Mục Lục
Mục lục
Mở đầu
Chương 1: Cấu trúc tổng thê mạng MAN
1.1 Định Nghĩa
1.2 Đặc điểm trong mạng MAN
1.3 Mô hình tổng thể mạng MAN
Chương 2: Các dịch vụ trên mạng MAN
Chương 3: Các cộng nghệ áp dụng cho mạng MAN
Chương 4: Tổ chức mạng MAN trên thực tế
Chương 1: Cấu trúc tổng thể mạng MAN
1.1 Định Nghĩa:
Mạng đô thị băng rộng đa dịch vụ, gọi tắt là mạng MAN (Metropolitan Area Network) là mạng băng thông rộng trên cơ sở tích hợp cấu trúc mạng thế hệ mới - NGN (Next Generation Network), có khả năng cung cấp một siêu xa lộ thông tin.
Mạng MAN có khả năng tạo ra các kết nối tốc độ cao, lên đến hàng trăm Megabit/s (có thể mở rộng lên đến 1Gigabit/s) phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước, trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công, chuẩn bị cho phát triển thương mại điện tử .
2.1 Đặc điểm của mạng MAN:
Mạng MAN trên là kết quả của dự án “Mạng Đô thị Băng rộng” được Bưu điện TP.HCM và Công ty DTS cùng hợp tác triển khai. Dự án này được thực hiện theo phương thức chìa khoá trao tay, dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ truyền tải RPR/DPT (Resilient Packet Ring/ Dynamic Packet Transport) và công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đây là mạng hiện đại theo mô hình Mạng Đô thị thế hệ mới (Next Generation Metro Network).
Mạng có khả năng truyền tải băng thông rất lớn và cho phép cung cấp các giao diện Ethernet tốc độ cao lên đến Gigabit tới tận từng văn phòng, từng doanh nghiệp, tòa nhà, khu dân cư cao cấp, nơi nhu cầu về việc liên kết trao đổi thông tin nội bộ giữa cơ quan đầu não với các chi nhánh, các cơ sở khác trên phạm vi địa lý rộng lớn và tách biệt đang được quan tâm.
Điểm nổi bật trong dự án là việc áp dụng công nghệ RPR/DPT trên các Hệ thống định tuyến MPLS thông minh. Công nghệ RPR cho phép hệ thống triển khai trên các mạch vòng cáp quang trong thành phố có khả năng bảo vệ chuyển sang đường dự phòng khi xảy ra sự cố trên đường kết nối chính. thời gian chuyển đường là rất nhanh – 50 ms, mức thời gian hiện rất khó đạt được trên các hệ thống định tuyến thông thường.
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế mạng MAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Mục lục
Mở đầu
Chương 1: Cấu trúc tổng thê mạng MAN
Định Nghĩa
Đặc điểm trong mạng MAN
Mô hình tổng thể mạng MAN
Chương 2: Các dịch vụ trên mạng MAN
Chương 3: Các cộng nghệ áp dụng cho mạng MAN
Chương 4: Tổ chức mạng MAN trên thực tế
Chương 1: Cấu trúc tổng thể mạng MAN
Định Nghĩa:
Mạng đô thị băng rộng đa dịch vụ, gọi tắt là mạng MAN (Metropolitan Area Network) là mạng băng thông rộng trên cơ sở tích hợp cấu trúc mạng thế hệ mới - NGN (Next Generation Network), có khả năng cung cấp một siêu xa lộ thông tin.
Mạng MAN có khả năng tạo ra các kết nối tốc độ cao, lên đến hàng trăm Megabit/s (có thể mở rộng lên đến 1Gigabit/s) phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước, trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công, chuẩn bị cho phát triển thương mại điện tử...
2.1 Đặc điểm của mạng MAN:
Mạng MAN trên là kết quả của dự án “Mạng Đô thị Băng rộng” được Bưu điện TP.HCM và Công ty DTS cùng hợp tác triển khai. Dự án này được thực hiện theo phương thức chìa khoá trao tay, dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ truyền tải RPR/DPT (Resilient Packet Ring/ Dynamic Packet Transport) và công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đây là mạng hiện đại theo mô hình Mạng Đô thị thế hệ mới (Next Generation Metro Network).
