảng 8,82-13,1 m3/ngđ. [ ]10
2.1.2. Đặc trưng của nước thải bệnh viện
2.1.2.1. Các thành phần chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện hàm lượng chất hữu cơ, chất ô nhiễm cao. Đặc biệt
lượng vi trùng, vi khuẩn có khả năng lây bệnh truyền nhiễm lớn, nhất là nước thải
từ các phòng mổ, phòng xét nghiệm và các khoa truyền nhiễm. Nếu nước thải được
thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bệnh viện, khu
dân cư lân cận gây nên các bệnh tật, dịch bệnh cho con người, làm mất cân bằng
sinh thái.
Thành phần chính của nước thải gồm:
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 10
- Các chất hữu cơ: các chất hữu cơ trong nước thải bệnh viện đa phần là
những chất dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học. Sự có mặt của chất hữu cơ là
nguyên nhân chính làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống
động thực vật thủy sinh.
- Các chất dinh dưỡng của N, P: là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú
dưỡng cho nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh hưởng đến sinh vật sống trong môi trường
thủy sinh.
- Các chất lơ lửng: gây ra độ đục của nước, đồng thời trong quá trình vận
chuyển sự lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn làm tắc nghẽn đường ống, cống rãnh.
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: nước thải bệnh viện là nguồn điển hình
chứa lượng lớn các vi sinh vật có khả năng gây ra những căn bệnh rất nguy hiểm.
Chúng là nguyên nhân chính của các dịch bệnh truyền nhiễm như: thương hàn, tả,
lỵ,… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2.1.2.2. Chế độ thải và lưu lượng thải
a. Chế độ thải
Nước thải bệnh viện không đều chủ yếu tập trung vào các giờ chính trong
ngày: từ 6 – 22h, nồng độ chất bẩn thay đổi từng giờ trong ngày.
b. Lưu lượng nước thải
- Lưu lượng nước thải ngày đêm của bệnh viện:
=ngđQ 50 (m3/ngđ)
- Lưu lượng nước thải trung bình trong 1h (hệ thống làm việc trong 15h).
33,3
15
50
1 ==hQ (m3/h)
- Lưu lượng nước thải trung bình trong 24 giờ
08,2
24
50
2 ==hQ (m3/h)
- Lưu lượng nước thải theo phút
035,0
6024
50 =×=phQ (m
3/phút)
- Lưu lượng nước thải theo giây
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 11
4108,5
360024
50 −⋅=×=SQ (m
3/S)
- Lưu lượng nước thải cực đại
1max . hQkQ =
Trong đó: k: hệ số không điều hòa chung của nước thải lấy theo quy định ở
điều 2.1.2 – Tiêu chuẩn Xây dựng TCXD-54-84 và có thể tham khảo ở Bảng 2,
chọn k = 3.
Vậy: 99,933,3.3max ==Q (m3/h)
2.1.2.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
Nồng độ ô nhiễm chính trong nước thải được tổng hợp như sau:
- pH = 6,8 – 7,5.
- BOD5 = 200 – 280 mg/l.
- COD = 300 – 350 mg/l.
- TSS = 100 – 200 mg/l.
- NO3- = 40 – 60 mg/l.
- PO43- = 8 – 10 mg/l.
- Tổng Coliforms = 1.106 MNP/100ml.
(Nguồn: Số liệu phân tích của Trung tâm KTMT Đà Nẵng, 2007-2009).
2.2. YÊU CẦU NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN SAU KHI XỬ LÝ
Nước thải sau xử lý đạt TCVN 7382-2004 – Mức 2
- pH = 6,5 – 8,5.
- BOD5 = 30 mg/l.
- TSS = 100 mg/l.
- NO3- = 30 mg/l.
- PO43- = 6 mg/l.
- Tổng Coliforms = 5.000 MNP/100ml. [ ]7
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 12
Ghi chú: TCVN 7382 – Mức 2: Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện -
Tiêu chuẩn thải. Mức 2 quy định mức nước thải bệnh viện đổ vào nơi chỉ định là hệ
thống thoát nước thành phố trên đường Hoàng Văn Thái, Đà Nẵng.
2.3. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CẦN THIẾT XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Mức độ xử lý nước thải được xác định dựa trên quy mô đối tượng thoát nước
và các yêu cầu vệ sinh của nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau xử lý phải đạt TCVN 7382-2004 – Mức 2.
Mức độ cần thiết xử lý nước thải thường được xác định theo:
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS).
- Hàm lượng BOD.
2.3.1. Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo chất lở lửng
Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo chất lơ lửng được xác định theo công
thức sau: D =
v
rv
C
CC − .100%
Trong đó:
rC : hàm lượng chất lơ lửng của nước thải sau xử lý phải đạt được,
Ta có rC = 100 (mg/l).
vC : hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải, vC =200 (mg/l).
Vậy D =
200
100200 − .100% = 50%.
2.3.1. Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo BOD5
Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo BOD5 được xác định theo công thức
sau:
D =
v
rv
L
LL − .100%
Trong đó:
rL : hàm lượng BOD5 của nước thải sau xử lý phải đạt được, ta có
rL = 30 (mg/l).
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 13
vL : hàm lượng BOD5 của nước thải có trong nước thải, vL = 280 (mg/l).
Vậy D =
280
30280 − .100% = 89,29%
2.4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.4.1. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ở nước ta
2.4.1.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng nhằm mục đích tách các chất không
tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ
học bao gồm:
- Song chắn rác, chắn giữ các chất bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi:
giấy, rau, cỏ, rác... được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để
nghiền nhỏ, sau đó đổ trở lại song chắn rác hay chuyển tới bể phân cặn (bể metan).
Trong thời gian gần đây người ta áp dùng song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ vừa
nghiền rác.
