Sự phát triển của ngành Công Nghiệp Thực Phẩm nói chung và ngành Công Nghiệp Lên men nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần làm đa dạng hóa nguồn thực phẩm cho xã hội và sản xuất ra nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp lên men cũng càng ngày phát triển và đặt được nhiều thành tựu to lớn, không ngừng hoàn thiện về số lượng và chất lượng.
“Bia” là một sản phẩm lên men được nhiều người ưa thích, với độ cồn thấp, hương thơm đặc trưng, vị đắng dễ chịu của hoa houblon. Bia có tác dụng giải khát, cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa,
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia là: Malt đại mạch, hoa houblon, nấm men, nước. Với một quy trình khá đặc biệt. Ngoài ra để tăng hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm cũng như đa dạng hóa sản phẩm, các nhà máy sản xuất bia còn dùng một số loại nguyên liệu thay thế như: Đại mạch chưa nảy mầm, gạo, ngô đã tách phôi, .
Bia được sản xuất rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới với sản lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng cao. Ở Việt Nam, bia còn là một mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây mặt hàng này đang được chú trọng đầu tư và phát triển ở nước ta, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng. Vì thế việc xây dựng thêm nhà máy bia là một nhu cầu thiết thực góp phần vào nền kinh tế đất nước.
Tôi xin trình bày phần thiết kế phân xưởng nấu của nhà máy bia bằng phương pháp lên men liên tục với năng suất 35 triệu lít/năm.Với sự hướng dẫn của KS Ngô Thị Minh Phương, giảng viên khoa Công Nghệ Hoá Học trường Cao Đẳng Công Nghệ.
Đà Nẵng,ngày 04 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thoa
Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Giới thiệu nguyên liệu 2
1.1. Malt đại mạch 2
1.2. Hoa houblon 3
1.3. Nấm men. 4
1.4. Nước 6
1.5. Nguyên liệu thay thế 8
Chương 2: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ 10
2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng nấu của nhà máy bia 10
2.2. Chọn phương án sản xuất 11
2.3.Thuyết minh dây chuyền công nghệ 12
2.3.1.Làm sạch 12
2.3.2. Nghiền nguyên liệu 12
2.3.3. Nấu bia 13
2.3.4. Lọc dịch đường và rửa bã 18
2.3.5. Houblon hóa 18
2.3.6. Lắng trong và làm lạnh 20
Chương 3: Tính cân bằng sản phẩm 22
3.1. Chọn các số liệu ban đầu. 22
3.2. Tính cân bằng vật chất cho 100 kg nguyên liệu ban đầu 22
3.3. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 25
3.3.1. Tính cân bằng sản phẩm cho một ngày 26
3.3.2. Chi phí bao bì 27
3.4. Bảng tổng kết phần tính cân bằng vật chất 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4914 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế phân xưởng nấu của nhà máy bia với năng suất 35 triệu lít - Năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu
&
Sự phát triển của ngành Công Nghiệp Thực Phẩm nói chung và ngành Công Nghiệp Lên men nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần làm đa dạng hóa nguồn thực phẩm cho xã hội và sản xuất ra nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp lên men cũng càng ngày phát triển và đặt được nhiều thành tựu to lớn, không ngừng hoàn thiện về số lượng và chất lượng.
“Bia” là một sản phẩm lên men được nhiều người ưa thích, với độ cồn thấp, hương thơm đặc trưng, vị đắng dễ chịu của hoa houblon. Bia có tác dụng giải khát, cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa,…
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia là: Malt đại mạch, hoa houblon, nấm men, nước. Với một quy trình khá đặc biệt. Ngoài ra để tăng hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm cũng như đa dạng hóa sản phẩm, các nhà máy sản xuất bia còn dùng một số loại nguyên liệu thay thế như: Đại mạch chưa nảy mầm, gạo, ngô đã tách phôi,...
Bia được sản xuất rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới với sản lượng ngày càng tăng và chất lượng ngày càng cao. Ở Việt Nam, bia còn là một mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây mặt hàng này đang được chú trọng đầu tư và phát triển ở nước ta, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng. Vì thế việc xây dựng thêm nhà máy bia là một nhu cầu thiết thực góp phần vào nền kinh tế đất nước.
Tôi xin trình bày phần thiết kế phân xưởng nấu của nhà máy bia bằng phương pháp lên men liên tục với năng suất 35 triệu lít/năm.Với sự hướng dẫn của KS Ngô Thị Minh Phương, giảng viên khoa Công Nghệ Hoá Học trường Cao Đẳng Công Nghệ.
Đà Nẵng,ngày 04 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thoa
Chương 1: Giới thiệu nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để sản xuất bia là: Malt đại mạch, hoa houblon, nước, nấm men, ngoài ra người ta còn dùng một số nguyên liệu thay thế như: Đại mạch chưa nảy mầm, gạo, ngô đã tách phôi,… để sản xuất một số loại bia.
1.1. Malt đại mạch
Malt đại mạch vừa là tác nhân đường hóa vừa là nguyên liệu đặc trưng dùng để sản xuất bia. Qua nhiều năm liền nghiên cứu họ đã thấy rằng: Bia sản xuất từ malt đại mạch có mùi vị và tính chất công nghệ hơn hẳn so với bia được sản xuất từ malt của các hạt hào thảo khác.
Malt dùng cho sản xuất bia phải sạch có mùi thơm đặc trưng của malt, có vị ngọt, có màu vàng sáng đều. Không được có mùi lạ, không hôi mốc và không hơi khói.
Kích thước của các hạt phải đều, yêu cầu hạt trên sàng 2,8 mm và 2,5 mm chiếm 94 % và dưới sàng 2,2 mm, không vượt quá 0,5 %. Khối lượng riêng của malt bia dao động 520-600 g/l. Khối lượng của 1000 hạt chiếm khoảng 28-36 g. Độ ẩm của malt sau khi sấy 2-3,5 % và trong thời kỳ bảo quản không vượt quá 6 %.
Độ chiết của malt là hàm lượng của các chất chuyển vào dung dịch trong quá trình đường hóa đặt 75-82 %. Malt dùng để sản xuất bia có thời gian đường hóa 10 -35 phút, hoạt lực amylaza đặt 100-300 đơn vị.
Thành phần hóa học trung bình của malt bia tính theo phần trăm chất khô là:
Tinh bột 58 %
Đường khử 4 %
Saccazoza 5 %
Pentoza hoà tan 1 %
Pentoza không hòa tan và henxozan 9 %
Xenluloza 6 %
Chất chứa Nitơ 10 %
Chất béo 2,5 %
Chất khoáng 2,5 %
Ngoài ra trong malt con chứa một ít các chất inozit, các chất màu, các tanin và chất đắng.
Trong malt còn chứa các enzym thủy phân như: a-amylaza,
β-amylaza, protemaza, pitaza, peptidaza, xitaza, amylophotaza,… Trong đó các loại enzym peptidaza, fitaza, xitaza là nhạy cảm với nhiệt độ hơn cả, do đó các loại enzym này chỉ tồn tại trong các loại malt sấy nhẹ.
1.2. Hoa Houblon
1.2.1. Vai trò
Hoa houblon là nguyên liệu không thể thiếu được trong sản xuất bia. Nó làm cho bia có mùi thơm và vị đắng dễ chịu, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Người ta có thể sử dụng cao hoa, hoa viên hoặc hoa nguyên cánh. Nhà máy bia thường sử dụng cao hoa và hoa viên.
1.2.2. Thành phần hóa học của hoa houblon
Thành phần hóa học của hoa houblon gồm nhiều chất khác nhau nhưng các chất có giá trị trong công nghệ sản xuất bia là nhựa hoa houblon, các tanin và tinh dầu. Ngoài ra trong hoa còn chứa một số chất khác như: protein, mỡ ,sáp, các hợp chất phiprotein.