Mạng có khả năng truyền tải băng thông rất lớn và cho phép cung cấp các giao diện Ethernet tốc độ cao lên đến Gigabit tới tận từng văn phòng, từng doanh nghiệp, tòa nhà, khu dân cư cao cấp, nơi nhu cầu về việc liên kết trao đổi thông tin nội bộ giữa cơ quan đầu não với các chi nhánh, các cơ sở khác trên phạm vi địa lý rộng lớn và tách biệt đang được quan tâm.
Điểm nổi bật trong dự án là việc áp dụng công nghệ RPR/DPT trên các Hệ thống định tuyến MPLS thông minh. Công nghệ RPR cho phép hệ thống triển khai trên các mạch vòng cáp quang trong thành phố có khả năng bảo vệ chuyển sang đường dự phòng khi xảy ra sự cố trên đường kết nối chính. thời gian chuyển đường là rất nhanh – 50 ms, mức thời gian hiện rất khó đạt được trên các hệ thống định tuyến thông thường.
3.1 Mô hình tổng thể mạng MAN:
- Lớp điều khiển (control layer): chịu trách nhiệm điều khiển toàn bộ kết nối và cung cấp dịch vụ cho mạng trục thông tin TP. Hồ Chí Minh. Các chức năng như quản lý, chăm sóc khách hàng, tính cước (nếu có) cũng thuộc lớp điều khiển
- Lớp chuyển mạch truyền dẫn (Core layer): thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến các kết nối
- Lớp truy nhập (Access): cung cấp các điểm truy nhập cho các đơn vị hoặc các nhóm làm việc thông qua các phương tiện truy nhập khác nhau.
Chương 2: Các dich vụ trên mạng MAN
Mạng đô thị băng rộng đa dịch vụ TP. Hồ Chí Minh có khả năng cung cấp được đầy đủ các dịch vụ của mạng MAN, bao gồm:
Kết nối Internet.
Dịch vụ Transparent LAN (điểm LAN- điểm LAN)
L2VPN (điểm LAN-điểm LAN hoặc đa điểm LAN-đa điểm LAN).
LAN-tài nguyên mạng ( các thành viên của mạng LAN có thể truy nhập trung tâm dữ liệu từ xa) .
Extranet.
LAN to Frame Relay/ATM VPN
Storage Area Network (SAN)
Hạ tầng đường trục mạng đô thị.
VoIP.
2. Dịch vụ MetroNet
MetroNet là dịch vụ cho thuê dựa trên mạng đô thị băng thông rộng đa dịch vụ (MAN), chủ yếu sử dụng đường truyền cáp quang. MetroNet được thiết kế mạng lõi theo dạng mạch vòng và được cáp quang hóa nên có tốc độ cao có thể lên tới hàng Gbps, cho chất lượng đường truyền tốt với tốc độ ổn định và tính bảo mật cao, đáp ứng được mọi nhu cầu về tốc độ cũng như các ứng dụng cao cấp.
Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất kết hợp với hệ thống cáp quang đến tận nhà, MetroNet cung cấp cho khách hàng khả năng sử dụng đồng thời 3 loại dịch vụ là thoại (voice), dữ liệu (data) và hình ảnh (video) gồm: truyền dữ liệu, hình ảnh (video), tivi IP, điện thoại có hình ảnh (video phone), hội nghị truyền hình, xem phim theo yêu cầu (video on demand), truyền hình cáp, giáo dục từ xa, giám sát từ xa, truy cập Internet...
2.1 Phục vụ nhu cầu kết nối với dung lượng lớn
MetroNET là dịch vụ mạng đô thị băng rộng cho phép thực hiện các kết nối tốc độ siêu cao, lên tới 1Gbps, đến các khu công nghiệp, thương mại lớn, các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao, khu đô thị mới… và các điểm tập trung lưu lượng truyền số liệu tại TP.HCM. Mạng cũng có khả năng kết nối liên tỉnh với các mạng khác.
