LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bước tiến đáng kể. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần cống hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước ngày càng văn minh và hiện đại hơn.
Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, đồ án tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đường Đại Học. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng để trình bày một phần công việc thiết kế và thi công công trình: “Văn phòng viện dầu khí – Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy – Hà Nội”. Nội dung của đồ án gồm 4 phần:
- Phần 1: Kiến trúc công trình.
- Phần 2: Kết cấu công trình.
- Phần 3: Công nghệ và tổ chức xây dựng.
- Phần 4: Dự toán phần móng
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em cũng như các bạn sinh viên khác trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự tận tình hướng dẫn của thầy
TS. Hà Xuân Chuẩn – Tổ trưởng Bộ môn Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.
ThS.KTS Lê Văn Cường – Bộ môn Xây dựng Dân dụng Và Công nghiệp
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và động viên trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành đồ án ngày hôm nay.
Thông qua đồ án tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học cũng như học hỏi thêm các lý thuyết tính toán kết cấu và công nghệ thi công đang được ứng dụng cho các công trình nhà cao tầng của nước ta hiện nay. Do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn sinh viên khác để có thể thiết kế được các công trình hoàn thiện hơn sau này.
Hải Phòng, ngày 19 tháng 01 năm 2011.
Sinh viên
Đặng Đức Dũng
MỤC LỤC
Mục lục ML-1
Lời nói đầu LNĐ-1
Chương 1: KIẾN TRÚC 1
1.1 Giới thiệu chung về công trình 1
1.1.1 Khu vực và địa điểm xây dựng 1
1.1.2 Quy mô và đặc điểm công trình 1
1.2 Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội 3
1.2.1 Điều kiện khí hậu, thủy văn 3
1.2.2 Điều kiện địa chất 3
1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 3
1.3 Giải pháp kiến trúc và kỹ thuật cho công trình 3
1.3.1 Giải pháp kiến trúc 3
1.3.2 Các giải pháp về kỹ thuật 4
1.3.2.1 Giải pháp thông gió, chiếu sáng 4
1.3.2.2 Giải pháp về giao thông 4
1.3.4.3 Giải pháp về điện nước và thông tin 4
1.3.2.4 Giải pháp phòng cháy chữa cháy 5
Chương 2: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 6
2.1 Sơ bộ phương án kết cấu 6
2.1.1 Phân tích các dạng kết cấu khung 6
2.1.1.1 Hệ kết cấu khung 7
2.1.1.2 Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng 7
2.1.1.3 Hệ kết cấu khung giằng 7
2.1.1.4 Hệ thống kết cấu đặc biệt 7
2.1.1.5 Hệ kết cấu hình ống 7
2.1.1.6 Hệ kết cấu hình hộp 8
2.1.2 Phương pháp lựa chọn 8
2.1.3 Kích thước sơ bộ của kết cấu và vật liệu 8
2.1.3.1 Cột 8
2.1.3.2 Bản sàn 9
2.1.3.3 Dầm 12
2.1.3.4 Vách 12
2.2 Tính toán tải trọng 12
2.2.1 Tĩnh tải 13
2.2.2 Hoạt tải 15
2.2.3 Tải trọng gió 16
2.2.3.1 Thành phần tải trọng gió tĩnh 17
2.2.3.2 Thành phần tải trọng gió động 17
2.2.4 Tải trọng động đất 20
2.2.5 Lập sơ đồ các trường hợp tải trọng 25
2.3.Tính toán nội lực cho công trình 25
2.3.1 Tính toán nội lực 25
2.3.1.1 Sơ đồ tính toán 25
2.3.1.2 Tải trọng 26
2.3.1.3 Phương pháp tính 26
2.3.1.4 Kiểm tra kết quả tính toán 26
2.3.2 Tổ hợp nội lực 27
2.3.3 Kết xuất nội lực 27
2.3.4 Mô hình kết cấu công trình 27
Chương 3: TÍNH TOÁN SÀN 37
3.1 Giới thiệu chung 37
3.2 Đánh giá vai trò ứng lực trước trong hệ thống sàn 37
3.3 Phương pháp tạo ứng lực trước trong sàn 38
3.4 Các phương pháp tính toán cấu kiện bê tông ứng lực trước 38
3.5 Số liệu tính toán 39
3.5.1 Vật liệu 39
3.5.2 Tiết diện các cấu kiện 39
3.5.3 Kiểm tra trọc thủng 39
3.6 Tính toán nội lực sàn 40
3.6.1 Sơ đồ các dải tính 40
3.6.2 phương pháp tính 40
3.6.3 Nội lực sàn 41
3.7 Tính toán cốt thép 42
3.7.1 Chọn cốt thép 42
3.7.2 Tính các tổn hao ứng suất 43
3.7.2.1 Do tính trùng ứng suất của cốt thép 43
3.7.2.2 Do chênh lệch nhiệt độ giữa cốt thép và thiết bị căng 43
3.7.2.3 Do sự biến dạng của neo và sự ép sát các tấm đệm 44
3.7.2.4 Do sự ma sát của cốt thép với thành ống 44
3.7.2.5 Do từ biến của bê tông 45
3.7.26 Tổng tổn hao ứng suất 46
3.7.3 Tính cốt thép ứng lực trước cho sàn 46
3.7.3.1 Tính thép ứng lực trước theo điều kiện cường độ 47
3.7.3.2 Tính toán kiểm tra cường độ ở giai đoạn chế tạo 49
3.7.3.3 Tính toán thép ứng lực trước theo điều kiện biến dạng 50
3.7.4 Tính toán kiểm tra độ võng toàn phần của sàn 52
3.7.4.1 Xác định tải trọng 52
3.7.4.2 Xác định nội lực 52
3.7.3.3 Tính độ võng toàn sàn 53
Chương 4: TÍNH TOÁN DẦM 59
4.1 Cơ sở tính toán 59
4.1.1 Với tiết diện chịu mô men dương 59
4.1.2 Với tiết diện chịu mô men âm 60
4.1.3 Chọn và bố trí cốt thép 60
4.2 Tính toán cốt thép dầm bẹt trục C 60
4.2.1 Tính toán cốt dọc chịu lực 60
4.2.2 Tính toán cốt đai 61
Chương 5: TÍNH TOÁN CỘT 63
5.1 Cơ sở tính toán 63
5.1.1 Số liệu tính toán 63
5.1.2 Nội lực 63
5.2 Tính toán cốt thép cột 64
5.3 Tính cốt đai cột 68
Chương 6: TÍNH TOÁN CẦU THANG 70
6.1 Số liệu tính toán 70
6.1.1 Vật liệu 70
6.1.2 Sơ bộ kích thước các bộ phận 70
6.2 Tính toán bản thang 71
6.2.1 Tải trọng tác dụng lên bản 71
6.2.2 Tính cốt thép bản 72
6.2.2.1 Sơ đồ tính 72
6.2.2.2 Tính toán nội lực bản thang theo sơ đồ khi thi công 72
6.2.2.3 Tính toán nội lực bản thang theo sơ đồ làm việc thực tế 73
6.2.2.4 Tính toán cốt thép cho bản thang 73
6.2.3.Tính toán chiếu nghỉ 75
6.2.3.1 Kích thước chiếu nghỉ 75
6.2.3.2 Tải trọng tác dụng lên bản chiếu nghỉ 75
6.2.3.3 Sơ đồ tính 75
6.2.3.4 Tính toán nội lực với sơ đồ khi thi công 76
6.2.3.5 Tính toán nội lực với sơ đồ làm việc thực tế 76
6.2.3.6 Tính toán cốt thép 77
6.2.4 Tính toán chiếu tới 79
6.2.4.1 Kích thước chiếu tới 79
6.2.4.2 Tải trọng tác dụng lên bản chiếu tới 79
6.2.4.3 Sơ đồ tính, nội lực 79
6.2.4.6 Tính toán cốt thép chiếu tới 80
6.3 Tính toán cốn thang 81
6.3.1 Tải trọng tác dụng lên dầm D3 81
6.3.2 Tính cốt thép 82
6.4 Tính toán dầm chiếu nghỉ 83
6.4.1 Lựa chọn kích thước dầm 83
6.4.2 Tải trọng và sơ đồ tính 83
6.4.3 Nội lực 84
6.4.4 Tính toán cốt thép 85
6.5 Tính dầm chiếu tới 87
6.5.1 Lựa chọn kích thước 87
6.5.2 Tải trọng và sơ đồ tính 87
6.5.3 Nội lực 88
6.5.4 Tính toán cốt thép 89
Chương 7:TÍNH TOÁN NỀN MÓNG 91
7.1 Số liệu địa chất 91
7.1.1 Địa tầng 91
7.1.2 Đặc tính xây dựng của các lớp đất 92
7.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn 94
7.2 Lựa chọn phương án móng 94
7.2.1 Móng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn 94
7.2.2 Móng cọc khoan nhồi 95
7.2.3 Móng cọc Baret và tường chắn 95
7.3 Tính toán móng dưới cột C5 96
7.3.1 Các giả thiết tính toán 96
7.3.2 Vật liệu 96
7.3.3 Chọn và bố trí cốt thép cho cọc 96
7.3.4 Tính móng dưới cột C5 97
7.3.4.1 Tải trọng tính toán 97
7.4 Xác định sức chịu tải của cọc 98
7.4.1 Xác định sức chịu tải của cọc theo vật liệu 98
7.4.2 Xác định sức chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT 99
7.5 Xác định số lượng cọc và bố trí cọc trong móng 100
7.6 Kiểm tra móng 101
7.6.1 Sức chịu tải của cọc 101
7.6.2 Kiểm tra lún 102
7.6.3 Tính toán đài cọc 102
Chương 8: THI CÔNG PHẦN NGẦM 107
8.1 Thi công cọc 107
8.1.1 Sơ lược về loại cọc thi công và công nghệ thi công 107
8.1.1.1 Sơ lược về loại cọc thi công 107
8.1.1.2 Công nghệ thi công cọc khoan nhồi 107
8.1.2 Biện pháp kĩ thuật thi công cọc 109
8.1.2.1 Công tác mặt bằng, vật liệu, thiết bị phục vụ thi công 109
8.1.2.2 Tính toán lựa chọn thiết bị thi công cọc 111
8.1.2.3 Quy trình công nghệ thi công cọc 113
8.1.2.4 Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu cọc 117
8.1.2.5 Các sự cố khi thi công cọc khoan nhồi và cách giải quyết 120
8.2 Thi công nền móng và tầng hầm (biện pháp đào hở) 126
8.2.1 Yêu cầu của phương pháp thi công đào hở 126
8.2.1.1 Thiết bị phục vụ thi công 126
8.2.1.2 Vật liệu 127
8.2.2 Quy trình công nghệ thi công bằng phương pháp đào hở 127
8.2.3 Biện pháp kỹ thuật thi công theo phương pháp đào hở 128
8.2.3.1 Đào đất đến cốt -4,35 so với cốt 0.00 và thi công hàng neo đầu tiên ở cốt -3,85m so với cốt 0.00 128
8.2.3.2 Đào đất đến cốt -8,85m so với cốt 0.00 (Cốt đáy bê tông lót đài) và thi công hàng neo thứ hai ở cốt -8,35m 130
8.2.3.3 Đào đất đến cốt -13,65m so với cốt 0.00 (Cốt đáy bê tông lót đài) và thi công đài, giằng móng. 131
8.3 Thi công móng, giằng móng 132
8.3.1 Công tác chuẩn bị khi thi công đài móng 132
8.3.1.1 Giác móng 132
8.3.1.2 Đập bê tông đầu cọc 132
8.3.1.3 Thi công bê tông lót móng 132
8.3.2 Lựa chọn biện pháp thi công móng, giằng móng 135
8.3.3 Lựa chọn máy thi công 137
8.3.3.1 Chọn máy bơm bê tông 137
8.3.3.2 Chọn máy vận chuyển bê tông 138
8.3.3.3 Tính số xe vận chuyển bê tông 139
8.3.3.4 Chọn máy đầm 140
8.3.4 Công tác cốp pha móng, giằng móng 140
8.3.4.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với cốp pha 140
8.3.4.2 Các phương án cốp phá móng, giằng móng 140
8.3.4.3 Chọn cốp pha sử dụng cho công trình 142
8.3.5 Tính toán cốp pha móng 143
