Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN 1.1. Lịch sử 2 1.1.1. Lịch sử phát hiện cây cao su . 2 1.1.2. Tiến bộ khoa học và cơng nghiệp cao su trên thế giới . 2 1.1.3. Sơ lược về trồng cây cao su trên thế giới 3 1.2. Trạng thái tự nhiên . 3 1.3. Phân loại cây cao su . 4 1.4. Tình hình khai thác và chế biến latex cao su Hevea brasiliensis . 5 1.5. Thành phần và tính chất latex . 7 1.5.1. Thành phần latex . 7 1.5.2. Tính chất Latex . 10 1.6. Thành phần hĩa học và cấu trúc cao su 11 1.6.1. Thành phần cao su sống - chất cấu tạo phi cao su . 11 1.6.2. Tinh khiết hóa hydrocacbon cao su 12 1.6.3. Cấu tạo hóa học cao su . 13 1.6.4. Phân đoạn và phân tử khối . 15 CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ SƠ CHẾ MỦ CAO SU THIÊN NHIÊN 2.1. Công nghệ chế biến mủ ly tâm 16 2.2. Công nghệ chế biến cao su cốm . 17 2.3. Công nghệ sơ chế mủ tờ . 19 2.4. Mô tả qui trình 19 2.4.1. Mủ đông . 19 2.4.2. Cán băm . 20 2.4.3. Sấy 20 2.4.4. Cán ép 20 2.4.5. Đóng kiện 20 CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN 3.1. Thành phần, tính chất của nước thải chế biến mủ cao su 22 3.2. Các vấn đề mơi trường . 24 3.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm từ nhà máy 24 3.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nhà máy chế biến cao su: . 26 3.2.3. Vấn đề tồn tại trong xử lý nước thải chế biến cao su: . 26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CƠNG NGHỆ 4.1. Cơ sởõ lựa chọn day chuyền công nghệ cho hệ thống xử lý nước thải 29 4.2. Các công nghệ xử lý nước thải cao su đã được triển khai trên thực tế 30 4.2.1. Quy trình cơng nghệ truyền thống xử lý nước thải chế biến mủ cao su . 30 4.2.2. Nhà máy cao su Tân Biên . 31 4.2.3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cao su Phú Riềng . 32 4.2.4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cao su Đồng Nai . 33 4.2.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cao su Lộc Ninh . 33 4.3. Đề xuất dây chuyền công nghệ 33 4.3.1. Thông số đầu vào . 34 4.3.2. Yêu cầu nước thải sau xử lý . 34 4.3.3. Đề xuất dây chuyền công nghệ . 35 4.3.4. Thuyết minh sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải cao su công suất 1200 m3/ngày 36 CHƯƠNG 5: TÍNH TỐN VÀ THIẾT KẾ CÁC CƠNG TRÌNH ĐƠN VỊ 5.1. Bể tuyển nổi . 39 5.1.1. Tính bề dày thân, nắp, đáy cho bình áp lực . 42 5.1.2. Tính chân đỡ bình áp lực 44 5.1.3. Tính đường kính ống dẫn nước thải từ bể điều hòa vào bể tuyển nổi 45 5.1.4. Tính bơm nước tuần hoàn vào bể tuyển nổi 46 5.1.5. Tính máy nén khí . 48 5.2. Bể UASB . 52 5.2.1. Thông số đầu vào . 52 5.2.2. Tính toán hệ thống phân phối nước vào bể UASB 56 5.2.3. Tính ống thu khí . 59 5.2.4. Tính ống thu bùn 59 5.2.5. Tính chiều cao ngăn lắng 59 5.2.6. Tính toán các tấm chắn khí và tấm hướng dòng và thời gian lưu nước ngăn lắng 60 5.2.7. Tính máng thu nước 61 5.3. Bể Aerotank 63 5.3.1. Thông số đầu vào . 63 5.3.2. Tính toán hệ thống cấp khí 68 5.3.3. Tính toán hệ thống ống dẫn nước thải 70 5.3.4. Tính toán đường ống dẫn bùn tuần hoàn . 71 5.4. Bể lắng 2 . 73 5.4.1. Diện tích mặt bằng của bể lắng: 73 5.4.2. Xác định chiều cao bể: . 74 5.4.3. Thời gian lưu nước trong bể lắng . 75 5.4.4. Tính toán máng thu nước . 76 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 78 PHỤ LỤC . 80

