Thiết kế Rơle trung gian điện từ kiểu kín

Nội dung thiết kế: Chương I : Lựa chọn kết cấu và thiết kế sơ bộ. Chương II : Tính toán mạch vòng dẫn điện Chương III : Tính và dựng đặc tính cơ Chương IV : Nam châm điện Chương V : Hoàn thiện kết cấu Chương VI : Ví dụ minh hoạ sử dụng Rơle. CHƯƠNG I :LỰA CHỌN KẾT CẤU VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ I. Giới thiệu chung về Rơ le Khí cụ điện là những thiết bị , cơ cấu điện dùng để diều khiển các quá trình sản xuất , biến đổi, truyền tải, phân phối năng lượng điện và các dạng năng lượng khác. Trong các hệ thống điện thì Rơ le có một vị trí hết sức quan trọng , nó dùng để bảo vệ các thiết bị điện hay điều khiển các quá trình sản xuất. Rơ le là loại khí cụ điện tự động mà đặc tính “vào-ra” có tính chất sau: tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp (đột ngột) khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định Cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật , công nghệ vật liệu và công nghệ chế tạo , rơle được nghiên cứu và chế tạo ra gồm rất nhiều chủng loại , hoạt động theo các nguyên lý khác nhau, có các thông số đặc tính kỹ thuật và lĩnh vực sử dụng khác nhau Rơ le trung gian được dùng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn , từ 4 đến 6 tiếp điểm , vừa thường đóng và thường mở , nên rơle trung gian dùng để truyền tín hiệu khi khả năng đóng , ngắt và số lượng tiếp điểm của rơle chính không đủ hoặc để chia tín hiệu từ một rơle chính đến nhiều bộ phận khác của sơ đồ mạch điện điều khiển . Trong các bảng mạch điều khiển dùng linh kiện điện tử rơle trung gian thường được dùng làm phần tử đầu ra để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau, đồng thời cách ly được điện áp khác nhau giữa phần điều khiển (thường là điện áp một chiều , điện áp thấp : 9V, 12V, 24V ) với phần chấp hành thường là điện xoay chiều, điện áp lớn : 220V,380V.

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế Rơle trung gian điện từ kiểu kín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Trong hai học kỳ vừa qua chúng em đã được làm quen và tiếp cận sâu sắc đối với các khí cụ điện hạ áp cũng như cao áp. Qua quá trình học tập và nghiên cứu chúng em được hiểu rõ nguyên lý cấu tạo, hoạt động và ứng dụng của các khí cụ điện trong hệ thống điện. Khí cụ điện có nhiều chủng loại , phong phú về cấu tạo và ứng dụng. Các loại Rơ le trung gian là một phần nhỏ trong hệ thống các khí cụ điện điều khiển và bảo vệ. Sau khi hoàn thành các môn học về khí cụ điện , em được nhận đồ án thiết kế Rơ le trung gian kiểu kín. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo Phạm Văn Chới , Bùi Tín Hữu đã giảng dạy cho chúng em về môn khí cụ điện và đặc biệt là thầy giáo Đặng Chí Dũng đã giúp đỡ em trong quá trình tính toán và hoàn thiện đồ án này. Trong quá trình thiết kế và tính toán em đã sử dụng một số tài liệu tham khảo như sau: Khí cụ điện -- Phạm Văn Chới , Bùi Tín Hữu, Nguyễn Tiến Tôn Thiết kế khí cụ điện hạ áp Tài liệu của hãng OMRON Sinh viên thiết kế: NGUYỄN KIM PHƯƠNG Nội dung thiết kế: Chương I : Lựa chọn kết cấu và thiết kế sơ bộ. Chương II : Tính toán mạch vòng dẫn điện Chương III : Tính và dựng đặc tính cơ Chương IV : Nam châm điện Chương V : Hoàn thiện kết cấu Chương VI : Ví dụ minh hoạ sử dụng Rơle. CHƯƠNG I :LỰA CHỌN KẾT CẤU VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ I. Giới thiệu chung về Rơ le Khí cụ điện là những thiết bị , cơ cấu điện dùng để diều khiển các quá trình sản xuất , biến đổi, truyền tải, phân phối năng lượng điện và các dạng năng lượng khác. Trong các hệ thống điện thì Rơ le có một vị trí hết sức quan trọng , nó dùng để bảo vệ các thiết bị điện hay điều khiển các quá trình sản xuất. Rơ le là loại khí cụ điện tự động mà đặc tính “vào-ra” có tính chất sau: tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp (đột ngột) khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định Cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật , công nghệ vật liệu và công nghệ chế tạo , rơle được nghiên cứu và chế tạo ra gồm rất nhiều chủng loại , hoạt động theo các nguyên lý khác nhau, có các thông số đặc tính kỹ thuật và lĩnh vực sử dụng khác nhau Rơ le trung gian được dùng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn , từ 4 đến 6 tiếp điểm , vừa thường đóng và thường mở , nên rơle trung gian dùng để truyền tín hiệu khi khả năng đóng , ngắt và số lượng tiếp điểm của rơle chính không đủ hoặc để chia tín hiệu từ một rơle chính đến nhiều bộ phận khác của sơ đồ mạch điện điều khiển . Trong các bảng mạch điều khiển dùng linh kiện điện tử rơle trung gian thường được dùng làm phần tử đầu ra để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau, đồng thời cách ly được điện áp khác nhau giữa phần điều khiển (thường là điện áp một chiều , điện áp thấp : 9V, 12V, 24V…) với phần chấp hành thường là điện xoay chiều, điện áp lớn : 220V,380V. * Yêu cầu chung khi thiết kế . Đối với Rơle trung gian kiểu kín khi thiết kế phải thoả mãn các yêu cầu cơ bản của một sản phẩm công nghiệp hiện đại như yêu cầu về kỹ thuật , về vận hành, về kinh tế, về công nghệ chế tạo và về lĩnh vực xã hội , đặc trưng của những yêu cầu trên được biểu hiện qua các qui định chuẩn mực , tiêu chuẩn nhà nước hoặc của ngành và chúng nằm trong nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật. + Yêu cầu về kỹ thuật : Đây là yêu cầu quan trọng và quyết định đối với quá trình thiết kế của khí cụ điện . Phải xác định được phương án tối ưu , chính xác hoá kết cấu khối của khí cụ điện, các yêu cầu đó được thể hiện bằng độ bền nhiệt của các chi tiết , bộ phận của khí cụ điện khi chúng làm việc ở chế độ định mức , chế độ sự cố ngắn mạch... Yêu cầu về kỹ thuật còn phải đảm bảo độ bền cách điện của những chi tiết hay bộ phận cách điện và khoảng cách cách điện khi làm việc với điều kiện khắc nghiệt nhất như trường hợp quá điện áp tức là điện áp lớn nhất , kéo dài thời gian làm việc trong điều kiện môi trường xung quanh không có lợi cho mọi thiết bị điện như mưa , ẩm , bụi...Khi thiết kế về mặt kỹ thuật ta còn phải chú trọng đến độ bền cơ và tính chịu mài mòn của các bộ phận khí cụ điện trong giới hạn số lần thao tác đã thiết kế , thời hạn làm việc ở chế độ định mức và chế dộ sự cố xảy ra. Phải đảm bảo khả năng đóng cắt ở chế độ định mức và chế độ sự cố , độ bền cách điện của các chi tiết , bộ phận . Khi thiết kế phải tạo khả năng sử dụng triệt để những chi tiết , hình mầu đã chuẩn hoá. + Yêu cầu về