Sau khi nhận mặt bằng Nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát, đo đạc, kiểm tra và khôi phục tim tuyến cầu, đối chiếu từ bản vẽ thiết kế thi công với thực địa để xác định chính xác các vị trí công trình đảm bảo thi công đúng thiết kế bản vẽ thi công được duyệt.
Nhà thầu sẽ phối hợp với Chủ đầu tư và địa phương tiến hành công tác giải phóng mặt bằng (nếu còn vướng mắc), giải toả các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác trong quá trình thi công.
Xác định chính xác nguồn cung cấp nguyên vật liệu sử dụng cho công trình. Lấy mẫu làm thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng, ký kết hợp đồng mua, khai thác vật liệu khi được Chủ đầu tư và TVGS chấp thuận.
Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết có liên quan đến công tác thi công đồng thời giải quyết các mối quan hệ với địa phương và các cơ quan hữu quan.
Tập kết nhân lực, thiết bị đến công trường, xây dựng lán trại, kho tàng, thi công bãi đúc cấu kiện bê tông và các vấn đề khác có liên quan.
Thông báo việc triển khai tổ chức thi công công trình, đặc biệt là đối với các hộ dân ở gần khu vực thi công.
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế xây dựng công trình: Cầu Trươi nằm tại KM 381 + 025.00 đoạn Khe Cò - Phúc Đồng trên đường Hồ Chí Minh thuộc phạm vi xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn lắp ghép bằng thép có chiều dày 6 mm.
Các nẹp đứng và nẹp ngang là thép hình L75x75x6
Các thanh căng bằng thép dặt tại vị trí giao nhau giữa nẹp đứng và nẹp ngang.
A . Xác định chiều cao của lớp bê tông tác dụng lên ván khuôn
Biểu đồ áp lực tác dụng lên ván khuôn.
Hình1. 5.Biểu đồ áp lực tác dụng lên ván khuôn
Chiều cao đổ áp lực là: H = Hdầm = 1,45 m
Năng suất máy trộn: N = 5,512 m3/h
Diện tích đổ bê tông F = 24,94 (m2)
Với ho là chiều cao của lớp bê tông đổ trong 1 giờ.
ho = NF = 8,51224,94 = 0,34 m ( Dùng một máy trộn)
B . Xác định áp lực ngang của bê tông tươi tác dụng lên thành ván khuôn
Công thức xác định:
Pmax = (q + γ.R ).n
Trong đó:
q = 200 (kG/Cm2) áp lwucj xung kích khi đổ bê tông.
γ = 2200 (kG/Cm3) trọng lượng riêng của bê tông
R = 0,7 (m) bán kính tác dụng của dầm
N = 1,3 hệ số vượt tải
Pmax = 1,3.(200+2200x0,7) = 2262 (kG/m2)
C . Tính toán thép bản của ván khuôn
* Tính toán ván khuôn số 1
Thép bản của ván khuôn được tính nhưn bản kê của 4 cạnh ngàm cứng và mômen uốn lớn nhất tại giữa nhịp được tính theo công thức:
Mmax = α x PMax x b2
Hình1. 6. Cấu tạo ván khuôn số 1
Như trên hình vẽ ta thấy vị trí bất lợi nhất của ván khuôn là ở đoạn kích thước 550 x 315. Nên ta sẽ kiểm toán ván khuôn ở đoạn này.
Ta có:
α là hệ số phụ thuộc vào tỷ số a/b. có a/b = 0,50,315 =1,59
Tra bảng ta có α = 0,0757
Mmax = 0,0757 x 2262 x 0,3152 =17 (kG.m)
Mômen kháng uốn của tấm thép bản là
Wx = = 1,3125 ( Cm4 )
Kiểm tra cường độ của bản thép
Σmax = ≤ Ru
Trong đó Ru là cường độ tính toán của thép khi chịu uốn, Ru =2100 (kG/cm2)
Σmax = = 1195,24 (kG/cm2 ) < Ru
Diều kiện về cường độ thép bản được thỏa mãn
Kiểm toán khả năng chịu lực của dầm ngang
Các thép sườn sang được xem như dầm liên tục kê lên các gối là các thép sườn đứng.
Thép sườn ngang chịu áp lực bê tông lớn nhất trên cả chiều dài thanh thép. Vì vậy moomen uốn ở các tiết diện của nó được xác đinh theo công thức:
MttMax = 0,1 x Ptt x a2
Trong đó:
a: là khoảng cách giữa các thanh thép sườn đứng, a = 0,5 m
Ptt : Áp lực bê tông phân bố đều trên thép sườn ngang
Ptt = PttMax x b . với PttMax = 2,262 (T/m2)
Ptt = 2,262x0,315 = 0,712 (T/m)
Mômen lớn nhất tại giữa nhịp
Mttmax = 0,1 x Ptt x a2 = 0,1 x 0,712 x 0,52 = 0,0178 (T.m)
Chọn sườn ngang là loại thép góc: L75x75x5 có:
F = 7,39 Cm2
Jx = 39,5 Cm4
Ix = 2,31 Cm
Wx= 17,1 Cm4
Kiểm tra điều kiện về cường độ
σMax = ≤ Ru
Ru : là cường độ tính toán của thép khi chịu uốn: Ru = 2100 kG/cm2.
σMax = = 104,09 (kG/cm2) < Ru
Điều kiện của thép sườn ngang được thỏa mãn.
Kiểm tra độ võng của thép sườn ngang
f = ≤ [f] =
Trong đó:
P = Pmax×b = 1,75×0,315 = 0,551 (T/m2)
Jx = 39,5 (cm4)
E = 2,1×10^6 (kG/cm2)
f = = 0,00532 cm < [f] = = = 0,125 cm
Điều kiện độ võng của thép sườn ngang được thỏa mãn
Kiểm tra khả năng chịu lực của thép sườn đứng
Các thép sườn đứng được xem như dầm giản đơn kê lên hai gối là thép sườn ngang.
Chiều dài nhịp tính toán Ltt = 1,0 m.
Các thép sườn đúng chịu tải trọng phân bố đều
Ptt = Pmax × a = 2,262 × 0,5 = 1,131 (T/m)
Mômen lớn nhất tại giữa nhịp
MttMax = = = 0,1413 (T.m)
Chọn thép sờn đúng là thép góc: L75×75×6 có:
F = 7,39 Cm2
Jx = 39,5 Cm4
Ix = 2,31 Cm
Wx= 17,1 Cm4
Kiểm tra điều kiện về cường độ
σMax = ≤ Ru
Ru : là cường độ tính toán của thép khi chịu uốn: Ru = 2100 kG/cm2.
σMax = = 826,315 (kG/cm2) < Ru
Điều kiện của thép sườn ngang được thỏa mãn.
Kiểm tra độ võng của thép sườn ngang
f = ≤ [f] =
Trong đó:
P = Pmax×b = 1,75×0,5 = 0,875 (T/m2)
Jx = 39,5 (cm4)
E = 2,1×10^6 (kG/cm2)
f = = 0,42 cm < [f] = = 0,375 cm
Điều kiện độ võng của thép sườn ngang được thỏa mãn
Kiểm tra khả năng chịu lực của thanh căng
Diện tích chịu áo lực ngang bê tông tươi của thanh cứng
F = 1×1 = 1 (m2)
Lực kéo tác dụng lên thanh căng
T = Pmax×F = 2,262×1 = 2,262
Chọn thanh căng 16 có Fa = 2,0096 cm2 , R0 = 1900 (kG/cm2)
Điều kiện bền của thanh căng
σ = ≤ Ro = 1900 (kG/cm2)
σ = = 1125,5 (kG/cm2) < Ro
Vậy lực căng đủ khả năng chịu lực
D . Kiểm toán ván khuôn số 2
Hình1.7 . Cấu tạo ván khuôn số 2
Thép bản của ván khuôn được tính nhưn bản kê của 4 cạnh ngàm cứng và mômen uốn lớn nhất tại giữa nhịp được tính theo công thức:
Mmax = α x PMax x b2
Như trên hình vẽ ta thấy vị trí bất lợi nhất của ván khuôn là ở đoạn kích thước 550 x 315. Nên ta sẽ kiểm toán ván khuôn ở đoạn này.