Dịch vụ MetroNET là một công cụ đắc lực đáp ứng nhu cầu kết nối của các cơ quan quản lý nhà nước để phục vụ cho mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử và cải cách hành chính, đồng thời cung cấp hạ tầng xây dựng các mạng dùng riêng có băng thông rộng, đa dịch vụ cho các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính, các trường đại học…
2.2 Dịch vụ đa dạng
Dịch vụ MetroNET cung cấp cho khách hàng khả năng sử dụng đồng thời 3 dịch vụ: Thoại (Voice) – Dữ liệu (Data) – Hình ảnh (Video). Các ứng dụng cụ thể gồm: Truyền dữ liệu; Hội nghị truyền hình (Video Conference); Xem phim theo yêu cầu (VoD – Video On Demand); Truyền hình cáp (CATV); Giáo dục từ xa; Chẩn đoán bệnh từ xa; Chơi game; Điện thoại IP (IP Phone); Truyền hình IP (IP TV); Truy cập Internet… Các dịch vụ này đều được tích hợp và thực thi trong hệ thống thời gian thực.
Ứng dụng dich vụ MetroNet:
Bưu điện TPHCM có thể cung cấp các dịch vụ tương đương như các dịch vụ truyền thống như dịch vụ Kết nối kênh riêng-Leased line , chuyển tiếp khung (Frame Relay)... nhưng với tốc độ lớn hơn và thời gian đáp ứng yêu cầu dịch vụ nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, MetroNet cũng cho phép thuê bao thiết lập mạng theo những cách mà dịch vụ truyền thống khác không thể thực hiện được như có thể sử dụng 2 kiểu kết nối từ Điểm -Điểm (Point-to-point) và từ Đa điểm -Đa điểm(Multipoint-to-Multipoint). Điều đó có nghĩa là, một công ty sử dụng dịch vụ MetroNet có thể kết nối nhiều mạng của họ (LAN, WAN), hoặc mạng của đối tác ở nhiều vị trí khác nhau để thành lập một mạng riêng ảo (VPN) hoặc kết nối Internet tốc độ cao đến nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Với MetroNET, khách hàng có thể sử dụng 2 kiểu kết nối: Point – to – Point và Multipoint – to – Multipoint. Với băng thông cực rộng – 1Gbps, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian tải các chương trình xuống (nhất là đối với các cơ sở dữ liệu, hệ thống hình ảnh, phim… có dung lượng lớn). Đặc biệt, khách hàng có thể yêu cầu MetroNET thay đổi cấu hình theo nhu cầu sử dụng của mình theo từng nấc 1Mbps. Thêm vào đó, khách hàng có thể lựa chọn 4 mức cam kết chất lượng dịch vụ - SLA (Service Level Agreement) như sau: SLA1 – cho phép ứng dụng thoại; SLA2 – cho phép ứng dụng thời gian thực như: Video, IP TV, Video phone, Video Conferencing…; SLA3 – cho phép thực hiện truyền số liệu; SLA4 – không cam kết chất lượng dịch vụ.
Về tốc độ truyền dẫn, khách hàng có thể lựa chọn theo 2 mức cước: CIR (Committed Information Rate): tốc độ cam kết tối thiểu cung cấp cho khách hàng. Với lựa chọn này, khách hàng có thể yên tâm với tốc độ đường truyền đã được đăng ký luôn ổn định trong mọi tình huống.
PIR (Peak Information Rate): tốc độ cao nhất có thể đạt được, theo đó trong trường hợp băng thông ít bị chiếm dụng thì khách hàng có thể sử dụng băng thông tối đa đã đăng ký. Trong trường hợp có nhiều người cùng một lúc truy cập vào hệ thống thì tốc độ đường truyền có thể sẽ bị chậm lại.
Dịch vụ MetroNET của Bưu điện Tp.HCM sử dụng những thiết bị kết nối và công nghệ của nhà cung cấp thiết bị mạng có thị phần lớn nhất trên thế giới và chuẩn hoá theo các khuyến nghị của MEF (Metro Ethernet Forum). Sử dụng MetroNET, khách hàng sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí đáng kể hàng tháng do giá thành lắp đặt và cước hàng tháng thấp hơn so với các dịch vụ thuê kênh cũ.
Một điểm đặc biệt khi sử dụng MetroNet là các thuê bao có thể thêm vào hoặc thay đổi băng thông rất nhanh thay vì phải thực hiện trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần như khi sử dụng những dịch vụ mạng truy nhập khác (Frame relay, ATM...). Hơn nữa, những thay đổi này lại không đòi hỏi người sử dụng phải mua thiết bị mới. Đặc biệt, MetroNet cũng có thể dễ dàng kết nối vào các mạng dịch vụ khác như DSL, thoại thế hệ mới, Internet... hiện có. Sử dụng Metronet, khách hàng sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí đáng kể hàng tháng do giá thành lắp đặt và cước hàng tháng thấp hơn so với các dịch vụ thuê kênh cũ.
