CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.2. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.2.1. Các nguồn phát sinh rác thải [9]
1.2.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
1.2.3. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt [9]
1.2.3.1. Tính chất vật lý
1.2.3.2. Tính chất hóa học
1.2.3.3. Tính chất sinh học
1.2.3.4. Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của chất thải rắn
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
1.3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.4. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường [3] [4] [8] [9]
1.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng [4]
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT [3], [4], [9]
1.5.1. Phương pháp đốt
1.5.2. Phương pháp xử lý sinh học
1.5.3. Phương pháp chôn lấp
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ – ĐĂK NÔNG
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN KRÔNG NÔ – ĐĂK NÔNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên [5]
3.1.1.1. Vị trí địa lý
3.1.1.2. Địa hình và địa chất
3.1.1.3. Điều kiện khí tượng và thủy văn
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Krông Nô [5]
3.1. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ [11]
3.1.1. Quy trình thu gom
3.1. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ [11]
3.1.1. Quy trình thu gom
3.2. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ ĐẾN NĂM 2030
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HỢP VỆ SINH CHO HUYỆN KRÔNG NÔ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 2030
4.1. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
4.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [6], [7]
4.1.2. Địa điểm xây dựng [11]
4.1.3. Quy mô bãi chôn lấp [6]
4.2. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP
4.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
4.2.2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp
4.3. THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH TRONG BÃI CHÔN LẤP
4.3.1. Hệ thống đê bao, độ dốc, mái dốc taluy đào các ô chôn lấp
4.3.2. Hệ thống thu gom nước rỉ rác
4.3.2.1. Tính toán lưu lượng nước rác
4.3.2.2. Hệ thống ống thu gom nước rác [5], [4]
4.3.3. Lượng khí phát sinh và hệ thống thu gom khí rác
4.3.3.1. Tính toán lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp
4.3.1.2. Hệ thống thu khí
4.3.4. Hệ thống đường nội bộ [4]
4.3.5. Hàng rào và cây xanh
4.3.6. Bãi chứa chất phủ bề mặt
4.3.7. Hệ thống thoát nước mưa
4.3.8. Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm [4], [5]
4.3.9. Các công trình phụ trợ
4.4. VẬN HÀNH VÀ QUAN TRẮC BÃI CHÔN LẤP [4]
4.4.1. Vận hành
4.4.2. Quan trắc môi trường
4.4.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10237 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 đến 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang từng bước làm thay đổi dần hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nước trên thế giới. Mọi mặt của đời sống đều được chú trọng, mức sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhân loại thì lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh cũng gia tăng dần, vấn đề môi trường ở các thành phố lớn, các khu đô thị đang ngày càng xấu đi do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt… Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, các vùng nông thôn trên cả nước cũng đang dần bị ô nhiễm như huyện Krông Nô – Đắk Nông là một ví dụ.
Trong thời gian qua huyện Krông Nô đã có sự phát triển mạnh mẽ đầy triển vọng và dân số ngày càng tăng. Huyện Krông Nô giờ đây như một đô thị đang phát triển của tỉnh trẻ Đăk Nông. Cuộc sống của người dân được thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, tình hình phát sinh chất thải rắn ngày càng gia tăng nhưng không được giải quyết kịp thời gây tồn đọng đã làm mất cảnh quan và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.
Vì vấn đề môi trường mới được quan tâm trong những năm gần đây, nên huyện chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (BCL HVS), việc xử lý CTR cũng gặp nhiều bất cập. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm phân…Việc cấp bách nhất bây giờ là cần có những giải pháp phù hợp để giữ môi trường sạch đẹp và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Dựa trên những lý luận và thực tiễn đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 đến 2030” nhằm thiết kế bãi chôn lấp rác tại huyện Krông Nô - Đắk Nông để đạt hiệu quả xử lý rác như mong muốn.
Do điều kiện về mặt thời gian và nhận thức có hạn, chắc chắn rằng khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện hơn bài khóa luận tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Chất thải rắn (CTR) (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ...) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. [4]
1.2. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.2.1. Các nguồn phát sinh rác thải [9]
a. Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là các chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu vực dân cư, các cơ quan, trường học. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất cát, cao su …
Theo phương diện khoa học có thể phân chia thành những loại sau:
- Chất thải thực phẩm: Bao gồm thức ăn, rau, củ quả … Loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình này tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm.
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, là chất thải chủ yếu từ khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga , cống rãnh, là các chất thải từ khu dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác gồm: các vật liệu sau khi đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nóng bằng than, củi và các chất dễ cháy khác.
- Chất thải từ đường phố chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon …
b. Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN): Là CTR phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chủ yếu là:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
c. Chất thải rắn y tế (CTRYT): Phát sinh từ các bệnh viện, khu vực khám chữa bệnh cho người dân. Người ta chia loại CTR này thành hai thành phần:
- CTRYT nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh học đễ gây thối rữa …
- CTRYT không nguy hại: Là loại chất thải không chứa các chất, hợp chất có chứa một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
d. Chất thải rắn từ hoạt động thương mại – dịch vụ (CTRTM-DV): Chủ yếu phát sinh từ các chợ và trung tâm buôn bán.
