Thiết kế mạch điều khiển quạt bằng điều khiển từ xa
Ủi mạch:
-Ủi mặt đầu tiên lên board,nên chọn mặt có nhiều dây hơn vì ủi lần sau khó
kiểm soát hơn ủi lần đầu.Ở đây em chọn mặt bottom.
-Phương pháp ủi:
Giữ cố định miếng decal lên board,ủi để ở nhiệt độ nóng nhất,từ từ ủi cho
lớp decal dính đều lên mặt board,đè m ạnh tay để lớp mực in lên board.Ủi
đến khi nhìn thấy rõ đường mực hiện lên là được.
-Chờ board nguội,bóc lớp decal.
-Ủi mạch tiếp theo lên mặt top,dùng chân linh kiện cố định lớp decal mặt
này tại các VIA đã tạo sao cho khớp với mặt vừa ủi.Dùng tấm decal vừa bóc
lót m ặt bottom vừa ủi để tránh trường hợp lớp mực trên board bị thấm ngược
lại. Ủi như trên ta được board 2 mặt.
-Dùng bút dạ(mua của thầy Chương) tô lại các đường mạch bị đứt do ủi.
5.1.6.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9122 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế mạch điều khiển quạt bằng điều khiển từ xa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1
THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN QUẠT BẰNG ĐIỀU
KHIỂN TỪ XA
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Tấn Đời
Sinh viên thực hiện : Tống Phước Long
MSSV : 08101070
Lớp : 081011B
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 2
MỤC LỤC:
A. LỜI NÓI ĐẦU.
B. PHẦN NỘI DUNG:
1. CHƯƠNG 1:giới thiệu mạch.
2. CHƯƠNG 2:phân tích sơ đồ khối.
3. CHƯƠNG 3:giới thiệu linh kiện.
3.1. Cầu diode.
3.2. 7805.
3.3. Mắt nhận hồng ngoại.
3.4. Pt2248-PT2249
3.5. 4013
3.6. 4075
3.7. 7432
3.8. 40110
3.9. 555.
3.10. Các linh kiện phụ khác:tụ,điện trở,diode…
4. CHƯƠNG 4:thiết kế mạch:
4.1. Khối điều khiển từ xa.
4.2. Khối lựa chọn tốc độ.
4.3. Khối timer hẹn giờ.
4.4. Khối tạo xung clock.
4.5. Khối nguồn.
5. CHƯƠNG 5:kết quả
5.1. Quy trình làm mạch.
5.2. Kết quả mô phỏng.
5.3. Kết quả thi công.
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 3
A. LỜI NÓI ĐẦU:
Trong xã hội hiện đại ngày nay,cụm từ KỸ THUẬT SỐ không còn xa lạ với
chúng ta,nó phổ biến đến mức hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất một thiết bị kỹ
thuật số,chẳng hạn:tivi,đầu đọc DVD,VCD,điện thoại di động…Vì thế sự phát triển
của chúng ngày đa dạng hơn,thông minh hơn phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con
người.
Là một sinh viên điện tử mang trong mình niềm yêu thích,em cũng muốn đóng
góp một chút gì đó vào xu hướng trên.Vì vậy đề tài em chọn làm là một thiết bị gia
dụng hết sức phổ biến mà hầu như nhà nào cũng có,đó là quạt điện,đặc biệt là quạt treo
tường hoặc quạt trần vì được điều khiển từ xa nên không giới hạn vị trí điều
khiển.Thêm vào đó mạch còn có khả năng hẹn giờ bằng điện tử khắc phục được nhược
điểm của bộ hẹn giờ cơ khí là gây ồn và hao mòn cơ khí,có khoảng thời gian điều
khiển rộng,được thiết lập hoàn toàn bằng bộ điều khiển từ xa.
