Thiết kế website hổ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao)

Thực nghiệm ở 6 lớp thuộc 3 trường phổ thông trung học, số giáo viên được tham khảo ý kiến là 20, số học sinh thực nghiệm là 135, số học sinh đối chứng là 119, xử lý số liệu ở 3 lớp thực nghiệm (135 học sinh) và 3 lớp đối chứng (119 học sinh). Xử lí kết quả bài kiểm tra 15 phút đểrút ra kết luận vềmặt định lượng và xửlý kết quảphiếu tham khảo ý kiến nhằm rút ra kết luận vềmặt định tính. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định: website: “Hóa hữu cơ11” có tác dụng hỗ trợ cho việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao.

pdf115 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế website hổ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận theo các cách phân tích định lượng và định tính. 3.3.1. Phân tích định tính Mục đích của phương pháp này là: - Nghiên cứu chiều sâu của việc tiếp thu kiến thức của học sinh, thông qua đó góp phần tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc dạy -học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). - Đánh giá khả năng tự học phần hóa hữu cơ 11 (nâng cao) của học sinh. - Khả năng tiếp cận và nắm bắt kiến thức của học sinh về phần hóa hữu cơ. - Khả năng suy luận, tư duy, tính toán và vận dụng kiến thức. - Hứng thú học tập bộ môn của học sinh. - Lợi ích của CD đối với việc dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). 3.3.2. Phân tích định lượng Thực chất của phương pháp này là dùng toán học thống kê xử lý các số liệu thực nghiệm để rút ra kết luận khoa học. 3.3.2.1.Cách trình bày số liệu thống kê Có 2 phương pháp: - Phương pháp dùng bảng phân phối thực nghiệm và phân phối tần suất. - Phương pháp dùng đồ thị ( là hình ảnh trực quan của các bảng trên ). 3.3.2.2. Phân tích số liệu thống kê Mục đích là thu gọn các bảng số liệu thành một tham số đặc trưng như sau: 1. Tính tần suất + Tần suất là tỷ lệ tần số của một phần phân chia nào đó trong tập hợp mẫu được nghiên cứu. Tùy từng phân nhóm, từng cách phối hợp giữa các nhóm với nhau mà có cách tính tần suất khác nhau. Dựa vào tần suất dễ so sánh, đánh giá kết quả các dấu hiệu thu thập được. + Công thức tính tần suất: ni là tần số của xi . n là tổng số cá thể trong tập hợp mẫu. 2. Đồ thị đường tích lũy Dựa vào kết quả thống kê thu được . + Lập bảng phân phối tần suất tích lũy. + Vẽ đồ thị đường tích lũy. + Dựa vào đồ thị so sánh kết quả của các lớp đối tượng. 3. Trung bình cộng + Là đại lượng đặc trưng cho sự tập trưng của số liệu, thể hiện sự đồng nhất về chất theo dấu hiệu tính toán. + Giúp cho xóa bỏ được những biến đổi ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên, những ảnh hưởng của đặc điểm cá biệt và trình bày được đặc trưng chung của tập hợp các đơn vị được nghiên cứu. + Công thức tính: xi giá trị của dấu hiệu. ni tần số của xi. n tổng đối tượng điều tra. n nx x ii n n f ii  + Dựa vào giá trị trung bình chúng ta sẽ so sánh kết quả điều tra giữa các lớp đối tượng. 4. Độ lệch chuẩn + Là sai lệch bình phương trung bình giữa các giá trị quan sát bất kỳ với giá trị trung bình của dãy phân phối. + Giá trị của phương sai cho biết mức độ phân tán của các giá trị riêng của dấu hiệu xung quanh giá trị trung bình cộng. + Phương sai nhỏ: mức độ phân tán nhỏ. + Phương sai lớn: mức độ phân tán cao. + Công thức: xi :giá trị của dấu hiệu và x : giá trị trung bình. ni :tần số các giá trị của dấu hiệu. n:tổng đối tượng điều tra. 5. Độ lệch chuẩn s = 2s 6. Độ biến thiên + Là tỷ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình. + Đ ộ biến thiên càng nhỏ thì độ phân tán càng ít. + Công thức - Sai số tiêu chuẩn : sm n  - Giá trị trung bình X dao động trong khoảng X m . - Hệ số tiêu chuẩn biến thiên: nếu hai bảng số liệu có giá trị trung bình khác nhau thì phải tính hệ số biến thiên. Như vậy, để so sánh chất lượng học tập của hai tập thể học sinh khi tính giá trị trung bình sẽ có hai trường hợp: +Nếu giá trị trung bình bằng nhau thì phải tính độ lệch chuẩn. Tập thể nào có độ lệch chuẩn bé thì chất lượng tốt hơn.   1n xxn s 2 ii2    100. x sV  +Nếu giá trị trung bình không bằng nhau thì phải tính độ biến thiên V. Tập thể nào có hệ số biến thiên nhỏ thì chất lượng đều, có X lớn thì trình độ tốt hơn. Cuối cùng, khi khảo sát sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, sử dụng phép thử Student để kết luận sự khác biệt giữa hai nhóm về kết quả thực nghiệm là có ý nghĩa. Công thức tính: 2 2( ).TN DC TN DC nt X X S S    . n: Số học sinh của lớp thực nghiệm. X TN: trung bình cộng lớp thực nghiệm. X DC: trung bình cộng lớp đối chứng. 2 TNS và 2 DCS là phương sai của lớp thực nghiệm và đối chứng. Để sử dụng công thức trên cần thêm đại lượng  là xác xuất sai số ( từ 0,02 – 0,05 ) và độ lệch tự do k = 2n – 2. Từ đó phải tìm giới hạn t giới hạn. Nếu t >t.k thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Nếu t< t.k thì sự khác nhau giữa hai nhóm không có ý nghĩa. 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm - Trao đổi và hướng dẫn giáo viên tiến hành thực nghiệm nội dung thực nghiệm theo các bước sau: + Xem đĩa CD và phát đĩa CD cho học sinh trước 1 tuần. + Tùy tình hình chương trình và tùy tình hình lớp, chia lớp ra làm 4 nhóm thuyết trình các bài sau:  Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. (Nhóm 1)  Phản ứng hữu cơ. (Nhóm 2)  Cấu trúc và tính chất vật lý của ankan.(Nhóm 3)  Xicloankan.(Nhóm 4) - Yêu cầu học sinh sử dụng đĩa CD chuẩn bị bài, chia nhóm thành những nhóm nhỏ để kiếm thêm tài liệu, hình ảnh, bài tập hóa học liên quan đến bài học có trong đĩa CD để chuẩn bị. - Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh. - Trong tiết học, thầy ( cô ) thực hiện như sau: + Cho các nhóm thuyết trình bài được đã phân công. + Tổ chức quá trình thảo luận của các nhóm. + Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm chương 5 và chương 6 phần hóa hữu cơ 11 để củng cố bài dạy. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Sau bài Xicloankan, học sinh tham khảo ở nhà trước 4 đề kiểm tra trong nằm ở trang “Đề kiểm tra”. - Tiến hành kiểm tra 15’ hay 45’ (tùy tình hình phân phối chương trình ở trường). - Đánh giá về CD “” website Hóa hữu cơ 11” - Học sinh trả lời phiếu tham khảo ý kiến về website thực nghiệm. - Trả lời phiếu tham khảo ý kiến về website thực nghiệm và đóng góp ý kiến về website thực nghiệm. - Kiểm tra, xử lý, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm để xác định tác dụng của website đối việc dạy và học phần hóa học hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Sau khi sử dụng CD “Hóa hữu cơ 11” có nội dung chương 4 và 5, giáo viên và học sinh thực hiện các các yêu cầu khi thực nghiệm ở lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm để xác định tính khả thi của CD qua bài kiểm tra 15’. Các câu hỏi và bài tập được xây dựng với mức độ tái hiện kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức đã học. Ví dụ:  Câu hỏi tái hiện: Câu 1: Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là không đúng? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. Câu 2: Phương pháp nào không dùng để điều chế trực tiếp etan là A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao B. thực hiện phản ứng cracking butan. C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen. D. đun nóng rượu etylic với H2SO4.  Câu hỏi vận dụng kiến thức: Câu 3: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ). phương pháp dùng để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là A. Lọc. B. Kết tinh . C. Chưng cất phân đọan. D. Không thể tách. Câu 4: Số đồng phân của phân tử C3H6ClBr có bao nhiêu đồng phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.  Câu hỏi hiểu và vận dụng kiến thức: Câu 5: Số đồng phân của phân tử C5H12 tác dụng với brom (1:1) (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm duy nhất là A. 1. B. 2. C. 3 D. 4 Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là: A. CH4 ( 45% ) và C2H6 (55% ). B. C2H6 ( 50% ) và C3H8 ( 50% ). C. C3H8 ( 45.5% ) và C4H10 ( 54.5% ). D. C2H6 ( 56.5% ) và C3H8 ( 43.5% ). Bên cạnh bài kiểm tra kiến thức của học sinh, tác giả đã tiến hành phát điều tra về tính khả thi của CD “Hóa hữu cơ 11” đến giáo viên và học sinh ở các lớp thực nghiệm. 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Kết quả về mặt định lượng Sau khi sử dụng CD thực nghiệm theo hướng dẫn, giáo viên đã tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng cách cho các em thực hiện bài kiểm tra (xem phụ lục). Thực nghiệm được tiến hành ở 3 trường: Lớp 11A3 (thực nghiệm) và 11A10 (đối chứng) trường Nguyễn Hữu Cầu. Lớp 11A1 (thực nghiệm) và 11A2 (đối chứng) trường Thạnh Lộc. Lớp 11 A ( thực nghiệm) và 11B (đối chứng) trường Mạc Đĩnh Chi. 3.5.1.1. Trường THPT Thạnh Lộc Bảng 3.1. % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Thạnh Lộc Số HS đạt điểm xi Lớp Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A1 41HS TN 0 0 0 0 1 11 15 6 8 0 11A2 42HS ĐC 0 0 0 2 11 14 8 7 0 0 % HS đạt điểm xi 11A1 41HS TN 0 0 0 0 2,4 26,8 36,6 14,6 19,5 0 11A2 42HS ĐC 0 0 0 4,8 26,2 33,3 19,0 16,7 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i 11A1 TN 11A2 ĐC Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Thạnh Lộc Bảng 3.2. % HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Thạnh Lộc % HS đạt điểm xi trở xuống Lớp Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A1 41HS TN 0 0 0 0 2,4 29,2 65,8 80,4 100 100 11A2 42HS ĐC 0 0 0 4,8 31,0 64,3 83,3 100 100 100 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i t rở x uố ng 11A1 TN 11A2 ĐC Hình 3.2. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra của các lớp TN và ĐC trường Thạnh Lộc Bảng 3.3. Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các TN và ĐC trường Thạnh Lộc Yếu ( % ) Trung bình ( % ) Khá ( % ) Giỏi ( % ) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 4,8 29,2 59,5 41,2 37,7 19,5 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Yếu ( % ) Trung bình ( % ) Khá ( % ) Giỏi ( % ) TN ĐC Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC trường Thạnh Lộc Bảng 3.4. Giá trị các tham số đặc trưng các lớp TN và ĐC của trường Thạnh Lộc Giá trị các tham số ĐC TN X 6,2 7,2 S2 2,08 1,28 S 1,44 1,13 m 0,22 0,18 X  m 6,2  0,22 7,2  0,18 %V 23,22 15,69 3.5.1.2. Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu Giáo viên thực nghiệm: Thầy Mai Kim Hoàn Bảng 3.5. % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Điểm xi Lớp Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A3 48 HS TN 0 0 1 0 4 10 9 13 9 2 11A10 44HS ĐC 0 3 5 9 7 6 7 7 0 0 % HS đạt điểm xi 11A3 48 HS TN 0 0 2,1 0 8,3 20,8 18,8 27,1 18,8 4,2 11A10 44HS ĐC 0 6,8 11,4 20,5 15,9 13,6 15,9 15,9 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i 11A3 TN 11A4 ĐC Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Bảng 3.6. % HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Lớp Phương án % HS đạt điểm xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A3 TN 0 0 2,1 2,1 10,4 31,2 50,0 77,1 95,9 100 48HS 11A10 44HS ĐC 0 6,8 18,2 38,7 54,6 68,2 84,1 100 100 100 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i t rở x uố ng 11A3 TN 11A4 ĐC Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn %HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Bảng3.7. Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Kém (%) Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 6,8 2,1 31,9 29,1 25,9 45,9 31,8 23 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Kém(%) Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) TN ĐC Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn sự phân loại học sinh của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Bảng 3.8. Giá trị các tham số đặc trưng trường của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu Giá trị các tham số ĐC TN X 5,30 7,31 S2 3,47 2,22 S 1,86 1,49 m 0,79 0,22 X  m 5,30  0,79 7,310,22 %V 35,09 20,38 3.5.1.3. Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Bảng 3.9. % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi Điểm xi Lớp Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A 46 HS TN 0 0 0 0 4 11 9 15 7 0 11B 33 HS ĐC 0 0 1 1 4 10 9 5 3 0 % HS đạt điểm xi 11A 46 HS TN 0 0 0 0 8,7 23,9 19,6 32,6 15,2 0 11B 33 HS ĐC 0 0 3 3 12,1 30,3 27,3 15,2 9,1 0 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm xi 11A TN 11B ĐC Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi Bảng 3.10. %HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi % HS đạt điểm xi trở xuống Lớp Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A 46 HS TN 0 0 0 0 8,7 32,6 52,2 84,8 100 100 11B 33 HS ĐC 0 0 3 6 18,1 48,4 75,5 90,9 100 100 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i t rở x uố ng 11A TN 11B ĐC Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn %HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi Bảng 3.11. Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi Kém (%) Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 6,1 32,6 42,4 52,2 42,2 15,2 9,1 0 10 20 30 40 50 60 Kém (%) Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) TN ĐC Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn sự phân loại kết quả học tập của học sinh các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi Bảng 3.12. Giá trị các tham số của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi Giá trị các tham số ĐC TN X 6,5 7,2 S2 2,1 1,5 S 1,5 1,22 m 0,25 0,18 X  m 6,5 0,25 7,2  0,18 %V 23,1 20,8 3.5.1.4. Kết quả tổng hợp Bảng 3.13. % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC Điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án Phân phối kết quả bài kiểm tra TN 135 HS 0 0 1 0 9 32 33 34 24 2 ĐC 119 HS 0 3 6 12 22 30 24 19 3 0 % HS đạt điểm xi TN 135 HS 0 0 0,7 0 6,7 23,7 24,4 25,2 17,9 1,5 ĐC 119 HS 0 2,5 5 10,1 18,5 25,2 20,2 16 2,5 0 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i TN ĐC Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC Bảng 3.14. % HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC % HS đạt điểm xi trở xuống Phương án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 135 HS 0 0 0,7 0,7 7,4 31,1 55,5 80,7 98,5 100 ĐC 119 HS 0 2,5 7,5 17,6 36,1 61,3 81,5 97,5 100 100 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm % H S đạ t đ iểm x i t rở x uố ng TN ĐC Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC Bảng 3.15. Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC Kém (%) Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 2,5 0,7 15,1 30,4 40,7 49,6 36,2 19,3 2,5 0 10 20 30 40 50 60 Kém (%) Yếu (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) TN ĐC Hình 3.12.. Biểu đồ biểu tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC Bảng 3.16.. Giá trị các tham số đặc trưng của các lớp TN và ĐC Giá trị các tham số ĐC TN X 5,96 7,25 S2 2,53 1,67 S 1,59 1,29 M 0,15 0,11 X  m 5,96  0,15 7,25  0,11 %V 26,68 17,79 Kết quả kiểm tra trình bày ở các bảng, tác giả có nhận xét như sau: - Tỷ lệ học sinh yếu của lớp thực nghiệm (0,7 %) thấp hơn lớp đối chứng (17,6 %) . - Giá trị trung bình cộng lớp thực nhiệm ( X = 7,25) cao hơn lớp đối chứng ( X = 5,96) cho thấy lớp thực nghiệm học tốt hơn lớp đối chứng. - Xét đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra của lớp TN và ĐC, nhìn chung, đường tích lũy của các lớp thực nghiệm đều nằm phía dưới và phía bên phải đường tích lũy của lớp đối chứng. - Xét tham số đặc trưng, hầu hết các giá trị của tham số đặc trưng của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn lớp đối chứng ( STN = 1,29 < SĐC = 1,59). - So sánh sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng để kết luận sự khác nhau về kết quả học tập của hai nhóm là có y nghĩa, dùng công thức Student: 2 2( ).TN DC TN DC nt X X S S    135(7,25 5,96) 7,31 1,67 2,53 t    + Lấy  = 0,02  k = 2n -2 = 268  t.k = 5,36  t > t.k. Như vậy sự khác nhau về X TN = 7,25 và X ĐC = 5,96 là có ý nghĩa. Do đó, phương án thực nghiệm sử dụng CD: “website Hóa hữu cơ 11” nhằm hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ 11 (nâng cao) có tác dụng với mức ý nghĩa 0,02. Như vậy, với các giá trị của các tham số đặc trưng, chúng ta thấy kết quả bài kiểm tra có ý nghĩa về mặt thống kê. Qua đó, tác giả khẳng định website “Hóa hữu cơ 11” hỗ trợ được việc tự học của học sinh. 3.5.2. Phân tích định tính Giáo viên và học sinh các lớp sau khi sử dụng CD sẽ trả lời phiếu điều tra (xem phụ lục). Số phiếu phát ra cho học sinh là 135, thu lại 135. Số phiếu phát ra cho giáo viên là 20, thu lại 20. Giáo viên tham gia góp ý về CD “Hóa hữu cơ 11” ngoài 3 trường đã thực nghiệm, còn có giáo viên ở các trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Đại Nghĩa, Trường Chinh, Đại học Sài Gòn, Tân Phong. 