1.2.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần CTRSH thay đổi theo điều kiện kinh tế, theo tập quán sinh hoạt, theo vị trí địa lý cũng như theo thời gian và mùa trong năm…
Bảng 1.1. Định nghĩa thành phần CTRSH
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
a. Các chất cháy được
Giấy
Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh
Hành dệt
Có nguồn gốc từ các sợi
Vải, len, nilon …
Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm
Cọng rau, vỏ trái cây, thân cây …
Cỏ, gỗ củi, rơm rạ
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm
Đồ dung bằng gỗ như: ghế, đồ chơi, vỏ dừa …
Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi nhựa, chai lọ, dây điện, chất dẻo…
Da và Cao su
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su
Bóng, ví, giày dép, …
b. Các chất không cháy được
Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, dao, …
Các loại phi sắt
Các vật liệu không bị nam châm hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng
Thuỷ tinh
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thuỷ tinh
Chai lọ, dồ dựng bang thủy tinh, bóng đèn
Đá, sành sứ
Bất cứ vật liệu nào không cháy ngoài kim loại và thủy tinh
Xương, gạch, đá, gốm …
c. Các chất hỗn hợp
Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này cá thể chia làm 2 phần: Kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm
Đá cuội, cát, tóc…
1.2.3. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt [9]
1.2.3.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTRSH là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp. Trong đó, đáng quan tâm nhất trong công tác quản lý là khối lượng riêng và độ ẩm.
- Khối lượng riêng: Được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (m3/kg), chúng thay đổi tùy thuộc vào trạng thái như: xốp, nén, không nén, chứa trong các thùng chứa (container)…
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Khối lượng riêng của CTRSH từ các khu đô thị dao động trong khoảng 180 ÷ 400 kg/m3.
- Độ ẩm được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: Tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
1.2.3.2. Tính chất hóa học
Các thông tin về tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải.
Ví dụ: Khả năng cháy của CTR phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó, đặc biệt trong trường hợp CTRSH là hỗn hợp của chất cháy được và không cháy được. Nếu CTR được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì cần xác định 4 đặc tính quan trọng sau:
- Phân tích gần đúng – sơ bộ ( xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ).
- Điểm nóng chảy của tro.
- Phân tích thành phần nguyên tố CTR.
- Năng lượng chứa trong rác.
1.2.3.3. Tính chất sinh học
Phần hữu cơ (không kể nhựa, cao su, da) của hầu hết CTRSH có thể được phân loại như sau:
- Các chất có thể tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và nhiều acid hữu cơ.
- Hemicellulose: Các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 carbon.
- Cellulose: Sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6 – carbon.
- Dầu, mỡ và sáp: Là những ester của rượu và acid béo mạch dài.
- Lignin: Là hợp chất cao phân tử chứa vòng thơm và các methoxyl (-OCH3).
- Lignocellulose
- Proteins: Là chuỗi các amino acid
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo khí, chất rắn hữu cơ trơ và chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình rác hữu cơ thối rữa.
1.2.3.4. Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của chất thải rắn
Các tính chất của CTRSH có thể được biến đổi bằng các phương pháp lý, hóa và sinh học. Khi thực hiện quá trình biến đổi, mục đích quan trọng nhất là mang lại hiệu quả bởi vì sự biến đổi các đặc tính của CTRSH có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình quản lý CTR tổng hợp.
Bảng 1.2. Các quá trình biến đổi áp dụng xử lý CTRSH
Quá trình biến đổi
Phương pháp biến đổi
Biến đổi hoặc thay đổi cơ bản sản phẩm
Lí học
- Tách loại theo thành phần
- Giảm thể tích
- Giảm kích thước
- Tách loại bằng tay hoặc máy phân loại
- Sử dụng lực hoặc áp suất
- Sử dụng lực cắt, nghiền, xay
- Các thành phần riêng biệt trong hỗn hợp chất thải đô thị
- Giảm thể tích ban đầu
- Biến đổi hình dáng ban đầu và kích thước.
Hóa học
- Đốt
- Nhiệt phân
- Khí hóa
- Oxi hóa bằng nhiệt
- Sự chưng cất phân hủy
- Đốt thiếu khí
- CO2, SO2, sản phẩm oxi hóa khác, tro
- Khí gồm hỗn hợp khí, cặn dầu và than
Sinh học
- Hiếu khí compost
- Kỵ khí phân hủy
- Kỵ khí compost
- Biến đổi sinh học hiếu khí
- Biến đổi sinh học kỵ khí
- Biến đổi sinh học kỵ khí
- Phân compost (mùn dùng để ổn định đất)
- CH4, CO2, khí ở dạng vết, chất thải còn lại
- CH4, CO, sản phẩm còn lại mùn hoặc bùn
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Bất cứ hoạt động nào của con người cũng phát sinh một lượng chất thải rắn, theo thống kê của cục Bảo vệ môi trường Việt Nam thì mỗi người, mỗi ngày phát sinh khoảng 0,6 - 0,8 kg chất thải rắn. Vì vậy, ở các vùng nông thôn lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng lên tương đương với các khu vực ở thành thị. Mặt khác, tại các khu vực nông thôn lượng chất thải rắn gồm các loại hóa chất độc hại, kim loại độc hại như chì, crôm, kẽm, thủy ngân của các làng nghề thủ công, rơm rạ chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… Theo báo cáo của Ủy ban nghiên cứu và bảo vệ môi trường của Liên hiệp quốc, ngày nay lượng chất thải rắn tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất độc hại, đặc biệt, tại các khu vực đông đúc dân cư, rác thải không được thu gom và đây là một trong các ổ dịch gây bệnh nghiêm trọng.
Trước đây, rác thải nông thôn thường ít được quan tâm do tính chất phân tán và quan niệm của con người. Tuy nhiên, ngày nay lượng chất thải rắn nông thôn ngày càng gia tăng và đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo.
1.3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Theo kết quả thống kê lần này, dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm 29,6%), dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%).
