- Đã điều tra thực trạng các PTDH hiện có; sự hiểu biết và sử dụng
PTDH hiện nay của GV, tình hình ứng dụng CNTT vào QTDH ở các trường
THPT cũng như thái độ và chất lượng học tập môn sinh của HS ở trường
THPT, trên cơ sở đó đã chỉ ra được những bất cập hiện nay đối với việc sử
dụng các PTDH khi dạy cho các bài của SGK thí điểm, đồng thời cũng thấy
được nhu cầu của các GV THPT về việc hỗ trợ các tài liệu, PTDH theo hướng
ứng dụng CNTT vào QTDH.
- Xác định được hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo việc mô
phỏng các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật. Đây là hệ thống nguyên tắc
xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ quá trình .
- Đã đề xuất được qui trình thiết kế và sưu tầm mô hình ảo các cơ chế và
quá trình sinh lý thực vật trên đĩa CD - ROM, giải quyết phần nào thực trạng
thiếu nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng là hình ảnh động, phim ở dạng kĩ thuật
số khi GV thiết kế bài giảng theo hướng ứng dụng CNTT.
87 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (sinh học 11) bằng phần mềm MS.Power Point, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng động?
(?) Vai trò của các hướng động trong đời sống của thực vật?
* Thao tác 2: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
* Thao tác 3: GV nhận xét, chốt lại kiến thức của bài học và dặn dò về nhà.
Ví dụ 2: Dạy bài 34:
Sự sinh trƣởng và phát triển ở thực vật
Để minh họa cho chu kì sinh trưởng và phát triển ở cây một năm, SGK đưa
các hình 34.1 và hình 34.2 để minh họa đặc điểm để so sánh giữa cây một lá
mầm và cây hai lá mầm. Chúng tôi đã thiết kế hình ảnh động để mô phỏng
chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm cũng như đã sưu tầm thêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
các hình ảnh như sau:
- Đoạn phim 1: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm
- H1: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm
- H2: Sinh trưởng sơ cấp của thân ; H3: Mô phân sinh ngọn
- H4: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ ; H5: Giải phẩu khúc gỗ
Sau khi đã có đầy đủ các tư liệu, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động học
tập cho HS như sau:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển
* Thao tác 1: - GV chiếu H1 mô phỏng chu kì sinh trưởng và phát triển của
cây một năm.
H1: Chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm.
- Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp với thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi
sau:
(?) Cho biết giai đoạn nào là sinh trưởng và giai đoạn nào là phát triển?
(?) Thế nào là sinh trưởng và thế nào là phát triển?
(?) Trong giai đoạn sinh trưởng có xảy ra phát triển không? Và ngược lại?
(?) Tốc độ của quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra như thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
* Thao tác 2: - HS quan sát hình, nghiên cứu SGK trả lời :
+ Sinh trưởng là quá trình tăng không thuận nghịch kích thước cơ thể thực vật
do tăng số lượng và kích thước tế bào.
+ Phát triển là quá trình bao gồm sự sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình
thái
+ Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên tiếp xen kẽ nhau
+ Tốc độ của quá trình sinh trưởng và phát triển không giống nhau
* Thao tác 3:
- GV tiếp tục chiếu phim mô phỏng chu kì sinh trưởng và phát triển của cây
một năm, yêu cầu HS quan sát và cho biết:
(?) Các giai đoạn trong chu kì, trình bày đặc điểm của từng giai đoạn?
(?) Nắm bắt các giai đoạn trong chu kì sinh trưởng, phát triển của cây một
năm ta ứng dụng vào thực tế như thế nào? Cho ví dụ?
- HS sau khi quan sát phim sẽ trả lời:
+ Các giai đoạn trong chu kì sinh trưởng và phát triển của cây một năm: Nảy
mầm, mọc lá, sinh trưởng mạnh, ra hoa, tạo quả, quả chín.
+ Nắm bắt các giai đoạn để có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kì tuỳ
theo mục đích yêu cầu sử dụng trong đời sống hay công nghệ hay để giống...
* Hoạt động 2: Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp
* Thao tác 1: - GVchiếu H2, H3 mô phỏng quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân.
H2: Sinh trưởng sơ cấp của thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
H3: Mô phân sinh ngọn
- Yêu cầu HS quan sát hình và chỉ rõ vị trí, kết quả của quá trình sinh trưởng
sơ cấp của thân rồi rút ra kết luận chung về sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?
* Thao tác 2: - HS: Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm tăng chiều
dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh
đỉnh thân và đỉnh rễ
* Thao tác 3:
- GV chiếu H4, H5 mô phỏng quá trình sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp của thân
và giải phẩu khúc gỗ.
H4: sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở cây thân gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
H5: Giải phẩu khúc gỗ
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
(?) Thế nào là sinh trưởng thứ cấp?
(?) Nhóm thực vật một lá mầm hay hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp?
(?) Kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?
(?) Các tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây gỗ được sinh ra từ đâu?
* Thao tác 4:
- Sau khi quan sát HS trả lời:
+ Sinh trưởng thứ cấp làm cho cây lớn về chiều ngang do hoạt động của mô
phân sinh bên tạo ra
+ Nhóm thực vật hai lá mầm có kiểu sinh trưởng thứ cấp
+ Quá trình này tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và libe thứ cấp
+ Hoạt động của tầng phát sinh vỏ tạo ra: vỏ cây (bao gồm: libe thứ cấp, tầng
sinh bần và bần)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
- GV: yêu cầu HS Nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức trong thực tế hãy
cho biết các yếu tố bên trong và bên ngoài nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây?
- HS:
+ Yếu tố bên trong:
Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của các giống, loài cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Hoocmon thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây
+ Yếu tố bên ngoài
Độ ẩm
Nhiệt độ
Ánh sáng
Phân bón
* Hoạt động 4 : Củng cố, hoàn thiện kiến thức
* Thao tác 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
(?) Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và
phát triển?
(?) Nắm bắt chu kì sinh trưởng và phát triển của cây để làm gì?
(?) Thế nào là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
(?) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển?
* Thao tác 2: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
* Thao tác 3: GV nhận xét, chốt lại kiến thức của bài học và dặn dò về nhà.
Ví dụ 3: Dạy bài:
Sinh sản hữu tính ở thực vật (Trang 163)
Để minh họa cho chu kì phát triển từ hạt đến hạt ở thực vật bậc cao, SGK
đưa các hình 42.1 và hình 43.2 ; tuy nhiên đây chỉ là hình ảnh tĩnh không mô
phỏng được bản chất bên trong của quá trình. Thế nên chúng tôi đã thiết kế
hình ảnh động để mô phỏng chu trình sống của thực vật hạt kín như sau:
- Đoạn phim 1: Chu trình sống của thực vật hạt kín.
Sau khi đã có đầy đủ các tư liệu, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động học
tập cho HS như sau:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính
* Thao tác 1:
- GV trình bày ví dụ: Ở cừu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
P: Cừu đực x Cừu cái
Giảm phân
GP: Giao tử đực (n) ; Giao tử cái (n)
Thụ tinh
F1: Cừu con (2n)
(?) Đây có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Giải thích?