8.3.5.1 Tính toán cốp pha đài móng 143
8.3.5.2 Tính toán sườn ngang đỡ cốp pha móng 145
8.3.6 Tính toán cốp pha giằng móng 146
8.3.6.1 Tính toán cốp pha 146
8.3.6.2 Tính kích thước sườn đứng và khoảng cách sườn ngang 148
8.3.6.3 Tính kích thước sườn ngang 149
8.4 Công tác cốt thép và bê tông móng, giằng móng 149
8.4.1 Công tác cốt thép móng, giằng móng 149
8.4.1.1 Gia công cốt thép 149
8.4.1.2 Lắp dựng cốt thép 150
8.4.1.3 Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép 150
8.4.2 Công tác bê tông móng, giằng móng 150
8.4.2.1 Đổ bê tông 150
8.4.2.2 Đầm bê tông 151
8.4.2.3 Tháo dỡ cốp pha 152
8.5 An toàn lao động khi thi công phần ngầm 153
8.5.1 Những sự cố thường xảy ra khi thi công dưới đất 153
8.5.2 An toàn lao động trong thi công đào đất tầng hầm 153
8.5.3 Vệ sinh môi trường 154
Chương 9: THI CÔNG PHẦN THÂN VÀ HOÀN THIỆN 155
9.1 Lập biện pháp kĩ thuật thi công phần thân 155
9.1.1 Phương án sử dụng cốp pha 155
9.1.2 Yêu cầu chung khi lắp dựng cốp pha cây chống 155
9.2 Tính toán ván khuôn, xà gồ, cột chống 156
9.2.1 Tính toán ván khuôn, xà gồ, cột chống cho sàn 156
9.2.1.1 Tính toán, kiểm tra ván khuôn sàn 156
9.2.1.2 Tính toán, kiểm tra xà gồ 158
9.2.1.3 Tính toán, kiểm tra cột chống 160
9.2.2 Tính toán ván khuôn, xà gồ, cột chống cho dầm 160
9.2.2.1 Tính toán ván đáy dầm 160
9.2.2.2 Tính toán ván thành dầm 162
9.2.2.3 Tính toán đà ngang đỡ dầm 163
9.2.2.4 Tính toán đà dọc đỡ dầm 164
9.2.2.5 Tính toán, kiểm tra khả năng chịu lưc cột chống đỡ dầm 165
9.2.3 Tính toán ván khuôn cột 165
9.2.3.1 Sơ đồ tính và tải trọng 166
9.2.3.2 Tính toán, kiểm tra ván khuôn cột 166
9.2.4 Tính toán ván khuôn vách 168
9.2.4.1 Tính toán ván khuôn và khoảng cách gông 168
9.2.4.2 Kiểm tra ván khuôn vách 168
9.2.4.3 Tính toán gông và khoảng cách bu lông 168
9.2.4.4 Kiểm tra đường kính bu lông 169
9.2.4.5 Lắp dựng ván khuôn vách 169
9.3 Lập bảng thống kê cốt thép, ván khuôn, bê tông phần thân 170
9.3.1 Khối lượng công tác bê tông 170
9.3.2 Khối lượng công tác ván khuôn 171
9.3.3 Khối lượng công tác bê tông cốt thép 171
9.4 Kĩ thuật thi công công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông 171
9.4.1 Công tác trắc đạc và định vị công trình 171
9.4.2 Kĩ thuật thi công cột vách 171
9.4.2.1 Công tác cốt thép 171
9.4.2.2 Công tác ván khuôn 172
9.4.2.3 Công tác bê tông 173
9.4.3 Kĩ thuật thi công bê tông cốt thép toàn khối dầm, sàn 174
9.4.3.1 Chuẩn bị thiết bị 174
9.4.3.2 Chuẩn bị vật liệu 174
9.4.3.3 Biện pháp thi công và trình tự thi công 174
9.4.3.4 Biện pháp an toàn khi thi công sàn BT ƯLT 181
9.4.3.5 Công tác bảo dưỡng bê tông 181
9.4.3.6 Tháo dỡ ván khuôn 183
9.5 Chọn cần trục tháp và tính toán năng suất thi công 184
9.5.1 Tính toán các thông số 185
9.5.2 Tính toán năng suất của cần trục 186
9.6 Chọn vận thăng, máy bơm bê tông, máy dầm 187
9.6.1 Chọn vận thăng 187
9.6.2 Chọn máy bơm bê tông 187
9.6.3 Chọn máy đầm bêtông 189
9.6.4 Các máy và phương tiện phục vụ thi công khác 189
9.7 Kĩ thuật xây, trát, ốp lát, hoàn thiện 189
9.7.1 Công tác xây 189
9.7.1.1 Giới thiệu 189
9.7.1.2 Nguyên tắc xây 190
9.7.2 Công tác trát 191
9.7.2.1 Chuẩn bị mặt bằng trát 191
9.7.2.2 Vữa trát và phạm vi sử dụng 191
9.7.2.3 Phương pháp trát 192
9.8 An toàn lao động khi thi công phần thân và hoàn thiện 192
9.8.1 An toàn lao động trong công tác bê tông 192
9.8.1.1 Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo 193
9.8.1.2 Công tác gia công lắp dựng cốt pha 193
9.8.1.3 Bảo dưỡng bê tông 193
9.8.1.4 Tháo dỡ cốt pha 193
9.8.2 An toàn lao động trong công tác cốt thép 193
9.8.3 An toàn lao động trong công tác xây 194
9.8.4 An toàn lao động trong công tác hoàn thiện 194
Chương 10: TỔ CHỨC THI CÔNG 196
10.1 Lập tiến độ thi công 196
10.1.1 Vai trò, ý nghĩa của việc lập tiến độ thi công 196
10.1.2 Quy trình lập tiến độ thi công 196
10.1.3 Triển khai các phần việc cụ thể trong lập tiến độ thi công công trình 198
10.1.3.1Lập danh mục công việc 198
10.1.3.2 Xác định khối lượng công việc 198
10.1.3.3 Lập bảng tính toán tiến độ 199
10.1.3.4 Lập tiến độ ban đầu và điều chỉnh tiến độ 199
10.1.4 Thể hiện tiến độ 199
10.1.5 Đánh giá biểu đồ nhân lực 199
10.2 Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng 200
10.2.1 Những vấn đề chung của công tác thiết kế tổng mặt bằng 200
10.2.2 Nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng 201
10.2.3 Định vị diện tích công trình xây dựng 201
10.2.4 Bố trí máy và thiết bị xây dựng 201
10.2.4.1 Cần trục tháp 201
10.2.4.2 Máy bơm bê tông, máy trộn vữa 201
10.2.4.3 Thăng tải, thang máy 201
10.2.5 Quy hoạch mạng lưới giao thông trên công trường 201
10.2.6 Bố trí kho bãi 202
10.2.7 Thiết kế nhà tạm 204
10.2.7.1 Tính toán dân số công trường 204
10.2.7.2 Tính diện tích nhà tạm 205
10.2.8 Thiết kế mạng lưới cấp điện công trường 205
10.2.8.1 Công suất tiêu thụ điện 205
10.2.8.2 Thiết kế mạng lưới điện 206
10.2.9 Thiết kế mạng lưới cấp và thoát nước công trường 209
10.2.10 An toàn lao động và vệ sinh môi trường 210
10.2.10.1 An toàn lao động trong thi công cọc 211
10.2.10.2 An toàn lao động trong thi công đào đất 211
10.2.10.3 An toàn lao động trong công tác bê tông, bê tông cốt thép 212
10.2.10.4 An toàn lao động trong công tác xây và hoàn thiện 214
10.2.10.5 Vệ sinh môi trường 215
Chương 11: LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH 217
11.1 Cơ sở lập dự toán 217
11.2 Dự toán phần móng dưới cột C5 – Đài ĐC2 218
Chương 12: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 225
12.1 Kết luận 225
12.2 Kiến nghị 225
12.2.1 Sơ đồ tính và chương trình tính 225
12.2.2 Kết cấu móng 225
Phụ lục: 227
Phụ lục 1: Hoạt tải sàn tầng hầm 1 227
Phụ lục 2: Hoạt tải sàn tầng 1 227
Phụ lục 3: Hoạt tải sàn tầng 2 228
Phụ lục 4: Hoạt tải sàn tầng 3 228
Phụ lục 5: Hoạt tải sàn tầng 4 229
Phụ lục 6: Hoạt tải sàn tầng 5 230
Phụ lục 7: Hoạt tải sàn tầng 6 231
Phụ lục 8: Hoạt tải sàn tầng 7 – 15 231
Phụ lục 9: Hoạt tải sàn tầng KT 232
Phụ lục 10: Hoạt tải sàn tum 232
Phụ lục 11: Tải trọng gió tĩnh tác dụng lên công trình theo phương OX,OY 233
Phụ lục 12: Giá trị gió động X1 234
Phụ lục 13: Giá trị gió động X2 236
Phụ lục 14: Giá trị gió động Y1 238
Phụ lục 15: Giá trị gió động Y2 240
Phụ lục 16: Bảng tổng hợp gió 242
Phụ lục 17: Lực động đất X1 242
Phụ lục 18: Lực động đất X2 243
Phụ lục 19: Lực động đất Y1 243
Phụ lục 20: Lực động đất Y2 244
Phụ lục 21: Nội lực cột C2 (C38), tầng hầm 1 245
Phụ lục 22: Nội lực cột C3 (C62), tầng hầm 1 247
Phụ lục 23: Nội lực cột C5 (C72), tầng hầm 1 249
Phụ lục 24: Nội lực cột C6 (C67), tầng hầm 1 251
Phụ lục 25: Nội lực cột C7 (C64), tầng hầm 1 253
Phụ lục 26: Lực phân bố do căng cáp tác dụng lên các ô bản 256
Phụ lục 27: Kết quả chuyển vị của các nút trên sàn tầng 7 257
Phụ lục 28: Kết quả tính thép cột C3 262
Phụ lục 29: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb1 262
Phụ lục 30: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb2 max 263
Phụ lục 31: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb2 min 263
Phụ lục 32: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb3 max 264
Phụ lục 33: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb3 min 264
Phụ lục 34: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb4 max 265
Phụ lục 35: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb4 min 265
Phụ lục 36: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb5 max 266
Phụ lục 37: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb5 min 266
Phụ lục 38: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb6 max 267
Phụ lục 39: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb6 min 267
Phụ lục 40: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb7 max 268
Phụ lục 41: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb7 min 268
Phụ lục 42: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb8 max 269
Phụ lục 43: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb8 min 269
Phụ lục 44: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb9 max 270
Phụ lục 45: Nội lực tính móng ĐC2 – Comb9 min 270
Phụ lục 46: Nội lực sàn 271
Phụ lục 47: Khối lượng công việc 281
Tài liệu tham khảo TLTK-1
Bản vẽ
Mặt bằng tổng thể KT-01
Mặt bằng tầng hầm 1, tầng 5 KT-02
Mặt bằng mái, tầng điển hình KT-03
Mặt cắt B - B KT-04
Mặt cắt A - A . KT-05
Kết cấu sàn ứng lực trước KC-01
Cốt thép dầm khung trục C KC-02
Cốt thép cột khung trục C KC-03
Kết cấu cầu thang bộ KC-04
Mặt bằng kết cấu móng KC-05
Kết cấu đài móng ĐC2 KC-06
Thi công cọc khoan nhồi TC-01
Thi công đào đất TC-02
Thi công phần thân TC-03
Tiến độ thi công TC-04
Tổng mặt bằng xây dựng TC-05
Bảng tổng hợp kinh phí hạng mục THKP - 01
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và thi công công trình Văn phòng viện dầu khí – Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vật liệu này. Ta sử dụng loại cáp 7 sợi T15, đường kính danh nghĩa của cáp là 15,24 mm, trọng lượng cáp tính cho 1m dài là 0,775 kG.
