Thiết kế quy trình công nghệ trang trí nội thất tàu container 225 TEU
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập của đất nước, ngành công nghiệp ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành đóng tàu. Nhưng ngành đóng tàu ở nước ta mới chỉ dừng lại ở đóng phần kết cấu của con tàu và đa số nhập ngoại nguyên vật liệu. Do đó, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đưa ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu mới đạt 60% nội địa hoá.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của nhà trường và Khoa kỹ thuật tàu thuỷ cùng bộ môn đóng tàu đã phân cho em đề tài với nội dung sau: “Thiết kế quy trình công nghệ trang trí nội thất tàu container 225 TEU”. Đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2: Yêu cầu Kinh tế- Kỹ thuật.
Chương 3: Thiết kế quy trình công nghệ.
Chương 4: Kết luận và đề xuất.
Do lần đầu tiếp cận với công tác thực tế và thời gian, kiến thức bản thân còn hạn chế nên Đồ án Tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót nhất định, tôi kính mong Hội đồng bảo vệ cùng các bạn quan tâm đến Đồ án này đóng góp những ý kiến quý báu để Đồ án tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất
Đồ án tốt nghiệp này sẽ không được hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo KS.Bùi Văn Nghiệp cùng với sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn, cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, sự động viên của các bạn để tôi hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU4
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ5
1.1 Tổng quan về vấn đề trang trí nội thất tàu.5
1.1.1. Thực trạng về vấn đề trang trí nội thất tàu ở Việt Nam.5
1.1.2. Triển vọng của vấn đề trang trí nội thất tàu ở Việt Nam.6
1.1.3. Tầm quan trọng của vấn đề trang trí nội thất tàu.7
1.2. Giới hạn nội dung đề tài.7
1.2.1. Lý do chọn đề tài.7
1.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu.8
1.2.3. Mục tiêu của đề tài.8
CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KINH TẾ - KỸ THUẬT9
2.1. Yêu cầu kinh tế.9
2.1.2. Năng suất lao động cao.9
2.1.3. Thời gian thi công công trình là ngắn nhất.9
2.1.4. Chi phí lắp đặt nội thất là thấp nhất.10
2.1.5. Giá thành của công trình nội thất là thấp nhất.10
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với quy trình trang trí nội thất tàu thủy.11
2.2.1. Vật liệu.11
2.2.2. Nguồn nhân lực.11
2.2.3. Tính thi công.11
2.2.3.1. Tính an toàn trong thi công.11
2.2.3.2. Đảm bảo tiến độ.11
2.2.3.3. Đảm bảo chất lượng của công trình.12
2.2.3.4. Tính chuẩn xác cao.12
2.2.4. Tính bền vững.12
2.2.5. Tính thẩm mỹ.12
2.2.6. Tính hài hoà và tiện nghi.12
2.2.7. Tính sang trọng.13
2.2.8. Tính khả thi.13
2.2.9. Hợp sở thích với chủ tàu.13
2.3. Một số Tiêu chuẩn - Quy định về trang trí nội thất tàu.13
2.3.1. Bọc các vách.13
2.3.2. Bọc các trần.15
2.3.3. Lắp đặt cửa. 15
2.3.4. Lát sàn. 16
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRANG TRÍ NỘI THẤT TÀU CONTAINER 225TEU.17
3.1. Giới thiệu chung về tàu container 225TEU thiết kế.17
3.1.1. Các thông số cơ bản.17
3.1.2. Đặc điểm kết cấu.17
3.1.3. Đặc điểm nội thất cabin tàu container 225TEU.18
3.1.3.1. Vị trí cần trang trí nội thất.18
3.1.3.2. Đặc điểm trang trí nội thất.21
3.2. Quy trình công nghệ trang trí nội thất tàu container 225TEU.22
3.2.1. Quy trình bố trí lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy.22
3.2.1.1. Sơ đồ bố trí bông cách nhiệt và chống cháy cho cabin.22
3.2.1.2. Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy.25
3.2.2. Quy trình lắp đặt vách và trần cabin.40
3.2.2.1. Quy trình lắp đặt khung sườn cho vách và trần.40
3.2.2.2. Quy trình lắp đặt tấm vách.45
3.2.2.3. Quy trình lắp đặt tấm trần.48
3.2.2.4. Tổng quát về quy trình lắp đặt tấm trần và tấm vách.51
3.2.3. Quy trình lắp đặt phủ sàn cabin.53
3.2.3.1. Sơ đồ phủ sàn cabin.53
3.2.3.2. Chuẩn bị bề mặt.56
3.2.3.3. Yêu cầu thi công.56
3.2.4.4. Quy trình phủ sàn.56
3.2.4.5. Các bước kiểm tra trong quy trình phủ sàn.61
3.2.4. Quy trình lắp đặt cửa cabin.62
3.2.4.1. Bố trí lắp đặt cửa chống cháy và cửa ra vào cabin.62
3.2.4.2. Bố trí lắp đặt cửa sổ cabin.71
3.2.5. Quy trình lắp đặt trang thiết bị và tiện nghi sinh hoạt.72
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ73
4.1. Kết luận.73
4.2. Đề xuất ý kiến.73
TÀI LIỆU THAM KHẢO74
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3095 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế quy trình công nghệ trang trí nội thất tàu container 225 TEU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghệ trang trí nội thất tàu thuỷ phải có tính khả thi và phù
hợp với điều kiện, trình độ, năng lực hiện có của nhà máy và công nhân.
2.2.9. Hợp sở thích với chủ tàu.
Tất cả các tính chất nói trên đều chịu ảnh hưởng của một yếu tố duy nhất, đó
chính là tính hợp sở thích với chủ tàu
2.3. Một số Tiêu chu
n - Quy định về trang trí nội thất tàu.
2.3.1. Bọc các vách.
− Các khung kết cấu đỡ các vách và các vách ngăn được bảo quản bằng lớp sơn.
− Các chi tiết kết nối chìm bên trong được mạ kẽm hoặc sơn bảo quản.
− Các chi tiết kết nối bên ngoài được mạ crôm hoặc chế tạo bằng thép không rỉ.
− Khi cắt các lỗ vuông trong các góc ta lượn theo bán kính r > 5 mm.
Hình 2.1. Cắt lỗ vuông trên tấm bọc vách.
14
− Các lỗ luồn ống và bắt các bullong ta khoan lỗ có đường kính lớn hơn đường
kính của ống hoặc đường bullong 2- 3 mm.
Hình 2.2. Khoan lỗ tròn trên tấm vách.
− Mép các chi tiết phải kết dính được vát mép 450. Chiều sâu của góc vát phải
đều và không vượt qua chiều dày tấm nhựa trang trí.
− Tất cả các cạnh tôn có mép sắc cần mài nhẵn và cần thiết sơn bảo quản.
− Các khuyết tật nổi trên bề mặt các tấm lát được xác định theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Các khuyết tật trên bề mặt tấm lát vách.
Số lượng các điểm khuyết tật trên 1m 2 diện
tích bề mặt
Khuyết tật
Loại nhiều màu Loại một màu
1. Các lỗ có đường kính đến 20mm 5 5
2. Sai số về độ bóng tổng diện tích bề
mặt cm 2
7 18
3. Các tạp chất có tổng diện tích bề mặt
(mm 2 ).
8 22
4. Các vết sước bề mặt không sâu vào
lớp phenol có tổng chiều dài đến 30cm.
trong đó chiều dài mỗi vết sẹo không
vượt quá tổng số chiều dài cho phép
trên.
30
30
15
2.3.2. Bọc các trần.
− Tất cả các cạnh trong và ngoài có mép sắc phải mài nhẵn và không cần sơn
bảo quản.
− Các tấm bông thuỷ tinh được dính theo mặt phẳng rộng và không dính các
tấm nhỏ, các tấm lát trần không được dính theo đường chu vi cách mép 15 mm.
− Các tấm lát và các thanh nẹp tại các góc phải được để mở.
− Cho phép các vết nứt nhỏ tại mép các chi tiết phủ bằng lakia khi bẻ gãy 1800
nhưng không được làm bong lớp lakia.
− Mép cắt của các tấm được uốn cong theo chiều cao 2 mm.
− Các khuyết tật nổi trên bề mặt các tấm ốp trần được xác định theo bảng 2.2
sau:
Bảng 2.2. Các khuyết tật trên bề mặt tấm ốp trần.
Số lượng các điểm khuyết tật trên
1m 2 diện tích bề mặt
Khuyết tật
Loại nhiều màu Loại một màu
1. Các vết sước bề mặt không sâu vào lớp phenol
có tổng chiều dài đến 30cm. trong đó chiều dài
mỗi vết sẹo không vướt quá tổng số chiều dài cho
phép trên.
30
30
2. Các tạp chất có tổng diện tích bề mặt (mm 2 ). 8 22
3. Các lỗ có đường kính đến 20mm 5 5
4. Sai số về độ bóng tổng diện tích bề mặt cm 2
7
18
2.3.3. Lắp đặt cửa
− Cánh cửa có kết cấu hình hộp, bên trong có lót cách nhiệt bông thuỷ tinh.
− Hộp cửa được chế tạo bằng thép mạ kẽm với chiều dày 0.7 mm được phủ
bằng lớp nhựa PVC.