B. NỘI DUNG:
1. Chương 1: GIỚI THIỆU MẠCH
Mạch điện là một modun rời có thể gắn thêm vào bất kỳ loại quạt nào có
nguyên tắc điều khiển tốc độ bằng nút nhấn từng bậc.
Mạch thực hiện chức năng:
Điều khiển tắt mở.
Hẹn giờ tắt.
Hiển thị tốc độ hiện tại,thời gian của timer bằng LED 7 Đoạn.
Điều khiển tốc độ,tắt mở,hẹn giờ bằng điều khiển hồng ngoại từ xa.
Các phương pháp thực hiện:
Điều khiển từ xa bằng hồng ngoại sử dụng cặp IC chuyên dụng thu phát
hồng ngoại.Các ngõ ra của IC giải mã được dùng để điều khiển các khối
thực hiện chức năng trên.
Hẹn giờ tắt mở: sử dụng IC đếm BCD lên xuống.Đếm lên để đặt giờ,
đếm xuống để bộ timer có thể đếm ngược tắt quạt.
Điều khiển tốc độ,tắt mở quạt thông qua hệ thống RELAYS được điều
khiển bằng mạch logic.
2. Chương 2: PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI
Sơ đồ khối
IR
Remote
điều khiển
Mắt thu và
giải mã
Điều khiển
chọn tốc độ
Timer Hiển thị
Động cơ Giao tiếp bằng relays
Nguồn
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 4
Phân tích từng khối:
Nguồn:nhiệm vụ chỉnh lưu điệu AC thành DC ổn áp ở 5V làm nguồn nuôi cho cả hệ
thống điều khiển (ngoại trừ remote dùng pin).
Remote điều khiển:tạo và phát mã ứng với từng nút được nhấn.
Mắt thu và giải mã:tách sóng mang và giải mã đưa ra tín hiệu điều khiển.
Điều khiển chọn tốc độ:khi có 1 số được điều khiển trong các số 1,2,3 thì 2 số còn phải
tắt,tránh hiện tượng nóng lên do ngắn mạch dòng điện cảm ứng.
Timer:hẹn giờ tắt quạt.
Hiển thị:hiển thị thời gian của timer thông qua 3 led 7 đoạn nhỏ,hiển thị tốc độ hiện tại
của quạt thông qua 1 led 7 đoạn lớn hơn.
Giao tiếp relays:cách li giữa mạch điều khiển với mạch động lực dùng nguồn AC220V.
3. Chương 3: GIỚI THIỆU LINH KIỆN
3.1. Cầu diode:
Sử dụng cầu diode dạng tròn,dòng chịu đựng 1A.
3.2. IC ổn áp 7805.
Sử dụng 7805 dạng TO dòng tối đa chịu được 1A.
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 5
3.3. Mắt nhận hồng ngoại:
Mắt nhận hồng ngoại là một IC tích hợp được dùng để thu và tách sóng hồng
ngoại.Bởi vì sóng hồng ngoại truyền đi đã được điều chế với sóng mang,vì vậy cần
có mạch tách sóng để thu được tín hiệu cần thiết cho IC giải mã.
3.4. Cặp IC thu phát PT2248-PT2249
3.4.1. Giới thiệu IC phát PT2248:
Chức năng từng chân:
VSS/VDD tương ứng là GND/VCC.
TXOUT:ngõ ra của mã điều khiển đã được điều chế.
XT:chân kết nối với thạch anh 455KHz.
TEST:
T(1..3) kết hợp với K(1..6) tạo thành ma trận phím 18 phím nhấn.
Chia làm 3 nhóm phím tương ứng với T1,T2,T3:
Nhóm phím T1:gọi là nhóm phím liên tục.Khi nhấn phím chuỗi
mã sẽ được phát ra liên tục,bên nhận ngõ ra ứng với nhóm phím
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 6
T1 sẽ được giữ ở mức tích cực đến khi buông phím.Trong nhóm
phím này các phím sẽ không có thứ tự ưu tiên,tức có thể nhấn 2
phím cũng 1 lúc.