Kĩ thuật thi công các công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông phần thân
Công tác trắc đạc và định vị công trình
Công tác trắc địa là công tác rất quan trọng đảm bảo thi công đúng theo vị trí và kích thước thiết kế. Trên cơ sở hệ thống lưới khống chế mặt bằng từ quá trình thi công phần ngầm, ta tiến hành lập hệ trục định vị cho các vị trí cần thi công của phần thân. Quá trình chuyển trục và tính toán phải được tiến hành chính xác, đảm bảo đúng vị trí tim trục. Các cột mốc phải được ghi chú và bảo vệ cẩn thận trong suốt quá trình thi công.
Lưới khống chế cao độ: Từ hệ thống tim trục trên mặt bằng, việc chuyển trục lên các tầng được thực hiện nhờ máy thuỷ bình và thước thép hoặc sử dụng máy toàn đạc. Việc chuyển trục lên tầng khi đổ bêtông sàn có để các lỗ chờ kích thước 20 x 20 cm. Từ các lỗ chờ dùng máy dọi đứng quang học để chuyển toạ độ cho các tầng, sau đó kiểm tra và triển khai bằng máy kinh vĩ.
Kĩ thuật thi công cột, vách
Công tác cốt thép
Các yêu cầu chung của công tác cốt thép
- Cốt thép dùng phải đúng số hiệu, chủng loại, đường kính, kích thước và số lượng.
- Cốt thép phải được đặt đúng vị trí theo thiết kế đã quy định.
- Việc dự trữ và bảo quản cốt thép tại công trường phải đúng quy trình, đảm bảo cốt thép sạch, không han gỉ, chất lượng tốt.
- Khi gia công cắt, uốn, kéo, hàn cốt thép phải tiến hành đúng theo các quy định với từng chủng loại, đường kính để tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. Dùng tời, máy tuốt để nắn thẳng thép nhỏ. Thép có đường kính lớn thì dùng vam thủ công hoặc máy uốn. Sản phẩm gia công được kiểm tra theo từng lô với sai số cho phép
- Các bộ phận lắp dựng trước không gây cản trở các bộ phận lắp dựng sau.
Biện pháp lắp dựng :
- Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại ta dùng cần trục tháp đưa cốt thép lên sàn tầng đang thi công.
- Kiểm tra tim, trục của cột, vận chuyển cốt thép đến từng cột, tiến hành lắp dựng dàn giáo, sàn công tác.
- Nối cốt thép dọc với thép chờ. Chiều dài nối buộc trong thi công thường lấy 30d. Nối buộc cốt đai theo đúng khoảng cách thiết kế, sử dụng sàn công tác để buộc cốt đai ở trên cao. Mối nối buộc cốt đai phải đảm bảo chắc chắn để tránh làm sai lệch, biến dạng khung thép.
- Cần buộc sẵn các viên kê bằng bêtông có râu thép vào các cốt đai để đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ, các điểm kê cách nhau 60cm.
- Chỉnh tim cốt thép sao cho đạt yêu cầu để chuẩn bị lắp dựng ván khuôn.
Công tác ván khuôn
Các yêu cầu chung của công tác ván khuôn
- Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế.
- Đảm bảo độ bền vững, ổn định trong quá trình thi công.
- Đảm bảo độ kín khít để khi đổ bêtông nước ximăng không bị chảy ra gây ảnh hưởng đến cường độ của bêtông.
- Lắp dựng và tháo dỡ một cách dễ dàng.
Biện pháp lắp dựng
- Tất cả các phần ván khuôn, đà giáo khi lắp dựng đều có mốc trắc đạc xác định tim cốt cho công tác lắp dựng. Trước khi lắp đặt phải kiểm tra độ vững chắc của kết cấu bên dưới.
- Vận chuyển ván khuôn, cây chống lên sàn tầng bằng cần trục tháp sau đó vận chuyển ngang đến vị trí các cột.
- Lắp ghép các tấm ván thành với nhau thông qua tấm góc ngoài, sau đó tra chốt nêm dùng búa gõ nhẹ vào chốt nêm đảm bảo chắc chắn. Ván khuôn cột được gia công ghép thành hộp 3 mặt, rồi lắp dựng vào khung cốt thép đã dựng xong, dùng dây dọi để điều chỉnh vị trí và độ thẳng đứng rồi dùng cây chống để chống đỡ ván khuôn sau đó bắt đầu lắp ván khuôn mặt còn lại. Dùng gông thép để cố định hộp ván khuôn, khoảng cách giữa các gông đặt theo thiết kế.
- Căn cứ vào vị trí tim cột, trục chuẩn đã đánh dấu, ta chỉnh vị trí tim cột trên mặt bằng. Sau khi ghép ván khuôn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cột theo hai phương bằng quả dọi. Dùng cây chống xiên và dây neo có tăng đơ điều chỉnh để giữ ổn định cho ván khuôn cột. Với cột giữa thì dùng 4 cây chống ở 4 phía, các cột biên thì chỉ chống được 3 hoặc 2 cây chống nên phải sử dụng thêm dây neo có tăng-đơ để tăng độ ổn định. Đối với cột lớn, vách có thể sử dụng các thanh neo và thanh chống trong để đảm bảo độ vững chắc của ván khuôn.
- Khi lắp dựng ván khuôn chú ý phải để chừa cửa đổ bêtông và cửa vệ sinh phục vụ công tác thi công bêtông.
- Thao dỡ ván khuôn cột: ván khuôn cột chỉ chịu tải trọng ngang lớn khi bêtông chưa ninh kết nên sau khi đổ bêtông được khoảng 2-3 ngày có thể cho tháo dỡ để luân chuyển. Trình tự tháo dỡ ngược với khi lắp ván khuôn: Tháo cây chống, tăng đơ, tháo gông cột và tháo các tấm ván khuôn. Quá trình tháo dỡ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng tới cột đã đổ bêtông, đảm bảo an toàn khi tháo các tấm ván khuôn trên cao.
Công tác bêtông
Các yêu cầu chung của công tác bêtông
- Bêtông cột, vách thang dùng bêtông thương phẩm M300, vận chuyển tới công trình bằng xe chuyên dụng. Từ đó, bêtông được vận chuyển lên sàn các tầng trong trong các thùng đổ khoảng 1m3 nhờ cần trục tháp. Quá trình vận chuyển phải đảm bảo thời gian giới hạn, chất lượng và độ sụt bêtông. Trước khi thi công, bêtông phải được kiểm tra về chất lượng, độ sụt, cấp phối…đảm bảo đúng thiết kế và chất lượng cam kết trong hợp đồng cung ứng.
Biện pháp đổ bêtông cột, vách
- Toàn bộ hệ thống cốt thép, ván khuôn phải được nghiệm thu trước khi đổ bêtông.
- Vệ sinh toàn bộ ván khuôn trước khi đổ. Bố trí hệ thống giáo thao tác và sàn công tác phục vụ cho từng vị trí đổ.
- Cột vách có chiều cao không lớn (Khoảng 2,9), tiến hành đổ liên tục bằng cần trục. Do khối lượng bêtông 1 phân khu nhỏ, có thể đổ hoàn toàn trong 1 ca. Năng suất của cần trục đảm bảo điều này. Việc đổ được tiến hành từ đầu cột nhờ các ống đổ mềm lắp trực tiếp từ thùng chứa. Bêtông cột được đổ thành từng lớp dày 30 ¸40 (cm) sau đó được đầm kỹ bằng đầm dùi. Đầm xong lớp này mới được đổ và đầm lớp tiếp theo.
Đầm bêtông
- Bêtông cột được đổ thành từng lớp dày 30 ¸40 (cm) sau đó được đầm kỹ bằng đầm dùi. Đầm xong lớp này mới được đổ và đầm lớp tiếp theo. Khi đầm, lớp bêtông phía trên phải ăn sâu xuống lớp bêtông dưới từ 5 ¸10 (cm) để làm cho hai lớp bêtông liên kết với nhau.
- Khi nút đầm ra khỏi bêtông phải rút từ từ và không được tắt động cơ trước và trong khi rút đầm, làm như vậy sẽ tạo ra một lỗ rỗng trong bêtông.
- Không được đầm quá lâu tại một vị trí, tránh hiện tượng phân tầng. Thời gian đầm tại một vị trí £ 30s. Đầm cho đến khi tại vị trí đầm nổi nước xi măng bề mặt và thấy bêtông không còn xu hướng tụt xuống nữa là đạt yêu cầu.
- Khi đầm không được bỏ sót và không để quả đầm chạm vào cốt thép làm rung cốt thép phía sâu nơi bêtông đang bắt đầu quá trình ninh kết dẫn đến làm giảm lực dính giữa thép và bêtông.