- Bể lắng để tách các chất có trọng lượng riêng lớn trọng lượng riêng của
nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ
nổi lên mặt nước. Dùng thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn nổi lên công
trình xử lý cặn.
- Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải
công nghiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm
lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ được thực hiện ngay ở bể lắng nhờ
thiết bị gạt chất nổi.
- Bể lọc nhằm tác các chất ở trạng thái lơ lửng có kích thước nhỏ bằng cách
cho nước thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc lớp vật liệu lọc. Trong nước thải ít sử
dụng.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không
hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 20%.
Để tăng cường hiệu xuất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng các
biện pháp làm thoág sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý đạt 75%
theo hàm lượng chất lơ lửng, 40-50% theo BOD.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 14
- Ưu điểm của phương pháp xử lý cơ học:
+ Ít tốn năng lượng vận hành thiết bị, quy trình xử lý đơn giản.
+ Loại bỏ được nhiều các chất nặng, các chất có kích thước
lớn, làm cho quá trình xử lý tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhược điểm:
+ Chưa loại bỏ được các chất lơ lửng, hợp chất hoà tan một cách triệt
để.
+ Không giải quyết được việc khử màu, khử mùi, chất độc trong
nguồn nước thải.
+ Hiệu suất xử lý không cao.
2.4.1.2. Phương pháp hoá lý
Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá
xảy ra giữa các chất bẩn và các hoá chất cho vào thêm.
Những phản ứng xảy ra có thể là phản ứng ôxy hoá khử, các phản ứng tạo
chất kết tủa, hoặc các phản ứng phân huỷ các chất làm hại. Đây là quá trình nâng
cao chất lượng nước thải, nước thải có thể sử dụng lại sau khi quá trình này xử lý
một cách triệt để.
a. Các phương pháp hoá học
Thực chất của phương pháp hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào
đó để gây tác động với các tạp chất bẩn biến đổi hoá học, tạo thành khác dưới dạng
cặn hoặc chất hoà tan nhưng không gây độc hại hay ô nhiễm môi trường.
Bao gồm các phương pháp: ôxi hoá khử, trung hoà, keo tụ. Thông thường đi
đôi với quá trình trung hoà là quá trình keo tụ và các biện pháp vật lý khác. Tất cả
các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt tiền.
Người ta sử dụng phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan vào trong các hệ
thống cấp nước khép kín. Đôi khi các phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ
bộ trước khi xử lý sinh học nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước.
- Phương pháp trung hoà: Nước thải chứa các axít hữu cơ hoặc kiềm, nên
cần được trung hoà, đưa nồng độ pH vào khoảng 6,5-8,5 trước khi thải và nguồn
nước hoặc sử dụng cho các công nghệ tiếp theo.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 15
- Phương pháp ôxi hoá khử: Để làm sạch nước thải người ta có thể dùng các
chất ôxi hoá như clo hoá lỏng, ozon,...
Trong quá trình ôxi hoá, các chất độc hại trong nước thải chuyển thành các
chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác
nhân hoá học, do đó quá trình ôxi hoá khử chỉ được sử dụng trong những trường
hợp các tạp chất nhiễm bẩn trong nước thải không thể lắng bằng phương pháp khác.
b. Phương pháp hoá lý
Các phương pháp hoá lý để xử lý nước thải công nghiệp đều dựa trên cơ sở
ứng dụng các quá trình: đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ, trao đổi ion, các quá
trình tách bằng màng điện hoá...
- Đông tụ và keo tụ: Làm trong và xử lý nước thải bằng cách dùng các chất
keo tụ và các chất trợ lọc để liên kết chất bẩn ở dạng lơ lửng và keo thành dạng
bông tụ có kích thước lớn. Khi những bông tụ này lắng xuống kéo theo các chất bẩn
hoà tan cũng lắng theo.
- Tuyển nổi: Là loại các tạp chất bẩn ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng
có khả năng dễ nổi trên mặt nước, sau đó loại hỗn hợp chất bẩn ra khỏi nước. Khi
tuyển nổi người ta dùng các bọt nổi li ti, phân tán và bảo hoà trong nước.
- Hấp phụ: Tách các chất hữu cơ và khí hoà tan ra khỏi nước bằng cách tập
trung các chất đó trên bề mặt hấp phụ hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn
hoà tan và các chất hấp phụ.
- Ưu điểm của phương pháp xử lý hoá học và lý hoá:
+ Loại bỏ hầu như toàn bộ các chất bẩn hoà tan và không hoà tan
trong nước thải.
+ Hiệu xuất xử lý khá cao, có khả năng thu hồi chất thải quý.
+ Nước sau khi xử lý có thể dùng lại ở nhiều mục đích khác nhau.
- Hạn chế:
+ Quy trình thực hiện tương đối phức tạp.
+ Chi phí đầu tư cho hoá chất và thiết bị lớn.
+ Thường sử dụng để xử lý nước thải có đầu ra đạt chất lượng cao do
đó đòi hỏi kỹ thuật cũng như quản lý tốt.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 16
2.4.1.3 Phương pháp xử lý sinh hoá
Phương pháp này thường dùng để loại những tạp chất phân tán nhỏ, keo chất
hữu cơ hoà tan và một số chất vô cơ như: H 2 S, amoniac, nitơ, sunfic...
Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất
hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật Sử dụng chất hữu cơ và một
số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình sinh
trưởng chúng nhận các chất dinh dưỡng, xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản
nên sinh khối của chúng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học có thể thải ra
nguồn sông, hồ... Nếu đã đảm bảo được chỉ tiêu, tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường
và có thể tái sử dụng trong sản xuất. Nếu sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học
mà không đáp ứng được nhu cầu người ta xử lý triệt để một trong những phương
pháp như: ozôn hoá, hấp thụ bằng than hoạt tính...