pdf15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 1 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 2 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN Cao su thiên nhiên là một chất có tính đần hồi và tính bền, thu được từ mủ (latex) của nhiều loại cây cao su, đặc biệt nhất là loại cây Hevea brasiliensis. Vào năm 1875 nhà hóa học Pháp Bouchardat chứng minh cao su thiên nhiên là hỗn hợp polymer isoprene (C5H8)n; những polymer này có mạch cacbon rất dài với những nhánh ngang tác dụng như cái móc. Các mạch đó xoắn lại với nhau, móc vào bằng những nhánh ngang mà không đứt khi kéo dãn, mạch cacbon có xu hướng trở về dạng cũ, do đó sinh ra tính đàn hồi. Thành phần và tính chất của cao su thiên nhiên sẽ được khảo sát ở các trang sau. 1.1. Lịch sử 1.1.1. Lịch sử phát hiện cây cao su: Người Âu châu đầu tiên biết đến cao su có lẽ là Christophe Colomb. Theo nhà viết sử Antonio de Herrera thuật lại, trong hành trình thám hiểm sang châu Mỹ lần thứ hai, ông Christophe Colomb có biết tới một trò chơi của dân địa phương Haiti là sử dụng quả bongstuwf chất nhựa có tính đàn hồi, kích thước bằng quả bong hiện nay, tung chuyền qua lỗ khoét trên tường to bằng vai, cùi tai hoặc bắp vế. Trò chơi này được chứng minh qua khai quật khảo cổ nghiên cứu nền văn minh Maya ở cùng Trung Mỹ, với những di tích bãi bong cùng với vật dụng cao su thế kỷ XI. Mãi đến năm 1615, con người mới biết tới cao su qua sách có tựa đề “De la monarquia Indiana” của Juan de Torquemada viết về lời ích và công dụng phổ cập của cao su, nói đến chất có tên là “uléi” do dân địa phương Mexico chế tạo từ mủ cây gọi là “ule” mà họ dung làm vải quần áo không thấm nước. Tuy nhiên, mãi hơn 1 thế kỷ sau, lợi ích và công dụng của cao su mới được biết tới do hai nhà bác học Pháp là ông La Condamine và ông Fresneau. François Fresneau có những mô tả tường tận về cây cao su và cho biết không ngừng tìm những nơi sinh trưởng cây cao su, nghiên cứu cách chiết tách rút cao su, và chính ông là người đầu tiên đề nghị sử dụng nguyên liệu này. Tính đến ngày nay, cây chứa nhiều mủ cao su có rất nhiều loại, mọc rải rác khắp quả đất, nhất là ở vùng nhiệt đới. Có cây thuộc giống to lớn như cây Hevea brasiliensis hay giống Ficus, có có cây thuộc loại dây leo (như giống Landolphia), có cây thuộc giống cỏ,.... 1.1.2. Tiến bộ khoa học và công nghiệp cao su trên thế giới: Vấn đề hòa tan cao su với dung môi là ether và tinh dầu thông (essence de térébenthine) được định vào năm 1761 (17 năm sau khi ông La Condamine trở về) nhờ hai nhà bác học Pháp là Hérisant và Macquer. Sau thời kỳ chế biến vật dụng từ dung dịch, đến thời kỳ Thomas Hancock (Anh) khám phá ra“quá trình nghiền hay cán dẻo cao su”từ những lần quan sát công việc làm Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 3 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN năm 1819, ông đã giữ bí mật suốt nhiều năm. Hancock phát minh ra “quá trình cán dẻo”, đây là một phát minh có tầm quan trọng do công lao của ông. Công cuộc nghiền dẻo với máy Pickle ngày nay được gọi là “sự dẻo hóa cao su” được thực hiện với máy nhồi cán. Phải đến 20 năm sau, năm 1831 Charles Goodyear (Hoa Kỳ) phát minh “quá trình lưu hóa cao su”. Chính nhờ phát minh này mà nền công nghiệp cao su trên thế giới phát triển vượt bật. “Quá trình lưu hóa cao su”là tiền đề để khám phá ra chất xúc tiến lưu hóa, chất chống lão hóa, chất độn tăng cường lực cao su, phát minh các phương pháp chế biến cao su,... 1.1.3. Sơ lược về trồng cây cao su trên thế giới: Sau khi phát minh lưu hóa cao su, kỹ nghệ chế biến cao su phát triển mạnh mẽ, do đó nhu cầu nguyên liệu cao su càng lúc cáng tăng cao, nhưng Brazil lại không đủ cung cấp cho các nước công nghiệp, sản lượng rất thấp lại chỉ khai thác toàn cây cao su mọc hoang ở rừng, mà họ lại không cho xuất khẩu hạt giống. Anh quốc có các thuộc địa muốn phát triển ngành cao su nên đã ra lệnh lấy cắp hạt giống cao su Brazil đem về trồng tại Malayxia và Brunei (1881); và từ đó phát triển thành các đồn điền ở