Ta có:
α là hệ số phụ thuộc vào tỷ số a/b. có a/b = =1,59
Tra bảng ta có α = 0,0757
Mmax = 0,0757 x 2262 x 0,3152 =17,1 (kG.m)
Mômen kháng uốn của tấm thép bản là
Wx = = 1,3125 ( Cm4 )
Kiểm tra cường độ của bản thép
Σmax = ≤ Ru
Trong đó Ru là cường độ tính toán của thép khi chịu uốn, Ru =2600 (kG/cm2)
Σmax = = 99,41 (kG/cm2 ) < Ru
Diều kiện về cường độ thép bản được thỏa mãn
Kiểm toán khả năng chịu lực của dầm ngang
Các thép sườn sang được xem như dầm liên tục kê lên các gối là các thép sườn đứng.
Thép sườn ngang chịu áp lực bê tông lớn nhất trên cả chiều dài thanh thép. Vì vậy moomen uốn ở các tiết diện của nó được xác đinh theo công thức:
MttMax = 0,1 x Ptt x a2
Trong đó:
a: là khoảng cách giữa các thanh thép sườn đứng, a = 0,5 m
Ptt : Áp lực bê tông phân bố đều trên thép sườn ngang
Ptt = PttMax x b . với PttMax = 2,262 (T/m2)
Ptt = 2,262x0,315 = 0,712 (T/m)
Mômen lớn nhất tại giữa nhịp
Mttmax = 0,1 x Ptt x a2 = 0,1 x 0,712 x 0,52 = 0,0178 (T.m)
Chọn sườn ngang là loại thép góc: L75x75x6 có:
F = 7,39 Cm2
Jx = 39,5 Cm4
Ix = 2,31 Cm
Wx= 17,1 Cm4
Kiểm tra điều kiện về cường độ
σMax = ≤ Ru
Ru : là cường độ tính toán của thép khi chịu uốn: Ru = 2100 kG/cm2.
σMax = = 104,09 (kG/cm2) < Ru
Điều kiện của thép sườn ngang được thỏa mãn.
Kiểm tra độ võng của thép sườn ngang
f = ≤ [f] =
Trong đó:
P = Pmax×b = 1,54×0,315 = 0,49 (T/m2)
Jx = 39,5 (cm4)
E = 2,1×10^6 (kG/cm2)
f = = 0,003 cm < [f] == 0,125 cm
Điều kiện độ võng của thép sườn ngang được thỏa mãn
Kiểm tra khả năng chịu lực của thép sườn đứng
Các thép sườn đứng được xem như dầm giản đơn kê lên hai gối là thép sườn ngang.
Chiều dài nhịp tính toán Ltt = 1,0 m.
Các thép sườn đúng chịu tải trọng phân bố đều
Ptt = Pmax × a = 2,262 × 0,5 = 1,131 (T/m)
Mômen lớn nhất tại giữa nhịp
MttMax = = = 0,141 (T.m)
Chọn thép sờn đúng là thép góc: L75×75×6 có:
F = 7,39 Cm2
Jx = 39,5 Cm4
Ix = 2,31 Cm
Wx= 17,1 Cm4
Kiểm tra điều kiện về cường độ
σMax = ≤ Ru
Ru : là cường độ tính toán của thép khi chịu uốn: Ru = 2100 kG/cm2.
σMax = = 826,75 (kG/cm2) < Ru
Điều kiện của thép sườn ngang được thỏa mãn.
Kiểm tra độ võng của thép sườn ngang
f = ≤ [f] =
Trong đó:
P = Pmax×b = 1,54×0,5 = 0,77 (T/m2)
Jx = 39,5 (cm4)
E = 2,1×10^6 (kG/cm2)
f = = 0,37 cm < [f] = == 0,375 cm
Điều kiện độ võng của thép sườn ngang được thỏa mãn
Kiểm tra khả năng chịu lực của thanh căng
Diện tích chịu áo lực ngang bê tông tươi của thanh cứng
F = 1×1 = 1 (m2)
Lực kéo tác dụng lên thanh căng
T = Pmax×F = 2,262×1 = 2,262
Chọn thanh căng 16 có Fa = 2,0096 cm2 , R0 = 1900 (kG/cm2)
Điều kiện bền của thanh căng
σ = ≤ Ro = 1900 (kG/cm2)
σ = = 1125,5 (kG/cm2) < Ro
Vậy lực căng đủ khả năng chịu lực
2.3.Thiết kế thành phần bê tông
Để thuận tiện trong thi công nhiều hạng mục ( cọc khoan nhồi, mố , trụ cầu, kết cấu nhịp…) ta xây dựng một trạm trộn bê tông tươi ngay tại công trình với công suất 60 m3/h.
+Ngoài ra để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình cần bố trí một trạm dự phòng với công suất đảm bảo phục vụ thi công khi trạm chính gặp sự cố .
+ Bê tông được vận chuyển bằng xe chuyên dụng ( có bom quay )
+ Thiết bị đổ bê tông ( tuỳ từng hạng mục ) có thể dùng bơm tĩnh, xe bơm cần trục, gầu máy xúc …
2.3.1.Chọn máy trộn bê tông
- Số lượng máy trộn cần thiết trên công trường được xác định theo công thức
n=
- trong đó: W là công suất của trạm trộn di động, W=10m3/h
Qtt là khối lương vữa bêtông thực tế
Qtt= (m3/h)
+ a: chiều dày của lớp đổ, a= 18 m
+ F: diện tích mặt cắt ngang khối đổ, F= 0.5 m2
+ tn: thời gian ninh kết của vữa bêtông. Với ximăng pooclăng ở nhiệt độ thi công 200c đến 300c thì tn=90’.
+ tvc: thời gian vận chuyển của vữa bêtông. Với ximăng pooclăng ở nhiệt độ thi công 200-300 thì tvc=45’
Qtt==15 (m3/h)
Số lượng máy trộn cần thiết là: n==1,5
=> Chọn số lượng máy trộn n = 2máy
Thông số kĩ thuật máy trộn bê tông :
Tên máy :CKLN-250L
Công suất động cơ(W) :2000
Trọng lượng máy :150 kg
Kích thước máy :1600x800x1300(mm)
Năng suất máy :9 (m3/h)
2.3.2. Thiết kế tỉ lệ phối hợp bê tông M400
Dựa vào các điều kiện khu vực cụ thể của công trình ta chọn vật liệu như sau:
+ Đá: chọn đá dăm cấp phối tốt, đá 1x2 cm
δod = 1.6 (kg/dm3) : khối lượng thể tích của đá
δad = 2.74 (kg/dm3): khối lượng riêng của đá
+ Cát: chọn cát vàng hạt to
δoc = 1.53 (kg/dm3)
δac = 2.64 (kg/dm3)
+ Xi măng: dùng xi măng pooclang PC40
δox = 1.3 (kg/dm3)
δax = 3.1 (kg/dm3)
+ Chọn Dmax = 20mm loại đá dăm đảm bảo chất lượng và các chỉ tiêu cơ lý.