- Nhựa hoa houblon là thành phần chính rất quan trọng, nó bao gồm nhựa cứng và nhựa mềm. Trong sản xuất bia quan trọng hơn vẫn là nhựa mềm và chủ yếu nhất là a-acid đắng. Các chất đắng có trong bia là do nhựa hoa huoblon tạo nên, ngoài tác dụng truyền vị đắng cho bia nó còn có tác dụng sát trùng, chúng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gram dương, ở nồng độ cao ức chế được vi khuẩn gram âm nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của men bia.
- Các chất tanin của hoa houblon là các polyphenol dễ hoà tan trong nước, dễ bị oxi hóa nên nó bảo vệ nhựa houblon. Trong quá trình nấu bia, hầu hết tanin của hoa houblon liên kết với protein của malt, do đó hàm lượng polyphenol ở trong bia chủ yếu là của malt và chỉ khoảng 10 – 20 % là polyphenol của hoa houblon.
- Tinh dầu hoa houblon là một hỗn hợp phức tạp của các hydrat cacbon và nhiều hợp chất chứa oxi dạng tecpen. Tinh dầu houblon không hòa tan trong nước nhưng dễ bay hơi theo hơi nước. Trong quá trình sản xuất khoảng 98 % lượng tinh dầu bị bay hơi chỉ còn khoảng 2 % tồn tại trong bia tạo hương thơm cho bia. Trong quá trình bảo quản, tinh dầu sẽ mất dần do bay hơi và bị oxi hóa, do đó không dùng hoa cũ để sản xuất bia và các sản phẩm chuyển hóa của tinh dầu nếu đưa vào bia sẽ làm giảm chất lượng của bia.
1.2.3. Phương pháp bảo quản và nâng cao hiệu quả sử dụng hoa
Để bảo quản tốt cần giữ hoa trong các điều kiện sau:
Ngăn chặn sự xâm nhập của không khí vào hoa bằng cách bảo quản trong thùng kín hoặc môi trường khí trơ.
Xông S02 để hạn chế sự oxi hóa và phát triển của vi sinh vật.
Bảo quản ở nhiệt độ thấp, gần 0oC vì ở nhiệt độ thấp có tác dụng kiềm chế các quá trình hóa học hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
Cách ẩm tốt
Nếu bảo quản được trong các điều kiện trên thì hoa có thể bảo quản trong 2 năm mà chất lượng không thay đổi.
Hiệu quả sử dụng các chất đắng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi đun sôi hoa với dịch đường, quan trọng nhất là thời gian và cường độ đun sôi, lượng hoa sử dụng và pH của dịch đường. Nếu tiến hành houblon hóa trong điều kiện tối ưu thì lượng chất đắng sử dụng được trong giai đoạn này khoảng 80 – 85 % còn 15 – 20 % ở lại trong bã hoa.
Đối với nhà máy sử dụng 1/3 là cao hoa và 2/3 la hoa viên. Sau khi nhập về hoa được bảo quản ở nhiệt độ là 0oC.
1.3. Nấm men bia
Tế bào nấm men chứa đến 80 % là nước. Bởi vậy trong nấm men bia ép tỉ lệ giữa trọng lượng ướt và trọng lượng khô là 4 : 1. Nguyên tố chủ yếu là Cacbon chiếm < 50 % chất khô. Các nguyên tố khác như Oxi (30-35 %), Nitơ (7,5%), hydro (5%) và photpho (1%). Hàm lượng chất khoáng tổng số khoảng 5 – 10 % chất khô của tế bào. Trong tế bào còn bao gồm rất nhiều vết các thành phần khác như Al, Ca, Cu, Fe, Pb, Na, K, S, Mg, Ni,…
Các nhóm thành phần chính gồm các chất cao phân tử, đó là protein (40-45%) chất khô, cacbonhydrat (30-35%), axit nucleic (6-8%) và lipit (4-5%). Thành phần chính xác của các nhóm cao phân tử trong mỗi chủng nấm men khác nhau do điều kiện nuôi cấy, pha phát triển.
Nấm men được sử dụng để sản xuất bia là loại vi sinh vật đơn bào thuộc giống saccharomyces. Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của chúng là 25÷300C, nhưng một số loài trong số này vẫn phát triển tốt ở nhiệt độ 2÷30C. Nấm men ngừng hoạt động ở 400C và có thể chết dần ở nhiệt độ rất thấp. Nấm men có thể phát triển trong môi trường có hoặc không có oxy và đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất bia, vì quá trình trao đổi chất của tế bào nấm men bia chính là quá trình chuyển hóa nguyên liệu thành sản phẩm. Nấm men có hai loại:
+ Saccharomyces cerevisiae : Thuộc loại nấm men nổi, chúng phát triển và thực hiện quá trình lên men bia được ở nhiệt độ tương đối cao từ 12÷130C trở lên. Trong quá trình lên men thì tế bào của chúng nổi lơ lửng trong dịch lên men và tập trung trên bề mặt dịch.
+ Saccharomyces carlsbergensis Hansen : Đây là loại nấm men thực hiện quá trình lên men chìm, phát triển tốt ở nhiệt độ 6÷70C. Trong quá trình phát triển tế bào của chúng kết dính vào nhau thành chùm rồi lắng xuống đáy thiết bị khi hạ nhiệt độ dịch lên men nên chúng rất dễ lấy ra khỏi thiết bị lên men để tái sinh men sử dụng. Kích thước của tế bào nấm men từ 6 ÷ 9 mm, sinh sản dưới hình thức nảy chồi và phân cắt.
Trong sản xuất bia hiện nay, cũng như yêu cầu về công nghệ sản xuất bia ngắn ngày. Chủng nấm men nổi vẫn được áp dụng rộng rãi, vì các đặc tính của chúng dần dần được cải thiện như : lên men được nhiệt độ thấp, có khả năng kết lắng tốt, lên men nhanh các loại đường. Chính vì vậy nhà máy thiết kế sử dụng chủng nấm men saccharomyces cerevisiae.
Do yêu cầu về công nghệ cũng như sự phát triển của ngành công nghệ sinh học chủng men bia nhà máy sử dụng là Saccharomyces cerevisiae. Cần có các đặc tính sau :
1/ Độ thuần khiết sinh học
Chủng men bia thuần khiết là những chủng được tách ra từ một tế bào, đảm bảo tính đồng nhất về mặt di truyền. Việc sử dụng các chủng thuần khiết là tối thiểu bởi lẽ nó hạn chế sự thoái hóa giống trong quá trình sản xuất.
2/ Khả năng phát triển
Theo quan điểm của các nhà sản xuất bia thì nấm men ở pha loãng càng loãng càng tốt. Các điều kiện thành phần dịch đường, độ thông khí, tỷ lệ nấm men cấy, nhiệt độ lên men cũng như đặc tính di truyền của nấm men sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men.
3/ Khả năng lên men
Năng lực lên men của một chủng nấm men bia phản ánh số lượng hyđratcacbon mà nó có thể lên men được. Tế bào nấm men phân giải nguồn hyđratcacbon trong môi trường để sinh tổng hợp các thành phần tế bào, tăng sinh khối, đồng thời thực hiện các phản ứng chuyển hóa để tạo ra các sản phẩm của quá trình lên men.
4/ Khả năng kết lắng
Kết lắng sớm hay muộn là đặc điểm di truyền của từng chủng nấm men mà đặc điểm đó có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài như thành phần các chất trong dịch đường, hàm lượng ion Ca2+. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thích hợp nhất cho quá trình lên men là loại nấm men có độ kết lắng vừa phải, 90% kết lắng còn 5 ÷ 10% không kết lắng.