Chương 3: Các công nghệ áp dụng cho mạng MAN
3.1 Định nghĩa:
Công nghệ chuyển mạch: Lớp mạng này sẽ là lớp mạng Core cho mạng MPLS. Sử dụng công nghệ truyền dẫn Packet (RPR)
Công nghệ truyền dẫn: Sử dụng công nghệ RPR với các tốc độ truyền dẫn lên đến OC-48
Công nghệ truy nhập: sử dụng công nghệ truy nhập cáp quang GigaEthernet
Công nghệ cáp: sử dụng công nghệ cáp sợi quang đơn mode, phi kim loại (ITU-T G.652). Phần cáp sẽ do Bưu điện TP.Hồ Chí Minh cung cấp.
3.2 Cấu hình thiết bị
3.2.1 Router lõi
Bảng 01 cấu hình Router lõi
Cisco 7609: 2xSUP720-3B, 2-port OC-48/STM-16 POS/DPT SM-IR , 24xSFP Slots, 48 FE RJ45, 2xDC
CISCO7609
7609 Chassis Bundles
7609-2SUP7203B-2PS
Cisco 7609 Chassis, 9-slot, 2 SUP7203B, 2 Power Supply
2500W-DC
DC Power Supply for CISCO7609
S763ZK9M-12218SXD
Cisco 7600-SUP720 IOS ADV IP W/MPLS/IPV6/SSH/3DES
OSM-2OC48/1DPT-SI
2-port OC-48/STM-16 POS/DPT OSM, SM-IR, with 4 GE
WS-X6148-GE-TX
Catalyst 6500 48-port 10/100/1000 GE Mod., RJ-45
WS-X6724-SFP
Catalyst 6500 24-port GigE Mod: fabric-enabled (Req. SFPs)
Theo MEF, dòng thiết bị này của Cisco đã được đo kiểm và được cấp chứng nhận tuân theo MEF 9 và MEF14 cho các dịch vụ EPL, EVPL và E-LAN
3.2.2 LAN Switch
Bảng 02 cấu hình chuyển mạch
Catalyst 3750: 24-10/100 + 2 SFP + 2 SFP ES ports for uplinks, 2x AC
ME-C3750-24TE-M
ME C3750 24 10/100+2SFP+2SFP ES Prt (no-pwr): Std ME SW Img;
ME3750-IPBASE-LIC
IP BASE FEATURE LICENSE FOR CATALYST 3750 METRO
PWR-ME3750-AC-R
Metro Catalyst 3750 redundant AC power supply (configurable)
SFP Module
GLC-LH-SM=
GE SFP, LC connector LX/LH transceiver
Theo MEF, dòng thiết bị này của Cisco đã được đo kiểm và được cấp chứng nhận tuân theo MEF 9 và MEF14 cho các dịch vụ EPL, EVPL và E-LAN
3.2.3 Thiết bị chuyển đổi quang điện
Bảng 03 cấu hình Modem quang Ethernet
Optical Media Coverter
ONT-1031=
Cisco ONT 1031 1 LX 1 10/100/1000T media converter, AC Power Cable UK
Chương 4: Tổ chức mạng MAN trên thực tế
4.1 Mạng MAN Bưu điện TP. Hồ Chí Minh
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh đã triển khai mạng MAN với hệ thống truyền dẫn cáp quang hỗ trợ băng rộng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng về lưu lượng truyền dẫn của các cơ quan, doanh nghiệp lớn như khách sạn, các toà cao ốc, các Viện nghiên cứu, các trường đại học... Trong giai đoạn đầu của kế hoạch thì mạng MAN sẽ được triển khai tại các khu vực trung tâm.