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Bảng1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn
Toàn quốc
Đô thị
Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)
12.800.000
6.400.000
6.400.00
Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)
128.4
125
2.4
Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000
1.740.000
770
Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)
21
-
-
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
-
71
20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày)
-
0,8
0,3
(Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày), đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày), đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.
Bảng 1.4. Lượng CTRSH đô thị phát sinh theo vùng địa lý Việt Nam
STT
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người.năm)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
Đồng bằng sông Hồng
0,81
4,444
1622060
2
Đông Bắc
0,76
1164
424860
3
Tây Bắc
0,75
190
69350
4
Bắc Trung Bộ
0,66
755
275575
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
0,85
1640
598600
6
Tây Nguyên
0,59
650
237250
7
Đông Nam Bộ
0,79
6713
2450245
8
Đồng bằng sông Cửu Long
0,61
2136
779640
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương)
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
1.4. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường [3] [4] [8] [9]
- CTR làm ô nhiễm môi trường nước:
Các CTR nếu là chất hữu cơ thì sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước. Phần lớn nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất chất hữu cơ để tạo thành các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và các sản phẩm sau cùng là các chất khí CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả chất trung gian đều gây mùi hôi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó là các quá trình oxi hóa có oxi và không có oxi xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước.
Mặc khác, từ quá trình canh tác trong các hoạt động nông nghiệp của mình, con người đã sử dụng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón… Làm gia tăng lượng độc tố và chất dinh dưỡng vào môi trường nước một cách cục bộ và gây ra hiện tượng tích luỹ sinh học đối với các sinh vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm.
Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi được người dân sử dụng đã vứt bỏ ngoài đồng với hàm lượng thuốc còn thừa trong bao bì đi vào nguồn nước mặt và nước ngầm của vùng, ngoài chất thải rắn do thuốc bảo vệ thực vật, việc đốt đồng, thải rơm rạ sau mỗi vụ mùa cũng đã góp phần làm tăng chất thải rắn của vùng, làm ô nhiễm nguồn nước sông quê.
- Ảnh hưởng đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật trong đất phân hủy ở hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4...
Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất từ rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ bị quá tải và gây ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy vào nguồn nước ngầm. Mà một khi nước ngầm bị ô nhiễm thì không cách gì có thể cứu chữa được.
Đối với các loại rác không phân hủy như nhựa, cao su nếu không có những biện pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất.
- Làm ô nhiễm môi trường không khí
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí.
Rác có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao, sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy kỵ khí và hiếu khí sinh ra các khí độc hại có mùi hôi khó chịu gồm CH4, H2S, H2O, CO2, NH3... ngay từ khâu thu gom, vận chuyển đến chôn lấp. Khí metan có khả năng gây cháy nổ nên rác thải cũng là nguồn sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
- Cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư: CTR không được thu gom mà được thải thẳng xuống sông hồ, kênh rạch... rác nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của dòng chảy. Rác nhỏ, nhẹ lơ lửng trong nước làm đục nước. Rác có kích thước lớn nhưng nhẹ như giấy vụn, túi nilong... nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy của nước với không khí, làm mất mỹ quan trong khu vực.
1.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng [4]
CTRSH có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vector gây bệnh như: chuột, muỗi, ruồi, gián,... Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. Ví dụ điển hình nhất là bệnh dịch hạch.
Người ta tổng kết rác đã gây ra 22 bệnh cho con người. Trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác. Riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày. Trong rác sinh hoạt với thành phần chất hữu cơ cao chiếm 30 – 70%, trong điều kiện ẩm ướt của các vùng nhiệt đới như Việt Nam (độ ẩm 50 – 70%) là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: Vi trùng thương hàn, lỵ, tiêu chảy, lao, bạch hầu, giun sán... Những ký sinh trùng này tồn tại và phát triển nhanh chóng.
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người dân làm nghề bới rác, nhất là khi gặp phải các chắt thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất halogen hóa ...
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT [3], [4], [9]
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:
- Thành phần tính chất CTR
- Tổng lượng CTR cần xử lý
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng
- Yêu cầu bảo vệ môi trường
1.5.1. Phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hoá ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải không cháy, tro. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, tro được đem chôn lấp.
* Ứng dụng công nghệ đốt:
Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau:
- Rác độc hại về mặt sinh học;
- Rác không phân huỷ sinh học;
- Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán;
- Chất thải có thể đốt cháy với nhiệt độ dưới 400C;
- Chất thải Phenol, chất thải chứa Halogen, Chì, Thuỷ Ngân, Cadimi, Zinc, Nitơ, Photpho, Sulfuro;
- Chất thải dung môi;
- Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu, mỡ, sáp;
- Nhựa, cao su và mủ cao su;
- Rác dược phẩm;
- Nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng;
- Chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại.
* Ưu điểm
Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất dưới dạng lỏng và bán rắn, các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ 75 – 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác. Hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng lây nhiễm và các chất đôc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện.
* Nhược điểm
Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn đề về phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa.
Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.
Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
1.5.2. Phương pháp xử lý sinh học
Là quá trình nhờ hoạt động của các vi sinh vật chuyển hóa các thành phần hữu cơ trong CTR thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh, không lôi cuốn côn trùng, có thể lưu trữ an toàn.
* Ưu điểm
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc sử dụng phân hóa học để bảo vệ đất.
- Tiết kiệm đất để sử dụng làm BCL. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường và cải thiện đời sống cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Giá thành rẻ
* Nhược điểm
Mức độ tự động của công nghệ chưa cao, việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
1.5.3. Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rã nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amôn và một số khí như CO2, CH4… Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Theo quy định của TCVN 6696-2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được định nghĩa là: khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc,…
* Ưu điểm
- Nơi nào có sẵn đất thì phương pháp này là kinh tế nhất.
- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động ít hơn so với các phương pháp khác.
- Có thể thu hồi lượng khí sinh học, đất có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi bãi chôn lấp đóng cửa như: bãi đỗ xe, sân chơi, công viên...
- Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới), trong khi các phương pháp khác phải được mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất.
* Nhược điểm
- Tốn nhiều diện tích đất chôn lấp nhất là những nơi tài nguyên đất khan hiếm.
- Lây lan các dịch bệnh do sự hoạt động của ruồi, nhặng và các loại côn trùng.
- Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí xung quanh BCL.
- Có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm do sự phát sinh khí CH4 và H2S.
- Công tác quan trắc chất lượng môi trường BCL và xung quanh vẫn phải thực hiện sau khi đóng cửa.
- Ảnh hưởng đến cảnh quan.
- Một số khí, nước rác sinh ra từ quá trình phân hủy rác có thể gây nguy hiểm và tạo mùi khó chịu cho người và động vật xung quanh.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng chất thải rắn nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Krông Nô - Đắk Nông
Đối tượng đất nghiên cứu là đất tại vị trí được lựa chọn để xây dựng bãi chôn lấp.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa.
- Phương pháp hồi cứu số liệu:
Thu thập thông tin số liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản chỉ thị, các tài liệu thống kê có liên quan đến tổng lượng rác thải hàng năm của địa phương.
Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm.
Các văn bản và quy định về về việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Các tài liệu về điều kiện tự nhiên: Địa chất, địa hình, đất, khí tượng thủy văn.
Hiện trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Krông Nô từ nay đến năm 2030
- Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng CTRSH và các biện pháp xử lý của người dân.
- Khảo sát khu vực dự kiến xây dựng BCL.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Chủ yếu là thiết kế mô hình xây dựng BCL CTR hợp vệ sinh.
- Áp dụng các biện pháp và kỹ thuật thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh theo TCVN 6696 – 2000.
- Tham khảo các thiết kế BCL CTR tại Việt Nam hiện nay.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ ngày 1/2/2010 đến 2/05/2010
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ – ĐĂK NÔNG
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN KRÔNG NÔ – ĐĂK NÔNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên [5]
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Krông Nô là một huyện nằm giữa tỉnh Đăk Nông, bốn phía tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Cư Jút
Phía Nam giáp huyện Đắk Nông
Phía Đông giáp huyện Lắk và huyện Krông Ana
Phía Tây giáp huyện Đắk Mil
Krông Nô có 12 đơn vị hành chính, có diện tích 816.8 km2, dân số năm 2009 là 62135 người.
3.1.1.2. Địa hình và địa chất
a. Địa hình
Huyện Krông nô nằm trên dãy cao nguyên Đăk Nông – Đăk Mil, địa hình đa dạng và được phân làm 3 vùng chính:
- Địa hình đồi núi cao: Diện tích 50.659 ha, chiếm 51.2% diện tích tự nhiên, phân bố về phía tây của huyện. Địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn hơn 20o, đất đai chủ yếu là đất đỏ vàng trên đất sét, đất tầng mỏng.
- Địa hình đồi núi thấp đến trung bình: Diện tích 38.636 ha, chiếm 39.1% diện tích tự nhiên, phân bố phía bắc và trung tâm huyện. Địa hình có đồi dốc thấp và trung bình, đất đai chủ yếu có nguồn gốc phú trào Bazan hoặc trầm tích với đất màu nâu đỏ hoặc đất đỏ vàng.
- Địa hình thung lũng: Diện tích 9.604 ha, chiếm 9,7% phân bổ ở phía nam của huyện, ven sông Krông Nô và các suối lớn, có độ dốc trung bình từ 0o – 3o, thành phần đất chủ yếu là đất dốc tụ và đất phù xa.
b. Địa chất
Theo báo cáo thuyết minh địa chất và khoáng sản của đoàn Địa chất Khoáng sản 704 và một số tài liệu có liên quan cho thấy Krông Nô là vùng đất đỏ Bazan khá ổn định, mỏ khoáng sản hiếm.
3.1.1.3. Điều kiện khí tượng và thủy văn
a. Khí tượng
Theo số liệu của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đăk Lăk, khí hậu Krông Nô vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên với nền nhiệt độ cao hầu như quanh năm, tổng tích ôn đới, biên độ nhiệt ngày đêm dao động 8 – 10oC. Trong năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa có lượng mưa trung bình tháng là 258,87 mm, bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, chiếm khoảng 92% lượng mưa trong năm.
- Mùa khô có lượng mưa trung bình tháng là 30,76 mm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 8% lượng mưa trong năm.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.937,9 mm.
- Số ngày mưa trung bình năm: 197,2 mm.
- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 309,5 mm (tháng 9).
* Nhiệt độ
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,6oC.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất năm: 28,90C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm: 20,50C.
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 36,60C.
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 10,20C.
* Độ ẩm
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm: 83%
- Độ ẩm thấp nhất năm: 31%
* Lượng bốc hơi
- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm: 94,6 mm.
- Lượng bốc hơi vào các tháng mùa mưa: 58,9 – 95,4 mm
- Lượng bốc hơi vào các tháng mùa khô: 58,9 – 123,5 mm
* Chế độ gió
Trong vùng có hai hướng gió chính: Đông Bắc và Tây Nam.
- Gió Đông Bắc thổi vào các tháng mùa khô với tốc độ trung bình 1 – 2 m/s, tốc độ lớn nhất là 19 m/s, tốc độ gió trung bình là 1,5 m/s.
