Thiết kế tổ chức thi công công trình thủy điện Sơn La

MỞ ĐẦU Trong quá trình xây dựng một công trình thủy lợi thì thi công là một phần tất yếu không thể thiếu để biến các công trình từ ước mơ thành hiện thực. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật công nghệ, quy mô xây dựng các công trình ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh, công nghệ càng hiện đại. Con người đã nhận thức được các quy luật tự nhiên phản ánh trong quá trình xây dựng, tích lũy, đúc kết được những kinh nghiệm để từ đó phát triển lý luận khoa học xây dựng thành một môn khoa học riêng “ Kỹ thuật và tổ chức thi công công trình thủy lợi”. Thi công các công trình thủy lợi là môn khoa học nghiên cứu các quy luật, quá trình, phương pháp xây dựng các công trình thủy lợi - thủy điện, từ đó rút ra những lý luận và kinh nghiệm mới để bổ sung, hoàn thiện các phương pháp thi công hiện đại, tìm ra các biện pháp thi công mới với phương châm nâng cao năng suất - chất lượng, hiệu quả cao – giá thành hạ. So với các công trình xây dựng nói chung, thi công công trình thủy lợi có những đặc điểm riêng như gặp nhiều khó khăn do luôn bị ảnh hưởng bởi dòng chảy, phức tạp về kĩ thuật, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên , vì vậy đòi hỏi những cán bộ, công nhân kỹ thuật phải có kiến thức về tổ chức thi công cơ bản, nắm vững quy luật chủ yếu của tự nhiên, có trình độ chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao. Trong những năm gần đây, rất nhiều các công trình thuỷ lợi đã được xây dựng trong đó công trình thủy điện Sơn La là công trình lớn của Đông nam á nói chung và của Việt Nam nói riêng, là một trong những công trình trọng điểm quốc gia có lợi ích lợi dụng tổng hợp nguồn nước nhằm cung cấp điện năng để phát triển kinh tế xã hội phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngoài ra còn nhiệm vụ chống lũ trong mùa mưa, và cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng bắc bộ (hạ lưu sông Đà), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội cho vùng Tây Bắc. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI, Quốc hội ra nghị quyết số 13/2002/ QH 2 quyết định xây dựng thủy điện Sơn La phù hợp với bậc thang thủy điện sông Đà, gồm 3 bậc: Hòa bình – Sơn La (Sơn La thấp) – Lai Châu. Và được thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt đầu tư tại căn bản số 92/QĐ – TTg ngày 15/01/2004. Công trình được xây dựng trên địa phận xã Ít Ong - huyện Mường La - tỉnh Sơn La. Kết cấu công trình hoàn toàn bằng đập bê tông trọng lực. Với khối lượng lớn, thủy điện Sơn La được xây dựng trong 9 năm. Theo mục tiêu của đảng và nhà nước thì công tác chuẩn bị tiến hành trong 2 năm 2004 và 2005, chính thức khởi công công trình năm 2005, đưa tổ máy số 1 vào hoạt động vào năm 2010 và hoàn thành công trình năm 2012. Đồ án tốt nghiệp là nội dung quan trọng trong chương trình học của tất cả các trường đại học nói chung và đại học Thủy lợi nói riêng. Nó giúp cho sinh viên hệ thống hóa, tổng hợp lại kiến thức đã học, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế thiết kế, thi công công trình, đồng thời có được sự chuẩn bị chu đáo cho quá trình công tác và làm việc sau này. Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại công trường công trình thủy điện Sơn La em đã có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các hạng mục của một công trình thủy điện, được tìm hiểu về quy trình công nghệ xây dựng các hạng mục trong thực tế và thông qua sự gợi ý của thầy giáo hướng dẫn em quyết định lựa chọn đề tài “Thiết kế tổ chức thi công công trình thủy điện Sơn La ” làm đồ án tốt nghiệp. Đồ án “ Thiết kế tổ chức thi công công trình thủy điện Sơn La ” gồm 6 chương, thời gian hoàn thành là 14 tuần. Chương 1. Giới thiệu chung Công trình thủy điện Sơn La Chương 2. Dẫn dòng thi công Chương 3. Thi công công trình chính Chương 4. Tiến độ thi công cống dẫn dòng Chương 5. Bố trí mặt bằng công trường Chương 6. Dự toán Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp này, em đi sâu vào nghiên cứu tổ chức thi công công trình Cống dẫn dòng, phục vụ cho giai đoạn dẫn dòng thi công công trình. MỤC LỤC MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG3 1.1. Vị trí và nhiệm vụ của công trình. 3 1.1.1. Vị trí địa lí công trình thủy điện Sơn La. 3 1.1.2 Nhiệm vụ của công trình. 3 1.2. Quy mô của công trình và Các thông số kỹ thuật chính của công trình. 4 1.2.1. Quy mô của công trình. 4 1.2.2. Các thông số kỹ thuật chính:. 4 1.3. Bố trí tổng thể công trình và giải pháp kết cấu chính. 5 1.4. Thiết bị công nghệ chính. 5 1.5. Tiến độ thi công:. 6 1.6. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình. 6 1.6.1. Điều kiện địa hình. 6 1.6.2. Điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn. 6 1.6.3. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn vùng xây dựng công trình. 7 1.6.4. Điều kiện dân sinh kinh tế. 13 1.7. Điều kiện giao thông vận tải13 1.8. Điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng. 14 1.9. Điều kiện cung cấp thiết bị công nghệ, vật tư xe máy.14 1.10. Điều kiện cung cấp điện, nước, khí nén.15 CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG16 2.1. Dẫn dòng thi công. 16 2.1.1.Phân tích đề xuất phương án dẫn dòng. 16 2.1.2. So sánh lựa chọn phương án dẫn dòng :. 19 2.1.3. Chọn tần suất thiết kế dẫn dòng thi công. 20 2.1.4. Chọn thời đoạn thiết kế dẫn dòng thi công. 21 2.1.5. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công. 21 2.2. Tính toán thủy lực dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp. 22 2.2.1. Tính toán thủy lực mùa lũ:. 22 2.2.2 Tính toán thủy lực mùa kiệt24 2.3 Tính toán thuỷ lực dẫn dòng kết hợp qua 2 cống và qua kênh. 26 2.3.1 Các thông số thiết kế của cống và kênh.26 2.3.2.Tính toán thuỷ lực trong kênh dẫn dòng ( Theo tính toán của Bùi Đức Dương). 28 2.3.3. Tính toán thuỷ lực qua cống xả đáy ( theo tính toán của Nguyễn Đức Mạnh). 30 2.3.4.Tính toán xả kết hợp qua cống và kênh. 35 2.4 Tính toán thuỷ lực dẫn dòng kết hợp qua 2 cống và tràn xây dở năm 2008. 37 2.4.1. Tính toán thuỷ lực qua tràn xây dở ở cao trình 126 (theo tính toán của Mạc An Đức)37 2.4.2.Tính toán thuỷ lực qua 2 cống xả ở cao trình 110. 39 2.4.3.Tính toán thuỷ lực xả kết hợp qua cống và tràn. 39 2.5 Tính toán thủy lực qua tràn xả lũ ( Theo tính toán của Nguyễn Viết Cường). 41 2.5.1 Phân tính sơ đồ dẫn dòng và các thông số cơ bản của công trình dẫn dòng :. 41 2.5.2.Tính toán thuỷ lực. 41 2.6 Tính toán điều tiết lũ:. 44 2.6.1 Phương án điều tiết dẫn dòng qua 12 lỗ xả sâu vận hành :. 44 CHƯƠNG 3: THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH48 3.1 Khái quát về Cống dẫn dòng thi công. 48 3.1.1 Vị trí của cống dẫn dòng:. 48 3.1.2 Nhiệm vụ cống dẫn dòng thi công. 48 3.1.3 Hình thức và kết cấu Cống dẫn dòng. 48 3.2 Công tác hố móng. 49 3.2.1 Xác định phạm vi mở móng. 49 3.2.2 Xác định khối lượng đào móng. 50 3.2.3 Tính toán số lượng xe vận chuyển. 50 3.2.4 Thiết kế nổ mìn đào móng. 54 3.3 Công tác thi công bê tông. 60 3.3.1 Tính toán khối lượng và dự trù vật liệu. 60 3.3.2 Phân đợt đổ, khoảnh đổ bê tông và xác định cường độ thi công. 63 3.3.3 Tính toán cấp phối bê tông. 65 3.3.4 Tính toán máy trộn bê tông. 70 3.3.5 Tính toán công cụ vận chuyển. 73 3.3.6 Công tác đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông. 77 3.4. Thiết kế ván khuôn. 81 3.4.1 Yêu cầu và mục đích thiết kế ván khuôn.81 3.4.2 Lựa chọn ván khuôn:. 