− Viền cửa được gia công bằng thép tấm có phủ sơn bảo quản.
16
− Cửa có lắp ráp các tấm đệm làm giảm độ rung.
− Cánh cửa có thể được chế tạo cùng với các rãnh thông gió và áp dụng cho
cửa thoát hiểm.
2.3.4. Lát sàn
– Mục đích của việc phủ sàn là để làm phẳng mặt boong tàu.
− Độ dày tối ưu của lớp bọc là từ 8 – 20 mm.
− Vật liệu phủ sàn phải có độ bám dính tốt, không có vết rạn, lỗ nhỏ và nhám.
− Độ nhám bề mặt cho phép không được vượt quá 1/4 tổng chiều dày (khoảng
1 mm )
− Bề mặt vật liệu phủ sàn phải có các lỗ trên lớp phủ có chiều dài 1.5m thì
không được lớn hơn 5 mm.
− Sàn lát gạch men phải bóng và có biến dạng không được lớn hơn 2mm trên
khoảng cách 2m.
− Mạch đặt giữa các viên gạch phải đạt 5± 1mm.
Hình 2.3. Lát gạch men.
Tất cả các tiêu chuNn và quy định sau đều theo tiêu chuNn đóng tàu CN T 300 –
2007.
17
CHƯƠG 3
THIẾT KẾ QUY TRÌH CÔG GHỆ TRAG TRÍ
ỘI THẤT TÀU COTAIER 225TEU.
3.1. Giới thiệu chung về tàu container 225TEU thiết kế.
Hình 3.1. Hình con tàu container 225TEU.
3.1.1. Các thông số cơ bản.
Chiều dài lớn nhất 99.95 m
Chiều dài hai trụ 96 m
Chiều rộng 16 m
Chiều cao mạn 7.35 m
Chiều chìm 4.95 m
Tải trọng 4350 DWT
Động cơ chính (YAN MAR 6N 330 1set
Tốc độ 11.4 hl/h
3.1.2. Đặc điểm kết cấu.
Tàu container 225TEU được đóng theo kết cấu liên hợp giữa kết cấu ngang
và kết cấu dọc. Kết cấu dọc áp dụng cho giàn đáy, giàn boong. Giàn mạn tàu tổ
chức theo nguyên tắc hệ thống ngang. Hai vách dọc của tàu với tư cách thành phần
chính tham gia độ bền dọc tàu, được tăng độ cứng bằng các cơ cấu tổ chức trong hệ
18
thống ngang. Các kết cấu ngang đặt cách nhau 2.5m, các kết cấu dọc đặt cách nhau
1m.
3.1.3. Đặc điểm nội thất cabin tàu container 225TEU.
3.1.3.1. Vị trí cần trang trí nội thất.
Thượng tầng tàu container 225TEU được bố trí về phía sau tàu từ sườn số 4
đến sườn số 26.
Cabin tàu được yêu cầu lắp đặt nội thất ở các tầng: A deck, B deck, Wheel
house, Main deck và tween deck (bao gồm cả cầu thang và lối đi các tầng).
• Boong A (A deck).
Boong A được bố trí các phòng theo hình 3.2 như sau:
− Phòng thuyền viên: gồm 4 phòng: 301; 302; 303; 304.
− Kho chứa: gồm có 3 kho: 305; 306 và không số.
Hình 3.2. Bố trí các phòng trong boong A
• Boong B (B deck).
Boong B được bố trí các phòng theo hình 3.3 như sau:
− Phòng thuyền trưởng (phòng 403) gồm có phòng làm việc và phòng
ngủ.
19
− Phòng máy trưởng (phòng 402) gồm có phòng làm việc và phòng ngủ.
− Phòng đại phó (phòng 401) gồm có phòng làm việc và phòng ngủ.
− Phòng y tế (phòng 405).
− Kho chứa (phòng 404).
Hình 3.3. Bố trí các phòng trong boong B.
• Wheel house (boong lầu lái).
– Buồng lái tàu.
– Phòng tắm.
– Toilet.
– Phòng kho.
Hình 3.4. Bố trí buồng lái tàu.
• Main deck (boong chính).
Boong chính được bố trí các phòng theo hình 3.5 như sau:
– N hà bếp.
– Phòng ăn.
– Văn phòng.
20
– Trạm 2CO .
– Phòng máy điều hoà.
– Phòng máy phát sự cố.
Hình 3.5. Bố trí các phòng trong boong chính.
+ Tween deck (boong trung gian).
Boong trung gian được bố trí các phòng theo hình 3.6 như sau:
− Phòng ở thủy thủ (6 phòng: 101; 102; 103; 104; 105;106 )
− Phòng điều khiển buồng máy.
− Phòng dự trữ.
− Phòng giặt đồ.
Hình 3.6. Bố trí các phòng cho boong trung gian.
21
3.1.3.2. Đặc điểm trang trí nội thất.
Vật liệu.
– Vật liệu nội thất có xuất xứ từ Trung Quốc và được cung cấp kèm theo
chứng chỉ do Đăng kiểm chứng nhận.
– Vật liệu tấm trần và tấm vách được bố trí theo bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Bố trí vật liệu tấm trần và tấm vách.
Tấm trần Tấm vách
Vật liệu Bề mặt Vật liệu Bề mặt
Vỏ bọc cầu thang
chính
Bông thuỷ tinh dày
30mm phủ tấm
composite
Với lớp
PVC
Bông thuỷ tinh
dày 30mm phủ
tấm composite
Với lớp
PVC
Hành lang đi lại
khu vực phòng ở
Bông thuỷ tinh dày
30mm phủ tấm
composite
Với lớp
PVC
Bông thuỷ tinh
dày 30mm phủ
tấm composite
Với lớp
PVC
Tất cả cabin và vị
trí chung trong
phòng ở
Bông thuỷ tinh dày
30mm phủ tấm
composite
Với lớp
PVC
Bông thuỷ tinh
dày 30mm phủ
tấm composite
Với lớp
PVC
Phòng kho Tấm thép
Với lớp
sơn phủ
Tấm thép
Với lớp
sơn phủ
N hà bếp
Bông thuỷ tinh dày
30mm phủ tấm
composite
Với lớp
inox
Bông thuỷ tinh
dày 30mm phủ
tấm composite
Với lớp
inox
Toilet và phòng
giặt
Giống phòng tắm
Phòng điều khiển
máy chính
Bông thuỷ tinh dày
30mm phủ tấm
composite
Với lớp
PVC
Tấm composite
phủ bông thuỷ tinh
cách nhiệt cao
Với lớp
PVC
Phòng CO2 và
phòng máy phát
điện
Tấm thép
Với lớp
sơn phủ
Tấm thép
Với lớp
sơn phủ
22
Không gian.
Không gian các phòng phụ thuộc vào các cấp bậc của các thyền viên trên tàu và
tùy từng loại phòng như:
− Phòng cho các sĩ quan thì được bố trí một giường ngủ, một bàn lăm ghế để
làm việc, phòng tắm vệ sinh riêng.
− Phòng cho các thủy thủ thì được bố trí hai giường ngủ, một bộ bàn ghế và vệ
sinh chung.
− Phòng ăn thì được bố trí nhiều bàn ghế …..
− Phòng y tế được bố trí một giường, một bộ bàn ghế, một tủ đựng thuốc và
phòng WC.
− Phòng giặt đồ được trang bị bốn máy giặt và lăm tủ đựng quần áo.
− Màu sắc các phòng đều theo ý của chủ tàu.
− Buồng lái tàu được bố trí hai ghế tựa, hai ghế sofa.
3.2. Quy trình công nghệ trang trí nội thất tàu container 225TEU.
3.2.1. Quy trình bố trí lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy.
3.2.1.1. Sơ đồ bố trí bông cách nhiệt và chống cháy cho cabin.
Ghi chú:
− Vật liệu chậm cháy cấp A-60 và A-15 được mở rộng ít nhất 450 mm tại các
điểm giao và điểm kết thúc.
− Bông thủy tinh cách nhiệt cần mở rộng ít nhất 300 mm tại các điểm giao và
điểm kết thúc.
− Bông thủy tinh cách nhiệt ở hai mặt của vách sắt là 50 mm.
− Giới hạn sử dụng vật liệu dễ cháy cần tuân thủ các yêu cầu của “Quy phạm
đăng kiểm tàu sắt (2005) Pt C, chương 4, đoạn 2, mục 2.2.2.
23
− N hững vách ngăn tự do trong phòng ở được bọc cách nhiệt bởi lớp bông thủy
tinh dày 50 mm và phủ bên ngoài bằng lớp PVC.
− Mật độ bông thủy tinh của lớp A-60 là 170 kg/m 3 ; mật độ bông thủy tinh
cho cách âm và cách nhiệt là 80 kg/m3.
− Các vật liệu cách nhiệt và chống cháy được kí hiệu theo bảng 3.2.
Bảng 3.2.Kí hiệu các loại vật liệu bông cách nhiệt và chống cháy.