Indonexia, Srilanka. Giống cây được chọn để lấy cắp hạt giống là cây cao su Hevea brasiliensis euphorbiaceae và người nhận nhiệm vụ này là hai ông Wickham và Cross. Cây cao su lần đầu tiên được du nhập vào Đông Dương là do ông J.B. Louis Pierre đem trồng tại thảo cầm viên Sài Gòn năm 1877, những cây này hiện đã chết. Kế đó năm 1877, dược sĩ Roul lấy những hạt giống ở Java (giống cây xuất xứ từ hạt giống Wickham và Cross lấy cắp) đem về gieo trồng tại Ông Yệm (Bến Cát). Ta cũng kể một số đồn điền do Bác sĩ Yersin lấy giống ở Colombo (Srilanka) đem gieo trồng ở khoảnh đất của Viên Pasteur tại Suối Dầu (Nha trang) năm 1899 – 1903. Từ đó các đồn điền được mở rộng như đồn điền Suzannad với hạt giống sản xuất tại Ông Yệm (1907), đồn điền Cexo tại Lộc Ninh (1912), đồng điền Michelin (1952), SIPH (1952) và rất nhiều đồn điền khác sau này. Tại Châu Phi, cây cao su Hevea brasiliensis được gieo trồng thành đồn điền lớn ở các xứ Liberia, Congo Belga, Nigeria, Cameroon, Côte d’Ivoire, những xứ thích hợp với những loại cây cao su này. Cây cao su là một loại cây công nghiệp rất quan trọng về mặt kinh tế nên các nước trên thế giới đua nhau tìm các gieo trồng; nó còn có tính chiến lược như vào cuối thế chiến thứ hai, Nhật xâm lăng các nước Đông Nam Á (nơi chiếm 90% diện tích trồng cao su lúc bấy giờ), để cho Đồng minh không có nguyên liệu và cho đến nay cao su vần con là một loại nguyên liệu quan trọng dù cho các loại nhựa dẻo, cao su tổng hợp đang phát triển mạnh ở khắp thế giới. 1.2. Trạng thái tự nhiên Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 4 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN Cao su thiên nhiên sinh ra một số loại thực vật có khả năng tạo ra latex. Chức năng này là điều kiện cần để có cao su, nhưng không hẳn những những cây tiết ra mủ đều có chứa cao su. Chức năng latex trong các nhu mô thực vật biểu thị đăc tính qua sự hiện hữu của tế bào chuyên biệt gọi là tế bào latex, tiết ra một dịch gọi là dịch latex. Tùy theo loại cây cao su, latex cũng có nhiều loại cây khác nhau: bản chất cấu tạo gồm dung dịch vô cơ và hữu cơ có chứa các tiểu cầu cao su ở dang nhũ tương. Tùy theo trường hợp, latex cao su có chứa: - Ở dạng dung dịch: nước, các muối khoáng, acid, các muối hữu cơ, glucid, hợp chất phenolic, alcaloid ở trạng thái tự do hay trạng thái dung dịch muối. - Ở dạng dung dịch giả: các protein, phytosterol, chất màu, tannin, enzyme. - Ở dạng nhũ tương: các amidon, lipid, tinh dầu, nhựa, sáp, polyterpenic. Trong trường hợp của cây cao su Hevea brasiliensis, hàm lượng cao su trong latex thay đổi từ 50% đến 60% trong mạch tùy theo mùa và trạng thái sinh lý của cây. Latex thu qua lối cạo mủ có nồng độ thấp hơn từ 30% đến 40%. Những chất cấu tạo phi latex phi cao su của cây Hevea brasiliensis ở dạng dung dịch hay nhũ tương chỉ chiếm 5% trong tổng trọng khối latex, nhưng chúng lại có ảnh hưởng tới cơ lý tính và hóa tính của cao su. Ngược lại, latex của đa số cây cao su khác có chứa nhiều chất khac với tỉ lệ lớn, đặc biệt là lipid và nhựa mà đôi khi ta cần loại bỏ để có thể dung được (trường hợp của parthenium agentatum hay guayule). 