Nhóm phím T2 và T3:khi nhấn những phím thuộc nhóm này
chuỗi mã chỉ được phát đi 1 lần cho dù có được giữ hay
không.Nhóm phím này không có thứ tự ưu tiên,phím nào nhấn
trước thì tác động trước.
Khi có phím nhóm T1 và T2(T3) được nhấn cùng lúc thì ngõ ra
sẽ phát chuỗi mã của T2x(T3x) liên tục theo từng chu kỳ.
Thứ tự ưu tiên:T1>T2>T3
CODE:chân tạo mã người dùng.Mã này dùng để phân biệt đối tượng
phát hoặc nhận khi có nhiều nguồn phát hoặc nguồn nhận.
Ở PT2248 có 3 bit mã người dùng :C1,C2,C3.Để bên phát và bên nhận
hiểu nhau thì mã này ở 2 bên phải giống nhau.Cách tạo mã:
“=1”:có nối diode
“=0”:không nối
3.4.2. Giới thiệu IC thu: PT2249
Chức năng từng chân:
VSS/VDD:tương ứng với GND/VCC.
RxIN:ngõ vào tín hiệu.
CODE1,CODE2:2 chân dùng để thiết lập mã người dùng cho tương thích
với bên phát.Cách thiết lập:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 7
OSC:ngõ vào kết nối bộ dao động RC.Được kết nối theo datasheet:
HPx:các ngõ ra tác động của các phím liên tục.Các ngõ ra tác động mức
cao.
SPx:các ngõ ra tác động của các phím tác động tuần tự.Khi có phím ấn ngõ
ra sẽ lên 1 tồn tại trong 107ms rồi xuống 0 bất chấp phím nhấn.
3.4.3. Dạng sóng khi thu phát:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 8
a:khoảng thời gian của 1 bit: ܽ = ଵ
௦
× 192.
C1,C2,C3:bit mã người dùng,C1 luôn bằng 1.
H:bit báo tín hiệu là liên tục(mã của phím cột T1).
S1,S2:bit báo tín hiệu là không liên tục(mã của phím cột T2 hay T3).
D1..D6:6 bit mã phím được nhấn.
Tín hiệu không liên tục:
Khi nhấn phím chỉ truyền 2 từ lệnh.Bên thu chỉ giải mã khi 2 từ lệnh nhận được là giống nhau.
Tín hiệu liên tục:
Giống như phím không liên tục mỗi lần truyền đi cũng truyền 2 từ lệnh nhưng 2 từ lệnh sẽ
được truyền lặp lại sau khoảng thời gian 208a.
3.5. Flip-flop D:4013
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 9
3.6. Cổng OR: 4075
3.7. Cổng OR: 7432
3.8. IC đếm lên/xuống giải mã led 7 đoạn:HCF40110
Giới thiệu IC:
Chức năng từng chân:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 10
VSS/VDD:tương ứng GND/VCC.
Clock up/clock down:ngõ vào xung CK của bộ đếm lên/xuống.
Carry/borrow:ngõ ra tràn của bộ đếm lên/xuống.Dùng để kết nối các
IC đếm.
RESET:tích cực mức cao.Khi được tác động ngõ ra hiển thị số 0.
LATCH ENABLE:cho phép chốt,tích cực mức cao.Khi được tác
động ngõ ra hiển thị giữ nguyên,nhưng bộ đếm vẫn hoạt động.
a,b,c,d,e,f,g:ngõ ra để kết nối với led 7 đoạn CC.
Bảng trạng thái của IC:
3.9. NE555:
3.10. Các linh kiện phụ khác
3.10.1. Led 7 đoạn:sử dụng 4 led
-3 led K chung loại nhỏ dùng để hiển thị thời gian của timer.
-1 led A chung để hiển thị tốc độ quạt.