- HS: Không phải sinh sản vô tính
* Thao tác 2:
- GV: Đây là hình thức sinh sản hữu tính.
(?) Thế nào là sinh sản hữu tính?
- HS: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực
(n) và giao tử cái (n) thành hợp tử (2n) thông qua thụ tinh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật bậc cao
* Thao tác 1:
- GV chiếu phim về chu trình sống của thực vật hạt kín (bên dưới).
- Yêu cầu HS quan sát và hoàn thành phiếu học tập (bên dưới):
* Thao tác 2:
- HS quan sát phim và hoàn thành phiếu học tập
- GV yêu cầu một vài em trình bày kết quả, sau đó nhận xét và đưa ra đáp án.
Phim: Chu trình sống của thực vật hạt kín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
* Thao tác 3:
- GV yêu cầu HS xem kết quả ở phiếu học tập kết hợp với thông tin ở SGK
trình bày nội dung bài học vào vở theo hệ thống câu hỏi sau:
(?) Thế nào là sự thụ phấn và sự thụ tinh? (Hình thành hạt phấn? Hình thành
túi phôi? Thụ phấn? Nảy mầm của hạt? Thụ tinh?)
(?) Sự tạo quả và kết hạt diễn ra như thế nào?
(?) Sự chín của quả và hạt?
* Thao tác 4: HS sau khi quan sát phim, hoàn thành phiếu học tập sẽ trả lời:
1. Sự thụ phấn và thụ tinh:
- Hình thành hạt phấn:
+ Từ mỗi 1 tế bào mẹ trong bao phấn (2n) giảm phân cho 4 tiểu bào tử đơn
bội (n).
+ Mỗi tế bào con (n) nguyên phân Hạt phấn (n) : - Tế bào ống phấn (n)
- Tế bào sinh sản (n)
+ Tế bào sinh sản (n) nguyên phân Hai giao tử đực (tinh trùng)
- Hình thành túi phôi:
+ Từ mỗi 1 tế bào mẹ của noãn (2n) giảm phân : -3 tế bào dưới (tiêu biến)
-1 tế bào (sống sót)
+ 1 tế bào sống nguyên phân 3 lần liên tiếp cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân
gọi là túi phôi chứa: noãn cầu đơn bội (tế bào trứng), nhân phụ (2n), 2 tế bào
kèm, 3 tế bào đối cực.
- Thụ phấn:
+ Định nghĩa: Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy
của hoa cùng loài
+ Hình thức: Tự thụ phấn và giao phấn
+ Tác nhân: Gió hoặc côn trùng
Phiếu học tập:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
Hạt/ Quả
Hoa
(...) (...)
Tế bào mẹ hạt phấn (...)
(...) (...)
(...) 4 đại bào tử đơn bội (3 tế bào tiêu biến)
Nguyên phân 1 lần (...)
Hạt phấn Túi phôi
Tế bào sinh sản
(...)
Tế bào ống phấn
Nhân lưỡng bội Trợ bào Tế bào đối cực
(...) (...)
(n) (2n)
Sau thụ phấn
(...) Ống phấn
(...)
Hợp tử (...)
Nội nhũ
Phôi
Bao phấn Noãn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
- Nảy mầm của hạt phấn:
Hạt phấn rơi vào đầu nhụy nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn
theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực được ống phấn mang tới noãn
- Thụ tinh:
+ Thụ tinh là sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử
+ Ống phấn qua lỗ noãn vào túi phôi
+ Nhân tế bào ống phấn tiêu biến
+ Nhân tế bào sinh sản nguyên phân 2 giao tử đực (tinh trùng)
+ Giao tử đực thứ nhất (n) + noãn (n) hợp tử (2n) phôi
+ Giao tử đực thứ hai (n) + nhân phụ (2n) hợp tử (2n) phôi nhũ (3n)
Sự thụ tinh như trên là thụ tinh kép và không cần nước
2. Sự tạo quả và kết hạt:
- Noãn (thụ tinh) hạt (vỏ, phôi, phôi nhũ)
Có hai loại hạt:
+ Hạt nội nhũ (hạt cây một lá mầm). Nội nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ
+ Hạt không nội nhũ (hạt cây hai lá mầm). Chất dinh dưỡng dự trữ trong lá
mầm
- Quả do bầu nhụy phát triển thành
Quả đơn tính: Do noãn không thụ tinh và do xử lí thành quả không hạt: auxin,
giberelin
3. Sự chín của quả và hạt:
Khi quả chín diễn ra các biến đổi về màu sắc, mùi vị, độ mềm và hô hấp
mạnh
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng trong nông nghiệp
* Thao tác 1:
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức thực tế trả lời câu
hỏi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
(?) Làm thế nào để quả chín nhanh?
(?) Muốn tạo quả không hạt ta phải làm gì?
* Thao tác 2:
- HS: + Dùng etilen làm quả chín nhanh
+ Dùng auxin, giberelin để tạo quả không hạt
* Hoạt động 4: Củng cố, hoàn thiện kiến thức
* Thao tác 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
(?) Thế nào là sinh sản hữu tính?
(?) Trình bày đặc điểm của các giai đoạn trong chu trình sống của thực vật hạt
kín?
* Thao tác 2: HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
* Thao tác 3: GV nhận xét, chốt lại kiến thức của bài học và dặn dò về nhà.
Qua các ví dụ minh họa về cách sử dụng các chương trình mô phỏng như
trên, một lần nữa ta có thể thấy chương trình mô phỏng hơn hẳn các PTDH
khác ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi cho GV có thể dễ dàng thiết kế và tổ
chức các hoạt động học tập khám phá cho HS, giúp các em có thể tích cực,
chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức cũng như phát triển ở các em nhiều kỹ
năng, cả về kỹ năng hành động và kỹ năng tư duy.
2.5. Quy trình thiết kế bài giảng theo phương pháp dạy học
Bài giảng được thiết kế gồm 5 bước:
Bước 1: xác định kiến thức sẵn có
Bước 2: xác định mục tiêu của bài học (đầu ra mong muốn)
Bước 3: Phân tích nội dung dạy học
- Nội dung dạy học được chia từng đơn vị kiến thức nhỏ tương ứng với
các slide chính trong bài soạn.
- Chính xác hoá các nội dung đó (nếu có).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
- Dự kiến những sai lầm điển hình có thể gặp ở học sinh để xây dựng
bài soạn, cụ thể là các phương án trả lời.
Bước 4: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, phim khoa học, xây dựng sơ đồ
biểu bảng... phù hợp với nội dung đã xác định và sử dụng một số phần mềm
để thiết kế giáo án.
Bước 5: Soạn giáo án trên PowerPoint
2.6. Quy trình thiết kế giáo án bằng phần mềm PowerPoint
* Mở PowerPoint chọn kiểu dáng và định dạng tổng quát cho tài liệu
Mở PowerPoint: Start/Programs Microsoft PowerPoint Chọn lệnh
Out putoption.
- Chọn cách mở chương trình diễn: khi trình PowerPoint hiển thị hộp
thoại PowerPoint có 2 cách mở chương trình diễn để bạn chọn.