1.3. Phân loại cây cao su Trong thiên nhiên có rất nhiều cây cao thuộc nhiều loại thực vật khác nhau chưa kể có loại cây cho ra chất tương tự cao su như cây gutta-percha và balata. Chúng thích hợp với khí hậu vùng nhiệt đới, đặc biệt la miền Bắc Nam Mỹ, Brazil, Trung Mỹ, châu Phi từ Maroc đến madagasca, Srilanka, miền Nam Ấn, Việt nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong những loại cây cao su, đặc biệt loại được ưa chuộng nhất là cây Hevea brasiliensis, cung cấp khoảng 95 ÷ 97% cao su thiên nhiên trên thế giới. Nói chung, cây cao su trên thế giới thuộc vào 5 họ thực vật sau: Euphorbiacéae, Moracéae, Apocynacéae, Asclépiadacéae và Composées. - Cây cao su thuộc họ Euphorbiacéae: Hevea, Manihot, Sapium và Euphorbia. - Cây cao su thuộc họ Moracéae: Ficus và Castilloa. - Cây cao su thuộc họ Apocynacéae: đa số đều sinh trưởng ở châu Phi như: Funtumia, Landolphia, Hancorna Dyera là đáng kể. - Cây cao su thuộc họ Asclépiadacéae: họ này rất gần với những họ trước nhưng lại không có lợi ích về sản xuất cao su. Trong các cây cao su thuộc họ này, có loại thuộc giống Asclépias (như Asclépias siriaca, nguồn gốc Canada) sống được ở vùng ôn đới mà Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 5 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN người ta đã tìm cách khai thacstrong thế chiến thứ hai. Loài Crytostegia grandiflora cũng được mưu định khai thác lúc ấy tại Haiti. - Cây cao su thuộc họ Composées: những loại có lợi hơn cả là loại Kok-saghyz và guayule, những loại cây khác chỉ có ý nghĩa lịch sử như: Scorzonera, Chondrilla, Solidago, Chrysothammus mà người ta định khai thác vào thế chiến thứ hai. 1.4. Tình hình khai thác và chế biến latex cao su Hevea brasiliensis Bảng 1.1 Sản lượng cao su Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2007 Năm 1995 2000 2005 2007 Sản lượng cao su (nghìn tấn) 124,7 290,8 481,6 605,8 Bảng 1.2 Coâng suaát cuûa caùc nhaø maùy cao su ôû Vieät Nam (1992 – 1998) STT Coâng ty cao su Soá nhaø maùy Coâng suaát (taán/naêm) 1992 1996 1998 01 Ñoâng Nai 5 31.400 41.000 35.036 02 Daàu Tieáng 2 8.300 25.500` 35.147 03 Bình Long 1 7.500 14.500 14.017 04 Phuù Rieàng 2 7.400 20.000 16.500 05 Phöôùc Hoøa 2 1.500 22.000 17.534 06 Loäc Ninh 1 3.700 6.500 5.010 07 Taây Ninh 2 3.400 5.500 7.007 08 Baø Ròa 1 - 5.000 16.200 09 Ñoâng Phuù 1 2.500 4.000 7.743 10 Taân Bieân 1 30 4.000 3.935 11 Quaûng Trò 1 20 400 1.476 12 Mang Yang 1 50 500 750 13 Chu Se 1 25 500 2.614 14 Chu Pah 1 500 1.500 990 15 Chu Prong 1 400 1.500 2.080 16 Ea H’Leo 1 40 500 1.073 17 Krong Buk 1 25 500 1.000 18 Kon Tum 1 15 500 1.000 19 Bình Thuaän 1 - - 440 20 Chu Se II 1 - - 24 Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 6 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN 21 VNRRI 1 - - 352 Toång 29 68.805 153.900 169.567 Nguoàn : Baùo caùo haèng naêm cuûa Vieän nghieân cöùu cao su Vieät Nam VNRRI (Annual Report of Vietnam Rubber Research Institute ) 1993 ; Baùo caùo haèng naêm cuûa Toång Coâng Ty cao su Vieät Nam (1997); Baùo caùo haèng naêm cuûa Toång Coâng Ty cao su Vieät Nam (1999) Bảng 1.3 Công ty có năng suất mủ bình quân trên 1,8 tấn/ha (Tập đoàn công nghiệp cao su Miền Nam)  Dự báo sản lượng cao su năm 2010 Sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 6% trong năm nay, sau 3 năm trì trệ và suy giảm, Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết: Sản lượng tăng ở mức khiêm tốn 2% trong năm 2007 và hầu như đình trệ trong năm tiếp theo, trước khi suy giảm 3,6% trong năm 2009, theo ANRPC, vốn chiếm 94% sản lượng cao su toàn cầu. Trong khi đó, nhập khẩu cao su của Ấn Độ giảm 42% tháng 5 do sản lượng tăng vì mưa đầu mùa hè đến sớm và mức giá kỷ lục, theo Ủy ban Cao su cho biết. Lượng mua hàng ở nước ngoài giảm xuống còn 11.487 tấn trong tháng 5 so với 19.828 tấn trong năm ngoái. Nhập khẩu từ tháng 4 đến tháng 5 đã giảm 26% còn 22.363 tấn. Sản lượng cao su thiên nhiên tại Ấn Độ tăng 2% chiếm 54.600 tấn tháng 5, so với 53.550 tấn trong tháng cùng kỳ năm ngoái, Ủy ban Cao su cho biết vào ngày 03 tháng 6. Sự gia tăng sản lượng cao su thiên nhiên (RSS-4) là do lượng khai thác tăng. Theo Hiệp hội Cao su Thái Lan, giá cao su thiên nhiên Thái Lan, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới mặt hàng này, có thể giá sẽ giảm xuống vì sản lượng tăng lên trong tháng này. Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 7 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN Sản lượng có thể vượt qua con số 200.000 tấn/tháng trong tháng 6 và tháng 7, tăng lên 30% so với mức thấp trong tháng 4 và tháng 5. Sản lượng trong năm nay có thể đạt 3,2 triệu tấn, kết hợp với năm 2009. (Theo Commodity Online – TO) 1.5. Thành phần và tính chất latex 1.5.1. Thành phần latex Ngoài hydrocacbon cao su ra, latex còn chứa nhiều chất cấu tạo bao giờ bao giờ cũng có trong mọi tế bào sống. Do đó các protein, acid béo, dẫn xuất của acid béo, sterol, glucid, heterosid, enzyme, muối khoáng Hàm lượng những chất cấu tạo nên latex thay đổi theo các điều kiện về khí hậu, hoạt tinh sinh lý và hiện trạng sống của cây cao su. Các phân tích latex từ nhiều loại cây cao su khác nhau chỉ đưa ra những con số phỏng chừng về thành phần latex: Cao su ------------------------------------------- chiếm từ 30 – 40% Nước -------------------------------------------------------- 52 – 70% Protein --------------------------------------------------------- 2 – 3% Acid béo và dẫn xuất -----------------------------------------1 – 2% Glucid và heterosid ----------------------------------- khoảng 1% Khoáng chất ----------------------------------------------0,3 – 0,7% Nhiều dạng cao su trên thị trường đều có cứa nhiều hoặc ít lượng chất cấu tạo latex phụ, hoặc có chứa những chất biến đổi của chúng và có thể chúng có tính liên hệ mật thiết với tính chất của cao su thô hay latex được bảo quản 1.5.1.1. Cấu trúc thể giao trạng Biến thiên hàm lượng cao su khô (DRC – Densité Reseel du Caouchouc) trong năm. Thấy rõ ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt Hình 1.1 Thí dụ về biến thiên DCR theo mùa Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 8 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN  Lutoides Những khảo sát latex tiết ra từ cây cao su (qua kính hiển vi) đã chứng minh các phân tử cao su không phải cấu tạo nên pha duy nhất của latex. Mà còn có sự hiện diện của Frey – Wyssling là những tiểu cầu thuộc về nhựa có màu vàng. Một đặc điểm quan trọng qua các công cuộc tìm kiếm phân tích các phân tử màu vàng của Frey – Wyssling ra, qua phép ly tâm, chứng minh được latex tươi với điều kiện không bi pha loãng hay tác dụng với ammoniac có chứa các phân tử ở trạng thái lơ lửng khác biệt với các phân tử cao su, hơi nặng hơn nước và qua ly tâm 2000 vòng/phút thu được dưới dạng khối như chất keo màu vàng nhiều hay ít, thường chiếm từ 20% - 30% thể tích ban đầu của latex. Những phân tử này gọi là “lutoides”. Hình 1.2 Dạng của lotoides ở latex tươi, dưới kính hiển vi, sau 2 giờ cạo mủ (phóng đại X 400) Các lutoides ở trạng thái lơ lửng tự kết tụ dần khi latex được giữ trong vài giờ và dưới kính hiển vi dạng của chúng thay đổi dần dần. Phần vàng phân ly của phương pháp ly tâm có chứa lutoides và các phân tử Frey – Wyssling ở bề mặt dưới dạng một lớp mỏng có màu vàng tươi có thể tích không quá 1% thể tích ban đầu của latex. Latex còn lại đước gọi là phần trắng. Haan – Homans và Van Gils cho kết quả phân tích phần vàng và phần trắng qua bảng sau: Bảng 1.4 Hàm lượng các chất phi cao su của phần vàng và phần trắng Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 9 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN  Phân tử cao su: Theo dõi những thí nghiệm lần đầu qua kính hiển vi, trong nhiều năm người ta nhìn nhận hạt tử cao su ở latex có kích thước giữa 0,5 micron và 6 micron (đường kính) và