+ Chọn độ sụt của hỗn hợp bê tông: vì bê tông đổ dầm phải có độ sụt lớn để đảm bảo độ chặt. bê tông sụt dễ dàng qua các khe cốt thép và lấp hết lỗ rỗng nên ta chọn bê tông có độ sụt là Sn = 7cm. với độ sụt 7cm và cấp phối đá dăm có Dmax = 20mm, ta tra bảng 14-vật liệu xác định được lượng nước là 205 (l)
Tính tỉ lệ
ta có công thức kinh nghiệm
trong đó: : cường độ chụi nén của bê tông ở 28 ngày tuổi
= 400 (kg/cm2)
: mác của xi măng
= 400 (kg/cm2)
A: hệ số phụ thuộc vào cốt liệu
Mác xi măng được xác định trong phòng thí nghiệm, chất lượng
cốt liệu đá trung bình ta tra bảng ta có A=0.6
Lượng xi măng cần dùng cho 1m3 bê tông
Khối lượng đá cần dùng cho 1m3 bê tông
với α là hệ số dự trữ tra bảng 5-15 VLXD được α =1.42
rd: là độ rỗng của đá
Tính lượng cát cho 1m3 bê tông
Vậy tỉ lệ phối hợp bê tông mác 400
Vật liệu dùng để tính toán thành phần hỗn hợp ở trạng thái khô hoàn toàn tức là độ ẩm vật liệu W= 0%. Trên thực tế cát và đá có độ ẩm nhất định khi thi công cần tiến hành làm thí nghiệm để tìm ra độ ẩm thực tế của vật liệu, từ đố ta điều chỉnh tỉ lệ vật liệu tương ứng với độ ẩm của vật liệu được xác định theo công thức
: khối lượng vật liệu ở trạng thái tự nhiên
: khối lượng vật liệu ở trạng thái hoàn toàn khô
Giả sử độ ẩm của cát Wc =4%, của đá Wđ =2% thì lượng vật liệu thực tế sản xuất 1m3 bê tông là:
+ lượng xi măng thực tế cần thiết
+ lượng đá thực tế cần
+ lượng cát thực tế cần
+ lượng nước thục tê cần
Lượng hỗn hợp bê tông cần thiết cho 1 dầm là
Trong đó:
F: diện tích mặt cắt ngang dầm
Ld: chiều dài dầm
*) Dầm L=24 m có F=1,008 (m2)
V= 24 x 1,008 = 24.192 (m3)
-Tính toán năng suất 1 cối trộn:
Thành phần 1 cối trộn: Xi măng (bao); cát , đá, nước (thùng, hộc đong 15kg):
+ thùng XM :7 thùng
+ khối lượng đá: 23 thùng
+ Cát: 8 thùng cát
+ Nước: 70 lít)
2.4.Tính toán giá long môn, dầm dẫn
2.4.1.Làm đường lao vận chuyển
Đường lao ngang :
Cấu tạo
Đường lao ngang được bố trí từ bãi đúc dầm ra đường lao dọc chiều dài đường lao ngang là 10m so với đường lao dọc, đường lao ngang được thiết kế bằng 2 thanh ray P43 được bắt bu lông vào tà vẹt, tà vẹt có kích thước (20x20x200)cm khoảng cách giữa các tà vẹt là 100cm.Được đặt lên lớp đá dăm(2x4)cm đệm dầy 37cm ,mỗi bên rộng 100cm đầm chặt k98 với khối lượng đá dăm là 7,4(m3) ,số tà vẹt là 10
1.thanh ray p43
2.tà vẹt
3. đá dăm
4. xe goong
Hình1. 8.Cấu tạo đường lao ngang
Đường lao dọc:
Cấu tạo đường lao dọc về cơ bản giống đường lao ngang ,chiều dài đường lao dọc L=70m tính đến trụ T1
Chiều dài: Tính từ đuôi mố đến bãi đúc dầm: 40m
Lớp móng cấu tạo bằng lớp đá dăm (2x4) cm dày 25cm rộng 200cm ,đầm chặt k98 ,với khối lượng đá dăm là :30 (m3) .
Đặt tà vệt có kích thước (20x20x200)cm cách nhau 100cm, tổng số thanh tà vẹt 70 thanh.
Đặt 2 thanh ray P43 đặt cách nhau 1m liên kết với tà vẹt bằng bu long
Đường lao ngang đặt cao hơn đường lao dọc 12cm
2.4.2. Cấu tạo của cầu dẫn:
Cầu dẫn được thiết kế bằng 4 thanh thép I 600 trên mặt cắt ngang gác lên 1 mố và 1 trụ, cầu dẫn được liên kết ngang bằng thanh giằng V100x100x7 L=1,25m ,sườn tăng cường V100x100x7 L=0,41 m,L=0,95 m
Sau khi lắp đặt xong dầm dẫn ta đặt tà vẹt (20x20x200)cm trên dầm dẫn, khoảng cách các tà vẹt trên dầm là 1m, khi đặt tà vẹt xong tiến hành đặt 2 thanh ray làm đường di chuyển xe goòng.
Hình 1.9. :Sơ đồ cấu tạo dầm dẫn
2.4.3. Tính toán và kiểm tra khả năng chịu lực của dầm dẫn.
Tải trọng tác dụng lên dầm dẫn bao gồm:( tính cho 1m dầm dẫm )
Với thép I600 ta tra bảng được :
d=1.2 (cm); q=108(kg/m); Jx=76806(cm4); W=2560(cm3); S=1491(cm3)
Tĩnh tải:
+ Trọng lượng bản thân của dầm dẫn 4I 600 :
q1 =108x 4= 432 (kg/m)
+ Trọng lượng ray:
q2= 2 x 43 = 86 (kg/m)
+ Trọng lượng hệ liên kết ngang dầm, tà vẹ, thiết bị :q3 = 50 (kg)
è Qt = 1.1x ( 432+ 86 + 50 ) = 624,8 Kg/m
Hoạt tải:
Trọng lượng dầm: (Tính cho 1 dầm biên)
L= 24 (m) có Q = 42744 (Kg)
Tải trọng ở vị trí bất lợi nhất khi dầm ra đến vị trí cách gối:12m
+ Trọng lượng tác dụng lên 1 dầm L= 24m:
P24=
+ Trọng lượng của xe goòng : Pg= 300 Kg
→ P h24 = 1.2 x ( P24 + Pg) = 1.2x(10686 + 300) = 13183,2 (Kg)
Kiểm tra điều kiện chịu uốn :
Coi dầm dẫn là dầm giản đơn, kê trên 2 gối tại mố, chiều dài tính toán 24m.
+ Phản lực tại gối là:
VA= VB = (Qt x L + Ph ) / 2 = = 10340,4(Kg)
Mômen lớn nhất giữa dầm:
Trọng lượng bản thân dầm dẫn : q1=432(kg/m) với n1=1,1
Trọng lượng bản thân dầm bản BTCT DƯL :q2=42744(kg) với n2=1,2
Trọng lượng xe goòng :q3=300(kg) với n3=1,3
MMax= (kg.cm)
Tính mômen kháng uốn:
W(thực)= = =2203,88( cm3)
Như vậy chọn dầm I 600 có W=2560(cm3)
2.4.4. Tính toán giá Long môn
* Các căn cứ để tính chiều cao và chiều rộng giá long môn:
- Căn cứ để tính chiều cao:
Căn cứ vào chiều cao cầu dẫn.