+ Thiết kế chương trình diễn mới: nhấn chọn Creat a new presentation
using, ở đây có 3 loại mẫu để tạo các trang trình diễn mới. Các mẫu trình diễn
tự động (Auto Content wizard); các mẫu trình diễn có sẵn (Tempalte); trang
trình diễn để trống để bạn tự tạo (Blank presentation).
+ Mở trang trình diễn đã có (open an existing presentation): nếu chạy
thì hộp thoại danh sách các trang trình diễn do bạn đã thiết kế được hiển thị,
bạn hãy chọn vào tên mẫu nào đó để mở ra: nhấn đúp chuột chọn tên Open.
- Định dạng trang trình diễn: PowerPoint cung cấp những tuỳ chọn định
dạng văn bản cao cấp, đồng thời cung cấp nhiều tính năng tự động. Các kiểu
mẫu thiết kế của PowerPoint bao gồm các yếu tố như: màu sắc font chữ, kích
cỡ font và các thông số định dạng khác... được thiết kế để phối hợp với nhau
một cách hoàn hảo. Trước khi thiết kế nội dung bài giảng chi tiết cho từng
slide lưu ý: diện tích một Slide được chia làm 3 vùng với 3 phần: phần tiêu
đề, phần thân và phần ghi chú. Vì thế cần định dạng cho cả 3 phần đó cho tất
cả các Slide mà bạn sắp thiết kế. Bạn hãy gọi lệnh: View/Master/Slide Master
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
hộp thoại Slide được hiển thị. Có thể định dạng văn bản theo những cách khác
nhau.
+ Sử dụng hộp thoại font để thực hiện một số thay đổi và thiết kế các
mặc định cho font chữ.
+ Áp dụng kiểu định dạng riêng biệt bằng cách sử dụng các nút trên
thanh công cụ formatting.
Nếu muốn thiết lập toàn bộ font chữ của file là tiếng Việt vào:
menu/format/font/vntime/ok.
* Nhập nội dung cho từng Slide
+ Nhập nội dung dưới dạng văn bản:
Cách 1:
Ở thanh menu Drawing cuối màn hình nhấn trỏ chuột vào ô hình chữ
nhật, sau đó vẽ ô ở màn hình và bấm phím phải trong ô rồi vào mục Add text để
viết chữ, chọn font chữ, kiểu chữ và kích cỡ mong muốn trên thanh công cụ.
Cách 2:
Nhấp trỏ chuột vào mục Add text rê chuột trái trên màn hình tại vị trí
muốn nhập văn bản tạo hình chữ nhật có đường kẻ viền nhập văn bản.
Mỗi đơn vị kiến thức tương ứng với một Slide bao gồm liều kiến thức
và câu hỏi, Slide phụ là gợi ý dẫn dắt học sinh.
- Vẽ đối tượng đồ hoạ: Để liên kết các nội dung trong một Slide hay thể
hiện mối quan hệ giữa chúng, bạn có thể sử dụng một số chức năng của thanh
công cụ Drawing ở đáy cửa sổ PowerPoint để thiết kế đồ hoạ theo ý muốn.
Ví dụ:
+ Muốn tạo mũi tên hay đường thẳng liên hệ giữa các kiến thức hoặc
tạo hình khối... bạn thực hiện như sau: từ thanh công cụ Drawing nhấn nút
Arrow (mũi tên) hoặc nút Line (đường thẳng) hoặc Rectangle (hình chữ nhật)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61
đưa trỏ chuột về khung thiết kế con trỏ biến thành dấu cộng, kéo con trỏ về
vị trí vẽ hình, nhả chuột khi hình đã được tạo dạng theo ý muốn.
+ Muốn cho các đối tượng vừa vẽ hấp dẫn hơn, bạn có thể đánh bóng
hoặc tạo hiệu ứng 3D. Muốn tăng thêm sự hứng thú đối với học sinh có thể tô
màu sắc cho đồ hoạ bằng cách: chọn đối tượng đồ hoạ kích file/color hoặc
line color tuỳ đối tượng màu sắc đối tượng.
+ Muốn cho các đối tượng xuất hiện lần lượt trên tiến trình dạy học trên
một Slide hoặc cho chúng xuất hiện cùng lúc bạn chọn đối tượng thứ nhất, sau
đó giữ phím Shift trong khi bạn chọn đối tượng các đối tượng tiếp theo
chọn Group trong Drawing, thì các đối tượng được nhóm trong một nhóm và
nằm trong một khung viền.
- Tạo biểu đồ: chọn file/New Slide chọn mẫu thiết kế chứa biểu đồ
trong cửa sổ New Slide một Slide được chọn và bố cục biểu đồ nhấn
đúp biểu đồ và tại biểu đồ một cửa sổ kiểu bảng tính chứa các dữ liệu mẫu
xuất hiện, cuối cùng nhấn Ok.
* Sử dụng các hiệu ứng của PowerPoint để hoàn thiện nội dung và
hình thức cho các Slide
- Thay đổi kiểu dáng của Slide
Format/Slide sorter view/Apply Designs hộp thoại Apply Designs
hiển thị, trong đó có danh sách 17 định dạng để chọn kiểu dáng ở Preview
nhấn Apply để chọn, bạn sẽ có kiểu mới thay thế kiểu cũ của trang trình diễn.
- Cách tạo màu:
+ Tạo màu nền Slide:
Mở Format/Background hộp thoại Background hiển thị 2 cách tạo
màu nền:
Cách 1: Mở More Colors... cho phép chọn hoặc pha màu mới. Chọn
màu vào Color/Standard nhấn chuột vào ô hình lục giác để có màu ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62
thích. Pha màu vào Color/Custum di chuyển trỏ hình chữ nhật để chọn
màu, hoặc nút tăng giảm độ đậm nhạt của màu sắc theo yêu cầu.
Cách 2: Mở Fill effects có nhiều màu có sẵn và có thể pha trộn tạo
màu nền mới, trong Fill effects... có hộp thoại để bạn chọn màu sắc, nét kẻ
viền, pha màu đậm, nhạt theo chiều dọc hay ngang tuỳ thích. Bạn chọn các
đặc tính đó ở Gradient. Trong Gradient có thể phối hợp hai nhóm lệnh: One
Color (một màu), Two Color (hai màu) và Preset (được định trước). Nếu
muốn pha trộn màu, bạn hãy nhấn chọn More Color để có bảng pha màu như
đã giới thiệu ở trên.
+ Tạo màu cho chữ:
Bôi đen toàn bộ chữ đó Format Font chọn Color chọn màu
cho chữ theo ý muốn và bấm OK để hoàn tất việc chọn màu.
+ Tạo các dạng hình khối: trên thanh Drawing ở cuối màn hình, chọn
công cụ vẽ khối hình vuông hay tròn,... khi vẽ xong hình trên PowerPoint,
muốn tạo khối ta đưa trỏ chuột đánh dấu vào hình vẽ đó chọn hình khối mà
mình mong muốn trên thanh công cụ Drawing. Cách tạo màu cho hình khối
cũng tương tự như việc chọn màu cho phông nền Slide.