82 3.4.3. Xác định lực tác dụng lên ván khuôn. 82 3.4.4 Tính toán kết cấu ván khuôn:. 84 3.4.5. Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn:90 CHƯƠNG 4. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CỐNG DẪN DÒNG92 4.1. Mục đích và ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công. 92 4.1.1 Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công. 92 4.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công. 92 4.2 Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công cống dẫn dòng. 92 4.3 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công. 93 4.4 Lập tiến độ thi công cống dẫn dòng Sơn La. 93 CHƯƠNG 5 BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG95 5.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác thiết kế mặt bằng thi công. 95 5.2. Bản đồ bố trí mặt bằng thi công. 95 5.2.1 Các loại bản đồ bố trí mặt bằng thi công. 95 5.2.2 Các nguyên tắc và trình tự thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng. 95 5.3 Bố trí, tổ chức quy hoạch nhà tạm thời trên công trường. 97 5.3.1 Mục đích. 97 5.3.2 Xác định số người trong khu nhà ở. 97 5.3.3 Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây dựng nhà. 98 5.3.4 Bố trí khu nhà ở, dịch vụ tổng hợp. 98 5.4 Công tác kho bãi99 5.4.1 Mục đích. 99 5.4.2 Các loại kho bãi99 5.4.3 Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho. 99 5.4.4 Các loại kho chuyên dùng. 100 5.4.5 Xác định diện tích kho và đường bốc dỡ hàng hoá. 100 5.5 Tổ chức cung cấp điện, nước trên công trường. 102 5.5.1 Tổ chức cung cấp nước. 102 5.5.2 Tổ chức cung cấp điện cho công trường. 104 CHƯƠNG 6. DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH CỐNG DẪN DÒNG SƠN LA105 6.1. Mục đích và ý nghĩa của việc lập dự toán. 105 6.1.1. Mục đích. 105 6.1.2. Ý nghĩa. 105 6.2. Cơ sở lập dự toán. 105 6.3. Dự toán xây dựng công trình cho hạng mục cống dẫn dòng thuỷ điện Sơn la. 105 LỜI CẢM ƠN108

doc112 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công trình thủy điện Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 1 tháng Thay vào công thức ta có : Ptháng = Pca . 0,8 . c . m = 558,5 . 0,8 . 2 . 25 = 27925 ( m3/tháng ) Ø Số cần trục cần sử dụng là : Thay các thông số đã biết vào (3 – 24 ) ta có: => = = 0,89. Vậy chúng ta chi cần sử dụng 1 cần trục tháp là đủ để đáp ứng cường độ đổ bê tông, kể cả thời gian cao điểm nhất. 3.3.6 Công tác đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông 3.3.6.1 Đổ bê tông: a, Các yêu cầu kỹ thuật khi đổ bê tông Trong công tác thi công bê tông để đảm bảo về mặt chất lượng cũng như tiến độ của công trình, công tác đổ bê tông cần đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật: Không đổ bê tông quá cao từ trên xuống để tránh Bê tông phân tầng, phân cỡ trước khi đổ vào khoảnh, khi chiều cao đổ > 1,5 m thì phải dùng phễu đổ hoặc vòi voi Khi khoảnh đổ cao , hẹp cần bố trí các cửa sổ để đổ bê tông Trước khi đổ vào khoảnh đổ bê tông không được có hiện tượng ninh kết ban đầu. Nếu có phải tiến hành trộn lại. Bê tông không có hiện tượng phát sinh khe lạnh – cần kiểm tra diện tích các khoảnh đổ Ftt < [F]. b, Lựa chọn phương pháp đổ Trong thực tế công tác đổ bê tông cống thường sử dụng các phương pháp sau: + Đổ lên đều từng lớp: Thi công đơn giản, thường áp dụng cho công trình có bê tông khối lớn như đập bê tông, năng suất trạm trộn và cường độ vận chuyển lớn. Hình 3-12: Sơ đồ đổ theo lớp lên đều + Đổ theo lớp nghiêng: Thường áp dụng với khoảnh đổ có bề ngang nhỏ, chiều dài lớn. Như đổ bê tông bản đáy, móng các đợt bê tông của trụ pin, tường. Hình 3-11: Sơ đồ đổ theo lớp nghiêng c, Kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh Diện tích khống chế phát sinh khe lạnh Nhằm đảm bảo sự kết dính giữa các lớp đổ (khi đổ lớp sau lên thì lớp trứơc phải chưa ninh kết ). Để đảm bảo chắc chắn không phát sinh khe lạnh trong bê tông, với mỗi khoảnh đổ đều phải đảm bảo điều kiên: Ftt [F]= (3 – 30 ) Trong đó: K - Hệ số đổ bê tông không đều : K=0,9 Ntt - Năng suất thực tế của trạm trộn :Ntt = 105,6(m3/h). T1 - Thời gian ngưng kết ban đầu của bê tông: T1 = 2,0 h.( có sử dụng phụ gia chậm ninh kết). T2 - Thời gian vận chuyển vữa bê tông từ trạm trộn đến khoảnh đổ T2 = 0,25h. h - Chiều dày lớp bê tông đổ(m). Ftt - Diện tích thực tế của khoảnh đổ(m2). [F]- Diện tích khống chế đổ bê tông để không phát sinh khe lạnh(m2). [F]= = = 1260,8 (m2) Tiến hành kiểm tra phát sinh khe lạnh với khoảnh đổ điển hình Tiến hành kiểm tra với các khoảnh đổ điển hình đại diện cho các giai đoạn đổ bê tông. + Khoảnh đổ bản đáy cống : Chọn khoảnh đổ có diện tích khoảnh đổ lớn nhất có : B = 32m, L = 30m. Do năng suất trạm trộn, cường độ vận chuyển lớn, đổ theo kiểu lên đều từng lớp: ÞFtt = B x L= 32 x 30 = 960 (m2). (3 – 31 ) So sánh ta thấy Ftt = 960 (m2) < [F] = 1260,8 (m2). Vậy bê tông không phát sinh khe lạnh. + Khoảnh đổ trong thân cống : Chọn khoảnh đổ xa nhất và có diện tích mặt lớn nhất là : B x L = 2,5 x 30 m, Chiều cao khoảnh đổ 3 m. Đổ theo phương pháp lớp nghiêng. ÞFtt = = = 471,7(m2). (3 – 32 ) So sánh ta thấy Ftt = 471,7 (m2) < [F] = 1260,8 (m2). Vậy bê tông không phát sinh khe lạnh. 3.3.6.2 San bê tông Phương pháp san và thao tác chính xác có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của bê tông. Để giảm bớt công tác san bê tông thì khi đổ vào khoảnh đổ chú ý đổ bê tông cho đều. Đổ bê tông đến đâu tiến hành san ngay đến đó đảm bảo cho bê tông không bị phân cỡ phân tầng, đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật tránh va đập vào cốt thép, ván khuân... Do hạng mục thi công có khối lượng lớn, cường độ thi công cao vì vậy ta dùng phương pháp san bê tông bằng thủ công kết hợ cơ giới .Đối với những khoảnh đổ có dịên tích mặt bằng rộng, ở vị trí thấp khi đổ bê tông ta dùng quốc, xẻng để san. Khi dùng đầm để san bê tông (dùng đầm chày để san bê tông ), đầm được cắm nghiêng bên cạnh; để nâng cao năng suất san bê tông ta dùng nhiều đầm để san cùng một chỗ trong cùng một thời gian. Cần khống chế thời gian rung của đầm không quá 15’ trong khi san và khoảng cách san bê tông không quá lớn để tránh hiện tượng phân cỡ. Phương pháp san bê tông được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 3.13 - Phương pháp san bê tông 3.3.6.3 Đầm bê tông Đầm bê tông là công tác đảm bảo cho bê tông đồng nhất, tăng độ chặt, cường độ bê tông, không còn hiện tượng rỗng bên trong và rỗ bên ngoài, tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép và tăng khả năng chống thấm, xâm thực cho bê tông. a, Yêu cầu kỹ thuật đầm: - Đầm dưới thấp trước, trên cao sau, khi đổ lớp nghiêng cần đầm dưới chân dốc trước. - Đầm luôn phải để hướng vuông góc với mặt bê tông. Đầm cần cắm sâu vào lớp trước khoảng 5 – 10 cm để đảm bảo sự kết hợp tốt giữa các lớp bê tông. - Khoảng cách giữa các vị trí đầm, từ đầm đến mặt ván khuôn không được lớn hơn 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm. - Khi đầm tránh đụng vào cốt thép và ván khuôn làm lệch khoảnh đổ. - Khi đầm cắm nhanh, rút chậm để đảm bảo bê tông không phân cỡ. - Đảm bảo không đầm sót - Thời gian đầm tại 1 vị trí yêu cầu khoảng từ 30 – 40 (s), nhưng nói chung khi trên mặt bê tông xuất hiện lớp nước mỏng, tức là đã đuổi hết lớp bọt khí là được. b, chọn máy đầm: Đầm bê tông M250 Theo sổ tay chọn máy thi công chọn loại máy đầm dùi cơ điện loại cầm tay - của LB Nga. có các thông số cơ bản như sau : - Mã hiêu JB – 56 ( S – 976). Hệ cơ gây giao động: Trục có khối lệch tâm. Bán kính đầu quả đầm: 76 mm Chiều dài đầu đầm: 500 mm Tần số giao động trong 1 s: 182 Lực kích thích. 