Thiết kế Trạm xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn với công suất 600 m3/ngày đêm
Đặt vấn đề Trong môi trường sống nói chung vấn đề bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch là vô cùng quan trọng. Đồng thời với nhiệm vụ này việc thải và xử lý nước thải đang là vấn đề bức xúc của toàn thể nhân loại. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp nước ta, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng tới mức báo động. Do nền công nghiệp mới phát triển chưa có sự quy hoạch tổng thể, điều kiện kinh tế của nhiều xí nghiệp bệnh viện còn khó khăn hoặc do chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận nên hầu như chất thải chưa được xử lý mà thải thẳng ra môi trường. Mặt khác nước ta là nước đông dân, có mật độ dân cư cao, do trình độ nhận thức của con người về môi trường chưa cao nên lượng chất thải (rắn, lỏng, khí) thải ra môi trường ngày càng nhiều dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường sống, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của đất nước, sức khoẻ, đời sống của nhân dân cũng như mỹ quan của khu vực. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đều chưa có hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là các bệnh viện ở tuyến huyện, ở vùng sâu vùng xa. Tại Hà Nội, nhiều bệnh viện lớn cũng không xử lý nước thải, Hà Nội có số lượng bệnh viện, cơ sở y tế đứng thứ nhì sau TP HCM. Theo Sở Tài nguyên ư Môi trường và Nhà đất Hà Nội: hiện 42 BV và cơ sở khám chữa bệnh cần phải có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới 12 bệnh viện (cả công và tư) có hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu.Như vậy nước thải chưa xử lý được thải thẳng vào môi trường cho nên các chất ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và gây ra những dịch bệnh khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Việc nâng cấp và xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là việc làm cần thiết để giải quyết vấn đề bức xúc hiện nay và tạo điều kiện tốt cho công tác khám chữa bệnh, ngăn chặn nguồn lây lan ô nhiễm và bảo vệ môi trường. ?Kết luận Ngày nay khi chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện đáng kể thì nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, nó kéo theo sự phát triển của mạng lưới y tế. Cùng với việc gia tăng số lượng giường bệnh và nâng cao chất lượng phục vụ thì chất thải bệnh viện đang là vấn đề nổi cộm của nước ta hiện nay, đặc biệt là nước thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và lây lan các loại dịch bệnh. Trạm xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn được thiết kế với công suất 600 m3/ngđ. Hiện nay trung bình mỗi ngày có khoảng 200 m3 nước thải y tế được đưa về trạm xử lý. Nhưng nước thải đầu ra vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay còn rất nhiều bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, những bệnh viện có trạm xử lý thì không thường xuyên trùng tu, bảo dưỡng nên sau một thời gian hoạt động thì xuống cấp, nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn được xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Nước thải bệnh viện thường chứa rất nhiều hoá chất và vi khuẩn gây bệnh nếu không được xử lý mà xả thẳng vào môi trường sẽ gây ra những hậu quả không lường trước được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy việc xây dựng và cải tạo các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là rất cần thiết và cấp bách. Việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn cũng không nằm ngoài mục đích này. Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên việc nghiên cứu và cải tạo hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót cần phải được chỉnh sửa. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn các công việc sau này của dự án đi vào thực thi. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình và tâm huyết của TS. Phùng Lan Hương trong quá trình hoàn thành đồ án này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế Trạm xử lý nước thải bệnh viện Thanh Nhàn với công suất 600 m3-ngđ.pdf