- Chèn hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh, đoạn phim vào Slide:
Để tăng thêm hiệu quả của phần mềm dạy học, tăng tính mỹ thuật và
gây hứng thú cho học sinh, bạn có thể chèn vào Slide: hình ảnh, đồ hoạ, âm
thanh, phim video...
Cách làm như sau: Chọn Slide Show chọn Slide mà bạn muốn chèn
thêm hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh, phim video... chèn đối tượng mong muốn
vào Slide gọi lệnh Insert/Picture xuất hiện hộp thoại có danh mục bạn cần
chọn nhấn Insert để chèn vào Slide đang kích hoạt.
- Cho chữ chạy: khi đã soạn xong chữ, font chữ, màu chữ... bấm chuột
vào phần chữ sao cho nó có một đường toàn nét chấm mờ bao quanh, bấm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63
phím phải chuột/Custom Animation màn hình tạo kỹ xảo cho chữ sẽ hiện
ra. Trong Effects, chọn một Effects thích hợp. Sau đó chọn cách biểu thị kỹ
xảo đó. Chọn cách biểu thị từng chữ hay từng câu trong phần Introduce Text.
* Cách tạo nút tác động liên kết giữa các Slide tạo một giáo án hoàn
chỉnh
Để đặt một nút tác động trong một Slide PowerPoint bạn hãy chọn
Slide Show Action Buttons Palete Buttons sẽ xuất hiện: cung cấp 12 nút
tác động khác nhau. Bạn cũng có thể tạo một nút tác động từ thanh công cụ
Drawing bằng cách chọn AutoShapes Action Buttons xuất hiện 12 nút tác
động. Nhấn trỏ chuột vào biểu tượng nút tác động ưa thích, nháy trỏ chuột lên
màn hình tại vị trí muốn đặt nút tác động xuất hiện hộp thoại Action Setting.
Nút tác động cũng tương tự như các đối tượng khác trong PowerPoint, bạn có
thể dễ dàng di chuyển, điều chỉnh kích cỡ, sao chép, xoá và định dạng nó.
- Định dạng: nháy chuột phải vào nút tác động xuất hiện hộp thoại, tiến
hành định dạng.
- Viết văn bản trong nút tác động: nháy chuột vào mục Add Text trên
thanh Drawing, sau đó nháy chuột vào nút tác động rồi nhập văn bản.
* Chạy thử chương trình
Sau khi hoàn tất việc thiết kế, chọn nút Slide Show nằm ở phía trái trên
thanh công cụ, phía dưới màn hình để trình diễn tài liệu mà bạn đã thiết kế.
* Đặt tên chương trình và ghi lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64
MỘT SỐ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
Dưới đây tôi cung cấp một số thuật ngữ tiếng Anh hay gặp phải khi các bạn
sử dụng phần mềm Microsoft Word và Powerpoint để tham khảo.
Tên thuật ngữ Nghĩa
Background Màu nền. Có thể là màu nền trang văn bản, màu nền của slide
hoặc màu nền của một đối tượng nào đó
Border Khung viền của trang văn bản hoặc các đường trên một bảng
(Table)
Bullet Dấu đầu dòng đầu tiên một đoạn văn bản
Case Chữ viết in hoa
Chacracter Ký tự
Choice Chọn một lựa chọn nào đó. Ví dụ chọn menu File, tiếp theo
chọn Open.
Collumn Cột tài liệu
Color scheme Gam màu. Có thể gồm rất nhiều màu sắc để tô cho tập hợp
các đối tượng tương ứng. Ví dụ: tập hợp màu các đối tượng
trên mỗi slide là một Color scheme
Copy Thao tác sao chép nội dung thông tin đang được chọn vào bộ
nhớ đệm Clipboard
Cut Thao tác sao chép nội dung thông tin đang được chọn vào bộ
nhớ đệm Clipboard đồng thời xoá bỏ các thông tin đang chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65
Document Tài liệu, bao gồm toàn bộ các loại thông tin có trên cửa sổ
Word đang soạn thảo.
Equation Biểu thức toán học
Formating Định dạng thông tin trên tài liệu
Line Dòng văn bản; nghĩa khác là công cụ vẽ đường thẳng trên
word
Master slide Là một slide chính mà khi thay đổi định dạng các thông tin
trên slide này, toàn bộ định dạng thông tin tương ứng trên tệp
trình diễn đang mở sẽ tự động thay đổi theo nó.
Notes Lời ghi chú. Hay được sử dụng ở cuối trang văn bản Word hoặc
trên mỗi slide của Powerpoint cũng có thể có những lời ghi chú
này
Numbering Chỉ số đầu dòng đầu tiên một đoạn văn bản
Page Trang văn vản
Page Footer Tiêu đề cuối trang văn bản
Page Header Tiêu đề đầu của trang văn bản
Page setup Thao tác định dạng trang giấy để in ấn
Paragraph Đoạn văn bản, mỗi khi kết thúc một dấu xuống dòng (Enter)
sẽ tạo thành một đoạn văn bản.
Paste Thao tác dán dữ liệu từ bộ nhỡ đệm ra vị trí đang chọn trên tài
liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66
Picture Tranh, ảnh trên máy tính
Presentation Sự trình diễn (trình diễn báo cáo điện tử trong Powerpoint)
Print Lệnh in
Print preview Thao tác xem nội dung tài liệu trước khi in
Ruler Thước kẻ trên màn hình làm việc Word, giúp đơn giản và trực
quan trong các thao tác định dạng tài liệu
Save Cất nội dung tài liệu đang mở lên tệp mới – nếu tài liệu này
chưa cất lần nào; hoặc cất nội dung đang mở lên tệp chứa nó.
Save as Cất nội dung tài liệu đang mở dưới một tên tệp khác
Select Thao tác chọn các thông tin trên tài liệu (bôi đen văn bản
chẳng hạn)
Shading Thao tác tô màu nền cho bảng
Slide Một bản trình diễn trong Powerpoint. Trên đó có thể chứa rất
nhiều thông tin cần trình chiếu.
Symbol Ký hiệu đặc biệt như: a ò p ? â
Text Văn bản, loại thông tin bao gồm các ký tự trên tài liệu
Word Từ
Trên cơ sở nghiên cứu một số kỹ thuật ứng dụng chương trình
PowerPoint và xây dựng quy trình thiết kế bài giảng ứng dụng PowerPoint
chúng tôi đã ứng dụng vào một số bài trong sách giáo khoa sinh học 11 THPT
(Ban cơ bản) để thiết kế một số mô hình ảo sử dụng cho giáo viên giảng dạy
và học sinh quan sát được dễ dàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
Kết luận chƣơng 2
Đổi mới phương pháp trước hết phải xuất phát từ nhận thức của giáo
viên. Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan, kỹ thuật, đặc biệt là ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.
. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá.
. Tạo tiềm năng cho người học tự học suốt đời.
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập
quốc tế đòi hỏi người học phải tích cực chủ động, năng động. Vì vậy, đổi mới
phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan.