Căn cứ vào chiều dày của các thanh tà vẹt.
Căn cứ vào chiều cao của các thanh ray.
Căn cứ vào chiều cao xe goòng.
Căn cứ vào chiều cao của dầm BTCT , chiều dài móc cẩu , palăng xích .
Căn cứ để tính chiều rộng của giá long môn:
Căn cứ vào chiều rộng của bệ kê gối ,
căn cứ vào chiều rộng mặt cầu, khoảng cách giữa hai dầm biên, khoảng cách giữa các dầm, chiều rộng mũ mố.
Theo thiết kế KT, mũ mố có chiều rộng: 9m, như vậy thì chân cột vướng dầm biên, phải bố trí chân cột ra ngoài.
Thiết kế công – son đỡ chân cột giá long môn ta dùng I 400 đặt trong thân mố, thừa ra2 bên thân mố mỗi bên dài 50cm cắm sâu 100cm.
Hình 2.1.Bố chí giá long môn
Căn cứ vào vị trí đặt giá long môn: (coi cột giá như một thanh chịu nén đúng tâm; xà ngang coi như 1 dầm giản đơn chịu uốn)
* Cấu tạo giá long môn.
Cột giá là 2 thép I300 và xà ngang là thép hình I40.
-Kích thước: cao 5m, rộng 9,8m, mút thừa ra 40 cm,
* Tính toán xà ngang có khẩu độ tính toán: 9,8(m )
Tra bảng thép hình , thép chữ I400 .
Wx = 853 (cm3)
Jx = 19062 ( cm4)
d = 0.83 cm, F = 72.6 cm2 , Sx =545 cm3, q= 57 kg
Tính xà ngang giá long môn theo TTGH thứ nhất:
RUthep
Tính tải trọng tác dụng lên xà ngang của giá :
Tải trọng do palăng xích và cáp ( lấy bằng 100 kg/1chiếc)
Plx = 2 x n x100 = 2x 1.1 x 100= 220 Kg
Tải trọng do lực kéo khi nâng lấy bằng 75 kg , hệ số vượt tải = 1.3
Pn = 2x 1.3 x75 = 195 Kg
Trọng lượng dầm : Q =42744 kg= 42,744(T)
Hoạt tải:
Ph=
Tĩnh tải:
Tải trọng xà ngang trên 1m chiều dài : q= 57 (Kg/m )
Qtxn = 57 x 1.1 = 62.7 (Kg/m)
Xà ngang làm việc như 1 dầm giản đơn có khẩu độ L =9 (m). Kê lên 2 gối là 2 cột xà. Vị trí bất lợi nhất là vị trí Palăng xích treo ở giũa giá long môn.
Sơ đồ tính tóan:
Phản lực tại gối;
VA=VB= =13108,615 kg
Mômen lớn nhất tại vị trí giũa xà :
MMax= =
+ Tính ứng suất pháp:
δ == Kg/cm2 RUthep = 4200 kg/ cm2
èVậy xà ngang đảm bảo về ứng suất pháp.
* Kiểm tra cột giá long môn : chiều cao 5.00 m
Ta chọn cột giá long môn bằng thép I300có Rn= 1900 Kg/cm2
Kiểm toán cột bất lợi nhất khi nhấc dầm biên đặt xuống gối.
Kiểm tra điều kiện chịu nén của cọc.
Chọn cột thép 2I300 có:
F=99.8 (cm2); Jx=15560(cm4); Wx=1036(cm3); ix=25(cm); iy=5.9 (cm)
Tính tải trọng tác dụng lên cột giá :
Trọng lượng palăng xích và cáp : Px + c = 220 Kg
Trọng lượng khi nâng : pn= 195 Kg
Trọng lượng dầm BTCT : Pd = 42744 kg
Trọng lượng xà ngang: trọng lượng tính cho 1m chiều dài là 57 kg/m
Pxà ngang= 57*9,8 = 558,6 kg
Vì xà ngang rải đều nên mồi bên cột chịu 1 nửa.
P1 Cột = 279,3 (Kg)
Vậy lực tác dụng lên cột là:
N= 1x P1xà ngang + (PX + C + Pn + Pd) x Y =43438,3 Kg
Tính :
* Kết luận : Gía long môn làm bằng thép I300, xà ngang bằng thép1 I 40 , cột giá bằng 2 thép I300
Liên kết giữa cột và xà ngang dung thép bản được khoét lỗ và hàn vào xà ngang và đầu cột rồi dung bu long xiết chặt.
Liên kết chân giá với thanh 2 I 50 chôn sẵn trong mố dung thép bản khoét lỗ và hàn vào thanh I và chân cột rồi dung bu long xiết chặt.
Trên xà ngang hàn thêm sườn tăng cường để tránh phá hoại cục bộ .
Liên kết ngang của 2 I 30a cột giá bằng thép bản L =7.5 X 7.5 cm
Hình 2.2.Cấu tạo giá long môn
2.5.Bố trí tời múp
Tính toán khi lao dọc , kéo ngang
Tính lực kéo
Trong đó
Q: trọng lượng của dầm
R: bán kính xe goong (cm), R=11cm
K: hệ số an toàn, K=2.5
r: bán kính trục xe (cm), r=2.5cm
f2: hệ số ma sát lăn của bánh xe trên trục đường ray, f=0.065
µ: hệ số ma sát trượt nằm trong ổ trục xe goong có dầu bôi trơn µ=0.1
i: độ dốc dọc đường lao, i=0%
Lực kéo tính toán
Tính lực hãm
W= q x F : tải trọng gió, W=0
Bố trí tời múp
Bố trí đường lao ngang
+ ta chọn 1 tời kéo 5 (T) và 1 tời hãm 3 (T)
+ tính số dây cáp kéo hãm
: lực kéo tính toán
: công suất của tời
: số dây cáp để kéo trong bô múp
: số dây cáp để hãm trong bô múp
: số dây cáp dự trữ
Chọn nk = 2 (dây)
nh =2 (dây)
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG
3.1. Công Tác Chuẩn Bị
Sau khi nhận mặt bằng Nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát, đo đạc, kiểm tra và khôi phục tim tuyến cầu, đối chiếu từ bản vẽ thiết kế thi công với thực địa để xác định chính xác các vị trí công trình đảm bảo thi công đúng thiết kế bản vẽ thi công được duyệt.
Nhà thầu sẽ phối hợp với Chủ đầu tư và địa phương tiến hành công tác giải phóng mặt bằng (nếu còn vướng mắc), giải toả các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác trong quá trình thi công.
Xác định chính xác nguồn cung cấp nguyên vật liệu sử dụng cho công trình. Lấy mẫu làm thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng, ký kết hợp đồng mua, khai thác vật liệu khi được Chủ đầu tư và TVGS chấp thuận.
Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết có liên quan đến công tác thi công đồng thời giải quyết các mối quan hệ với địa phương và các cơ quan hữu quan.
Tập kết nhân lực, thiết bị đến công trường, xây dựng lán trại, kho tàng, thi công bãi đúc cấu kiện bê tông và các vấn đề khác có liên quan.
Thông báo việc triển khai tổ chức thi công công trình, đặc biệt là đối với các hộ dân ở gần khu vực thi công.
Thống nhất kế hoạch thi công với Chủ đầu tư để có sự phối hợp đồng bộ với kỹ sư giám sát trong việc kiểm tra nghiệm thu cũng như tiến độ giải phóng mặt bằng.