kinh tế - xã hội : Cơ sở kinh tế kỹ thuật của các kết cấu mới phải đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân . Chúng được biều hiện qua các chỉ tiêu định lượng. + Yêu cầu về vận hành Khâu vận hành là khâu có thể coi là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, trong khi vận hành sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình vận hành như môi trường xung quanh, độ ẩm , nhiệt độ, thời tiết...Khi vận hành phải có độ tin cậy cao để đảm bảo an toàn cho người vận hành , sản xuất. Phải có tuổi thọ lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đơn giản , dễ sửa chữa , thao tác vận hành và thay thế dễ dàng. + Thiết kế công nghệ Trong quá trình thiét kế công nghệ phải dựa vào những hướng dẫn , quy định của bản thiết kế kỹ thuật đã được thông qua kinh nghiệm sản xuất ,những kết quả về nghiên cứu và thử nghiệm . Qua đó tiến hành chính xác kết cấu , nghiên cứu và lập bản vẽ công nghệ cho các chi tiết và bộ phận . Từ đó xác định chính thức hình dáng của vỏ và trang trí mỹ thuật , cách mạ, lớp phủ và chính xác hoá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian xoay chiều 1. Cấu tạo Rơ le trung gian kiều kín là loại thiết bị điện có kết cấu khá đơn giản. Vì dòng điện làm việc định mức của Rơ le nhỏ nên ta có thể bỏ qua hồ quang sinh ra giữa các bộ phận mang điện . Như vậy rơle chỉ bao gồm các bộ phận sau Nam châm điện xoay chiều Hệ thống tiếp điểm ( 4 tiếp điểm thường đóng, 4 tiếp điểm thường mở Hệ thống thanh dẫn Các vít đầu nối và dây mềm Các lò xo nhả Các lò xo tiếp điểm Hệ thống nắp , thân đế và đế. Vỏ hộp rơle thường làm bằng nhựa trong suốt cho phép quan sát , kiểm tra tình trạng các bộ phận của rơle thuận tiện . Vỏ hộp được cố định chặt với đế bằng móc giữ. Khi lắp đặt , rơle gắn trên bảng mạch bằng đinh vít , nối dây điện vào cuộn dây và các tiếp điểm của rơle bằng các vít ở dưới đế nhựa của rơle. 2. Nguyên lý hoạt động Khi có điện áp tác động trên cuộn dây nam châm điện thì trong cuộn dây sẽ sinh ra sức từ động F=IW , sức từ động này sinh ra từ thông khe hở không khí của nam châm điện fd , khi đó Fdt > Fcơ sẽ hút nắp nam châm điện . Nhờ cơ cấu truyền động mà lực hút được truyền đến giá phần động, làm cho giá phần động tịnh tiến trượt theo giá của thanh dẫn hướng và làm các tiếp điểm thường mở được đóng lại và các tiếp điểm thường đóng mở ra , đồng thời lò xo nhả được nén lại tạo điều kiện sẵn sàng đẩy nắp nam châm điện về vị trí mở khi cuộn dây nam châm điện không còn điện áp tác động. Khi ngắt điện trên cuộn dây hút , lực hút điện từ giảm về không . Lò xo nhả đẩy giá phần động trượt lên phía trên làm nắp hút của nam châm điện mở ra và hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu . Sơ đồ nguyên lý 1:nắp nam châm điện 2: cuộn dây nam châm điện 3:thanh truyền động 4:tiếp điểm tĩnh 5:tiếp điểm động 6:thanh dẫn động 7:lò xo nhả 8:giá đỡ III. Thiết kế sơ bộ Rơ le trung gian kiểu kín 1. Nam châm điện chọn nam châm điện hình chữ U với mạch từ được ghép từ các lá thép kĩ thuật điện nhằm giảm tổn hao do dòng điện xoáy . Cuộn dây nam châm điện được cấp bằng nguồn điện xoay chiều. 2.Hệ thống tiếp điểm Căn cứ vào yêu cầu thiết kế về số lần đóng cắt của Rơle ta chọn tiếp điểm dạng bắc cầu như sau: tiếp điểm bắc cầu 3. Thanh dẫn. Chọn thanh dẫn dạng hình chữ nhật như hình vẽ 4. Lựa chọn kết cấu cách điện . Khoảng cách cách điện trong khí cụ điện , đặc biệt trong Rơle đóng một vai trò khá quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước của Rơle và độ tin cậy khi vận hành. Do đó việc cần phải xác định hợp lý khoảng cách cách điện có một ý nghĩa không nhỏ trong khi thiết kế toàn bộ các chi tiết cụ thể của khí cụ điện. a) Điện áp định mức theo cách điện. Với các khí cụ điện điều khiển hạ áp có điện áp tới 1000V thì chúng tồn tại các tiêu chuẩn , qui định về độ bền cách điện theo điện áp định mức ở trạng thái khô sạch của khí cụ điện chưa vận hành, ở trạng thái nóng nguội của cách điện, nó phải chịu được điện áp thử ở tần số công nghiệp f=50Hz. b) Khoảng cách cách điện giữa các phần tử dẫn điện có điện áp khác nhau. Để cho Rơle có độ tin cậy cao thì phải có khoảng cách cách điện lớn . Song như vậy thì kích thước và khối lượng của Rơle lại tăng lên. Vì vậy nên chọn theo khoảng cách cách điện tối thiểu theo qui định của công nghiệp điện lực Việt nam cho các khí cụ điện hạ áp thông dụng. Đối với khí cụ điện hạ áp thì 1mm có thể chịu được điện áp là 3000V thì ta có thể chọn khoảng cách cách điện là 1mm . Ngoài ra , khoảng cách cách điện còn phụ thuộc vào tính chất của vật liệu, của bụi bẩn , độ ẩm, trạng thái bề mặt của vật liều. Vì vậy khi thiết kế hình dạng, cấu trúc của cách điện có gờ để đồng thời làm giảm kích thước của thiết bị . Để chống việc bụi tích tụ trên bề mặt cách điện ta nên gia công nhẵn , phẳng và chỗ nối của hai bề mật nên gia công có độ cong đều . CHƯƠNG II : TÍNH TOÁN MẠCH VÒNG DẪN ĐIỆN. Trong Rơle trung gian thì mạch vòng dẫn điện đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó là nhân tố truyền điện tác động tới các cơ cấu của Rơle , đồng thời một phần của nó cũng làm hệ thống phản lực ,nhằm hỗ trợ cho kích thước của thiết bị nhỏ tối ưu. Mạch vòng dẫn điện của khí cụ điện do các bộ phận khác nhau về hình dạng kết cấu và kích thước hợp thành , đối với Rơ le trung gian kiểu kín thì nó bao gồm những bộ phận chính sau: -Thanh dẫn : gồm thanh dẫn động và thanh dẫn tĩnh. -Đầu nối : vít và mối hàn. -Hệ thống tiếp điểm: gồm tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh. Như vậy nhiệm vụ tính toán thiết kế của mạch vòng dẫn điện là phải xác định các kích thước cảu các chi tiết trong mạch vòng dẫn điện. Tiết diện , kích thước của các chi tiết quyết dịnh cơ cấu của mạch vòng dẫn điện và cũng quyết dịnh kích thước của Rơ le. I. Tính toán thanh dẫn Thanh dẫn động có chức năng đóng mở trực tiếp vì vậy nó cần phải có một lực ép đủ để có khả năng tiếp xúc tốt, do đó ta có thể chọn thanh dẫn động với các thông số như sau: Thanh dẫn được làm bằng vật liệu là đồng phốtpho có các thông số như sau: -Tỷ trọng: 8.9 (g/cm3) -Điện trở suất ở 200C: 1.754*10-8 (Wm) -Độ dẫn nhiệt: 3.9 (W/cm0C) -Tỷ trọng nhiệt: 0.39 (Ws/cm0C) -Độ cứng Briven: 80-120 (kG/mm2) -Nhiệt độ nóng chảy: 1083 (0C) -Hệ số nhiệt điện trở: 0.0043 (1/0C) A) Tính toán và kiểm tra thanh dẫn động 1.Tính toán kích thước thanh dẫn ở chế độ dài hạn Thanh dẫn bằng đồng có nhiệt độ làm việc lớn nhất là q=95 0C . Trong tính toán thiết kế khí cụ điện nói chung ta thường chọn nhiệt độ môi trường là q0=400C Điện trở suất của thanh dẫn ở q=95 0C là: rq=95 = 1,754.10-8 [1+0,0043.