Những công trình xử lý sinh hoá chia làm hai nhóm:
- Những công trình trong đó quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện
tự nhiên: những cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học... quá trình xử lý diễn ra chậm
chủ yếu dựa vào nguồn ôxi và sinh vật có trong nước và đất.
- Những công trình xử lý trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học biophin,
bể làm thoáng sinh học aeroten,... do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá
trình xử lý diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn.
Quá trình xử lý trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn với BOD
giảm từ 90÷95%. Trong trường hợp xử lý trên bể aeroten thường đưa một phần bùn
hoạt tính tuần hoàn trở lại bể để tạo cho công trình đạt hiệ quả cao hơn. Phần bùn
hoạt tính còn lại là bùn hoạt tính dư,bùn hoạt tính dư thường được đưa đến bể nén
bùn làm giảm thể tích, giảm ẩm trước khi đưa vào bể metan để thực hiện quá trình
lên men yếm khí.
Quá trình xử lý nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là các
loại vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy trong giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân
tạo cần khử trùng nước thải trước khi thải ra ngoài. Trong quá trình xử lý nước thải
bằng bất kì phương pháp nào cũng tạo nên một lượng cặn đáng kể (bằng 0,5÷1%
tổng lưu lượng nước thải).
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 17
Chất lơ lửng không hoà tan ở bể lắng đợt một gọi là cặn tươi. Cặn sau bể
lắng hai gọi là màng vi sinh vật (sau bể biophin) hoặc bùn hoạt tính (sau bể
aeroten).
Nói chung, các cặn trên đều hôi thối và có mùi khó chịu (đặc biệt là cặn tươi)
và nguy hiểm về vi sinh, do vậy cần phải xử lý cặn. Để giảm hàm lượng chất hửu cơ
trong cặn và đạt chỉ tiêu cần áp dụng biện pháp xử lý sinh học kị khí trong công
trình tự hoại bể lắng hai vỏ hoặc bể lắng metan. [ ]8
Bảng 2.1. Hiệu xuất xử lý nước thải sinh hoạt
Phương pháp xử lý
Theo chất lơ lửng
(%)
Theo BOD
(%)
- Cơ học
- Hoá học
- Hoá lý
- Sinh hoá
50÷90
90
90
95
30 ÷ 35
0÷40
50÷75
90÷95
2.4.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Các phương pháp, dây chuyền công nghệ và các công trình xử lý nước thải
trong đó phải được lựa chọn trên các cơ sở sau:
- Quy mô (công suất) và đặc điểm đối tượng thoát nước (lưu vực phân tán
của đô thị, khu dân cư, bệnh viện,…). Công suất trạm : Q = 50 m3/ngđ.
- Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó.
- Mức độ cần thiết phải xử lý nước thải và các giai đoạn xử lý nước thải cần
thiết. Căn cứ vào phần tính toán ở mục 2.1 ta có các thông số cần thiết sau:
+ Theo BOD5: D = 89,29 % (Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo BOD5).
+ Theo chất lơ lửng: D = 50% (Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo SS)
- Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất
thủy văn,….
- Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải của địa phương.
- Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích kinh tế tại địa phương.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 18
- Diện tích và vị trí đất đai sử dụng để xây dựng trạm xử lý nước thải (diện
tích đất trống của bệnh viện hiện nay còn 4.803 m2).
- Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thấp, xử lý đạt yêu cầu.
- Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác.
Các trạm xử lý nước thải với công suất nhỏ và vừa phải đảm bảo một loạt
các yêu cầu như xây dựng đơn giản, dễ hợp khối các công trình, diện tích chiếm đất
nhỏ, dễ quản lý vận hành và kinh phí đầu tư xây dựng không lớn. Yếu tố hợp khối
công trình là một trong những yếu tố cơ bản khi xây dựng các trạm xử lý công suất
nhỏ và vừa ở điều kiện nước ta. Các công trình xử lý nước thải được hợp khối sẽ
hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường không khí, diện tích xây dựng nhỏ đảm bảo
mỹ quan đô thị… Nước thải sinh hoạt có thể xử lý tại chỗ trong các công trình làm
sạch sơ bộ (tách dầu mỡ, tách và xử lý cặn trong ‘‘nước đen’’,….), trong công trình
xử lý cục bộ đối với hệ thống thoát nước độc lập hoặc trong công trình xử lý tập
trung tại trạm xử lý khu vực. Xử lý nước thải tại chỗ sẽ làm giảm chi phí đầu tư xây
dựng các tuyến cống thoát nước. [ ]9
2.4.3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
2.4.3.1. Hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 19
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện
- Nước thải sinh hoạt (phân, nước tiểu) từ WC: loại nước thải này theo ống
dẫn PVC D110 dẫn vào bể tự hoại 3 ngăn không thấm đất để xử lý sơ bộ trước khi
tập trung vào mương thoát nước chung rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại chủ yếu dựa vào biện pháp sinh học yếm
khí, gồm các quá trình lắng cặn, lên men cặn lắng và quá trình lọc cặn còn lại sau
khi lên men. Nước thải sau bể tự hoại theo ống dẫn ra mương thoát nước chung rồi
thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải sinh hoạt (nước rửa tay chân) từ WC: loại nước thải này theo ống
dẫn PVC D90 đổ ra mương thoát nước chung rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải từ nhà ăn: loại nước thải này được xử lý sơ bộ (tách rác, lắng cặn
thô, dầu mỡ) tại hố ga (đặt song chắn rác) trước khi đổ ra mương thoát nước chung
rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước thải khác (từ nhà giặt, nước rửa dụng cụ thiết bị, vệ sinh sàn): loại
nước thải này đổ ra mương thoát nước chung (xử lý sơ bộ tại các hố ga dọc theo
mương) rồi thải ra nguồn tiếp nhận.