số hạt lên tới 2×108 cho mỗi cm3 latex. Về sau, với những phương pháp hoàn hảo hơn, người ta đã làm lộ rõ được một số lớn hạt tử nhỏ nhất. teo Kemp, số hạt cao su ở 1 g latex 40% là 7,4×1012; Lucas làm việc với tia tử ngoại, nhận thấy 90% hạt tử cao su ở latex có đường kính dưới 0,5 𝜇𝑚 Về sau này Hessels thay quá trình phân đoạn và phân tích nhũ tương latex cây cao su Hevea brasiliensis bằng phương pháp kết tầng. Theo những đường biểu diễn kết tầng mà Hessels lập ra, ta có thể tính thấy nếu 90% hạt tử cao su có đường kính dưới 0,5 𝜇𝑚, gần ¾ cao su ở trong các hạt tử mà đường kính cao hơn con số này. Hessels nghiên cứu thành phần cao su từ mỗi đoạn. Ở bảng sau sẽ trình bày so sánh thành phần cao su kết quả từ sự đông đặc phân đoạn với thành phần cao su latex khởi đầu. Bảng 1.5 Thành phần cao su từ mỗi đoạn và từ latex khởi đầu 1.5.1.2. Thành phần hóa học latex cây cao su (Hevea brasiliensis) Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 10 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN 1.5.1.3. Hydrocacbon cao su: pha phân tán chủ yếu gồm có 90% hydrocacbon cao su với công thức nguyên là (C5H8)n. 1.5.1.4. Đạm: chủ yếu là protein hay những chất dẫn xuất từ quá trình dehydrate hóa enzyme. Một latex tươi có hàm lượng cao su khô là 40% thì đạm khoảng 2%, trong đó protein chiếm từ 1% đến 5%. Tỉ lệ này theo đổi theo thành phần bách phân của cao su trong latex. Từ năm 1927, Bishop cô lập được 3 phần phân biệt mà ông đặt tên là protein A, B và C. Midgley đã chứng minh toàn bộ các protein này ứng với công thức nguyên (C10H16N2O3) và quá trình dehydrate hóa ta có được 1 gam rất loãng amino acid. Ngày nay người ta thừa nhận latex có chứa các hợp chất đạm như sau: arginin, acid, acid aspartic, acid glutamic, alanin, cystin, cholin, colamin, glycin, histidin, hydroxyprolin, isoleucin, leucin, methionin, methylamine, ornithin, prolin, phenylalanine, stachydrin, tryptophan, tryosin, trigonellin, turicin, valin. Phần nhiều các hợp chất protein bình thường chúng bao quanh các hạt tử cao su trong latex tươi đã thu hoạch có thể loại trừ được qua nhiều quá trình xử lý khác nhau như: - Latex pha loãng ra có sự hiện hữu của savon (như oleate po-tassium), kế đó đem ly tâm hoặc crème hóa (phương pháp crémage), công việc này làm đi làm lại nhiều lần. - Latex đem nung có sự hiện diện của xút ăn da. - Latex cho xử lý bởi enzyme như trypsin. Nhưng trong các phương pháp kể trên chưa có phương pháp nào có thể loại trừ được hoàn toàn protein mà các hạt tử cao su giữ lại, luôn luôn còn sót lại ít nhất là 0,02% đến 0,03% protein, bởi lý do này mà người ta tin có các chức hóa học lien kết với cao su. 1.5.1.5. Lipid: trong latex, lipid và dẫn xuất của chúng chiếm vào khoảng 2%, ta có thể trích ly được bằng rượu hay acetone. Lipid thường bị hiểu lầm là chất nhựa. 1.5.1.6. Glucid: trong lúc protein và lipid đều ảnh hưởng đến tính chất của latex, thì glucid cấu tạo chủ yếu từ những chất tan được (tỉ lệ glucid chiếm từ 2 – 3% trong latex) lại không quan hệ gì đến một tính chất nào của latex. Ngoài quebrachitol (1-methyl inositol) các glucid chính tìm thấy ở latex là: - Dambonite: 1,2-dimethyl inositol - Dambose: inositol 1.5.1.7. Khoáng : E.R. Baufils là người đã nghiên cứu toàn bộ ảnh hưởng của kim loại trong latex. Tỉ lệ của các nguyên tố được nghiên cứu trong tổng lượng khoáng: K (58%); Mg (24%); P (17%); Ca (1%); Cu (1,7mg/l latex); Fe thường không ổn định; Mn không quá 0,1 mg cho mỗi gam chất khô; Rubidium (Rb) có khoảng 70 mg trong 1 lít latex. 