1.4. Nước
Hàm lượng nước trong bia thành phẩm chiếm khoảng 77- 90%. Trong nhà máy bia, nước được dùng với nhiều mục đích khác nhau như: Xử lý nguyên liệu, nấu nguyên liệu, làm nguội bán thành phẩm, thanh trùng vệ sinh thiết bị, vệ sinh xí nghiệp. Do đó lượng nước dùng trong nhà máy bia rất lớn. Lượng nước dùng để trực tiếp nấu bia không những đòi hỏi có đầy đủ các tiêu chuẩn nước uống mà còn phải có những yêu cầu riêng đáp ứng trong công nghệ sản xuất bia.
1.4.1. Thành phần hoá học trong nước sản xuất :
Nước là dung dịch loãng của các loại muối ở dạng ion. Nhóm cation nhiều chất là: Ca2+, Mg2+, H+, K+, Na+, Fe2+, Mn2+, Al3+. Còn nhóm anion chủ yếu là OH-, CO3-, Cl-, SO42-, NO3-, NO2-, SiO23-, PO43-... Các muối của canxi và magiê là những hợp chất gây ra độ cứng của nước.
1.4.2. Những yêu cầu cơ bản của nước dùng nấu bia
Nước để nấu bia trước hết phải đảm bảo yêu cầu của nước uống: trong suốt, không màu, có vị dễ chịu, không có mùi lạ và không chứa các vi sinh vật gây bệnh.
- Độ cứng trung bình của nước 5- 6 mg đương lượng/lít
- pH = 6,8- 7,3
- Độ axit không vượt quá 1- 2 mg/l.
- Hàm lượng cặn khô không vượt quá 600 mg/l.
Các chỉ tiêu sinh học: Chuẩn độ coli > 300, chỉ số coli < 3.
Hàm lượng kim loại có trong nước :
Fe không quá 0,3mg / lít.
Mn không quá 0,05 mg/ lít.
Mg không quá 120 mg /lít.
Zn không quá 5 mg / lít.
Flo không quá 1 mg / lít.
As không quá 0,05 mg / lít.
Cu không quá 3 mg / lít.
Pb không quá 0,1 mg / lít.
Se không quá 0,05 mg/ lít.
Nitrat không quá 35 mg / lít.
1.4.3. Sự ảnh hưởng của nước đến độ axit của dung dịch đường và bia
Độ axit tự nhiên của các bán thành phẩm và thành phẩm trong sản xuất bia do các phosphat kali có trong malt quyết định. Trong malt bia chứa các muối KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. Nếu trong nước giàu ion HCO3- tức là nước có độ cứng tạm thời cao thì trong quá trình nấu độ axit tự nhiên của dung dịch đường giảm bởi các phản ứng sau:
2KH2PO4 + Ca(HCO3)2 = CaHPO4 + K2HPO + 2H2O + 2CO2
Nếu trong nước giàu Ca(HCO3)2 thì phản ứng sẽ xảy ra:
4KH2PO4 + 3Ca(HCO3)2 = Ca3(PO4)2 + 2K2HPO4 + 6H2O + 6CO2
Hoặc phản ứng xảy ra với Mg(HCO3)2:
2KH2PO4 + Mg(HCO3)2 = MgHPO4 + K2HPO4 + 2H2O + 2CO2
4KH2PO4 + 3Mg(HCO3)2 = Mg3(PO4)2 + 2K2HPO4 + 6H2O + 6CO2
Sự giảm độ axit tự nhiên (tăng pH) của các bán thành phẩm có ảnh hưởng xấu đến công nghệ nấu bia như quá trình đường hoá khó khăn, dịch đường lọc chậm kém trong cường độ tạo các kết tủa trong khi houblon hoá xảy ra chậm, kết qủa có thể giảm hiệu suất thu hồi. Bia sản xuất từ dịch đường có pH cao thường có vị đắng khó chịu và giảm độ bền sinh học.
Ngược lại với ion HCO3- các ion Ca2+ và Mg2+sẽ làm tăng độ axit tự nhiên của các bán thành phẩm theo các phản ứng sau:
4K2HPO4 + 3CaSO4 = Ca3(PO4)2 + 2KH2PO4 + 3K2SO4
Ngoài ra các ion Ca2+ và Mg2+ có thể phản ứng với phosphat hữu cơ và các protein làm tăng độ axit của dịch đường:
Protein H + Ca2+ = proteinat Ca + 2H+
Chính vì thế nên nước nấu bia tốt nhất có độ cứng trung bình, không vượt quá 7mg đượng lượng/lít. Nếu nước có độ cứng quá lớn phải tiến hành xử lý.
1.4.4. Sự ảnh hưởng của nước đến chất lượng của bia
Ion SO42- làm cho bia có vị chát, tuy nhiên độ chát này chỉ nhận ra khi lượng Ion SO42- nhiều, còn Ion SiO32- với hàm lượng 10 - 30 mg/l có thể xáo trộn quá trình lên men và kết quả làm đục bia. Ion SiO32- có nhiều ở trong malt, còn trong nước không đáng kể. Ion NO3- nhiều cũng ảnh hưởng đến vị của bia. Mặt khác trong quá trình lên men NO3- bị khử thành NO2- rất độc đối với nấm men. Với nồng độ 25mg/l NO2- đã có ảnh hưởng đến vị của bia. Các Ion Fe2+, Fe3+ sẽ làm cho bia đục, có vị khó chịu, màu bia đậm và bọt màu nâu. Cho nên hàm lượng sắt trong nước không quá 0,2 - 0,5 mg/l. sự ảnh hưởng của mangan lên bia cũng giống như sắt và có phần mãnh liệt hơn.
Các ion Mg2+ và Na+ đều làm cho bia có vị không bình thường. Người ta thấy nếu dùng nước mềm hoặc nước có độ cứng trung bình để nấu bia thì các ion có trong nước ảnh hưởng đến chất lượng của bia.
1.5. Nguyên liệu thay thế
Trong sản xuất bia, ở một số nơi người ta sử dụng nguyên liệu thay thế nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh.
Chọn nguyên liệu thay thế là ngô vì ở nước ta ngô là cây lương thực được trồng nhiều sau lúa,có nhiều loại ngô khác nhau như ngô răng ngựa, ngô đá, ngô bột, ngô nổ,... Nhà máy sử dụng nguyên liệu thay thế là ngô đã tách phôi với hàm lượng tinh bột 77-84 %. Phôi ngô dùng để ép tách dầu ngô.
Hạt ngô bao gồm các thành phần sau:
Lớp vỏ quả 5-7 % khối lượng hạt
Lớp vỏ hạt 2 % khối lượng hạt
Lớp alơrông 6-8 % khối lượng hạt
Phôi 10-11 % khối lượng hạt
Nội nhũ 75% khối lượng hạt
Trong thành phần nội nhũ bao gồm tinh bột, protein, chất béo, đường, tro, xenluloza,... trong đó tinh bột chiếm nhiều nhất.
Yêu cầu của ngô đưa vào sản xuất bia: phải có màu trắng đục (hàm lượng tinh bột cao, hàm lượng protein thấp),kích thước hạt đồng đều, hạt ngô sạch, đã tách phôi hoàn toàn.
Khi nhập về nhà máy, ngô được bảo quản trong kho chứa, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm để kịp thời xử lý, thời gian bảo quản là 10 ngày.
Chương 2: Chọn Và Thuyết Minh Dây Chuyền Sản Xuất
2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng nấu của nhà máy bia
Ngô
Malt
Nghiền
Nghiền
10 % so với bột ngô
Hồ hóa
Đạm hóa
Hội cháo
Đường hóa
Bã hèm
Hoa houblon
Lọc dịc đường và rửa bã
Houblon hóa
Bã hoa
Hơi
Chất tải lạnh
Lắng trong và làm lạnh dịch lên men
Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng nấu của nhà máy bia
2.2. Chọn phương án sản xuất
2.2.1. Các phương pháp lên men
2.2.1.1. Lên men cổ điển:
Đây là phương pháp lên men có từ lâu đời quá trình lên men chính và lên men phụ được thực hiện trong hai thiết bị riêng biệt. Thời gian lên men phụ thuộc vào nồng độ chất hòa tan ban đầu của dịch đường và chế độ nhiệt trong thời gian lên men đó. Quá trình lên men chính thực hiện ở áp suất thường, còn quá trình lên men phụ được thực hiện dưới áp suất dư 0,3-0,7 atm. Tỉ lệ nấm men giống được sử dụng khoảng 0,4-0,61/100 lít dịch đường.