3.5.2.1. Kết quả điều tra thu được từ GV a. Nhận xét về website Bảng 3.17. Đánh giá website của GV Số GV - % Đánh giá website 1 2 3 4 5 Đầy đủ thông tin 0 0% 0 0% 3 15% 10 50% 7 35% Phong phú 0 0% 0 0% 4 20% 9 45% 7 35% Kiến thức chính xác khoa học 0 0% 0 0% 2 10% 6 30% 12 60% Nội dung Thiết thực 0 0% 0 0% 3 15% 5 40% 12 45% Giao diện dễ nhìn, thân thiện 0 0% 0 0% 3 15% 9 45% 8 40% Dễ tìm kiếm thông tin 0 0% 0 0% 2 10% 8 40% 10 50% Hình thức Phân bố hợp lí 0 0% 0 0% 3 15% 8 40% 9 45% Dễ sử dụng 0 0% 0 0% 4 20% 9 45% 7 35% Phù hợp với khả năng học tập của học sinh 0 0% 0 0% 3 15% 8 40% 9 45% Phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh (có máy tính) 0 0% 0 0% 2 10% 10 50% 8 40% Tính khả thi Phù hợp với thời gian học tập của học sinh (ở nhà hoặc ở trường) 0 0% 0 0% 3 15% 6 30% 11 55% Nhận xét: Nhìn chung hầu hết giáo viên cho rằng website “Hóa hữu cơ 11” đã đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Phần hóa hữu cơ các em học sinh đã được học các chất cụ thể ở lớp 9 chương trình trung học cơ sở. Ở lớp 11, em các lại được học phần hóa hữu cơ nhưng đi từ các chất cụ thể suy ra tính chất của dãy đồng đẳng, kiến thức tương đối mới gây khá nhiều khó khăn cho các em khi học tập bộ môn. Website được chép ra CD có đầy đủ thông tin, nội dung phong phú, kiến thức chính xác khoa học, dễ kiếm, phù hợp với điều kiện học tập ở trường và ở nhà nên đã đáp ứng được yêu cầu học tập và đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Với các bài giảng điện tử, các em có thể làm tư liệu khi thuyết trình bài mới, với các bài tập trắc nghiệm các em sử dụng để ôn tập củng cố lại bài học, với hệ thống thí nghiệm mô phỏng giúp cho các nhớ bài hơn. Với CD, chỉ cần có máy vi tính, các em có thử sử dụng mọi lúc không phụ thuộc vào mạng internet. Vì vậy rất phù hợp với điều kiện học tập của các em dù cho nơi đó không có mạng internet. b. Đánh giá về hiệu quả sử dụng website Bảng 3.18. Đánh giá hiệu quả sử dụng website của GV Số GV - % 1 2 3 4 5 Giúp các em hiểu bài 0 0% 0 0% 4 20% 7 35% 9 45% Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 0 0% 0 0% 3 15% 6 30% 11 55% Nâng cao khả năng tự học 0 0% 0 0% 2 15% 10 50% 8 35% Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 0 0% 0 0% 2 10% 6 30% 12 60% Tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm thông tin 0 0% 0 0% 4 20% 7 35% 9 45% Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ dàng hơn 0 0% 0 0% 3 15% 6 30% 11 55% Nhận xét: Sau thời gian sử dụng CD “ Hóa hữu cơ11” vào học tập và giảng, hầu hết giáo viên đều có kết luận: CD này giúp các em sau khi được nghe giảng, về nhà các em xem lại bài giảng điện tử giúp các em hiểu bài hơn. Các em có sẵn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có đáp án, có một số bài tập tự luận và phương pháp giải, website lại dễ sử dụng nên giúp cho các em tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin, dễ hỗ trợ cho các em trong việc học tập bộ môn, làm tăng hứng thú học tập bộ môn, dễ nâng cao tính tự học của các em và tiếp cận việc học hóa hữu cơ dễ dàng hơn. 3.5.2.2. Kết quả điều tra thu được từ HS a. Nhận xét về website Bảng 3.19. Đánh giá website của học sinh các lớp TN Số HS - % Đánh giá website 1 2 3 4 5 Nội Đầy đủ thông tin 1 5 23 68 36 0,7% 3,7% 17% 50,4% 27,7% Phong phú 4 3% 9 6,7% 36 27,7% 51 37,8% 35 25,9% Kiến thức chính xác khoa học 0 0% 4 3% 11 8,1% 43 31,9% 53 39,3% dung Thiết thực 1 0,7% 7 5,2% 33 24,4% 61 45,2% 33 24,4% Giao diện dễ nhìn, thân thiện 5 3,7% 8 5,9% 41 30,4,% 55 40,7% 11 8,1% Dễ tìm kiếm thông tin 3 2,2% 12 8,9% 27 20% 60 44,4% 22 16,3% Hình thức Phân bố hợp lí 2 1,5% 13 9,6% 21 15,6% 68 50,4% 31 23% - Dễ sử dụng 1 0,7% 13 9,6% 39 28,9% 44 32,6% 38 28,1% Phù hợp với khả năng học tập của học sinh 4 3% 3 2,2% 35 25,9% 58 43% 44 32,6% Phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh (có máy tính ) 3 2,2% 8 5,9% 43 31,9% 43 31,9% 38 28,1% Tính khả thi Phù hợp với thời gian học tập của học sinh ( ở nhà hoặc ở trường ) 3 2,2% 6 4,4% 36 26,7% 46 34,1% 44 32,6% Nhận xét: Hầu hết HS cho rằng website “Hóa hữu cơ 11” đã đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Website được chép ra CD có đầy đủ thông tin, nội dung phong phú, kiến thức chính xác khoa học. Hệ thống các bài giảng điện tử giúp các em ôn lại kiến thức đã học hoặc làm tư liệu để chuẩn bị tiếp thu bài mới; với các bài tập trắc nghiệm, các em sử dụng để ôn tập củng cố lại bài học; với hệ thống thí nghiệm mô phỏng giúp cho các nhớ bài hơn. b. Đánh giá về hiệu quả sử dụng website Bảng 3.20. Đánh giá hiệu quả sử dụng website của HS các lớp TN Số HS - % Hiệu quả sử dụng webiste 1 2 3 4 5 Giúp các em hiểu bài 3 2,2% 9 6,7% 36 26,7% 55 40,7% 32 23,7% Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 5 3,7% 7 5,2% 31 23% 50 37% 42 31,1% Nâng cao khả năng tự học 3 2,2% 4 3% 23 17% 62 45,9% 43 31,9% Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 1 0,7% 7 5,2% 23 17% 66 48,9% 38 28,1% - Tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm thông tin 5 3,7% 11 8,1% 23 17% 50 37% 46 34,1% Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ dàng hơn 5 3,7% 7 5,2% 29 21,5% 41 30,4% 53 39,3% Nhận xét: Sau thời gian sử dụng CD “ Hóa hữu cơ11” vào học tập và giảng, học sinh đều có kết luận: CD này giúp các em sau khi được nghe giảng, về nhà các em xem lại bài giảng điện tử giúp các em hiểu bài hơn. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có đáp án, có một số bài tập tự luận và phương pháp giải, website lại dễ sử dụng nên giúp cho các em tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông, dễ hỗ trợ cho các em trong việc học tập bộ môn, làm tăng hứng thú học tập bộ môn, dễ nâng cao tính tự học của các em và tiếp cận việc học hóa hữu cơ dễ dàng. Như vậy, hầu hết giáo viên và học sinh cho rằng website “Hóa hữu cơ 11” đã đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Kết luận chương 3 Trong chương 3, tác giả đã trình bày cách triển khai thực nghiệm sư phạm để đánh giá và cũng như khẳng định tính khả thi của phương án thực nghiệm. Các vấn đề đạt được như sau: Thực nghiệm ở 6 lớp thuộc 3 trường phổ thông trung học, số học sinh thực nghiệm là 135 số học sinh đối chứng là 119, xử lý số liệu ở 3 lớp thực nghiệm (135 học sinh) và 3 lớp đối chứng (119 