1.5.2. Tính chất Latex 1.5.2.1. Lý tính: - Tỉ trọng latex được ước định là 0,97 Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 11 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN - Độ nhớt latex tươi có 35% cao su là từ 12-15 centipoises; của latex đậm đặt hóa là từ 40 cp – 120 cp. - Sứt căng mặt ngoài: latex từ 30% đến 40% cao su là vào khoảng 38 dynes/cm2 đến 40 dynes/cm2, trong khi sức căng mặt ngoài của nước là 73 dynes/cm2. - pH: Latex tươi vừa chảy khỏi cây cao su co pH bằng hoặc thấp hơn 7. Để trong vài giờ pH sẽ hạ xuống gần 6 do hoạt tính của vi khuẩn và latex sẽ bị đông lại. - Tính dẫn điện: Năm 1940, Van Gils là người đầu tiên đo độ dẫn điện của latex. Ông đã chứng minh độ dẫn điện của latex biến đổi nghịch theo hàm lượng cao su. Hiển nhiên chinh serum là chất ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của độ dẫn điện đặc bieetjdo các hợp chất ion hóa mà nó chứa. 1.5.2.2. Tính chất sinh hóa: - Enzyme: trong latex tươi có các enzyme như: catalase, tyrosinase, oxydase và proxydase. Ngoại trừ catalase ra, enzyme khác đều có chất kiềm hãm đị kèm. - Vi khuẩn: chăc chắn vi khuẩn có chức năng trong sự đông đặc latex ngẫu sinh, do các enzyme mà chúng tiết ra hoặc do chúng trực tiếp tác dụng làm hạ thấp pH latex. Trong latex có ít nhất 27 loại vi khuẩn, có loại dụng vào glucid, loại thi tác dung gây hư thối protein. 1.5.3. Tính chất thể giao trạng - Pha phân tán (serium):serium của latex có thể hoàn toàn tách ra khỏi cao su qua máy siêu ly tâm, hoacej qua phép lượt cực mịn. Trong serium hàm lượng thể khô chiếm từ 8% đến 10%. - Pha bị phân tán (hạt tử cao su): khoảng 90% hạt tử cao su có đường kính nhỏ hơn 0,5 micromet. Tôc độ di chuyên trung bình trong latex thường khoảng 1mm/phút khi latex cây cao su chưa bị biến đổi bởi các chất phản ứng hóa học. - Sự đông đặc: latex tươi nếu để ngoài trời sẽ tự đông đặc lại. Có thê thúc đẩy quá trình đông dặc bằng acid, muối hay chất điện giải, rượu (cồn), khuấy trộn, nhiệt. - Sự bảo quản: nâng pH bằng ammoniac, sulfite sodium, ...cho trường hợp ngắn hạn; sự bảo quản dài hạn chủ yếu là sự bảo quản latex đã đậm đặc hóa. Đồng thời cần kể đến các chất phụ trợ cho những chất kể trên đó là savon để tăng độ ổn định thể giao trạng của latex một cách đáng lưu ý bởi sự thay thế lớp protein bao quanh hạt tử cao su latex. - Đậm đặc hóa latex: kem hóa, ly tâm, điên giải, bốc hơi, đậm đặc hóa kết hợp 1.6. Thành phần hóa học và cấu trúc cao su 1.6.1. Thành phần cao su sống - chất cấu tạo phi cao su 1.6.1.1. Phân tích cao su sống: Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 12 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN Bảng 1.6 Thành phần cao su sống 1.6.1.2. Cấu tạo chất phi cao su: - Độ ẩm: tùy thuộ vào nhiệt độ, độ ẩm của khí trời và thành phần hóa học cao su, độ ẩm quan hệ mật thiết với protein, độ ẩm cao làm tăng sự phát triển của vi khuẩn. - Chất chiết rút acetone: năm 1920, Whitby là người đã định được thành phần hóa học chất chiết rút được bằng acetone: Chất chiết rút aceton ---------------------------------- 2,71 Phần đồng nhất gồm: Sterol --------------------------------------------------- 0,225 Ester của sterol --------------------------------------- 0,075 Glucoside của sterol --------------------------------- 0,175 D – valin ----------------------------------------------- 0,015 Quebrachito (1_methuyl inositol): có vết Acid oleic và linoleic -------------------------------- 1,25 Acid stearic ------------------------------------------- 0,15 Tổng cộng 1,89 Phần không đồng nhất và mất: ------------------- 0,82 - Protein: hàm lượng protein biến thiên từ 1,6% đến 3,4% giữa những lần cạo mủ lien tục cùng một cây.Các amine phát sinh từ sự phân hủy protein lại có chức năng gia tốc lưu hóa. - Tro: hàm lượng tro cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học và phương pháp chế tạo. 1.6.2. Tinh khiết hóa hydrocacbon cao su Cao su sống có chứa 92% đến 95% hyddrocacbon cao su. Theo nguyên tắc, mọi nghiên cứu hóa học muốn chính xác, công việc đầu tiên là cô lập hydrocacbon nguyên chất, trên thực tế dâu là công việc rất khó. Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 13 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN Cao su thường hấp thụ các chất bền và hơn nữa nếu quá trình làm tinh khiết hiện hữu sẽ loại trừ các khoáng chất oxygen thự nhiên thì hydrocacbon cao su sẽ cực nhạy với các chất oxide mà chủ yếu là các oxygen trong không khí. Hiện nay có nhiều phương pháp tinh khiết hóa hay nguyên chất hóa hydrocacbon cao su khác nhau mà người ta áp dụng vào cao su khô hay vào latex. 1.6.3. Cấu tạo hóa học cao su Bouchardat (Wlliams, Tilden) quan sát cao su nung nóng nhanh 300oC đến 350oC ở chân không, gây ra đứt đoạn phân tử; trong những chất sinh ra từ chưng cất này ông đã cô lập được chủ yếu là chất isoprene C5H8 và dipentene là kết quả của hai phân tử isoprene: Hình 1.3 Hai phân tử isopren Vị trí của nối đôi: sau khi xét qua các cấu trúc polyisopren khác nhau có thể được, chủ yếu được chứng minh qua các sự kiện thực nghiệm giả thuyết về cấu trúc chu kỳ đều đặn của cao su. Hình 1.4 Cấu trúc của cao su Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 14 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN Nhóm tận cùng: ta có thể tưởng tượng ra nhiều cấu trúc khác nhau, chẳng hạn với sự dời chỗ của một hydrogen từ đầu này đến đầu kia chuỗi và sự thành lập một hệ thống nối đôi tiếp hợp. Ví dụ butadiene và isoprene là nhừng hydrocacbon có đôi tiếp hợp. - Cấu trúc 1: (nhóm tận cùng của hydrocacbon cao su) gồm: aceton, aldehyde malonic (chất sinh ra mà tổng hợp chưa được thực hiện), methylglyoxal và methanol (aldehyde formic) và acetyl lethanal. - Cấu trúc 2: (nhóm tận cùng của hydrocacbon cao su) gồm có methanal, methylglyoxal và methanol (aldehyde acetic) và acetylethanal. - Qua hình trên sự khử ozone phải cung cấp (ngoài aldehyde formic) - Cấu trúc lập thể: sự hiện diện của các nối đôi ở chuỗi giúp tiên liệu có đồng phân cis – trans. Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4. Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4. - Đồng phân này giải thích sự khác biệt giữa cao su, gutta – percha và balata, là những chất có cùng công thức hóa học (C5H8)n. Dạng cis tương ứng với cao su, dạng trans ứng với gutta – percha và balata. Đồ án môn học Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên 1200 m3/ngày 15 GVHD: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM SVTH: NGUYỄN NGỌC TIẾN 1.6.4. Phân đoạn và phân tử khối Cao su “SOL” và cao su “GEL”: ngâm vào một dung môi, cao su sẽ nở; kế đó nó sẽ tự tách ra một phần tan “SOL” và một phần không tan gọi là cao su “GEL”, hiên tượng đặc biệt thấy rõ với dung môi ether ethylic Phân tử khối: ít nhất là 10.000 đến hơn 400.000 tùy hteo quá trình xử lý. Bảng 1.7 Thí nghiệm của Gee về phân tử khối của cao su

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong 1 Tổng quan.pdf
  • pdf01 MỤC LỤC.pdf
  • pdfchuong 2 so che mu.pdf
  • pdfchuong 3 thanh phan.pdf
  • pdfchuong 4 so do.pdf
  • pdfchuong 5 tinh toan thiet ke.pdf
  • pdfchuong 7 TAI LIEU THAM KHAO.pdf
  • pdfdanh muc bang.pdf
  • pdfDanh mục hình.pdf
  • pdfKet luan kien nghi.pdf
  • pdfLOI CAM ON DA CAO SU.pdf
  • pdfỐng thép hàn nối.pdf
  • pdfPhu kien uPVC.pdf
  • pdfuPVC.pdf
  • dwgAerotank final 310610 A1.dwg
  • dwgLang II final31-6 A1.dwg
  • dwgmat cat cong nghe 2 FINAL3106 A1.dwg