3.10.2. Diode :
-Dùng để giải mã led 7 đoạn sử dụng loại 1N4148,mục đích giảm giá thành,ít tốn diện
tích.
-Dùng bảo vệ:sử dụng loại 1N4007 có dòng chịu đựng 1A.
3.10.3. Điện trở dùng toàn bộ loại 1/4W.
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 11
4. Chương 4: THIẾT KẾ MẠCH
4.1. Mạch điều khiển từ xa: sử dụng cặp IC thu phát IR chuyên dụng:PT2248-PT2249
Mạch phát:
Dùng IC thiết kế mạch phát:
Chọn mã người dùng C1=C2=C3=1
Mạch phát cần có 6 nút điều khiển tuần tự,không cần ưu tiên cũng như phát
liên tục.Chọn nhóm điều khiển T2,nhưng bên thu dùng PT2249 chỉ có 5 ngõ
ra tương ứng 5 nút đầu tiên của nhóm T2,vì vậy phải dùng thêm 1 nút ở
nhóm 1 làm nút điều khiển set giờ.
Remote có thể cầm di động được nên phải dung nguồn pin 3V.
Ngõ ra của PT2248 có dòng tải tối đa -5mA→không đủ để dòng để kéo led
phát hồng ngoại.Dùng transistor pnp A1015 để nâng dòng,để led phát có thể
phát mạnh hơn và có thể kéo thêm 1 led tín hiệu ta kết nối kiểu Darlington
với 1 transistor npn C828.
Mạch thu:
Dùng IC thiết kế mạch thu:
Chọn mã người dùng C1=C2=C3=1.
Có 6 ngõ ra:5 ngõ ra SPx,với 1 ngõ ra HP1.
Ngõ vào tín hiệu được lấy từ IC thu hồng ngoại.IC thu hồng ngoại có nhiệm
vụ thu và tách sóng mang.
Ngõ ra của IC bình thường mức 1 khi có tín hiệu sẽ xuống mức 0.Trong khi
đó mức tích cực ngõ vào IC PT2249 tích cực mức cao.Vì vậy tín hiệu từ IC thu
đến PT2249 phải qua 1 cổng NOT.
Cổng NOT có thể dùng transistor mắc theo kiểu CE để đở tốn IC.Các giá trị
điện trở tính toán sao cho transistor dẫn bão hòa.
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 12
4.2. Mạch điều khiển lựa chọn tốc độ:
4.2.1. Yêu cầu của mạch:khi có tín hiệu điều khiển chọn một nút tốc độ,hai
nút còn lại phải được tắt đi.Tránh trường hợp 2 nút tốc độ cùng được chọn gây
nóng và cháy cuộn dây động cơ.
4.2.2. Thiết kế mạch điều khiển:
Mạch sử dụng 3 FlipFlop-D,ngõ vào D của 3 FF được đưa vào mức 1.Khi có tín hiệu điều
khiển chọn một chọn một tốc độ thì FF tương ứng sẽ dịch bit 1 ra Q làm đóng relay điều khiển
tương ứng với số được chọn.Đồng thời 2 FF còn lại phải được reset để ngõ ra Q về 0.
FF-D sử dụng IC họ CMOS 4013.Để điều khiển reset các FF khi có tín hiệu điều khiển của
1 trong 2 FF còn lại hoặc khi có tín hiệu tắt ta có bảng trạng thái:
INPUT OUTPUT
OFF Số1 Số2 Số3 RES1 RES2 RES3 Q1 Q2 Q3
0 _∏_ 0 0 0 _∏_ _∏_ 1 0 0
0 0 _∏_ 0 _∏_ 0 _∏_ 0 1 0
0 0 0 _∏_ 0 0 0 0 0 1
_∏_ X X X _∏_ _∏_ 0 0 0 0
Dựa vào bảng trạng thái ta có thể xây dựng hàm như sau:
RES1=OFF+SỐ2+SỐ3
RES2=OFF+SỐ1+SỐ3
RES3=OFF+SỐ2+SỐ1
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 13
4.2.3. Thiết kế mạch giao tiếp AC220~ và hiển thị tốc độ:
Giao tiếp AC dùng relay 5VDC,có diode 1N4007 chống dòng ngược làm hư transistor.