- Gió Tây Nam thổi vào các tháng mùa mưa với tốc độ trung bình 1 m/s, tốc độ lớn nhất là 23 m/s, tốc độ trung bình 0,5 m/s, từ tháng 5 đến tháng 10.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Hệ thống sông suối trên địa bàn khá phong phú, phấn bố tương đối đồng đều với mật độ từ 0,4 – 0,6 km/km2. Nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh, lượng mưa kéo dài lớn và tập trung theo mùa, khả năng giữ nước của các suối kém và hầu như không có nước vào mùa khô.
- Nước ngầm: Theo kết quả lập bản đồ địa chất thủy văn của liên đoàn Địa chất thủy văn – địa chất công trình miền trung, nước ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động và thường tồn tại trong các khe nứt của đá phun trào Bazan, độ sâu khoảng 10 – 15m.
b. Tài nguyên đất
Loại đất:
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ;
- Nhóm đất phù xa;
- Nhóm đất đỏ vàng;
- Nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ;
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi;
- Sông suối, ao hồ.
Độ dốc: Phần lớn diện tích các loại đất trên địa bàn huyện phân bố trên địa hình đồi núi: có 37,59% đất có độ dốc 150 chiếm khoảng 62,41%.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh tương đối hạn chế, chủ yếu là mỏ đá xây dựng và mỏ sét.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Krông Nô [5]
Dân số năm 2009 của huyện là 62.135 người, dân số trên địa bàn huyện phân bố không đồng đều. Tỉ lệ gia tăng dân số trong toàn huyện trong những năm gần đây khá cao, từ năm 1995 đến 2001 tăng trung bình 2,3%, từ năm 2001 đến năm 2009 tăng trưởng trung bình khoảng 1,9%
- Sản xuất nông – lâm nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng (cuối tháng 6/2009) là 33.703 ha, đạt 86,7% so với kế hoạch cả năm. Diện tích cây lương thực là 15.187 ha, cây thực phẩm là 1.206 ha, cây công nghiệp dài ngày 13.897 ha.
Công tác quản lý và bảo vệ rừng: thường xuyên chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, Đoàn thực hiện chỉ thị 12 của huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các xã, các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác phòng chống cháy rừng, kiểm tra, kiểm soát phá rừng…
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ
Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2009 có tốc độ tăng trưởng khá, nhất là ngành khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm cơ khí, mộc dân dụng và chế biến nông sản. Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 95,3 tỉ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 53% so với cả năm.
Thương mại và dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 191,4 tỉ đồng tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái và 52,2% kế hoạch cả năm.
- Văn hóa thông tin: Tuyên truyền, cổ động trực quan và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao.
Về công tác xây dựng đời sống văn hóa mới: Tổ chức triển khai đăng ký gia đình, cơ quan, thôn buôn, tổ dân phố văn hóa năm 2009 và đã tổ chức thành công hội nghị gia đình văn hóa tiêu biểu huyện Krông Nô lần thứ 3.
- Giáo dục: Toàn huyện có 44 trường học và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tổng số học sinh theo học các cấp là 17.971 em học sinh, tăng 303 em so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay trên địa bàn huyện có 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập trung học cơ sở và xóa mù, 12/12 xã đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục trung học cơ sở, xóa mù.
- Y tế: Đảm bảo mọi người được khám và chữa bệnh, chương trình 139 luôn đảm bảo đúng quy định, trong 6 tháng đầu năm 2009 có 15.709 lượt người đến khám bệnh. Chương trình mục tiêu y tế luôn được duy trì và triển khai có hiệu quả đã phát hiện và điều trị cho 75 bệnh nhân bị sốt rét, 58 bệnh nhân bị bệnh lao, 108 bệnh nhân bị bệnh tâm thần … Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn cũng được tiến hành trên địa bàn huyện
3.1. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ [11]
3.1.1. Quy trình thu gom
* Sơ đồ quy trình thu gom
* Thuyết minh quy trình
Rác từ các khu vực thu gom, chủ yếu là các tuyến đường chính của khu vực dân cư và các khu vực tập trung (trường học, bệnh viện, cơ quan…) sau khi thu gom đầy xe ép rác tiến hành vận chuyển đến bãi chôn lấp tại Buôn Choah, xã Buôn Choah. Đảm bảo thu gom ít nhất 01 chuyến/ngày để thu gom hết lượng rác phát sinh hiện tại. Rác sau khi được vận chuyển đến ô chôn lấp sẽ được chôn lấp theo đúng quy định (chất thải nguy hại được chôn tại ô chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải không nguy hại được chôn tại ô chôn lấp hợp vệ sinh), đúng kỹ thuật.
3.1.2. Xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện
Hiện tại trên địa bàn huyện Krông Nô chưa có biện pháp nào để xử lý lượng CTRNT phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm phân… hay thải thẳng vào môi trường gây ô nhiễm và mất cảnh quan. Rác thải sau khi vận chuyển đến bãi chôn lấp thì đổ đống gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nhất là những hộ gia đình sống gần hoặc có đất canh tác trên địa bàn.
