Thiết kế tuyến đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua khu vực đèo Khe Net đi qua xã Hương Hóa đến thôn Kim Liên - Xã Kim Hóa - Huyện Hương Hóa - Quảng Bình

Thiết kế tuyến đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua khu vực đèo Khe Net đi qua xã Hương Hóa đến thôn Kim Liên - xã Kim Hóa - huyện Hương Hóa - Quảng Bình PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG I – TÊN CÔNG TRÌNH, VỊ TRÍ XÂY DỰNG TÊN CÔNG TRÌNH Thiết kế tuyến đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua khu vực đèu khe net đi qua xã Hương Hóa - Huyện Hương Hóa - Tỉnh Quảng Bình đến thôn Kim Liên - xã Kim Hóa - huyện Hương Hóa - Quảng Bình (điểmB). Tuyến đường sắt có tốc độ cao nhằm cải thiện, và phát triển kinh tế cho khu vực miền núi trong tương lai gần. Để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, tuyến đường sắt được thiết kế với vận tốc 100km/h, tôc độ trong hầm là 40km/h PHẦN II THIẾT KẾ CƠ SỞ Căn cứ để lựa chọn giải pháp cho mỗi phương án tuyến là chọn tuyến hoặc bình diện tuyến. Yêu cầu chung của công tác vạch tuyến trên bình đồ: Khắc phục các yếu tố khó khăn của tuyến đường về bình đồ, trắc dọc.Tuyến hầm phải phù hợp với tổng thể mạng lưới đường hiện tại.Các phương án tuyến phải xét đến sự thuận lợi cho thiết kế, đặc biệt là thi công. Phù hợp với công tác vận chuyển vật liệu, tận dụng được vật liệu tại chỗ nhằm giảm thiểu được chi phí xây dựng.Sự lựa chọn của phương án phải dựa trên cơ sở phân tích , so sánh về kinh tế trong thiết kế, thi công, khai thác. Đặc biệt là yếu tố an toàn cho các phương tiện phải được bảo đảm.Vạch tuyến bình đồ và trắc dọc của hầm được thiết kế đảm bảo các chức năng và mục đích của hầm như là một phần của tuyến đường theo địa hình, địa chất, sử dụng diều kiện môi trường dựa trên kết quả khảo sát, đo đạc ngay tại hiện trường.Vạch tuyến của bình đồ nên chọn hướng tuyến thẳng, đường cong bán kính lớn để đảm bảo giao thông luôn thông suốt.Độ dốc hầm đối với trắc dọc được lập phải lớn hơn 0.3% để đảm bảo thoát nước tự nhiên trong quá trình thi công hầm. Để đảm bảo điều kiện thông gió tốt trong hầm, giảm thiểu lượng khí thải của các phương tiện thì độ dốc dọc không vượt quá 4%. Dựa vào hai điểm khống chế A-B trên bình đồ với các yếu tố hình học của tuyến tôi đề xuất hai phương án đi tuyến. PHẦN III THIẾT KẾ KỸ THUẬT CHƯƠNG 1 TÍNH TOÁN KẾT CẤU A. TÍNH TOÁN KẾT CẤU THEO ĐIỀU KIỆN DỊA CHẤT LỚP THỨ NHẤT PHẦN IV THIẾT KẾ, TỔ CHỨC THI CÔNG CHƯƠNG I – BIỆN PHÁP THI CÔNG Điều kiện thi công và căn cứ lựa chọn biện pháp đào đường hang. Điều kiện thi công: Từ số liệu khảo sát địa chất, ta thấy đất đá phổ biến là đất đá trung bình có RMR = 53- 79 nên ta lựa chọn phương án thi công bằng phương pháp khoan nổ phá. Tuyến hầm đi qua hai lớp địa chất fkp = 4 và fkp = 8. Địa hình tương đối phức tạp. Vì vậy cần phải chọn phương pháp thi công hợp lí để tăng nhanh tốc độ thi công, an toàn cho người lao động và đem lại hiệu quả kinh tế nhất. Khi tiến hành thiết kế và tổ chức thi công phải t