Xây dựng văn phòng làm việc, thiết bị phục vụ công trình:
Toàn bộ công trường, kho bãi, nhà xưởng, lán trại sẽ được bố trí tại khu vực đầu tuyến phía đầu cầu mố M0. Ngoài ra trong quá trình triển khai công việc sẽ cho xây dựng thêm các lán trại và kho bãi tạm thời tuỳ theo yêu cầu công việc.
A . Ban chỉ huy công trường
Nhà thầu sẽ bố trí một khu nhà điều hành để điều hành công việc chung và là địa điểm giao dịch cũng như nơi ăn nghỉ cho cán bộ, nhân viên.
Ngoài ra Nhà thầu sẽ cung cấp đầy đủ các trang thiết bị khác phục vụ công tác thi công và theo yêu cầu của công việc.
B . Nhà ở cho công nhân thi công:
Theo tính chất của Dự án huy động nhận lực nhiều ít theo từng giai đoạn thi công nên ngoài việc dựng lán trại nhà tạm cho công nhân, có thể nhà thầu sẽ kết hợp thuê thêm diện tích nhà của các hộ dân xung quanh để làm chỗ ở cho công nhân nhằm đảm bảo nơi ăn ở sinh hoạt và nâng cao chất lượng sống cho công nhân.
C . Kho chứa vật liệu:
Kho chứa vật liệu được bố trí cách biệt một cách phù hợp để tránh thiệt hại cho vật liệu lưu kho.
Kho bãi được bố trí tại vị trí dễ tiêu thoát nước vào mùa mưa, các vật tư, vật liệu được tập kết gần phạm vi xây dựng công trình, kho xăng dầu được tách riêng xa nhà bếp đề phòng hoả hoạn.
D . Nhà xưởng, bãi tập kết thiết bị:
Nhà xưởng được bố trí tại hiện trường, xưởng được trang bị đầy đủ các thiết bị, phụ tùng và nguồn điện để đảm bảo cho các công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy móc phục vụ công tác thi công.
Bãi tập kết thiết bị đảm bảo đủ chỗ tập kết cho tất cả các thiết bị tập trung trong trường hợp có thời gian nghỉ tạm thời: do thời tiết, do yêu cầu của Dự án...
E . Phòng thí nghiệm hiện trường:
Nhà thầu sẽ bố trí một khu nhà có vị trí thích hợp để sử dụng làm phòng thí nghiệm và được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị và máy móc phục vụ yêu cầu thí nghiệm của Hợp đồng. Tất cả các trang thiết bị và máy móc, thiết bị đều được chuyển tới hiện trường theo đúng thời gian quy định của Hợp đồng.
Người phụ trách phòng thí nghiệm là người có đủ năng lực, thẩm quyền và trình độ chuyên môn nghiệp vụ về điều hành hoạt động của phòng thí nghiệm. Nhân viên thí nghiệm là người có đầy đủ chứng chỉ thí nghiệm viên, kinh nghiệm cho các công tác thí nghiệm vật liệu trong quá trình thi công.
Chuẩn bị về nhân lực:
Nhà thầu sẽ bố trí các cán bộ kỹ thuật có trình độ, giàu kinh nghiệm để đảm nhiệm các công việc từ khâu thi công cho tới khâu thí nghiệm theo các quy trình hiện hành.
A . Chỉ huy công trường:
Chỉ huy công trường trực tiếp điều hành sản xuất, bố trí điều hành toàn bộ cơ cấu dây chuyền thi công, thiết bị, nhân sự trong nội bộ công trường.
Trực tiếp giải quyết các công việc và thực hiện các yêu cầu của Chủ đầu tư, cơ quan tư vấn tại hiện trường.
Trực tiếp điều hành cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật,... trong dây chuyền thi công và trực tiếp thanh toán lương, thưởng cho người lao động nhằm động viên người lao động tăng năng suất đẩy nhanh tiến độ thi công;
Quản lý chất lượng thi công, giám sát chặt chẽ quá trình thi công để đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Dự án.
B . Chỉ huy phó:
Chỉ huy phó có thể được chỉ huy trưởng uỷ quyền thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chỉ huy trưởng nêu trên khi chỉ huy trưởng đi vắng.
C . Bộ phận Kinh tế Kế hoạch, điều độ sản xuất, thanh quyết toán công trình;
Lập kế hoạch báo cáo về khối lượng thực hiện công việc cho chỉ huy trưởng công trường.
Tham mưu cho Ban chỉ huy kế hoạch, tiến độ thi công.
Trực tiếp nghiệm thu chi tiết khối lượng, chất lượng với đại diện của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát. Tập hợp khối lượng để duyệt nghiệm thu khối lượng thực hiện và thanh quyết toán công trình.
D . Bộ phân Kỹ thuật thi công, KCS và tổ thí nghiệm.
Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp điều hành trên công trường, chỉ đạo công nhân thi công, đảm bảo chất lượng tiến độ khối lượng công việc;
Các kỹ sư giám sát KCS kiểm tra chất lượng từng hạng mục công trình, đảm bảo đúng theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát;
Tổ thí nghiệm hiện trường được bố trí trong bộ phận kỹ thuật được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và phòng thí nghiệm lưu động, đủ cán bộ để đáp ứng kịp thời theo kế hoạch sản xuất. Mọi hoạt động thao tác thí nghiệm, kiểm tra chất lượng luôn tuân thủ ý kiến, yêu cầu của các kỹ sư Tư vấn giám sát .
E . Đội thi công:
Đội thi công : Là đội thi công cầu chuyên nghiệp đã từng thi công các cầu trung và nhỏ với các thiết bị chuyên dùng và đội ngũ công nhân bậc cao đảm nhiệm các công việc đăc thù của thi công cầu.
- Đội thi công móng, mặt đường: Dây truyền thi công được chuyển đổi từ đội thi công nền đường. Đội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ kỹ thuật, tiến hành thi công theo đúng quy trình, quy phạm nhằm đảm bảo tiến độ chung, chất lượng công trình.
3.1.2.Chuẩn bị về thiết bị.
- Nhà thầu sẽ bố trí đầy đủ các chủng loại xe máy, thiết bị thi công, máy móc, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ đo đạc đảm bảo cho các dây chuyền công nghệ thi công tiên tiến của Nhà thầu đạt được hiêụ quả cao nhất và đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như tiến độ đặt ra.
Công tác đo đạc:
Công tác đo đạc phục vụ thi công sẽ được đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định đến chất lượng, giá thành công trình và tiến độ thi công.
Toàn bộ các công việc này đòi hỏi các cán bộ và công nhân tác nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định về độ chính xác theo tiêu chuẩn hiện hành.
Đơn vị thi công sẽ bố trí hai tổ khảo sát gồm 3 người, trong đó có 2 công nhân khảo sát và 1 Kỹ sư trắc địa có kinh nghiệm.
Thiết bị cần cho khảo sát:
+ Đo cao bằng máy thuỷ bình Sokia: 01 chiếc.
+ Đo góc, hướng tuyến bằng máy toàn đạc điện tử: 01 chiếc.
+ Đo dài bằng thước vải và thước thép (30-50m): 02 chiếc
+ Thước độ bằng phẳng bằng thước 3m: 02 chiếc.
Thi Công Dầm :
Bố trí mặt bằng thi công
Song song với quá trình thi công hai mố và trụ, tiến hành thi công bãi đúc dầm, bãi đúc dầm được bố trí ngay tại vị trí đường đầu cầu.
Cao độ bãi đúc dầm phải lớn hơn cao độ bệ kê gối.