Điện trở relay tra datasheet và kết quả đo thực tế là 130ohm.Vậy dòng hoạt động của
relay: 5ܸ130Ω = 38݉ܣ ≃ 40݉ܣ
Phần hiển thị dùng 1 led 7 đoạn CA để hiển thị số 1,2,3.Muốn sáng đoạn nào thì kéo
đoạn đó xuống mass.Ví dụ muốn hiển thị số 1 ta cho b=c=0,để hiển thị được nhiều số ta có
thể ghép các diode như hình.
Dòng qua mỗi led khoảng 10-20mA,ta chọn 15mA.Khi đó giá trị điện trở cần: 5ܸ15݉ܣ = 333ℎ݉ ≃ 330ℎ݉
Dòng tổng cực đại khi điều khiển sáng số 2 hoặc 3.Khi đó sẽ có 5 đoạn sáng, vậy dòng
kéo sẽ là: 5 × 15 = 75݉ܣ
Tính dòng để chọn transistor điều khiển.Dòng qua mỗi transistor cực đại sẽ bằng:
Dòng relay+dòng tổng led 7 đoạn=40+75=115mA
Vậy chọn transistor điều khiển là D468 có dòng ICmax=500mA.
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 14
4.3. Mạch hẹn giờ timer:
4.3.1. Yêu cầu hoạt động:
Mạch có thể hẹn giờ tắt,hiển thị thời gian hẹn bằng 3 led 7 đoạn.
Đặt giờ bằng 1 nút nhấn,mỗi lần đặt tăng 10 phút,có nút nhấn bật tắt chế độ
timer để hoạt động bình thường,có thể reset timer hay tắt quạt khi timer
đang hoạt động.
Khi mạch đang ở chế độ timer thì không thể thay đổi thời gian đặt,cũng như
khi đang đặt giờ thì timer không hoạt động.
4.3.2. Mạch có 2 phần chính:đếm hiển thị và tạo xung Ck và khống chế mạch
đếm.
4.3.3. Thiết kế mạch đếm:
Sử dụng IC đếm lên xuống,giải mã led 7 đoạn:HCF40110
Mạch vừa có thể đếm lên,vừa có thể đếm xuống sử dụng 3 led 7 đoạn nên sẽ
có tổng cộng là 3 IC đếm,được kết nối như sau:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 15
Trong đó sẽ có IC đếm theo đv,chục,trăm.
Khi timer hoạt động mỗi lần đếm sẽ giảm đi 1 phút cho đến khi tất cả các giá trị
đếm về 0,nếu tiếp tục có thêm 1 xung khi đó ở ngõ ra BORROW của IC đếm hàng
trăm sẽ xuất ra 1 xung,xung này dùng để dừng việc đếm của timer và tác động làm tắt
quạt(sẽ nói sau).
Khi đặt giờ cho timer mỗi lần đặt sẽ tăng 10 phút,tức sẽ đặt được 10,20,30.. phút
chứ không có giờ lẻ.Để làm được điều này,thay vì cấp xung CK đếm lên (xung này
nhận được từ nút nhấn của bộ điều khiển) cho IC đếm hàng đơn vị ta sẽ cấp xung này
cho IC đếm hàng chục đồng thời reset IC đếm hàng đơn vị.
Các chân LE(latch enable),ENA(toggle enable) không sử dụng nên được nối
mass.Các điện trở hạn dòng dùng loại 330ohm tính toán như trên.
Mạch đếm coi như đã hoàn thành,bây giờ đến phần khống chế mạch đếm.