Chỉ có thực sự đổi mới phương pháp dạy học mới có thể nâng cao chất
lượng dạy học trong các trường trung học phổ thông hiện nay. Chỉ có đổi mới
phương pháp dạy học, mới thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo, đáp ứng
yêu cầu của thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là thay
đổi phương pháp dạy học cũ bằng phương pháp mới. Nó là sự kế thừa, sử
dụng có chọn lọc và chọn lọc hệ thống phương pháp dạy học truyền thống
hiện còn có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng,
phát triển thái độ tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Đồng thời kiên quyết loại bỏ kiểu truyền thụ một chiều, học sinh thụ
động trong việc tiếp thu kiến thức. Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo
khoa đã được viết theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới
phương pháp dạy học chính là đổi mới tư duy trong việc vận dụng các
phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.
Như vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức thì người giáo viên
không những phải có kiến thức tốt mà phải có phương pháp dạy phù hợp. Đổi
mới phương pháp dạy học phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Qua thực nghiệm đánh giá được tính đúng đắn và hiệu quả của việc sử
dụng các m« h×nh để tổ chức hoạt động học tập cho HS.
3.2. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.2.1. Đối tƣợng TN
Do chương trình sinh học 11 - SGK mới được đưa vào trường THPT
n¨m 2008, đồng thời, trong quá trình dạy thực nghiệm cần có sự trợ giúp của
các trang thiết bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng..., nên chúng
tôi chỉ mới tiến hành dạy thực nghiệm được trên đối tượng HS lớp 11 thuộc
trường THPTBC ViÖt B¾c vµ Tr•êng THPT HuyÖn Phó L•¬ng - Th¸i Nguyªn.
Chúng tôi đã tiến hành phân tích kết quả học tập của HS ở trường, qua
các bài kiểm tra được tiến hành từ đầu năm học đến trước khi thực nghiệm,
đồng thời dự giờ, thăm lớp để khảo sát việc tiếp thu kiến thức của HS. Từ đó,
chúng tôi đã chọn ra 4 lớp có trình độ tương đương nhau là 11A1 (41 HS),
11A2 (42 HS), 11A3 (44 HS), và 11A4 (40 HS) để tiến hành dạy thực nghiệm.
3.2.2. Bố trí TN:
Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm (TN)
và nhóm đối chứng (ĐC).
Nhóm TN gồm 2 lớp 11A3 và 11A4 với tổng số 84 HS. Khi dạy thực
nghiệm, chúng tôi sử dụng các tư liệu trong chương trình mô phỏng để tổ
chức hoạt động học tập cho HS.
Nhóm ĐC gồm 2 lớp11A1 và 11A2 với tổng số 83 HS. Khi dạy ĐC, chúng
tôi sử dụng các tư liệu trong SGK để tổ chức hoạt động học tập cho HS.
Cả nhóm TN và nhóm ĐC đều do cùng 1 GV dạy, đảm bảo sự đồng đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
về các mặt thời gian, nội dung kiến thức và các điều kiện khác.
Các nhóm TN và ĐC đều có chế độ kiểm tra như nhau sau mỗi bài học
bằng các đề kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
(Test MCQ).
(Cuối mỗi bài học kiểm tra 10 phút để đánh giá khả năng nắm vững kiến
thức. Sau khi dạy 2 tuần kiểm tra 15 phút để đánh giá độ bền kiến thức).
Sau đó, chúng tôi tiến hành chấm trên thang điểm 10 và so sánh kết quả
thu được giữa các nhóm TN và ĐC.
3.2.3. Nội dung TN
Sau khi trao đổi, thống nhất về nội dung giáo án với các GV dạy bộ môn
sinh học của trường THPT BC ViÖt B¾c vµ Tr•êng THPT HuyÖn Phó L•¬ng -
Th¸i Nguyªn , chúng tôi đã chọn dạy thí điểm 2 bài ở HK II. Đó là các bài:
STT Tên bài dạy Số tiết
1 Bài 23: Vận động hướng động 23
2 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật 45
3.2.4. Các bước thực nghiệm
Khảo sát tình hình học tập và chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS để
chọn đối tượng thực nghiệm (từ ngày 15/01/2008 - 25/03/2008).
Tổ chức dạy thực nghiệm và đối chứng song song (từ ngày 26/02/2008 -
10/04/2008).
Kiểm tra khảo sát chất lượng sau thực nghiệm ngày 24/04/2008.
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Phân tích kết quả về mặt định lƣợng
Kết quả TN được phân tích bằng phần mềm Microsoft excel [2].
* Tính giá trị trung bình (
X
) và phƣơng sai (S 2 ).
Giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu được tính làm bởi hàm fx.
Các bước thực hiện như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
1. Nhập điểm vào bảng số.
2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả.
3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ.
4. Chọn AVERAGE để tính
X
, hoặc chọn VAR để tính S 2 .
* So sánh giá trị trung bình và kiểm định bằng giả thuyết H0 với tiêu
chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn.
Quy trình xử lý số liệu trên máy tính như sau:
1. Nhập số liệu vào bảng tính Excel.
2. Chọn Data analysis trong menu Tools.
3. Chọn z - Test (U).
4. Khai báo: Điểm của các lớp TN vào khung Variance 1 range.
5. Khai báo: Điểm của các lớp ĐC vào khung Variance 2 range.
6. Khung Hypothesized Mean Difference ghi số 0 (giả thuyết H0: µ1 = µ2 = 0).
7. Khai báo phương sai mẫu TN và phương sai mẫu ĐC vào khung Variance
1 hoặc vào khung Variance 2.
8. Chọn 1 cell bất kỳ làm vùng khai báo kết quả (Output).
* Phân tích phƣơng sai (Analysis ò Variance = ANOVA).
Phân tích phương sai ở các lớp TN so với các lớp ĐC.
Quy trình xử lý số liệu như sau:
1. Nhập số liệu vào bảng tính Excel.
2. Chọn Data analysis trong menu Tools.
3. Chọn lệnh Single factor (một nhân tố).
4. Khai báo vùng dữ liệu (Input): bảng điểm của các lớp ĐC và TN.
5. Khai báo vùng ra (Ouput).
3.3.1.1. Phân tích kết quả các bài kiểm tra trong TN
Chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra trong 3 bài TN ở các lớp TN và lớp
ĐC, kết quả được thống kê trong bảng 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm
Phương
án
Xi
Ni
3 4 5 6 7 8 9 10
X
S2
ĐC 249 1.61 4.02 11.24 18.47 28.11 19.28 12.85 4.42 6.99 2.37
TN 252 1.98 5.56 11.90 31.75 24.60 16.27 7.94 7.52 1.87
So sánh số liệu trong bảng 3.1, chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình các
bài kiểm tra trong TN của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Phương sai của lớp
TN nhỏ hơn lớp ĐC, như vậy điểm các bài kiểm tra ở các lớp TN tập trung
hơn.
Từ số liệu bảng 3.1, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra trong
TN của hai khối lớp TN và ĐC
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN
Trên hình 3.1. chúng ta nhận thấy giá trị mod điểm các bài kiểm tra trong
TN của cả hai lớp TN và ĐC là 7, nhưng đường biểu diễn điểm 8, 9, 10 của lớp
TN ở trên lớp ĐC. Đường biểu diễn tần suất điểm số của các lớp TN nằm ở bên
phải đường tần suất điểm số của các lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết
quả các bài kiểm tra ở các lớp TN cao hơn so với kết quả của lớp ĐC.