Thiết bị lên men được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau và thường có thân dạng hình trụ đáy côn hoặc chỏm cầu.
Ưu điểm: Bia có chất lượng cao và ổn định
Nhược điểm: Thời gian lên men dài
2.2.1.2. Lên men 1 pha (lên men hiện đại)
Là quá trình lên men chính và lên men phụ được thực hiện trong cùng một thiết bị. Phương pháp lên men này được thực hiện trong nhiều loại thiết bị có hình dạng khác nhau. Sự điều chỉnh nhiệt độ lên men nhờ vào các áo lạnh có trong thiết bị. Tỷ lệ nấm men giống được sử dụng cao hơn so với phương pháp cổ điển. Thời gian lên men cũng được rút ngắn lại. Với phương pháp lên men này sẽ giảm bớt tổn thất và các chi phí cho quá trình sản xuất
Ưu điểm: Chu kỳ lên men ngắn có sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến dung dịch bị chuyển hóa, chuyển động nhanh, tiếp xúc nhiều nấm men suy ra khả năng thời gian lên men ngắn.
Nhược điểm: Sản phẩm phụ tạo ra nhiều hơn đặc biệt là hàm lượng diacotyl nhiều.
2.2.1.3. Lên men liên tục
Là quá trình lên men được thực hiện trong một dãy thiết bị được nối với nhau bằng các ống chảy truyền. Phương pháp này cũng giảm được chi phí và rút ngắn thời gian lên men so với phương pháp lên men cổ điển.Tuy nhiên phương pháp này sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn hàng loạt.
2.2.2. Chọn phương án sản xuất
Chọn phương pháp lên men liên tục vì chu kỳ lên men rút ngắn, do đó có những ưu điểm nổi trội như: Tăng năng suất lao động nên giảm được giá thành sản phẩm, giảm được vốn đầu tư, nấm men luôn luôn tồn tại và phát triển trong điều kiện ổn định, do đó phát huy được ở mức cao nhất năng lực của chúng...
2.3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
2.3. 1. Làm sạch
2.3.1.1. Mục đích
Nguyên liệu malt và ngô đã tách phôi trước khi đưa vào sản xuất bia cần phải làm sạch để tách hết bụi bẩn, loại bỏ các tạp chất nặng và các tạp chất nhẹ, làm kích thước hạt đồng đều, không ảnh hưởng đến chất lượng của bia, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiền.
2.3.1.2. Tiến hành
Nguyên liệu malt và ngô đã tách phôi sau khi định lượng để đấu trộn đúng tỷ lệ và đúng lượng thì được đưa qua máy làm sạch, sau đó đưa qua bộ phận tách từ để loại bỏ tạp chất có từ tính rồi cho qua máy nghiền.
2.3.2. Nghiền nguyên liệu
2.3.2..1. Mục đích
Phá vỡ cấu trúc tế bào, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các quá trình sinh lý hoá xảy ra trong nguyên liệu khi nấu.
2.3.2.2. Yêu cầu
* Malt
- Vỏ malt: Cấu tạo từ xenlulo và một số chất khác. Xenlulo không biến đổi khi nấu còn các chất khác khi nấu chuyển vào dung dịch làm giảm chất lượng của bia nên yêu cầu khi nghiền vỏ malt được giữ càng nguyên càng tốt.
- Tạo một tỷ lệ thích hợp giữa tấm thô, tấm mịn và bột. Trong nội nhũ chứa tinh bột, một số hidratcacbon khác và protein. Nếu nghiền mịn thì tỷ lệ tấm bột và tấm mịn cao. Khi nấu, dưới tác dụng của enzim thuỷ phân, chúng chuyển sang dạng hoà tan vào dung dịch nhưng khi nghiền quá mịn thì khó lọc.
* Ngô
Đối với ngô tiến hành nghiền nhỏ để trong quá trình nấu các chất tinh bột, protein chuyển sang dạng hoà tan nhanh hơn.
2.3.2.3. Phương pháp sản xuất
Có thể nghiền khô, nghiền ẩm, nghiền ướt. Chọn nghiền khô, sử dụng máy nghiền
Đối với malt do viện nghiên cứu dầu mỡ Liên Xô thiết kế.
Đối với ngô dùng máy nghiền búa mã hiệu UMM_0,3
2.3.3. Nấu bia
2.3.3.1. Mục đích
Chuyển các chất của malt và nguyên liệu thay thế từ trạng thái không hoà tan sang trạng thái hoà tan nhờ tác động của enzim thuỷ phân.
2.3.3.2. Các quá trình xảy ra khi nấu
Quá trình sinh hoá quan trọng xảy ra trong lúc nấu là sự thuỷ phân các chất dưới tác dụng của enzim thuỷ phân.
a/ Quá trình enzym
- Sự thuỷ phân tinh bột: Tinh bột dưới tác dụng của enzim sẽ bị thuỷ phân tạo thành đường và các dextrin không lên men được nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện vị của bia.
Mỗi enzim trong malt có nhiệt độ tối thích khác nhau. Enzim b -amylaza có nhiệt độ tối thích 63- 65oC, sản phẩm thuỷ phân chủ yếu là đường maltose và một ít dextrin. Còn enzim a -amylaza có nhiệt độ tối thích là 70- 75oC và sản phẩm thuỷ phân là dextrin và một ít maltose. Nhịêt độ giới hạn của a -amylaza là 78oC. nếu quá giới hạn này nó sẽ bị khử hoạt tính hoàn toàn.
Mỗi loại enzim có 1 pH tối thích, riêng a -amylaza có pH tối thích là 5,7 và của b -amylaza pH = 4,8. Tuy nhiên pH tối thích của các enzim amylaza còn phụ thuộc vào nhiệt độ và ngược lại pH môi trường cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ tối thích của enzim. Qua nghiên cứu người ta thấy enzim amylaza hoạt động ở nhiệt độ 65oC có pH tối thích là 5,6. Giá trị pH môi trường phụ thuộc vào nguyên liệu và nước dùng nấu.
Nồng độ tinh bột và các chất trong khối nấu củng ảnh hưởng đến hoạt động của enzim. Nồng độ của các chất tăng thì vận tốc thuỷ phân xảy ra càng chậm.
- Sự thuỷ phân hemixelluloza và một số chất khác:Dưới tác dụng của hệ enzim fitata của malt dẫn đến sự thuỷ phân hemixelluloza và một số chất khác của nguyên liệu tạo thành glucose, các dextrin .
- Sự thuỷ phân protein:Khi dùng đường hoá, dưới tác dụng của enzim proteaza thì protein bị thuỷ phân thành các polypeptit phức tạp và không đông tụ. Tiếp đến dưới tác dụng của enzim polipeptidaza các polipeptit chuyển thành axit amin.
- Sự thuỷ phân các phospho:Khi đường hoá, dưới tác dụng của enzim fitaza xảy ra sự phân huỷ các chất phospho và giải phóng axit phosphoric. Các muối photphat vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường đệm và đặc biệt cần thiết cho sự hoạt động bình thường của enzim, pH tối thích của enzim fitaza là 5,2 và nhiệt độ tối thích là 48oC.
b. Quá trình phi enzym
Trong thời gian đường hóa, xảy ra các quá trình quan trọng không enzym mà kết quả của chúng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Biến tính protein: Khi protein bị biến tính và kết lắng, chúng sẽ được loại ra khỏi dịch đường, làm tăng độ bền của bia, giảm khả năng gây đục.
- Phản ứng melanoid: Một lượng melanoid tạo thành góp phần nâng cao chất lượng của bia.