Mạng MAN của Bưu điện TP. Hồ Chí Minh có khả năng hỗ trợ các tốc độ từ STM-1 đến STM-64. Mạng MAN sẽ đi qua, hoặc đi gần các phân hệ, các sở, ban ngành trên địa bàn thành phố. Trên mạng MAN gồm nhiều điểm truy cập (node). Khách hàng có thể tham gia vào mạng MAN này qua các node theo nhiều phương thức truy nhập khác nhau: xDSL, vô tuyến, cáp quang thuê bao... theo các giao diện: xDSL, 10/100/1000Mbps Ethernet, 64Kbps, Nx64Kbps, 2Mbps, Nx2Mbps, 34Mbps...
Trong tương lai khi chuyển từ phương thức sử dụng mạng DSL sang sử dụng mạng MAN, các phân hệ không cần phải trang bị lại trang thiết bị, thậm chí không thay đổi cấu hình hệ thống.
Tuy nhiên, theo định hướng của UBND TP. Hồ Chí Minh, mạng MAN của Bưu điện TP. Hồ Chí Minh sẽ làm mạng backbone phục vụ cho mạng đô thị đa dịch vụ băng rộng của thành phố. Mạng này có chức năng làm mạng đường trục kết nối băng thông cao cho tất cả các sở, ban, ngành và các đơn vị nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nằm trên địa bàn thành phố.
Dự án sẽ chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất được hoàn thành vào cuối năm nay với 400 cổng, mỗi cổng có dung lượng là 1000Mbps.
Các cổng sẽ kết nối tất cả các tổng đài trung tâm trên 24 quận của thành phố đến trung tâm dữ liệu tích hợp, hệ thống website của thành phố và hệ thống thông tin địa lý Sài Gòn (Sago GIS). Mạng sẽ giúp cho việc cải thiện sự quản lý của chính quyền thành phố, cung cấp các dịch vụ công cộng và phát triển các thị trường lao động, bất động sản, khoa học, công nghệ và thương mại điện tử.
Dự án sẽ cung cấp các mạng băng tần lớn cho các khu vực mật độ cao như các khu cao tầng, các khu công nghiệp, các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao và thậm chí cả các hộ gia đình.
VNPT cũng dự định phát triển các mạng MAN tương tự tại Hà Nội, Đà Nẵng và các thành phố và tỉnh lỵ khác bao gồm cả một tỉnh vùng cao nguyên là Tây Ninh.
- Nhu cầu mạng MAN trong giai đoạn I (2003-2005) như sau:
+ Nhu cầu khách hàng UBND TP.HCM: 88 điểm bao gồm các UBND TP, quận, huyện và các Sở, Ban, Ngành đoàn thể, Hội và các DNNN lớn đóng trên địa bàn thành phố. Tốc độ cổng giao tiếp tại các nhà khách hàng: GE (LAN UBND TP.HCM, City Web, Công ty cấp nước, các Sở KHĐT, GTCC, TNMT, QHKT, KHĐT), FE và Ethernet (UBND Cần Giờ, Cát Lái).
+ Nhu cầu khách hàng tại các cao ốc, văn phòng, KCN, KCNC, CVPM: Tốc độ cổng GE (4 cổng) và FE (236 cổng).
Mạng MAN giai đoạn I được tổ chức thành 2 lớp mạng:
+ Mạng core gồm các điểm sau: Hai Bà Trưng, Gia Định, Tân Bình và Bà Huyện Thanh Quan để hình thành ring Core MAN, tổng dung lượng yêu cầu 2,5Gbit/s
+ Mạng Access: Dự kiến sẽ tổ chức thành 3 ring cho những khu vực tập trung thuê bao. Những khu vực thuê bao rải rác sẽ tổ chức theo cấu hình hình sao tập trung thuê bao vào các thiết bị switch đưa về các node core.
Ring 1: dự kiến qua các điểm chính: Hai Bà Trưng – Diamond Plaza – Sofitel – Sài Gòn Center – Sài Gòn Tower – Sài Gòn Riverside
Ring 2: Hai Bà Trưng – Metropolitian – Mê Linh Point – OSIC
Ring 3: Hai Bà Trưng – Tôn Thất Đạm – Sài Gòn Habourview – Sài Gòn Center – Sài Gòn Sunwah
Ngoài ra, còn có thêm 1 router tại node Hai Bà Trưng để xử lý các chính sách và dịch vụ lớp 3 cho toàn mạng và 1 router làm nhiệm vụ POP mạng MAN. Trước mắt POP này sẽ được kết nối vào BRAS.