Môi trường
Nước thải từ WC
của các khoa, phòng
Nước thải
khác
Nước thải từ
nhà ăn
Nước rửa
(D90-PVC)
Phân tiểu
(D110-PVC)
Hố ga Hố ga
Mương
thoát chung
(D300)
Bể tự hoại
Nước mưa
chảy tràn
Hố ga Hố ga Hố ga
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 20
- Nước mưa chảy tràn: sẽ tập trung vào mương thoát nước chung (bố trí các
hố ga lắng cát, tách rác dọc theo mương) rồi đổ ra nguồn tiếp nhận. Định kỳ, lượng
cát, cặn lắng tại hố ga sẽ được nạo vét. [ ]10
Nhận xét: Các biện pháp xử lý nước thải mà bệnh viện đang áp dụng
chưa đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định, do đó nước
thải của bệnh viện đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng
đồng.
2.4.3.2. Đề xuất biện pháp thu gom và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải của
bệnh viện
a) Đề xuất biện pháp thu gom nước thải
- Tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa:
- Thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt dẫn về hệ thống xử lý tập trung để xử
lý trước khi đổ ra cống thoát nước của thành phố.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 21
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phương án thu gom, xử lý nước thải bệnh viện
b. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tại HTXL tập trung
b1) Phương án 1:
Môi trường
Nước thải
khác
Hố ga
Nước thải từ WC
của các khoa, phòng
Nước thải từ
nhà ăn
Nước rửa
(D90-PVC)
Phân tiểu
(D110-
PVC)
Hố ga Hố ga
Mương
thoát chung
(D300)
Bể tự hoại
Nước mưa
chảy tràn
Hố ga
Ống thoát
chung
HTXL tập
trung
Hố ga
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 22
Sơ đồ công nghệ PA 1:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải – PA 1
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý PA 1:
Nước thải bệnh viện được thu gom theo đường ống riêng tập trung về bể
gom. Tại đây, có lắp đặt giỏ chắn rác để tách rác ra khỏi nước thải nhằm tránh gây
tắc nghẽn bơm và đường ống. Nước thải được bơm đến ngăn hoà trộn nước thải
Bể chứa,
phân hủy bùn
Hút bùn
định kì
Bể khử trùng
clorine
Máy sục
khí
Bể gom(tách rác)
Bể điều hòa
Bể phân hủy kị khí
Bể lắng 2
Mương thoát
nước mưa
Cống thoát
nước
Nước thải
N
ướ
c
tá
ch
từ
b
ùn
Bùn dư
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 23
dưới đáy ngăn hoà trộn có lắp đặt máy sục khí chìm. Từ ngăn hoà trộn, nước thải
được bơm qua bể phân hủy kị khí.
Tại bể phân hủy kị khí xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều
kiện thiếu khí, có tác dụng khử amoni- nitơ và phân hủy các chất hữu cơ kể cả chất
hữu cơ khó phân huỷ trong nước thải y tế.
Tiếp theo, nước thải tự chảy qua bể lắng 2 để lắng bùn. Lượng nước đã xử lý
sau khi qua thiết bị lắng sẽ được châm hoá chất khử trùng (dung dịch chlorine) trên
đường ống tự chảy qua bể khử trùng rồi theo mạng lưới thoát nước mưa ra cống
thoát nước thành phố.
Bùn dư từ bể lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể chứa bùn. Nước tách ra từ
bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa, còn bùn nén sẽ được hút định kì.
Ưu - nhược điểm của PA1:
Ưu điểm:
- Vận hành đơn giản.
- Ít tốn kém năng lượng cũng như chi phí vận hành.
- Hiệu suất của quá trình oxy hóa các chất hữu cơ, khử trùng lớn (80 – 90%).
Nhược điểm:
- Thời gian lưu nước trong bể dài.
- Yêu cầu về diện tích xây dựng lớn.
- Có mùi hôi khó chịu
b2) Phương án 2:
Phương pháp lọc sinh học (Biofilter) là công trình xử lý nước thải dựa trên
quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học, oxy hóa các chất bẩn hữu cơ
có trong nước. Các màng sinh học là tập thể các vi sinh vật hiếu khí, kị khí, kị khí
tùy tiện. Các vi sinh vật hiếu khí được tập trung ở phần lớp ngoài của màng sinh
học. Ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc.
Trong quá trình làm việc các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên
xuống, sau đó nước thải đã làm sạch được thu gom xả vào lắng 2. Nước vào lắng 2
có thể kéo theo những mảnh vỡ của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc.
Trong thực tế, một phần nước đã qua lắng 2 được quay trở lại làm nước pha loãng
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 24
cho các loại nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc và giữ nhiệt cho màng sinh học
làm việc.
Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxy hóa bỡi quần thể vi sinh vật ở
màng sinh học. Màng này thường dày khoảng 0,1 – 0,4 mm. Các chất hữu cơ trước
hết bị phân hủy bỡi vi sinh vật hiếu khí. Sau khi thấm sâu vào màng, nước hết oxi
hòa tan và sẽ chuyển sang phân hủy bỡi vi sinh vật kị khí.
Lọc sinh học được dùng hiện nay chia làm hai loại:
- Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước (lọc sinh học nhỏ
giọt ).
- Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc ngập trong nước. [ ]5
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 25
Sơ đồ công nghệ PA 2:
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải – PA 2.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý PA2:
Nước thải bệnh viện được thu gom theo đường ống riêng tập trung về bể
gom. Tại đây, có lắp đặt giỏ chắn rác để tách rác ra khỏi nước thải nhằm tránh gây
Bùn hút
định kì
Bể chứa và
phân hủy bùn
Bể khử trùng
clorine
Máy
sục
khí
Bể gom (tách rác)
Bể điều hòa
Bể lọc sinh
học nhỏ giọt
Bể lắng 2
Mương thoát nước
mưa
Cống thoát
nước
Nước thải
N
ướ
c
tá
ch
từ
b
ùn
Bùn dư
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 26
tắc nghẽn bơm và đường ống. Nước thải được bơm đến ngăn hoà trộn nước thải
dưới đáy ngăn hoà trộn có lắp đặt máy sục khí chìm. Từ ngăn hoà trộn, nước thải
được bơm qua bể lọc sinh học.