(95-20)]=2,32.10-8 (Wm) Kích thước thanh dẫn làm việc được xác định theo công thức: b = trong đó : KT =8 n= và ta chọn tỷ số n=10 vậy ta có: b==1,82.10-4 (m) =0,18 (mm) a=10.b=10.0,18 =1,8 (mm) Theo bảng 2-15 (TK KC Đ HA) thì với Rơle trung gian điện từ có dòng điện định mức là 5A ta chọn tiếp điểm dạng hình trụ có đường kính d=3mm .Mặt khác mật độ dòng điện cho phép đối với thanh dẫn của Rơle trung gian là j=(2-4) A/mm2 . Do vậy để phù hợp ta chọn thanh dẫn có kích thước như sau: a=5 mm b=0.5mm Chu vi thanh dẫn P = 11 (mm) Diện tích thanh dẫn S = 2,5 (mm2) 2. Tính toán và kiểm tra thanh dẫn a)Kiểm tra thanh dẫn ở chế độ dài hạn Độ tăng nhiệt của thanh dẫn : Nhiệt độ làm việc ổn định: Mật độ làm việc ở chế độ dài hạn: Kiểm nghiệm dòng điện trong thanh dẫn ở chế độ làm việc dài hạn: I==7,8 A b)Kiểm tra thanh dẫn ở chế độ ngắn hạn: Để thuận tiện cho việc tính toán kiểm nghiệm , ta chỉ xét thanh dẫn có chiều dài 1 cm, thời gian làm việc ngắn hạn tnh=5 s, ở nhiệt độ 950C -Điện trở của 1 cm thanh dẫn ở nhiệt độ 950C R95=R20 [1+a(qod-20)] = r20.[1+a(qod-20)] =0,155.10-4(W) -Tổn hao công suất cho phép ở chế độ làm việc dài hạn Pdh=.R95=52.0,155.10-4 = 0,4.10-3 (W/m) Diện tích bề mặt tản nhiệt của thanh dẫn ST=P.1=11 (mm2) khối lượng thanh đồng: M=gS.1=8,9.2,5.10-4=0,023(g) KT==6,6.10-3 (W/cm2) V ậy -Độ tăng nhiệt ở chế độ ngắn hạn: -Hệ số quá tải công suất ở chế độ ngắn hạn: -Hệ số quá tải dòng điện ở chế độ ngắn hạn: Dòng điện cho phép ở chế độ ngắn hạn: Inh=KI.I=3,3.5=16,5 A -Mật độ dòng điện ở chế độ ngắn hạn: -Thời gian làm việc liên tục cho phép ở chế độ ngắn hạn: c. Kiểm tra thanh dẫn ở chế độ ngắn mạch: Để thuận tiện cho việc tính toán và kiểm nghiệm ta xét giới hạn cho phép và mật độ dòng bền nhiệt của thanh dẫn ở các thời gian ngắn mạch tnm=1s;tnm=3s;tnm=10s Mật độ dòng điện khi ngắn mạch và khi ở dòng bền nhiệt được xác định theo công thức: Tra hình 6_6_ (TK KCĐHA) ta có : Ad=1,4.104 (A2s/mm2) Abn=3,75.104 (A2s/mm2) Mật độ dòng điện khi ở tnm=1s: mặt khác tra bảng 6_7 (TK KCĐHA) ta có J1cp=162 (A/mm2) Mật độ dòng điện ở tnm=3s Tra bảng 6_7 ta có : J3cp=94 (A/mm2) Mật độ dòng điện ở tnm=10s: Tra bảng 6_7 ta có : J10cp=51 (A/mm2) Ta được bảng sau: 1 sec 3 sec 10 sec Jcp (A/mm2) 162 94 51 Jnm (A/mm2) 153,3 88,5 48,5 Vậy thanh dẫn đã chọn thoả mãn các yêu cầu về độ bền điện cũng như đô bên điện và ta sẽ sử dụng làm thanh dẫn của Rơle B) Tính toán thanh dẫn tĩnh Thanh dẫn tĩnh ngoài nhiệm vụ dẫn điện còn phải chịu lực cơ học do thanh dẫn động tác động do vậy ta chọn thanh dẫn tĩnh với các kích thước như sau: a=5 mm ; b=1,0 mm . Vì kích thước thanh dẫn như tính toán ở trên đã đảm bảo độ bền điện động cho thanh dẫn nên ta không cần tính toán kiểm nghiệm thanh dẫn tĩnh nữa. II.Đầu nối Trị số dòng điện định mức là số liệu ban đầu đế xác định kích thước các đầu nối thường được lấy tương ứng với tiết diện và kích thước của thanh dẫn ,kích thước bề mặt tiếp xúc phải phù hợp với số lượng và kích thước của các chi tiết nối, ví dụ các đường kính ngoài vòng đệm thép đặt dưới vòng đệm vênh kích thước mối nối phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và độ lớn lực ép cần thiết ở chỗ tiếp xúc Chiều dài phần chống phủ lên nhau của mối nối thường được lấy bằng chiều rộng của thanh dẫn hoặc chiều rộng mặt phẳng nối của chi tiết nếu phần đó có thể lắp được đủ số bulông hay ốc vít cần thiết Diện tích bề mặt tiếp xúc được xác định theo công thức : S = a * b = Idm/J Đối với thanh dẫn và chi tiết đồng ,mật độ dòng điện có thể lấy bằng 0.31A/mm2 với dòng xơay chiều tần số f = 50 hz .Dòng điện định mức nhỏ hơn 200A vậy ta có: Stx=5/0.31=16 (mm2) Lực ép của mối nối được xác định theo công thức : Ftx=ftx.Stx=100.16.10-2=16 (KG) Trong đó ftx=100 KG/cm2 là lực ép riêng Với dòng điện định mức Idm=5A ta chọn mối nối tháo dời và sử dụng loại vít M3 với đường kính d=3mm Diện tích lỗ vít: Slv= Tổng diện tích tiếp xúc của vít: S=Slv+Stx=7,07+16=23,07 (mm2)=a.b Chọn a=6mm;b=3,8mm III.Dây dẫn mềm. Dây dẫn mềm được chọn phải đảm bảo mật độ dòng điện cho phép , vì dòng điện trong cuộn dây điều khiển nhỏ nên ta có thể chọn dây dẫn mềm có đường kính là 1 mm IV.Tiếp điểm Khi có sự tác động của tín hiệu điều khiển thì tiếp điểm luôn thực hiện chức năng đóng ngắt của các khí cụ điện. Mỗi lần như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cơ , độ bền nhiệt và độ bền về điện . *Yêu cầu chính đối với tiếp điểm: -Khi khí cụ điện làm việc ở chế độ định mức nhiệt độ bề mặt nơi không tiếp xúc phải bé hơn nhiệt độ cho phép, tức là phải nhỏ hơn 950C .Nhiệt độ của vùng tiếp xúc phải bé hơn nhiệt độ biến đổi tinh thể của vật liệu. -Với dòng điện cho phép (dòng khởi động hay dòng ngắn mạch) tiếp điểm phải chịu được độ bền nhiệt và độ bền điện động. -Khi làm việc với dòng điện định mức và khi đóng ngắt dòng điện trong giới hạn cho phép , tiếp điểm phải có độ mòn bé nhất. 1.Chọn kết cấu tiếp điểm Dạng kết cấu của hệ tiếp điểm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố . Khi chọn dạng kết cấu của hệ tiếp điểm phải đảm bảo các tiếp điểm phải có điện trở bé. Do dòng điện bé nên chọn dạng tiếp xúc của tiếp điểm là tiếp xúc điểm. Kích thước tiếp điểm được xác định theo dòng điện định mức đi qua tiếp điểm: Idm=5A Theo bảng 2_15 (TK KCĐHA) ta chọn tiếp điểm có đường kính d=3mm;chiều cao h=1mm 2.Chọn vật liệu làm tiếp điểm Để đảm bảo yêu cầu điện trở xuất và điện trở tiếp xúc nhỏ , ít bị ăn mòn, ít bị oxi hoá , khó hàn dính, độ cứng cao. Đặc tính công nghệ tốt phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, cộng với dòng điện Idm=5A , Theo bảng 2_13 (TK KCĐHA) ta chọn vật liệu làm tiếp điểm là bằng bạc kéo nguội có các thông số kỹ thuật như sau: Tỷ trọng: 10,5 (g/cm3) Nhiệt độ nóng chảy: 9610C Điện trở suất ở 200C: 1,58.10-8 (Wm) Độ cứng Briven: (30-60) (KG/mm2) Độ dẫn nhiệt: 4,16 (W/cm0C) Hệ số nhiệt điện trở: 0,004 (1/0C) 3.Xác định lực ép tiếp điểm Lực ép tiếp điểm đảm bảo tiếp điểm làm việc bình thường ở chế độ dài hạn , trong chế độ ngắn hạn dòng điện lớn thì lực ép tiếp điểm phải đảm bảo cho tiếp điểm không bị đẩy ra do lực điện động và không bị hàn dính , không bị rung. Tra bảng 2_17 (TK KCĐHA) với Rơle trung gian ta chọn lực ép tiếp điểm là : F1td=25 (g) 4.Xác định điện trở tiếp xúc Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm không bị phát nóng xác định theo công thức dựa vào kết quả thực nghiệm Trong đó Ftd , N : lực nén tiếp điểm m : hệ số dạng bề mặt tiếp xúc m=0,5 ; tiếp xúc điểm m= 0,5-0,7 tiếp xúc đường m= 0,7-1 tiếp xúc mặt Ktx : hệ số kể đến sự ảnh hưởng của vật liệu và trạng thái bề mặt của tiếp điểm . Với hai tiếp điểm bằng bạc thì theo TK KCĐHA ta chọn Ktx=0,0006 Vậy ta có điện trở tiếp xúc của tiếp điểm khi chưa phát nóng ở 200C Rtđ = =0,0036 W = 3,6.10-3 (W) Khi Rơle làm việc thì có dòng điện chạy qua tiếp điểm làm tiếp điểm bị nóng và điện trở tiếp xúc của tiếp điểm tăng lên vì điện trở suất của bạc tăng . Vậy điện trở tiếp xúc cho phép của tiếp điểm khi làm việc ở nhiệt độ ổn định q=950C là : Rq=95 = Rtđ(1+a(q-q0)) = 3,6.10-3(1+0,0043.