Giải pháp kỹ thuật và công nghệ
A. Cấu tạo và chọn phương pháp gia công cốt thép.
Chọn máy cắt sắt:model GQ-40
Công suất 2,2 kw
Khả năng cắt tối đa :32 mm
Máy uốn sắt :model GW-40
Công suất động cơ 3 kw
Khả năng uốn :6-32 mm
Thép dùng trong cốt thép dầm chủ yếu là các loại sau: φ13, φ16, φ32.
a.Chuẩn bị cốt thép.
Kiểm tra lại hồ sơ bản thiết kế cốt thép.
Thống kê loại cốt thép , hình dạng cốt thép.
Làm các thí nghiệm kiểm tra cốt thép.
b.Gia công cốt thép.
Cốt thép được gia công bằng máy cắt và máy uốn thép.
Lấy dấu trên bàn uốn, bàn uốn cò thể bằng gỗ cứng hay bằng thép, uốn thử và điều chỉnh rồi đóng đinh lên bàn gỗ hay thép làm cữ vạch bằng phấn trên thanh. Uốn xong xếp vào kho có ghi phiếu rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
c.Lấy dấu cốt thép.
L= Ltk - ∑∆li
L: chiều dài thực tế cần chặt.
Ltk: chiều dài thiết kế.
∑∆li: tổng độ giãn dài của thanh thép.
Khi uốn 45° - 90° thì ∆l = 0.5 φ
Khi uốn 150° thì ∆l = 1 φ
Khi uốn 180˚ thì ∆l = 1.5φ
Trước khi cắt thép hang loạt thì lấy dấu uốn thử vài thanh.
d. Cắt thép.
Dùng máy cắt thép chuyên dụng.
e.Nối cốt thép.
Cốt thép sẽ được nối với nhau bằng dây thép buộc 0.9mm hoặc đường kính lớn hơn.
Sự định vị bằng đường hàn chỉ được tiến hành nếu có trong bản vẽ thi công hoặc có sự chỉ dẫn của tư vấn giám sát.
Hình 2.3: Mối nối thép
1: nối buộc 2: hàn đối đầu 3: hàn có bản táP
f.Vệ sinh cốt thép: Dùng máy dánh rỉ săt lam sạch.
B. Lắp đặt ván khuôn đáy.
-Tất cả ván khuôn sẽ được vệ sinh sạch khỏi bụi bẩn, dầu pharafin,và bôi trơn trước khi lắp đặt, lỗ hổng giữa các mối nối được lấp bằng bao bì tránh rò rỉ vữa xi măng.( dùng tám xốp dày 3mm ).
C.Lắp dựng cốt thép.
Chế tạo lồng cốt thép:
- Lồng cốt thép được gia công tại hiện trường trên hệ giá đỡ. Mối nối các thanh cốt thép được đặt so le sao cho trên một mặt cắt lượng mối nối nhỏ hơn 50%. Các sợi cáp DƯL được cắt đủ chiều dài 26m (với dầm bản L= 21m) , luồn đủ các ống nhựa chống dính bám (D18/22) và cuốn băng dính kín đầu các ống nhựa. Các tao cáp được treo lỏng trong lồng thép cho đến khi lồng cốt thép được đặt vào ván khuôn. Để đảm bảo chiều dài đoạn không dính bám của các tao cáp, các ống nhựa được kéo dài và tì vào ván khuôn đầu dầm để không bị dịch chuyển trong khi căng kéo.
Các tao cáp được treo lỏng trong lồng thép cho đến khi lồng cốt thép được đặt vào ván khuôn.
- Buộc các con kê bê tông cố định các lồng cốt thép với 3-5 con kê trên 1m2.
Lắp đặt lồng cốt thép vào ván khuôn:
- Trước khi lắp đặt lồng cốt thép, bề mặt ván khuôn ngoài được vệ sinh sạch sẽ, bôi phụ
chống dính đảm bảo cho việc tách dầm ra khỏi ván khuôn được dễ dàng.
- Dùng 1 dầm gánh đủ chiều dài và cần cẩu (thường là xe nâng dầm) để nâng toàn bộ lồng cốt thép từ giá gia công đến bệ căng và đặt vào ván khuôn.
- Kiểm tra vị trí lồng cốt thép khi đã đặt vào ván khuôn, độ thẳng các sợ cáp và bề dày lớp bê tông bảo vệ.
- Lắp đặt tấm ván khuôn chắn đầu dầm. Các tao cáp được luồn qua các lỗ trên tấm chắn và qua các rãnh của dầm kích đúng vị trí.
D.Lắp dựng ván khuôn thành.
Ván khuôn thành được cố định bằng thiết bị nối và chống đỡ để giữ hình dạng và khoảng cách như trong bản vẽ .
Tất cả ván khuôn thành đều được vệ sinh sạch bụi bẩn, tạp chất. Và được sử lí bằng chất bôi trơn trước khi lắp đặt.
Tất cả mối nối giữa các ván khuôn thành, giữa ván khuôn thành với ván khuôn đáy phải có nhựa cao su chèn đẻ tránh rỉ nước.
Nghiệm thu va chấp thuận bởi tư vấn giám sát trước khi đổ bê tông.
E.Căng kéo cáp DƯL
Neo.
Các yêu cầu kỹ thuật của neo.
-Trong một dầm chỉ dùng một loại neo.
-Neo nhập về phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và phải qua thí nghiệm của một cơ quan đầy đủ chức năng mới được phép đưa vào sử dụng.
*Nghiệm thu:
-Phải có chứng chỉ neo của nhà sản xuất , nếu có điều gì nghi ngờ phải yêu cầu thí nghiệm lại. Độ cứng không những phải nằm trong giới hạn qui định mà đồng thời trị số cứng trên cùng một mẫu không được chênh nhau quá 5 đơn vị Hrc . Kiểm tra vòng neo và chốt neo ( khi kiểm tra phải chú ý bơm vữa có thông không)
-Chuẩn bị lắp đặt bó thép CĐC.
-Công tác chuẩn bị trước khi tạo ứng suất trước.
-Xem xét khuyết tật của dầm nếu có ảnh hưởng đến sức chịu tải thì phải tiến hành sửa chữa.
-Kiểm tra cường độ bê tông đạt 100% cường độ thiết kế thì cho phép tạo ứng suất trước.
-Kiểm tra chứng nhận của thép CĐC.
-Kiểm tra chứng nhận kỹ thuật của neo.
-Kiểm tra sai số khi đặt bó thép CĐC.
-Kiểm tra hiệu chỉnh thiết bị kéo căng (kích DƯL), đồng hồ áp lực sẽ sử dụng. Nếu quá thời gian kiểm định thì phải kiểm định lại.
-Xác định hệ số ma sát của kích và vòng nút neo ( xác định riêng cho từng kích).
-Kiểm tra lỗ luồn bó thép CĐC (độ sạch, sự thông suốt).
-Kiểm tra qui trình thao tác an toàn.
-Chế tạo và lắp bó thép CĐC.
-Thép sợi sử dụng để sản xuất bó thép phải kéo căng và thẳng bằng các máy chuyên dùng. Dùng bó thép 24 sợi 5 mm, trong cùng một dầm, thép CTĐC cần phải dùng cùng một chủng loại xuất xưởng, sản xuất theo một công nghệ nhất định .
-Bó thép cần chuẩn bị trên bệ căng, đảm bảo độ chặt chẽ khi kẹp căng, tạo thành hình dạng bó thép thẳng đều. Lưu ý: Sắp xếp các tao thép CĐC theo đúng thứ tự trong lỗ tạo DƯL, khi luồn phải luồn từng sợi và cắt các sợi phải cắt so le nhau 1cm.