Vật liệu Kí hiệu
Vách
(bông thủy tinh 75 mm)
Vách
(bông gốm sợi thủy tinh cấp A60
dày 40 mm)
Vách
(bông gồm sợi thủy tinh cấp
A60 dày 40 mm phủ lõi nhôm)
Vách
(bông gồm sợi thủy tinh cấp
A60 dày 40 mm với lớp mạ kẽm
dày 0.6 mm)
Vách
(bông gồm sợi thủy tinh cấp
A15 dày 40 mm)
Vách
(bông thủy tinh dày 75 mm phủ
lõi nhôm)
Trần
(bông thủy tinh dày 100 mm)
Trần
(bông thủy tinh dày 100 mm phủ
lõi nhôm)
24
Các vật liệu chống cháy và cách nhiệt được phân bố theo bản vẽ sơ đồ chống cháy.
Hình 3.7. Bố trí bông cách nhiệt cho boong lầu lái.
Hình 3.8. Bố trí bông cách nhiệt cho boong A.
Hình 3.9. Bố trí bông cách nhiệt cho boong B.
25
Hình 3.10. Bố trí bông cách nhiệt cho boong chính.
Hình 3.11. Bố trí bông cách nhiệt cho boong trung gian.
3.2.1.2. Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy.
Hình 3.12. Lựa chọn loại bông cách nhiệt cho các boong.
26
Sau khi đã lựa chọn loại bông cách nhiệt cho cabin ta tiến hành quy trình lắp
đặt bông cách nhiệt và chống cháy cho các boong như sau:
1. Boong A (A deck).
Trần boong A không được bố trí bông cách nhiệt và chống cháy, vì vậy quy
trình lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy chỉ áp dụng cho vách của boong A.
a. Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho các phòng thuyền viên.
Các phòng thuyền viên trong boong A đều được bố trí bông cách nhiệt có
chiều dày 75mm cho vách. Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho các phòng
thuyền viên được tiến hành theo các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu sàn, vách thép đã đạt yêu cầu hay chưa.
− Bước 2: Hàn đinh ghim.
• Chọn đinh ghim có chiều dài 85mm, 30mm và 115mm cho vách.
• Kiểm tra bề mặt vách.
• Lấy dấu vị trí để hàn đinh ghim lên vách theo hình :
+ Khoảng cách giữa các đinh ghim là 300 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim và chân gia cường hình chữ L là 100 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim và sàn là 150 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim và trần là 100 mm.
Hình 3.13. Lấy dấu đinh ghim.
27
Hình 3.14. Phân bố đinh ghim.
• Hàn đinh ghim vào vách theo dấu đã lấy.
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 115mm vào vị trí đường lấy dấu gần các nẹp
ngang và nẹp dọc nhất.
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 30mm vào vị trí lấy dấu trên các nẹp gia
cường.
+ Hàn các đinh ghim có chiều dài 85mm vào các vị trí đã đánh dấu còn lại.
Hình 3.15. Hàn đinh ghim cho phòng thuyền viên trong boong A.
28
− Bước 3: Sơn chống rỉ tại các chân mối hàn đinh ghim.
− Bước 4: Lắp đặt bông cách nhiệt.
• Đo đạc bông cách nhiệt có kích cỡ phù hợp.
• Đo đạc xong tiến hành lắp bông cách nhiệt như hình 3.16.
Hình 3.16. Lắp bông cách nhiệt vào vách.
Hình 3.17. Cấu trúc cách nhiệt.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác lắp bông cách nhiệt dùng giấy
cuộn Al-foip tap dán vào những đường nối bông cách nhiệt.
29
Hình 3.18. Gián giấy cuộn Al-foil glas cloth vào khe
nối 2 tấm bông cách nhiệt.
− Bước 6: Dùng giấy Al-foil glas cloth tap bọc những vị trí phơi bày và gắn
nắp chụp vào các chốt đinh ghim.
− Bước 7: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm kiểm tra và nghiệm thu. Các
bước kiểm tra trong quy trình lắp đặt bông cách nhiệt như sau:
+ Kiểm tra vật liệu cách nhiệt.
+ Kiểm tra đinh ghim.
+ Kiểm tra bề mặt vách sắt trước khi hàn đinh ghim.
+ Kiểm tra quy cách hàn đinh ghim trước khi lắp bông cách nhiệt.
+ Kiểm tra sau khi lắp bông cách nhiệt.
b. Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt và chống cháy cho các kho chứa.
Hai kho chứa phòng số 306 và phòng không số được bố trí bông cách nhiệt
cấp A-60 với chiều dày 40mm, còn kho chứa số 305 được bố trí bông cách nhiệt
có chiều dày 75mm. Do đó, quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho kho chứa số
305 tương tự như quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho các phòng thuyền viên
trong boong A. Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho kho chứa số 306 và không
số được tiến hành theo các bước sau đây:
– Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu vách thép đã đạt yêu cầu hay chưa.
– Bước 2: Hàn đinh ghim.
• Chọn đinh ghim có chiều dài 45mm và 95mm cho vách.
• Kiểm tra lại bề mặt vách.
• Lấy dấu vị trí để hàn đinh ghim theo hình 3.19:
30
+ Khoảng cách giữa các đinh ghim là 300 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với chân gia cường hình chữ L là 100
mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với sàn là 150 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với trần là 100 mm.
Hình 3.19. Phân bố đinh ghim.
• Hàn đinh ghim vào vách theo dấu đã lấy theo hình 3.20:
+ Hàn các đinh ghim có chiều dài 95mm vào vị trí đường lấy dấu gần
các nẹp ngang và nẹp dọc nhất.
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 45mm vào vị trí lấy dấu còn lại.
Hình 3.20. Hàn đinh ghim cho kho chứa trên boong A.
− Bước 3: Sơn chống rỉ tại các chân mối hàn đinh ghim.
− Bước 4: Lắp đặt bông cách nhiệt.
31
• Đo đạc bông cách nhiệt có kích cỡ phù hợp.
• Đo đạc xong tiến hành lắp bông cách nhiệt như hình 3.21 sau:
Hình 3.21. Cấu trúc cách nhiệt A-60.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác lắp bông cách nhiệt dùng giấy cuộn
Al-foip tap dán vào những đường nối bông cách nhiệt.
Hình 3.22. Dán giấy cuộn Al-foil glas cloth vào khe
nối 2 tấm bông cách nhiệt.
− Bước 6: Dùng giấy Al-foil glas cloth tap bọc những vị trí phơi bày và gắn nắp
chụp vào các chốt đinh ghim.
− Bước 7: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm kiểm tra và nghiệm thu. Các
bước kiểm tra trong quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho vách như sau:
+ Kiểm tra vật liệu cách nhiệt.
+ Kiểm tra đinh ghim.
+ Kiểm tra bề mặt vách sắt trước khi hàn đinh ghim.
+ Kiểm tra quy cách hàn đinh ghim trước khi lắp bông cách nhiệt.
+ Kiểm tra sau khi lắp bông cách nhiệt.
32
2. Boong B (B deck).
Các phòng trong boong B được bố trí bông cách nhiệt dày 75mm cho vách
và bông cách nhiệt dày 100mm cho trần.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho vách trong boong B tương tự như quy
trình lắp bông cách nhiệt cho vách ở các phòng thuyền viên trong boong A.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho trần trên boong B được tiến hành theo
các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu trần thép đã đạt yêu cầu hay chưa. N ếu đạt yêu
cầu tiến hành tiếp bước 2.
– Bước 2: Hàn đinh ghim.
• Kiểm tra lại bề mặt trần.
• Chọn đinh ghim có chiều dài 115mm.
• Lấy dấu vị trí để hàn đinh ghim.
+ Khoảng cách giữa các đinh ghim là 300 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với chân gia cường hình chữ T là
220mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với vách là 100 mm.
• Hàn đinh ghim vào trần theo dấu đã lấy như hình 3.24 sau:
Hình 3.24. Hàn đinh ghim vào tôn trần trên boong B.
− Bước 3: Sơn chống rỉ tại các chân mối hàn đinh ghim.
33
− Bước 4: Lắp đặt bông cách nhiệt.
• Đo đạc bông cách nhiệt có kích cỡ phù hợp.
• Đo đạc xong tiến hành lắp bông cách nhiệt như hình 3.25 sau:
Hình 3.25. Cấu trúc cách nhiệt cho trần.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác lắp bông cách nhiệt dùng giấy cuộn
Al-foip tap dán vào những đường nối bông cách nhiệt.
− Bước 6: Dùng giấy Al-foil glas cloth tap bọc những vị trí phơi bày và gắn
nắp chụp vào các chốt đinh ghim.
− Bước 7: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm kiểm tra và nghiệm thu. Các
bước kiểm tra trong quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho trần như sau:
+ Kiểm tra vật liệu cách nhiệt.
+ Kiểm tra đinh ghim.
+ Kiểm tra bề mặt trần thép trước khi hàn đinh ghim.
+ Kiểm tra quy cách hàn đinh ghim trước khi lắp bông cách nhiệt.
+ Kiểm tra sau khi lắp bông cách nhiệt.
3. Boong lầu lái (Wheel house deck).
a. Buồng lái tàu.
Buồng lái tàu được bố trí bông cách nhiệt dày 75mm cho vách và bông
cách nhiệt có chiều dày 100mm cho trần.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho vách và trần của buồng lái giống như
quy trình lắp bông cách nhiệt cho vách và trần của boong B.
