Thiết kế thi công trung tâm thương mại bờ hồ thành phố Thanh Hoá – Toà nhà trung tâm

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay với xu hướng phát triển của thời đại thì nhà cao tầng được xây dựng rộng rãi ở các thành phố và đô thị lớn. Trong đó, các cao ốc kết hợp giữa thương mại và văn phòng cho thuê là khá phổ biến. Cùng với nó thì trình độ kĩ thuật xây dựng ngày càng phát triển, đòi hỏi những người làm xây dựng phải không ngừng tìm hiểu nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công nghệ. Đồ án tốt nghiệp lần này là một bước đi cần thiết cho em nhằm hệ thống các kiến thức đã được học ở nhà trường sau gần năm năm học. Đồng thời nó giúp cho em bắt đầu làm quen với công việc thiết kế một công trình hoàn chỉnh, để có thể đáp ứng tốt cho công việc sau này. Với nhiệm vụ được giao, thiết kế đề tài: “Trung Tâm Thương Mại Bờ Hồ Thành Phố Thanh Hoá – Toà Nhà Trung Tâm “. Trong giới hạn đồ án thiết kế : Phần I : Kiến trúc : 20 %.-Giáo viên hướng dẫn: Kts. Phan Hữu Bách. Phần II : Kết cấu : 50%. -Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Quang Thịnh. Phần III : Thi công : 30%. – Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bạch Điêp. Trong quá trình thiết kế, tính toán, tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn chế, và chưa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn em không tránh khỏi sai xót. Em kính mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa, trong khoa Xây dựng DD-CN, đặc biệt là các thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong đề tài tốt nghiệp này. I.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây đã trở thành một trong những khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 6¸8% chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Điều này thể hiện rõ nét qua việc điều chỉnh chính sách về kinh tế cũng như chính trị của các nước Phương Tây nhằm tăng cường sự có mặt của mình trong khu vực Châu Á và cuộc đấu tranh để giành lấy thị phần trong thị trường năng động này đang diễn ra một cách gay gắt. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bật của các nước trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến rất đáng kể. Đi đôi với chính sách đổi mới, chính sách mở cửa thì việc tái thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết. Mặt khác với xu thế phát triển của thời đại thì việc thay thế các công trình thấp tầng bằng các công trình cao tầng là việc làm rất cần thiết để giải quyết vấn đề đất đai cũng như thay đổi cảnh quan đô thị cho phù hợp với tầm vóc của một thành phố lớn. Nằm ở Bắc Trung Bộ, Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú và đa dạng. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106 km2, dân số trên 3,6 triệu người, sinh sống và làm việc tại 27 huyện, thị xã và thành phố. Quỹ đất ở thành phố ngày một thu hẹp trong khi đó nhu cầu về đất dành cho kinh doanh ngày một tăng. Vì vậy việc xây dựng một toà cao ốc vừa kết hợp giữa thương mại và cho các cơ quan thuê là rất cần thiết và hợp lý để giải quyết các vấn đề trên. Chính vì những lý do trên mà công trình “Trung Tâm Thương Mại Bờ Hồ Thành Phố Thanh Hoá“ được cấp phép xây dựng. II.VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: Công trình “Trung Tâm Thương Mại Bờ Hồ Thành Phố Thanh Hoá“ được xây dựng trên khu đất thuộc Thành phố Thanh Hoá. Khu đất xây dựng công trình nằm trong dự án quy hoạch và sử dụng của thành phố. III.QUY MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH: Diện tích sử dụng để xây dựng công trình khoảng 10.000 m2, diện tích xây dựng là 3.060 m2, diện tích còn lại dùng làm hệ thống khuôn viên, cây xanh, các sân thể thao và giao thông nội bộ. Công trình gồm 21 tầng trong đó có một tầng hầm dùng làm gara ôtô và tầng 5 bố trí các phòng kỹ thuật, máy móc, điều hoà Công trình có tổng chiều cao là 70,4 (m) kể từ cốt [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TRUNGD%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]0,000 và tầng hầm nằm ở cốt –3,300 so với cốt [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TRUNGD%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG]0,000. Tầng 1¸3 dùng làm siêu thị nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bán và các dịch vụ vui chơi giải trí. Tầng 4¸19 dùng làm văn phòng cho các cơ quan thuê. Công trình là đặc trưng điển hình của quá trình đô thị hoá theo xu hướng hiện đại. IV.GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: 1.Thiết kế tổng mặt bằng: Căn cứ vào đặc điểm mặt bằng khu đất, yêu cầu công trình thuộc tiêu chuẩn quy phạm nhà nước, phương hướng quy hoạch, thiết kế tổng mặt bằng công trình phải căn cứ vào công năng sử dụng của từng loại công trình, dây chuyền công nghệ để có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt, phải đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Bố cục và khoảng cách kiến trúc đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh. Toàn bộ mặt trước công trình trồng cây và để thoáng, khách có thể tiếp cận đễ dàng với công trình. Giao thông nội bộ bên trong công trình thông với các đường giao thông công cộng, đảm bảo lưu thông bên ngoài công trình. Tại các nút giao nhau giữa đường nội bộ và đường công cộng, giữa lối đi bộ và lối ra vào công trình có bố trí các biển báo. Bao quanh công trình là các đường vành đai và các khoảng sân rộng, đảm bảo xe cho việc xe cứu hoả tiếp cận và xử lí các sự cố. 2.Giải pháp thiết kế kiến trúc: a.Thiết kế mặt bằng các tầng: Mặt bằng tầng hầm: bố trí các phòng kĩ thuật, bể nước ngầm, phần diện tích còn lại để ôtô và xe máy. Mặt bằng tầng hầm được đánh đốc về phía rãnh thoát nước với độ đốc 0,1% để giải quyết vấn đề vệ sinh của tầng hầm. Mặt bằng tầng 1: bố trí các sảnh lớn là nơi tiếp đón khách đến với các khu dịch vụ và văn phòng các công ty. Các siêu thị được bố trí trong một không gian lớn phía trước. Ngoài ra còn có không gian dành cho các câu lạc bộ thuê được bố trí phía sau nhưng vẫn đảm bảo việc liên hệ dễ dàng với khu trung tâm. Mặt bằng tầng 2,3: tất cả diện tích đều dành cho việc kinh doanh, buôn bán gồm : các siêu thị, các cửa hàng, Tầng 1,2,3 đều cao 4,5m tạo ra một không gian rộng lớn, hoành tráng. Mặt bằng tầng 4: chia làm 2 phần: một phần dùng làm văn phòng cho các cơ quan thuê. Phần còn lại dùng làm quán bar. Mặt bằng tầng 5: dùng làm tầng kĩ thuật. Đây là nơi để bố trí các phòng kỹ thuật, các loại thiết bị và hệ thống kỹ thuật. Mặt bằng tầng điển hình 6¸19: gồm 5 phòng được bố trí đối xứng quanh trục giao thông đứng. Hệ thống vệ sinh được bố trí chung cho cả tầng gồm hai khu vệ sinh ở mỗi đầu của các tầng. Hệ thống hành lang được tổ chức hợp lý đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố. Diện tích các phòng như sau: Văn phòng cho thuê 1: diện tích 160 m2. Văn phòng cho thuê 2: diện tích 120 m2. Văn phòng cho thuê 3: diện tích 100 m2. Mặt bằng tầng mái: dùng để đặt bể nước mái và kỹ thuật thang máy. b.Thiết kế mặt đứng: Công trình thuộc loại công trình lớn ở Hải Phòng với hình khối kiến trúc được thiết kế theo kiến trúc hiện đại tạo nên từ các khối lớn kết hợp với kính và sơn màu tạo nên sự hoành tráng của công trình. Bao quanh công trình là hệ thống tường kính, có lúc là liên tục từ dưới lên, có lúc là hệ thống các cửa sổ được ngăn cách bởi các mảng tường. Điều này tạo cho công trình có một dáng vẻ kiến trúc rất hiện đại, thể hiện được sự sang trọng và hoành tráng. c.Thiết kế mặt cắt: Nhằm thể hiện nội dung bên trong công trình, kích thước cấu kiện cơ bản, công năng của các phòng. Dựa vào đặc điểm sử dụng và các điều kiện vệ sinh ánh sáng, thông hơi thoáng gió cho các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng như sau: Tầng hầm cao 3,3m. Tầng 1,2,3 cao 4,5m. Tầng 5 là tầng kỹ thuật nên cao 2,4m. Tâng 4, tầng 6¸19 cao 3,3m. Tầng mái