- Sự hòa tan các thành phần của malt vào dịch: Trong quá trình đường hóa ngoài các chất đã có sẵn trong malt và các chất tạo thành trong quá trình như: Đường, acid amin,... còn có các chất chát, chất đắng, polyphenol,... hòa tan trong nước và tạo thành chất chiết của dịch đường. Cần khống chế những chất không có lợi cho dịch đường.
2.3.3.3. Phương pháp nấu
Có hai phương pháp nấu:
-Phương pháp ngâm: Đặc trưng của phương pháp này là toàn bộ khối nấu được nâng nhiệt và giữ nhiệt tại các mức theo yêu cầu công nghệ (45- 50, 63- 65, 70- 75oC) trong thời gian thích hợp. Sau đó có thể nâng khối nấu lên nhiệt độ 780C.
-Phương pháp đun sôi: Đặc trưng của phương pháp này là trích một phần đặc của khối nấu đem đun sôi và sau đó trộn lẫn với các phần chưa đun sôi nhằm mục đích để nâng và giữ nhiệt độ của khối nấu qua các mức theo yêu cầu công nghệ. Có thể tiến hành đun sôi 1 lần, 2 lần, 3 lần.
*Phương pháp đun dôi 3 lần:
Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả tốt, đặc biệt với malt có chất lượng xấu.
Nhược điểm: Tốn năng lượng, nhiều thiết bị, thời gian dài, màu bia tối.
* Phương pháp đun sôi 2 lần:
Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho bia vàng. Đun sôi lần 1 bắt đầu ở 52oC, lần 2 ở 64oC. sau hội cháo lần 1 nhiệt độ toàn khối nấu đạt 64oCvà sau lần 2 đạt 75oC
* Phương pháp đun sôi1 lần:
Trích một phần đi đun sôi từ nhiệt độ 75oC và sau khi hội cháo nhiệt độ của toàn khối dịch sẽ đạt 78oC.
Ưu điểm: Phá vỡ triệt để cấu trúc tinh bột, thuỷ phân dễ dàng, hiệu suất tăng.
Ta chọn phương pháp đun sôi 1 lần.
2.3.3.4. Tiến hành nấu:
Sau khi nghiền nguyên liệu xong phải đem nấu ngay.
1/ Sơ đồ quá trình nấu malt và ngô
NỒI NGÔ NỒI MALT
Nguyên liệu (malt, nước)
Nguyên liệu (ngô,malt lót,nước)
Phối trộn ở 45oC (5’)
Giữ 45oC (15’)
Nâng 75oC (35’)
Giữ 75oC (25’)
Nâng sôi (20’)
Giữ sôi (20’)
Phối trộn ở 35oC(5’)
Nâng nhiệt 55oC (10’)
Giữ 55oC (20’)
Hội cháo 65oC
Giữ 65oC (30’)
Nâng 75oC (10’)
Giữ 75oC (30’)
Nâng 78oC (5’)
Sơ đồ quá trình nấu malt và ngô:
2/ Sơ đồ nâng và giữ nhiệt của quá trình nấu
Nồi ngô
Nồi malt
Sơ đồ nâng và giữ nhiệt của quá trình nấu
3/ Các bước tiến hành:
Nấu bia :
Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu : nước nấu là:
Malt:nước = 1kg:4,0 lit
Ngô:nước = 1kg:4,5 lit
* Nồi ngô:
Ngô đã nghiền mịn cùng với 10% bột malt lót (so với tổng lượng gạo cần dùng cho một mẻ nấu) được đem vào phối trộn với nước ở 45oC trong nồi phối trộn có cánh khuấy. Bổ xung chế phẩm enzym với hàm lượng 0,2 % so với lượng ngô đem nấu. Sau đó nâng nhiệt độ khối nấu lên 75oC trong vòng 35 phút và giữ nhiệt 25 phút. Rồi nâng nhiệt độ khối nấu đến nhiệt độ sôi trong 20 phút, sau đó giữ sôi 20 phút.
* Nồi malt:
Đem lượng malt còn lại của mẻ nấu vào nồi phối trộn với nứơc ở nhiệt độ 35oC trong 5 phút.Tiếp theo, nâng nhiệt độ khối nấu lên 55oC trong 10 phút , giữ ở nhiệt độ này 20 phút rồi tiến hành hội cháo.
Bật cánh khuấy ở chế độ nhanh nhất , bơm dịch cháo từ nồi ngô sang nồi malt. Sau khi hội cháo, nhiệt độ của khối dịch đạt khoảng 65oC,giữ nhiệt độ này trong 30 phút rồi nâng lên 75oC trong 10 phút và giữ 30 phút . Cuối cùng nâng nhiệt độ lên 78oC trong 5 phút rồi đem đi lọc
2.3.4. Lọc dịch đường,rửa bã
23.4.1. Mục đích
Tách các chất hoà tan ra khỏi các chất không hoà tan. Quá trình lọc dịch đường gồm hai giai đoạn: lọc dịch và rửa bã. Rửa bã nhằm mục đích thu hồi các chất còn sót lại trong bã. Để tăng quá trình khuếch tán các chất vào dung dịch, các lớp bã cần phải khuấy trộn cho xốp và dùng nước nóng 75- 78oC để rửa. Yêu cầu nước rửa bã sau khi lọc phải trong hoàn toàn. Kết thúc rửa bã khi nồng độ chất khô trong nưoiức rửa khoảng 0,5% khối lượng là được. Nếu rửa kỹ quá thì chất đắng trong nguyên liệu chuyển vào dịch đường làm cho bia có vị khó chịu.
2.3.4.2. Tiến hành lọc dịch đường
Quá trình lọc dịch đường có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau. Trong nhà máy tiến hành lọc bằng thiết bị lọc thùng đáy bằng. Quá trình lọc được tiến hành ở nhiệt độ 75- 78oC. Khối dịch sau khi đường hoá xong được bơm vào thiết bị lọc thùng đáy bằng để lọc. Nếu dịch lọc chảy ra bị đục thì hồi lưu toàn bộ về nồi hội cháo. Dịch lọc trong được đưa sang nồi houblon hoá.
- Thời gian lọc 35 - 40 phút.
Bã được rửa bằng nước nóng nhiệt độ 76- 78oC nhằm trích ly thu hồi chất dinh dưỡng còn sót lại.
Ngừng quá trình rửa khi nồng độ chất khô trong nước rửa bã còn khoảng 1% khối lượng. Thời gian rửa bã 30-40 phút nước lọc và nước rửa bã được đưa vào nồi houblon.
Tháo bã, vệ sinh máy lọc, bã được tháo xuống thùng ở dưới rồi được đem ra ngoài.
2.3.5. Houblon hoá
2.3.5.1. Mục đích
- Ổn định thành phần dịch đường:
- Làm cho dịch đường có nồng độ thích hợp theo yêu cầu:
- Làm keo tụ protein và vô hoạt các enzim.
- Thanh trùng dịch đường.
2.3.5.2. Các quá trình hoá lý xảy ra khi houblon hoá
a. Quá trình hòa tan các chất của hoa houblon vào dịch đường
Quá trình này nhờ sự khuếch tán các chất có giá trị của hoa houblon vào dịch đường, nhờ các phản ứng mailard và caramen hoá trong khi đun sôi.
Sự hoà tan các chất đắng có trong hoa houblon đã làm thay đổi mùi vị của dịch đường. Nó làm cho dịch đường từ vị ngọt thành vị đắng của hoa houblon. Độ hoà tan của các axit đắng vào nước và dịch lên men không lớn nhưng khi đun sôi các chất này bị đồng phân hoá và dễ dàng hoà tan hơn vào dịch đường. Trong khi nấu bia nếu sử dụng hoa mới thì 85- 90% vị đắng là do isogumulon tạo nên. Sự đồng phân hoá thích hợp ở nhiệt độ 100- 106oC, đun sôi trong 2 giờ và pH càng có tính kiềm thì sự đồng phân hoá càng lớn.