0
5
10
15
20
25
3
35
3 4 5 6 7 8 9 10
Xi
Fi (%)
ĐC
TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Từ số liệu của bảng 3.1, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất
bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN
Phương
án
Xi
Ni
3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 249 100 98.39 94.37 83.13 64.66 36.55 17.27 4.42
TN 252 100 98.02 92.46 80.56 48.81 24.21 7.94
Số liệu bảng 3.2. cho biết tỷ lệ % các bài đạt từ giá trị Xi trở lên. Ví dụ
tần suất từ điểm 7 trở lên ở các lớp ĐC là 64,66% còn ở các lớp TN là
80,56%. Như vậy số điểm từ 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 3.2, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm
tra trong TN.
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN
Trong hình 3.2. đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về
bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Như vậy kết quả
điểm số bài kiểm tra trong TN của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
0
20
40
60
80
100
120
3 4 5 6 7 8 9 10
Xi
Fi (%)
ĐC
TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và
phân tích phương sai kết quả điểm các bài kiểm tra của các lớp TN và các lớp
ĐC. Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập
của các lớp TN và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết
H0, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kiểm định
X
theo tiêu chuẩn U
z - Test: Two sample for Means ĐC TN
Mean (Điểm trung bình)
Known Variance (Phương sai)
Observations (Số quan sát)
Hypothesized Mean Difference (Ho)
Z
P (Z<=z) one-tail (Xác xuất 1 chiều của z)
z Critical one-tail (Trị số tiêu chuẩn theo XS 0.05
một chiều)
P (Z<=z) Two-tail (Xác xuất 2 chiều của trị số z
tính toán)
z Critical-tail (Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 hai
chiều)
6.987952
2.36679
249
0
- 4.09212
2.49E-05
1.644853
4.818E-05
1.959961
7.51984
1
1.86813
1
252
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.3 cho thấy:
X TN > X ĐC. Trị số tuyệt
đối của U = 4.09 lớn hơn trị số tiêu chuẩn (z tiêu chuẩn = 1.96). Như vậy, giả
thuyết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là sự khác biệt của X TN và X ĐC có ý nghĩa
thống kê.
Chúng tôi tiến hành phân tích phương sai để khẳng định kết luận này.
Đặt giả thuyết HA là: “Trong TN, dạy học bằng chương trình mô phỏng và
bằng các PTDH khác tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các
lớp TN và ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Bảng 3.4. Phân tích phương sai kết quả các bài kiểm tra trong TN.
SUMMARY
Groups Count Sum Average
Variance
ĐC 249 1740 6.99 2.37
TN 252 1895 7.52 1.87
ANOVA
Source of Variation SS
df
MS F P-value
F crit
Between Groups 35.43276 1 35.43276 16.74547 4.98E-05
3.860161
Within Groups 1055.865 499 2.115961
Total 1091.297 500
Trong bảng 3.4, phần tổng hợp (Summary) cho thấy số bài kiểm tra
(Count), trị số trung bình (Averge), phương sai (Variance). Bảng phân tích
phương sai (Anova) cho biết trị số F = 16.75 > Fcrit = 3.86, nên giả thuyết HA
bị bác bỏ, tức là các PTDH khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập
của HS. Cụ thể dạy - học bằng chương trình mô phỏng ở các lớp TN, HS hiểu
bài nhanh hơn so với các lớp ĐC.
3.3.1.2. Phân tích kết quả các bài kiểm tra sau TN.
Để đánh giá khả năng tổng hợp cũng như độ bền kiến thức của HS khi
học bằng chương trình mô phỏng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút sau
TN 2 tuần. Kết quả của các bài kiểm tra được thống kê trong bảng 3.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau khi TN.
Phương
án
Xi
Ni
3 4 5 6 7 8 9 10
X
S2
ĐC 83 3.61 7.2
3
12.0
5
18.0
7
26.5
1
16.8
7
10.8
4
4.8
2
6.7
5
2.9
0
TN 84 4.7
6
9.52 13.1
0
23.8
1
27.3
8
15.4
8
5.9
5
7.3
0
2.3
1
Bảng 3.5 cho biết điểm trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC và
phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC.
Từ số liệu bảng 3.5, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra sau
TN của hai khối lớp TN và ĐC.
Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN
So sánh biểu đồ hình 3.3, chúng ta thấy giá trị mod điểm số của các lớp
ĐC là 7 và giá trị mod của các lớp TN đều là 8. Giá trị
X
của các lớp ĐC nhỏ
hơn so với giá trị
X
của lớp TN.
Từ số liệu của bảng 3.5 lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất
bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.
0
5
10
15
20
25
3
3 4 5 6 7 8 9 10
Xi
Fi (%)
ĐC
TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra sau TN.
Phương
án
Xi
Ni
3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
83 10
0
96.39 89.16 77.11 59.04 32.53 15.66 4.82
TN 84 100 95.24 85.72 72.62 48.81 21.43 5.95
Từ số liệu bảng 3.6 vẽ đồ thị đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến kết quả
kiểm tra của các lớp TN và ĐC sau TN
0
20
40
60
80
100
120
3 4 5 6 7 8 9 10
Xi
Fi (%)
ĐC
TN
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN.
Trong hình 3.4 đường biểu diễn tần suất hội tụ tiến về điểm số của các
lớp TN nằm lệch về bên phải và ở phía trên đường tần suất hội tụ tiến của các
lớp ĐC. Như vậy kết quả bài kiểm tra của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và
phân tích phương sai kết quả điểm các bài kiểm tra sau TN của các lớp TN và
các lớp ĐC. Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học
tập của các lớp TN và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định
X
theo
giả thuyết H0, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Bảng 3.7. Kiểm định
X
theo tiêu chuẩn U kết quả kiểm tra sau TN.
z - Test: Two sample for Means ĐC TN
Mean (Điểm trung bình)
Known Variance (Phương sai)
Observations (Số quan sát)
Hypothesized Mean Difference (Ho)
Z
P (Z<=z) one-tail (Xác xuất 1 chiều của z)
z Critical one-tail (Trị số tiêu chuẩn theo XS 0.05
một chiều)
P (Z<=z) Two-tail (Xác xuất 2 chiều của trị số z
tính toán)
z Critical-tail (Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 hai
chiều)
6.746988
2.898619
83
0
- 2.20582
0.014389
1.644853
0.028616
1.959961
7.29761
9
2.30794
6
84
Kết quả số liệu trong bảng 3.7 cho thấy:
X TN > X ĐC và phương sai của
lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 2.21 lớn hơn trị số
tiêu chuẩn (z tiêu chuẩn = 1.96). Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ, tức là sự
khác biệt giữa hai giá trị trung bình của hai mẫu có ý nghĩa thống kê.
Để khẳng định kết luận này chúng tôi tiến hành phân tích phương sai:
Giả thuyết HA đặt ra là: “Sau TN, dạy học bằng m« h×nh ¶o và bằng các
PTDH khác tác động như nhau đến độ bền kiến thức của HS ở các lớp TN và
ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Phân tích phương sai kết quả các bài kiểm tra sau TN.