cao 5,0m để có thể bố trí kỹ thuật thang máy và bể nước mái. 3.Giải pháp kết cấu: Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc sử dụng kết cấu bêtông cốt thép trong xây dựng trở nên rất phổ biến. Đặc biệt trong xây dựng nhà cao tầng, bêtông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có những ưu điếm sau: + Giá thành của kết cấu bêtông cốt thép thường rẻ hơn kết cấu thép đối với những công trình có nhịp vừa và nhỏ chịu tải như nhau. + Bền lâu, ít tốn tiền bảo dưỡng, cường độ ít nhiều tăng theo thời gian. Có khả năng chịu lửa tốt. + Dễ dàng tạo được hình dáng theo yêu cầu của kiến trúc. Chính vì các lý do trên mà sử dụng giải pháp hệ khung-vách bằng BTCT đổ toàn khối. Hệ thống thang bộ, thang máy là lõi trung tâm đảm bảo sự bền vững, chắc chắn cho công trình. Chiều cao tầng điển hình là 3,3m với nhịp là 8,4m. Giải pháp khung-vách BTCT với dầm đổ toàn khối, bố trí các dầm trên đầu cột và gác qua vách cứng. 4.Giao thông nội bộ công trình: Hệ thống giao thông theo phương đứng được bố trí với 5 thang máy cho đi lại, 2 cầu thang bộ kích thước vế thang lần lược là 1,25m và 1,05m. Ngoài ra còn có hai cầu thang bộ thoát hiểm ở hai đầu nhà. Hệ thống giao thông theo phương ngang với các hành lang được bố trí phù hợp với yêu cầu đi lại. 5.Các giải pháp kỹ thuật khác: a.Hệ thống chiếu sáng: Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các mặt đều được lắp kính. Ngoài ra ánh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết những điểm cần chiếu sáng. b.Hệ thống thông gió: Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa sổ. Ngoài ra sử dụng hệ thống điều hoà không khí được xử lý và làm lạnh theo hệ thống đường ống chạy theo các hộp kỹ thuật theo phương đứng, và chạy trong trần theo phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ. c.Hệ thống điện: Tuyến điện trung thế 15KV qua ống dẫn đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế của công trình. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm hai máy phát điện đặt tại tầng hầm của công trình. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất thì máy phát điện sẽ cung cấp điện cho các trường hợp sau: Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.Các phòng làm việc ở các tầng.Hệ thống thang máy.Hệ thống máy tính và các dịch vụ quan trọng khác. d.Hệ thống cấp thoát nước: *Cấp nước: Nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đi vào bể ngầm đặt tại tầng hầm của công trình. Sau đó được bơm lên bể nước mái, quá trình điều khiển bơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Nước sẽ theo các đường ống kĩ thuật chạy đến các vị trí lấy nước cần thiết. *Thoát nước: Nước mưa trên mái công trình, trên logia, ban công, nước thải sinh hoạt được thu vào xênô và đưa vào bể xử lý nước thải. Nước sau khi được xử lý sẽ được đưa ra hệ thống thoát nước của thành phố. e.Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: *Hệ thống báo cháy: Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi phòng và mỗi tầng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy phòng quản lý nhận được tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả hoạn cho công trình. *Hệ thống chữa cháy: Thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn liên quan khác (bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy). Tất cả các tầng đều đặt các bình CO2, đường ống chữa cháy tại các nút giao thông. f.Xử lý rác thải: Rác thải ở mỗi tầng sẽ được thu gom và đưa xuống tầng kĩ thuật, tầng hầm bằng ống thu rác. Rác thải được xử lí mỗi ngày. e.Giải pháp hoàn thiện: -Vật liệu hoàn thiện sử dụng các loại vật liệu tốt đảm bảo chống được mưa nắng sử dụng lâu dài. Nền lát gạch Ceramic. Tường được quét sơn chống thấm. -Các khu phòng vệ sinh, nền lát gạch chống trượt, tường ốp gạch men trắng cao 2m . -Vật liệu trang trí dùng loại cao cấp, sử dụng vật liệu đảm bảo tính kĩ thuật cao, màu sắc trang nhã trong sáng tạo cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi. - Hệ thống cửa dùng cửa kính khuôn nhôm.