- Tinh dầu của hoa houblon cũng ảnh hưởng đến mùi của bia và dịch lên men. Phần lớn tinh dầu bị bay theo hơi nước trong khi đun sôi. Để tăng cường mùi thơm cho bia, một phần hoa houblon cho vào dịch đường trước khi kết thúc quá trình đun sôi khoảng 30 phút.
b. Sự keo tụ protein
Là một quá trình quan trọng khi đun sôi dịch đường với hoa houblon. Sự có mặt của protein hoà tan trong dịch lên men có thể là nguyên nhân làm đục bia ở nhiều dạng khác nhau và làm giảm độ bền sinh học của bia.
c. Sự tăng độ màu của dịch lên men
Màu sắc của dịch đường trước và sau khi houblon hoá chủ yếu là do nguyên liệu (malt) quyết định. Tuy nhiên trong quá trình nấu và houblon hoá đã làm tăng thêm độ màu của dịch đường do các phản ứng melanodin, caramen và chất màu của hoa tạo nên. Dịch đường càng đặc khi đun sôi màu của nó càng đậm, pH càng cao màu cũng càng đậm.
2.3.5.3.Tiến hành houblon hoá
Thiết bị houblon hoá cũng giống như thiết bị nấu nhưng có bề mặt truyền nhiệt lớn hơn do quá trình houblon hoá cần làm bay hơi một lượng lớn nước vật liệu chế tạo tốt nhất là thép không rỉ. Tiến hành dịch đường và nước rửa bã từ thiết bị lọc chuyển thẳng vào nồi houblon hoá. Khi dịch đường lấp đầy đáy nồi thì bắt đầu cung cấp nhiệt để nhiệt độ dịch đường luôn giữ ở 75oC. Khi nước rửa bã chảy vào nồi gần kết thúc thì bắt đầu nâng nhiệt và cho 1/3 lượng hoa vào nhằm lấy chất đắng duy trì khoảng 15 phút cho enzim amylaza tiếp tục thuỷ phân tinh bột còn sót. Nâng nhiệt cho đến khi sôi giữ 25 phút rồi tiếp tục cho 1/3 lượng hoa vào. Đun sôi dịch đường 50 phút. Trước khi kết thúc quá trình houblon hoá khoảng 30 phút thì cho tiếp 1/3 lượng hoa còn lại để lấy mùi thơm, kết lắng protein. Tổng thời gian đường hoá là 90 phút. Để kết thúc quá trình đun sôi, chỉ số đầu tiên là nồng độ dịch đường. Những chỉ số khác là sự có mặt kết tủa của protein và độ trong của dịch đường.
Sau khi đun sôi xong, dịch đường chuyển sang thiết bị lọc bã hoa đặt dưói thiết bị houblon hoá thiết bị lọc là một thùng bằng thép, đáy hình nón, bên trong có lưới và cánh khuấy. Bã được giữ lại trên lưới còn dịch lên men được bơm đến bộ phận lắng trong, làm lạnh.
2.3.6. Lắng trong và làm lạnh
2.3.6.1. Mục đích
Hạ nhiệt độ của dịch đường đến nhiệt độ lên men, bão hoà oxy cho dịch lên men và kết tủa huyền phù.
2.3.6.2. Các quá trình hoá lý xảy ra trong khi làm lạnh, lắng trong
a/ Sự hoà tan oxy vào dịch lên men
Dịch đường hấp thụ oxy suốt cả quá trình làm lạnh, tuy nhiên trong dịch đường nóng oxy liên kết hoá học với các chất có trong dịch đường. Còn ở nhiệt độ thấp oxy chỉ hoà tan vào dịch đưòng.
Oxy không khí chỉ hoà tan vào dịch đường khi nhiệt độ dịch đường dưới 40oC. Sự hoà tan của oxy vào dịch đường phụ thuộc vào nhiệt độ, bề dày lớp dịch, sự chuyển động và nồng độ dịch đường.
b/ Sự tạo thành và tách kết tủa
Sự tách các huyền phù ra khỏi dịch lên men là một quá trình quan trọng khi làm lạnh dịch lên men. Có hai loại huyền phù: Loại mảnh và loại thô.
Huyền phù thô sinh ra trong quá trình đun sôi dịch đường với houblon và phần lớn được giữ lại trong thiết bị tách bã hoa, phần còn lại được kết tủa khi làm lạnh.
Huyền phù mảnh xuất hiện trong quá trình làm lạnh dịch đường khi có một số chất hoà tan trở thành chất không hoà tan và tạo thành chất kết tủa. Các huyền phù mảnh làm cản trở quá trình sinh lý và sinh hoá của nấm men về sau, mặt khác nó làm cho bia có vị chát, làm giảm độ bền hoá lý của bia.
c/ Sự bay hơi nước
Khi làm lạnh dịch đường có một lượng nước nhất định bay hơi, do đó thể tích của dịch lên men sẽ giảm và nồng độ của nó tăng. Nếu thiết bị kín thì nồng độ của nó tăng 0,1% còn nếu thiết bị hở thì nồng độ tăng 0,4- 1,2%.
2.3.6.3. Yêu cầu của quá trình lắng trong và làm lạnh
Dịch lên men là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là những vi sinh vật gây hại cho bia. Do đó để tránh nhiễm khuẩn cho dịch lên men, gia đoạn làm nguội từ nhiệt độ ban đầu đến 60-70 oC có thể tiến hành chậm. Giai đoạn 20 – 40 oC đến nhiệt độ lên men cần tiến hành nhanh và trong thiết bị làm lạnh kín.
2.3.6.4. Phương pháp tiến hành
Thiết bị làm lạnh whirlpool là một thùng bằng thép dạng hình trụ, đáy của thiết bị hơi nghiêng (khoảng 3% so với thiết bị nằm ngang). Dịch đường theo ống chuyển vào thiết bị ở nửa phần dưới, theo phương tiếp tuyến. Vận tốc của dịch đường phải đạt 10- 14m/s. Dịch đường sau khi vào thiết bị whirlpool thì để yên trong 20 phút. Tiếp theo dịch đường trong được đưa đi làm lạnh đến nhiệt độ lên men, cặn được loại bỏ ra ngoài. Lúc này dung dịch trong có nhiệt độ khoảng 8oC. Chất tải lạnh là nước 2oC và glycol. Sau khi làm lạnh xong dịch đường được chuyển vào thiết bị lên men.
Chương3: Tính Cân Bằng Sản Phẩm
3.1. Chọn các số liệu ban đầu
Độ bia của sản phẩm : 14 %
Tỷ lệ nguyên liệu dùng
Malt đại mạch: 80%
Ngô : 20%
Năng suất của nhà máy: 35 triệu lit / năm
Các thông số trạng thái ban đầu của nguyên liệu
Độ ẩm của malt: 4%
Độ ẩm của ngô: 10%
Độ chiết của malt: 75%
Độ chiết của ngô : 75%
Mức hao hụt nguyên liệu qua từng công đọan :
Công đoạn
Làm sạch
Nghiền
Nấu lọc
Houblon hóa
Lắng trong, làm lạnh
Lên men chính
Lên men phụ
Lọc bia
Chiết rót, thanh trùng
Tiêu hao (%)
0,5
0,5
2
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Mức hao hụt trong quá trình nghiền, nấu, lọc, houblon hóa, lắng trong và làm lạnh tính theo phần trăm chất khô của nguyên liệu trước đó. Còn mức hao hụt của quá trình lên men, lọc trong bia, chiết rót tính theo phần trăm thể tích trước đó.