561 Kg Tổng khối lượng 12,5 kg Đầm bê tông lót Dựa vào sổ tay tra cứu máy thi công ,chọn máy đầm U-7 của Liên Xô có thông số như sau : Năng suất đầm : ( 7 - 10 ) m3/h. Công suất máy : 0,4 Kw. Chiều sâu đầm : 25 cm. Kích thước tấm đáy đầm : 40 x 90 cm. Kích thước ngoài : 55 x 90 cm. Trọng lượng máy : 44 Kg. Điện áp : U = 36 V Động cơ kiể lồng sóc : 0,4 Kw. Số vòng quay động cơ điện : 2850 v/ phút Số đầm nđ = = = 21,1 Chọn 21 đầm và 6 dự trữ. Hình 3.14 - Đầm bàn ( đầm mặt ) 1. Máy đầm chấn động; 2. Bản mặt 3. Cấu kiện bê tông cốt thép c, Năng suất của máy đầm: Năng suất của máy đầm tính theo công thức : (3 – 33 ) Trong đó : k - Hệ số sử dụng máy đầm, k = 0,85 r - Bán dính tác dụng của đầm (m), r = 0,5 m d - Chiều dày của lớp bê tông đầm ( m), d = 0,3 m t1 - Thời gian đầm bê tông 1 chỗ (s), t1 = 30 s t2 - Thời gian di chuyển đầm ( s) , t2 = 5 s => = = 0,0036 ( m3/s ) => Õđ = 13,9 ( m3/h ) Số đầm dùi để đầm bê tông là n = = = 15,9 Chọn 16 đầm dùi, và 5 đầm dự trữ. 3.3.6.4 Dưỡng hộ bê tông Dưỡng hộ bê tông là công tác cuối cùng của việc thi công bê tông. Mục đích của công việc này là chống mất nước cho bê tông và bổ sung lượng nước đã bị mất cho bê tông, giúp cho xi măng được thuỷ hoá hoàn toàn, từ đó đảm bảo được chất lượng của bê tông do mất nước và nâng cao tính chống thấm, xâm thực của bê tông. Sau khi đổ bê tông được: 2 - 3 giờ (mùa hè ) 10 giờ ( mùa đông) cần phải công tác dưỡng hộ. Cần phải đảm bảo cho bề mặt bê tông đủ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ta có thể dùng biện pháp dưỡng hộ bê tông bằng phủ bề mặt bằng bao tải, tưới nước. Do cống thi công có diện tích khoảnh đổ lớn nên ta phải tưới nước bảo dưỡng cho bê tông liên tục để bê tông đảm bảo chất lượng. Ngoài ra còn luôn trữ trên mặt lớp bê tông đã đổ một lớp nước đến khi bê tông đạt đủ cường độ cho phép, ban ngày ít nhất 2 h tưới 1 lần , ban đêm thường tưới 1- 2 lần (theo Quy phạm thi công và nghiện thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thuỷ lợi). 3.4. Thiết kế ván khuôn 3.4.1 Yêu cầu và mục đích thiết kế ván khuôn. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế: Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước, vị trí các bộ phận công trình theo thiết kế. Ván khuôn luôn phải vững chắc, ổn định, khi chịu tải không bị biến dạng vượt quá giá trị cho phép. Bảo đảm mặt bằng kín, khi đổ nước xi măng và vữa bê tông không bị chảy ra khi đầm. Lắp dựng và tháo dỡ dễ dàng, khi tháo dỡ ván khuôn ít bị hỏng. Mặt bê tông không bị hư hại, ván khuôn phải luân chuyển được nhiều lần. Công tác ván khuôn phải tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác khác như dựng đặt cốt thép, đổ - san - đầm bê tông. 3.4.2 Lựa chọn ván khuôn: Dựa vào đặc điểm kết cấu công trình và việc phân chia khoảnh đổ ta chọn loại ván khuôn dùng tại công trường là ván khuôn tiêu chuẩn, ván khuôn cố định và ván khuôn định hình. Trên công trường dùng 2 loại ván khuôn : Ván khuôn gỗ và ván khuôn thép Phần công trình cong như bề mặt đập tràn thực dụng sử dụng ván khuôn gỗ ghép lại với chiều rộng của ván khuôn 50 cm Đổ bê tông trụ pin dùng ván khuôn định hình với chiều cao 6 m Đổ bê tông lớp sát đáy dùng ván khuôn cố định với chiều cao phụ thuộc vào địa hình thi công. Với các khoảnh đổ bê tông trong thân đập bê tông, với các khoảnh đổ có số lượng lớn, chọn ván khuôn tiêu chuẩn. Dựa vào thực tế công trình, việc phân chia khoảnh đổ chúng ta dùng các loại ván khuôn tiêu chuẩn bằng thép ghép lại như sau : (Chiều dài x Chiều cao) = l x h = 1,5 x 3,2 (m). Hình dạng và kích thước của ván khuôn tiêu chuẩn thiết kế được thể hiện như hình sau: Hình 3.16. Kích thước ván khuôn thép tiêu chuẩn 3.4.3. Xác định lực tác dụng lên ván khuôn 3.4.3.1 Tổ hợp lực tác dụng lên ván khuôn Khi tính toán ván khuôn phải tính với các trị số của tải trọng tiêu chuẩn sau: Tải trọng thẳng đứng: Trọng lượng bản thân của ván khuôn và giằng chống. Trọng lượng đơn vị của bê tông mới đổ, khối lượng thể tích của bê tông mới đổ. Trọng lượng đơn vị của cốt thép. Tải trọng do người và các phương tiện vận chuyển. Tải trọng do chấn động của bê tông. Tải trọng ngang: Áp lực ngang của bê tông mới đổ: Tra bảng F2-QPTL-D6-78. Tải trọng do chấn động phát sinh ra khi đổ hoặc đầm bê tông tác động vào ván khuôn. 3.4.3.2. Xác định các lực tác dụng lên ván khuôn tiêu chuẩn. Khối lượng ván khuôn đứng là rất lớn, cho nên trong giới hạn đồ án chỉ thuyết minh tính toán cho ván khuôn đứng chịu tải trọng ngang. a. Áp lực ngang của vữa bê tông : Chiều cao sinh áp lực ngang : Chiều cao sinh áp lực ngang là chiều cao đổ bê tông tiến hành được trong thời gian ninh kết ban đầu. Nó phụ thuộc vào hình thức đổ bê tông. Với khoảnh đổ trong thân đập đổ theo hình thức lên đều nên chiều cao sinh áp lực ngang tính toán theo công thức : (3-34) Trong đó : Ntt - Năng suất thực tế của trạm trộn. Ntt = 211,2 m3/h t1 - Thời gian ninh kết ban đầu của bêtông t1 = 1,5 h Fđ - Diện tích thực tế của khoảnh đổ lên đều Fđ = 471,7 m2 Vậy (m) Với chiều dài tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm trấn động lấy bằng chiều dài đầm, với loại đầm lựa chọn có RO = 0,5 m So sánh H > RO Hình 3.17 - Sơ đồ tính toán áp lực ngang Áp lực ngang của vữa bê tông : Áp lực ngang của hỗn hợp bê tông được xác định theo công thức: P1= gb . Ro (3-35) Trong đó: P1 - Là áp lực phân bố của bê tông lỏng. H - Chiều cao sinh áp lực ngang phụ thuộc kiểu đổ bê tông. RO - Bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của chầy đầm, Ro =0,5m. gb - Dung trọng của bê tông đã đầm, gb = 2500 daN/m2. Þ P1 = 2500 . 0,5 = 1250 (daN/m2) b. Tải trọng động do đổ bê tông gây nên Theo bảng F3 “quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép”QPTL-D6-78, khi đổ bê tông bằng phễu , thùng chuyên dùng thì tải trọng động tác dụng lên ván khuôn có giá trị : P2= 200 daN/m2 Hình 3.18.Tải trọng động c. Áp lực ngang do gió Áp lực này chỉ dùng để kiểm tra sự ổn định của cả mảng kết cấu ván khuôn ở nơi cao hơn mặt đất trên 5m, và thường xuyên có gió cấp IV trở lên. Do công trình nằm ở vị trí thấp, giữa 2 quả đồi nên ta bỏ qua thành phần này. d. Tổng áp lực ngang Hình 3.19. Sơ đồ tính áp lực ngang Tổng áp lực tác dụng lên ván khuôn là: P1max = n. P1 = 1,3 . 1250 = 1625 daN/m2. P2max = n . P2 = 1,3 . 200 = 260 daN/m2. Pmax = n.(P1 + P2) Với n - là hệ số vượt tải do áp lực ngang và đầm trấn động hỗn hợp bê tông, n =1,3. Theo bảng F8 “Quy phạm kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép” QPTl - D6-78. Pmax = 1,3 . (1250 + 200) = 1885 (daN/m2) Tổng áp lực ngang lên 1m dài ván khuôn là: Þ F = P2max. H + P1max. ( H - ) = 260 . 0,5 + 1625 . = 812,5 (daN/m). 3.4.4 Tính toán kết cấu ván khuôn: 3.4.4.1 Tính toán chiều dày bản mặt: Bản mặt của 1 tấm ván khuôn được chia làm 4 ô đều nhau có kích thước (150 x 80)cm .Hai cạnh dài tựa trên các dầm phụ (không tựa lên dầm chính) còn hai cạnh ngắn tựa lên biên của ván khuôn bằng liên kết hàn. áp lực bê tông tác dụng lên bản mặt, lực tác dụng này truyền xuống dầm chính thông qua bốn dầm phụ. Lực tác dụng lên ván mặt là lực phân bố đều, và chịu lực phân bố q = Pmax. b (3-37) Trong đó: Pmax - Tổng áp lực tác dụng lên ván mặt, Pmax = 1885 daN/m2. b - Bề rộng 1 tấm ván, b = 0,8 m Vậy : q = 1885 . 