3.2. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ ĐẾN NĂM 2030
Dân số năm 2009 của huyện Krông Nô là 62135 người, tỉ lệ tăng dân số là 2,0%. Cũng theo dự báo này ta có tỷ lệ tăng dân số trung bình từng giai đoạn như sau: [1]
Giai đoạn 1 (2010 – 2015): 2,0 %
Giai đoạn 2 (2016 – 2022): 1,8 %
Giai đoạn 3 (2023 – 2030): 1,5 %
Theo báo cáo tổng hợp “Điều tra, thống kê nguồn phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” thì đối với vùng đô thị là 0,8 kg/người.ngđ, vùng nông thôn 0,3 – 0,5 kg/người.ngđ. Tốc độ phát sinh CTR tùy thuộc vào từng loại đô thị nhưng thường dao động trong khoảng 0,35 – 0,8 kg/người/ngày. Ta chọn hệ số phát sinh rác thải như sau:
Giai đoạn 1 (2010 – 2015): 0,5 kg/người/ngđ
Giai đoạn 2 (2016 – 2022): 0,6 kg/người/ngđ
Giai đoạn 3 (2023 – 2030): 0,65 kg/người/ngđ
Lượng CTR phát sinh trong một năm được tính toán dựa theo công thức:
Msh = (365/1000).N.g (tấn/năm)
Trong đó:
N là số dân trong năm (người)
g là hệ số phát sinh rác (kg/người/ngđ)
Lượng CTRSH được thu gom đem xử lý:
Mtg = Msh. k
Trong đó:
k là hệ số thu gom (0 < k < 1)
Theo báo cáo tổng hợp “Điều tra, thống kê nguồn phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” thì lượng CTR được thu gom trên địa bàn huyện còn rất thấp chỉ khoảng 28%. Đối với các đô thị nhỏ thì lượng rác thu gom khoảng 20 - 40%, các đô thị lớn và thành phố lượng rác thu gom dao động từ 40 – 67%. Ước tính hệ số thu gom rác thải qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (2010 – 2015): k = 35%
Giai đoạn 2 (2016 – 2022): k = 50%
Giai đoạn 3 (2023 – 2030): k = 65%
Dân số các năm sau được tính theo công thức:
N2 = N1 + N1.q/100
Trong đó: q là tỉ lệ tăng dân số
Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê trong bảng 3.1:
Bảng 3.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (2010 – 2030)
Năm
Tỷ lệ tăng dân số (%)
Dân số (người)
Tiêu chuẩn thải (Kg/ng/ngđ)
Tỉ lệ thu om (%)
Lượng CTR phát sinh (tấn/năm)
Lượng CTR thu gom (tấn/năm)
2009
2.0
62135
Giai đoạn 1
2010
2.0
63378
0.5
35
11566.4
4048.3
2011
2.0
64645
0.5
35
11797.8
4129.2
2012
2.0
65938
0.5
35
12033.7
4211.8
2013
2.0
67257
0.5
35
12274.4
4296.0
2014
2.0
68602
0.5
35
12519.9
4382.0
2015
2.0
69974
0.5
35
12770.3
4469.6
Tổng cộng
72962.4
25536.9
Giai đoạn 2
2016
1.8
71374
0.6
50
15630.8
7815.4
2017
1.8
72658
0.6
50
15912.2
7956.1
2018
1.8
73966
0.6
50
16198.6
8099.3
2019
1.8
75298
0.6
50
16490.2
8245.1
2020
1.8
76653
0.6
50
16787.0
8393.5
2021
1.8
78033
0.6
50
17089.2
8544.6
2022
1.8
79437
0.6
50
17396.8
8698.4
Tổng cộng
115504.6
57752.3
Giai đoạn 3
2023
1.5
80867
0.65
65
19185.7
12470.7
2024
1.5
82080
0.65
65
19473.5
12657.8
2025
1.5
83311
0.65
65
19765.6
12847.6
2026
1.5
84561
0.65
65
20062.1
13040.4
2027
1.5
85829
0.65
65
20363.0
13236.0
2028
1.5
87117
0.65
65
20668.5
13434.5
2029
1.5
88424
0.65
65
20978.5
13636.0
2030
1.5
89750
0.65
65
21293.2
13840.6
Tổng cộng
161790.1
105163.6
Năm 2009 số giường bệnh ở huyện Krông Nô là 100 giường bệnh, tỷ lệ tăng số giường bệnh trung bình là 1,35%. Theo tổ chức WHO thì đối với bệnh viện cấp huyện thì tổng lượng chất thải rắn y tế là 0,73 kg/giường/ngđ. [2]
Bảng 3.2. Thành phần CTRYT
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ (%)
Có thành phần chất thải nguy hại hay không
Các chất hữu cơ
Chai nhựa PVC, PE, PP
Bông băng
Vỏ hộp kim loại
Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh
Kim tiêm, ống tiêm
Giấy loại, catton
Các bệnh phẩm sau mổ
Đất, cát, sành sứ và các CTR khác
Tổng cộng
Tỉ lệ CTR nguy hại
52,9
10,1
8,8
2,9
2,3
0,9
0,8
0,6
20,9
100
22,6
Không
Có
Có
Không
Có