(95-20)) =4,374.10-3 (W) 5.Điện áp rơi trên điện trở tiếp xúc của tiếp điểm Trong trạng thái đóng của tiếp điểm điện áp rơi trên mạch vòng dẫn điện chủ yếu là do điện trở tiếp xúc của các phần đầu nối , điện trở của vật liệu tiếp điểm không đáng kể so với Rtx vì vậy điện áp rơi trên tiếp điểm sẽ bằng: Utx = I Rtx =5.4.374.10-3 =21,87 , mV Điện áp này liên quan trực tiếp tới nhiệt độ phát nóng của vùng tiếp xúc qtx . Tra trong TK KCĐHA với tiếp điểm bằng bạc và điện áp tiếp xúc Utx=21.87 mV ta có :qtx =8 0C Tính nhiệt độ phát nóng của tiếp điểm Nhiệt độ phát nóng của tiếp điểm được xác định theo công thức: ++ Trong đó : qmt : nhiệt độ của môi trường xung quanh , lấy bằng 40C l : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu tiếp điểm P : Chu vi tiếp điểm, P = 2.1,5.3,14 = 9,42 (mm) S : Tiết diện bề mặt tiếp điểm , S = 3.14.1,52 = 7,1 (mm2) Vậy nhiệt độ của tiếp điểm: qtđ = 40 + += = 40 + 1,1 +7,3 = 48,4oC 6.Xác định giá trị dòng điện hàn dính Khi dòng điện qua tiếp điểm lớn hơn dòng điện định mức Idm (quá tải khởi động , ngắn mạch) nhiệt độ sẽ tăng lên và tiếp điểm bị đẩy do lực điện động dẫn đến khả năng hàn dính . Độ ổn định của tiếp điểm chống đẩy và chống hàn dính gọi là độ ổn định điện động (độ bền điện động ). Độ ổn định nhiệt và ổn định điện động là các thông số quan trọng được biểu thị qua trị số của dòng điện tới hạn Ithhd, tại trị số đó sự hàn dính của tiếp điểm có thể không xảy ra , nếu cơ cấu ngắt có đủ khả năng ngắt tiếp điểm . Theo công thức Bút Kê Vit:có thể sơ bộ xác định trị số dòng điện hàn dính ban đầu (trị biên độ) của tiếp điểm theo lực ép tiếp Ftd(KG). Ihd = .Khd =.2000=200(A) Trong đó : Khd: Hệ số hàn dính ,được xác định theo bảng 2-19 (TK KCĐHA) chọn Khc =2000(A/KG) Ftđ :Lực ép tiếp điểm Ftđ=0,12(N)=12.10-2 (KG) Chọn Ingắt=10.Idm=10.5=50(A). Như vậy dòng điện ngắt không hàn dính được tiếp điểm 7.Độ ăn mòn của tiếp điểm Sự mòn của tiếp điểm xảy ra trong quá trình đóng và quá trình ngắt mạch điện.Sự mòn tiếp điểm thể hiện qua việc giảm độ lún ,giảm kích thước (chiều cao) của tiếp điểm cũng như giảm khối lượng hoặc thể tích của kim loại tiếp điểm. Nguyên nhân gây ra sự ăn mòn của tiếp điểm là sự ăn mòn về hóa học ,ăn mòn về điện và ăn mòn về cơ nhưng chủ yếu tiếp điểm bị ăn mòn là do quá trình mòn điện. Sự ăn mòn của tiếp điểm được xác định theo công thức 2-48 (TK KCĐ HA) () – Phần thể tích của đôi tiếp điểm bị ăn mòn ảnh hưởng tới độ lún của tiếp điểm .Trị số mòn cho phép của mỗi tiếp điểm đến 0,50,75 độ dầy (chiều cao) của tiếp điểm khi chưa bị ăn mòn (g/) – Khối lượng riêng của vật liệu tiếp điểm . , () – Thể tích mòn riêng cho một lần đóng ngắt . , (g) – Khối lượng mòn riêng cho một lần đóng ngắt . Đối với Rơle công suất nhỏ ta có thể tính khối lượng mòn riêng cho một lần đóng cắt theo công thức thực nghiệm sau: gd+gng = 10-9(Kd.Id2+Kng.Ing2)Kkd Trong đó : Kd , Kng là hệ số mòn khi đóng và ngắt , trị số của Kd , Kng được tra trong hình 2-16 (TK KCĐ HA). Ta được: Kd=Kng=0.85 Kkd : hệ số không đồng đều đánh giá độ mòn không đều của các tiếp điểm , Với Rơle công suất nhỏ ta chọn Kkd=1,5 Id ,Ing : dòng điện đóng và ngắt của Rơle , chọn Id=Ing=Idm=5A Vậy gd+gng=10-9.(0,85.25+0,85.25).1,5=63,75.10-9 (g) hay Vd+Vng=(gd+gng)/ = 63,75.10-9 /10,5 =6.10-9 (cm3) Vậy thể tích mòn của tiếp điểm sau 106 lần đóng cắt điện là: Vm =N(Vd+Vng) =106.6.10-9 =6.10-3 (cm3) Chiều cao của tiếp điểm bị ăn mòn sau 106 lần đóng cắt là: hm=Vm/S =4.Vm/(d2) =4.6.10-3/(0.3)2 =85.10-3 (cm) =0,085 (cm)=0,85(mm) 8.Độ mở , độ lún, khoảng trượt của tiếp điểm a.Độ mở Độ mở của tiếp điểm là khoảng cách giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh ở vị trí ngắt của Rơle . Với Rơle trung gian ta chọn độ mở là m=2 mm b.Độ lún Độ lún của tiếp điểm là quãng đường đi thêm được của tiếp điểm động nếu không có tiếp điểm tĩnh cản lại . Độ lún của tiếp điểm tạo ra lực ép tiếp điểm và trong quá trình làm việc tiếp điểm bị ăn mòn thì độ lún sẽ đảm bảo tiếp xúc tốt. Như vậy phải chọn độ lún của tiếp điểm lớn hơn độ cao bị ăn mòn h của tiếp điểm . Theo kinh nghiệm thường chọn l=(1,5-2,5)h Vậy độ lún của tiếp điểm là l=1,5.0,85=1,275 (mm) Ta chọn độ lún của tiếp điẻm là l=1,25 (mm) c.Khoảng trượt Để tẩy sạch bụi bẩn , gồ ghề do hồ quang hoặc lớp oxit tạo nên ta sử dụng khoảng trượt . Xác định khoảng trượt từ vài phân đến vài milimét . Kinh nghiệm chọn khoảng trượt y=0,2-1,5 mm. Nếu tăng khoảng trượt sẽ tăng độ ăn mòn của tiếp điểm. Thường sử dụng kết hợp khoảng lăn và khoảng trượt. Với Rơle trung gian Idm=5A ta chọn khoảng trượt y= 0,2 mm CHƯƠNG III TÍNH VÀ DỰNG ĐẶC TÍNH CƠ I. Sơ đồ động F'lxmh Ftd Flxnh Gd" Gd G'd II. Tính toán trọng lượng phần động. Trọng lượng phần động của Rơle trung gian chủ yếu là trọng lượng của nắp nam châm điện . Theo kinh nghiệm ta có thể tính trọng lượng phần động theo công thức gần đúng sau: Gd = mc.Idm trong đó mc là hệ số chọn mc=0,15 (N/A) Vậy trọng lượng phần động của Rơle là : Gd =0,15.5 = 0,75 (N) Để thuận tiện cho việc tính toán sau này ta sẽ qui đổi trọng lượng phần động về hai điểm : một điểm về khe hở làm việc của nam châm điện, ký hiều là =Gd.