0,8 = 1508 daN/m. a. Xác định kích thước ván mặt: Giá trị mô men lớn nhất tác dụng lên bản mặt: Mmax = = 120,64 (daN.m) (3-38) Điều kiện chịu tải của ván mặt là: smax= mbRu (3-39) Trong đó - Ru – Cường độ tính toán khi chịu uốn của thép, thép CT3 có Ru= 1565 daN/cm2. - mb – Hệ số điều kiện làm việc của bản mặt mb=1,25 Ván mặt đảm bảo điều kiện về cường độ khi : mbRu => 1,92(mm) Vậy ta chọn chiều dày của bản mặt là = 5 mm b. Kiểm tra về điều kiện độ võng: Độ võng tương đối của ván mặt phải thoả mãn điều kiện: Trong đó: = = = 2,4.10-3 ( m.) Độ võng lớn nhất được xác định: (m) Trong đó: JX: mô men quán tính tại tiết diện giữa nhịp. JX= = = 8,3. 10-6 (m4.) E: Mô đun đàn hồi của thép, E = 2,1.1010 daN/m2. Þ = 4,6.10-6 m. Ta thấy: Þ Điều kiện độ võng được thoả mãn. Kết luận: Kích thước của ván mặt đạt yêu cầu Vậy bản mặt chọn có kích thước như sau : L x b x h = 1,5 x 0,8 x 0,05 m . 3.4.4.2. Tính toán dầm phụ: a. Chọn tiết diện dầm phụ: Dầm phụ ở làm bằng 1 thanh thép. Dầm phụ chịu lực trực tiếp từ bản mặt truyền lên dưới dạng phân bố đều.Ta cần tính toán kiểm tra với lực phân bố q2 tính theo công thức: q2=P.b1=1508.0,8 = 1466,24 (daN/m) Hình 3.21. Biểu đồ mô men dầm phụ Giá trị mômen lớn nhất tác dụng lên dầm phụ: Mmax== (daNcm) Trong đó: b1=80 cm –Bề rộng tính toán lực tác dụng. l =50 cm –Khoảng cách giữa 2 dầm chính. + Điều kiện chịu tải của dầm phụ là : smax= m1Ru Trong đó: Ru – Cường độ tính toán khi chịu uốn của thép, thép CT3 có Ru= 1565 daN/cm2. m1 – Hệ số điều kiện làm việc của thép m1=0,9 (cm3) Chọn một thanh thép chữ [ mã hiệu N05 có mô men chống uốn Wx=9,1cm3, có các thông số sau: Trọng lượng 1m dài : 4,84(kg) Diện tích tiết diện : 6,16(cm2) Mô men quán tính : Jx=22,8(cm4) Mô men quán tính : Jy=5,61(cm4) Mô men chống uốn : Wy=2,75(cm3) h = 5cm ; b = 3,2cm; Z0=1,16(cm). b. Kiểm tra tiết diện chọn: Về cường độ chịu lực khi có xét đến bản mặt thực tế tham gia chịu lực. Phần bản mặt đó là b £ 0,3.lo ( lo- lấy bằng một nửa nhịp tính toán của dầm liên tục khi dầm có các nhịp bằng nhau, lo = 0,5 m =50 cm). Vậy b = 0,3.50 =15cm, chiều dày bản mặt . Ta có: yc = yc = = 0,53 (cm) Vậy: Jx = + 15.0,5.(0,53+0,25)2 + 22,8 + 6,16.(1,16–0,53)2 = 30,39(cm4) Do đó: Wxmin = (cm3) Vậy : = 429,48 (daN/cm2) £ mb.Ru = 1408,5 (daN/cm2) Kết luận: Dầm phụ an toàn về cường độ chịu lực. Về độ võng: Công thức kiểm tra độ võng của dầm phụ Ta nhận thấy độ võng lớn nhất tại vị trí trung điểm của đoạn AB nên ta chỉ kiểm tra tại vị trí này. Hình 3.21. Sơ đồ chuyển vị dầm phụ Dùng phương pháp nhân biểu đồ ta có: Trong đó: E- môđuyn đàn hồi của thép, E=2,1.106 (daN/cm) f- Độ võng của dầm f =2. .106 = 0,102(cm) Thép đã chọn thoả mãn điều kiện chuyển vị Vậy thép làm dầm phụ chọn như trên là hợp lý. 3.4.4.3. Tính toán dầm biên: Từ kết quả tính toán cho dầm phụ ta chọn dầm biên như dầm phụ là thép [ mã hiệu N05 có các đặc trưng hình học: F = 6,16 (cm2) Jx=22,8 (cm4) Wx = 9,10 (cm3) Jy=5,61 (cm4) Wy=2,75(cm3) h = 5 (cm) b = 3,2 (cm) Z0=1,16(cm) Như vậy điều kiện về cường độ và độ võng đối với dầm biên đương nhiên thoả mãn. 3.4.4.4. Tính toán dầm chính: a. Chọn tiết diện dầm chính : Trong trường hợp này ta bố trí 2 dầm chính .Để đảm bảo điều kiên lắp ghép dầm chính với dầm phụ ,dầm phụ và biên (cũng là 1 thanh thép chữ [) nên ta chọn kết cấu dầm phụ là 2 thép chữ [ đặt quay lưng vào nhau và cách nhau 1 cm. + Tải trọng tác dụng lên dầm chính là các lực tập trung truyền từ dầm phụ xuống. Hình 3.22. Sơ đồ lực tác dụng, biểu đồ mô men dầm chính +. Kiểm tra cường độ: Giá trị mômen lớn nhất tác dụng lên dầm chính là : Mmax=43960 (daNcm) Theo điều kiện chịu lực ta có: smax= m1.Ru Trong đó: Ru - Cường độ tính toán khi chịu uốn của thép,thép CT3 có Ru= 1565 daN/cm2. mb - Hệ số điều kiện làm việc của thép mb=0,9 (cm3) Wx tương đối nhỏ, để thuận tiện ta chọn 2 thép [C16] có các đặc trưng hình học như sau: Wx = 93,6 cm3 ; F = 18,1 cm2 Jx = 747 cm4 ; h = 160 mm Wy = 13,8 cm3 ; b = 64 mm b. Kiểm tra cho tiết diện đã chọn: Về cường độ chịu lực: s = (daN/cm2) < mb.Ru =0,9. 1565 = 1408,5(daN/cm2) Thoả mãn điều kiện chịu lực Kiểm về điều kiện biến dạng(độ võng): Trong đó: l- Nhịp của dầm chính, l = 2 m .106 = 0,39 (cm) Þ = = < Thoả mãn điều kiện chuyển vị. Vậy thép làm dầm chính chọn như trên là hợp lý. 3.4.4.5. Tính toán bu lông: a.Xác định kích thước bu lông: Lực tác dụng lên bu lông là tổng áp lực tập trung trong khoảng cách giữa 2 bu lông gần nhau theo chiều ngang: Pb = F. l (3-48) Trong đó: l - Khoảnh cách giữa 2 bu lông kề nhau theo chiều ngang, l = 200 cm. F - Áp lực ngang tác dụng lên 1 m dài của ván khuôn, F = 812,5 daN Theo điều kiện chịu lực của bu lông: Pb £ . (3-49) Trong đó: Fth - Diện tích thu hẹp của bu lông (ren). do - Đường kính trong ren bu lông. R- Cường độ tính toán của bu lông chịu kéo, R= 1700 daN/cm2. d0 ³ = 0,78 cm. Chọn bu lông có: do =10 mm, d = 12 mm. b. Kiểm tra khả năng chịu lực cắt ép mặt của bu lông. Bu lông chịu cắt ép mặt dưới tác dụng của trọng lượng bản thân của ván khuôn. Trọng lượng bản thân của ván khuôn: P = gthép..b.h =2650.0,05.1,5.3,2 = 2650 . 0,24 = 636 (daN) Với ván khuôn thiết kế lắp 4 bu lông cho 1 ván khuôn tiêu chuẩn: NC == 159 (daN.) Điều kiện cắt của bu lông: NC £ Với nc - Số mặt cắt trong một bu lông, nc =2. = 2940 daN >> Nc KL : Bu lông thoả mãn điều kiện chịu cắt. Điều kiện chịu cắt ép mặt: NC £ Với -Chiều dài tổng cộng nhỏ nhất của các phân tố ép vào 1 phía,= 3 cm. = 1,2 . 3. 3400 = 12240 daN >> NC. KL : Vậy bu lông thoả mãn điều kiện chịu ép mặt. 3.4.5. Lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn: 3.4.5.1. Công tác Lắp dựng ván khuôn : Công tác ván khuôn phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác trên toàn tuyến, đảm bảo độ phẳng, khít và chắc chắn khi thi công bê tông. Vì vậy cần phải tuân thủ đầy đủ các bước sau: - Công tác trắc đạc, vạch mốc khống chế chính xác. - Lắp dựng ván khuôn tiêu chuẩn đúng kích thước. Khi lắp ván khhuôn phải kiểm tra thật kỹ, không để ván khuôn bị nghiêng, lệch..... - Gắn kết ván khuôn bằng đinh bít, bulông, dây thép chắc chắn, cột chống phải chèn chặt.... 3.4.5.2 Công tác Tháo dỡ ván khuôn: Theo QPTL - D6 -78 hướng dẫn ta thấy tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê tông đã đạt được cường độ cần thiết tương ứng với các chỉ dẫn: Đối với ván khuôn chịu tải trọng (trọng lượng cốt thép và trọng lượng hỗn hợp bê tông mới đổ) ván khuôn nằm, thì thời gian tháo dỡ có thể tham khảo bảng 4 của QP: nhiệt độ bình quân hàng ngày là 200 ¸ 250 , xi măng Poóclăng M400 là 10 ngày. Đối với ván khuôn thẳng đứng không chịu lực do trọng lượng của kết cấu (ván khuôn đứng) chỉ dược phép tháo dỡ khi bê tông đã đủ cường độ đủ đảm bảo giữ được bề mặt và các góc cạnh không bị sứt hoặc sạt lở. Theo bảng 3 của QP ta thấy nhiệt độ thi công trung bình hàng ngày là 200 đối với mác xi măng M400 là 2 ngày. Khi tháo dỡ ván khuôn phải có biện pháp để tránh va chạm mạnh chấn động mạnh làm hỏng mặt ngoài, đảm bảo cho ván khuôn không bị hư hỏng. Khi tháo dỡ ván khuôn phải kiểm tra kịp thời phát hiện hư hỏng để sửa chữa. Quá trình tháo dỡ ván khuôn phải tuân theo nguyên tắc: Dỡ ván khuôn từ trên trước dưới sau, ngoài trước trong sau, để đảm bảo an toàn tối đa thì công việc tháo dỡ phải nhịp nhành với nhau. Ván khuôn đã tháo dỡ không được để ngổn ngang hoặc chất đống trên đường vận chuyển, cần thu xếp gọn gàng theo từng loại phải vệ sinh và được bảo quản tốt để tái sử dụng. Khi tháo ván khuôn ở trên cao phải chú ý khâu an toàn cho công nhân. CHƯƠNG 4. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CỐNG DẪN DÒNG 4.1. Mục đích và ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công 4.1.1 Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công Để công trình Thuỷ điện Sơn La hoàn thành đúng thời hạn , chất lượng của công trình được đảm bảo theo yêu cầu của chính phủ đề ra thì bắt buộc phải lập kế hoặc tiến độ thi công. Kế hoạch tiến độ thi công là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức thi công. Nó nêu lên khối lượng công tác từng thời kỳ thực hiện các yêu cầu về mặt thời gian cũng như nguồn vật tư kỹ thuật. Nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công toàn bộ công trình. Bất kỳ thời hạn của một bộ phận công trình nào mà không đạt được kế hoạch tiến độ đều dẫn tới sự thay đổi về cường độ và thời gian thi công các hạng mục khác. Lập kế hoạch tiến độ thi công nhằm đảm bảo : Công trình hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn thi công mà nhà nước quy định. Công trình thi công được liên tục, thuận lợi, nhịp nhàng về mặt thời gian cũng như nhân tài vật lực; quyết định quy mô thi công toàn bộ công trình, sử dụng hợp lý tiền vốn, sức người và phương tiện máy móc. Chất lượng công trình trên cơ sở trình tự thi công, tốc độ thi công hợp lý. 4.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công Kế hoạch tiến độ có ý nghĩa quyết định đến tiến độ, trình tự và thời gian thi công toàn bộ công trình. Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ mà người ta thành lập các biểu đồ nhu cầu về tài nguyên, nhân lực. Các biểu đồ này cùng với kế hoạch tiến độ là những tài liệu cơ bản phục vụ cho quy hoạch xây dựng của mỗi dự án. Kế hoạch tiến độ được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, được sắp xếp một cách hợp lý không những làm cho công trình được tiến hành thuận lợi, quá trình thi công phát triển bình thường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động mà còn giảm thấp sự tiêu hao nhân tài vật lực, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng không vượt qúa chỉ tiêu dự toán. 4.2 Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công cống dẫn dòng + Kê khai các hạng mục của công trình cống dẫn dòng. Phân chia cống dẫn dòng thành các bộ phận kết cấu, các phần việc và kê khai thành các hạng mục. Tiến hành sắp xếp theo trình tự thi công trước sau 1 cách thích đáng. + Tính toán tương đối cụ thể và chính xác khối lượng công trình từng bộ phận, từng hạng mục theo sơ đồ kỹ thuật và bản vẽ thi công chi tiết. + Xác định một số hạng mục chủ yếu, thứ yếu của cống dẫn dòng. Đối với những hạng mục chủ yếu cần phân tích tỷ mỉ, sắp xếp thời gian thi công, đề xuất 1 số khả năng, phương pháp thi công, thiết bị máy móc. Dùng chỉ tiêu tính toán về giá thành và yêu cầu về nhân lực để so sánh các phương pháp thi công đã đề xuất mà quyết định phương án thi công tốt nhất cho các hạng mục chủ yếu. Sau đó tiếp tục chọn phương án thi công cho các hạng mục thứ yếu còn lại. + Sơ bộ vạch kế hoạch tiến độ thi công cống dẫn dòng. Các chỉ tiêu, định mức sử dụng trong khi sắp xếp tiến độ nên tương đối giữa giai đoạn thiết kế và có thể dùng những kinh nghiệm thi công tiên tiến để nâng cao năng suất lao động. + Sửa chữa và điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công cống dẫn dòng. Dựa vào kế hoạch tiến độ thi công đã được sơ bộ sắp xếp tiến hành lập các biểu đồ sử dụng nhân lực và các loại máy móc thiết bị chủ yếu. + Đề xuất kế hoạch cung ứng nhân lực, vật liệu và máy móc. Trên cơ sở của bảng kế hoạch hoàn chỉnh vạch ra kế hoạch sử dụng nhân lực, vật tư kỹ thuật trong quá trình thi công công trình. 4.3 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công - Phương pháp sơ đồ đường thẳng ( GANTT) - Phương pháp sơ đồ mạng xiên (CYCLOGRAM) - Phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT) Mỗi loại sơ đồ đều có các ưu và nhược điểm của mình. Trong đồ án này chỉ xét đến sơ đồ đường thẳng và sơ đồ mạng. Do công trình thuỷ điện Sơn la là công trình rất lớn do đó việc chọn sơ đồ mạng lưới là rất phức tạp, do đó ta chọn phương pháp sơ đồ đường thẳng. 4.4 Lập tiến độ thi công cống dẫn dòng Sơn La Lập bảng tính toán khối lượng. Sơ bộ thống kê trình tự các công việc dựa trên cơ sở phương án dẫn dòng. Vạch trình tự thời gian. Kiểm tra, vẽ quan hệ kinh tế, so sánh điều chỉnh tiến độ. Kiểm tra đánh giá biểu đồ nhân lực bằng hệ số không cân đối. Trong đó: Amax: Trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ nhân lực. ATB : Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công. Ai : Số lượng công nhân làm việc trong ngày. Ti : Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng nhân công Ai. T : Thời gian thi công toàn bộ công trình T = 360 ngày. Þ Þ (1,3 ¸ 1,6) Dựa vào phương án dẫn dòng thi công đã lựa chọn và khống chế thời gian thi công. Tiến độ hạng mục Cống dẫn dòng thuộc công trình đầu mối thuỷ điện Sơn La được thiết lập ở phụ lục 4.1 và bản vẽ số 08. CHƯƠNG 5 BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG 5.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác thiết kế mặt bằng thi công Bố trí mặt bằng công trường là bố trí và qui hoạch các công trình lâu dài và tạm các cơ sở phục vụ, đường xá giao thông, mạng lưới dẫn điện, nước, hơi ép v.v...trên mặt bằng và trên các công trình trong hiện trường thi công hoặc trong khu vực xây dựng công trình thủy lợi. Nhiệm vụ chủ yếu của bố trí mặt bằng công trường là giải quyết chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian đã qui định và dùng nhân vật lực ít nhất. Vì vậy việc bố trí mặt bằng công trường có được chính xác hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình, tốc độ thi công và mức độ an toàn trong thi công. Thành quả của việc bố trí mặt bằng được biểu thị trên bản đồ địa hình khu vực xây dựng theo một tỷ lệ nhất định gọi là bản đồ bố trí mặt bằng công trường. 5.2. Bản đồ bố trí mặt bằng thi công 5.2.1 Các loại bản đồ bố trí mặt bằng thi công Căn cứ vào qui mô và mức độ phức tạp của công trình mà ta cần có các loại bản đồ khác nhau như: + Tổng mặt bằng công trình. Loại bản đồ này thường có tỷ lệ 1/2000 ¸ 1/5000 + Mặt bằng thi công của công trình đơn vị. Loại bản đồ này thường có tỷ lệ 1/500 ¸ 1/2000 + Mặt bằng thi công cho từng đợt xây dựng. Loại bản đồ này thường có tỷ lệ 1/200 ¸ 1/500 Căn cứ vào yêu cầu chính xác của từng giai đoạn thiết kế công trình nói chung mà việc thiết kế mặt bằng cũng chia làm 3 giai đoạn : + Giai đoạn thiết kế sơ bộ + Giai đoạn thiết kế kỹ thuật + Giai đoạn bản vẽ thi công 5.2.2 Các nguyên tắc và trình tự thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng 5.2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản Khi thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng công trường ta cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: 1. Việc bố trí tất cả các công trình tạm đều không làm trở ngại đến việc thi công và vận hành cuả công trình chính. Phải tổ chức thi công một cách cân đối, hợp lý, bảo đảm công trình đưa vào vận hành sớm, tạo điều kiện tốt cho thi công. 2. Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển, bảo đảm vận chuyển được tiện lợi. Muốn thế cần phải bố trí hợp lý các xí nghiệp phụ, kho bãi, máy móc, thiết bị và đường xá giao thông. 3. Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình tạm, làm cho phí tổn công trình tạm được rẻ nhất. Triệt để lợi dụng các công trình của địa phương sẵn có và tận dụng các công trình tạm mới xây dựng vào việc phát triển công nghiệp địa phương, sau khi đã xây dựng xong công trình chính hoặc xây dựng sớm các công trình lâu dài để có thể tận dụng cho thi công. Tận dụng vật liệu tại chỗ, dùng kết cấu đơn giản, tháo lắp di chuyển được để có thể sử dụng được nhiều lần. 4. Phải dự tính khả năng ảnh hưởng của thủy văn dòng chảy, để bố trí và xác định các cao trình của các công trình trong thời kỳ sử dụng chúng. 5. Phải phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn phòng hoả và vệ sinh sản xuất như: đường xá giao thông trong công trường không nên cắt đường giao thông chính. Đường giao thông chính nên bố trí dọc theo hiện trường thi công và không nên đi xuyên qua khu nhà ở, kho bãi hay các xưởng phụ gia công để đảm bảo vận chuyển được an toàn. Khoảng cách giữa các công trình kho bãi vật liệu nhà cửa phải tuân theo những tiêu chuẩn về an toàn phòng hoả của nhà nước, những kho nguy hiểm như: kho thuốc nổ, xăng dầu...phải bố trí nơi vắng vẻ, cách xa khu nhà ở và hiện trường thi công. Bố trí nhà ở phải chú ý hướng gió thổi, tránh bụi bặm, than khói hoặc nước bẩn do xí nghiệp thải ra làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cán bộ công nhân. 6. Để tiện việc sản suất và sinh hoạt, những xí nghiệp phụ và công trình có liên hệ mật thiết với nhau về qui trình công nghệ cũng như quản lý, khai thác, .... Do đó nên bố trí tập trung gần nhau để tiện việc chỉ huy, điều độ và quản lý để giảm bớt sự phân chia vốn không cần thiết. Trụ sở của ban chỉ huy công trường nên bố trí ở nơi vừa tiện lợi cho việc chỉ đạo thi công, vừa tiện lợi cho việc liên hệ với bên ngoài. Khu nhà ở của công nhân không nên bố trí quá xa hiện trường thi công. 7. Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ, giảm bớt diện tích chiếm đất, đặc biệt là diện tích canh tác để tiện cho việc quản lý sản suất và hạn chế việc chiếm đất canh tác của nông nghiệp. 5.2.2.2 Trình tự thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng Căn cứ vào những nguyên tắc trên khi bố trí mặt bằng thi công cần dựa vào các bước sau : 1. Thu thập và phân tích tài liệu bao gồm : bản đồ địa hình khu vực công trường, bình đồ bố trí công trình đầu mối và các công trình hạng mục, công trình đơn vị, công trình có sẵn, phân bố dân cư, đặc điểm kết cấu các công trình hạng mục, các tài liệu về thủy văn, địa chất thủy văn, các tài liệu điều tra về điều kiện thi công, khả năng cung cấp nhân vật lực, tiến độ và thời hạn thi công, các sơ đồ dẫn dòng và chặn dòng, tình hình giao thông liên lạc với bên ngoài và bên trong công trường, khả năng cung ứng về sinh hoạt của địa phương, dân sinh kinh tế...của khu vực sẽ xây dựng công trình. 2. Lập bảng kê khai các công trình tạm và công trình phục vụ xây dựng để tạo cơ sở vật chất cho việc thi công công trình chính. 3. Trên cơ sở bản kê khai sơ lược bố trí và qui hoạch các khu vực thi công, rồi căn cứ vào phương thức giao thông vận chuyển với bên ngoài và tình hình thực tế đã được kiểm tra ngoài thực địa mà bố trí cụ thể các công trình tạm ấy theo trình tự: chủ yếu trước, thứ yếu sau; chính trước phụ sau. Nên bố trí các kho tàng xí nghiệp phụ dọc theo đường giao thông, tiếp theo là bố trí các đường giao thông phụ trong công trường, các kho tàng có liên quan đến giao thông vận chuyển. Sau cùng bố trí các bộ phận về hành chính, văn hoá, đời sống phúc lợi và hệ thống cung cấp điện nước. 4. Kiểm tra lại trình tự sắp xếp các công trình tạm theo qui trình công nghệ sản suất, có thể đề ra một số phương án rồi tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật chọn ra một phương án hợp lý nhất. 5. Cuối cùng, căn cứ vào phương án tối ưu nhất để chọn và vẽ ra bản đồ bố trí mặt bằng công trường. 5.3 Bố trí, tổ chức quy hoạch nhà tạm thời trên công trường 5.3.1 Mục đích Đặc điểm của công trình thuỷ lợi, thuỷ điện là thường xây dựng ở những nơi vắng vẻ, xa những vùng dân cư đông đúc, xa thành phố, thị trấn … Trái lại số cán bộ, công nhân tham gia xây dựng công trình lại tương đối đông. Do đó vấn đề bố trí, quy hoạch nhà ở tạm thời, tạo điều kiện cần thiết để cho kỹ sư, công nhân làm việc, sinh hoạt, giải trí, nhằm tăng năng suất lao động, hiệu suất công tác và trình độ kỹ thuật, văn hoá. Xây dựng nhà ở tạm thời phải thoả mãn nhu cầu thực tế, mặt khác cũng nên cố gắng giảm bớt phí tổn những trang thiết bị tạm thời. 5.3.2 Xác định số người trong khu nhà ở Cơ sở để xác định số người trong khu nhà là ở trị số tối đa của công nhân sản xuất trực tiếp tham gia xây dựng, lắp ráp trong giai đoạn xây dựng cao điểm cộng với số công nhân, nhân viên làm việc trong các xí nghiệp sản xuất phụ và số công nhân làm các công việc phụ cho công việc xây lắp. Trị số công nhân tối đa sản xuất trực tiếp trong 1 đợt có thể xác định theo 3 phương pháp. Ở đây ta sử dụng theo phương pháp xác định theo biểu đồ nhân lực trong kế hoạch tiến độ thi công đã lập của hạng mục cống dẫn dòng. Số tối đa của công nhân trực tiếp sản xuất: N1 = 1339 người Số công nhân sản xuất ở các xưởng sản xuất phụ N2 sơ bộ dùng công thức : N2 = (0,5 ¸ 0,7).N1 N2 = 0,6 . N1 = 0,6 . 1339 = 804 (người) Số cán bộ kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ tính theo công thức : N3 = (0,06 ¸ 0,08) . (N1+N2) N3 = 0,06 . (N1 + N2) = 0,06 . (1339 + 804) = 129 (người ) Số công nhân, nhân viên làm việc phục vụ khác như coi kho, bảo vệ, quét dọn, nấu ăn... tính theo công thức : N4 = 0,04 . (N1 + N2) = 0,04 . ( 1339 + 804) = 86 (người) Số nhân viên cơ quan phục vụ cho công trường như bách hoá , lương thực thực phẩm ngân hàng bưu điện , y tế ... được tính theo công thức : N5 = (0,05 ¸ 0,1 ) . (N1 + N2 ) = 0,08 . (1339 + 804 ) = 171 ( người ) Tổng số người trên công trường có tính thêm số người nghỉ phép, ốm đau, vắng mặt bởi các lý do khác là : N = 1,06 . (N1 + N2 + N3 + N4 + N5) = = 1,06 . (1339 + 804 + 129 + 86 + 171) = 2529 (người) Khi xét cả số người của gia đình các cán bộ công nhân thì tổng số người trong khu nhà ở của công trường sẽ là : Nt = ( 1,2 ¸ 1,6 ) . N = 1,4 . 2529 = 3541 ( người ) Trong đó 1,2 ¸ 1,6 là hệ số gia đình 5.3.3 Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây dựng nhà Theo giáo trình thi công tập 2, bảng 25 – 22, ta xác định diện tích nhà ở tạm thời cần phải xây dựng như sau: TT Hạng mục Diện tích tiêu chuẩn Diện tích cần xây dựng 1 Nhà ở 4,000 14164,00 2 Phòng tiếp khách 0,060 212,46 3 phòng làm việc 0,200 708,20 4 Ngân hàng, bưu điện 0,045 159,35 5 Nhà ăn 0,300 1062,30 6 Trường học 0,350 1239,35 7 nhà trẻ 0,120 424,92 8 Hội trường 0,300 1062,30 9 Câu lạc bộ 0,250 885,25 10 Bệnh xá 0,250 885,25 11 Nhà cứu hoả 0,033 116,85 12 Nhà tắm 0,050 177,05 13 Nhà cắt tóc 0,006 21,25 14 Bách hóa 0,150 531,15 15 Sân Vận động 2,000 7082,00 16 Nhà vệ sinh công cộng 0,010 35,41 Tổng 28767,08 +. Diện tích chiếm chỗ của nhà ở sẽ là: Ftt = = = 63926,84 (m2) 5.3.4 Bố trí khu nhà ở, dịch vụ tổng hợp Dọc theo suối từ bến phà Mường La đến bản Tìn có thung lũng ở phía thượng lưu suối có thể bố trí khu nhà ở cho CBCNV xây dựng và vận hành. Dự kiến dành riêng 1 khu dịch vụ tổng hợp, được kết hợp với chính quyền địa phương quy hoạch, quản lý để khi kết thúc công trường có thể phục vụ cho dân sinh sau này, Khu dịch vụ tổng hợp nằm