34
b. Phòng tắm.
Phòng tắm được bố trí bông cách nhiệt A-60 dày 40mm và bông cách nhiệt
A-15 dày 40mm cho vách như trong bản vẽ sơ đồ chống cháy. Phòng tắm được
bố trí bông cách nhiệt dày 100mm có phủ lõi nhôm cho trần.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho trần của phòng tắm trong boong lầu lái
tương tự như quy trình lắp bông cách nhiệt cho boong B. Còn quy trình lắp bông
cách nhiệt A-60 và A-15 được tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu trần thép đã đạt yêu cầu hay chưa. N ếu đạt yêu
cầu tiến hành tiếp bước 2.
– Bước 2: Hàn đinh ghim.
• Kiểm tra lại bề mặt vách.
• Chọn đinh ghim có chiều dài 45mm, 95mm.
• Lấy dấu vị trí để hàn đinh ghim.
+ Khoảng cách giữa các đinh ghim là 300 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với chân gia cường hình chữ L là 60 mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với vách, trần là 120 mm.
• Hàn đinh ghim vào trần theo dấu đã lấy như hình vẽ:
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 95mm vào đường vạch dấu gần sườn
gia cường.
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 45mm vào các đường có vạch dấu
còn lại.
Hình 3.26. Hàn đinh ghim cho trần phòng tắm.
35
− Bước 3: Sơn chống rỉ tại các chân mối hàn đinh ghim.
− Bước 4: Lắp đặt bông cách nhiệt.
• Đo đạc bông cách nhiệt có kích cỡ phù hợp.
• Đo đạc xong tiến hành lắp bông cách nhiệt như hình vẽ:
Hình 3.27. Cấu trúc bông cách nhiệt cho phòng tắm.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác lắp bông cách nhiệt dùng giấy cuộn
Al-foip tap dán vào những đường nối bông cách nhiệt.
− Bước 6: Dùng giấy Al-foil glas cloth tap bọc những vị trí phơi bày và gắn
nắp chụp vào các chốt đinh ghim.
− Bước 7: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm kiểm tra và nghiệm thu. Các
bước kiểm tra trong quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho trần như sau:
+ Kiểm tra vật liệu cách nhiệt.
+ Kiểm tra đinh ghim.
+ Kiểm tra bề mặt trần thép trước khi hàn đinh ghim.
+ Kiểm tra quy cách hàn đinh ghim trước khi lắp bông cách nhiệt.
+ Kiểm tra sau khi lắp bông cách nhiệt.
c. Phòng kho.
Phòng kho được bố trí bông cách nhiệt A-15 dày 40mm, bông cách nhiệt
dày 75mm cho vách và bông cách nhiệt có phủ lõi nhôm cho trần.
Quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho phòng kho của boong lầu lái giống
như quy trình lắp bông cách nhiệt cho phòng tắm của boong lầu lái.
36
4. Boong chính (Main deck).
a. Phòng ăn, nhà bếp, văn phòng.
Phòng ăn được bố trí lắp bông cách nhiệt dày 75mm cho vách và bông
cách nhiệt dày 100mm cho trần.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho phòng ăn trong boong chính tiến hành
tương tự như quy trình lắp bông cách nhiệt cho các phòng trong boong B.
b. Trạm 2CO .
Trạm 2CO được bố trí lắp bông cách nhiệt dày 75mm, bông chống cháy A-
60 dày 40mm với lớp mạ kẽm dày 0.6mm cho vách và bông cách nhiệt dày
100mm phủ lõi nhôm cho trần.
Quy trình lắp bông chống cháy A-60 cho trạm 2CO được tiến hành theo
các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra kết cấu vách thép đã đạt yêu cầu hay chưa. N ếu đạt yêu
cầu tiến hành tiếp bước 2.
– Bước 2: Hàn đinh ghim.
• Kiểm tra bề mặt vách.
• Chọn đinh ghim có chiều dài 45mm, 95mm.
• Lấy dấu vị trí để hàn đinh ghim.
+ Khoảng cách giữa các đinh ghim là 300mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với chân gia cường là 60mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với vách, trần là 100mm.
37
Hình 3.29. Phân bố đinh ghim cho trạm 2CO .
• Hàn đinh ghim vào vách theo dấu đã lấy.
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 95mm theo dấu gần với gia cường nhất.
+ Hàn đinh ghim có chiều dài 45mm theo các dấu còn lại.
Hình 3.30. Hàn đinh ghim vào tôn vách của trạm 2CO .
− Bước 3: Sơn chống rỉ tại các chân mối hàn đinh ghim.
− Bước 4: Lắp đặt bông chống cháy.
• Đo đạc bông chống cháy có kích cỡ phù hợp.
• Đo đạc xong tiến hành lắp bông chống cháy như hình vẽ:
38
Hình 3.31. Cấu trúc bông chống cháy cho vách trạm 2CO .
– Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác lắp bông cách nhiệt dùng giấy cuộn
Al-foip tap dán vào những đường nối bông cách nhiệt.
− Bước 6: Dùng giấy Al-foil glas cloth tap bọc những vị trí phơi bày và gắn
nắp chụp vào các chốt đinh ghim.
− Bước 7: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm kiểm tra và nghiệm thu. Các
bước kiểm tra trong quy trình lắp đặt bông cách nhiệt cho trần như sau:
+ Kiểm tra vật liệu chống cháy.
+ Kiểm tra đinh ghim.
+ Kiểm tra bề mặt vách thép trước khi hàn đinh ghim.
+ Kiểm tra quy cách hàn đinh ghim trước khi lắp bông chống cháy.
+ Kiểm tra sau khi lắp bông chống cháy.
c. Phòng máy điều hoà và phòng máy phát sự cố.
Phòng máy điều hoà và phát sự cố được bố trí bông cách nhiệt dày 75mm,
cách âm A-60 dày 40mm cho vách và bông cách nhiệt dày 100mm phủ lõi
nhôm.
Quy trình lắp bông cách âm cho vách phòng máy điều hoà và phòng máy
phát sự cố gồm các bước sau:
– Bước 1: Kiểm tra kết cấu vách thép đã đạt yêu cầu hay chưa. N ếu đạt yêu
cầu tiến hành tiếp bước 2.
– Bước 2: Hàn đinh ghim.
• Kiểm tra bề mặt vách.
• Chọn đinh ghim có chiều dài 45mm.
39
• Lấy dấu vị trí để hàn đinh ghim.
+ Khoảng cách giữa các đinh ghim là 300mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với chân gia cường là 100mm.
+ Khoảng cách giữa đinh ghim với vách, trần là 100mm.
Hình 3.32. Phân bố đinh ghim cho vách.
• Hàn đinh ghim vào vách theo dấu đã lấy.
− Bước 3: Sơn chống rỉ tại các chân mối hàn đinh ghim.
− Bước 4: Lắp đặt bông cách âm.
• Đo đạc bông cách âm có kích cỡ phù hợp.
• Đo đạc xong tiến hành lắp bông cách âm như hình vẽ:
Hình 3.33. Cấu trúc bông cách âm.
– Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác lắp bông cách nhiệt dùng giấy cuộn
Al-foip tap dán vào những đường nối bông cách âm.
− Bước 6: Dùng giấy Al-foil glas cloth tap bọc những vị trí phơi bày và gắn
nắp chụp vào các chốt đinh ghim.
40
− Bước 7: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm kiểm tra và nghiệm thu. Các
bước kiểm tra trong quy trình lắp đặt bông cách âm cho trần như sau:
+ Kiểm tra vật liệu cách âm.
+ Kiểm tra đinh ghim.
+ Kiểm tra bề mặt vách thép trước khi hàn đinh ghim.
+ Kiểm tra quy cách hàn đinh ghim trước khi lắp bông cách âm.
+ Kiểm tra sau khi lắp bông cách âm.
5. Boong trung gian.
a. Phòng thuỷ thủ, phòng giặt đồ, phòng dự trữ.
Các phòng trên được bố trí bông cách nhiệt dày 75mm cho vách và bông cách
nhiệt dày 100mm cho trần.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho các phòng trên giống như quy trình lắp bông
cách nhiệt cho các phòng trên boong B.
b. Phòng điều khiển buồng máy.
Phòng điều khiển buồng máy được bố trí bông cách nhiệt A-60 dày 40mm,
bông cách nhiệt dày 75mm cho vách và bông cách nhiệt dày 100mm cho trần.
Quy trình lắp bông cách nhiệt cho phòng điều khiển buồng máy giống như
quy trình lắp bông cách nhiệt cho các phòng trên boong chính.
3.2.2. Quy trình lắp đặt vách và trần cabin.
3.2.2.1. Quy trình lắp đặt khung sườn cho vách và trần.
1. Quy trình lắp đặt khung sườn cho vách.
a. Vạch dấu vị trí khung sườn cho vách.
Việc vạch dấu vị trí khung sườn cho vách được tiến hành đồng thời với việc
lấy dấu vị trí hàn đinh ghim. Sau khi sắp xếp và vận chuyển khung sườn của vách
đặt vào trong block ta tiến hành vạch dấu vị trí khung sườn cho vách theo trình tự
các bước sau:
− Bước 1: Kẻ đường kết cấu ngang vách cách trần 500mm.