Tại bể lọc sinh học các chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa nhờ hệ vi sinh vật.
Tiếp theo, nước thải tự chảy qua bể lắng 2 để lắng bùn. Lượng nước đã xử lý
sau khi qua thiết bị lắng sẽ được châm hoá chất khử trùng (dung dịch chlorine) trên
đường ống tự chảy qua bể khử trùng rồi theo mạng lưới thoát nước mưa ra cống
thoát nước thành phố.
Bùn dư từ bể lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể chứa bùn. Nước tách ra từ
bùn được tuần hoàn trở lại ngăn hoà trộn nước thải, còn bùn nén sẽ được hút định
kì.
Ưu - nhược điểm của PA2:
Ưu điểm:
- Có thể xử lý nước thải hoàn toàn, hiệu suất xử lý cao.
- Diện tích tiếp xúc với nước lớn do có lớp vật liệu lọc.
Nhược điểm:
- Thiết bị cồng kềnh, phức tạp, cần vật liệu lọc.
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí vận hành cao.
- Cần phải xử lý nước sơ bộ trước khi đưa vào bể Biofilter.
- Hiệu suất xử lý giảm khi nồng độ chất bẩn tăng cao.
- Phải thường xuyên thau rửa để các màng vi sinh vật tích đọng lại không
làm tắc nghẽn các khe trong vật liệu lọc.
b3) Phương án 3:
Quá trình làm sạch trong bể aeroten là nhờ sinh vật hiếu khí. Để giữ cho bùn
hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo oxy cần cho quá trình oxy hóa các chất
hữu cơ thì phải đảm bảo việc sục khí. Các quá trình trong bể diễn ra như sau:
- Giai đoạn I: diễn ra quá trình hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân
hủy. Kết quả là BOD của nước thải giảm 40 – 80%. Ở giai đoạn này tốc độ tiêu thụ
oxy là lớn nhất.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 27
- Giai đoạn II: diễn ra quá trình tái sinh bùn hoạt tính ( nghĩa là phục hồi khả
năng hấp thụ của nó) và đồng thời oxy hóa đến cùng các chất hữu cơ hòa tan ( các
chất chứa nitơ) còn lại là quá trình amon hóa. Tốc độ tiêu thụ oxy ở giai đoạn này
nhỏ hơn nhiều so với giai đoạn đầu.
- Giai đoạn III: diễn ra khi nước thải hầu như không còn BOD, là quá trình
nitrat hóa các muối amon và tốc độ tiêu thụ oxy lại tăng lên. [ ]8
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 28
Sơ đồ công nghệ PA 3:
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải - PA 3.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý PA 3:
Bể khử trùng
clorine
Bùn hút định kì
Máy
sục
khí
Bể chứa,
phân hủy bùn
Bể gom (tách rác)
Bể điều hòa
Bể phân hủy kị
khí
Bể
Aerotank
Bể lắng 2
Mương thoát
nước mưa
Cống thoát nước
Nước thải
Bùn dư
B
ùn
tu
ần
h
oà
n
N
ướ
c
tá
ch
từ
b
ùn
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 29
Nước thải bệnh viện được thu gom theo đường ống riêng tập trung về bể
gom. Tại đây, có lắp đặt giỏ chắn rác để tách rác ra khỏi nước thải nhằm tránh gây
tắc nghẽn bơm và đường ống. Nước thải được bơm đến ngăn hoà trộn nước thải
dưới đáy ngăn hoà trộn có lắp đặt máy sục khí chìm. Từ ngăn hoà trộn, nước thải
được bơm qua bể phân hủy kị khí.
Tại bể nước thải được xử lý bằng biện pháp sinh học trong điều kiện thiếu
khí, có tác dụng khử amoni - nitơ và một phần chất hữu cơ khó phân huỷ trong
nước thải y tế.
Tiếp theo, nước thải tự chảy lên thiết bị xử lý sinh học hiếu khí . Dưới đáy
thiết bị có lắp đặt giàn ống và thiết bị phân phối khí dẫn từ máy thổi khí (được đặt
trong hố tiêu âm để giảm ồn), tại đây diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
trong điều kiện hiếu khí nhờ hoạt động của các vi sinh vật. Nước thải tiếp tục được
chảy qua bể lắng để lắng bùn.
Nước đã xử lý sau khi qua thiết bị lắng sẽ được châm hoá chất khử trùng
(dung dịch chlorine) trên đường ống tự chảy qua bể khử trùng rồi theo mạng lưới
thoát nước mưa ra cống thoát nước thành phố.
Bùn sau khi được lắng xuống bể lắng thì một phần sẽ được bơm tuần hoàn
về bể Aerotank, bùn dư từ bể lắng sẽ được bơm bùn bơm về bể chứa bùn. Nước
tách ra từ bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa, còn bùn nén sẽ được hút định kì.
Khí thoát ra từ các bể (bể kị khí và aerotank) sẽ được thu và đưa đi xử lý
trước khi thải ra môi trường.
Ưu - nhược điểm của PA3:
Ưu điểm:
- Vận hành đơn giản.
- Hiệu suất xử lý cao, có thể xử lý nước thải có nồng độ BOD cao.
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp.
- Thiết bị đơn gian có thể xây dựng dưới mặt đất, tận dụng làm bãi để xe.
- Diện tích mặt bằng xây dựng không lớn.