trên tuyến đường từ công trường đi huyện Mường La. 5.4 Công tác kho bãi 5.4.1 Mục đích Để bảo quản tốt các loại vật liệu, thiết bị máy móc và thoả mãn nhu cầu cung cấp vật tư kịp thời cho công trường thì cần tổ chức công tác kho bãi một cách chính xác. Công tác kho bãi qui hoạch chính xác được thể hiện: 1. Có thể dựa vào nhu cầu kịp thời cung cấp vật liệu, bảo đảm công trình thi công tiến hành được thuận lợi. 2. Khối lượng và thời gian cất giữ quy định phải hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động, không để ứ đọng vốn lưu động. 3. Tránh sự mất mát và giảm bớt sự hao tốn vật liệu. 4. Bảo đảm vật liệu cất giữ không biến chất. 5. Tổ chức hợp lý công tác chất xếp, bốc dỡ vật liệu để giảm bớt sự tiêu hao sức lao động. 6. Chọn chính xác vị trí kho bãi bảo đảm công trình thi công an toàn. 5.4.2 Các loại kho bãi Căn cứ theo công dụng và cách bố trí có thể chia ra các loại kho bãi sau: Kho trung tâm, kho khu công tác, kho hiện trường, kho xí nghiệp phụ thi công, kho chuyên dùng. Căn cứ vào hình thức kết cấu thì kho bãi có thể chia làm ba loại sau: Kho lộ thiên, kho có mái che và kho kín. 5.4.3 Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho Trong quá trình thi công ta không thể mua hay lấy toàn bộ số lượng vật liệu cần thiết để sử dụng cho toàn bộ công trình để tránh ứ đọng nhiều vốn lưu động, nhưng cũng không thể dùng ngày nào mua ngày ấy thì sẽ không đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục và đều đặn. Do đó ta cần xác định được số lượng vật liệu dự trữ và số lượng qui định vật liệu được dự trữ trong kho trong thời gian cần thiết để kịp thời cung cấp cho thi công bảo đảm quá trình thi công tiến hành được liên tục và đều đặn. Ta căn cứ vào tiến độ thi công để xác định lượng vật liệu cất giữ trong kho. Việc dự trữ vật liệu phụ thuộc vào các nhân tố như : Điều kiện cung cấp của cơ quan giao hàng, các hình thức vận tải, phương tiện vận tải và bốc dỡ, khoảng cách vận chuyển, mức độ sử dụng vật liệu. Công trường có tiến độ thi công khống chế, do đó ta nhập vật liệu theo yêu cầu của tiến độ thi công. Lúc này lượng vật liệu dự trữ được tính theo công thức : q = qmax . tdt Trong đó : Qmax - Khối lượng vật liệu dùng cao nhất trong ngày. Tdt - Tiêu chuẩn số ngày dự trữ vật liệu. Tính toán cho 1 trường hợp thi công với đợt có khối lượng vữa bê tông cao nhất là 4910,03 m3, trong đợt này chúng ta thi công trong 3 ca tức thi công trong 1 ngày. Từ khối lượng dùng cao nhất trong ngày tương ứng với tiêu chuẩn số ngày dự trữ ta tính được khối lượng dự trữ trong kho. TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng qmax Số ngày dự trữ Khối lượng dự trữ (T) 1 Xi măng T/ng 1473,01 15 22095,14 2 Cát T/ng 2980,39 8 23843,11 3 Đá T/ng 6687,46 8 53499,69 4 Thép T/ng 441,90 20 8838,05 5.4.4 Các loại kho chuyên dùng 5.4.4.1. Kho xăng dầu. Kho xăng dầu được bố trí bên bờ trái sông Đà, được đặt trong phạm vi cụm sản xuất tổng hợp cạnh mỏ đá Nậm Păm, tuy nhiên kho xăng dầu được bảo quản và thiết kế đặc biệt. Xăng dầu chủ yếu đưa vào kho bằng đường bộ. Theo kinh nghiệm thi công các công trình thuỷ lợi thuỷ điện đã được xây dựng ở Liên Xô thì cần phải dự trữ 24 T xăng cho 1 triệu rúp tiền vốn đầu tư và công tác xây dựng trong 1 tháng 5.4.4.2. Kho thuốc nổ. Vì cường độ nổ phá của Sơn La rất lớn, do đó kho thuốc nổ được sử dụng liên tục. Chúng ta bố trí kho thuốc nổ ở trên cao tại cao trình 250, bên bờ phải tuyến đập. Cách xa khu vực lán trại, khu sản xuất tổng hợp, khu vực công trường đang thi công. Sơ đồ bố trí kho thuốc nổ dự kiến như sau: Hình 5.1 - Sơ đồ bố trí kho thuốc nổ 1. Khu vực cấm, 2. Giới hạn vùng cấm đi lại, 3. Thùng nước cứu hoả, 4. Kho thiết bị cứu hoả, 5. Nhà vệ sinh, 6. Các chòi gác, 7. Cửa ra vào, 8. Kho chứa hòm thuốc, 9. Phòng bảo vệ., 10. Đường vào kho, 11. Nơi mở hòm, 12. Phòng cất giữ máy nổ mìn, 13. Các cột thu lôi, 14. Hào nước phòng hoả, 15. Kho thuốc 15 tấn, 16. Kho kíp mìn, 17. Hàng rào bảo vệ, 18. Rãnh tiêu nước 5.4.5 Xác định diện tích kho và đường bốc dỡ hàng hoá 5.4.5.1 Tính toán diện tích kho Diện tích có ích của kho có thể tính toán theo công thức sau: F = (m2). Trong đó : F - Diện tích có ích của kho (m2). q - Khối lượng vật liệu cần cất giữ trong kho (T, m3). p - Lượng chứa đựng vật liệu của mỗi m2 diện tích có ích của kho (T/m2 hoặc m3/m2). Tra bảng 26-6 “ GTTC Tập II.” Vì kho còn có cả đường đi lại và phòng quản lý cho nên diện tích kho tổng cộng là Fo = (m2). Trong đó : Fo - Diện tích tổng cộng của kho (m2). - Hệ số lợi dụng diện tích kho, tra bảng 27-7 sách “ giáo trình thi công tập II “ TT Loại vật liệu Đơn vị Khối lượng dự trữ q p Chất cao (m) Hệ số a Diện tích F(m2) Hình thức ( T ) (T/m2) 1 XM Tấn 22095,14 4,00 3,00 0,40 13809,46 Cơ giới,Kín 2 Cát Tấn 23843,11 4,00 6,00 0,60 9934,63 Cơ giới,Lộ thiên 3 Đá Tấn 53499,69 4,00 6,00 0,60 22291,54 Cơ giới,Lộ thiên 4 Thép Tấn 8838,05 4,20 1,20 0,40 5260,74 Có mái che,xếp chồng 5.4.5.2 Xác định đường bốc dỡ vật liệu Để đảm bảo khí cụm, vật tư chuyển đến có thể bốc dỡ vào kho được kịp thời và thuận lợi thì đường bốc dỡ của kho phải có đủ độ dài cần thiết. Hình 5.2 - Sơ đồ tính toán đường bốc dỡ hàng hoá 1- Kho vận chuyển 2- Xe vận chuyển Chiều dài đường bốc dỡ L được tính theo công thức sau: L = n . l + (n - 1) . l1 (m) Trong đó: n - Số xe bốc dỡ hàng hoá trong cùng 1 thời gian, n = 3 xe. l - Chiều dài tính toán của xe vận chuyển lúc bốc dỡ hàng hoá (m). Với xe vận chuyển vật liệu , hàng hoá có kích thước trung bình như sau : Chiều dài : l = 9,66 m Chiều rộng : R = 2,65 m Chiều cao : h = 2,58 m l1 - Khoảng cách giữa hai xe vận chuyển đỗ gần nhau. Khi đỗ dọc ta lấy l1=2,5(m) ® L = 3 . 9,66 + (3 - 1) . 2,5 = 33,98 m Ta lấy L = 34 m 5.5 Tổ chức cung cấp điện, nước trên công trường 5.5.1 Tổ chức cung cấp nước 5.5.1.1. Xác định lượng nước cần dùng Lượng nước cần dùng trên công trường bao gồm nước dùng cho sản xuất, nước dùng cho sinh hoạt và lượng nước dùng cho cứu hoả. Q = QSx + QSh + Qc.h Trong đó: Q - Tổng lượng nước cần dung (l/s) QSX - Nước dùng cho sản xuất (l/s) QSh - Nước dùng cho sinh hoạt (l/s) Qc.h - Nước dùng cho cứu hoả (l/s) a. Lượng nước dùng cho sản xuất: + Dùng để trộn bê tông, rửa cốt liệu, bảo dưỡng bê tông... + Lượng nước sản xuất (lít/s) cần nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ thi công, vào qui trình công nghệ của máy móc và số ca máy được sử dụng tính theo công thức : QSx=1,1 (lít /s) Trong đó: 1,1 - Hệ số tổn thất nước. Nm - Khối lượng công việc (số ca máy móc) trong thời đoạn tính toán. Ta tính cho thời đoạn đổ bê tông có cường độ lớn nhất là đợt 9, ứng với đợt này khối lượng vữa bê tông sử dụng là 4116,4 m3, cường độ đổ là 205,82 (m3/h.) q - Là lượng nước hao đơn vị cho một đơn vị khối lượng công việc (hoặc 1 ca máy), Tra bảng 26 - 8 trang 235 " Giáo trình thi công tập II " với việc chính là trộn bê tông, dưỡng hộ bê tông ta có q = 400 l. K1 - Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 giờ, tra bảng 26-9 có K1=1,3. t - Số giờ làm việc, đợt bê tông 9 đổ trong 2,5 ca => t = 20 giờ. ® Qsx= 1,1. = 29,73 (lít/s). b. Lượng nước dùng cho sinh hoạt: Bao gồm lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường và nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ ở khu nhà ở trên công trường. + Lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường (lít/s) được xác định theo công thức: Q = (lít /s) Trong đó : NC - Số công nhân làm việc trên hiện trường, NC = 1339 người - Tiêu chuẩn dùng nước, tra bảng 26 -10 ta được a =15 (lít/ca/người), ® Q = = 7,25 (lít /s) + Lượng nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ trên khu nhà ở được xác định theo công thức: Q= (lít /s) Trong đó : Nn - Số người trên khu nhà ở, Nn = 3541 (người). - Tiêu chuẩn dùng nước, tra bảng 26-10 giáo trình thi công tập II với có đường ống cấp nước, a = 250 (lít/người/ngày). K2 - Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 ngày đêm, tra bảng 26-9 giáo trình thi công tập II ta được K2 = 1,05. ® Q = = 14 (lít/s) c. Nước cứu hoả : Nước cứu hoả đựng trong các thùng téc tạm thời rồi dùng máy bơm để chữa cháy gồm có nước dùng để cứu hoả ở hiện trường và nước dùng để cứa hoả khu vực nhà ở Với diện tích công trường > 100 ha và nhà trên công trường < 2 tầng chúng ta chọn Qch = 10 (lít /s) (Theo bảng 26-11 GTTC Tập II ). 