Bảo dưỡng bêtông
- Sau khi đổ, bêtông phải được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
- Bêtông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng mưa.
- Bêtông phải được giữ ẩm ít nhất là bảy ngày đêm. Hai ngày đầu để giữ độ ẩm cho bêtông thì cứ hai giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bêtông 4 ¸7 giờ, những ngày sau 3 ¸10 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Kỹ thuật thi công bêtông cốt thép toàn khối dầm, sàn
Chuẩn bị thiết bị
Thiết bị thi công DƯL bao gồm:
- Kích thuỷ lực ENERPAC hoặc tương đương.
- Bơm dầu thuỷ lực cao áp các loại.
- Máy bơm vữa.
- Máy trộn vữa và phu kiện.
- Đồng hồ đo áp lực với độ chính xác cấp 1.
- Máy cắt.
- Máy dập đầu neo.
- Thước đo độ dãn dài.
- Thước dây 30m,...
- Thiết bị khác bao gồm thiết bị điện, nâng hạ, có sẵn tại hiện trường.
- Thiết bị thi công DƯL cần được kiểm định bởi các cơ quan chức năng trước khi đưa vào sử dụng tại công trình.
- Đồng hồ được kiểm định với độ chính xác 0,3Mpa.
- Độ chính xác của đồng hồ cấp 1,5.
- Độ chính xác của thước đo là: 1mm.
Chuẩn bị vật liệu
Vật liệu kết cấu bao gồm:
- Vật liệu bê tông: Bê tông thương phẩm mác 350#.
- Cốt thép: Thép CI, CII, CIII.
- Vật liệu DƯL:
+ Thép DƯL T15 sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM A416.
+ Neo phù hợp với chủng loại cáp: Neo PBL SF 405 Thái Lan.
+ Bản neo, khuôn neo, côn neo PVC, con kê, ống thông hơi, van bơm, ống bơm vữa theo thiết kế.
+ Vữa bơm xi măng có phụ gia chuyên dụng.
Các yêu cầu khác
- Trước khi thi công, vật liệu cần được tập kết tại kho, vật liệu phải có nhãn, mác đúng chủng loại và cần được khẳng định và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thiết kế bằng thí nghiệm kiểm tra tại phòng thí nghiệm của cơ quan có tư cách pháp nhân. Số mẫu thử cáp DƯL được lấy theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM A416. Đối với neo các loại, số mẫu thử lấy 03 mẫu cho 1 lô hàng.
- Tiêu chuẩn thử neo: BS 4447.
- Tiêu chuẩn thử thép DƯL: ASTM416-1996.
- Tiêu chuẩn thử mẫu bê tông: TCVN3118-1993.
- Tiêu chuẩn thử cốt thép: TCVN197-1985 và TCVN198-1985
Biện pháp thi công và trình tự thi công
Bước 1: Lắp dựng cốp pha, đà giáo.
Sau khi đổ bê tông cột hai ngày ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn cột và tiến hành lắp dựngván khuôn dầm sàn. Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng ván khuôn sàn.
Đặt các thanh đà ngang lên đầu trên của cây chống đơn, cố định các thanh đà ngang bằng đinh thép, lắp ván đáy dầm trên những xà gồ đó (khoảng cách bố trí xà gồ phải đúng với thiết kế).
Điều chỉnh tim và cao trình đáy dầm đúng với thiết kế .
Tiến hành lắp ghép ván khuôn thành dầm, liên kết với tấm ván đáy bằng tấm góc ngoài và chốt nêm .
ổn định ván khuôn thành dầm bằng các thanh chống xiên, các thanh chống xiên này được liên kết với thanh đà ngang bằng đinh và các con kê giữ cho thanh chống xiên không bị trượt. Tiếp đó tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn theo trình tự sau:
Đặt các thanh xà gồ lên trên các kích đầu của cây chống tổ hợp, cố định các thanh xà gồ bằng đinh thép.
Tiếp đó lắp các thanh đà ngang lên trên các thanh xà gồ với khoảng cách 60cm.
Lắp đặt các tấm ván sàn, liên kết bằng các chốt nêm, liên kết với ván khuôn thành dầm bằng các tấm góc trong dùng cho sàn.
Điều chỉnh cốt và độ bằng phẳng của xà gồ, khoảng cách các xà gồ phải đúng theo thiết kế.
Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn.
Kiểm tra lại cao trình, tim cốt của ván khuôn dầm sàn một lần nữa.
Các cây chống dầm phải được giằng ngang để đảm bảo độ ổn định.
Những yêu cầu khi lắp dựng ván khuôn:
Vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm ván khuôn bị biến dạng.
Ván khuôn được ghép phải kín khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông.
Đảm bảo kích thước, vị trí, số lượng theo đúng thiết kế.
Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn và trước khi lắp dựng phải quét một lớp dầu chống dính để công tác tháo dỡ sau này được thực hiện dễ dàng.
Cột chống được giằng chéo, giằng ngang đủ số lượng, kích thước, vị trí theo đúng thiết kế.
Các phương pháp lắp ghép ván khuôn, xà gồ, cột chống phải đảm bảo theo nguyên tắc đơn giản và dễ tháo. Bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau.
Cột chống phải được dựa trên nền vững chắc, không trượt. Phải kiểm tra độ vững chắc của ván khuôn, xà gồ, cột chống, sàn công tác, đường đi lại đảm bảo an toàn.
- Lan can bảo vệ bằng thép F12a500 cao 1000mm được lắp dựng xung quanh sàn công tác.
- Cốp pha, đà giáo lắp dựng xong phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
- Sau khi nghiệm thu xong cốp pha, đà giáo thì tiến hành xác định vị trí đặt neo và thép DƯL và các con kê tạo Profil thép DƯL.
- Vị trí đặt neo và thép DƯL được xác định bằng thước dây và được đánh dấu bằng sơn lên cốp pha.
- Vị trí đặt con kê được xác định bằng thước dây và được đánh dấu bằng các màu sơn của con kê.
Bước 2: Lắp đặt thép thường của dầm, sàn
- Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt cốt thép sàn.
- Đặt dọc hai bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang. Đặt các thanh thép cấu tạo lên các thanh đà ngang đó. Luồn cốt đai được san thành từng túm, sau đó luồn cốt dọc chịu lực vào. Tiến hành buộc cốt đai vào cốt chịu lực theo đúng khoảng cách thiết kế. Sau khi buộc xong, rút đà ngang hạ cốt thép xuống ván khuôn dầm.
- Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại các vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn.
- Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn. Rải các thanh thép chịu mô men dương trước buộc thành lưới theo đúng thiết kế , sau đó là thép chịu mô men âm và cốt thép cấu tạo của nó. Cần có sàn công tác và hạn chế đi lại trên sàn để tránh dẫm bẹp thép trong quá trình thi công.
- Sau khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông có gắn râu thép có chiều dày bằng lớp BT bảo vệ và buộc vào mắt lưới của thép sàn.
Bước 3: Lắp đặt neo và thép DƯL
- Neo kéo căng và hộc neo PVC được lắp đặt đúng vị trí được đánh dấu trên cốp pha thành đầu dầm và được liên kết chặt chẽ với cốp pha thành theo đúng thiết kế bằng liên kết bu lông và dây thép buộc 1ly.
- Thép DƯL được vận chuyển bằng cần cẩu và được đặt đúng theo vị trí được đánh dấu trên cốp pha sàn.
- Sai số cho phép về vị trí thép DƯL là: ± 10mm.
Bước 4: Lắp dựng con kê tạo Profil cáp DƯL và các chi tiết đặt sẵn
- Con kê được đặt đúng vị trí cao độ và được liên kết bằng dây thép 01ly với cốt thép thường của sàn và với thép DƯL. Sai số cho phép về cao độ của thép DƯL so với thiết kế là ± 10mm.
- Lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, các ống kỹ thuật, cáp điện, thông tin, cứu hoả, theo yêu cầu thiết kế.
Bước 5: Đổ bê tông dầm, sàn
- Trước khi đổ bê tông dầm, sàn cần tiến hành kiểm tra tổng thể mặt bằng để khẳng định rằng cốp pha, đà giáo, thép thường, thép DƯL, các bộ phận neo thép DƯL và các chi tiết đặt sẵn, các vị trí, đường ống, đường dây kỹ thuật khác đã được lắp chính xác và cố định đúng theo thiết kế.
- Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện các công việc nói trên chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế thì phải tiến hành sửa chữa, bổ xung, điều chỉnh trước khi tiến hành đổ bê tông.
- Tiến hành kiểm tra các công tác chuẩn bị cho việc đổ bê tông như việc tập kết vật liệu, thiết bị đầm, cung cấp điện, phương tiện vận chuyển và nhân công. Việc đổ bê tông không được tiến hành nếu như công tác chuẩn bị trên chưa được hoàn tất.
Phương pháp thi công Bêtông:
Bêtông dầm, sàn được thi công bằng máy bơm.
Để khống chế chiều dày sàn, ta chế tạo những cột mốc bằng bê tông có chiều cao bằng chiều dày sàn (h = 23 cm).
Yêu cầu về vữa bê tông:
Vữa bê tông phải được trộn đều và đảm bảo đồng nhất thành phần.
Phải đạt được mác thiết kế: vật liệu phải đúng chủng loại, phải sạch, phải được cân đong đúng thành phần theo yêu cầu thiết kế.
Thời gian trộn, vận chuyển, đổ, đầm phải được rút ngắn, không được kéo dài thời gian ninh kết của xi măng.
Bê tông phải có độ linh động (độ sụt) để thi công, đáp ứng được yêu cầu kết cấu.
Phải kiểm tra ép thí nghiệm những mẫu bê tông 15´15´15(cm) được đúc ngay tại hiện trường, sau 28 ngày và được bảo dưỡng trong điều kiện gần giống như bảo dưỡng bê tông trong công trường có sự chứng kiến của tất cả các bên. Quy định cứ 60 m3 bê tông thì phải đúc một tổ ba mẫu.
Công việc kiểm tra tại hiện trường, nghĩa là kiểm tra hàm lượng nước trong bê tông bằng cách kiểm tra độ sụt theo phương pháp hình chóp cụt . Gồm một phễu hình nón cụt đặt trên một bản phẳng được cố định bởi vít. Khi xe bê tông đến người ta lấy một ít bê tông đổ vào phễu, dùng que sắt chọc khoảng 20 á 25 lần. Sau đó tháo vít nhấc phễu ra, đo độ sụt xuống của bê tông. Khi độ sụt của bê tông khoảng 12 cm là hợp lý.
Giai đoạn kiểm tra độ sụt nếu không đạt chất lượng yêu cầu thì không cho đổ. Nếu giai đoạn kiểm tra ép thí nghiệm không đạt yêu cầu thì bên bán bê tông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Yêu cầu về vận chuyển vữa bê tông:
Phương tiện vận chuyển phải kín, không được làm rò rỉ nước xi măng. Trong quá trình vận chuyển thùng trộn phải quay với tốc độ theo quy định.