=0,75.0,5=0,375 (N) một điểm về thanh dẫn động để tính toán lò xo nhả, ký hiệu: =Gd. =0,75.0,5 =0,375 (N) III. Tính toán lò xo 1. Lò xo tiếp điểm 1.1 Chọn vật liệu lò xo tiếp điểm Thanh dẫn động của tiếp điểm bắc cầu được làm bằng đồng phốtpho có khả năng đàn hồi cao nên được chọn làm lò xo tiếp điểm. Lò xo có dạng tấm phẳng , tuy lực không lớn nhưng độ võng cũng nhỏ và độ bền cơ , diện cao. Có khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Thông số của đồng phốtpho : Giới hạn bền kéo cho phép k = 550 N/mm2 Giới hạn đàn hồi cho phép d =320-380 N/mm2 Giới hạn mỏi cho phép khi uốn u=190 N/mm2 Giới hạn mỏi chop phép khi xoắn x =120 N/mm2 Module đàn hồi E = (90-113) 103 N/mm2 Module trượt G =42.103 N/mm2 Điện trở suất = 0,176.10-6 m 1.2. Tính toán lò xo tiếp điểm - Kích thước c ủa lò xo tiếp điểm chính là kích thước của thanh dẫn động : chiều rộng: a = 5 (mm) bề dày: b = 0,5 (mm) chiều dài của lò xo tiếp điểm chọn l = 3,5 (cm) - Lực ép tiếp điểm ban đầu của lò xo tiếp điểm là Ftdd = 0 (N) -Lực ép tiếp điểm cuối của lò xo tiếp điểm là : Ftđc = Ftđ = 0,25 (N) - Momen chống uốn: W= =0,208 (mm3) -Momen quán tính: J==0,052 (mm4) -Độ võng cấn thiết của lò xo: f = =0,7 (mm) - Độ cứng của lò xo: j ==0,357 (N/mm) -Kiểm tra lại lò xo tiếp điểm: =42 (N/mm2) < [] = 190 (N/mm2) Vậy thanh dẫn động đã chọn có thể được sử dụng làm lò xo tiếp điểm cho Rơle trung gian 2. Lò xo nhả. 2.1 Vật liệu làm lò xo nhả. Căn cứ vào yêu cầu làm việc của lò xo nhả trong Rơle trung gian ta chọn vật liệu làm lò xo là thép cácbon có độ bền vừa . Lò xo thuộc loại xoắn hình trụ, có khả năng chịu nén tốt. Các thông số của thép các bon : -Giới hạn đàn hồi cho phép : k = 2200 (N/mm2) -Ứng suất xoắn cho phép: x = 480 (N/mm2) -Module đàn hồi: E = 200.103 (N/mm2) -Module trượt G = 80.103 (N/mm2) -Điện trở suất: = (0,19-0,22).10-6 (m) 2.2 Tính toán lò xo nhả -Xác định lực lò xo nhả ban đầu: Vì Rơle có 4 tiếp điểm thường đóng nên lực lò xo nhả phải thắng được trọng lượng phần động và lực ép lên 4 tiếp điểm thường đóng(mỗi tiếp điểm có 2 chỗ nối).Mặt khác ta tính toán cho trường hợp xấu nhất là khi nắp nam châm điện ở phía dưới cuộn dây thẳng đứng. Do vậy lực lò xo nhả đầu có thể được xác định như sau: Flxnhđ = Kdt.(Gd + 8.Ftdd) = 1,2.(0,375+8.0,25)=2,85 (N) Lực lò xo nhả cuối: Flxnhc =1,5.Flxnhđ =1,5.2,85 = 4,275 (N) -Đưòng kính của dây lò xo: d==0,48 (mm) Vậy chọn đường kính dây lò xo là d=0,5 mm -Đường kính trung bình của lò xo: D=C.d=10.0,5 = 5 mm -Số vòng dây lò xo: =5,26 (vòng) Số vòng dây lò xo là W=5,26+1,5 = 6,75 (vòng) Chọn số vòng dây lò xo là W=7(vòng). trong đó f là khoảng lún của lò xo cũng chính là hành trình của tiếp điểm, f= 4,5 (mm) - Bước lò xo : t==0,94 (mm) Chọn bước lò xo là t=1 (mm). -Chiều dài tự do của lò xo chịu nén: l = W.t +1,5.d = 7.1+1,5.0,5 = 7,75 (mm) -Kiểm nghiệm lại lò xo: ứng suất soắn của lò xo: =435 (N/mm2) < [x] ]=480 (N/mm2). Vậy lò xo nhả đã chọn thoả mãn các yêu cầu . IV.Dựng đặc tính cơ 1.Tính toán các lực. -Trọng lượng phần động quy đổi về khe hở làm việc của nam châm điện =0,375 (N) -Lực lò xo nhả: Flxnhđ = 2,85 (N) Flxnhc = 4,275 (N) -Lực lò xo tiếp điểm: Ftdd = 0(N) Ftđc = 8.F1tđ = 8.0,25 =2(N) 2.Vẽ đặc tính cơ. CHƯƠNG IV NAM CHÂM ĐIỆN Nam châm điện ( NCĐ ) ngày càng được sử dụng rộng rãi. Không một lĩnh vực kỹ thuật nào không sử dụng nam châm điện : trong truyền động điện, tự động điều chỉnh, thông tin liên lạc và cả trong y học, khoa học nguyên tử, vũ trụ ... Với các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau đòi hỏi có những nam châm điện khác nhau về hình dạng, kết cấu và ứng dụng. Có những nam châm điện rất bé kích thước khoảng vài milimet và có những nam châm điện rất lớn kích thước đến vài mét. Khối lượng nam châm điện từ vài gam (ở rơle, ...) đến hàng nghìn kilogam (ở cần cẩu, các bộ phận ly hợp ). Lực điện từ của nam châm điện thì từ vài phần gam đến hàng chục tấn. Hành trình của phần ứng từ vài mm đến vài chục met. Công suất tiêu thụ từ cỡ vài mW đến hàng chục kW. Nam châm điện đựơc sử dụng đặc biệt chủ yếu trong cơ cấu điện từ là cơ quan sinh lực ( truyền động ) để thực hiện các chuyển dịch tịnh tiến của các cấu quan chấp hành, để thực hiện việc chuyển động quay trong các góc quay giới hạn hoặc sinh lực hãm trong các công- tắc-tơ, khởi động từ, rơle, aptômát, khớp ly hợp, phanh hãm ... Các quá trình vật lý xảy ra trong nam châm điện rất phức tạp, thường được mô tả bằng phương trình vi phân, phi tuyến. Vì vậy cho đến nay việc tính toán nam châm điện thường được theo những công thức đơn giản gần đúng rồi kiểm nghiệm lại theo công thức lý thuyết, đi đến chọn bài toán tối ưu. 1) Chọn dạng kết cấu - Xác định điểm nguy hiểm của đặc tính cơ Dựa vào đặc tính cơ đã dựng ở trên , theo kinh nghiệm với nam châm điện xoay chiều ta thường chọn điểm nguy hiểm là vị trí khi các tiếp điểm của tiếp điểm thường mở bắt đầu tiếp xúc với nhau , tức là tại vị trí tt = 1,25 (mm) và lực cơ sinh ra tại điểm này là : Fcth=4,25(N) - Để Rơle có thể tác động thì lực điện từ do nam châm điện của nó sinh ra phải thắng được lực cơ của cơ cấu truyền động , do vậy lực điện từ tính toán của nam châm điện ta phải nhân thêm một hệ số dự trữ Kdt=1,2 với lực cơ tới hạn -Vậy lực điện từ của nam châm điện tại khe hở tt = 1,25 là: Fdttt=Kdt.Fcth=1,2.4,25 = 5,1 (N) - Để có kết cấu tối ưu ta phải tính hệ số kết cấu của nam châm điện: Kkc==1726 Vậy ta chọn nam châm điện hình chữ U loại hút chập , cuộn dây quấn trên mạch từ. 2. Chọn vật liệu từ Với nam châm điện xoay chiều ta chọn vật liệu từ là loại thép lá kỹ thuật điện nhằm giảm tổn hao trong lõi thép. Căn cứ vào yêu cầu về lực điện từ và sự làm việc của nam châm điện ta chọn thép lá kỹ thuật điện loại hợp kim trung bình .Loại thép này có lực từ phản kháng bé nên tổn hao từ trễ không đáng kể. Các thông số của thép э21 như sau: - Lực từ phản kháng : HC=0,36-0,48 (A/cm) - Từ cảm bão hoà: Bbh=2,06 T - Từ cảm dư: Bdu=(0,9-1,2) (T) - Độ từ thẩm đầu: =170 - Đồ từ thẩm cực đại: max=(5-6).1000 - Điện trở suất = (25-52).10-8 () - Khối lượng riêng: 7,75 (g/cm3) 3. Chọn các thông số mật độ từ cảm, hệ số từ rò và hệ số từ tản a) Chọn mật độ từ cảm - mật độ từ cảm ở lõi thép Để xác định tiết diện lõi cần chọn từ cảm cực đại ở lõi khi nắp hút. Từ thông lớn nhất tương ứng với từ cảm nằm ở gần nơi gắn lõi thép với mạch từ. Để sử dụng tối ưu vật liệu từ, Bmax khi phần ứng hút nên chọn gần vùng uốn của đường cong từ hoá. Với thép lá kỹ thuật điện loại э21 nên lấy Bmax=1-1,2 (T) Ta chọn Bmax=0,8 (T) - mật độ từ cảm ở khe hở không khí tới hạn: Bth=0,6 (T) b) Chọn hệ số từ rò. -Khi phần ứng hút, vì từ thông rò bé nên ta có thể chọn hệ số từ rò khi hút: =1 - khi phần ứng hở thì rất phụ thuộc vào dạng kết cấu của nam châm điện , chủ yếu phụ thuộc vào từ dẫn của từ thông rò. Từ dẫn rò tăng khi chiều dài của lõi tăng và giảm khi chiều rộng của cửa sổ mạch từ tăng, tăng khi đưòng kính của lõi tăng.Theo kinh nghiệm có thể chọn hệ số từ rò khi phần ứng hở là = 1,1 ( vì khe hở làm việc nhỏ) c) Chọn hệ số từ tản. Với nam châm điện dạng chữ U, hút chập ta có thể chọn hệ số từ tản =1,3 4.Kích