Thiết kế kỹ thuật hệ thống sinh học khử Nitơ cho bãi rác công suất 400m3/ngày đêm
(Luận văn này được trình bày đầy đủ rõ ràng có kèm theo hình ảnh minh họa và bản vẽ thiết kế, sau khi tải về extract file rar sẽ được file .doc có thể copy từng câu, đoạn, và chỉnh sửa dễ dàng)
MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC THUẬT NGỮ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
ĐẶT VẤN ĐỀ vii
Chương 1 : GIỚI THIỆU 1
1.1 LỜI GIỚI THIỆU 1
1.2 MỤC TIÊU 2
1.3 PHẠM VI GIỚI HẠN 2
Chương 2 : TỔNG QUAN 3
2.1 BÃI RÁC ĐÔNG THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3
2.1.1 Giới thiệu bãi rác Đông Thạnh 3
2.1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường 4
2.2 NƯỚC RÒ RỈ 5
2.2.1 Khái niệm nước rò rỉ 5
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước rác 5
2.3 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC RÁC 5
2.3.1 Thành phần và tính chất nước rác 5
2.3.2 Tính chất nước rò rỉ của bãi rác Đông Thạnh 8
2.4 SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ AMMONIA 11
2.4.1 Phương pháp hoá lý 11
2.4.2 Xử lý bằng phương pháp sinh học 13
2.4.3 Giới thiệu một số công trình sinh học ứng dụng khử nitơ 22
Chương 3 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ 26
3.1 THÔNG SỐ THIẾT KẾ 26
3.2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 27
3.3 TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 1 28
3.3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý phương án 1 28
3.3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ và vai trò các công trình đơn vị 28
3.3.3 Tính toán các công trình đơn vị 30
3.4 TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN 2 65
3.4.1 Sơ đồ công nghệ xử lý phương án 2 65
3.4.2 Thuyết minh quy trình đơn vị và vai trò các công trình đơn vị 66
3.4.3 Tính toán các công trình đơn vị 66
Chương 4 : KHÁI TOÁN CHI PHÍ CÔNG TRÌNH 98
4.1 MÔ TẢ CÔNG TRÌNH 98
4.1.1 Phương án 1 98
4.1.2 Phương án 2 101
4.1.3 Thiết bị phụ 104
4.2 DỰ TOÁN 106
4.2.1 Chi phí xây dựng 106
4.2.2 Lựa chọn công nghệ 109
4.2.3 Chi phí xử lý 1 m3 nước rác cũ 110
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 KẾT LUẬN 113
5.2 KIẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế kỹ thuật hệ thống sinh học khử Nitơ cho bãi rác công suất 400m3/ngày đêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 LỜI GIỚI THIỆU :
Từ năm 1990 trở lại đây, bên cạnh nước thải và khí thải từ các hoạt động cộng nghiệp và sinh hoạt là hai nguồn gây ô mhiễm nặng đến môi trường sống của thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề ô nhiễm môi trường do các bãi rác gây ra ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề nan giải nhất là trong công tác vận hành và quản lý các bãi chôn lấp,cụ thể là nước rò rỉ. Nước rò rỉ có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và đất. Nước rò rỉ có nồng độ chất ô nhiễm cao, một lượng lớn tràn ra ngoài vào mùa mưa sẽ gây phản ứng mạnh mẽ đối với cộng đồng dân cư sống gần bãi chôn lấp. Và đó là vấn đề nan giải nhất hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 3 bãi chôn lấp rác sinh hoạt: Đông Thạnh (Hóc Môn), Gó Cát (Bình Hưng Hoà- Bình Chánh) và Phước Hiệp (Tam Tân- Củ Chi). Bãi rác Đông Thạnh hình thành tự phát từ năm 1989, từ những hố khai thác đất. Cho đến năm 2002, bải chiếm diện tích đất gần 40 ha, trong đó tổng diện tích phần chôn lấp là 32 ha.Tổng lượng rác chôn lấp cho đến nay khoảng trên 8 triệu tấn. Bãi chôn lấp Gò Cát rộng 25 ha, được xây dựng theo cộng nghệ hiện đại có lớp lót chống thấm, hệ thống thu gom khí và hệ thống xử lý nước rỉ rác. Bãi chôn lấp Gò Cát hàng ngày tiếp nhận trung bình khoảng 2002 tấn rác. Hiện nay bãi chôn lấp này có 2 hệ thống xử lý nước rỉ rác: Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường và VERMEER của Hà Lan. Bãi chôn lấp Phước Hiệp vừa mới khởi công đầu năm 2003 theo công nghệ bãi chôn lấp vệ sinh như bãi chôn lấp Gò Cát.
Nước rò rỉ từ bãi rác cũ thông thường có nồng độ ammonia rất cao. Hàm lượng nitơ cao là chất dinh dưỡng kích thích sự phát triển của rong rêu, tảo, gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá làm bẩn trở lại nguồn nước, gây thiếu hụt oxy hoà tan trong nước. Khí NH3 hoà tan > 0,2 mg/l gây chết nhiều loại cá. Vì vậy xử lý nitơ trong nước rác là vấn đề cần được quan tâm.
Nước rỉ rác của bãi rác Đông Thạnhcó nồng độ NH3-N cao, dao động trong khoảng 700 – 1250 mg/l, hàm lượng nitơ hữu cơ thấp (90 – 150 mg/l) do trải qua thời gian dài phân huỷ sinh học nên phần lớn các hợp chất nitơ hữu cơ đã bị chuyển hoá thành N-NH3. Như vậy, vấn đề khử nitơ trong nước rác cũ, cụ thể là nước rò rỉ của bãi chôn lấp Đông Thạnh, đặt ra ở đây cũng chính là khử ammonia.
1.2 MỤC TIÊU :
Thiết kế hệ thống xử lý nitơ trong nước rò rỉ rác cũ của bãi rác Đông Thạnh để đạt tiêu chuẩn thải đầu ra tiêu chuẩn loại B, BOD5 = 50 mg/l, Nitơ tổng = 60mg/l, ammonia = 1 mg/l
1.3 PHẠM VI GIỚI HẠN:
Thiết kế trạm xử lý nước rỉ rác công suất 400m3/ngày