Tuỳ theo nhiệt độ thời điểm vận chuyển mà quy định thoì gian vận chuyển nhiều nhất. Ví dụ:
ở nhiệt độ: 200 á300 thì t < 45 phút.
100 á 200 thì t < 60 phút.
Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra những trục trặc, nên để an toàn có thể cho thêm những phụ gia dẻo để làm tăng thời gian ninh kết của bê tông có nghĩa là tăng thời gian vận chuyển.
Khi xe trộn bê tông tới công trường, trước khi đổ, thùng trộn phải được quay nhanh trong vòng một phút rồi mới được đổ vào thùng.
Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ liên tục trong một ca.
Thi công bê tông:
Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất thì bắt đầu thi công:
Dùng vữa xi măng để rửa ống vận chuyển bêtông trước khi đổ
Xe bêtông thương phẩm lùi vào và trút bêtông vào xe bơm đã chọn, xe bơm bê tông bắt đầu bơm.
Người điều khiển giữ vòi bơm đứng trên sàn tầng 5 vừa quan sát, vừa điều khiển vị trí đặt vòi sao cho đổ bêtông theo đúng hướng đổ thiết kế, tránh dồn BT một chỗ quá nhiều.
Đổ bêtông theo phương pháp đổ từ xa về gần so với vị trí cần trục tháp. Trước tiên đổ bê tông vào dầm. Hướng đổ bê tông dầm theo hướng đổ bê tông sàn và đổ đến đâu ta tiến hành kéo ống BT đổ đến đó.
Bố trí 3 công nhân theo sát vòi đổ và dùng cào san bê tông cho phẳng và đều.
Bố trí 3 nhóm phụ trách đổ bê tông vào kết cấu, đầm bê tông hoàn thiện bề mặt kết cấu ( 3 nhóm, mỗi nhóm 5 người)
Tổng cộng dây chuyền tổ thợ đổ bê tông dầm, sàn: 3x5+3 = 18 người
Đổ được một đoạn thì tiến hành đầm, đầm bê tông dầm bằng đầm dùi và sàn bằng đầm bàn. Cách đầm đầm dùi đã trình bày ở các phần trước còn đầm bàn thì tiến hành như sau:
Kéo đầm từ từ và đảm bảo vị trí sau gối lên vị trí trước từ 5-10cm.
Đầm bao giờ thấy vữa bêtông không sụt lún rõ rệt và trên mặt nổi nước xi măng thì thôi tránh đầm một chỗ lâu quá bêtông sẽ bị phân tầng. Thường thì khoảng 20¸30 (s).
Sau khi đổ xong một xe thì lùi xe khác vào đổ tiếp. Nên bố trí xe vào đổ và xe đổ xong đi ra không bị vướng mắc và đảm bảo thời gian nhanh nhất.
Công tác thi công bêtông cứ tuần tự như vậy nhưng vẫn phải đảm bảo các điều kiện sau:
Trong khi thi công mà gặp mưa vẫn phải thi công cho đến mạch ngừng thi công. Điều này thường gặp nhất là thi công trong mùa mưa. Nếu thi công trong mùa mưa cần phải có các biện pháp phòng ngừa như thoát nước cho bê tông đã đổ, che chắn cho bêtông đang đổ và các bãi chứa vật liệu.
Nếu đến giờ nghỉ hoặc gặp trời mưa mà chưa đổ tới mạch ngừng thi công thì vẫn phải đổ bê tông cho đến mạch ngừng mới được nghỉ. Tuy nhiên do công suất máy bơm rất lớn nên có thể không cần bố trí mạch ngừng (Đổ BT liên tục)
Mạch ngừng (nếu cần thiết) cần đặt thẳng đứng và nên chuẩn bị các thanh ván gỗ để chắn mạch ngừng, vị trí mạch ngừng nằm vào đoạn 1/4 nhịp sàn.
Tính toán số lượng xe vận chuyển chính xác để tránh cho việc thi công bị gián đoạn.
Khi đổ bê tông ở mạch ngừng thì phải làm sạch bề mặt bê tông cũ, tưới vào đó nước hồ xi măng rồi mới tiếp tục đổ bê tông mới vào.
Sau khi thi công xong cần phải rửa ngay các trang thiết bị thi công để dùng cho các lần sau tránh để vữa bêtông bám vào làm hỏng.
Chú ý: Để thi công cột thuận tiệnkhi đổ bê tông sàn ta cắm các thép biện pháp tại những vị trí để chống chỉnh cột. Nhằm mục đích tạo những điểm tựa cho công tác thi công lắp dung ván khuôn cột. Các đoạn thép này () uốn thành hình chữ “U” và cắm vào bằng chiều dày của sàn
** Mạch ngừng thi công
Yêu cầu chung:
Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí lực cắt và mô men tương đối nhỏ, đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu
Mạch ngừng thi công nàm ngang:
Mạch ngừng thi công nàm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao côppha
Trước khi đổ bê tông mới bề mặt bê tông cũ cần được sử lý, làm nhám, làm ẩm và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào lớp bê tông cũ đảm bảo tính liền khối của kết cấu
Mạch ngừng thẳng đứng
Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc chiều nghiêng lên cấu tạo bằng lưới thép với mắt lưới 5-10mm và có khuôn chắn.
Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tưới nước làm ẩm lớp bê tông cũ, làm nhám bề mặt, rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kỹ để đảm bảo tính lion khối của kết cấu
Mạch ngừng thi công ở cột
Mạch ngừng thi công ở cột lên đặt ở các vị trí sau
ở mặt trên của móng
ở mặt dưới của dầm, xà hay dưới công xôn đỡ dầm cầu trục
ở mặt trên của dầm cầu trục
Dầm có kích thước lớn và liềnn khối với bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách mặt dưới của bản từ 2cm-3cm
Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào nhưng phải song song với cạnh ngắn nhất của sàn
Khi đổ bê tông ở các tấm sàn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa của nhịp dầm
Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí ở trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và bản (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp)
Chú ý:
Việc sử dụng máy đầm, phương tiện vân chuyển bê tông không được làm thay đổi vị trí của cáp DƯL cũng như thép thường.
Thao tác đầm bê tông tại khu vực đầu neo được thực hiện một cách cẩn thận để vừa đảm bảo độ chắc chắn của bê tông, lại vừa đảm bảo không làm xê dịch các bộ phận neo và cáp DƯL.
Bước 6: Tháo cốp pha thành và khuôn neo
Sau khi đổ bê tông 24 giờ thì tiến hành tháo cốp pha thành và khuôn neo.
Việc tháo cốp pha thành và khuôn neo cần tiến hành cẩn thận để không làm vỡ bê tông tại khu vực đầu neo.
Trong khi tháo cốp pha thành và khuôn neo cần tiến hành kiểm tra lại cấu tạo đầu neo. Nếu phát hiện thấy có hiện tượng nứt vỡ bê tông, hoặc xê dịch vị trí các bộ phận neo, thép DƯL thì phải thông báo ngay cho kỹ thuật phụ trách DƯL để có biện pháp xử lý kỹ thuật kịp thời.
Phương pháp xử lý kỹ thuật các sự cố nói trên cần được kỹ thuật phụ trách DƯL đề xuất và thông báo qua thiết kế trước khi thực hiện.
Bước 7: Kéo căng cáp DƯL
Dùng kích thuỷ lực kiểu ENERPAC hoặc tương đương để kéo căng cáp DƯL, do những tao cáp của sàn có chiều dài nhỏ hơn 30 mét nên ta chỉ cần kéo 1 đầu
Công tác kéo căng cáp DƯL được tiến hành theo 2 bước sau:
+ Bước 1: áp lực bơm đạt giá trị (lực kéo xấp xỉ bằng 50%Po).
+ Bước 2: áp lực bơm đạt giá trị Po (lực kéo tương ứng Po ).
Sau khi kết thúc bước 1 cho toàn sàn thì mới tiến hành bước 2.
Công tác kéo căng được thực hiện sau khi đổ bê tông sàn đạt cường độ 28Mpa theo thiết kế. Cường độ này được xác định bằng việc thử mẫu với bê tông thương phẩm M350# thời gian khoảng 7 ngày tuổi.
Trình tự kéo căng: Tiến hành kéo căng các bó cáp DƯL trên một đầu cáp cho toàn bộ số lượng cáp trên sàn rồi mới tiến hành kéo các bó cáp tại đầu cáp phía đối diện.
Trước khi lắp neo công tác và kích thuỷ lực dùng cho việc kéo căng cần phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chắc chắn bản neo được đặt vuông góc với trục của cáp DƯL. Vị trí bản neo và thép DƯL không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông sàn.
Neo công tác và kích thuỷ lực được lắp vào vị trí thích hợp sao cho đảm bảo không làm thép DƯL bị uốn cong, neo được tiếp xúc đều nên bản neo, đầu kích được tiếp xúc đều lên mặt neo.
Trình tự kéo căng:
+ Bước 1: 0 ¸ 50% Po.
+ Bước 2: 50% Po ¸ 100% Po.
Độ giãn dài được đo cho từng lần kéo căng của từng bó cáp DƯL.
Độ tụt neo được đo kiểm tra cho 3 tao cáp kéo đầu tiên của mỗi sàn, trước khi kéo đại trà.
Sai số của số đo độ dãn thực tế đo được so với số đo độ dãn dài tính toán cho phép là ± 10% tổng giá trị độ dài tính toán.
Độ tụt của neo a0 < 6mm.
Công việc kiểm tra độ dãn dài được tiến hành trước khi đóng neo.
Khi các yêu cầu về độ dãn dài, độ tụt của neo không được đảm bảo thì báo cáo cho kỹ thuật phụ trách DƯL để có biện pháp khắc phục trước khi keó tiếp các sợi cáp khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào, khi có hiện tượng đứt cáp xảy ra, phải ngừng ngay việc kéo căng và báo cho cán bộ phụ trách kỹ thuật DƯL thiết kế để xem xét trước khi tiếp tục công việc.
Hiện tượng neo công tác không đóng, hiện tượng nứt vỡ bê tông, tụt neo, không tăng áp lực khi kéo căng có thể xảy ra và được xem như là sự cố kỹ thuật.
Trong trường hợp xảy ra các hiện tượng trên, việc đầu tiên là ngừng việc kéo căng đồng thời báo ngay cho cán bộ phụ thách kỹ thuật DƯL để xem xét, sau đó mới tiếp tục công việc.
Bước 9: Cắt đầu cáp thừa
Sau khi hoàn thành công việc kéo căng thép DƯL cho mỗi sàn, có thể tiến hành cắt cáp thừa.
Việc cắt cáp thừa được tiến hành bằng máy cắt cáp bánh xe cầm tay.
Độ tụt vào phía trong mép sàn của cáp còn lại nằm trong khoảng từ (15 ¸20)mm.
Bước 10: Bảo vệ đầu neo
Sau khi kết thúc việc cắt cáp thừa, cần nhanh chóng tiến hành công việc bảo vệ đầu neo, đảm bảo cáp DƯL không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường.