Nhược điểm:
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 30
- Phải cấy vi sinh vật ( bùn hoạt tính) ở bể Aeroten để kích thích sự phát triển
của vi sinh vật.
- Cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa nước vào hệ thống
- Tiêu tốn năng lượng cho máy cấp khí.
Nhận xét: Qua 3 phương án đã đưa ra ở trên thì phương án 3 là khả thi
nhất đối với điều kiện của bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng.
- Diện tích xây dựng phù hợp với diện tích đang có của bệnh viện.
- Hiệu quả xử lý cao.
- Vận hành đơn giản.
- Kinh phí đầu tư ít
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 31
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
3.1. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ
3.1.1. Bể gom
Nước thải bệnh viện được thu gom từ các đường ống riêng tập trung về bể
gom để xử lý sơ bộ loại bỏ cặn lớn, cát… ra khỏi nước thải để đảm bảo quá trình xử
lý cho các công trình tiếp theo.
* Nội dung tích toán bể gom bao gồm các phần sau:
- Xác định thể tích bể gom.
- Xác định kích thước bể.
3.1.1.1. Xác định thể tích bể gom
Ta xác định thể tích bể gom theo công thức sau.
tQVg .max= (m3).
Trong đó:
gV : thể tích bể gom (m
3).
hQ : lưu lượng nước thải lớn nhất theo giờ, 99,9max =Q (h).
t : thời gian lưu nước trong bể. Chọn t = 0,5 giờ
Vậy : 0,55,0.99,9 ==gV (m3).
3.1.1.2. Xác định kích thước của bể
Chọn chiều cao của bể là h = 1,5 m
Vậy diện tích mặt bằng của bể là:
3,3
5,1
5 ===
h
V
F g (m2)
Chọn bể hình vuông có cạnh a = 1,8 m
Vậy kích thước xây dựng của bể là:
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 32
Do hệ thống thoát nước của bệnh viện nằm sâu dưới mặt đất nên chọn:
4,0=bvh m.
Vậy kích thước xây dựng của bể là:
- Bể hình vuông cạnh: a = 1,8 m
- Chiều cao xây dựng: hbể = hbv+ h = 0,4+1,5 = 1,9 m.
Tại bể đặt tấm lưới tinh có kích thước lỗ 2 x 2 mm, bằng inox không rỉ để
loại bỏ các chất có kích thước nhỏ ra khỏi nước thải trước khi bơm qua bể kị khí.
3.1.2. Bể điều hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và có thể làm đồng đều nồng độ
chất ô nhiễm trong nước thải để đưa vào xử lý cơ bản. Nước thải thường có lưu
lượng và thành phần các chất bẩn không ổn định theo thời gian trong một ngày đêm.
Sự dao động này nếu không được đều hòa sẽ ảnh hưởng đến chế độ công tác của
trạm xử lý, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng cơ bản và quản lý. Thông
thường khi thiết kế phải tính đến lưu lượng giờ lớn nhất và hàng loạt những thay đổi
theo lưu lượng, như thể tích bể chứa, công suất máy bơm, tiết diện ống đẩy,…. Khi
lưu lượng, nồng độ nước thải thay đổi thì kích thước các công trình xử lý cũng phải
lớn hơn, chế độ làm việc nói chung là mất ổn định.
Do vậy, lưu lượng nước thải đưa vào xử lý cần thiết phải điều hòa nhằm tạo
cho dòng nước thải vào hệ thống xử lý hầu như không đổi, khắc phục những khó
khăn cho chế độ công tác do lưu lượng nước thải dao động gây ra và đồng thời nâng
cao hiệu suất xử lý cho toàn bộ dây chuyền.
* Nội dung tích toán bể điều hòa gồm các phần sau:
- Xác định thể tích bể điều hòa.
- Xác định kích thước bể.
- Tính toán hệ thống sục khí.
3.1.2.1. Xác định thể tích bể điều hòa
Ta xác định thể tích bể điều theo công thức sau.
tQV hđ .= (m3).
Trong đó:
đV : thể tích bể điều hòa (m
3).
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 33
hQ : lưu lượng nước thải theo giờ, 08,2=hQ (m3 / h).
t : thời gian lưu nước trong bể. Chọn t = 9 h.
Vậy Vdh = 2,08 . 9 = 19 (m3).
3.1.2.2. Xác định kích thước bể
Chọn chiều cao lớp nước lớn nhất trong bể là hmax = 2,2m.
Chiều cao bảo vệ hbv = 0,4m.
Chiều cao tổng cộng của bể:
H = hmax + hbv = 2,2 + 0,4 = 2,6 (m).
Diện tích mặt bằng của bể:
F =
maxh
Vd =
2,2
19 = 8,64 (m2).
Chọn bể hình chữ nhật, có kích thước:
Dài (L) x Rộng (B) = 4,8m x 1,8m
3.1.2.3. Tính toán hệ thống thổi khí
- Lượng khí nén cần thiết cho khuấy trộn:
đkhí VRq .=
Trong đó:
R : tốc độ khí nén, 12=R (l/m3.phút) (nguồn “Xử lý nước thải đô
thị và công nghiệp - tính toán thiết kế các công trình – Lâm Minh Triết”) .
đV : thể tích thực tế bể điều hòa, 64,16=đV m3.
Vậy 68,19964,16.12 ==khíq l/phút = 3,33 l/s.
- Chọn khuếch tán khí bằng ống khoan lỗ, bố trí một phía theo chiều dài, có
lưu lượng khí là r = 120 l/phút.cái. Vậy số ống khuếch tán khí:
n =
r
q khi = 2
120
68,199 = (ống).
- Tính ống chính dẫn khí:
Chọn đường kính của thiết bị sục khí d = 25mm.