Có
Không
Có
Không
(Nguồn số liệu: bộ y tế, 1998)
Lượng CTRYT phát sinh một năm: MYT = (365/1000).N.g (tấn/năm)
Trong đó:
MYT là tổng lượng CTRYT phát sinh một năm (tấn/năm)
N là số giường bệnh của huyện trong năm đó (giường bệnh)
g là tiêu chuẩn thải rác trung bình (kg/giường/ngày)
Số giường bệnh năm sau: N2 = N1 + q, với q là tỷ lệ gia tăng giường bệnh
Kết quả tính toán khối lượng CTRYT phát sinh được liệt kê trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khối lượng CTRYR phát sinh từ năm 2010 đến 2030
Năm
Tỉ lệ gia tăng giường bệnh (%)
Số giường bệnh (giường)
Tiêu chuẩn thải rác(kg/ng/ng.đ)
CTR y tế phát sinh (tấn/năm)
CTR chôn lấp đặc biệt (tấn/năm)
Lượng CTR chôn lấp đặc biệt (tấn/năm)
2009
1.35
100
Giai đoạn 1
2010
1.35
101
0.73
27.0
6.1
20.9
2011
1.35
103
0.73
27.4
6.2
21.2
2012
1.35
104
0.73
27.7
6.3
21.5
2013
1.35
105
0.73
28.1
6.3
21.7
2014
1.35
107
0.73
28.4
6.4
22.0
2015
1.35
108
0.73
28.8
6.5
22.3
Tổng cộng
167.4
37.8
129.6
Giai đoạn 2
2016
1.35
109
0.73
29.2
6.6
22.6
2017
1.35
111
0.73
29.5
6.7
22.9
2018
1.35
112
0.73
29.9
6.8
23.1
2019
1.35
114
0.73
30.2
6.8
23.4
2020
1.35
115
0.73
30.6
6.9
23.7
2021
1.35
116
0.73
31.0
7.0
24.0
2022
1.35
118
0.73
31.3
7.1
24.2
Tổng cộng
211.7
47.8
163.9
Giai đoạn 3
2023
1.35
119
0.73
31.7
7.2
24.5
2024
1.35
120
0.73
32.0
7.2
24.8
2025
1.35
122
0.73
32.4
7.3
25.1
2026
1.35
123
0.73
32.8
7.4
25.4
2027
1.35
124
0.73
33.1
7.5
25.6
2028
1.35
126
0.73
33.5
7.6
25.9
2029
1.35
127
0.73
33.8
7.6
26.2
2030
1.35
128
0.73
34.2
7.7
26.5
Tổng cộng
263.5
59.6
204.0
Theo “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện” đến năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từ năm 2010 đến năm 2020 đạt 17%, từ năm 2020 trở đi phấn đấu đạt khoảng 11%.
Bảng 3.4. Thành phần chất thải rắn công nghiệp
Thành phần CTR công nghiệp
Tỷ lệ (%)
Lượng CTR nguy hại
19
Lượng CTR tái chế
10
Lượng CTR không nguy hại
71
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ - GT Quản lý chất thải rắn)
Lượng CTR CN phát sinh được tính như sau:
MCN năm sau = MCN năm trước x (1 + a) (kg/ngđ)
Trong đó: a là tỷ lệ phát sinh chất thải (%)
Theo báo cáo tổng hợp “Điều tra, thống kê nguồn phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” thì lượng CTR CN phát sinh năm 2009 là 0,24 tấn/năm.
Kết quả tính toán khối lượng CTR CN phát sinh được liệt kê trong bảng 3.5:
Bảng 3.5. Khối lượng CTRCN phát sinh từ năm 2010 đến 2030
Năm
Tỷ lệ tăng trưởng CN (%)
Tổng lượng CTR CN (tấn/năm)
Lượng CTR tái chế (tấn/năm)
Lượng CTR chôn lấp đặc biệt (tấn/năm)
Lượng CTRchôn lấp HVS (tấn/năm)
2009
17
0.24
0.02
0.05
0.17
Giai đoạn 1
2010
17
0.28
0.03
0.05
0.20
2011
17
0.33
0.03
0.06
0.23
2012
17
0.38
0.04
0.07
0.27
2013
17
0.45
0.04
0.09
0.32
2014
17
0.53
0.05
0.10
0.37
2015
17
0.62
0.06
0.12
0.44
Tổng cộng
2.59
0.26
0.49
1.84
Giai đoạn 2
2016
17
0.72
0.07
0.14
0.51
2017
17
0.84
0.08
0.16
0.60
2018
17
0.99
0.10
0.19
0.70
2019
17
1.15
0.12
0.22
0.82
2020
17
1.35
0.13
0.26
0.96
2021
11
1.50
0.15
0.28
1.06
2022
11
1.66
0.17
0.32
1.18
Tổng cộng
8.21
0.82
1.56
5.83
Giai đoạn 3
2023
11
1.85
0.18
0.35
1.31
2024
11
2.05
0.20
0.39
1.45
2025
11
2.27
0.23
0.43
1.61
2026
11
2.52
0.25
0.48
1.79
2027
11
2.80
0.28
0.53
1.99
2028
11
3.11
0.31
0.59
2.21
2029
11
3.45
0.35
0.66
2.45
2030
11
3.83
0.38
0.73
2.72
Tổng cộng
21.89
2.19
4.16
15.54
Thông thường lượng chất thải rắn thương mại dịch vụ thường dao động từ 1 – 5% lượng CTRSH, ta chọn khoảng 2,5%. [8]
Lượng CTR TM-DV phát sinh được tính như sau:
MTM – 2010 = 2,5% . MSH – 2010 (tấn/năm)
Ta xem lượng CTR TM-DV thu gom đạt 100%.