thước và thông số của nam châm điện. 4.1.Xác định tiết diện lõi thép. Dựa vào từ thông đi qua lõi có cuộn dây và dựa vào từ cảm đã chọn ở khe hở không khí làm việc tại điểm tới hạn , sử dụng công thức tính lực hút điện từ của maxoen ta tính tiết diện của lõi như sau: Trong đó: Fdttt : lực hút điện từ tính toán ở khe hở không khí,(N) Bm : mật độ từ cảm lớn nhất trong lõi thép (T) Sl : diện tích lõi thép (m2) H/m Thay số vào ta có tiết diện lõi thép là: =4.10-5 (m2) =40 (mm2) Thực tế thì giữa các lá thép có một hệ số ép chặt do bề dày của lớp cách điện , bụi bẩn, và khe hở do công nghệ lắp ráp có sự sai khác. Do vậy ta chọn hệ số ép chật của các lá thép là 0,9. Vậy ta có diện tích lõi thép thực tế phải là Sl=40/0,9=44,5 (mm2) Với các mạch từ ép từ các lá thép kỹ thuật điện , quan hệ tối ưu của các mạch của tiết diện lõi chữ nhật là a/b=1. Để tăng độ bền cơ khí cũng như thuận tiện cho viêc đặt vòng ngắn mạch trên lõi thép ta chọn tỷ số a/b=1,5 Ta có: Sl=a.b=1,5.b2 Suy ra b= 5,45 (mm) Vậy ta sẽ chọn b=6(mm) để đảm bảo chắc chắn diện tích lõi thép có thể sinh ra từ thông cần thiết của nam châm. a=1,5.b=1,5.6=9(mm) Chọn a=9 (mm) Diện tích của lõi thép là Sl=a.b=9.6=54 (mm2) Với nam châm diện xoay chiều ta chọn thép lá kỹ thuật điện có độ dày là 35 mm , do vậy số lá thép cần dùng để tạo ra lõi thép của nam châm điện là : n=9/0,35 = 26 (tấm) 4.2.Kích thước nam châm điện. a) Xác định sức từ động của cuộn dây nam châm điện. Kích thước của cuộn dây nam châm điện hoàn toàn phụ thuộc vào sứctừ từ động (IW)tđ của nam châm điện do cuộn dây sinh ra . Phần lớn sức từ động này tạo ra các từ từ áp ở khe hở không khí làm việc. Ngoài ra , trong nam châm điện xoay chiều còn có thêm sức từ động tổn hao từ trễ và dòng xoáy trong lõi thép, tổn hao trong vòng ngắn mạch. Các tổn hao này làm tăng dòng điện trong cuộn dây nên sức từ động của cuộn dây cũng tăng. Người ta sử dụng trị số tổng khe hở làm việc tương đương ở trạng thái hút của phần ứng gồn các khe hở giả định ht , khe hở công nghệ cn , và khe hở chống dính cd đặc trưng cho từ áp rơi trên lõi thép, tổn hao từ trễ và dòng xoáy , và trong vòng ngắn mạch. Trong đó: cn = 0,03-0,1 (mm) Chọn cn = 0,1 mm ht =0,1 mm Vậy ta có: =2.0,1+0,1 = 0,3 (mm) Sức từ động của cuộn dây cần thiết cho nam châm điện tác động (IW)tđ có thể chia thành hai phần: (IW)tđ = (IW)h + (IW)nh -Xác đinh sức từ động của cuộn dây khi hút: (IW)h = Trong đó : Hệ số từ rò : =1,2 Hệ số từ tản: =1 (IW)h = ==172 (A.vòng) -Xác định sức từ động của cuộn dây khi nhả: (IW)nh = = =717 (A.vòng) Vậy sức từ động tổng của cuộn dây nam châm điện là: (IW)tđ = (IW)h + (IW)nh =171+717=888 (A.vòng) b) Kích thước cuộn dây. -Xác định tiết diện cuộn dây: Ta có công thức tính kích thước cuộn dây: Trong đó: KUmax =1,1 (Hệ số tăng áp) KUmin =0,85 (Hệ số sụt áp) J = 3 A/mm2 (Mật độ dòng điện) Kld = 0,5 (Hệ số lấp đầy cuộn dây) KI = (Bội số dòng điện) Thay số vào ta có: ==147,3 (mm2) -Xác định chiều cao và bề dày cuộn dây. Chọn hệ số hình dáng của cuộn dây: Khd = =2 Ta có: Scd=lcd.hcd ==147,3 (mm2) hcd==8,58 (mm) Ta chọn bề dày cuộn dây là hcd=9(mm) lcd=2.hcd =2.9 =18 (mm) c)Xác định kích thước nam châm điện. Trong đó: : Bề dày tấm cách điện ở hai đáy cuộn dây, chọn =1 (mm) : Bề dày lớp cách điện phía trong cuộn dây, chọn =0,5 (mm) : Bề dày lớp cách điện phía ngoài cuộn dây, chọn = 0,5 (mm) : Khoảng cách từ thân cuộn dây đến thân mạch từ đối diện chọn =2 (mm) Như vậy cửa sổ mạch từ có chiều rộng: C=hcd+++ = 9+0,5+0,5+2 =12 (mm) -Do mạch từ hình chữ U nên ta có thể lấy diện tích đáy bằng diện tích lõi thép: Sd = Sl =54 (mm2) -Diện tích nắp nam châm điện: Chiều rộng của nắp nam châm điện được chọn bằng chiều rộng của thân mạch từ , tức là : bn=9 (mm) Chiều cao của nắp nam châm điện được chọn là : hn=2 (mm) -Kích thước nam châm điện: +) Chiều dài nắp nam châm điện được lấy lớn hơn chiều dài mạch từ 5 (mm) để tiện lợi cho việc lắp ráp thanh truyền động . +) Chiều cao nam châm điện : H=+2.+lcd+lf Trong đó: Sd : Tiết diện đáy nam châm điện , Sd=40 (mm2) bd : Bề rộng đáy cực từ , bd=10 (mm) : Bề dày cách điện của 2 đáy cuộn dây, =1 (mm) lcd : chiều cao cuộn dây, lcd=16 (mm) lf : Khoảng cách phần ứng tới cách điện đầu cuộn dây khi nắp đóng, lf=2 (mm) Thay số vào ta được: H=54/9+2.1+16+2 =26 (mm) +) Chiều rộng nam châm điện: B=2.a+C +=2.6+12+0,5 = 24,5 (mm) +)Chiều cao của cửa sổ mạch từ. l=2.+lcd +lf=2.1+18+2 =22 (mm) 5. Tính toán kiểm nghiệm nam châm điện. 5.1.Vẽ sơ đồ thay thế Do mật độ từ cảm làm việc nhỏ nên mạch từ không bão hoà . Ta có thể bỏ qua từ trở sắt từ. Mặt khác nam châm điện hình chữ U , khe hở không khí làm việc nhỏ nên ta cũng bỏ qua khe hở không khí phụ , coi nam châm điện chỉ có một khe hở không khí. Trong đó: G : Từ dẫn ở khe hở không khí táo ra lực điện từ tác dụng lên nắp Gr : Từ dẫn rò , là phần từ thông không đi qua khe hở không khí làm việc mà nó khép kín qua các thân cực từ. Gt : Từ dẫn tản, là phần từ thông khép qua nắp nam châm điện nhưng không đi trong khe hở không khí làm việc.Do khe hở không khí nhỏ nên ta có thể bỏ qua phần từ thông tản. G∑ : Từ dân tổng tương đương của mạch từ G∑ = G+Gr 5.2Tính từ dẫn ở khe hở không khí. Sử dụng công thức kinh nghiệm trong bảng 1-3 (Khí cụ điện ) ta có công thức tính từ dẫn ở khe hở không khí của nam châm như sau: G= G = G = (H) Đạo hàm của từ dẫn ở khe hở không khí 5.3.Xác định từ dẫn rò. Từ dẫn rò của nam châm điện chủ yếu giữa các cực từ và ta có thể chia làm 3 phần như sau : -một hình trụ chữ nhật có kích thước l , c , e G1= -Hai hình nửa trụ đặc có đường kính c , chiều dài l G2= -Hai hình nửa trụ rỗng có đường kình trong c, đường kính ngoài (a+b+c) , chiều dài l G3= Trong đó: c: chiều rộng cửa sổ mạch từ, l: chiều cao mạch từ e: chiều rộng lõi thép a,b: chiều dài lõi thép làm việc và lõi thép phụ Như vậy ta có từ dẫn rò của nam châm điện: Gr = G1+2.G2+2.G3=+2. +2. Thay =4. ( ) l=22 (mm) a=b=9 (mm) e=6(mm) ta có: Gr=) Gr=43,2.10-9 (H) 5.4.Xác định từ dẫn tổng. Do khe hở không khí nhỏ nên ta có thể bỏ qua từ dẫn tản : G= G +Gr = +43,2.10-9 =(H) Vì Gr=const nên ta có: Xác định từ dẫn ở khe hở không khí tới hạn G===97,2.10-9 (H) =-43,2.10-6 5.5.Xác định suất từ dẫn rò. =1,96.10-6 (H/m) Từ dẫn rò qui đổi trong mạch từ xoay chiều được tính như sau: =14,4.10-9 (H) 5.6.Xác định từ thông và từ cảm. Từ thông ở khe hở không khí làm việc tới hạn được xác định như sau: =888.97,2.10-9 =0,86.10-4 (Wb) -Trị số từ thông trung bình do trị số thấp của điện áp nguồn