Mạch đếm chạy ở 2 chế độ:timer đếm ngược hoặc dừng để thiết đặt thời gian,nhưng
chỉ có 1 nút nhấn để chọn,sử dụng 1 FF-D có D=Q\ để lật trạng thái chọn chế độ.Ta có
bảng trạng thái làm việc:
INPUT OUTPUT
OFF Q(timer) Q\(set) CkUp CkDn CPU CPD Ngõ ra TPD MR
0 0 1 _∏_ _∏_ _∏_ 1 Đếm lên 1 0
0 1 0 _∏_ _∏_ 1 _∏_ Đếm xuống 1 0
0 1 0 _∏_ _∏_ 1 _∏_ 000 0 1
1 X X X X X X X X 1
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 16
OFF:nút nhấn OFF để tắt quạt đồng thời tắt bộ timer.
Q,Q\:chọn chế độ timer hay set.
CkUp:nguồn xung CK đếm lên để set thời gian.Xung này lấy từ khối điều khiển từ xa.
CkDn:nguồn xung CK đếm xuống cho timer hoạt động,chu kỳ 1 xung là 1 phút.
CPU:ngõ vào xung CK đếm lên của timer.
CPD:ngõ vào xung CK đếm xuống của timer.
TPD:ngõ ra tràn đếm xuống của IC đếm hàng trăm,dùng để tác động khi timer đếm
xong.
MR:master reset-reset 3 IC đếm.
Dựa vào bảng trạng thái ta sẽ xây dựng các hàm logic:
CPU=CkUp+Q
CPD=CkDn+Q\
MR=not(TPD)+OFF
Trong mạch chỉ dùng 1 cổng NOT nên để tiết kiệm IC ta dùng 1 transistor để thay thế
cổng NOT.
Nguyên lý hoạt động cổng NOT:
Khi TCD=”1” transistor ngưng dẫn TCD\=”0” do được nối mass qua điện trở 4.7K.
Khi TCD=”0” transistor dẫn TCD\=”1”.
Sơ đồ mạch:
Sử dụng 1 led 2 màu để báo trạng thái timer hay set.
4.4. Mạch tạo xung clock 1 phút:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 17
Sử dụng IC555 để tạo xung.
Chu kỳ xung được tính theo công thức ܶ(ݏ) = 0.693 × (ܴܽ + 2ܴܾ) × ܥ
Với chu kỳ 1 phút =60s ta chọn C=100µF,Rb=390K:ta tính được Ra=85.8K.
Ra sử dụng biến trở 100K để tăng sự chính xác.
Trong ứng dụng này ta chỉ quan tâm đến chu kỳ xung nên không cần sử dụng chân số 5-
modunlation,nối chân 5 qua tụ 0.1µF xuống mass.
Sơ đồ mạch:
4.5. Mạch nguồn:
Sử dụng nguồn có điện áp chuẩn 5V.Tính công suất bộ nguồn:
Công suất cực đại đạt được khi cấp nguồn cho toàn bộ IC,4 led 7 đoạn cùng
sáng hết,và 1 relay hoạt động:
Tổng số linh kiện cùng dòng tiêu thụ từng linh kiện trong mạch:
(thông số được tính là dòng tĩnh ở 25oC)
-3 IC 40110 Imax=20µA
-2 IC 4013 Imax=1µA
-1 IC 7432 Imax=1mA
-1 IC 4075 Imax=1µA
-1 IC 555 Imax=6mA
-1 IC PT2249 không tìm thấy tài liệu-chọn Imax=5mA
-4 led 7 đoạn 15mA × 4led × 7thanh = 420mA
-1 relay(cùng thời điểm chỉ có 1 relay hoạt động)
Imax= 40mA
-2 led hiển thị. Imax=15mA × 2 =30mA.