Công việc bảo vệ đầu neo được tiến hành như sau:
+ Vệ sinh lỗ neo.
+ Sử dụng vữa xi măng mác M200# có phụ gia nở để bịt lỗ neo.
Vữa xi măng được đổ vào lỗ neo đảm bảo độ chắc đặc tránh sự xâm thực của môi trường (Dự kiến thời gian từ khi bắt đầu kéo căng đến khi kết thúc trong 3 ngày).
Bước 11: Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo
Công việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo chỉ được tiến hành sau khi công việc thi công DƯL đã được hoàn thành và nghiệm thu kỹ thuật (Thể hiện trong báo cáo kết quả kéo căng cáp ƯLT).
Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành một cách cẩn thận. Kỹ thuật DƯL phải có mặt tại công trình để xem xét diễn biến của sàn BT DƯL trong quá trình tháo dỡ cốp pha và có biện pháp kịp thời mỗi khi có hiện tượng bất thường xảy ra.
Phải để lại ít nhất 01 chồng giáo tại vị trí giữa ô sàn sau khi toàn bộ cốp pha đã được dỡ bỏ. Phải có ít nhất 3 sàn liên tục tính từ sàn đang thi công trở xuống phải được đảm bảo biện pháp chống lại giáo chống như trên.
Bước 12: Giám sát chất lượng và nghiệm thu.
Quá trình thi công sàn BT ƯLT được thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ KT, TVGS và đại diện chủ đầu tư.
Mọi diễn biến trong suốt quá trình thi công cần được ghi tại nhật ký công trình.
Các kết quả kéo căng của từng bó cáp được ghi tại báo cáo kết quả kéo căng.
Tài liệu phục vụ công tác nhiệm thu bao gồm:
+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công.
+ Qui trình công nghệ thi công DƯL.
+ Bản vẽ hoàn công.
+ Chứng chỉ chất lượng vật liệu do nhà cung cấp vật liệu cung cấp.
+ Kết quả thí nghiệm vật liệu.
+ Chứng chỉ kiểm định thiết bị.
+ Nhật ký công trình.
+ Báo cáo kết quả kéo căng.
+ Các biên bản nghiệm thu giai đoạn.
Biện pháp an toàn khi thi công sàn BT ƯLT
Các kỹ thuật viên và công nhân vận hành thiết bị trên công trường phải được học tập và năm vững nội qui về ATLĐ theo “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308-1991”.
Tuân thủ các qui định của ban chỉ huy công trường.
Phải chủ ý khi mở cuộn cáp tránh việc cáp bật vào người.
Khi dùng máy cắy cáp phải đeo kính phòng hộ.
Trước khi sử dụng sàn thao tác, nhất thiết phải kiểm tra thật kỹ: các liên kết, ván lót sàn, lan can bảo vệ, lưới an toàn, vị trí móc dây an toàn,…
Khi vận hành thiết bị căng kéo tuyệt đối không được đứng phía đằng sau kích, đề phòng việc đứt hoặc tụt cáp gây tai nạn nghiêm trọng,...
Nghiêm cấm việc ném các mẩu cáp thừa từ trên cao xuống.
Công nhân vận hành thiết bị phải kiểm tra thật kỹ hệ thống cung cấp và các công tắc điện, các van cao áp an toàn tự động.
Khi dùng máy cắt cáp phải chú ý không được đế lưới cắt bắn vào người gây tai nạn.
Mặt bằng thi công phải luôn đảm bảo gọn gàng ngăn nắp.
Công tác bảo dưỡng bê tông
Yêu cầu chung khi bảo dưỡng:
Bảo dưỡng là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm để ninh kết và đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình bảo dưỡng ẩm thực hiện theo TCVN 291:2007 “Bê tông nặng- yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên”
Thời gian dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng dưới đây.
Trong thời kỳ bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như dung động, lực xung kích, tải trọng và tác dộng có khả năng gây hư hại khác.
Thời gian bảo dưỡng (theo TCVN 391:2007)
Vùng khí hậu Bảo dưỡng ẩm bê tông
Tên mùa
Từ tháng đến hết tháng
Mức giá trị quy định
không dưới
R th BD, %R28
T ct BD, ngày đêm
Vùng A
Mùa hè
Mùa đông
IV- IX
X - III
50 - 55
40 - 50
3
4
Vùng B
Mùa khô
Mùa mưa
II - VII
VIII - I
55 - 60
35 - 40
4
2
Vùng C
Mùa khô
Mùa mưa
XII - IV
V - XI
70
30
6
1
Trong đó:
-Cường độ bảo dưỡng tới hạn
- Thời gian bảo dưỡng cần thiết
Vùng A (Từ Diễn Châu trở ra bắc)
Vùng B (Phía đông Trương Sơn và từ Diễn Châu đến thuận hải)
Vùng C (Tây Nguyên và Nam Bộ)
Công tác bảo dưỡng bê tông cột
Sau khi đổ bê tông ohải được bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng mưa.
Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Hai ngày đầu để giữ ẩm cho bê tông thì cứ 2 giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông từ 47 giờ, những ngày sau 310 giờ tưới nước một lần tuỳ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Công tác bảo dưỡng bê tông dầm sàn
Công tác bảo dưỡng bê tông dầm, sàn dựa vào bản đồ phân vùng khí hậu Việt Nam như phần bảo dưỡng bê tông móng
Bê tông sau khi đổ được từ 1012h được bảo dưỡng theo TCVN 391:2007. Cần chú ý tránh không cho bê tông va chạm trong thời kỳ đông cứng. Bê tông được tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm yêu cầu. Thời gian bảo dưỡng bê tông theo bảng 24 TCVN 391:2007. Việc theo dõi bảo dưỡng bê tông được kỹ su thi công ghi lại trong nhật ký thi công.
Bê tông phảI được bảo dưỡng trong điều kiện và độ ẩm thích hợp.
Bê tông mới đổ xong phải được che chắn để không bị ảnh hưởng của nắng mưa.
Thời gian bắt đầu bảo dưỡng:
Nếu trời nắng thì sau 23h
Nếu trời mát thì sau 1224h
Phương pháp bảo dưỡng:
Tưới nước: Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là 4 ngày đêm. Hai ngày đầu giữ độ ẩm cho bê tông cứ 2 giờ tưới nước một lần, lần đầu tưới nước sau khi đổ bê tông được 47h, những ngày sau cứ 310h tưới nước một lần tuỳ vào nhiệt độ môi trường ( Nhiệt độ càng cao thì tưới nước càng nhiều và ngược lại)
Bảo dưỡng bằng keo (nếu cần): loại keo phổ biến nhất là keo SIKA, sử dụng keo bơm lên bề mặt kết cấu, nó làm giảm sự mất nước do bốc hơi và đảm bảo cho bê tông có được độ ẩm cần thiết.
Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt được 24(kG/cm2) ( mùa hè từ 13 ngày, mùa đông khoảng 3 ngày)
Tháo dỡ ván khuôn
Yêu cầu chung
Cốppha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu đửọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần trnhs không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hang đến kết cấu bê tông.
Các bộ phận côppha đà giáo không còn chịu lực khi bê tông đã đóng rắn ( như cốp pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 50daN/cm2 …
đối với cốppha đà giáo chịu lực của kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt đựoc cường độ ghi trong bảng dưới.
Các kết cấu ô văng, công xôn, sênô chỉ được tháo cột chống và côppha đáy khi bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
Khi tháo dỡ cốppha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau.
Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
Tháo dỡ tong bộ phận cột chống côppha của tấm sàn của tấm sàn dưới nữa và giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 3 m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
Đối với công trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các công trình đặc biệt trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ côppha chịu lực do thiết kế quy định.
Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ côppha đà giáo cần được tính toántheo cường độ bê tông đã đạt loại kết cấuvà các đặc trưng về tải trọng để trnhs các vết nứt và các hư hang khác đối với kết cấu
Việc chất toàn bộ tải trọng lên kết cấu đã tháo dỡ côppha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
Bảng 9-5. Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốppha
đà gíáo chịu lực () khi chưa chất tải
Loại kết cấu
Cường độ bêtông tối thiểu cần đạt để thái côp pha %R28
Thời gian bêtông đạt cường độ để tháo côp pha ở các mùa cùng khí hậu – bảo dưỡng bêtông TCVN 391:2007
Bản, dầm, vòm có khẩu độ < 2m
50
7
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2m đến 8m
70
10
Bản, dầm, vòm có khẩu độ > 8m
90
23
Chú thích:
Các trị số ghi trong bảng chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia.
đối với các kết cấu coa khẩu độ nhỏ hơn 2m, cường độ tối thiểu của bê tông đạt để tháo cốp pha là nhưng không được nhỏ hơn 80daN/cm2
Tháo dỡ ván khuôn cột
Do ván khuôn cột là ván khuôn không chịu lực nên sau khi hai ngày có thể tháo dỡ ván khuôn cột để làm công tác tiếp theo. Thi công bê tông dầm sàn
Trình tự tháo dỡ ván khuôn cột như sau:
Tháo cây chống dây chằng ra trước .
Tháo gông cột và cuối cùng là tháo dỡ ván khuôn (tháo từ trên xuống dưới)
Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn
Công cụ tháo lắp là búa nhổ đinh, xà cầy và kìm rút đinh.
đầu tiên tháo ván khuôn dầm trước sau đó tháo ván khuôn sàn.
Cách tháo như sau:
Đầu tiên là nới các chốt đinh của cây chống tổ hợp ra.
Tiếp theo là tháo các thanh đà dọc và đà ngang ra.
Sau đó tháo các chốt nêm và tháo các ván khuôn ra,
Sau cùng là tháo cấy chống tổ hợp.
Chú ý:
Sau khi tháo các chốt đỉnh của cây chống và các thanh đà dọc, ngang ta cần tháo ngay ván khuôn chỗ đó ra, trnhs tháo một loạt các công tác trước rồi mới tháo ván khuôn. Điều này rất nguy hiểm vì có thể ván khuôn có thể rơi vào đầu gây tai nạn.
Nên tiến hành tuần tự công tác tháo từ đầu này sang đầu kia.
Tháo xong lên cho nguời ở dưới đỡ ván khuôn tránh quăng quật xuống sàn làm hư hỏng sàn và các phụ kiện.
Chọn cần trục tháp và tính toán năng suất thi công
Công trình có mặt bằng tương đối rộng và cao do đó có thể chọn loại cần trục tháp cho thích hợp. Từ tổng mặt bằng công trình, ta thấy cần chọn loại cần trục tháp có cần quay ở phía trên; còn thân cần trục thì hoàn toàn cố định (được gắn từng phần vào công trình), thay đổi tầm với bằng xe trục. Loại cần trục này rất hiệu quả, gọn nhẹ và thích hợp với điều kiện công trình.