41
− Bước 2: Kẻ đường kết cấu theo phương thẳng đứng, vuông góc với đường
kết cấu ngang vừa kẻ và cách một vách khác 500mm.
Từ hai đường này ta lần lượt kẻ các đường vạch dấu khác theo trình tự sau:
− Kẻ đường kết cấu ngang vách thứ 2 cách đường kết cấu ngang thứ nhất
1200mm.
− Kẻ đường kết cấu theo phương thẳng đứng thứ 2 cách đường kết cấu thẳng
đứng thứ nhất 1200mm.
− Các đường kết cấu ngang và đứng thứ 3, 4,…tiến hành tương tự như đường
kết cấu ngang, đứng thứ 2.
− Bước 3: Báo kiểm tra phần vạch dấu các kết cấu với nội dung kiểm tra sau:
độ vuông góc giữa các đường kết cấu mm2≤ .
Hình 3.34. Sơ đồ kẻ các đường kết cấu khung sườn lên tôn vách.
b. Lắp ráp và hàn đính các kết cấu khung sườn lên tôn vách.
Sau khi đã kiểm tra xong phần lấy dấu các đường kết cấu khung sườn ta tiến
hành lắp ráp các kết cấu khung sườn vách theo trình tự các bước sau:
− Bước 1: Lắp giá đỡ khung sườn của giới hạn mép trên của vách theo đường
đã vạch dấu, cố định, hàn đính như số (1) của hình 3.35.
− Bước 2: Lắp giá đỡ khung sườn ở giữa của vách theo đường đã vạch dấu
(thứ 2, 3, 4,…), cố định, hàn đính được thể hiền qua số (2) của hình 3.35.
42
− Bước 3: Lắp giá đỡ khung sườn của giới hạn mép dưới của vách (nếu có)
theo đường đã vạch dấu, cố định, hàn đính được thể hiện qua số (3) của hình 3.35.
− Bước 4: Báo nghiệm thu phần lắp ráp các kết cấu khung đỡ lên vách cabin
với nội dung: sai lệch vị trí các kết cấu so với đường vạch dấu là mm1± .
− Bước 5: Lắp khung sườn đường chân và khung sườn đường mép trên của
khung sườn vách theo dấu vạch trên khung đỡ, cố định, hàn đính được thể hiện qua
số (4) trên hình 3.35.
− Bước 6: Kiểm tra vị độ chuNn xác của khung sườn đường chân, đường mép
trên của khung sườn vách và nghiệm thu.
Hình 3.35. Hàn đính giá đỡ khung sườn lên tôn vách.
c. Hàn các kết cấu khung đỡ lên tôn vách.
Sau khi đã kiểm tra phần lắp ráp các kết cấu khung đỡ, ta bắt đầu tiến hành
hàn cố định các kết cấu khung đỡ lên tôn vách trần theo sơ đồ hàn như hình vẽ:
43
Hình 3.36. Sơ đồ hàn giá đỡ khung sườn vách.
– Các kết cấu khung sườn được hàn theo sơ đồ hàn ở trên, mũi tên chỉ hướng
hàn, số thứ tự chỉ trình tự hàn. Hàn từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
− Vì các kết cấu khung đỡ nhỏ nên khi hàn ta hàn một bên của kết cấu khung
đỡ thứ nhất xong đến hàn một bên của kết cấu khung đỡ thứ hai, cứ như thế cho đến
hết rồi quay lại hàn tiếp mặt còn lại. Hàn từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
− Sau khi hàn chính thức các kết cấu khung đỡ lên vách ta tiến hành hàn chính
thức khung sườn đường phía trên và khung sườn đường chân vào khung đỡ.
Hình 3.37. Hàn chính thức đường chân và đường trên.
− Báo kiểm tra phần hàn theo bảng hướng dẫn kiểm tra mối hàn.
44
2. Quy trình lắp đặt khung sườn cho trần.
a. Vạch dấu vị trí khung sườn cho trần.
Việc vạch dấu vị trí khung sườn cho trần được tiến hành đồng thời với việc
lấy dấu vị trí hàn đinh ghim. Sau khi sắp xếp và vận chuyển khung sườn của trần
đặt vào trong block ta tiến hành vạch dấu vị trí khung sườn cho trần theo trình tự
các bước sau:
− Bước 1: Kẻ đường kết cấu ngang trần cách vách 600mm.
− Bước 2: Kẻ đường kết cấu theo phương vuông góc với đường kết cấu ngang
vừa kẻ và cách một vách khác 600mm.
Từ hai đường này ta lần lượt kẻ các đường vạch dấu khác theo trình tự sau:
− Kẻ đường kết cấu ngang trần thứ 2 cách đường kết cấu ngang trần thứ nhất
1200mm.
− Kẻ đường kết cấu theo phương vuông góc với đường kết cấu ngang thứ 2
cách đường thứ nhất 1200mm.
− Các đường kết cấu ngang và vuông góc thứ 3, 4,…tiến hành tương tự như
đường kết cấu ngang, vuông với kết cấu ngang thứ 2.
− Bước 3: Báo kiểm tra phần vạch dấu các kết cấu với nội dung kiểm tra sau:
độ vuông góc giữa các đường kết cấu mm2≤ .
b. Lắp ráp và hàn các kết cấu khung sườn lên tôn trần.
Sau khi đã kiểm tra xong phần lấy dấu các đường kết cấu khung sườn ta tiến
hành lắp ráp và hàn các kết cấu khung sườn trần theo các bước sau:
− Bước 1: Lắp các kết cấu móc treo theo các đường đã vạch dấu, cố định và
hàn đính.
− Bước 2: Báo nghiệm thu phần lắp ráp các kết cấu móc treo của khung đỡ lên
tôn trần cabin với nội dung:
+ Sai lệch vị trí các kết cấu so với đường vạch dấu là mm1± .
+ Độ sai lệch vuông góc với mặt sàn là mm2≤
45
− Bước 3: Hàn chính thức các kết cấu móc treo: vì các kết cấu nhỏ lên khi hàn
ta áp dụng hàn chống biến dạng.
− Bước 4: Báo kiểm tra phần hàn theo bảng hướng dẫn kiểm tra mối hàn.
3.2.2.2. Quy trình lắp đặt tấm vách.
1. Các yêu cầu của quy trình lắp đặt tấm vách.
a. Dung sai đối với tấm.
− Chiều dài ( l ) các tấm lát không xác định.
− Chiều rộng của các tấm lát 2±
− Chiều dày của các tấm lát 6.0±
b. Dung sai các vách.
– Dung sai đường mép nối các vách theo chiều vuông góc 2± mm trên
chiều dài 1m.
− Sai số của đường chéo là 1mm trên 1m đo theo đường chéo của tâm.
− Sai lệch về cao độ giữa các tấm lát với nhau là 8.0± mm
− Dung sai của khe hở giữa các tấm lát là 1mm.
2. Quy trình lắp đặt tấm vách.
Sau khi kiểm tra xong phần lắp ráp và hàn các kết cấu khung đỡ, khung
sườn đường chân, khung sườn đường mép trên của khung sườn vách ta tiến hành
lắp đặt tấm vách theo trình tự các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra, phân chia và vận chuyển vật tư vào mỗi phòng.
− Bước 2: Lấy dấu vị trí các đầu, lỗ dây điện, thiết bị…
− Bước 3: Lắp đặt tấm vách panel được thể hiện qua hình 3.38:
46
Hình 3.38. Lắp đặt tấm panel cho vách.
+ Trước tiên luồn tấm panel vào thép chữ U ở trên được thể hiện qua (1)
trên hình 3.38.
+ ĐNy nhẹ tấm panel theo phương vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai
thanh thép chữ U của đường chân và đường mép trên của vách về mặt
phẳng đó được thể hiện qua (2) ở trên hình 3.38.
+ Luồn tấm panel vào thép góc chữ U ở bên dưới và cái chốt giữ tấm panel
với thanh thép chữ U ở bên trên được thể hiện qua (3) trên hình 3.38.
− Bước 4: Lắp đặt tấm vách phân chia phòng sau khi tấm vách thẳng được
lắp đặt. Tuỳ từng vị trí mà ta lắp đặt tấm vách phân chia phòng theo các nút liên kết
có ở trong bảng 3.3.
47
Bảng 3.3. Các nút liên kết giữa các tấm.
Liên kết các tấm Hình thể hiện
1. Tấm bọc có chiều
dày 50 mm.
2. Thép hình.
3. Thép hình.
4. Tấm bọc có chiều
dày 25 mm.
5. Vít bắt.
1. Tấm lát.
2. Thép hình.
1.Thép hình.
2. Tấm lát có chiều
dày 25 mm.
3.Tấm lát có chiều
dày 50 mm.
4. Tôn vỏ tàu.
5. Tấm hình bằng tôn
tráng kẽm.
1. Tấm lát.
2. Thép hình.
1. Thép hình.
2. Tấm lát.
3. Thép hình.
– Bước 5: Lắp tấm che phần chân dưới và cạnh trên tấm panel.
48
Hình 3.39. Lắp tấm che đường chân.