Lượng hoa houblon sử dụng :
2g/lit dịch đường
3.2. Tính cân bằng vật chất cho 100 kg nguyên liệu ban đầu
3.2.1. Lượng chất khô trong nguyên liệu
3.2.2. Lượng nguyên liệu còn lại sau làm sạch
+ Chất khô
+ Nguyên liệu
3.2.3. Lượng nguyên liệu còn lại sau khi nghiền
+ Chất khô
+Nguyên liệu
3.2.4. Lượng chất khô chuyển vào dịch đường sau khi nấu
Tổng lượng chất khô chuyển vào dung dịch là :
57,03 + 13,37 =70,4 kg
3.2.5.. Lượng chất khô còn lại sau quá trình nấu và lọc
3.2.6. Thể tích dịch đường khi đun sôi :
Độ bia theo yêu cầu là : 14 0. Đây chính là nồng độ chất khô của dịch đường sau khi lắng trong và làm lạnh. Trong quá trình houblon hóa do bốc hơi một lượng nước lớn nên nồng độ dịch đường tăng 1 ¸ 1,5% so với nồng độ của nó trước đó, chọn giá trị là 1%. Trong quá trình làm lạnh và lắng trong, nồng độ dịch đường tiếp tục tăng lên khoản 0,4 ¸ 1,2%, chọn giá trị là 1%.
Từ đó ta có nồng độ chất chiết trong dịch đường trước khi houblon hóa là :
14 - ( 1 + 1 ) = 12 %
Khối lượng riêng của dịch đường ở 200C :
r12% = 1048,31 Kg/m3
Khối lượng của dịch đường từ 100 kg nguyên liệu ban đầu :
Thể tích dịch đường khi chưa đun sôi : quy về 200C là
Vì hàm lượng chất chiết nhỏ hơn nhiều so với hàm lượng nước trong dịch đường nên ta tính thể tích dịch đường theo thể tích nước. Ta có
Thể tích riêng của nước :
Ở 200C : 1000,77 m3/kg
Ở 1000C : 1043,43 m3/kg
Thể tích dịch đường khi đun sôi :
3.2.7. Lượng chất khô còn lại sau khi houblon hóa
3.2.8. Lượng dịch đường còn lại sau khi houbln hóa
Theo khối lượng :
Khối lượng riêng của dịch 13% ở 200C là 1052,52 kg/m3
Thể tích dịch đường sau khi houblon hóa ở 1000C là
3.2.9. Lượng chất khô còn lại sau quá trình lắng trong và làm lạnh
3.2.10. Khối lượng dịch lên men từ 100 Kg nguyên liệu ban đầu
3.2.11. Thể tích của dịch lên men
Khối lượng riêng của dịch đường (theo nồng độ) ở 200C là 1056,77 Kg/m3
Thể tích của dịch đường 14% ở 200C là
Khi làm lạnh dịch đường đến nhiệt độ lên men (80C) thì có sự giảm thể tích của dịch lên men và ta coi sự giảm này cũng là sự giảm thể tích riêng của nước theo nhiệt độ.
Thể tích riêng của nước ở 200C là 1000,77.10^-6 m3/Kg
Và ở 80C là 1000,12.10^-6 m3/Kg
Như vậy thể tích dịch lên men là
3.2.12. Lượng bia non sau khi lên men chính
3.2.13.. Lượng bia sau khi lên men phụ
3.2.14.. Lượng bia sau khi lọc
3.2.15. Lượng bia sau chiết rót thanh trùng
3.2.16. Lượng hoa houblon cần dùng
Theo 3.1.6 thì thể tích của dịch đường là 548,426 lít
Vậy lượng hoa cần dùng là : 548,426 .2 =1096,852 (g)
Trong đó 1/3 lượng hoa dùng dưới dạng cao hoa mà 1g cao hoa có thể thay thế cho 5 g hoa nguyên cánh. Như vậy lượng cao hoa cần dùng là
Và 2/3 lượng hoa là dùng dưới dạng hoa viên mà 1g hoa viên có thể thay thế cho 3 g hoa nguyên cánh. Như vậy lượng hoa viên cần dùng là
3.2.17. Lượng bã nguyên liệu
Thông thường cứ 100 kg nguyên liệu đưa đi nấu bia thì thu được 125 kg bã ướt có độ ẩm 75%.
Lượng nguyên liệu sau khi nghiền :
79,21+ 19,8 = 99,01 kg
Lượng bã ướt thu hồi có độ ẩm 75% :
3.2.18. Lượng cặn lắng khi lắng trong và làm lạnh
Cứ 100 lít dịch đường đun sôi thì lượng cặn lắng là 5g chất khô.
Vậy lượng cặn lắng trong dịch đun sôi là :
Chọn độ ẩm của cặn là 75%. Vậy lượng cặn ướt là :
3.2.19.. Lượng men giống đặc cần dùng
Men giống được đưa vào lên men với tỉ lệ 0,8 lít men giống đặc có độ ẩm 85% cho 100 lít dịch lên men . Vậy lượng men giống cần dùng là:
3.2.20. Lượng CO thu được
Độ lên men biểu kiến đối với bia vàng khoảng 60 – 65 %. Độ lên men thực thường nhỏ hơn độ lên men biểu kiến. Chọn độ lên men thực là 55%. Vậy lượng chất khô hòa tan lên men được là :
Phần lớn đường lên men được là đisaccarit. Nên quá trình lên men được biểu diễn bởi phương trình :
C12H22O11 + H2O 2C6H12O6
342
2C6H12O6 4CO2 + 4C2H5OH + Q
176
Lượng CO2 sinh ra :
Chọn hàm lượng CO2 trong bia chiếm 0,4%. Vậy lượng CO2 liên kết trong bia là:
Do đó lượng CO2 tự do thu hồi được :
19,335- 1,83 = 17,505 (kg)
3.2.21. Lượng men thu hồi
Cứ 100 lít dịch lên men thì thu hồi được 2 lít men bã có độ ẩm là 85% trong đó chỉ 0,8 lít dùng làm men giống. Số còn lại dùng vào mục đích khác
Lượng sữa men thu hồi được:
Lượng sữa men dùng làm giống là:
Lương sữa men dùng làm phế liệu là :
3.3. Kế hoạch sản xuất của nhà máy
Thời gian cần nấu cho 1 mẻ : 2,75 h
Số mẻ nấu cho 1 ngày là : (mẻ)
Chọn số mẻ nấu cho 1 ngày là: 8 mẻ.
Nhà máy làm việc: 12 tháng/năm.
Mỗi ngày làm việc: 3 ca
Phân xưởng làm việc 3 ca/ ngày, sản xuất theo mẻ
Kế hoạch sản xuất của phân xưởng nấu theo năm 2006.
Biểu đồ sản xuất của phân xưởng nấu
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
Số ngày làm việc
26
24
27
25
26
26
25
27
25
26
26
26
309
Số mẻ
208
192
216
200
208
208
200
216
200
216
216
216
2472
Số ca
78
72
81
75
78
78
75
81
75
78
78
78
927
3.3.1. Tính cân bằng sản phẩm cho một ngày
Theo 3.2.15 cứ 100 Kg nguyên liệu ban đầu cho ra 445,445 (lít) bia thành phẩm
Như vậy năng suất của nhà máy là 35.106 lít/năm.
Lượng nguyên liệu dùng cho cả năm là
Lượng nguyên liệu cần cho một ngày là
3.3.1.1. Lượng nguyên liệu đầu
Malt :
Ngô :
3.3.1.2. Lượng nguyên liệu sau làm sạch
Malt :
Ngô :
3.3.1.3. Lượng nguyên liệu sau khi nghiền
Malt :
Ngô :
3.3.1.4. Lượng dịch đường khi đun sôi
3.3.1.5. Lượng dịch đường sau khi houblon hóa ở 100oC
3.3.1.6. Lượng dịch lên men
3.3.1.7. Lượng bia non sau khi lên men chính
3.3.1.8. Lượng bia non sau khi lên men phụ
3.3.1.9.. Lượng bia sau khi đã lọc trong
3.3.1.10. Lượng bia sau khi đã chiết rót
3.3.1.11. Lượng hoa houblon cần dùng
Dạng hoa viên:
Dạng cao hoa:
3.3.1.12. Lượng bã nguyên liệu
3.3.1.13. Lượng men giống đặc cần dùng
3.3.1.14.. Lượng men thu hồi
3.3.1.15. Lượng CO2 thu hồi
3.3.2. Chi phí bao bì
3.3.2.1. Lượng vỏ chai
Nhà máy dùng chai có dung tích 0,45 lít để chứa bia chu kỳ quay vòng là 30 ngày, lượng chai hao hụt là 4 %/chu kỳ. Mỗi két chứa 20 chai chu kỳ quay vòng két là 30 ngày hao hụt két là 1 %/ chu kỳ .