Tiết diện ống f =
4
d. 2π =
4
025,0.14,3 2 = 4,91.10-4 m2.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 34
Vận tốc khí trong ống: v =
f
q = 4
3
10.91,4
10.33,3
−
−
= 6,8 m/s.
Thõa mãn yêu cầu về tốc độ khí đặc trung trong ống dẫn (v = 6 - 9 m/s).
- Tính ống nhánh khuếch tán khí
Lưu lượng trong một ống nhánh:
qn = n
q khi =
2
33,3 = 1,67 l/s.
Chọn vận tốc trong ống nhánh v = 8 m/s.
Tiết diện ống nhánh f =
v
q n =
8
10.67,1 3− = 0,21.10-3 m2.
Đường kính ống d = π
f.4 = 16 mm.
Chọn ống có đường kính d = 17mm. Khi đó vận tốc ống nhánh là:
v = 2d.
q.4
π = 2
3
017,0.
10.67,1.4
π
−
= 7,36 m/s.
Trên các ống nhánh, bố trí các lỗ đục với đường kính lỗ d = 2mm, khoảng
cách giữa các lỗ là a = 30 ÷ 60 mm. Chọn a = 50mm.
Các ống được bố trí sao cho mặt dưới ống phải đặt tuyệt đối theo phương
ngang dọc theo bể trên các giá đỡ để ở độ cao 100 mm so với đáy bể.
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 35
Bảng 3.1. Tốc độ khí đặc trưng trong ống dẫn
Đường kính, mm Vận tốc, m/s
25 – 75 6 - 9
100 – 250 9 - 15
300 – 610 14 - 20
760 – 1500 19 - 33
Bảng 3.2. Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí
Loại khuếch tán khí và
cách bố trí
Lưu lượng khí
lit/phút.cái
Hiệu suất chuyển hóa oxy
tiêu chuẩn ở độ sâu 4,6m; %
Đĩa sứ lưới 11 - 96 25 - 40
Chụp sứ lưới 14 - 71 27 - 39
Bản sứ lưới 57 - 142 26 - 33
Ống plastic xốp cứng bố trí:
+ Dạng lưới
+ Hai phía theo chiều dài
+ Một phía theo chiều dài
68 - 113
85 - 311
57 - 340
28 - 32
17 - 28
13 - 25
Ống plastic xốp mềm bố trí:
+ Dạng lưới
+ Một phía theo chiều dài
28 - 198
57 - 198
26 - 36
19 - 37
Ống khoan lỗ bố trí:
+ Dạng lưới
+ Một phía theo chiều dài
28 - 113
57 - 170
22 - 29
15 - 19
Khuếch tán không xốp:
+ Hai phía theo chiều dài
+ Một phía theo chiều dài
93 - 283
283 - 990
12 - 23
9 - 12
(Nguồn: “Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - tính toán thiết kế công
trình - Lâm Minh Triết (chủ biên) – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, 2004”).
* Sau khi qua bể điều hòa:
- Hàm lượng chất lơ lửng giảm 4%, còn lại:
C1 = Cv x (100 – 4)% =200.(100 – 4)% = 192 (mg/l)
- Hàm lượng BOD5 giảm 5%, còn lại:
L1 = Lv x (100 – 5)% = 280.(100 – 5)% = 266 (mg/l)
3.1.3. Bể sinh học kị khí
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 36
Bể sinh học kị khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kị
khí do một quần thể vi sinh vật hoạt động không cần sự có mặt của oxi không khí,
sản phẩm cuối cùng là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2… Trong đó có tới
65% là CH4 (khí metan). Vì vậy quá trình này còn được gọi là lên men metan và
quần thể vi sinh vật được gọi tên chung là các vi sinh vật metan.
Các chất hữu cơ được vi sinh vật phân hủy theo 2 giai đoạn: axit hóa và
metan hóa ( hay lên men kiềm). Vì vậy người ta có thể thực hiện ở 2 bể riêng biệt,
mỗi bể đảm nhiệm một giai đoạn riêng. [ ]5
Giai đoạn axit hóa: các vi sinh vật tạo thành axit gồm cả vi sinh vật kị khí và
vi sinh vật tùy tiện. Chúng phân hủy chất ban đầu và chuyển hóa các sản phẩm phân
hủy trung gian thành các axit hữu cơ bậc thấp, cùng các chất hữu cơ khác như axit
hữu cơ, axit béo, rượu, các axit amin, glyxerin, axeton, H2S, CO2, H2.
Chất hữu cơ phức tạp Chất hữu cơ đơn giản
Saccharose glucose + fuctoza
Protein peptit + axit amin
Lipit glyxerin + axit béo
Giai đoạn metan hóa: các vi sinh vật metan đích thực mới hoạt động. Chúng
là những vi sinh vật kị khí cực đoan, chuyển hóa các sản phẩm của pha axit thành
CH4 và CO2.
Sản phẩm khí của lên men có khoảng 65 – 70% khí metan, 25 – 30% CO2 và
một lượng nhỏ các khí khác.
Đặc điểm nước thải có thể xử lý bằng bể sinh học kị khí là: hàm lượng các
chất hữu cơ có trong nước cao, như protein, dầu mỡ, không chứa các chất có độc
tính đối với vi sinh vật, đủ các chất dinh dưỡng và nhiệt độ nước tương đối cao (trên
20oC). Hiệu suất phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước thải có thể đạt tới 80 –
90%. [ ]5
3.1.3.1. Nguyên lý làm việc của bể sinh học kị khí
Bể sinh học kị khí là bể có chứa vật liệu rắn trơ là giá thể cố định cho vi sinh
vật kị khí sống bám trên bề mặt. Giá thể đó có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa tổng
hợp, tấm nhựa, vòng sứ,… Dòng nước thải phân phối đều, đi từ dưới lên tiếp xúc
với màng vi sinh dính bám trên bề mặt giá thể. Do khả năng bám dính tốt của màng
VSV
VSV
VSV
VSV
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 37
vi sinh dẫn đến lượng sinh khối trong bể tăng lên và thời gian lưu bùn kéo dài, vì
vậy thời gian lưu nước nhỏ. Bể kị khí sử dụng giá thể là đá hoặc sỏi thường bị bít
tắc do do các chất lơ lửng hoặc màng vi sinh không bám dính giữ lại ở khe rỗng
giữa các viên đá hoặc sỏi. Giá thể là vật liệu nhựa tổng hợp có cấu trúc thoáng, độ
rỗng cao (95%) nên vi sinh vật dễ bám dính và chúng thường được thay thế dần cho
đá, sỏi.