Hình 02 Tổng quan cấu trúc mạng MAN của Bưu điện TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2003-2005
4.2 Dự án xây dựng mạng MAN tại Bưu điện Hà Nội
4.2.1 Yêu cầu định hướng cho mạng mục tiêu
- Mạng mục tiêu sẽ là một mạng truyền số liệu băng rộng nhằm tới một phân đoạn thị trường tách biệt, chuyên phục vụ các nhu cầu băng thông cỡ nx10Mbps/nx100Mbps cho mỗi khách hàng và cỡ nx100Mbp/nx1Gbps cho mỗi node tích hợp (aggregator) của mạng.
- Để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nâng cao độ linh hoạt trong khả năng cung cấp dịch vụ và chính sách giá cước, mạng mục tiêu cần có khả năng cung cấp các tốc độ kết nối khác nhau với bước tăng tối thiểu là 1 Mbps.
- Để bảo vệ vốn đầu tư cho cả khách hàng lẫn BĐHN, giảm thiểu chi phí quản lý vận hành khai thác và rút ngắn thời gian cung cáp dịch vụ, mạng mục tiêu sẽ cung cấp giao diện Ethernet tới nhà khách hàng
- Mạng mục tiêu cần đảm bảo khả năng bảo vệ tương đương khả năng bảo vệ của truyền dẫn SDH là nền truyền dẫn cho các giải pháp truyền số liệu hiện có.
4.2.2 Tổng quan về cấu trúc mạng MAN BĐHN
Căn cứ vào hiện trạng hệ thống cáp quang, cống bể và nhà trạm hiện có, mạng MAN của BĐHN được tổ chức theo các cấp chính:
Cấp I: Tổ chức theo các vòng cáp quang cấp II hiện có trên địa bàn thành phố, với các node tập trung chủ yếu đặt cùng vị trí với các tổng đài host của mạng điện thoại. Cấp mạng này tạo thành vòng đường trục cung cấp kết nối giữa các vùng phục vụ khác nhau trên toàn thành phố. Protocol stack trên mạng cấp I là IP/MPLS/RPR/Fiber.
Cấp II: Tổ chức theo các vòng cáp quang cấp III hiện có trên địa bàn thành phố, với các node tập trung chủ yếu đặt cùng vị trí với các tổng đài vệ tinh của mạng điện thoại. Cấp mạng này cung cấp kết nối giữa các điểm truy nhập trong cùng một vùng phục vụ. Tuỳ theo phân bố của khách hàng mà từ các node trên cấp mạng này có thể kết nối trực tiếp tới khách hàng, cũng có thể kết nối tới lớp thiết bị đặt tại vị trí của khách hàng. Protocol stack trên mạng cấp II là IP/Ethernet/ Fiber.
Cấp tiếp cận khách hàng: Tổ chức theo cấu trúc cây kết nối từ các node nằm trên các vòng cấp II tới vị trí của khách hàng. Protocol stack trên mạng cấp III là IP/Ethernet/(Fiber|Copper|..).
Bảng 04 Dự kiến các phương thức kết nối trong mạng MAN
Phương thức
Tốc độ
Khoảng cách
UPT-Cat5
100 Mbps
~100m
Wireless
~10 Mbps
~100m
VDSL
~3- 26 Mbps
~1500- 300m
Cáp quang
1Gbps
~10Km
Do tính chất đa dạng ở lớp vật lý của giao diện Ethernet, các kết nối ở cấp II có thể được cung cấp thông qua nhiều hình thức: cáp quang, cáp điện thoại, UTP-Cat5, Wireless... Tuỳ thuộc vào mật độ thuê bao tại từng khu vực, khoảng cách từ khu vực đó tới điểm cấp II gần nhất, khả năng đặt thiết bị tại địa điểm của khách hàng... và căn cứ vào các đặc tính kỹ thuật của từng phương thức kết nối, BĐHN sẽ lựa chọn hình thức kết nối cụ thể cho từng trường hợp.
Do mạng cáp điện thoại (PSTN hoặc private PBX) đã sẵn sàng ở tất cả các địa điểm của các khách hàng tiềm năng, VDSL sẽ là giải pháp được ưu tiên cho lớp mạng cấp II. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà có thể triển khai VDSL theo quy hoạch tần số 997 hoặc 998. Điểm hạn chế của VDSL là tốc độ suy giảm nhanh theo khoảng cách; đường truyền VDSL tốc độ 26 Mbps chỉ có thể kéo dài tới khoảng 300m. Trong trường hợp bưu điện đặt thiết bị tại địa điểm của khách hàng có PBX, đây sẽ là giải pháp thích hợp nhất.