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
ĐC 83 560 6.75 2.90
TN 84 613 7.30 2.31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
ANOVA
Từ số liệu trong bảng 3.8, chúng ta thấy F = 4.866 > Fcrit = 3.898, nên
giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là các PTDH khác nhau đã ảnh hưởng đến độ bền
kiến thức của HS. Cụ thể ở đây sau TN độ bền kiến thức của HS ở các lớp TN
cao hơn so với lớp ĐC.
Qua việc xử lí định lượng kết quả các bài kiểm tra trong và sau TN của
hai nhóm TN và ĐC, chúng ta có thể khẳng định về hiệu quả của việc tổ chức
dạy - học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS có sử dụng
chương trình mô phỏng, đó là nó không những nâng cao hiệu quả học tập mà
còn tăng cường độ bền kiến thức cho HS.
3.3.2. Phân tích kết quả về mặt định tính
Bên cạnh việc xử lý kết quả về mặt định lượng, chúng tôi cũng tiến
hành phân tích chất lượng bài làm của HS đối với từng câu hỏi trong các
đề kiểm tra để có thể đánh giá được về mức độ hiểu sâu sắc và khả năng
vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau, đồng thời
đánh giá được mức độ thành thạo các thao tác tư duy như phân tích, tổng
hợp, so sánh… của HS. Kết quả cho thấy rằng, đối với những câu hỏi chỉ
đòi hỏi mức độ tư duy thấp (nhớ, hiểu) thì tỷ lệ điểm của 2 nhóm TN và
ĐC không chênh lệch nhau đáng kể, nhưng đặc biệt với những câu hỏi
đòi hỏi HS phải vận dụng thao tác tư duy bậc cao hơn (vận dụng, phân
tích, tổng hợp) thì tỷ lệ trả lời đúng của HS ở nhóm TN cao hơn nhiều so
với HS ở nhóm ĐC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Ví dụ: Câu hỏi số 02 của đề kiểm tra số 03 có nội dung như sau:
Điền các ý ở cột 1 sao cho phù hợp với cột 2 và ghi kết quả vào cột 3.
STT 1 2 3
1
2
Hình thành
hạt phấn
Hình thành
túi phôi
A. Mỗi tế bào 2n của noãn giảm phân hình
thành 4 tế bào n xếp chồng lên nhau (đại bào
tử đơn bội)
B. Mỗi tế bào 2n trong bao phấn giảm phân
hình thành 4 tế bào n.
C. Mỗi tế bào n có một lần nguyên phân
không cân đối hình thành cấu tạo đa bào đơn
bội
D. Trong 4 đại bào tử đơn bội thì 3 tế bào xếp
phía dưới tiêu biến (1 tế bào sống sót)
E. Tế bào sống sót dài ra và nguyên phân 3
lần tạo ra 7 tế bào và 8 nhân.
1…
2…
Kết quả thu được như sau:
Đối tượng Số HS
Phương án trả lời
Đúng (%) Sai (%)
ĐC 83 21.69 78.31
TN 84 83.33 16.67
Như vậy, ở nhóm TN có tới 83,33% HS trả lời đúng, còn ở nhóm ĐC chỉ
có 21.69% HS, thấp hơn rất nhiều so với nhóm TN. Các HS ở nhóm ĐC trả
lời sai là do các em chưa nắm được bản chất thực sự của quá trình hình thành
hạt phấn vá quá trình hình thành túi phôi do đó chưa có khả năng vận dụng
các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống mới. Mặt khác, hình vẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
trong SGK không mô tả rõ hai quá trình này, nếu GV không lưu ý cho HS
hoặc chỉ sử dụng các tình huống trong SGK để dạy thì HS rất có thể mắc sai
lầm và đi đến kết luận không chính xác khi trả lời câu hỏi này.
Đối với các câu hỏi khác, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự.
Ngoài ra, khi quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập của HS ngay
trong quá trình dạy TN, chúng tôi cũng nhận thấy nhóm TN hơn hẳn nhóm
ĐC về lòng say mê, sự nhiệt tình, tích cực trong học tập, khả năng khai thác,
tích lũy kiến thức cũng như năng lực tư duy, vận dụng kiến thức đã học để
giải quyết các tình huống mới…
* Về hứng thú và mức độ tích cực học tập:
Các chương trình mô phỏng được chúng tôi thiết kế và sưu tầm đã tỏ ra
có hiệu quả trong việc hấp dẫn, lôi cuốn HS vào các hoạt động học tập làm
cho kết quả và năng lực học tập của các em được nâng cao. Ở lớp TN không
khí học tập luôn sôi nổi, hào hứng do các em thích được phát biểu ý kiến,
được tranh luận, trả lời câu hỏi khi được khai thác những kiến thức trên
chương trình mô phỏng. Điều này được biểu hiện rõ hầu hết ở những bài TN.
Những bài này ở lớp ĐC thường khó tạo được sự hào hứng của HS khi các
em khai thác những hình ảnh tĩnh trong SGK.
* Về kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức:
Kết quả các bài kiểm tra cho thấy kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức
của HS ở lớp TN nổi trội hơn so với lớp ĐC. Để lĩnh hội được kiến thức, HS
lớp TN không chỉ biết khai thác những kiến thức trong SGK mà còn biết vận
dụng những kiến thức đã học, từ đó phân tích, so sánh, tổng hợp những dữ
kiện thể hiện trên chương trình mô phỏng, dưới sự định hướng của GV từ đó
tự rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Vì thế HS có sự chủ động hơn trong việc nắm
bắt kiến thức bài học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
* Về mức độ hiểu, ghi nhớ và độ bền kiến thức:
Khi thiết kế và sưu tầm các m« h×nh ¶o, chúng tôi đã cố gắng xây dựng
và tìm những hình ảnh động, phim sắp xếp sao cho HS biết khai thác và xử lý
thông tin để tự tìm ra kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Vì vậy so
với lớp ĐC, các bài kiểm tra của HS lớp TN đã chứng tỏ hơn về mức độ hiểu
bài và khả năng ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài học ngay trên lớp; điều đó
cũng chứng tỏ rằng độ bền kiến thức ở lớp TN cũng cao hơn so với lớp ĐC.
Cụ thể sau 5 tuần TN chúng tôi cho làm bài kiểm tra lại để đánh giá mức độ
hiểu và nhớ kiến thức của HS (kết quả đã được phân tích và kiểm định ở phần
phân tích kết quả về mặt định lượng). Vậy ta có thể khẳng định ở nhóm TN
các em HS đã hiểu rõ bản chất của các cơ chế và quá trình đã được mô phỏng
nên kiến thức được các em ghi nhớ lâu bền hơn so với nhóm ĐC.
Tóm lại, qua phân tích về mặt định lượng cũng như định tính các kết quả
thu được trong và sau TN, kết hợp với theo dõi quá trình học tập của HS trong
suốt thời gian nghiên cứu và TN đề tài, chúng tôi đã khẳng định được tính
đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra: “Nếu xác định được các
nguyên tắc, quy trình thiết kế mô h×nh ¶o các cơ chế và quá trình sinh lý thực
vật thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy - học”.