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tuyến đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua khu vực đèo Khe Net đi qua xã Hương Hóa đến thôn Kim Liên - Xã Kim Hóa - Huyện Hương Hóa - Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau năm năm học tập tại trường ĐH Giao thông vận tải, dưới sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Cầu Hầm, nay em đã hoàn thành chương trình học tập và được nhận đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã gặp phải rất nhiều khó khăn và sai sót do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm còn thiếu. Chúng em đã được thầy giáo hướng dẫn Chu Viết Bình và các thầy cô trong bộ môn Cầu Hầm chỉ dẫn rất nhiệt tình, chu đáo để hoàn thành đồ án. Đồ án tốt nghiệp do em thực hiện hẳn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong có được sự chỉ bảo, các ý kiến nhận xét của các thầy cô và cả sự góp ý của các bạn học để khắc phục cho khiếm khuyết của đề tài và tiếp thu thêm kiến thức, phục vụ cho quá trình công tác sau này. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Chu Viết Bình và các thầy cô bộ môn Cầu Hầm đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và trong thời gian làm đồ án. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm….. Sinh viên : Trần Đà Giang NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày …. tháng …. năm….. Giáo viên: PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG I – TÊN CÔNG TRÌNH, VỊ TRÍ XÂY DỰNG TÊN CÔNG TRÌNH Thiết kế tuyến đường sắt nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua khu vực đèu khe net đi qua xã Hương Hóa - Huyện Hương Hóa - Tỉnh Quảng Bình đến thôn Kim Liên - xã Kim Hóa - huyện Hương Hóa - Quảng Bình (điểmB). Tuyến đường sắt có tốc độ cao nhằm cải thiện, và phát triển kinh tế cho khu vực miền núi trong tương lai gần. Để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá, tuyến đường sắt được thiết kế với vận tốc 100km/h, tôc độ trong hầm là 40km/h ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC CÔNG TRÌNH Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình. Vị trí: Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.055 km2, dân số năm 2006 có 846.020 người Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: • Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc • Điểm cực Nam: 17005’  02" vĩ độ Bắc • Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông • Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, Quốc lộ I A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. Huyện Tuyên Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc Quảng Bình, phía Bắc giáp huyện Hương Khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tỉnh, phía Tây giáp huyện Minh Hóa và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Huyện Tuyên Hóa có diện tích 1.149 Km2 1.2.Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. 1.3.Khí hậu: Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Với đặc điểm đó, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng và mùa mưa. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng 25-26oC, mùa khô nóng kéo dài 170 ngày từ 18 tháng 3 đến 3 tháng 10, nhiệt độ trung bình trên 25oC. Ba tháng nóng nhất là tháng 7, 8 , 9, nhiệt độ đạt cực đại vào tháng 7, trị số trên 35oC, có lúc lên 39oC. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 (29/11) đến đầu tháng 3 (2/3), nhiệt độ trung bình từ 18-20oC, có 4 tháng lạnh nhất là: 11, 12, 1, 2, nhiệt độ xuống dưới 15oC, có lúc xuống dưới 10oC. - Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 - 2.300mm/năm, lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm, vùng Bắc Quảng Bình từ Đèo Ngang đến sông Gianh, lượng mưa chỉ đạt 1.700 - 2.000mm, các vùng khác, lượng mưa cao hơn: Tuyên Hoá 2.181mm, Đồng Hới 2.261mm, Lệ Thuỷ 2.322mm, do ảnh hưởng của dãy núi Hoành Sơn chắn ngang, (Đèo Ngang).Về thời gian, mưa tập trung vào 3 tháng: 9, 10, 11 đặc biệt là tháng 10 có lượng mưa cao nhất, chiếm gần 30% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, gây ngập úng, lũ lụt vào các tháng 9, 10, 11 và nắng hạn gay gắt, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt từ tháng 3 đến tháng 8. - Độ ẩm: Độ ẩm tương đối ở Quảng Bình thuộc vào loại cao, trị số trung bình năm từ 83-84%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào các tháng cuối đông: tháng 11, 12, 1. Độ ẩm thấp nhất vào những ngày có gió tây nam khô nóng, trị số tuyệt đối xuống dưới 20%. 1.4.Tài nguyên: Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3. Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu. Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng. Hiện trạnh kinh tế xã hội Dân số và nguồn lực Dân số Quảng Bình năm 2004 có 829.800 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 13,17% sống ở thành thị. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 433.618 người, chiếm khoảng 52,26% dân số. Về chất lượng lao động, theo điều tra dân số thời điểm 1/4/1999 có: 10.720 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó 4.676 cao đẳng, 6.042 đại học và trên đại học. Lực lượng lao động đã qua đào tạo gần 33.000 người chiếm 8% số lao động. Hiện trạng kinh tế Năm Tổng số Chia ra Nông, Lâm, Ngư nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ Triệu đồng 2000 2.216.519 819.259 549.894 847.366 2001 2.452.752 867.900 638.105 946.747 2002 2.785.388 962.901 764.893 1.057.594 2003 3.166.718 1.065.932 915.480 1.185.306 2004 3.810.633 1.237.444 1.139.954 1.433.235 2005 4.541.235 1.349.891 1.455.617 1.735.727 2006 5.478.341 1.528.077 1.841.537 2.108.727 Cơ cấu (Tổng số = 100) - % 2000 100,0 37,0 24,8 38,2 2001 100,0 35,4 26,0 38,6 2002 100,0 34,6 27,4 38,0 2003 100,0 33,7 28,9 37,4 2004 100,0 32,5 29,9 37,6 2005 100,0 29,7 32,1 38,2 2006 100,0 27,9 33,6 38,5 Tình hình giao thông của khu vực dự án Quảng Bình là một tỉnh có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó tỉnh Quảng Bình, hệ thống giao thông đường bộ, đường sông nội tỉnh rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Quảng Bình có 116,04 km bờ biển với cảng Gianh và cảng Hòn La thuận tiện trong vận tải biển. Hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Sân bay Đồng Hới đang được nâng cấp để có thể đón được các máy bay chở khách hạng nhẹ vào cuối năm 2006. Hệ thống đường bộ Hệ thống quốc lộ + Quốc lộ 1A đi qua tỉnh , với tổng chiều dài 122 km, có 5 cầu lớn trên tuyến này là cầu Roòn, Gianh, Lý Hoà, cầu Dài và Quán Hàu, tình trạng thông xe tốt, cho phép khả năng thông xe quanh năm. + Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông: dài 200 km, có 