sinh ra: =1,2.0,935.10-4 =0,95.10-4 (Wb) Trị số từ cảm tương ứng là: =1,7 T 5.7.Xác định thông số cuộn dây a)Xác định số vòng dây: W===3325 (vòng) Trong đó: KUmin : hệ số tụt áp, KUmin =0,85 Klr : hệ số tính tới sụt áp trên dây quấn, Klr=0,75 Udk: Điện áp cung cấp cho cuộn dây, Udk=110V =0,95.10-4 (Wb) b) Tiết diện dây quấn. Kld = 0,6 (Hệ số lấp đầy) lcd=18 (mm) hcd=9 (mm) W=3325 (vòng) Thay số vào ta có: (mm2) c) Đường kính dây quấn: Đường kính dây không kể đến cách điện: =0,13 (mm) Chọn đưòng kính dây là d=0,14 mm.Tra bảng 5-8 (TK KCĐ HA) ta có thông số đối với dây quấn đồng loại 'B đường kính dây lớn nhất khi có cách điện d'=0,165 (mm) , lúc đó tiết diện có cách điện là q'==0,02137 (mm2) Hệ số lấp đầy thực sự của cuộn dây là: Klđ==0,54 Trong đó: k: hệ số có xét đến sự không đồng đều của dây quấn, k=0,95 d: Đường kính dây quấn khi không có cách điện , d=0,14 mm d': Đường kính dây quấn có kể đến cách điện , d'=0,165 mm d)Tiết diện cuộn dây khi hiệu chỉnh lại. Tiết diện cuộn dây: Scd==132(mm2) Chiều cao và bề dày thực sự của cuộn dây khi được hiệu chỉnh lại có giá trị là: hcd=8,5 (mm) lcd=16 (mm) Chiều cao của nam châm điện được xác định lại là: H=+2.+lcd+lf =54/9+2.1+16+2 =26 (mm) +) Chiều rộng nam châm điện: B=2.a+C+hcd+=2.6+12+8,5+0,5 = 33 (mm) +)Chiều cao của cửa sổ mạch từ. l=2.+lcd +lf=2.1+16+2 =20 (mm) 5.8.Tính toán vòng ngắn mạch. Để chống rung cho phần động của nam châm điện xoay chiều do lực đập mạch gây nên , ta có thể sử dụng các biện pháp: + Đối với nam châm điện bé dùng phần ứng thể khối, hoặc nam châm điện hai hay ba pha. + Dùng vòng ngấn mạch đối với nam châm điện xoay chiều một pha . Như vậy để phần động nam châm điện khỏi bị rung thì trị số của lực từ bé nhất phải luôn luôn lớn hơn phản lực (Tổng các lực cơ) tác động lên phần ứng ở trạng thái hút, ngược chiều với lực hút điện từ. Điều này do vòng ngắn mạch tạo nên , nó chia diện tích lõi cực từ S1 ra thành 2 phần gồm phần trong có diện tích St và phần ngoài có diện tích Sn so với vòng ngắn mạch sao cho đạt được các đại lượng cần thiết Bt , Bn và tổn hao năng lượng trong vòng ngắn mạch Pnm bé nhất. Để tính toán vòng ngắn mạch , cần biết trước các số liệu : Lực cơ tổng qui đổi Fcơđ , lực điện từ phân bố ở khe hở không khí làm việc , tỉ lệ với diện tích lõi cực S1 và phần diện tích của cực từ sẽ đặt vòng ngắn mạch . Có nhiều cách tính toán vòng ngắn mạch , nhưng cách tính thông dụng nhất là tính theo tỷ số giữa lực từ bé nhất và lực điện từ trung bình khi không có vòng ngắn mậch. -Số vòng ngắn mạch: Wnm=1 vòng -Diện tích rãnh đặt vòng ngắn mạch: Snm=2.a=1.9=9 (mm2) -Lực hút điện từ trung bình ở khe hở làm việc khi không có vòng ngắn mạch ở trạng thái hút của phần ứng. Ftbh= Trong đó : :Từ thông trung bình ở khe hở làm việc khi phần ứng hút: :Hệ số từ rò khi phần ứng hút , ,3 =42.10-6 (Wb) Stn :Diện tích tổng trong và ngoài vòng ngắn mạch Stn=Sl-Snm=54-9=45(mm2) Ftbh=19,9.104.=7,8 (N) -Tỷ số f1 của lực điện từ bé nhất và trị số trung bình của lực điện từ khi không có vòng ngắn mạch: f1==0,6 Tỷ số diện tích giữa cực từ ngoài và trong vòng ngắn mạch: - Điện trở vòng ngắn mạch tính theo công thức: Rmin = Trong đó: (rad/s) =0,3 (mm) Sm :diện tích trong và ngoài vòng ngắn mạch f1 : tỷ số giữa lực từ bé nhất với giá trị trung bình của lực điện từ khi không có vòng ngắn mạch ,f1=0,58 Rmin == =4,5.10-6 -Góc lệch pha giữa từ thông ngoài và từ thông trong vòng ngắn mạch: Trong đó: St : Diện tích cực từ trong vòng ngắn mạch , St ==28 (mm2) =1,97 -Từ thông trong vòng ngắn mạch Chọn C= =21,5.10-6 (Wb) -Từ thông ngoài vòng ngắn mạch (Wb) -Từ cảm ở khe hở ngoài vòng ngắn mạch T Với Sn =Stn-St=45-28=17 (mm2) -Lực điện từ ngoài vòng ngắn mạch. =8,85 (N) -Lực điện từ trong vòng ngắn mạch. =3,28 (N) -Lực điện từ cực đại =7,41 (N) -Lực điện từ trung bình : Ftb=Ftbt+Ftbn = 3,28+8,85=12 (N) -Lực điện từ nhỏ nhất.Fmin=Ftb-Fmax=12-7,41=4,59 (N) Vì khi tính toán ta đã bỏ qua vai trò của khe hở phụ nên thực tế lực điện từ nhỏ nhất của nam châm lớn hơn một hệ số là 1,1 lần.Vậy ta có 1,1.Fmin=1,1.4,59=5(N) > Fcth=4,66 (N) Vậy vòng ngắn mạch đã thiết kế thoả mãn điều kiện sinh lực . - Tỷ số giữa lực trung bình và lực bé nhất (N) -Tổn hao năng lượng trong vòng ngắn mạch = Trong đó: Ku max: hệ số tăng áp , Ku max=1,1 Ku min : hệ số giảm áp , Ku min=0,85 :Từ thông trong vòng ngắn mạch Rmin : Điện trở vòng ngắn mạch ===7,2 (W) - Vật liệu làm vòng ngắn mạch là đồng có các thông số: Điện trở suất () Hệ số nhiệt điện trở (1/0C) Nhiệt độ giả định của vòng ngắn mạch là 2000C Điện trở suất của vòng ngắn mạch ở 200 0C là =0,031.10-3 () 5.9.Tính toán nhiệt cuộn dây nam châm điện. -Điện trở dây quấn: Chiều dài trung bình của một vòng dây: ltb=4.(a+2.)+.hcd Trong đó: a: bề rộng cực từ, a=6 (mm) hcd:bề dày cuộn dây, hcd= 8,5 (mm) : Khoảng cách lớp cách điện phía trong cuộn dây, =0,5 mm Vậy ltb=4.(a+2.)+.hcd =4.(6+2.0,5) + 3,14.8,5 =54,69 mm Từ đó ta có: ==148 -Tổn hao năng lượng trong dây quấn: Pdq= Với dòng điện trong cuộn dây khi hút Ih=(IW)tđ/(W.KI)=888/(3325.5,2)=0,05 A Vậy Pdq=0,052.148=0,37 (W) -Diện tích toả nhiệt của cuộn dây: Stn=2.lcd. [(2.hcd+a)+(2.hcd+b)]=2.18. [(2.8,8+9)+(2.8.5+6) ] Stn=1764 (mm2) -Độ tăng nhiệt trong cuộn dây: =23 0C Vậy nhiệt độ phát nóng của cuộn dây nam châm điện vẫn thoả mãn giới hạn cho phép. 5.10.Tính hệ số nhả của nam châm điện. a) Tính và dựng đặc tính của nam châm điện. Đặc tính lực hút của nam châm điện được biểu diễn qua quan hệ lực hút điện từ và hành trình phần ứng của nó, tức là khe hở làm việc Fh=f() khi điện áp hoặc dòng điện là hằng số. Đậc tính này được tính toán và dựng theo các đặc tính lực. Theo công thức (5-10) - TK KCĐ HA ta có: Trong đó: Mặt khác : Với Udm: Điện áp cuộn dây, Udm=110V f: tần số lưới điện, f=50Hz W: số vòng cuộn dây nam châm điện, W=3325 vòng Kir:hệ số tính tới sự tổn thất trên cuộn dây, Kir=0,96 Ku:hệ số biến đổi điện áp theo các giá trị Ku=0,25 ; 0,4 ; 0,6 ; 0,8 ; 1 ; 1,1. Từ đó ta có: Mặt khác : Với Grqd=43,2.10-9 (H) Thay số vào ta có: =1+637. Đạo hàm của từ dẫn rò: Đạo hàm của từ dẫn ở khe hở không khí : Suy ra : =53,3. Với trị số điện áp cuộn dây và khe hở không khí khác nhau thì ta sẽ có được các lực hút tương ứng. Do vậy ta lập được bảng sau: (mm) Fcơ Fdth (Ku=0,4) Fdth (Ku=0,6) Fdth (Ku=0,8) Fdth (Ku=1) 0 6,65 8.53 19,19 34,11 53,3 0,5 5,49 4,90 11,04 19,62 30,66 1,25 4,25 2,64 5,95 10,57 16,52 3,25 3,5 0,90 2,04 3,62 5,65 3,75 2,38 0,74 1,67 2,97 4,64 4,50 1,23 0,57 1,28 2,28 