Cần trục tháp được sử dụng để phục vụ công tác vận chuyển vật liệu lên các tầng nhà (xà gồ, ván khuôn, sắt thép, dàn giáo…)
Tính toán các thông số cần trục gồm Hyc, Qyc, Ryc
* Các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật khi chọn cần trục là:
- Cần trục được chọn phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thi công công trình . Các thông số lựa chọn cần trục : H, R, Q , năng suất cần trục .
+ Độ cao nâng vật : H = hct+hat+ hck+ ht
Trong đó :
Hct : độ cao tại điểm cao nhất của công trình kể từ mặt đất, hct = 75,7m
hat : khoảng cách an toàn , lấy trong khoảng 0,5-1m . Lấy hat= 1 m
hck : chiều cao của cấu kiện cao nhất (VK cột) , hck=1,8 m
ht : chiều cao của thiết bị treo buộc lấy ht= 2 m
Vậy : HYC= 75,7 + 1+ 1,8 + 2 = 80,5 m.
+ Bán kính nâng vật :
- Cần trục đặt cố định ở vi trí góc công trình, bao quát cả công trình nên bán kính được tính khi quay tay cần đến vị trí xa nhất .
Hình 9-14. Sơ đồ cần trục
Khoảng cách nhỏ nhất từ tâm quay cần trục tới mép công trình
Với S ³ 1 + 1,2 = 2,2m.(1m là khoảng cách an toàn ; 1,2 là khoảng cách giáo pal). Để an toàn ta chọn S = 4m
D là khoảng cách lớn nhất từ mép công trình đến điểm đặt cần trục tháp: D = 72 m .
Þ Tầm với yêu cầu:
Với các thông số yêu cầu trên, chọn cần trục tháp MD 560A (đứng cố định tại một vị trí mà không cần đường ray).
Các thông số kỹ thuật của cần trục tháp:
Chiều cao lớn nhất của cần trục: Hmax = 89,9 (m)
Tầm với lớn nhất của cần trục: Rmax = 80 (m)
Sức nâng của cần trục : Qmax = 40 (T)
Tính toán năng suất của cần trục
Năng suất làm việc trong 1 giờ của cần trục tháp tính theo công thức:
N=q.n.k1k2 (T/h).
k1, k2 hệ số sử dụng sức trục và hệ số sử dụng thời gian
n = 3600/Tck số lần nâng cẩu trong 1 giờ, Tck = t1+t2+t3+t4+t5.
t1: thời gian treo buộc vật t1=30s
t2: thời gian nâng vật t2=H/v
v là vận tốc nâng H chiều cao nâng
Ta tính toán sức nâng tại 4 cao trình khác nhau.
Cao trình 1: Từ tầng 1 ¸ KT1Þ H = 25,45 m
Þ t2 = 25,45/0,8=31,81 s.
Cao trình 2: Từ tầng 7 ¸ 12 Þ H = 47,05 m
Þ t2 = 47,05/0,8 = 58,81 s
Cao trình 3: Từ tầng 13 ¸ mái Þ H = 68,45
Þ t2 = 68,45/0,8 = 85,56 s
t3: thời gian di chuyển xe con t3=R/v=40/0,31=129s
t4: thời gian tháo dỡ vật: 20s
t5: thời gian hạ móc cẩu t5=H/vhạ với Vhq=3Vn=2,4m/s
với cao trình 1 (CT1) Þ t5 = 25,45/2,4 = 10,6s
với cao trình 2 (CT2) Þ t5 = 47,05/2, 4= 19,6s
với cao trình 3 (CT3) Þ t5 = 68,45/2,4 = 20,52s
Vây chu kỳ làm việc của cần trục trên từng cao trình là:
CT1: Tck = 30+31,81+129+20+10,6=221,41s
CT2: Tck = 30+47,05+129+20+19,6=245,65s
CT3: Tc k= 30+85,56+129+20+20,52=285,08s
Số lần thực hiện trong 1 giờ là:
CT1: n=3600/221,41=17lần
CT2: n=3600/245,65=15lần
CT3: n=3600/285,08=13lần
Ứng với tầm với xa nhất Q = 2,5 T chọn thùng đổ có dung tích 1m3
Vậy năng suất của cần trục ứng cho 1 ca là
CT1 N=1´ 8´ 117 ´ 0,7´ 0,8=76,16m3.
CT2 N=1´ 8´ 15 ´ 0,7´ 0,8=67,2m3.
CT3 N=1´ 8´ 12 ´ 0,7´ 0,8=58,24m3.
Chọn vận thăng, máy bơm bê tông, máy đầm
Chọn vận thăng
Chọn vận thăng chở vật liệu: GP 1000 - HD có các thông số kỉ thuật như sau :
Chở người lớn nhất: 15 người
Chở vật liệu nặng nhất: Qmax = 1 (T)
Vận tốc nâng : v = 3 m/s
Vận tốc hạ: vhạ = 6 m/s
Tầm với: 2,875 m
Chiều dài sàn vận tải: 3,36m
Năng suất máy vận thăng tính theo công thức: N = q.n.k1.k2
Trong đó: + k1 = 0,7; k2 = 0,8
+ q = 1 (T); n = 3600/Tck; Tck = t1 + t2 + t3 + t4
t1 , t2: thời gian treo buộc và bốc dỡ, t1 = 30s, t4 = 20s
t2: thời gian nâng, t2 = 92,2/3 = 30,7s
t3: thời gian hạ, t3 = 92,2/6 = 15,3s
Tck = 30 + 30,7 + 15,3 + 20 = 96s
n = 3600/96 = 37 lượt/h
N = 1.37.0,7.0,8 = 20,8 (T/h)
Năng suất trong 1 ca: Nca = 8.20,8 = 166,4 (T) > Qyc
Vậy vận thăng GP1000 - HD hoàn toàn thoả mãn phục vụ nhiệm vụ thi công.
Chọn hai vận thăng: 1 chở vật liệu, 1 chở người. Bố trí vận thăng ở các vị trí như trên bản vẽ mặt bằng thi công đảm bảo thuận tiện cho thi công, an toàn , tận dụng được đặc điểm thuận lợi của kết cấu công trình.
Chọn máy bơm bê tông
- Chọn máy bơm tĩnh CIFA HPC 1410-817 có công suất bơm cao nhất 136 (m3/h).
- Trong thực tế, do yếu tố làm việc của bơm thường chỉ đạt 60% kể đến việc điều chỉnh, đường xá công trường chật hẹp, xe chở bê tông bị chậm…
- Năng suất thực tế bơm được: 136 x 0,6 = 81,6 m3/ h
Bảng 9-5. Các thông số kỹ thuật của máy bơm bê tông CIFA HPC 1410-817
Thông số chung
Khối lượng
kg
Khoảng cách bơm theo phương ngang
140 m
Khoảng cách bơm theo phương đứng
100 m
Kích thước vận chuyển
Dài
6428 mm
Rộng
2279 mm
Cao
2925 mm
Động cơ diezen
Mã hiệu
Công suất bánh đà
190 kW
Mô men xoắn lớn nhất
N.m
Tốc độ động cơ khi không tải
Vũng/phỳt
Số xi lanh
Thông số bơm
Công suất (phía cần/phía pit tông)
136 m3/giờ
Áp suất (phía cần/phía pit tông)
101 Bar
Đường kính ống bơm
mm
Kiểu van
Phểu chứa
Kiểu
Dung tích
650 Lít
Chiều cao
mm
Thời gian bơm xong 447,8 m3 bê tông dầm sàn là: (giờ)
Ưu điểm của việc thi công bêtông bằng máy bơm:
Thời gian thi công nhanh, đảm bảo chất lượng, hạn chế được các mạch ngừng.
Chọn máy đầm bê tông
Chọn 2 đầm dùi U21-75 và 2 đầm bàn U7 như đã chọn ở phần thi công móng.
Chọn đầm dùi: 2 đầm U21-75 có các thông số kỹ thuật:
Thời gian đầm bêtông: 30 s
Bán kính tác dụng: 25 ¸ 35 cm
Chiều sâu lớp đầm: 20 ¸ 40cm
Năng suất đầm: 20 m2/h (hoặc 6 m2/h)
Đầm mặt: 2 đầm U7 có các thông số kỹ thuật:
Thời gian đầm: 50s
Bán kính tác dụng: 20-30 cm
Chiều sâu lớp đầm: 10-30 cm
Năng suất đầm: 25 m2/h (5-7 m3/h)
Các máy và phương tiện phục vụ thi công khác
- Để phục vụ công tác thi công bêtông cốt thép toàn khối, ta cần các sử dụng các loại máy khác như: Máy hàn, máy cắt uốn thép, máy kinh vĩ, máy bơm nước…Các loại máy này được lựa chọn với chủng loại và số lượng phù hợp với yêu cầu thi công trên công trường với giả thiết toàn bộ máy móc luôn được trang bị đầy đủ phục vụ công tác thi công.
Kĩ thuật xây, trát, ốp lát hoàn thiện
Công tác xây
Tiến hành xây cách tầng, khi đổ bê tông + lắp ghép tầng 3 thì xây tường tầng 1 . Vật liệu được tập kết gọn phía trước công trình tránh cản trở các công tác khác. Khi xây phải làm đúng qui phạm và theo thiết kế qui định, phải có dàn giáo khi lên cao
Trong khi xây tường cần kết hợp các bản vẽ liên quan, kết hợp chèn khung cửa( cửa có khung bao) để tiến độ thi công nhanh và hợp lý nhất.
Giới thiệu
Kết cấu gạch đá là một loại kết cấu được tạo thành do liên kết các viên gạch và đá với nhau. Khi vữa đông cứng tạo thành một khối chung nhất cùng chịu lực.
Vì gạch đá là vật liệu có khả năng chịu nén tốt, khả năng chịu kéo uốn, cắt kém. Nên kết cấu gạch đá chủ yếu dùng trong kết cấu chịu nén.
Các ưu điểm của kết cấu gạch đá:
+ Khai thác dễ và có ở mọi nơi
+ Khả năng chịu nhiệt lớn, cách âm tốt
+ Kết cấu gạch đá so với kết cấu khác thì độ bền tốt hơn và ít bị phá hoại do thiên nhiên.
+ Tạo ra được nhiều loại hình dáng kiến trúc phong phú
Nhược điểm của kết cấu gạch đá:
+ Khả năng chịu lực không lớn so với bê tông, vì khả năng chịu lực hạn chế do đó kích thước cấu kiện lớn làm tăng tải trọng công trình.
+ Khả năng chống rung động kém
+ Khả năng chịu uốn, chịu kéo, chịu cắt nhỏ
+ Khả năng cơ giới khó, công việc nặng nhọc
Công tác xây được tiến hành sau khi đã tháo ván khuôn ,kích thước tường xây do trắc địa xác định và vạch dấu. Tường xây nằm trên dầm, khi tường dài phải có thép gia cường. Khối xây cách dầm, tường cột ( 2cm ) khoảng hở sau này được bơm keo.
Nguyên tắc xây
Gạch đá chỉ chịu nén tốt do đó phải chống lại uốn hay trượt vì vậy mặt phẳng truyền và chịu lực phải phẳng, mặt lớp cắt phải vuông góc với lực cắt.