51 cầu dài 3.814 m, đã được nâng cấp, có khả năng thông xe bốn mùa + Đường Hồ Chí Minh phía Tây: dài 170 km, có 32 cầu dài 2.113 m + Quốc lộ 15 dài 69 km + Quốc lộ 12A từ Ba Đồn đến Mụ Dạ dài 145,5 km, tuyến đường này đang được nâng cấp xây dựng, khả năng thông xe tốt cả 4 mùa Hệ thống tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến, có tổng chiều dài 364 km, có 29 cầu các loại với tổng chièu dài là 401m, 3 ngầm có chiều dài 205 m. Mặt đường đã được nhựa hoá dần trên các tuyến khả năng thông xe trên các hệ thống đường tỉnh lộ tương đối tốt cả 2 mùa, trừ một số đoạn ngạp lụt trong thời gian ngắn. Đường nội thị: có 34 km, nền dường rộng từ 6m dến 34 m, mặt đường rộng từ 4m đến 22,5m. Đường huyện xã có: 744 km đường huyện và 2.647 km đường xã, nèn đường rộng từ 5 – 6m, hầu hết là mặt đường cấp phối. Khả năng thông xe của hệ thống đường huyện , xã tương đối tốt. Toàn tỉnh có 5 xã chưa có đường ô tô về trung tâm xã là Thuận Hoá, Châu Hoá, Cao Quảng, Ngư Hoá, Quảng Hải. Hệ thống đường sông Có 5 con sông chính, với chiều dài 472 km, có thể vận tải khai thác thuỷ là - Sông Gianh (Linh Giang) dài 268 km (đã vào quản lý 121 km) gồm:  +Nguồn Nậy dài 130 k +Nguồn rào Trổ dài 40 km +Nguồn rào Nan dài 34 km +Nguồn So dài 64 km + Biên độ triều 1,9 đến 2,2 m, trung bình là 1,2 đến 1,35 m - Sông Roòn (sông Loan): dài 30 km + Biên độ triều 1,0 đến 1,2 m - Sông Dinh dài 22 km, sông chưa được quản lý khai thác và hiện nay đang bị bồi lấp mạnh - Sông Nhật Lệ dài 152 km gồm: + Sông Kiến Giang dài 58 km, bắt nguồn từ chân núi 1001 chảy về ngã ba Trần Xá + Sông Đại Giang 77 km bắt nguồn từ cuội về ngãn ba Trần Xá + Biên độ triều: 1,9 đến 2,2 m, trùng bình là 1,2 đến 1,35 m + Phương tiện đi lại : Sông Nhật Lệ 100 – 200 tấn, Sông Địa Giang, Kiến Giang: dưới 10 tấn Hệ thống bến cảng Có 3 cảng đó là cảng Gianh, cho phép tàu có tải trọng dưới 2000 tấn, cảng Nhật Lệ tàu tải trọng lên tới 200 tấn và cảng Hòn La cho phép tàu từ 5.000 đến 10.000 tấn cập bến Đường sắt Đường sắt đi qua tỉnh có chiều dài 172 km, có 19 ga, trong đó có 1 ga chính là ga Đồng Hới. hệ thống đường sắt gồm có 18 cầu Vận tải: Lực lượng vận tải phát triển nhanh, chủ yếu khu vực tập thể và tư nhân. Khối lượng vận tải hàng năm đạt khoảng 5.100 ngàn tấn. Trong đó đường bộ 3.700 ngàn tấn, đường sông 1.200 tấn, đường biển 200 ngàn tấn. Khối lượng luân chuyển hàng hoá hàng năm đạt từ 140 đến 160 triệu tấn/km. Ô tô vận tải: + Xe tải: 1.668 chiếc, bằng 16.018 tấn phương tiện + Xe chở khách: 172 chiếc, bằng 5.630 ghế  Vận tải thuỷ: + Tàu vận tải biển: 10 chiếc, bằng 1.844 tấn trọng tải + Tàu sông chở hàng: 787 chiếc bằng 3.112 tấn + Tàu sông chở khách 359 chiếc bằng 5.125 ghế CHƯƠNG II – TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÁC QUY TRÌNH, QUY PHẠM THIẾT KẾ ĐƯỢC ÁP DỤNG Các tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế: - Tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729-1993 Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 273-05 Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-2005 Tiêu chuẩn thiết kế hầm đường sắt và hầm đường ôtô TCVN 4527-88 Tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn khác có liên