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 18
Dòng tải tổng cực đại:
Itotal max= 20µA + 1µA + 1mA + 1µA + 6mA + 5mA + 420mA +40mA + 30mA≃500mA
Vậy chọn 1 IC ổn áp 7805 có tản nhiệt dòng chịu tối đa là 1A,cầu diode 1A.
Mỗi IC sử dụng 1 tụ lọc nguồn tại nguồn vào của IC:sử dụng tụ loại không phân cực
0.1µF.Vậy cần 8 con tụ.
Sơ đồ mạch:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 19
5. Chương 5: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ:
5.1. Quy trình làm mạch:
5.1.1. Thiết kế vẽ mạch in(đã trình bày).
5.1.2. Kiểm tra sửa chữa mạch in trên máy tính sao cho dễ hàn dễ ủi(tạo các VIA
để định vị 2 bản mạch in).
5.1.3. In mạch lên giấy decal vàng(In ở tiệm thầy Chương).
5.1.4. Chuẩn bị board trước khi ủi:
-Chuẩn bị board loại 2 mặt(mua ở Nhật Tảo) kích thước tương ứng với bản
vẽ.
-Dùng giấy nhám mịn(loại mịn nhất) đánh sạch lớp đồng bị oxi-hóa ở 2
mặt,để khi ủi mực được in đều lên mạch và khi ngâm cũng nhanh hơn vì
không có lớp oxit đồng bao phủ.
-Cắt 2 miếng decal để ủi sao cho vừa với board được cắt,không thừa nhiều
quá.
5.1.5. Ủi mạch:
-Ủi mặt đầu tiên lên board,nên chọn mặt có nhiều dây hơn vì ủi lần sau khó
kiểm soát hơn ủi lần đầu.Ở đây em chọn mặt bottom.
-Phương pháp ủi:
Giữ cố định miếng decal lên board,ủi để ở nhiệt độ nóng nhất,từ từ ủi cho
lớp decal dính đều lên mặt board,đè mạnh tay để lớp mực in lên board.Ủi
đến khi nhìn thấy rõ đường mực hiện lên là được.
-Chờ board nguội,bóc lớp decal.
-Ủi mạch tiếp theo lên mặt top,dùng chân linh kiện cố định lớp decal mặt
này tại các VIA đã tạo sao cho khớp với mặt vừa ủi.Dùng tấm decal vừa bóc
lót mặt bottom vừa ủi để tránh trường hợp lớp mực trên board bị thấm ngược
lại.Ủi như trên ta được board 2 mặt.
-Dùng bút dạ(mua của thầy Chương) tô lại các đường mạch bị đứt do ủi.
5.1.6. Ngâm mạch:
-Hòa thuốc rửa với nươc tỉ lệ vừa đủ,mạch này em hòa 2 gói.
-Bỏ mạch vào lắc đều cho đến khi lớp đồng thừa tan hết.
-Lấy ra dùng miếng nhôm chùi xoong chùi sạch lớp mực.
-Ủi lớp tên linh kiện lên mặt top của mạch.
5.1.7. Khoan mạch:
-Trước khi khoan dùng nhựa thông quét đều lên board để khô hoàn toàn.
-Khoan,tùy theo kích thước chân linh kiện mà chọn mũi khoan cho hợp lý.
5.1.8. Hàn mạch:
-Board 2 mặt có các đường nối giữa 2 mặt gọi là các VIA,để hàn các VIA
này ta dùng chân linh kiện hàn ở 2 mặt board.
-Trình tự hàn:hàn VIA-hàn đế IC-các linh kiện còn lại.
5.1.9. Hoàn thành mạch,test.
5.2. Kết quả thi công:
5.2.1. Mạch Nguyên lý:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 20
5.2.2. Mạch in:
5.2.2.1. BOTTOM:
5.2.2.2. TOP:
GVHD:Nguyễn Tấn Đời | SVTH:Tống Phước Long 21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đồ án môn học.pdf
- Mạch nguyên lý.pdf