Bảng 3.6. Thành phần rác thải thương mại - dịch vụ
Thành phần rác thải thương mại - dịch vụ
Tỷ lệ (%)
Chất thải hữu cơ
55
Chất thải nguy hại
2,75
Lượng tái chế
2,0
Các thành phần khác bao gồm: đá, cát, các loại chất thải không thể phân loại được
40,25
Kết quả tính toán khối lượng CTRTM-DV phát sinh liệt kê trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. khối lượng CTRTM – DV phát sinh từ 2010- 2030
Năm
Lượng CTR SH (tấn/năm)
Lượng CTR TM - DV (tấn/năm)
Lượng CTR tái chế (tấn/năm)
Lượng CTR nguy hại (tấn/năm)
Lượng CTR CLHVS(tấn/năm)
Giai đoạn 1
2010
11566.4
289
5.8
8.0
275.4
2011
11797.8
295
5.9
8.1
280.9
2012
12033.7
301
6.0
8.3
286.6
2013
12274.4
307
6.1
8.4
292.3
2014
12519.9
313
6.3
8.6
298.1
2015
12770.3
319
6.4
8.8
304.1
Tổng cộng
1824.1
36.5
50.2
1737.4
Giai đoạn 2
2016
15630.8
391
7.8
10.7
372.2
2017
15912.2
398
8.0
10.9
378.9
2018
16198.6
405
8.1
11.1
385.7
2019
16490.2
412
8.2
11.3
392.7
2020
16787.0
420
8.4
11.5
399.7
2021
17089.2
427
8.5
11.7
406.9
2022
17396.8
435
8.7
12.0
414.3
Tổng cộng
2887.6
57.8
79.4
2750.5
Giai đoạn 3
2023
19185.7
480
9.6
13.2
456.9
2024
19473.5
487
9.7
13.4
463.7
2025
19765.6
494
9.9
13.6
470.7
2026
20062.1
502
10.0
13.8
477.7
2027
20363.0
509
10.2
14.0
484.9
2028
20668.5
517
10.3
14.2
492.2
2029
20978.5
524
10.5
14.4
499.6
2030
21293.2
532
10.6
14.6
507.0
Tổng cộng
4044.8
80.9
111.2
3852.6
Lượng CTR nguy hại phát sinh có hệ thống xử lý riêng nên lượng CTR đưa đi xử lý tại bãi chôn lấp là những loại CTRSH và không nguy hại. Lượng CTR xử lý trong các ô chôn lấp hợp vệ sinh bao gồm:
+ Lượng chất thải rắn không nguy hại sinh hoạt
+ Lượng chất thải rắn không nguy hại thương mại – dịch vụ
+ Lượng chất thải rắn không nguy hại công nghiệp.
+ Lượng chất thải rắn không nguy hại y tế.
Khi đó, tổng lượng chất thải rắn đem chôn lấp hợp vệ sinh sẽ là:
Bảng 3.8: Tổng lượng CTR được chôn lấp
Năm
Lượng CTRSH
Lượng CTRYT (không nguy hại)
Lượng CTR CN (không nguy hại)
Lượng CTRTM -DV (không nguy hại)
Tổng
(tấn/năm)
2010
4048.3
20.9
0.2
275.4
4344.8
2011
4129.2
21.2
0.23
280.9
4431.5
2012
4211.8
21.5
0.27
286.6
4520.2
2013
4296.0
21.7
0.32
292.3
4610.3
2014
4382.0
22
0.37
298.1
4702.5
2015
4469.6
22.3
0.44
304.1
4796.4
Giai đoạn 1
25536.9
129.6
1.8
1737.4
27405.7
2016
7815.4
22.6
0.51
372.2
8210.7
2017
7956.1
22.9
0.6
378.9
8358.5
2018
8099.3
23.1
0.7
385.7
8508.8
2019
8245.1
23.4
0.82
392.7
8662.0
2020
8393.5
23.7
0.96
399.7
8817.9
2021
8544.6
24
1.06
406.9
8976.6
2022
8698.4
24.2
1.18
414.3
9138.1
Giai đoạn 2
57752.3
163.9
5.8
2750.4
60672.5
2023
12470.7
24.5
1.31
456.9
12953.4
2024
12657.8
24.8
1.45
463.7
13147.8
2025
12847.6
25.1
1.61
470.7
13345.0
2026
13040.4
25.4
1.79
477.7
13545.3
2027
13236.0
25.6
1.99
484.9
13748.5
2028
13434.5
25.9
2.21
492.2
13954.8
2029
13636.0
26.2
2.45
499.6
14164.3
2030
13840.6
26.5
2.72
507
14376.8
Giai đoạn 3
105163.6
204.0
15.5
3852.7
109235.8
3.3. LÝ DO LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ
Nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng huyện Krông Nô còn hạn hẹp, mà quỹ đất của huyện còn rất rộng. Lượng CTR phát sinh lớn nhất là 14376.8 tấn/năm nhưng chưa được phân loại. Linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Do đó lựa chọn phương pháp này sẽ phù hợp hơn với nền kinh tế đang còn nghèo của huyện Krông Nô.
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN HỢP VỆ SINH CHO HUYỆN KRÔNG NÔ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 2030
4.1. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
4.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [6], [7]
Khi thiết kế bãi chôn lấp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261-2001 và theo một số quy định cơ bản sau:
- Khu vực chôn lấp rác có khả năng tiêu thoát nước nhanh, ngăn ngừa nước ứ đọng trong bãi rác.
- Giảm thấp nhất sự ô nhiễm bề mặt và ô nhiễm nước ngầm do rác thải gây ra.
- Bãi chôn lấp đặt xa thành phố, xa khu dân cư ít nhất 1000 m.
- Bãi đặt cuối hướng gió và có hàng cây cách ly bảo vệ.
- Có đường giao thông thuận tiện cho hoạt động của xe và cự ly vận chuyển cho phù hợp.
- Bãi rác có hệ thống thu gom nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn.
- Bãi có hệ thống thông khí đảm bảo yêu cầu.
- Địa điểm chôn lấp phải có điều kiện tự nhiên thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành, đóng bãi.
- Khi lựa chọn địa điểm chôn lấp cần phải chú ý đến các yếu tố: địa lý tự nhiên, đặc điểm địa hình, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, văn hoá, xã hội, luật định của địa phương, ý kiến cộng đồng, khoảng cách vận chuyển chất thải, di tích lịch sử, cảnh quan, du lịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 đến 2030.doc