3,57 Qua bảng trên ta thấy : các đường Fdth ứng với 60%Udm và 80%Udm là các đường sát với phía dưới và phía trên các đặc tính cơ , vì vậy ta có thể lấy 60%Udm là điện áp khi nắp ở trạng thái nhả, còn 80%Udm là điện áp khi nắp ở trạng thái hút. Do đó ta có thể lấy hệ số nhả theo công thức : Ta có đường đặc tính lực hút như sau: CHƯƠNG V HOÀN THIỆN KẾT CẤU I.Mạch vòng dẫn điện 1.Thanh dẫn động. -Bể rộng của thanh dẫn động: a=5 mm -Bề dày của thanh dẫn động: b=0,5 mm -Chiều dài của thanh dẫn động: l=70 mm 2.Thanh dẫn tĩnh. -Bề rộng của thanh dẫn tính: a=5 mm -Bề dày của thanh dẫn tính: b=1 mm -Chiều cao của thanh dẫn tĩnh: l=10 mm 3.Vít đầu nối. -Vít được lựa chọn là loại M3 -Bulông được làm bằng thép. -Trụ lõi dẫn điện có ren . -Tiết diện tiếp xúc của mối nối: Stx=16 mm2 4.Dây nối mềm. Chọn loại dây dẫn mềm có vỏ cách điện bằng nhựa , đây là loại dây dẫn bằng sợi có đường kính dây dẫn là 1 mm 5.Hệ thống tiếp điểm. Tiếp điểm được làm bằng chất liệu bạc, tiếp điểm kiều bắc cầu -Đường kính tiếp điểm: d=3 mm -Chiều cao tiếp điểm: h=1,25 mm -Kiều tiếp xúc của tiếp điểm là tiếp xúc điểm. *Lò xo tiếp điểm đồng thời cũng là thanh dẫn động . -Độ võng của lò xo ở đầu mút: f=0,7 mm -Giới hạn mỏi cho phép khi uốn u=190 N/mm2 -Giới hạn mỏi cho phép khi xoắn: x =120 N/mm2 *Lò xo nhả Vật liệu dùng làm lò xo là thép cacbon, lò xo kiều xoắn hình tru , có thể chịu nén tôt. -Đưòng kính dây quấn lò xo: d=0,5 mm -Đường kính lò xo: D=5 mm -Số vòng lò xo: w=7 vòng -Bước lò xo chịu nén: tn=1 mm -Độ cứng lò xo: j=0,45 N/mm -Chiều dài của lò xo: ln= 7,75 mm -Giới hạn mỏi cho phép khi xoắn: 480 N/mm2 II.Nam châm điện. 1.Mạch từ. -Vật liệu để làm mạch từ là thép lá kỹ thuật điện -Bề rộng cực từ a=6 mm -Bề dày cực từ b=9 mm -Tiết diện cực từ S=54 mm2 -Bề rộng cửa sổ mạch từ c=12 mm -Chiều cao cửa sổ mạch từ hc=20 -Chiều rộng đáy nam châm điện bd=9 mm -Chiều cao đáy nam châm điện hd=6 mm -Chiều cao nắp nam châm điện hn=3 mm -Diện tích đáy nam châm điện Sd=54 mm2 -Diện tích nắp nam châm điện Sn=27 mm2 -Chiều cao nam châm điện H=26 mm -Chiều rộng nam châm điện B=24,5 mm Khoảng cách từ cuộn dây tới chỗ gá nam châm điện x=10 mm 2.Cuộn dây. -Cuộn dây làm bằng đồng, dây quấn tròn, có bọc cách điện. -Số vòng dây W=3325 vòng -Tiết diện dây quấn khi chưa có cách điện q=0,0154 mm2 -Đường kính dây quấn khi chưa có cách điện d=0,14 mm -Tiết diện dây quấn khi có cách điện q' =0,0214 mm2 -Đường kính dây quấn khi có cách điện d' =0,165 mm -Bề dày cuộn dây: hcd=8,5 mm -Chiều cao cuộn dây lcd=16 mm 3.Vòng ngắn mạch. -Bề rộng của vòng ngắn mạch =1 mm -Tiết diện vòng ngắn mạch Snm=1mm2 -Diện tích trong và ngoài vòng ngắn mạch Stn=45 mm2 -Tiết diện cực từ trong vòng ngắn mạch St=28 mm2 -Tiết diện cực từ ngoài vòng ngắn mạch Sn=17 mm2 CHƯƠNG VI : MẠCH ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG RƠLE TRUNG GIAN Do Rơle trung gian có cấu tạo đặc biệt là gồm nhiều tiếp điểm và dòng điện chạy qua tiếp điểm nhỏ nên loại Rơle này thường được sử dụng trong các sơ đồ điều khiển tự động . Trong hệ thống điều hoà không khí trung tâm bao gồm có 4 động cơ chính: Máy nén, quạt lạnh, quạt nóng, bơm nước và hệ thống đòi hỏi vừa vận hành tự động và vừa vận hành bằng tay . Do vậy ta sử dụng 2 Rơle trung gian điện từ kiểu kín có 4 tiếp điểm thường mở và 4 tiếp điểm thường đóng để điều khiển hệ thống . Sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển như sau: Trong đó: Do yêu cầu của hệ thống lạnh mà trình tự hoạt động của các động cơ phải theo thứ tự : Quạt lạnh --> Bơm nước -->Quạt nóng -->Máy nén nên ta kí hiệu : chỉ số 1 : là của Quạt lạnh chỉ số 2 : là của Bơm nước chỉ số 3 : là của Quạt nóng chỉ số 4 : là của Máy nén T: Rơ le thời gian , dùng để chỉnh định thời gian đóng động cơ có nối với tiếp điểm của nó. K: Các khởi động từ dùng để cấp nguồn cho các động cơ RBT, RTĐ : là các Rơle trung gian điện từ kiểu kín có 4 tiếp điểm thường đóng và 4 tiếp điểm thường mở. M: Các nút ấn khởi động động cơ bằng tay D: Các nút ấn đẻ dừng động cơ. Nguyên tắc hoạt động của sơ đồ mạch trên như sau: Đầu tiên ta cần lựa chọn chế độ hoạt động của mạch là điều khiển tự động hay điều khiển bằng tay bằng cách gạt công tắc CT1. Khi muốn điều khiển bằng tay thì ta gạt công tắc CT1 sang vị trí BT, còn muốn điều khiển tự động thì gạt công tắc sang vị trí TĐ. Để đảm bảo an toàn cho vận hành của hệ thống ta bố trí công tắc CT2 nối liên động với công tắc CT1 để tránh trường hợp nối ngắn mạch hai tiếp điểm của các Rơle trung gian. *Quá trình điều khiển hệ thống bằng tay: Trước hết ta phải gạt công tắc CT1 sang vị trí BT. Lúc này cuộn dây của Rơle trung gian RBT được cấp điện và tác động làm đóng các tiếp điểm thường mở của nó trên mạch điều khiển sẵn sàng cấp điện cho các cuộn dây của các khởi động từ. Ấn nút M1, cuộn dây K1 được cấp điện và tác động làm đóng các tiếp điểm trong mạch lực cấp điện cho quạt lạnh, đồng thời hai tiếp điểm phụ của nó trong mạch điều khiển cũng đóng lại để tự duy trì điện áp cấp cho K1 và chuẩn bị sẵn sàng để cấp điện cho cuộn K2. Khi quạt lạnh đã chạy , để khởi động bơm nước ta ấn tiếp nút ấn M2, cuộn dây K2 có điện sẽ đóng các tíêp điểm của nó ở mạch lực để cấp điện cho máy bơm nước , đồng thời hai tiếp điểm của nó ở mạch điều khiển cũng đóng lại để tự duy trì điện áp và sẵn sàng cấp điện cho quạt nóng khi ấn nút M3. Quá trình đóng điện cho quạt nóng và máy nén cũng diễn ra tương tự.Do yêu cầu của hệ thống lạnh và sự bố trí các tiếp điểm phụ của các khởi động từ mà vì một lý do nào đó mà một động cơ không hoạt động thì các động cơ ở phía sau nó sẽ không thể khởi động . *Khi muốn điều khiển hệ thống tự động ta gạt công tắc CT1 sang vị trí TĐ, khi đó cuộn dây RBT sẽ mất điện làm mở các tiếp điểm của nó trong mạch điều khiển, đồng thời cuộn dây của Rơle trung gian RTĐ có điện và tác động đóng các tiếp điểm của trong mạch điều khiển. Vì công tắc CT2 nối liên động với công tắc CT1 nên khi gạt CT1 sang vị trí TĐ thì công tắc CT2 cũng đóng lại và cấp điện cho cuộn dây K1 và T1. Cuộn dây K1 có điện sẽ tác động đóng các tiếp điểm của nó ở mạch lực để cấp điện cho quạt lạnh , Sau một thời gian chỉnh định thì Role thời gian T1 tác động và đóng tiếp điểm của nó để khời động máy bơm , quá trình sẽ tiếp tục như vậy để khởi động quạt nóng và máy nén.Việc chỉnh định thời gian của các Rơle thời gian phụ thuộc vào thời gian khởi động của các động cơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế Rơle trung gian điện từ kiểu kín.doc