học sinh ). Tham khảo ý kiến của 20 giáo viên về tác dụng của website. Kết quả xử lí bài kiểm tra và phiếu tham khảo ý kiến cho thấy website: “Hóa hữu cơ 11” có tác dụng hỗ trợ cho việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành các công việc sau: 1. Trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu: - Cơ sở của lí thuyết tự học, các hình thức tự học. - Kiểm tra đánh giá, các chức năng của kiểm tra đánh giá, xu hướng đổi mới của kiểm tra đánh giá hiện nay ở các trường phổ thông. - Chú trọng đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lí luận về bài giảng điện tử, TNKQ, TNTL, các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế website dạy học. - Nghiên cứu mục tiêu chương trình hóa học THPT nói chung, phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) nói riêng, giới thiệu phân phối chương trình hóa học lớp 11. 2. Xây dựng website với nội dung: * Hệ thống bài giảng điện tử của các chương: - Đại cương hóa hữu cơ. - Hidrocacbon no. - Hidrocacbon chưa no. - Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên. - Dẫn xuất halogen của hidrocacbon. - Ancol – Phenol. - Andehit – Xeton. - Axit cacboxylic. * Hệ thống 400 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của các bài học của các chương trên. * Hệ thống 150 bài tập trắc nghiệm tự luận gồm các bài: - Thành phần nguyên tố. - Thiết lập công thức phân tử. - Ankan. - Anken, ankadien, ankin. - Aren. - Ancol – phenol. - Andehit – Xeton. - Axit cacboxylic. * Tuyển chọn 6 phương pháp giải toán trong toán hóa học hữu cơ và một số tư liệu về một số nhà hóa học đã góp phần vào sự phát triển của ngành hóa hữu cơ, mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ với đời sống, tự nhiên. 3. Thực nghiệm ở 6 lớp thuộc 3 trường phổ thông trung học, số giáo viên được tham khảo ý kiến là 20, số học sinh thực nghiệm là 135, số học sinh đối chứng là 119, xử lý số liệu ở 3 lớp thực nghiệm (135 học sinh) và 3 lớp đối chứng (119 học sinh). Xử lí kết quả bài kiểm tra 15 phút để rút ra kết luận về mặt định lượng và xử lý kết quả phiếu tham khảo ý kiến nhằm rút ra kết luận về mặt định tính. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định: website: “Hóa hữu cơ 11” có tác dụng hỗ trợ cho việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao. KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cần có một tổ chức riêng biệt, tập trung nhiều chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm để soạn ra giáo trình, sản xuất các phần mềm trên CD, thiết kế các website, các giáo trình điện tử nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học hóa học nói chung và phần hóa hữu cơ nói riêng. - Cần tăng cường đầu tư nhiều hơn cho các phòng Multimedia của các trường học, nhất là các trường ở xa trung tâm thành phố, vùng cao, vùng xa; nối mạng internet để học sinh nâng cao khả năng tự học bằng cách học qua mạng, qua CD do giáo viên cung cấp. 2. Với các trường Sư phạm Cần tạo điều kiện cho sinh viên Sư Phạm khoa Hóa học tập các phần mềm Macromedia Flash, Macromedia Dreamweaver…hay các ngôn ngữ lập trình như Visual Basic, Javascript ... để các giáo sinh có thể áp dụng các phần mềm này vào giảng dạy hóa học. 3. Với trường THPT - Cần phát huy thế mạnh trang web nội bộ của trường, mở rộng diễn đàn giao lưu để giáo viên và học sinh có thể trao đổi trực tiếp với nhau về kiến thức chuyên môn, qua đó tăng cường hiệu quả tự học ở học sinh. - Cần động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các giáo viên học tập các công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học nhằm cải tiến phương pháp dạy học và phát huy hơn nữa khả năng tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay 4. Với giáo viên giảng dạy Cần phải phát huy khả năng tự học của học sinh nhiều hơn nữa bằng một số hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh thêm yêu thích môn học như: - Tổ chức một số buổi trao đổi kinh nghiệm về tự học giữa các học sinh và giáo viên để đưa ra hình thức tự học tốt nhất cho mỗi học sinh. - Giới thiệu cho học sinh các CD, các giáo trình điện tử, các website dạy học, các nguồn thông tin tin cậy về môn học giúp cho các em có thêm tài liệu để học tập bộ môn, nâng cao khả năng tìm tòi, hứng thú học tập, tiết kiệm được thời gian học tập trên lớp nhằm dành nhiều thời gian để luyện tập và mở rộng kiến thức. Trên đây là một số kết quả của đề tài nghiên cứu “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao)”. Chúng tôi hy vọng rằng đề này có thể hỗ trợ được phần nào việc dạy – học phần hóa hữu cơ lớp 11, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao khả năng tự học và hứng thú học tập của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái (chủ biên) (2000), Đỗ Quý Sơn, Thế Trường, Truyện kể các nhà bác học hoá học, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Duy Ái - Đỗ Đình Rãng (1998), Tư liệu giảng dạy hóa học 11, NXB Giaó dục 3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Giáo trình trường ĐHSP TPHCM. 4. Trịnh Văn Biều (chủ biên), Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2001), Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hoá học, Giáo trình trường ĐHSP TPHCM. 5. Bộ Giáo dục và Đào tào (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học, NXB Giáo dục. 6. Bộ Y tế (2006), Hóa hữu cơ – Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức – tập 1, NXB Y học. 7. Carl Rogers (2001), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Trẻ. 9. Nguyễn Đức Chuy (2007), CD Sách giáo khoa điện tử lớp 11, 12, ĐHSP Hà Nội. 10. Nguyễn Cương (2006 ), Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học hóa học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hóa học ở các trường cao đẳng Sư phạm, ĐHSP Hà Nội. 11. Hoàng Thị Dung (2006), Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương trình hóa học lớp 10 – THPT ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội. 12. Trần Quốc Đắc ( 1992 ), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lý ĐHSP Hà Nội. 13. Nguyễn Mạnh Hùng , Phạm Quang Huy, Phùng Thị Nguyệt, Phạm Phương Hoa (2003), Thiết kế mô hình dạy học với Macromedia Flash MX, NXB Giao thông vận tải. 14. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM. 15. Trần Trung Ninh (2006), Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học hóa học, ĐHSP Hà Nội. 16. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Học liệu điện tử chương oxi lưu huỳnh, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP TP.HCM. 17. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 18. Nguyễn Ngọc Quang – Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh (1977), Lý luận dạy học Hoá học, NXB Giáo dục. 19. PGS. TS. Đỗ Đình Rãng (chủ biên), PGS. TS. Đặng Đình Bạch, TS Nguyễn Thanh Phong (2006), Hóa học hữu cơ – tập 1,2,3, NXB Giáo dục. 20. Nguyễn Trường Sinh (2006), Macromedia Dreamwear tập 1 và 2, NXB Lao động–Xã hội. 21. Vũ Văn Tảo (2003) , Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên THCS, ĐHSP Hà Nội. 22. Tập thể tác giả (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Hoá học, NXB Giáo dục. 23. Cao Thị Thặng (1995), “ Hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học ở trường phổ thông trung học cơ sở”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội. 24. Nguyễn Minh Thảo (2005), Tổng hợp hữu cơ, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Trọng Thọ (2004), Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hóa học, NXB Giáo dục. 26. Lý Minh Tiên – Đoàn Văn Điều – Trần Thị Thu Mai – Võ Văn Nam – Đỗ Hạnh Nga (2006), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, NXB Giáo dục. 27. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục tự học tự nghiên cứu, tập 2, Trường ĐHSP Hà Nội, Trung tâm văn hóa – ngôn ngữ Đông Tây. 28. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục. 29. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Tổng hợp Tp.HCM. 30. Nguyễn Cảnh Trân (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy học – tự học, NXB Giáo dục. 31. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách giáo khoa thí điểm Hóa học lớp 11 ban Khoa học tự nhiên, NXB Giáo dục. 32. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2006), Sách giáo khoa Hóa học lớp – Nâng cao, NXB Giáo dục. Giáo dục. 33. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách giáo viên thí điểm Hóa học lớp 11 ban Khoa học tự nhiên, NXB 34. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách giáo viên Hóa học lớp 11- Nâng cao, NXB Giáo dục. 35. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách bài tập giáo khoa thí điểm Hóa học lớp 11 ban Khoa học tự nhiên, NXB Giáo dục. 36. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách bài tập giáo khoa Hóa học lớp 11- Nâng cao, NXB Giáo dục. 37. Lê Xuân Trọng - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng (2005), Bài tập hóa học lớp 11, NXB Giáo dục. 38. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học (1998), Tự học, đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo Dục. 39. Nguyễn Xuân Trường (2002), Hoá học vui, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội. 40. Nguyễn Xuân Trường (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11, NXB Đại học Quốc Gia Tp.HCM. 41. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III (2004 – 2007), NXB ĐHSP Hà Nội. 42. Trần Anh Tuấn (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lý “Xây dựng quy trình tập luyện các kỹ năng giảng dạy cơ bản”, ĐHSP Hà Nội. 43. Trần Anh Tuấn (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Hóa học, NXB Giáo dục. 45. VN-Guide (2006), Đề tài thực hành Dreamwear, NXB Thống Nhất 46. Nguyễn Đức Vượng (2006), Máy vi tính trong dạy học đại học và cao đẳng, CĐSP Quảng Bình. 47. www.edu.net. 48. PHỤ LỤC 1 CÁC ĐỀ KIỂM TRA Trường : ..................................................................................... Họ tên học sinh: ........................................................................ Lớp: ........................................................................................... ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A1 Câu 1: Nhận xét nào không đúng về đặc điểm chung của chất hữu cơ? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. Câu 2: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao . B. thực hiện phản ứng cracking butan. C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen. D. đun nóng rượu etylic với H2SO4. Câu 3: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ). Phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là A. lọc. B. kết tinh. C. chưng cất phân đọan. D. không thể tách. Câu 4: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được 8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích V là A. 11.2 lit. B. 22.4 lit. C. 33.6 lit. D. 13.44 lit. Câu 5: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với A. Cl2. B. Br2. C. H2. D. HCl. Câu 7: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và làm cho đỏ quỳ tím ẩm. Các chất thu được sau phản ứng là: A. metyl colrua và hidro clorua. B. clorofom và hidroclorua. C. cacbon và hidroclorua. D. cacbon tetraclorua và hidroclorua. Câu 8: Số đồng phân của C5H12 tác dụng với brom (1:1), (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm duy nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là: A. CH4 ( 45% ) và C2H6 (55% ). B. C2H6 ( 50% ) và C3H8 ( 50% ) . C. C3H8 ( 45.5% ) và C4H10 ( 54.5% ). D. C2H6 ( 56.5% ) và C3H8 ( 43.5% ). Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. Chất X là A. xiclopropan. B. metylxiclopropan. C. Xiclobutan. D. Dimetylxiclopropan. Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40 PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất: 1) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực. 2) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có. 3) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường : ………………………………………………………………… Họ tên học sinh: ……………………………………………………………. Lớp: ………………………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A2 Câu 1: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với A. Cl2. B. Br2. C. H2. D. HCl. Câu 2: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và làm cho đỏ quỳ tím ẩm . Các chất thu được sau phản ứng là: A. Metyl colrua và hidro clorua. B. Clorofom và hidroclorua. C. Cacbon và hidroclorua. D. Cacbon tetraclorua và hidroclorua. Câu 3: Số đồng phân của C5H12 tác dụng với brom (1:1), (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm duy nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là: A. CH4 (45%) và C2H6 55%). B. C2H6 (50%) và C3H8 (50%). C. C3H8 (45.5%) và C4H10 (54.5%). D. C2H6 (56.5%) và C3H8 (43.5%). Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. X là A. xiclopropan. B. metylxiclopropan. C. Xiclobutan. D. Dimetylxiclopropan. Câu 6: Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là không đúng? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. Câu 7: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao. B. thực hiện phản ứng cracking butan. C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen. D. đun nóng rượu etylic với H2SO4. Câu 8: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ). Dùng phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là A. Lọc. B. Kết tinh. C. Chưng cất phân đọan. D. Không thể tách. Câu 9: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được 8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích V là A. 11,2 lit. B. 22,4 lit. C. 33,6 lit. D. 13,44 lit. Câu 10: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40 PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất: 4) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực. 5) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có. 6) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường : ………………………………………………………………… Họ tên học sinh: ……………………………………………………………. Lớp: ………………………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A3 Câu 1: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ). Dùng phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là A. chưng cất phân đọan. B. kết tinh . C. lọc. D. không thể tách. Câu 2: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được 8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích V là A. 33,6 lit. B. 13,44 lit. C. 11,2 lit. D. 22,4 lit Câu 3: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ không đúng? A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. Câu 5: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao . B. thực hiện phản ứng cracking butan. C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen. D. đun nóng rượu etylic với H2SO4. Câu 6: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với A. Cl2. B. Br2. C. H2. D. HCl. Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. Chất X là A. dimetylxiclopropan. B. Xiclobutan. C. metylxiclopropan. D. Xiclopropan. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là: A. CH4 (45%) và C2H6 (55%). B. C2H6 (50%) và C3H8 (50%). C. C3H8 (45.5%) và C4H10 (54.5%). D. C2H6 (56.5%) và C3H8 (43.5%). Câu 9: Số đồng phân của phân tử C5H12 tác dụng với brom (1:1) (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm duy nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và làm cho đỏ quỳ tím ẩm . Các chất sau phản ứng là: A. Metyl colrua và hidro clorua. B. Clorofom và hidroclorua. C. Cacbon và hidroclorua. D. Cacbon tetraclorua và hidroclorua. Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40 PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất: 7) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực. 8) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có. 9) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trường : ………………………………………………………………… Họ tên học sinh: ……………………………………………………………. Lớp: ………………………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A4 Câu 1: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với A. HCl. B. H2. C. Br2. D. Cl2. Câu 2: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và làm cho đỏ quỳ tím ẩm . Các chất sau phản ứng là: A. Metyl colrua và hidro clorua. B. Cacbon và hidroclorua. C. Clorofom và hidroclorua. D. Cacbon tetraclorua và hidroclorua. Câu 3: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là A. đun nóng rượu etylic với H2SO4 . B. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen. C. thực hiện phản ứng cracking butan . D. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là: A. C3H8 (45.5%) và C4H10 (54.5%). B. C2H6 (56.5%) và C3H8 (43.5%). C. CH4 (45%) và C2H6 (55%). D. C2H6 (50%) và C3H8 (50%). Câu 5: Số đồng phân của C5H12 tác dụng với brom (1:1) (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm duy nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là không đúng? A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy. B. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. C. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. D. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. Chất X là A. xiclopropan. B. metylxiclopropan. C. Xiclobutan. D. Dimetylxiclopropan. Câu 8: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được 8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích V là A. 11,2 lit. B. 33,6 lit. C. 22,4 lit. D. 13,44 lit. Câu 10: Cho hỗn hợp hai chất: benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ). Dùng phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là A. Lọc. B. Chưng cất phân đọan. C. Kết tinh. D. Không thể tách. Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40 PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất: 10) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực. 11) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có. 12) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PHỤ LỤC 2 HƯỚNG DẪN THỰC NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM LỚP CAO HỌC LÍ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC HƯỚNG DẪN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Kính gửi quý thầy (cô) Để đĩa CD “website Hóa hữu cơ 11” được hoàn thiện hơn, khi thực nghiệm, xin quý thầy (cô) vui lòng làm các bước: Xem đĩa CD và phát đĩa CD cho học sinh trước 1 tuần. Tùy tình hình chương trình và tùy tình hình lớp, chia lớp ra làm 4 nhóm thuyết trình các bài sau + Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. (Nhóm 1) + Phản ứng hữu cơ. (Nhóm 2) + Cấu trúc và tính chất vật lý của ankan.(Nhóm 3) + Xicloankan.(Nhóm 4) Yêu cầu học sinh sử dụng đĩa CD chuẩn bị bài, chia nhóm thành những nhóm nhỏ để kiếm thêm tài liệu, hình ảnh, bài tập hóa học liên quan đến bài học có trong đĩa CD để chuẩn bị. Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh. Trong tiết học, thầy ( cô ) thực hiện như sau: + Cho các nhóm thuyết trình bài được đã phân công. + Tổ chức quá trình thảo luận của các nhóm. + Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm chương 5 và chương 6 phần hóa hữu cơ 11 để củng cố bài dạy. Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Sau bài Xicloankan, học sinh tham khảo ở nhà trước 4 đề kiểm tra trong nằm ở trang “Đề kiểm tra” Tiến hành kiểm tra 15’ hay 45’ ( tùy tình hình phân phối chương trình ở trường). Đánh giá về đĩa CD “” website Hóa hữu cơ 11” Học sinh trả lời phiếu tham khảo ý kiến về website thực nghiệm. Trả lời phiếu tham khảo ý kiến về website thực nghiệm và đóng góp ý kiến về website thực nghiệm. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô . TP.HCM ngày 11 tháng 1 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị Liễu PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM LỚP CAO HỌC LÍ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN TP. HCM, ngày ……..tháng ………….năm 2008 Các em học sinh thân mến! Việc học tập ngày càng được thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. “ Website : “Hóa hữu cơ 11 ”” được thiết kế thử nghiệm trên compact disc nhằm hỗ trợ các em học hóa hữu cơ lớp 11. Rất mong các em cho ý kiến của mình khi sử dụng thử nghiệm website bằng các khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao. A. Đánh giá về website - Đầy đủ thông tin 1 2 3 4 5 - Phong phú 1 2 3 4 5 - Kiến thức chính xác khoa học 1 2 3 4 5 Nội dung - Thiết thực 1 2 3 4 5 - Giao diện dễ nhìn, thân thiện 1 2 3 4 5 - Dễ tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5 Hình thức - Phân bố hợp lí 1 2 3 4 5 - Dễ sử dụng 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng học tập của học sinh 1 2 3 4 5 - Phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh ( có máy tính ) 1 2 3 4 5 Tính khả thi - Phù hợp với thời gian học tập của học sinh ( ở nhà hoặc ở trường ) 1 2 3 4 5 B.Hiệu quả sử dụng “Website “Hóa hữu cơ 11”” - Giúp các em hiểu bài 1 2 3 4 5 - Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học 1 2 3 4 5 - Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 1 2 3 4 5 - Tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5 - Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ dàng hơn 1 2 3 4 5 Đóng góp ý kiến của các em: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Xin chân thành cám ơn các em! Giáo viên thực hiện đề tài Nguyễn Thị Liễu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM LỚP CAO HỌC LÍ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN TP. HCM, ngày ……..tháng ………….năm 2008 Kính thưa quý thầy ( cô ) ! Việc học tập ngày càng được thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. “Website: Hóa hữu cơ 11” được thiết kế thử nghiệm trên compact disc nhằm hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ 11. Rất mong quý thầy ( cô ) cho ý kiến của mình khi sử dụng thử nghiệm website bằng các khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao. A. Đánh giá về website - Đầy đủ thông tin 1 2 3 4 5 - Phong phú 1 2 3 4 5 - Kiến thức chính xác khoa học 1 2 3 4 5 Nội dung - Thiết thực 1 2 3 4 5 - Giao diện dễ nhìn, thân thiện 1 2 3 4 5 - Dễ tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5 Hình thức - Phân bố hợp lí 1 2 3 4 5 - Dễ sử dụng 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng học tập của học sinh 1 2 3 4 5 - Phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh (có máy tính ) 1 2 3 4 5 Tính khả thi - Phù hợp với thời gian học tập của học sinh ( ở nhà hoặc ở trường ) 1 2 3 4 5 B. Hiệu quả sử dụng “Website “Hóa hữu cơ 11”” Giúp các em hiểu bài 1 2 3 4 5 - Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học 1 2 3 4 5 - Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 1 2 3 4 5 - Tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5 - Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ dàng hơn 1 2 3 4 5 Đóng góp ý kiến của quý thầy ( cô ) ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Xin chân thành cám ơn quý thầy ( cô ) ! Giáo viên thực hiện đề tài Nguyễn Thị Liễu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthiet_ke_website_ho_tro_viec_day_va_tu_hoc_phan_hoa_huu_co_lop_11_chuong_trinh_nang_cao__9132.pdf
Luận văn liên quan