quan. CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA TUYẾN THIẾT KẾ - Cấp đường: đường cao tốc cấp I. - Vận tốc thiết kế: Trên tuyến: V=100km/h Qua hầm: V=40km/h Bán kính tối thiểu của đường cong nằm trên tuyến: =600(m) Bán kính tối thiểu của đường cong đứng trên tuyến: Rđ =10000m Dốc dọc tối đa trong hầm: ih,max = mitk- itđ itk: độ dốc thiết kế=1.7%; m:hệ số triết giảm độ dốc L(m) 300 300-1000 1000-3000 >3000 m 1.0 0.9 0.85 0.75-0.8 itđ: độ dốc tính đổi sức cản đầu máy khi chạy trên đường cong itđ=0: ih,max = 0.851.7=1.44% Dốc dọc tối thiểu trong hầm: ih,min = 0.3% để đảm bảo thoát nước CHƯƠNG III – NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC HẦM MÔ TẢ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC HẦM Tuyến đường chạy theo hướng Đông – Nam. Đây là khu vực có nhiều núi cao, hiểm trở, địa hình phức tạp. Các dãy núi cao, rất cao và độ dốc lớn chạy theo hướng Tây-Bắc. Tại đây thường xuyên xảy ra hiện tượng đá lở và trượt taluy. Chính do địa hình nhiều núi cao và chắn ngang tuyến cho nên phương án làm hầm giao thông xuyên núi là hiệu quả về mặt kinh tế và khai thác. Tuyến hầm được nghiên cứu đầu tư và xây dựng. PHÂN LOẠI ĐỊA CHẤT TRONG CÁC KHU VỰC DỰ KIẾN TUYẾN HẦM ĐI QUA Bảng 1: TỔNG HỢP ĐỊA CHẤT CỦA PHƯƠNG ÁN TUYẾN 1 Tên đất đá Phân bố Hệ số độ cứng () Trọng lượng riêng (T/m3) Góc ma sát trong (độ) Modul đàn hồi E (kG/cm2) Hệ số Poisson Hệ số nền tiêu chuẩn ko (kg/cm3) Đá vôi chắc, cát kết chắc Phân bố theo khu vực 8 2.6 82.5 7.5 0.4 1700 Đá vôi không chăc, cuội kết mềm Phân bố theo khu vực 4 2.5 70 1.4 0.32 300 Đá phong hóa Phân bố theo khu vực 3 2.4 70 0.2 0.4 150 Bảng 2: TỔNG HỢP ĐỊA CHẤT CỦA PHƯƠNG ÁN TUYẾN 2 Tên đất đá Phân bố Hệ số độ cứng () Trọng lượng riêng (T/m3) Góc ma sát trong (độ) Modul đàn hồi E (kG/cm2) Hệ số Poisson Hệ số nền tiêu chuẩn ko (kg/cm3) Đá vôi chắc, cát kết chắc Phân bố theo khu vực 8 2.8 82.5 7.5 0.3 1700 Đá vôi không chăc, cuội kết mềm Phân bố theo khu vực 4 2.7 70 1.4 0.33 300 Đá phong hóa Phân bố theo khu vực 3 2.4 70 0.2 0.4 150 Phân loại địa chất trong các khu vực dự kiến tuyến hầm đi qua. Do hầm được thi công theo phương pháp NATM nên địa chất khu vực hầm được phân loại theo chỉ tiêu RMR. Theo RMR đất đá được chia làm các loại sau: Bảng phân loại đá theo điểm số RMR Giá trị RMR 70 - 100 60 - 80 40 - 70 30 - 60 25 - 50 20 - 40 < 20 Loại đá A B CI CII DI DII E Bảng tổng hợp cách tính điểm số RMR của khối đá Thông só Loại giá trị 1 Độ bền của đá còn nguyên trạng Chỉ số độ bền nén điểm >100Mp 4-10 Mpa 2-4 Mpa 1-2 Mpa Đối với giá trị thí nghiệm nên đơn trục Độ bền nén đơn trục của đá <250Mpa 100-250 Mpa 50-100 Mpa 25-50 Mpa 25-5 1-5 <1 Thang điểm 15 12 7 4 2 1 0 2 Chỉ tiêu chất lượng đá RQD (%) 90-100 75-90 50-75 25-50 <25 Thang điểm 20 17 13 8 3 3 Khoảng cách giữa các khe nứt (m) >2 0.6-2 0.2-0.6 0.06-0.2 <0.06 Thang điểm 20 15 10 8 5 4 Trạng thái các khe nứt (m) Chiều dài các khe nứt (m) <1 1-3 3-10 10-20 >20 Thang điểm 6 4 2 1 0 Độ mở rộng của khe nứt (mm) Không <0.1 0.1-1 1-5 >5 Thang điểm 6 5 4 1 0 Tính nhám của khe nứt Rất nhám Nhám Hơi nhám Nhám mịn, phẳng Rất trơn,có Thang điểm 6 5 3 1 0 Sự lấp đầy của khe nứt Không có Vật liệu cứng <5 mm Vật liệu cứng > 5 mm Vật