-Các bó thép cần phải bảo quản khỏi bị gỉ do ẩm ướt của không khí . Không được làm dính dầu mỡ , bùn đất , không được làm xây sát biến dạng bó thép.
-Trước khi luồn vòng neo vào bó cáp để chuẩn bị căng kéo thép CĐC cần làm sạch đất, cát và lớp mỡ bảo vệ ở từng sợi thép và vòng neo. Đối với lõi neo trước khi ép vào neo cần khử mỡ đến khi có được bề mặt khô tuyệt đối.
Hình 2.4.Cấu tạo neo OVM
Căng kéo bó thép CĐC.
-Kích căng kéo bó thép CĐC.
-Dùng kích căng kéo phù hợp với bó cáp loại 24 sợi 5mm. Quá trình căng kéo bó thép CĐC Công tác chuẩn bị.
-Dùng máy thuỷ bình theo dõi độ vồng ngược của dầm trong quá trình căng kéo theo từng cấp tải trọng
-Chọn điểm đặt máy thuỷ bình: Từ một điểm đặt máy có thể quan sát được 5 điểm trên toàn chiều dài dầm.
-Các mặt cắt cần xác định độ vồng 0, 1/4L, 1/2L.
Tiến hành căng kéo.Các bước căng kéo được tiến hành theo các cấp tải trọng :
-Bước 1: Căng so dây: Lực nhỏ thường không xác căng so dây là lực định được rõ dàng nhưng dấu hiệu của so dây là ở chỗ : Kim đồng hồ kích bắt đầu tăng đều(Kim đồng hồ hết dao động). Đánh dấu để đo độ dãn dài của cáp.
-Bước 2: căng kéo các bó thép theo từng cấp lực sau mỗi cấp dừng lại 1 khoảng thời gian dừng căng kéo khi dộ vồng của dầm bêtông là 5cm hoặc độ giãn dài thực tế chênh với lý thuyết 10% thì dừng lại
-Việc căng kéo được thực hiện tại 2 đầu của dầm. Tất cả các bước căng kéo trên phải luân chuyển cho từng đầu thực hiện, nghiêm cấm không được thực hiện việc căng kéo đồng thời trên 2 kích.
-Tính toán độ dãn dài của bó thép CĐC.
-Đối với từng cấp tải trọng có một trị số dãn dài tương ứng, vì vậy sau mỗi cấp tải trọng đều phải đo lại độ dãn dài của thép CĐC để so sánh với độ dãn dài tính toán.
-Đo độ vồng ngược và biến dạng ngang của dầm.
- Đo độ vồng ngược Các vị trí để đo độ vồng ngược của dầm tại 5 điểm: 0, 1/4L, 1/2L.
-Dùng máy thuỷ bình với độ chính xác 2 mm/1000m.
-Máy thuỷ bình theo dõi toàn bộ độ vồng quá trình căng kéo của dầm và sau từng bó thép phải ghi số liệu độ vồng vào sổ nhật ký.
-Theo dõi sự chuyển vị ngang của tim dọc dầm.
-Dùng máy kinh vĩ đặt tại một điểm trên hướng tim dọc của dầm để theo dõi tim dọc của dầm trong suất quá trình căng kéo..
Hình 2.5. Trình tự căng kéo cáp
Bảng lực căng kéo cáp
-Các quy định về tụt và đứt thép CĐC.
-Lượng sợi đứt , tụt của các sợi thép của mỗi bó cáp không quá 1 sợi.Tổng số sợi đứt, trượt trong một mặt cắt không vượt quá 1% tổng số sợi thép trong mặt cắt đó.sau khi kéo xong các bó thép tiến hành phun vưa xm lấp các lỗ luồn bó thép CĐC và đổ bêtông bịt đầu dầm , khong được để quá 48h .khi vữa bê tông bịt đầu dầm đạt cường độ thiết kế mới được cẩu và nâng sang ngang dầm.
F.Đổ bê tông dầm.
- Trước khi đổ bê tông, ván khuôn, cốt thép được kiểm tra lần cuối. Tất cả các lỗ hổng hoặc khe hở đều được bịt kín tránh hiện tượng mất vữa. Chú ý bố trí đủ các con kê đảm bảo đúng khoảng cách giữa lồng cốt thép và ván khuôn trong, ngoài.
- Bê tông được cấp tại trạm trộn công trường, vận chuyển bằng xe chở chuyên dụng chạy trên đường công vụ giữa 2 bệ đúc. Kiểm tra độ sụt của bê tông trước khi đổ.
- Đổ bê tông thành từng lớp với chiều dày không lớn hơn 60cm và đảm bảo liên kết tốt giữa các lớp bê tông. Có thể chia thành 2 lớp theo chiều cao dầm như sau:
+ Lớp 1 dày 40cm,
+ Lớp 2 dày 40cm,.
- Bê tông được đầm bằng đầm dùi. Đổ bê tông đến đâu rung đến đó.
- Mỗi dầm đúc 6 mẫu để thử cường độ. Hai mẫu đầu thí nghiệm sau 48h. Hai mẫu tiếp sau 60h. Hai mẫu cuối ép sau 28 ngày.
H. Công tác cắt cáp và đo đạc độ vồng của dầm:
- Chỉ cắt cáp và truyền lực căng vào bê tông khi bê tông đạt cường độ 90%RTK. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm ép mẫu bê tông, ở đây cần có quan điểm lựa chọn chu kỳ hợp lý, quan điểm dùng phụ gia,… để có thể tối ưu hoá cho một chu kỳ sản xuất dầm. Trước khi cắt cáp đánh dấu sơn trên tất cả các tao cáp ở 2 đầu dầm, cách mặt ngoài của ván khuôn bịt đầu khoảng 15cm để đo độ thụt vào của tao cáp.
- Cắt cáp theo đúng trình tự căng cáp. Cắt riêng rẽ từng tao bằng máy cắt Oxyetylen tại vị trí cách mặt trong dầm kích khoảng 30cm. Máy cắt được đưa đi đưa lại nung nóng đỏ 1 đoạn cáp dài khoảng 20cm cho tới khi tao cáp bị đứt.
- Trước, trong và sau quá trình cắt cáp, đo độ vồng của dầm tại các vạch sơn đánh dấu tại 6 vị trí giữa dầm và tim gối.
I. Hoàn thiện và vận chuyển dầm.
- Cẩu chuyển dầm ra khỏi bệ bằng cẩu 50t.
- Cắt cáp đầu dầm bằng máy cắt dùng đá, mối cắt sát đầu dầm.
- Bôi keo Epoxy bảo vệ đầu cáp với chiều dày 6mm.
- Đục tẩy ba via, hoàn thiện dầm. Đánh số dầm ghi rõ ngày đổ bê tông, ngày cắt cáp.
- Đo đạc, nghiệm thu xuất xưởng.
- Vận chuyển dầm vào bãi chứa.
K. Bảo dưỡng bê tông dầm:
Sau khi được nhấc ra khỏi bệ căng, các phiến dầm được bảo dưỡng trong 7 ngày bằng các bao tải giữ ẩm. Việc bảo dưỡng dầm tốt sẽ đảm bảo chất lượng bê tông dầm và giảm được những tác động co ngót, từ biến của bê tông.