Vậy lượng vỏ chai cần dùng cho một ngày là :
Lượng chai cần dùng cho 1 chu kỳ là
251708.30 = 7551242 chai
Lượng chai cần bổ sung cho một năm là
Vậy số chai cần cho cả năm là :
7551242 +3624596=11175898 (chai)
3.3.2.2. Nhãn
Nhà máy chỉ sử dụng một nhãn cho một chai bia.Chọn tiêu hao là 4%/ năm. Vậy số nhãn cần dùng cho một năm là :
(nhãn)
Lượng nhãn cần dùng cho một ngày là
(nhãn)
3.3.2.3. Nắp
Trung bình khoảng 300 nắp chai thì nặng 1 kg. Mỗi chai có một nắp. Lượng nắp hao hụt khoảng 4%. Vậy lượng nắp chai cần cho một năm :
(nắp)
Lượng nắp cần dùng cho một ngày là
(nắp)
3.3.2.4. Két đựng chai
Nhà máy dùng két nhựa loại 20 chai/két, lượng két cần cho một ngày :
(két)
Lượng két cần dùng cho một chu kỳ là
12386.30=3777570 (két)
Vậy lượng két cần bổ sung cho cả năm :
(két)
Do đó lượng két cần cho một năm là :
45310 + 377580 = 422890 (két)
3.4. Bảng tổng kết phần tính cân bằng vật chất
STT
Tính nguyên liệu,bán thành phẩm, thành phẩm, phế liệu.
Tính cho 100 Kg
Tính cho 1 mẻ
Tính cho 1 ngày
Tính cho 1 năm
1
Nguyên liệu ban đầu (Kg)
Malt
80
2542,79
20342,33
6285779,97
Ngô
20
635,323
5085,582
1571444,84
2
Nguyên liệu sau làm sạch (Kg)
Malt
79,6
2530,08
2024,62
6254351,58
Ngô
19,89
632,2
5057,61
1562801,49
3
Nguyên liệu sau nghiền (Kg)
Malt
79,21
2517,68
20141,45
6223708,05
Ngô
19,8
629,34
5034,73
1555731,57
4
Dịch đường đun sôi (lít)
571,8
18174,6
145396,79
44927608,11
5
Dịch đường sau houblon hóa (lít)
523,136
17326,93
138615,42
42832164,78
6
Dịch lên men (lít)
461,42
14666,2
117329,46
36254803,14
7
Bia sau lên men chính (lít)
459,113
14592,86
116742,84
36073537,56
8
Bia sau lên men phụ (lít)
456,82
14519,97
116159,78
35893372,02
9
Lượng bia sau lọc (lít)
454,536
14447,5
115579,095
35713940,355
10
Lượng bia thành phẩm (lít)
445,445
14158,6
113267,35
35000000
11
Lượng bã nguyên liệu
123,76
3933,689
31469,58
9629691,48
12
Lượng cao hoa (Kg)
0,073
2,32
18,56
5735,04
13
Lượng hoa viên (Kg)
0,244
7,756
62,044
19171,596
14
Lượng COthu hồi (lít)
17,505
556,395
4451,16
1375408,44
15
Lượng men giống (lít)
3,69
117,29
938,29
289931,6
16
Lượng men thu hồi (lít)
9,14
290,514
2324,11
718149,95
17
Lượng chai (chai)
251708
11175898
18
Lượng nắp (nắp)
261777
80888889
19
Lượng nhãn (nhãn)
261777
80888889
20
Lượng két (két)
12586
422890
Kết Luận
&
Trong quá trình làm đố án Công nghệ Thực Phẩm III đã giúp em hiểu rõ được những kiến thức đã học về quá trình sản xuất bia và đồng thời bổ xung thêm những kiến thức mới về công nghệ sản xuất bia nói chung và nguyên liệu dùng sản xuất bia nói riêng. Giúp em có thêm kiến thức thực tế nhìn nhận một dây truyền hoàn chỉnh và làm quen với phương pháp tiến hành một đồ án, tiếp cận với phương pháp thiết kế (cách sưu tầm tài liệu, tra cứu số liệu, chộn thông số phân tích và trình bày thuyết minh một đồ án ) để chuẩn bị bước vào đồ án Tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Ngô Thị Minh Phương khoa Công Nghệ Hóa Học, trường Cao Đẳng Công Nghệ.
Đà Nẵng, ngày 04/05/2009
SVTH: Phạm Thị Thoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Đoàn Dụ, Mai Văn Lê, Bùi Đức Hợp
Công nghệ và máy chế biến lương thực - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1983.
II. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Thần Quang Thảo, Võ Thị Ngọc Tươi, Trần Xoa.
Cơ sở các quá trình thiết bị và công nghệ hóa học, tập I - Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp.
III. Pgs, Pts Hoàng Đình Hòa
Công nghệ sản xuất malt và bia - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 1998.
IV. Pgs, Pts Ngô Thị Mại và tập thể tác giả Bộ công nghiệp - Viện công nghệ thực phẩm.
Các công trình nghiên cứu ứng dung công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Giai đoạn 1986 - 1995) - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà Nội - 1996.
V. Ks Phan Bich Ngọc
Công nghệ lên men - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1991.
VI. Nguyễn Viễn Sum
Sổ tay thiết bị điện chiếu sáng - Nhà xuất bản Hà Nội -1984.
VII. Hồ Sưởng
Công nghệ sản xuất bia - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - 1991.
VIII. Nguyễn Thọ (chủ biên), Lê Văn Hoàng, Lê Thị Liên Thanh, Trần Thế Truyền, Phan Bích Ngọc, Trần Xuân Ngạch, Trương Minh Hạnh.
Thí nghiệm công nghệ thực phẩm - Trường Đại học kỹ thuật Đà Nẵng - 1998.
IX. Pgs, Pts Trần Thị Luyến.
Công nghệ chế biến sản phẩm lên men - Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - 1998.
X. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên
Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập I -Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - 1978.
XI. Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên
Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập II -Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - 1982.
Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Giới thiệu nguyên liệu 2
1.1. Malt đại mạch 2
1.2. Hoa houblon 3
1.3. Nấm men. 4
1.4. Nước 6
1.5. Nguyên liệu thay thế 8
Chương 2: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ 10
2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ phân xưởng nấu của nhà máy bia 10
2.2. Chọn phương án sản xuất 11
2.3.Thuyết minh dây chuyền công nghệ 12
2.3.1.Làm sạch 12
2.3.2. Nghiền nguyên liệu 12
2.3.3. Nấu bia 13
2.3.4. Lọc dịch đường và rửa bã 18
2.3.5. Houblon hóa 18
2.3.6. Lắng trong và làm lạnh 20
Chương 3: Tính cân bằng sản phẩm 22
3.1. Chọn các số liệu ban đầu. 22
3.2. Tính cân bằng vật chất cho 100 kg nguyên liệu ban đầu 22
3.3. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 25
3.3.1. Tính cân bằng sản phẩm cho một ngày 26
3.3.2. Chi phí bao bì 27
3.4. Bảng tổng kết phần tính cân bằng vật chất 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế phân xưởng nấu của nhà máy bia với năng suất 35 triệu lít-năm.doc