liệu mềm < 5mm Vật liệu mềm>5mm Thang điểm 6 4 2 2 0 Mức độ phong hoá Không phong hoá Phong hoá nhẹ Phong hoá trung bình Phong hoá nặng Phong hoá hoàn toàn Thang điểm 6 5 3 1 0 5 Tình trạng nước ngầm Lượng nước vào mỗi 10m chiều dài hầm (1lít/phút) Không <10 10-25 25-125 >125 Áp suất nước khe nứt 0 <0.1 0.1-0.2 0.2-0.5 >0.5 Điều kiện chung Hoàn toàn khô ẩm ướt đẫm nước chảy nhỏ giọt chảy thành dòng Thang điểm 15 10 7 4 0 Tùy thuộc vào điểm số RMR ta có thể xác định được thời gian tự ổn định không chống của hang đào dựa vào bảng sau: Bảng tổng hợp thời gian tự đứng vững không chống của hang đào: Giá trị RMR < 20 21 - 40 41 - 60 61 - 80 81 - 100 Thời gian tự đứng vững 1m – 30 phút 2.5m – 10 phút 5m – 1 tuần 10m – 1 năm 15m – 20 năm Lực dính c (kPa) < 100 100 - 200 200 - 300 300 - 400 > 400 Góc nội ma sát φ (độ) < 15 15 - 25 25 - 35 35 - 45 > 45 Hầm đi qua cả 2 lớp địa chất do đó ta phân loại địa chất cho hai loại đất đá như sau: Lớp thứ1 : Đá Vôi không chắc, cuội kết và bị phong hóa thấp có fkp=4, RQD=50-75%. Đây là lớp địa chất không tốt. Ta có bảng tính điểm cho lớp địa chất thứ 2 như sau: TT Thông số Loại giá trị Điểm 1 Độ bền của khối đá còn nguyên trạng 50-100 7 2 Chỉ tiêu chất lượng đá 50-75 13 3 Khoảng cách giữa các khe nứt 0.6-2 15 4 Chiều dài của các khe nứt 1-3mm 2 5 Độ mở rộng khe nứt(mm) <0.1 5 6 Tính nhám của khe nứt nhám 5 7 Sự lấp đầy của khe nứt Vật liệu cứng <5mm 4 8 Mức độ phong hóa Phong hóa nhẹ 1 9 Tình trạng nước ngầm Đẫm nước 7 Tổng điểm RMR 53 Vậy địa chất lớp 1 là loại CII. Thời gian tự đứng vững của lớp này là 5m trong vòng 1 tuần Lớp thứ 2: đá vôi chắc, cát kết chắc, có fkp= 8, RQD=75-90%. Đây là lớp địa chất chủ yếu, nằm sâu trong núi bị phong hoá nhẹ, các khe nứt hẹp và ngắn , khoảng cách giữa các khe nứt lớn và được lấp đầy bằng vật liệu cứng. Địa chất của lớp này tương đối ẩm ướt. Từ bảng tổng hợp tính điểm trên ta có bảng tính điểm cho lớp địa chất này như sau: TT Thông số Loại giá trị Điểm 1 Độ bền của khối đá còn nguyên trạng 100-250 12 2 Chỉ tiêu chất lượng đá 75-90% 17 3 Khoảng cách giữa các khe nứt >2 20 4 Chiều dài của các khe nứt 10-20 4 5 Độ mở rộng khe nứt(mm) 1-5 4 6 Tính nhám của khe nứt nhám 5 7 Sự lấp đầy của khe nứt Vật liệu mềm <5mm 2 8 Mức độ phong hóa Phong hóa nhẹ 5 9 Tình trạng nước ngầm ẩm ướt 10 Tổng điểm RMR 79 Vậy địa chất lớp 2 là loại B. Lớp này có thời gian tự đứng vững không chống là 10m trong thời gian năm. Theo tiêu chuẩn của Nhật ta có các thông số kỹ thuật tham khảo sau: Loại đá Phương pháp đào Khoảng cách đào vượt trước(m) Bulông, neo đá Vòm Thép Bêtông phun (cm) Lớp chống thấm (cm) Chiều dài (m) Khoảng cách (m) Theo phương ngang Theo phương dọc B Toàn gương 2 3 1.5 2 - 5 30 CII Toàn gương 1.2 3 1.5 1.2 H-125 U-21 10 30 Dự kiến cấu tạo kết cấu và biện pháp công nghệ thi công đường hầm. -Hầm được thi công theo công nghệ NATM, do diện tích gương đào nhỏ (60m2), dự kiến đào toàn tiết diện gương. -Kết cấu chống tạm sử dụng bêtông phun dày 5cm và kết hợp với neo. -Lớp vỏ bêtông cuối cùng bằng bêtông dày 30cm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHNIHO~1.DOC
  • rarban in chinh thuc.rar
  • docPHNIIH~1.DOC
  • docPHNIII~1.DOC
  • docPHNIV~1.DOC