5.5.1.2. Chọn nguồn nước Thực tế trong khu vực công trường không có hệ thống công trình cung cấp nước còn các nguồn nước cho nông nghiệp không thể đáp ứng được đòi hỏi của công trường, bởi vậy cần xây dựng tất cả hệ thống cung cấp nước. Chọn nguồn nước suối Chiến để cung cấp nước sinh hoạt cho công trường, cơ sở cung cấp nước sản xuất, nước kỹ thuật, nước chữa cháy bố trí ở khu sản xuất phụ trợ bờ phải. 5.5.2 Tổ chức cung cấp điện cho công trường Vào thời gian chuẩn bị , việc cung cấp điện sẽ được thực hiện thông qua việc xây dựng trạm 110/35/6 KV và lắp đặt 1 máy công suất 25 MVA tại công trường đồng thời với giai đoạn đường dây 110 KV Sơn La – Mường La để từ đó tải điện 35 KV và 6 KV từ trạm 110/35/6 KV đến các cơ sở sản xuất của công trường . CHƯƠNG 6. DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH CỐNG DẪN DÒNG SƠN LA 6.1. Mục đích và ý nghĩa của việc lập dự toán 6.1.1. Mục đích Dự toán công trình là loại văn kiện trong hồ sơ thiết kế dùng tiền tệ để biểu thị phí tổn xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong các giai đoạn thiết kế khác nhau thì yêu cầu đối với văn kiện dự toán cũng khác nhau. Lập dự toán để so sánh tính hợp lý về mặt kinh tế của các phương án xây dựng công trình và làm tài liệu để khống chế tài khoản chi tiêu của nhà nước với công trình xây dựng. 6.1.2. Ý nghĩa Dự toán là một bộ phận trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công, là chỗ dựa kinh tế để nhà nước đầu tư tài khoản và thực hành chế độ hợp đồng giao nhận thầu, đồng thời là một yếu tố quan trọng để thực hành chế độ hoạch toán kinh tế. Dự toán còn là mục tiêu cho đơn vị xây dựng tiết kiệm và phấn đấu hạ giá thành xây dựng công trình . Dự toán là căn cứ để đánh giá trình độ tổ chức quản lý thi công, là thước đo khống chế tình hình hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tốc độ thi công công trình. 6.2. Cơ sở lập dự toán - Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công hạng mục cống dẫn dòng ( chương1 – chương 5). - Lập dự toán theo thông tư số 05/2007/TT – BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định 99/2007/NĐ – CP về quản lý chi phí đầu tư XDCT. - Định mức dự toán XDCT - phần xây dựng công bố kèm theo công văn 1776/16-8-2007 BXD. - Định mức vật tư xây dựng cơ bản kèm theo công văn 1784/16 – 08 – 2007 BXD. - Đơn giá dự toán XDCT của tỉnh Sơn la. 6.3. Dự toán xây dựng công trình cho hạng mục cống dẫn dòng thuỷ điện Sơn la Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng. Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình. Theo thông tư 05/2007/TT – BXD. Ta có bảng tính toán tổng hợp dự toán chi phí xây dựng như sau : Bảng 2.2. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KÝ HIỆU I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu n S Qj x Djvl j=1 VL 2 Chi phí nhân công n S Qj x Djnc x (1 + Knc) j=1 NC 3 Chi phí máy thi công n S Qj x Djm x (1 + Kmtc) j=1 M 4 Chi phí trực tiếp khác (VL+NC+M) x tỷ lệ TT Chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ TL Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD V CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG G x tỷ lệ x (1+ TGTGT-XD) GxDNT TỔNG CỘNG GXD + GXDNT GXD Trong đó: + Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp: - Qj là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình (j=1¸n). - Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình. + Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: - Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1¸n). - Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j. Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy thi công (Djm) trong đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán và tổng hợp theo Bảng 2.3 của Phụ lục này. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình. + Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có). + Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 2.4 của Phụ lục này. + G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế. + TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. + GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế. + GXDNT : chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. + GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Kết quả tính toán thể hiện trong các bảng trong phần phụ lục. Tổng hợp kinh phí của hạng mục cống dẫn dòng công trình thuỷ điện Sơn La là : Ba trăm sáu mươi mốt tỷ năm trăm năm mươi sáu triệu ba trăm năm mươi lăm nghìn đồng. LỜI CẢM ƠN Trên đây là toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp: “ Thiết kế tổ chức thi công cống dẫn dòng công trình thuỷ điện Sơn la ” mà em đã hoàn thành. Trong thời gian 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Văn Hùng và nỗ lực của bản thân em đã thực hiện được những nội dung sau: - Tìm hiểu chung về công trình thuỷ điện Sơn la. - Thiết kế dẫn dòng thi công. - Thiết kế tổ chức thi công hạng mục cống dẫn dòng - Lập tiến độ thi công hạng mục cống dẫn dòng. - Bố trí mặt bằng thi công. - Tính toán giá trị xây dựng hạng mục cống dẫn dòng. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã được làm quen với công việc của một kỹ sư trong việc thiết kế tổ chức thi công một công trình thuỷ lợi, nhờ đó em đã hệ thống lại được những kiến thức đã được học trong những năm tháng học tại trường đồng thời giúp em tiếp cận với kiến thức thực tế cho công việc sau này. Tuy nhiên, do trình độ bản thân có hạn, kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên trong đồ án còn mắc nhiều sai sót. Em mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo để hoàn thiện thêm kiến thức cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Lê Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án và hoàn thành đúng thời hạn. Qua đây em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Thuỷ lợi đã dạy bảo em những kiến thức chuyên môn cũng như thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường. Hà nội, ngày 01 tháng 05 năm 2008. Sinh viên thực hiện Nguyễn Viết Cường. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an tot nghiep - Cuong.doc
  • xlsCONG DD.xls
  • dwgCong tac van khuon- sx be tong.dwg
  • dwgDan dong thi cong.dwg
  • xlsKe hoach tien do thi cong cong.xls
  • dwgMAT BANG TONG THE.dwg
  • dwgmat cat mo mong sla.dwg
  • dwgphan khoanh - kenh + thap.dwg
  • dwgphan khoanh than cong.dwg
  • docphu luc chuong 2.doc
  • docphu luc chuong 3.doc
  • doctai lieu tham khao (98).doc
  • dwgTien Do Cong dan dong Sla.dwg