– Bước 6: Lắp đặt khung cửa sổ đồng thời trong quá trình lắp đặt tấm vách panel và
sau đó kiểm tra lại cách thức lắp đặt.
– Bước 7: Vệ sinh và trát silicon.
– Bước 8: Báo nghiệm thu phần lắp đặt tấm vách với nội dung kiểm tra như sau:
+ Dung sai đường mép nối các vách theo chiều vuông góc 2± mm trên chiều
dài 1m.
+ Dung sai của đường chéo là 1mm trên 1m đo theo đường chéo của tâm.
+ Sai lệch về cao độ giữa các tấm lát với nhau là 8.0± mm
+ Dung sai của khe hở giữa các tấm lát là 1mm.
3.2.2.3. Quy trình lắp đặt tấm trần.
1. Các yêu cầu của quy trình lắp đặt tấm trần.
a. Dung sai của tấm ốt trần.
• Chiều dài: 1± mm.
• Chiều rộng: 1± mm.
• Chiều dày: 3.0± mm.
• Độ nghiêng so với chiều vuông góc không vượt quá 5 mm.
• Độ võng cho phép đến 2 mm / 1 m.
• Độ lồi lõm cho phép 1 mm / 1 m.
b. Dung sai các trần.
49
• Khe hở của các tấm ốp trần các góc 1± mm.
• Khe hở bề mặt các tấm liền nhau cho phép 1 mm.
• Khe hở mối nối các tấm đến 1 mm.
2. Quy trình lắp đặt tấm ốp trần.
Sau khi lắp đặt xong tấm vách, cửa và kiểm tra xong các điều kiên dây điện,
ống, bông cách nhiệt, vị trí gắn chân đế đèn, và các thiết bị khác, ta tiến hành lắp đặt
tấm ốp trần một cách trình tự theo các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra lại các kết cấu khung sườn.
− Bước 2: Lắp đặt tấm ốp trần đầu tiên.
Hình 3.40. Lắp đặt tấm trần đầu tiên.
1. Tấm ốp trần đầu tiên. 4. Móc treo.
2. Bông thủy tinh. 5. Thép hình.
3. Giá đỡ kim loại.
− Bước 3: Sau khi lắp đặt tấm ốp trần đầu tiên ta tiến hành lắp tiếp tấm ốp trần
tiếp với nút liên kết như hình 3.41 sau:
Hình 3.41. N út liên kết giữa các tấm tiếp theo.
− Bước 4: Lắp đặt tấm ốp trần cuối cùng.
50
Hình 3.42. Lắp đặt tấm ốp trần cuối cùng.
1. Tấm ốp trần cuối cùng. 4. Móc treo.
2. Bông thủy tinh. 5. Thép hình.
3. Giá đỡ kim loại. 6. Tấm hãm.
− Bước 5: Sau khi lắp đặt xong các tấm ốp trần ta kiểm tra khe hở các tấm ốp trần.
− Bước 6: Lắp đặt thanh góc trần liên kết vít.
Hình 3.43. Lắp đặt thanh góc trần.
− Bước 7: Lắp đặt đèn bảo vệ.
51
Hình 3.44. Lắp đèn báo.
− Bước 8: Tháo bỏ những vật che chắn và lắp đặt tiện nghi.
− Bước 9: Kiểm tra hoàn thiện lắp đặt và mời đại diện chủ tàu và đăng kiểm
đến nghiêm thu. N ội dung kiểm tra:
+ Khe hở của các tấm ốp trần các góc 1± mm.
+ Khe hở bề mặt các tấm liền nhau cho phép 1mm.
+ Khe hở mối nối các tấm đến 1mm.
3.2.2.4. Tổng quát về quy trình lắp đặt tấm trần và tấm vách.
Sau khi đã thông quy trình lắp đặt tấm vách và tấm trần riêng biệt ta có thể khái
quát lại quy trình lắp đặt tấm trần và vách một cách tổng quát như sau:
– Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu vách và trần thép.
– Bước 2: Lắp thép góc vào gia cường của vách thép và trần thép như (1) trên
hình vẽ.
– Bước 3: Lắp kết cấu móc treo vào tôn trần hoặc gia cường cho trần như (2)
trên hình vẽ.
– Bước 4: Lắp thép chữ U đường trên cho vách vào thép góc và lắp thép chữ U
đường chân cho vách vào sàn như (3) trên hình vẽ.
– Bước 5: Lắp các tấm vách panel vào thép chữ U như (4) trên hình vẽ.
– Bước 6: Lắp các tấm ốp trần như (5) trên hình vẽ.
– Bước 7: Lắp các tấm ốp góc, tấm ốp chân cho vách như (6) trên hình vẽ.
– Bước 8: Kiểm tra lại phần lắp ráp và nghiệm thu.
52
53
3.2.3. Quy trình lắp đặt phủ sàn cabin.
3.2.3.1. Sơ đồ phủ sàn cabin.
1. Vật liệu phủ sàn.
− Tất cả vật liệu phủ sàn đều do công ty WMC ( Trung Quốc ) cung cấp và do
chủ tàu yêu cầu.
− Vật liệu trước khi đưa vào thi công phải được kiểm tra và được sự chấp
thuận bởi Đăng Kiểm, đại diện giám sát của chủ tàu và KCS của công ty.
2. Sơ đồ bố trí các loại sàn cho cabin.
Chú thích:
Phủ sàn một lớp bê tông dày 40 mm, bên trên là lớp gạch men chống
trượt 10 mm.
Phủ một lớp bê tông dày 10 mm, bên trên là lớp PVC chống trượt dày
2 mm.
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 50 mm, trên cùng là lớp PVC chống
trượt dày 2 mm.
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 50 mm, trên cùng là lớp PVC chống
trượt dày 2 mm.
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 40 mm với lớp sơn bên trên cùng
Phủ sàn lớp A-60 chống cháy dày 50 mm bên trên là lớp gạch men
chống trượt dày 10 mm.
A
45
B
12
C
52
D
42
E
40
F
50
54
Tuỳ theo mục đích sử dụng các phòng của cabin mà ta có cách bố trí các loại
sàn như sau:
Hình 3.46. Sơ đồ phủ sàn boong lầu lái.
Hình 3.47. Sơ đồ phủ sàn boong B
55
Hình 3.48. Sơ đồ phủ sàn boong A.
Hình 3.49. Sơ đồ phủ sàn boong chính.
Hình 3.50. Sơ đồ phủ sàn boong trung gian.
56
3.2.3.2. Chu
n bị bề mặt.
− Công việc chuNn bị bề mặt tôn của boong phải được thực hiện theo tiêu
chuNn sơn ZN -02/09-39-02.
− Độ phẳng tôn sàn trước khi phủ sàn phải được sự cho phép của chủ tàu và
đăng kiểm.
− Bề mặt tôn của boong phải làm sạch rỉ, lau chùi, vệ sinh sàn, để khô và sơn
lót trước khi sơn phủ.
− Sàn boong được sơn bảo quản theo hướng dẫn của nhà cung cấp sơn.
− Sơn dặm lại những chỗ bị cháy sơn.
− Sau khi sơn phủ bề mặt lớp cuối cùng, khoanh vùng khu vực làm việc và để
khô ráo ít nhất từ 16h đến 24h.
− Che chắn lại những vị trí làm việc.
3.2.3.3. Yêu cầu thi công.
− Mục đích của việc sử dụng các hợp chất trên boong là để khắc phục các
khuyết tật do áp dụng sai số cho phép đối với boong tàu để đạt được độ phẳng tốt
nhất trước khi sơn trang trí.
− Các vật liệu này thường là nhựa và có thể dính ở nhiệt độ 0 C° .
− Đầu của các tấm ván sàn đều được nối với một tấm ván trên mép nối với vách.
3.2.4.4. Quy trình phủ sàn.
Trước khi phủ sàn cabin ta tiến hành hàn chân đế cho các thiết bị, tiện nghi
vào sàn. Chân đế được chế tạo như hình 3.42 sau:
Hình 3.51. Chân đế cho các thiết bị tiện nghi.
57
Sau khi hàn chân đế cho các thiết bị tiện nghi cùng và phụ thuộc vào mục
đích sử dụng mà ta có quy trình phủ sàn cho từng loại sàn như sau:
1. Đối với loại sàn A-45.
a. Yêu cầu kỹ thuật khi phủ sàn loại A-45.
− Sàn A-45 được dùng cho buồng dịch vụ, vệ sinh và nơi tiếp xúc với nước.
− N ền gạch men nghiêng 1/100 về phía lỗ thoát nước.
− Độ phẳng giữa các viên gạch có dung sai 1 mm.
− Trát xi măng vào các khe phải kín.
b. Quy trình phủ sàn loại A-45:
Quy trình phủ sàn A-45 được tiến hành theo các bước sau:
− Bước 1: ChuNn bị bề mặt.
− Bước 2: Phủ lớp bê tông 35 mm.
− Bước 3: Phủ một lớp nước top.
− Bước 4: Ốp gạch men chống trượt 10 mm.
− Bước 5: Trát xi măng các đường nối các tấm gạch men.
− Bước 6: Vệ sinh và lau chùi.
Hình 3.52: Phủ sàn A-45.