- Các yêu cầu kỹ thuật
+ Các mặt nằm của viên gạch phải phẳng, đảm bảo đảm bảo vuông góc với phương của lực tác dụng vì gạch chỉ chịu nén tốt.
+ Các mặt phẳng phân cách giữa các viên gạch phải vuông góc với mặt lớp xây và mặt phẳng ngoài khối xây và đòng thời phải song song với mặt phẳng ngoài khối xây còn lại.
+ Không được xây trùng mạch tránh hiện tượng lún, nứt do tải trọng không truyền từ phần này sang phần khác của khối xây.
+ Ngoài ra khối xây còn phải đảm bảo các yêu cầu:
Chiều ngang phải bằng phẳng.
Chiều đứng phải thẳng.
Góc xây phải vuông.
Khối xây phải rắn chắc.
- Các kiểu xây gạch:
+ Khối xây đặc.
+ Khối xây giảm nhẹ trọng lượng.
+ Khối xây ốp mặt.
- Kỹ thuật xây gạch:
Quá trình thao tác trong kỹ thuật xây gồm:
+ Căng dây xây.
+ Chuyển và sắp gạch.
+ Rải vữa.
+ Đặt gạch lên lớp vữa đã rải .
+ Đẽo và chặt gạch .
+ Kiểm tra lớp xây.
+ Miết mạch.
Công tác trát
Chuẩn bị mặt bằng trát:
Chất lượng của vữa trát phụ thuộc vào việc chuẩn bị bề mặt trát, bề mặt trát, bề mặt trát đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Bề mặt phải đảm bảo để lớp vữa trát liên kết tốt.
+ Bề mặt phải đảm bảo phẳng để lớp vữa trát có chiều dày đồng đều.
+ Bề mặt phải đảm bảo cứng ổn định và bất biến hình.
+ Bề mặt trát phải đảm bảo sạch sẽ, nhám để cho lớp vữa trát bám chặt vào.
Chuẩn bị mặt tường gạch :
+ Tường phải khô mới tiến hành chuẩn bị mặt trát
+ Xây mạch lõm sâu từ 1-1,5 cm, tạo nhám cho các bộ phận
+ Chặt gạch tạo phẳng
+ Vết lõm nhỏ hơn 4cm thì chèn lưới thép E 1. Nếu vết lõm lớn hơn 7 cm thì xây chèn gạch sau đó đợi khô rồi mới trát .
+ Vệ sinh bề mặt trát cho hết rêu mốc, dầu mỡ, vào mùa hè tưới nước cho trần và tường trước khi trát 1-2 ngày.
Vữa trát và phạm vi sử dụng:
- Vữa tam hợp:
Cát, vôi nhuyễn, xi măng thường dùng mác 25, 50, 75 là chủ yếu. Dùng để trát trần , trát tường ẩm ướt nhẹ.
Cách trộn : xi măng, cát trộn khô sau đó đổ nước vôi vào.
- Vữa xi măng:
Là hỗn hợp của cát ,xi măng và nước. Thường dùng mác 50, 75 trát khu vực tiếp xúc với nước, trát bể phốt, bể nước. Trộn tới đâu dùng đến đó.
- Vữa thạch cao:
Trộn 10 kg bột thạch cao cùng với 6-7 lít nước cho thành hỗn hợp sệt sau đó trộn cùng với cát. Thường dùng mác 25, 50 đông kết nhanh trộn đến đâu dùng đến đó .
Vữa thạch cao dùng để sản xuất các chi tiết trang trí, đế đèn, đế cột , trường hợp này không cho cát chỉ cho vữa thạch cao.
Phương pháp trát:
- Các lớp trát:
- Trát dày từ 10-15 mm thì trát một lớp
- Trát dày từ 15-20 mm thì trát hai lớp
- Trát dày từ 20-30 mm thì trát ba lớp
- Đặt mốc:
Ta phải đặt mốc cho bề mặt trát để đảm bảo độ phẳng bề mặt. Có các cách đặt mốc như sau:
+ Đặt mốc bằng đinh thép
+ Đặt mốc bằng cột vữa
+ Đặt mốc bằng các thanh gỗ
+ Đặt mốc cho trần
- Cách trát :
+ Dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, nivô, chổi...
+ Đặt mốc xong tiến hành trát, trát lớp chuẩn bị có tác dụng tăng cường sự liên kết bề mặt trát với lớp đệm trát bằng phương pháp vẩy bay, vẩy gáo thành lớp mỏng trên bề mặt tường hoặc trần cần xoa.
+ Trát lớp đệm khi lớp chuẩn bị đã đông cứng.
+ Vẩy nước trên bề mặt tường trước khi trát, trát bằng vẩy bay hoặc vẩy gáo tạo thành lớp. Dùng thước tầm tì vào các mốc nhưng không xoa.
+ Trát lớp mặt: Lớp mặt yêu cầu có độ gồ ghề bề mặt [2 mm đối với công trình yêu cầu cao, đối với công trình bình thường [3 mm.
+ Chiều dày của lớp mặt 5-8 mm, tối đa 10 mm, vữa trát được trộn bằng cát mịn có độ sụt 7-10 cm.
+ Trát khi lớp đệm đã khô. Trát bằng phương pháp vẩy bay hoặc vẩy gáo dựa vào các mốc còn phẳng chờ se mặt rồi tiến hành xoa.
+ Xoa từ trên xuống, lúc đầu xoa rộng mạnh khi đã phẳng thì nhẹ hơn.
+ Trát từ góc ra trát từ trên xuống, từ góc này đến góc kia.
*An toàn lao động:
Khi thi công nhà cao tầng, việc cần quan tâm hàng đầu là biện pháp an toàn lao động. Công trình phải là nơi quản lý chặt chẽ số người ra vào công trường. Tất cả các công nhân đều phải được học nội quy.
An toàn lao động khi thi công phần thân và hoàn thiện
An toàn lao động trong công tác bê tông:
Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo:
Không sử dụng dàn giáo có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận neo giằng.
- Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05 m khi xây và > 0.2 m khi trát.
- Các cột dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định.
- Cấm xếp tải lên dàn giáo.
- Khi dàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất hai sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ dưới.
- Sàn công tác phải có lan can bảo vệ và lưới chắn.
- Phải kiểm tra thường xuyên các bộ phận kết cấu của dàn giáo.
- Không dựng lắp, tháo gỡ hoặc làm việc trên dàn giáo khi trời mưa.
Công tác gia công lắp dựng cốt pha:
- Ván khuôn phải sạch, có nội quy phòng chống cháy, bố trí mạng điện phải phù hợp với quy định của yêu cầu phòng cháy.
- Cốp pha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc.
- Trước khi đổ bê tông các cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra cốp pha, hệ cây chống nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay.
Bảo dưỡng bê tông:
- Khi bảo dưỡng phải dùng dàn giáo, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu.
- Bảo dưỡng về ban đêm hoặc những bộ phận che khuất phải có đèn chiếu sáng.
Tháo dỡ cốt pha:
- Khi tháo dỡ cốt pha phải mặc đồ bảo hộ.
- Chỉ được tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt cườg độ ổn định.
- Khi tháo cốp pha phải tuân theo trình tự hợp lý.
- Khi tháo dỡ cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu .Nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo ngay cho người có trách nhiệm.
- Sau khi tháo dỡ cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình , không để cốp pha trên sàn công tác rơi xuống hoặc ném xuống đất.
- Tháo dỡ cốp pha với công trình có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong thiết kế và chống đỡ tạm.
An toàn lao động trong công tác cốt thép:
- Gia công cốt thép phải tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn, biển báo hiệu.
- Cắt, uốn, kéo, nén cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng.
- Bàn gia công cốt thép phải chắc chắn.
- Khi gia công cốt thép phải làm sạch gỉ, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẩu ngắn hơn 30cm.
- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối buộc, hàn. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn.
- Khi lắp dựng cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện .Trường hợp không cắt điện được phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện.
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại việc ổn định của cốt pha và cây chống, sàn công tác, đường vận chuyển.
- Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào chắn và biển báo. Trường hợp bắt buộc có người đi lại ở dưới thì phải có những tấm che chắn ở phía trên lối đi đó. Công nhân làm nhiện vụ định hướng và bơm đổ bê tông cần phải có găng, ủng bảo hộ.
- Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần :
+ Nối đất với vỏ đầm rung.
+ Dùng dây dẫn cách điện.
+ Làm sạch đầm.
+ Ngưng đầm 5 -7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 - 35 phút.
An toàn lao động trong công tác xây
- Kiểm tra dàn giáo, sắp xếp vật liệu đúng vị trí.
- Khi xây đến độ cao 1,5 m thì phải dùng dàn giáo.
- Không được phép :
+ Đứng ở bờ tường để xây.
+ Đi lại trên bờ tường.
+ Đứng trên mái hắt.
+ Tựa thang vào tường để lên xuống.
+ Để dụng cụ, hoặc vật liệu trên bờ tường đang xây.
An toàn lao động trong công tác hoàn thiện
- Xung quanh công trình phải đặt lưới bảo vệ.
- Trát trong, trát ngoài, quét vôi phải có dàn giáo.
- Không dùng chất độc hại để làm vữa.
- Đưa vữa lên sàn tầng cao hơn 5 m phải dùng thiết bị vận chuyển hợp lý.
- Thùng xô và các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn.
- Khi lắp kính, thường sử dụng thang tựa, chú ý không tỳ thang vào kính và thanh nẹp của khuôn cửa.
- Tháo lắp kính tại các khung cửa sổ, cửa cố định trên cao cần tiến hành từ giáo ghế hay giáo côngxôn.
- Khi tháo và lắp kính phía ngoài, công nhân phải đeo dây an toàn và được cố định vào những vị trí an toàn phía trong công trình.
- Công việc quét vôi, sơn, trang trí bên ngoài công trình phải tiến hành trên giáo cao hoặc giáo treo. Chỉ được dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên một diện tích nhỏ và thấp hơn 5m kể từ mặt nền. Với độ cao trên 5m, nếu dùng thang tựa, phải cố định đầu thạng với các bộ phận kết cấu ổn định của công trình.
- Sơn khung cửa trời phải có giàn giáo chuyên dùng và công nhân phải đeo dây an toàn. Cấm đi lại trên khung cửa trời.
- Sơn trong nhà hoặc sử dụng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc.
- Lắp kính cửa trời và mái nhà chỉ được phép tiến hành từ thang treo rộng ít nhất 6ocm, trên đó có đóng các thanh nẹp ngang tiết diện 4x6cm, cách nhau 30 đến 40cm. Thang treo cần được cố định chắc chắn, muốn vậy trên đầu thang cần có móc treo.
- Công tác ốp bề mặt trên cao phải tiến hành trên giàn giáo: Khi ốp ngoài sử dụng giáo cao, giáo treo, khi ốp trong sử dụng giáo ghế.