Trong trường hợp khoảng cách tới địa điểm khách hàng xa hơn khả năng phục vụ của VDSL, cáp quang sẽ là phương tiện chính để tiếp cận khách hàng. Tuỳ theo giải pháp thiết bị của nhà cung cấp (Short Reach, Medium Reach, Long Reach...) khoảng cách phục vụ của đường truyền quang có thể khác nhau nhưng nói chung đều đảm bảo kết nối khách hàng trong phạm vi phục vụ của một tổng đài vệ tinh. Nhược điểm cơ bản của cáp quang là đòi hỏi đầu tư lớn, trong một số trường hợp việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn do liên quan tới việc đào đường, xây dựng hệ thống cống bể...
Cáp UTP-Cat5 được sử dụng ở chặng cuối cùng tiếp cận thiết bị của khách hàng trong một số tình huống cụ thể. Nhược điểm cơ bản của cáp UTP-Cat5 là khoảng cách phục vụ quá ngắn, chỉ thích hợp với trường hợp khi thiết bị của BĐHN đặt trong địa điểm của khách hàng; tuy nhiên nó có ưu điểm là không đòi hỏi thêm một cấp thiết bị chuyển đổi, do vậy rất thuận tiện cho việc kết nối.
Truy nhập vô tuyến cũng có thể được sử dụng ở chặng cuối cùng tiếp cận thiết bị của khách hàng, đặc biệt là đối với các khách sạn, cao ốc... Truy nhập vô tuyến có cùng nhược điểm như UTP-Cat5 song nó phù hợp với các đối tượng khách hàng cao cấp có nhu cầu sử dụng đầu cuối di dộng.
Để đảm bảo độ linh hoạt và chủ động trong việc cung cấp dịch vụ, các thiết bị outdoor (quang và điện) sẽ được ưu tiên xem xét trong quá trình triển khai mạng.
Cấu hình mạng MAN BĐHN giai đoạn 2004-2006
Kết quả điều tra khảo sát thị trường cho thấy các khách hàng tiềm năng (đặc biệt là các khách hàng thuộc khối cơ quản Đảng- Nhà nước) bố trí rất phân tán, vì vậy việc đầu tư xây dựng ngay toàn bộ hệ thống theo đúng cấu trúc mạng đã nêu trên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai cũng như trong công tác quản lý, đồng thời cũng chưa đem lại hiệu quả rõ ràng về mặt kinh tế.
Do vậy, trong giai đoạn 2003-2005, căn cứ vào số liệu khảo sát đã thu thập được, BĐHN đề xuất triển khai mạng MAN trên địa bàn thành phố với một số điểm chính như sau:
Cấp I: Đặt 05 node tại Đinh Tiên Hoàng, Cầu Giấy (là các vùng dự kiến triển khai thử nghiệm các tổng đài NGN và tập trung nhiều khách hàng tiềm năng), Giáp Bát, Thượng Đình và Hùng Vương (là các vùng tập trung nhiều khách hàng tiềm năng) để cung cấp kết nối đường trục. Để tận dụng hiệu năng thiết bị, từ các node này cũng thiết lập tuyến tới vị trí khách hàng lân cận để phục vụ kết nối trực tiếp.
Cấp II: Từ 05 tổng đài host nêu trên thiết lập vòng Metro cấp II qua một số tổng đài vệ tinh trên vòng Ring cấp III của chúng, đồng thời thiết lập các tuyến kết nối trực tiếp tới một số tổng đài host và tổng đài vệ tinh khác. Tổng số bao gồm 18 node ở vùng BCC và 24 node ở vùng Tây Nam.
Cấp tiếp cận khách hàng: Định hướng sử dụng cáp quang từ các node cấp II để tiếp cận khách hàng ở cự ly xa. Trang bị 10 bộ DSLAM phục vụ truy nhập qua VDSL để sẵn sàng phục vụ các khu vực tập trung số lượng thuê bao lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế mạng MAN.docx