2. Đối với loại sàn B-12.
a.Yêu cầu kỹ thuật khi phủ sàn loại B-12.
− Bề mặt lớp bê tông phải phẳng và nhẵn nhụi, không có vật nhọn bám dính.
− Lớp PVC phải dính chặt vào nền bê tông, không rạn nứt, không có vết nhăn.
58
b.Quy trình phủ sàn loại B-12.
Quy trình phủ sàn loại B-12 được tiến hành theo các bước sau:
− Bước 1: ChuNn bị bề mặt.
− Bước 2: Phủ sàn lớp bê tông dày 10 mm.
− Bước 3: Phủ lớp nước top (nước xi măng).
− Bước 4: Trát keo và ốp gạch nhựa PVC chống trượt dày 2 mm
− Bước 5: Gia nhiệt mép gạch ( để khô ráo ít nhất 24h ).
Hình 3.53. Phủ sàn loại B-12.
3. Đối với loại sàn C-52.
a. Yêu cầu kỹ thuật khi phủ sàn loại C-52.
− Bề mặt lớp bê tông phải phẳng và nhẵn nhụi, không có vật nhọn bám dính.
− Lớp PVC phải dính chặt vào nền bê tông, không rạn nứt, không có vết nhăn.
b. Quy trình phủ sàn loại C-52.
Quy trình phủ sàn loại C-52 được tiến hành theo các bước sau:
− Bước 1: ChuNn bị bề mặt.
− Bước 2: Trát keo phân tán lên bề mặt sàn sắt và ốp lớp foam A-60 chống
cháy dày 50 mm.
− Bước 3: Phủ lên lớp A-60 chống cháy một lớp bê tông dày 10 mm.
− Bước 4: Phủ nước top (chờ 24h).
− Bước 5: Trát keo và ốp gạch PVC chống trượt.
− Bước 6: Gia nhiệt mép gạch.
59
Hình 3.54. Phủ sàn loại C-52.
4. Đối với loại sàn D-42.
a. Yêu cầu kỹ thuật khi phủ sàn D-42.
− Bề mặt lớp bê tông phải phẳng và nhẵn nhụi, không có vật nhọn bám dính.
− Lớp PVC phải dính chặt vào nền bê tông, không rạn nứt, không có vết nhăn.
b. Quy trình phủ sàn loại D-42.
Quy trình phủ sàn loại D-42 được tiến hành theo các bước sau:
− Bước 1: ChuNn bị bề mặt .
− Bước 2: Trát keo phân tán lên bề mặt sàn thép và ốp lớp foam A-60 chống
cháy dày 40 mm.
− Bước 3: Phủ lên lớp A-60 chống cháy một lớp bê tông dày 10 mm.
− Bước 4: Phủ nước top và chờ cho khô 24h.
− Bước 5: Trát keo và ốp gạch PVC chống trượt.
− Bước 6: Gia nhiệt ở mép gạch.
60
Hình 3.55. Phủ sàn loại D-42.
5. Đối với loại sàn E-40.
Quy trình phủ sàn loại E-40 được tiến hành trình tự theo các bước sau:
− Bước 1: ChuNn bị bề mặt.
− Bước 2: Trát keo phân tán lên bề mặt sàn thép và ốp lớp foam A-60 chống
cháy dày 40 mm.
− Bước 3: Phủ lên lớp A-60 chống cháy một lớp bê tông dày 10 mm.
− Bước 4: Phủ lớp top và chờ khô 24h.
− Bước 5: Sơn phủ lớp cuối cùng.
Hình 3.56. Phủ sàn loại E-40.
61
6. Đối với loại sàn phủ F-50.
a. Yêu cầu kỹ thuật khi phủ sàn loại F-50.
− Sàn A-45 được dùng cho vệ sinh và nơi tiếp xúc với nước của các thủy thủ.
− N ền gạch men nghiêng 1/100 về phía lỗ thoát nước.
− Độ phẳng giữa các viên gạch có dung sai 1 mm.
− Trát xi măng vào các khe phải kín.
b. Quy trình phủ sàn F-50.
Quy trình phủ sàn loại F-50 được tiến hành trình tự theo các bước sau:
− Bước 1:ChuNn bị bề mặt.
− Bước 2: Trát keo phân tán lên bề mặt sàn thép và ốp foam A-60 chống cháy
dày 50 mm.
− Bước 3: Phủ lên lớp A-60 chống cháy lớp bê tông 10 mm.
− Bước 4: Phủ nước top.
− Bước 5: Ốp gạch men chống trượt.
− Bước 6: Trát xi măng vào các khe hở giữa các viên gạch.
Hình 3.57. Phủ sàn loại F-50.
3.2.4.5. Các bước kiểm tra trong quy trình phủ sàn.
Tuỳ thuộc vào những loại sàn mà ta có những bước kiểm tra như ở bảng 3.4 sau:
62
Bảng 3.4. Các bước kiểm tra trong quy trình phủ sàn.
Loại phủ sàn
Các bước kiểm tra
A
45
B
12
C
52
D
42
E
40
F
50
1. Kiểm tra bề mặt tole sàn
trước khi thi công X X X X X X
2. Kiểm tra vật liệu trước
khi thi công X X X X X X
3. Kiểm tra sau khi phủ sàn
lớp chống cháy A-60 X X X X
4. Kiểm tra sau khi phủ sàn
lớp bê tong 30mm
X
5. Kiểm tra sau khi phủ sàn
lớp bê tông 10mm X
6. Kiểm tra sau khi phủ sàn
lớp gạch chống trượt 10mm X X
7. Kiểm tra sau khi lắp đặt
nội thất X X X X X
8. Kiểm tra sau khi phủ sàn
lớp PVC 2mm X X X
3.2.4. Quy trình lắp đặt cửa cabin.
3.2.4.1. Bố trí lắp đặt cửa chống cháy và cửa ra vào cabin.
1. Bố trí lắp đặt cửa chống cháy cabin.
a. Vật liệu.
− Tất cả cửa chống cháy đều do công ty YMC ( Trung Quốc ) cung cấp.
− Tuỳ theo vị trí phòng trong cabin mà lắp đặt từng loại cửa cho phù hợp theo
sơ đồ bố trí.
− Cửa chống cháy sau khi lắp xong được kiểm tra bởi Đăng Kiểm và chủ tàu
theo phương pháp kiểm tra bằng mắt thường.
63
b. Sơ đồ bố trí lắp đặt cửa chống cháy cabin.
Chú thích:
Bảng 3.5. Vật liệu cửa chống cháy cabin.
STT Mã kí hiệu Tên
Số
lượng
Dạng
1 CB*3234-84
Cửa chống cháy
(có bộ phận tự đóng)
4 A0-1700A700
2 CB*3234-84 Cửa chống cháy 1 A0-1650A650
3 CB*3234-84
Cửa chống cháy
(với lối thoát khNn cấp)
14 B0-1700A700
4 CB*3234-84 Cửa chống cháy 5 A0-1650A600
5 CB*3234-84 Cửa chống cháy 4 B0-1650A600
6 CB*3234-84
Cửa chống cháy
(có bộ phận tự đóng)
5 A60-1650A600
7 CB*3234-84 Cửa chống cháy 1 A0-1700A700
8 CB*3234-84
Cửa chống cháy
(có bộ phận tự đóng)
2 A60-1700A700
9 CB*3217-84 Cửa thép cách âm và có thông gió 1 B 1Z-1650A800
10 CB*725-77 Cửa cabin không bằng kim loại 3 B650A1700A40
11 CB*725-77 Cửa cabin không bằng kim loại 11 A600A1700A40
12 CB*3234-84 Cửa chống cháy 1 A0-1650A600
13 CB*3234-84 Cửa chống cháy 1 B0-1650A600
Các điểm chú ý:
− Cửa chống cháy phải có bản lề, tay nắm và khóa.
− Hệ thống ổ khóa chính áp dụng cho cabin phòng ở và sinh hoạt chung.
− Cửa cho WC phải có kí hiệu và ổ khóa.
− Tất cả các cửa phải có bảng tên bằng tiếng anh.
Tuỳ theo vị trí phòng cabin mà ta có sơ đồ bố trí lắp đặt cửa chống cháy cabin
như sau:
64
Hình 3.58. Bố trí cửa chống cháy cho boong lầu lái.
Hình 3.59. Bố trí cửa chống cháy cho boong B.
Hình 3.60. Bố trí cửa chống cháy cho boong A.
65
Hình 3.61. Bố trí cửa chống cháy cho boong chính.
Hình 3.62. Bố trí cửa chống cháy cho boong trung gian.
2. Bố trí lắp đặt cửa ra vào cabin.
a. Vật liệu.
− Tất cả cửa ra vào cabin đều do công ty YMC ( Trung Quốc ) cung cấp.
− Tuỳ theo vị trí phòng trong cabin mà lắp đặt từng loại cửa cho phù hợp theo
sơ đồ bố trí.
− Cửa ra vào cabin sau khi lắp xong được kiểm tra bởi Đăng Kiểm và chủ tàu
theo phương pháp kiểm tra bằng mắt thường, thử phấn và thử kín nước.
66
b. Sơ đồ bố trí lắp đặt cửa ra vào cabin.