Do vậy, việc xây dựng các chương trình mô h×nh ¶o để vận dụng vào dạy
- học phần sinh lý thực vật - sinh học 11 theo hướng nghiên cứu của đề tài là
hoàn toàn có tính khả thi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài
cũng như quá trình TN của đề tài mới chỉ được tiến hành trên một phạm vi
tương đối hẹp. Chúng tôi hy vọng rằng đề tài này có thể tiếp tục được nghiên
cứu và tiến hành TN trên diện rộng với nhiều đối tượng HS hơn nữa để có thể
thu được kết quả cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIÕN NGHỊ
1. Kết luận:
- Đã điều tra thực trạng các PTDH hiện có; sự hiểu biết và sử dụng
PTDH hiện nay của GV, tình hình ứng dụng CNTT vào QTDH ở các trường
THPT cũng như thái độ và chất lượng học tập môn sinh của HS ở trường
THPT, trên cơ sở đó đã chỉ ra được những bất cập hiện nay đối với việc sử
dụng các PTDH khi dạy cho các bài của SGK thí điểm, đồng thời cũng thấy
được nhu cầu của các GV THPT về việc hỗ trợ các tài liệu, PTDH theo hướng
ứng dụng CNTT vào QTDH.
- Xác định được hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo việc mô
phỏng các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật. Đây là hệ thống nguyên tắc
xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ quá trình .
- Đã đề xuất được qui trình thiết kế và sưu tầm m« h×nh ¶o các cơ chế và
quá trình sinh lý thực vật trên đĩa CD - ROM, giải quyết phần nào thực trạng
thiếu nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng là hình ảnh động, phim ở dạng kĩ thuật
số khi GV thiết kế bài giảng theo hướng ứng dụng CNTT.
- Thiết kế và sưu tầm được 20 sản phẩm mô h×nh ¶o các cơ chế và quá
trình sinh lý thực vật nhờ những ứng dụng CNTT.
- Thiết kế giáo án dạy - học thể hiện phương pháp sử dụng các cơ chế và
quá trình sinh lí thực vật đã mô phỏng để tổ chức hoạt động nhận thức của HS.
- Đã thực nghiệm sư phạm 3 giáo án tại trường THPTBC ViÖt B¾c vµ
Tr•êng THPT HuyÖn Phó L•¬ng - TØnh Th¸i Nguyªn, bước đầu đánh giá
được hiệu quả của việc sử dụng các mô h×nh ¶o theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của HS, góp phần vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng dạy - học, đặc biệt là đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng CNTT vào
QTDH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
2. Kiến nghị:
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và TN trên phạm vi rộng
để nâng cao hơn nữa giá trị thực tiễn của các mô h×nh ¶o.
- Tiếp tục xây dựng các PTDH như các chương trình mô phỏng để góp
phần phát triển phần mềm dạy - học thông minh.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV những kiến thức cơ bản về tin học
để họ có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại, khuyến khích họ
xây dựng và sử dụng các chương trình mô phỏng các mô h×nh ¶o, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy - học theo hướng ứng dụng CNTT.
- Do khả năng và thời gian nghiên cứu hạn chế, kết quả của luận văn chỉ
mới dừng lại ở những kết luận ban đầu, nhiều vấn đề còn chưa được đi sâu và
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quí thầy, cô giáo và những ai quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục 2000.
2. TS. Nguyễn Thế Hưng, Nâng cao chất lượng dạy học một số kiến thức khó
thuộc môn Sinh học THPT, TCGD số 192(kì 2 - 6/2008) (trang 40)
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.2006.
4. Phạm Giang, Nguyên Sang, Tự học Microsoft Power Point 2003, NXB Giao
thông Vận tải. 2007.
5. TS. Nguyễn Văn Hồng, Sử dụng phần mềm ppt thiết kế giáo án hướng dẫn tự
học trong dạy học Sinh học, Tạp chí Giáo dục, số 176.2007
6. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Thị Thu Hà. Xây dựng thí nghiệm ảo dạy học nội
dung “Nghiên cứu chuyển động rơi tự do, xác định gia tốc rơi tự do” thuộc
chương trình đào tạo giáo viên vật lí, Tạp chí Giáo dục, số 184. 2008
7. TS. Dương Tiến Sỹ, Quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Power Point
trên máy tính, Tạp chí Giáo dục, số 52. 2003.
8. TS. Dương Tiến Sỹ. Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp GDMT trong
DHSH6. TCGD số 172. 2007.
9. ThS. Nguyễn Văn Hiền,Thiết kế bài dạy Sinh học bằng phần mềm Power
Point, Tạp chí Giáo dục, số 152( kì 2 – 12/ 2006).
10. Nguyễn Thành Đạt(tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn(chủ biên) - Nguyễn Như
Khanh, SGK và SGV Sinh học 11, NXB Giáo dục. 2006
11. Võ Trần Thị Hậu, Luận văn ThS - ĐH SP Hà Nội/ Tháng 12/2007.
12. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Hà Thế Ngữ- Nguyễn Đăng Tiến - Bùi
Đức Thiệp sưu tầm (1990),Nxb Giáo dục, Hà nội.
13. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học
giáo dục, NXB Giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
14. Trung tâm tin học Đại học sư phạm (2005), Microsft PowerPoint, Trường
Đại học sư phạm TP HCM.
15. Lê Quang Long (1994), Cơ sở sinh học của cuộc cách mạng trong khoa
học dạy học, Nxb Giáo dục.
16. Đỗ Ngọc Đạt (1997); Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học; Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia; Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện hội nghị BCHTƯ Đảng khoá VIII, IX, X.
18. Phạm Minh Tiến: Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường
THCS - 1998.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2006); Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lần thứ XVII.
20. Vũ Ngọc Hải (2003); Đổi mới giáo dục nước ta trong những năm đầu thế
kỷ XXI; Tạp chí phát triển giáo dục số 4.
21. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành: Lý luận dạy học sinh học, NXB
GD 1996.
22. Trần Bá Hoành(2007); Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB é?i h?c Sư phạm - Hà N?i .
23. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh “Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học -
NXB Giáo dục 2005.
24. Nguyễn Phúc Chỉnh (chủ biên) (2006), Giáo trình ứng dụng tin học trong
nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, NXB Giáo dục.
25. Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Thắng (2002), “Sử dụng
phần mềm Powerpoint thiết kế các trình phim dạy học Sinh học”, Tạp chí
GD số 23.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
26. Nguyễn Quang Vinh, Vũ Văn Vụ, Nguyên Như Hiền, Nguyễn Duy Minh,
Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên” Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên dạy CT và
SGK thí điểm lớp 11 – Môn Sinh học - Bộ 1” Bộ GD & ĐT - 2004
27. Jaja Roy Sing (1994); Nền giáo dục cho thế kỷ XXI - Những triển vọng
của châu á -Thái Bình Dương; Viện khoa học Giáo dục; Hà Nội.
28. Phillip Kerman, SMS teach your self Macromedia Flash MX 2004 in 24
hours, 800 East 96 street, Indianapolish, Indiana 46240 USA
29.
Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang (2003) (Sách giáo khoa
và sách giáo viên), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_279_3219.pdf