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế thi công trung tâm thương mại bờ hồ thành phố Thanh Hoá – Toà nhà trung tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây đã trở thành một trong những khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 6¸8% chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Điều này thể hiện rõ nét qua việc điều chỉnh chính sách về kinh tế cũng như chính trị của các nước Phương Tây nhằm tăng cường sự có mặt của mình trong khu vực Châu Á và cuộc đấu tranh để giành lấy thị phần trong thị trường năng động này đang diễn ra một cách gay gắt. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bật của các nước trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến rất đáng kể. Đi đôi với chính sách đổi mới, chính sách mở cửa thì việc tái thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết. Mặt khác với xu thế phát triển của thời đại thì việc thay thế các công trình thấp tầng bằng các công trình cao tầng là việc làm rất cần thiết để giải quyết vấn đề đất đai cũng như thay đổi cảnh quan đô thị cho phù hợp với tầm vóc của một thành phố lớn. Nằm ở Bắc Trung Bộ, Thanh Hoá là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú và đa dạng. Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.106 km2, dân số trên 3,6 triệu người, sinh sống và làm việc tại 27 huyện, thị xã và thành phố. Quỹ đất ở thành phố ngày một thu hẹp trong khi đó nhu cầu về đất dành cho kinh doanh ngày một tăng. Vì vậy việc xây dựng một toà cao ốc vừa kết hợp giữa thương mại và cho các cơ quan thuê là rất cần thiết và hợp lý để giải quyết các vấn đề trên. Chính vì những lý do trên mà công trình “Trung Tâm Thương Mại Bờ Hồ Thành Phố Thanh Hoá“ được cấp phép xây dựng. II.VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: Công trình “Trung Tâm Thương Mại Bờ Hồ Thành Phố Thanh Hoá“ được xây dựng trên khu đất thuộc Thành phố Thanh Hoá. Khu đất xây dựng công trình nằm trong dự án quy hoạch và sử dụng của thành phố. III.QUY MÔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH: Diện tích sử dụng để xây dựng công trình khoảng 10.000 m2, diện tích xây dựng là 3.060 m2, diện tích còn lại dùng làm hệ thống khuôn viên, cây xanh, các sân thể thao và giao thông nội bộ. Công trình gồm 21 tầng trong đó có một tầng hầm dùng làm gara ôtô và tầng 5 bố trí các phòng kỹ thuật, máy móc, điều hoà…Công trình có tổng chiều cao là 70,4 (m) kể từ cốt 0,000 và tầng hầm nằm ở cốt –3,300 so với cốt 0,000. Tầng 1¸3 dùng làm siêu thị nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bán và các dịch vụ vui chơi giải trí. Tầng 4¸19 dùng làm văn phòng cho các cơ quan thuê. Công trình là đặc trưng điển hình của quá trình đô thị hoá theo xu hướng hiện đại. IV.GIẢI PHÁP THIẾT KẾ: 1.Thiết kế tổng mặt bằng: Căn cứ vào đặc điểm mặt bằng khu đất, yêu cầu công trình thuộc tiêu chuẩn quy phạm nhà nước, phương hướng quy hoạch, thiết kế tổng mặt bằng công trình phải căn cứ vào công năng sử dụng của từng loại công trình, dây chuyền công nghệ để có phân khu chức năng rõ ràng đồng thời phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt, phải đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Bố cục và khoảng cách kiến trúc đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh. Toàn bộ mặt trước công trình trồng cây và để thoáng, khách có thể tiếp cận đễ dàng với công trình. Giao thông nội bộ bên trong công trình thông với các đường giao thông công cộng, đảm bảo lưu thông bên ngoài công trình. Tại các nút giao nhau giữa đường nội bộ và đường công cộng, giữa lối đi bộ và lối ra vào công trình có bố trí các biển báo. Bao quanh công trình là các đường vành đai và các khoảng sân rộng, đảm bảo xe cho việc xe cứu hoả tiếp cận và xử lí các sự cố. 2.Giải pháp thiết kế kiến trúc: a.Thiết