Chú thích:
Bảng 3.6. Vật liệu cửa ra vào cabin.
STT Mã kí hiệu Tên Số
lượng
Vật liệu Dạng
1 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 1 Q235-A DY1600A600-6
2 262WDF-022 Cửa chịu thời tiết 2 Thép
không rỉ
DYG160A750-6
3 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 2 Q235-A DY1600A750-6
4 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 1 Q235-A DY1200A600-6
5 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 2 Q235-A CY1600A750-8
6 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 2 Q235-A CY1600A600-8
7 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 1 Q235-A CY1200A600-8
8 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 3 Q235-A BY1400A600-8
9 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 6 Q235-A BY1400A750-8
10 GB/T3477-1996 Cửa sắt kín nước 1 Q235-A AY1600A750-8
11 CB751-68 Cửa sắt không kín
nước
3 Q235-A FA800A1650-8
Các điểm lưu ý:
− Các cửa trong khu vực phòng ngủ và hành lang đi lại được lắp ổ khóa và
dụng cụ tự đóng.
− Các cửa đi vào các kho chứa và cabin được lắp móc khóa và thiết vị bảo vệ.
− N ếu cửa sắt kín nước được lắp ở các vách ngăn thì chiều cao của cửa là 600 mm.
Tuỳ theo vị trí của phòng cabin mà ta có sơ đồ bố trí lắp đặt cửa ra vào cabin
như sau:.
67
Hình 3.63. Bố trí cửa sắt ra vào cho boong lầu lái.
Hình 3.55. Bố trí cửa ra vào cho boong A.
68
Hình 3.64. Bố trí cửa sắt ra vào cho boong B.
Hình 3.65. Bố trí cửa sắt ra vào cho boong chính.
Hình 3.66. Bố trí cửa sắt ra vào cho boong trung gian.
69
3. Các yêu cầu kỹ thuật thi công.
− Tùy theo vị trí phòng trong cabin mà lắp đặt từng loại cửa cho phù hợp về
kích thước và chủng loại.
− Kích thước các cửa không giống nhau.
− Các cửa chống cháy được gắn gắn bộ phận tự đóng.
− Các buồng sinh hoạt, phòng công cộng được gắn khóa chủ.
− Cánh cửa có kết cấu hình hộp bên trong có lót lớp bông thủy tinh cách nhiệt
hoặc chống cháy, trong đó các sợi bông thủy tinh được dính vuông góc với
hộp cửa.
− Hộp cửa được chế tạo bằng thép mạ kẽm với chiều dày 0.7 mm được phủ
bằng lớp PVC.
− Viền cửa được gia công bằng thép tấm có phủ sơn bảo quản.
− Cửa có lắp ráp các đệm làm giảm độ rung.
4. Dung sai, chất lượng và nguyên lý hoạt động.
− Bề mặt ngoài khung viền cửa và cánh cửa cho phép lượn sóng nhỏ hơn 1 mm.
− Độ cong vênh bất cứ điểm nào trên vành cửa không được cách xa mặt phẳng
tạo bởi 3 điểm bất kỳ trên vành cửa là 3 mm.
− Dung sai độ phẳng của viền cửa là 3 mm.
− Giữa vành cửa và tấm cánh cửa phải đảm bảo khe hở 2 – 3 mm.
− Cửa phải đảm bảo đóng, mở bằng một tay.
5. Quy trình lắp đặt cửa chống cháy và cửa ra vào cabin.
Quy trình lắp đặt cửa chống cháy và cửa ra vào cabin được tiến hành trình tự
theo các bước sau:
− Bước 1. Kiểm tra lại kết cấu của vách trước khi lắp khung viền cửa.
− Bước 2. Lắp ráp khung viền cửa vào thép góc nhờ bằng ốc vít có mạ crom.
+ Dùng ống bình thủy để cân chỉnh theo chiều ngang.
+ Dùng con rọi để cân chỉnh theo chiều dọc.
70
Hình 3.67. Cân chỉnh và lắp ráp khung viền cửa.
− Bước 3: Gắn lớp cao su vào viền cửa.
− Bước 4: Lắp ráp cánh cửa.
+ Hàn bản lề vào khung viền cửa theo dấu đã lấy sẵn.
+ Lắp cánh cửa vào bản lề.
Hình 3.68. Lắp bản lề và cánh cửa.
− Bước 5: Lắp bộ phận tự đóng
− Bước 6. Mời chủ tàu và đăng kiểm đến kiểm tra nghiệm thu.
71
Hình 3.69. Lắp bộ phận tự đóng cửa.
3.2.4.2. Bố trí lắp đặt cửa sổ cabin.
1. Vật liệu.
− Tất cả các cửa sổ cabin đều nằm ở ngoài cabin và được cung cấp bởi công ty
YMC (Trung Quốc).
− Sau khi lắp xong các cửa sổ đều được kiểm tra bằng cách thử kín nước.
2. Quy trình lắp đặt cửa sổ cabin.
Quy trình lắp đặt cửa sổ cabin được tiến hành trình tự theo các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra lại kết cấu vách trước khi lắp khung viền cửa sổ.
− Bước 2: Lắp khung viền cửa sổ cũng giống như lắp khung cửa ra vào của cabin.
− Bước 3: Trát silicon vào những khe hở giữa tấm vách và khung viền.
− Bước 4: Lắp cánh cửa sổ vào khung viền cửa sổ bằng bullong.
Hình 3.70. Khuôn cửa sổ.
72
- Bước 5: Lắp tấm cách nhiệt chống Nm.
Hình 3.71. Lắp đặt cửa sổ.
1. Khung viền cửa sổ 4. Tấm cách nhiệt chống Nm.
2. Tấm lát. 5. Máng thoát nước.
3. Cánh cửa sổ.
3.2.5. Quy trình lắp đặt trang thiết bị và tiện nghi sinh hoạt.
Sau khi phủ sàn xong ta tiến hành lắp đặt trang thiết bị và tiện nghi sinh hoạt
theo trình tự các bước sau:
− Bước 1: Kiểm tra lại chân đế.
− Bước 2: Lấy dấu các thiết bị lên chân đế.
+ Lấy dấu các lỗ giống lỗ thiết bị lên chân đế.
+ Khoan lỗ.
− Bước 3: Gắn thiết bị lên chân đế.
+ Đặt thiết bị lên chân đế theo các dấu đã vạch.
+ Vặn bulông xiết chặt thiết bị vào chân đế.
− Bước 4: Kết nối đường nước nóng, lạnh, thiết bị điện,…vào thiết bị.
− Bước 5: Kiểm tra lại độ cứng vững, thiết bị đã lắp đặt đầy đủ chưa.
− Bước 6: Vận hành thiết bị hoạt động.
− Bước 7: Lắp đặt giường, bàn, ghế được gắn chặt vào vách và sàn nhờ ốc vít.
− Bước 8: Mời đại diện chủ tàu và Đăng kiểm đến kiểm tra và nghiệm thu.
73
CHƯƠG 4
KẾT LUẬ VÀ KIẾ GHN
4.1. Kết luận.
Thiết kế quy trình lắp đặt nội thất tàu là công việc đòi hỏi sự vận dụng rất
nhiều kiến thức chuyên ngành tàu thuỷ lý thuyết cùng với kiến thức nội thất cũng
như sự kết hợp đi thực tế tại công ty. Sự kết hợp đó đã giúp em hoàn thành được các
yêu cầu của đề tài đã đặt ra.
Trong đề tài này phần lớn đã thiết kế được toàn bộ quy trình lắp ráp nội thất
tàu container 225 TEU. Quy trình đã thể hiện rõ, chi tiết, cụ thể, dễ hiểu và có nhiều
hình vẽ thể hiện cụ thể.
4.2. Đề xuất ý kiến.
Trong thời gian thực hiện đề tài em có một số đề xuất sau:
− Đây là đề tài quá mới mẻ, lại chuyên về trang trí nội thất cho nên nó mang
tính nghệ thuật, thNm mỹ cao mà ở trường lại không có môn nào nói về vấn đề này.
Do đó em mong Trường và Khoa có thể mở thêm môn nói về vấn đề nội thất này.
− Trước khi đi thực thì mọi định hướng để làm đề tài cũng dựa trên lý thuyết
trong sách vở cũng là mơ hồ. Tất cả các dụng cụ máy móc, trang thiết bị cũng chỉ là
trong trí tưởng tượng. Do đó, em mong Trường và Khoa có thể bố trí xen kẽ những
buổi học lý thuyết trên lớp cùng với những buổi đi thực tế hay những giờ học ngoại
khóa ở các công ty đóng tàu có các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng hay quy
trình công nghệ tương tự như bài học đó. Điều đó sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu rất
nhanh và lắm vững lý thuyết hơn.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập Đoàn Công N ghệ Tàu Thuỷ Việt N am (2007). Tiêu chu,n đóng tàu, lắp
đặt nội thất tàu thuỷ.
2. Quy phạm đăng kiểm tàu sắt (2005).
3. Hyundai. STADARD PRACTICE.
4. Công Ty TN HH N ội Thất Tàu Thuỷ SEJIN – VIN ASHIN . Vật liệu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA_THE140708.pdf
- 225TEU.Dwg