Trong bể kị khí do dòng chảy quanh co đồng thời do tích lũy sinh khối, nên
rất dễ gây ra các vùng chết và dòng chảy ngắn. Để khắc phục nhược điểm này, có
thể bố trí thêm hệ thống xáo trộn bằng khí biogas sinh ra thông qua hệ thống phân
phối khí đặt dưới lớp vật liệu và máy nén khí biogas. [ ]4
3.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men metan
- Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trước tiên đến quá trình. Nhiệt độ tối ưu của
quần thể vi sinh vật sinh metan từ 35 – 55oC. Dưới 10oC vi sinh vật metan hầu như
không hoạt động.
- Nguyên liệu là các loại nước thải có độ ô nhiễm cao, các loại cặn phân, rác
thải,.v.v. Hàm lượng chất rắn của nguyên liệu cần có là 7 – 9%.
- pH môi trường: pH tối ưu của quá trình là 6,4 – 7,5. Song trong thực tế,
người ta có những biện pháp kĩ thuật cho lên men ở pH = 7,5 – 7,8 vẫn có hiệu quả.
- Các ion ion kim loại có ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật sinh metan.
Người ta đã xác định được tính độc của các ion kim loại đến hệ vi sinh vật như sau:
Cr > Cu > Zn > Cd > Ni. Giới hạn nồng độ của kim loại này cho phép là: crom –
690; đồng - 150÷500; chì – 900; kẽm – 690; niken – 73 mg/l. [ ]5
3.1.3.3. Tính toán bể sinh học kị khí
Tính toán thiết kế bể sinh học kị khí căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Thành phần và tính chất nước thải.
- Mức độ xử lý nước thải.
* Nội dung tính toán bể sinh học kị khí bao gồm những phần sau:
- Xác định thể tích bể kị khí.
- Xác định kích thước bể.
a. Xác định thể tích bể sinh học kị khí
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 38
Ta xác định thể tích bể điều theo công thức sau.
tQV hkk .= (m3).
Trong đó:
kkV : thể tích bể kị khí (m
3).
hQ : lưu lượng nước thải theo giờ, 08,2=hQ (h).
t : thời gian lưu nước trong bể. Chọn 16=t h.
Vậy 28,3316.08,2 ==kkV (m3).
b. Xác định kích thước bể
Chọn chiều cao lớp nước lớn nhất trong bể là hmax = 3,2m.
Chiều cao bảo vệ hbv = 0,3m.
Chiều cao tổng cộng của bể:
H = hmax + hbv = 3,2 + 0,3 = 3,5 (m).
Diện tích mặt bằng của bể:
F =
maxh
Vd =
2,3
28,33 = 10,4 (m2).
Chọn bể hình chữ nhật, chia thành 2 ngăn bằng nhau.
- Kích thước của bể kỵ khí: Dài (L) x Rộng (B) = 4,6m x 2,3m
- Kích thước mỗi ngăn: Dài (L) x Rộng (B) = 2,3m x 2,3m
* Sau khi qua bể sinh học kị khí:
- Hàm lượng BOD5 giảm 50%, còn lại:
L2 = L1 x (100 – 50)% = 266 x (100 – 50)% = 133 (mg/l)
- Hàm lượng COD giảm 40%, còn lại:
L1.COD = Lv.COD x (100 – 40)% = 350 x (100 – 40)% = 210 (mg/l)
- Hàm lượng TSS giảm 35%, còn lại:
C2 = C1 x (100 - 35)% = 192 x (100 – 35)% = 125(mg/l).
3.1.4. Bể Aerotank
Aerotank là một trong những công trình thường được sử dụng trong phương
pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo. Phương pháp này dựa
NGUYỄN CHƠN THÀNH
Trang 39
trên nhu cầu oxy cần cung cấp cho sinh vật hiếu khí có trong nước thải hoạt động và
phát triển. Quá trình này của vi sinh vật gọi chung là các hoạt động sống, gồm hai
quá trình: quá trình dinh dưỡng sử dụng các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và
các yếu tố vi lượng khác để xây dựng tế bào mới, phát triển tăng sinh khối, phục vụ
cho sinh sản; quá trình phân huỷ các chất hữu cơ còn lại thành CO2 và nước. Cả hai
quá trình trên đều cần oxy. Để đáp ứng nhu cầu oxy của hai quá trình trên người ta
thường phải khuấy đảo khối nước hoặc sử dụng các biện pháp hiếu khí tích cực hơn
như khí nén hoặc quạt gió với áp lực cao.
3.1.4.1. Nguyên lý làm việc của bể aerotank
Nước thải sau khi đã xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng
hòa tan cùng các chất lơ lửng đi vào aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn
và có thể là các chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan. Các chất lơ lửng làm nơi vi
khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các hạt cặn bông. Các hạt
này dần dần to và lơ lửng trong nước. Chính vì vậy, xử lý nước thải ở aeroten được
gọi là quá trình xử lý với sinh trưởng lơ lửng của quần thể vi sinh vật. Các hạt bông
cặn này cũng chính là bùn hoạt tính. Vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng.pdf