kế mặt bằng các tầng: Mặt bằng tầng hầm: bố trí các phòng kĩ thuật, bể nước ngầm, phần diện tích còn lại để ôtô và xe máy. Mặt bằng tầng hầm được đánh đốc về phía rãnh thoát nước với độ đốc 0,1% để giải quyết vấn đề vệ sinh của tầng hầm. Mặt bằng tầng 1: bố trí các sảnh lớn là nơi tiếp đón khách đến với các khu dịch vụ và văn phòng các công ty. Các siêu thị được bố trí trong một không gian lớn phía trước. Ngoài ra còn có không gian dành cho các câu lạc bộ thuê được bố trí phía sau nhưng vẫn đảm bảo việc liên hệ dễ dàng với khu trung tâm. Mặt bằng tầng 2,3: tất cả diện tích đều dành cho việc kinh doanh, buôn bán gồm : các siêu thị, các cửa hàng, …Tầng 1,2,3 đều cao 4,5m tạo ra một không gian rộng lớn, hoành tráng. Mặt bằng tầng 4: chia làm 2 phần: một phần dùng làm văn phòng cho các cơ quan thuê. Phần còn lại dùng làm quán bar. Mặt bằng tầng 5: dùng làm tầng kĩ thuật. Đây là nơi để bố trí các phòng kỹ thuật, các loại thiết bị và hệ thống kỹ thuật. Mặt bằng tầng điển hình 6¸19: gồm 5 phòng được bố trí đối xứng quanh trục giao thông đứng. Hệ thống vệ sinh được bố trí chung cho cả tầng gồm hai khu vệ sinh ở mỗi đầu của các tầng. Hệ thống hành lang được tổ chức hợp lý đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố. Diện tích các phòng như sau: Văn phòng cho thuê 1: diện tích 160 m2. Văn phòng cho thuê 2: diện tích 120 m2. Văn phòng cho thuê 3: diện tích 100 m2. Mặt bằng tầng mái: dùng để đặt bể nước mái và kỹ thuật thang máy. b.Thiết kế mặt đứng: Công trình thuộc loại công trình lớn ở Hải Phòng với hình khối kiến trúc được thiết kế theo kiến trúc hiện đại tạo nên từ các khối lớn kết hợp với kính và sơn màu tạo nên sự hoành tráng của công trình. Bao quanh công trình là hệ thống tường kính, có lúc là liên tục từ dưới lên, có lúc là hệ thống các cửa sổ được ngăn cách bởi các mảng tường. Điều này tạo cho công trình có một dáng vẻ kiến trúc rất hiện đại, thể hiện được sự sang trọng và hoành tráng. c.Thiết kế mặt cắt: Nhằm thể hiện nội dung bên trong công trình, kích thước cấu kiện cơ bản, công năng của các phòng. Dựa vào đặc điểm sử dụng và các điều kiện vệ sinh ánh sáng, thông hơi thoáng gió cho các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng như sau: Tầng hầm cao 3,3m. Tầng 1,2,3 cao 4,5m. Tầng 5 là tầng kỹ thuật nên cao 2,4m. Tâng 4, tầng 6¸19 cao 3,3m. Tầng mái cao 5,0m để có thể bố trí kỹ thuật thang máy và bể nước mái. 3.Giải pháp kết cấu: Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc sử dụng kết cấu bêtông cốt thép trong xây dựng trở nên rất phổ biến. Đặc biệt trong xây dựng nhà cao tầng, bêtông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có những ưu điếm sau: + Giá thành của kết cấu bêtông cốt thép thường rẻ hơn kết cấu thép đối với những công trình có nhịp vừa và nhỏ chịu tải như nhau. + Bền lâu, ít tốn tiền bảo dưỡng, cường độ ít nhiều tăng theo thời gian. Có khả năng chịu lửa tốt. + Dễ dàng tạo được hình dáng theo yêu cầu của kiến trúc. Chính vì các lý do trên mà sử dụng giải pháp hệ khung-vách bằng BTCT đổ toàn khối. Hệ thống thang bộ, thang máy là lõi trung tâm đảm bảo sự bền vững, chắc chắn cho công trình. Chiều cao tầng điển hình là 3,3m với nhịp là 8,4m. Giải pháp khung-vách BTCT với dầm đổ toàn khối, bố trí các dầm trên đầu cột và gác qua vách cứng. 4.Giao thông nội bộ công trình: Hệ thống giao thông theo phương đứng được bố trí với 5 thang máy cho đi lại, 2 cầu thang bộ kích thước vế thang lần lược là 1,25m và 1,05m. Ngoài ra còn có hai cầu thang bộ thoát hiểm ở hai đầu nhà. Hệ thống giao thông theo phương ngang với các hành lang được bố trí phù hợp với yêu cầu đi lại. 5.Các giải pháp kỹ thuật khác: a.Hệ thống chiếu sáng: Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các mặt đều được lắp kính. Ngoài ra ánh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết những điểm cần chiếu sáng. b.Hệ thống thông gió: Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa sổ. Ngoài ra sử dụng hệ thống điều hoà không khí được xử lý và làm lạnh theo hệ thống đường ống chạy theo các hộp kỹ thuật theo phương đứng, và chạy trong trần theo phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ. c.Hệ thống điện: Tuyến điện trung thế 15KV qua ống dẫn đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế của công trình. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm hai máy phát điện đặt tại tầng hầm của công trình. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất thì máy phát điện sẽ cung cấp điện cho các trường hợp sau: Các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ. Các phòng làm việc ở các tầng. Hệ thống thang máy. Hệ thống máy tính và các dịch vụ quan trọng khác. d.Hệ thống cấp thoát nước: *Cấp nước: Nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đi vào bể ngầm đặt tại tầng hầm của công trình. Sau đó được bơm lên bể nước mái, quá trình điều khiển bơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Nước sẽ theo các đường ống kĩ thuật chạy đến các vị trí lấy nước cần thiết. *Thoát nước: Nước mưa trên mái công trình, trên logia, ban công, nước thải sinh hoạt được thu vào xênô và đưa vào bể xử lý nước thải. Nước sau khi được xử lý sẽ được đưa ra hệ thống thoát nước của thành phố. e.Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: *Hệ thống báo cháy: Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi phòng và mỗi tầng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy phòng quản lý nhận được tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả hoạn cho công trình. *Hệ thống chữa cháy: Thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn liên quan khác (bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy). Tất cả các tầng đều đặt các bình CO2, đường ống chữa cháy tại các nút giao thông. f.Xử lý rác thải: Rác thải ở mỗi tầng sẽ được thu gom và đưa xuống tầng kĩ thuật, tầng hầm bằng ống thu rác. Rác thải được xử lí mỗi ngày. e.Giải pháp hoàn thiện: -Vật liệu hoàn thiện sử dụng các loại vật liệu tốt đảm bảo chống được mưa nắng sử dụng lâu dài. Nền lát gạch Ceramic. Tường được quét sơn chống thấm. -Các khu phòng vệ sinh, nền lát gạch chống trượt, tường ốp gạch men trắng cao 2m . -Vật liệu trang trí dùng loại cao cấp, sử dụng vật liệu đảm bảo tính kĩ thuật cao, màu sắc trang nhã trong sáng tạo cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi. - Hệ thống cửa dùng cửa kính khuôn nhôm. V.ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, THUỶ VĂN: Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Có các yếu tố khí tượng sau: + Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 – 2300mm, mỗi năm có khoảng 90 – 130 ngày mưa. + Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%. + Số giờ nắng bình quân khoảng 1600 – 1800 giờ. + Nhiệt độ trung bình 230C – 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao. + Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây Bắc và Đông Bắc, mùa hè là Đông và Đông Nam. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất. VI. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT: 1.Mật độ xây dựng: K0 là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%). K0 = .100% = Trong đó: SXD = 3060m2 là diện tích xây dựng công trình theo hình chiếu mặt bằng mái công trình. SLD = 10000m2 là diện tích lô đất. Ta nhận thấy mật độ xây dựng là không vượt quá 40%. Điều này phù hợp TCXDVN 323:2004. 2.Hệ số sử dụng đất: HSD là tỉ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất. HSD = Trong đó: SS 25800m2 là tổng diện tích sàn toàn công trình không bao gồm diện tích sàn tầng hầm và mái. Ta nhận thấy hệ số sử dụng đất là 2.58 không vượt quá 5. Điều này cũng phù hợp với TCXDVN 323:2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3.KIẾN TRÚC.doc
  • doc1.loi noi dau.doc
  • doc2.BÌA KIẾN TRÚC.doc
  • rarBQH-DATN.rar
Luận văn liên quan