L. Lao dầm
TRÌNH TỰ THI CÔNG
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Đúc dầm tại bãi đúc dầm và được tập kết tại bãi chứa để chuẩn bị lao lắp
Bước 2: Lắp đặt hệ thống đường ray, giá long môn và tập kết dầm
- Đá dăm dày 25 cm, rộng 200cm, tà vẹt 20x20x200cm
- Trên các tà vẹt ray P43 làm đường di chuyển
- Lắp đặt giá long môn (tim giá đặt theo tim cầu ở nền đường đầu cầu), lao ngang dầm ra vị trí đường lao doc.
- Nhấc dầm ra khỏi bàn trượt nhờ pa lăng xích và treo trên giá
- Tháo đường lao ngang và đẩy xe goong vào vị trí đỡ dầm rồi từ từ hạ dầm xuống xe goong.
- Lắp đặt dầm dẫn I60
- Lao dọc dầm
Bước 3: Thi công lao lắp dầm vào vị trí
- Giá long môn được đặt trên mố M1 và trụ T1
- Vận chuyển dầm ra vị trí nhịp số 1 bằng xe goong và tời kéo, hãm
- Dùng giá long môn và 2 pa lăng xích nhấc dầm 1 lên sang ngang vào vị trí
- Lao kéo dầm vào vị trí
Bước 4: Thi công lan can lớp phủ mặt cầu
- Lan can đổ tại chỗ
- Thi công lớp phủ mặt cầu
- Hoàn thiện
- Tháo dỡ giá long môn
- thu dọn công trình
- Nghiệm thu bàn giao
Thi Công Mặt Cầu.
Thi công lớp phủ mặt cầu
Trình tự thi công theo các bước sau:
Lắp đặt ván khuôn tại các vị trí mối giữa hai dầm.
Lắp dựng cốt thép tại vị trí nối các dầm theo thiết kế.
Lắp đựng cốt thép, bản mặt cầu theo thiết kế, đặt thép chờ lan can.
Cốt thép gia công tại công xưởng tiến hành hàn nối, buộc cốt thép theo đúng bản vẽ hồ sơ thiết kế. Cốt thép sử dụng cho công trình đúng chủng loại, kích thước được TVGS chấp thuận trước khi thi công.
Dùng máy cao đạc đo đạc chính xác cao độ, bề dày của lớp bê tông mặt cầu vạch lên hai bên thành của lan can. Chuẩn bị đầy đủ vật liệu cho công tác đổ bê tông, kiểm tra thiết bị trước khi đổ bê tông.
Tiến hành đổ bê tông mặt cầu tại chỗ bằng máy trộn kết hợp với thủ công. Trong quá trình đổ bê tông luôn luôn đảm bảo bề dày, mui luyện và độ dốc ngang.
Dùng vải bạt che nắng, che mưa và bảo dưỡng nước giữ ẩm cho bê tông mặt cầu không bị ảnh hưởng do thời tiết trong thời gian bảo dưỡng.
Thi công gờ lan can.
Trình tự thi công theo các bước sau:
Gia công cốt thép, tập kết vật liệu.
Chuẩn bị ván khuôn, vệ sinh ván khuôn.
Lắp dựng cốt thép bằng hàn hoặc buộc.
Lắp dựng ván khuôn bằng cẩu, liên kết chắc chắn ván khuôn.
Đổ bê tông liền khối tại chỗ
Bảo dưỡng bê tông tháo ván khuôn.
Thi công lan can ống thép mạ kẽm.
Ống, lan can, ống nối và các chi tiết khác sẽ được vận chuyển cẩn thận vào trong kho và được đặt trên khối kê đặt trên giá hoặc sàn cao và được bảo vệ chống gỉ. Vật liệu được đánh bụi, dầu mỡ, và các tạp chất khác. Các đầu ren được bảo vệ tránh hư hỏng.
Thép không được đốt nóng, hoặc hàn tại công trường trừ khi có phê chuẩn bằng văn bản của tư vấn giám sát. Thi công tại hiện trường, khoan lỗ hoặc cắt thép phải cẩn thận để tránh hư hỏng thép.
Các cột đứng được đặt vững chắc. Tất cả các chi tiết tạo lỗ trước và phương pháp cố định tại chỗ sẽ theo như bản vẽ.
Các phụ kiện nối lan can ống sẽ được liên kết bằng các đinh vít trừ khi có quy định khác trên bản vẽ. Lắp ráp phụ tùng nối lan can bảo vệ trên mặt dốc được điều chỉnh cao độ để phù hợp với yêu cầu trắc dọc. Đầu ren các phụ kiện nối được sơn phủ bằng sơn lót đỏ và sơn dầu.
Công tác lắp đặt các cấu kiện bằng thủ công và bằng cẩu.
Đổ bê tông lấp đầy lỗ sau khi cố định chính xác vị trí các bu lông neo chờ để lắp lan can ống thép.
Lắp đặt lan can ống thép mạ kẽm được nối với bu long neo chờ M22 thông qua bản thép đệm dày 12mm.
Đánh rỉ sạch sẽ các kết cấu và bảo dưỡng lan can cầu.
Công tác thi công lớp phòng nước mặt cầu
Vệ sinh: Khi bê rộng bản mặt cầu đủ cường độ cho phép theo quy định tiến hành thi công lớp phòng nước mặt cầu. Vệ sinh, thổi sạch bụi bẩn trên bề mặt cầu.
Thi công: Lớp chống thấm mặt cầu được thi công là dung dịch chống thấm dưới dạng phun, phun phủ kin dung dịch trên mặt cầu bằng bình phun máy hoặc cầm tay. Đảm bảo độ dày 0,4 Cm phủ kín toàn bộ mặt cầu.
Công tác thi công lớp bê tông asphal
Chỉ được thi công mặt cầu bê tông nhựa rải nóng trong những ngày không mưa, mặt cầu khô ráo, sạch sẽ bằng phẳng, nhiệt độ không khí không dưới +5oC.
A . Công tác tưới nhựa dính bám
Trước khi rải lớp bê tông nhựa phải làm sạch, khô bằng phẳng lớp mặt lớp, xử lý độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế.
Chỉ rải bê tông nhựa khi cao độ mặt lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc có sai số nằm trong phạm vi cho phép.
Trước khi rải lớp bê tông nhựa, trên lớp móng phải tưới một lớp nhựa dính bám.
Trước khi rải lớp dính bám, mọi vật liệu phải được đưa ra khỏi bề mặt rải và bề mặt rải phải được làm sạch bằng các máy quét bụi hoặc máy thổi bụi đã được kỹ sư tư vấn giám sát chấp nhận. Bề mặt rải phải khô không vượt quá độ ẩm cho phép.
Đun nhựa bằng thiết bị đun nhựa chuyên dụng, vật liệu nhựa không được đun nóng quá 1250C và không được thấp hơn 800C. Nhựa được đưa vào xe phun nhựa tự hành, vòi phun phải được điều chỉnh và được thường xuyên kiểm tra để cho lượng nhựa phun được đồng đều. Tuỳ thuộc vào loại nhựa sử dụng và dàn phun của máy mà điều chỉnh tốc độ vận hành máy phù hợp với lượng nhựa phun xuống.
Bất kỳ một diện tích nào bỏ sót hoặc thiếu hụt lượng nhựa phải được sửa chữa bằng các bình xách tay, việc dùng vòi phun bằng tay chỉ cho phép dùng để sửa chữa các chỗ thiếu hụt và tưới nhựa ở những miếng vá nhỏ hoặc ở những chỗ mà xe phun nhựa không tới được. Nếu tưới nhiều nhựa quá phải rải thêm vật liệu thấm bớt cho khô hoặc dùng nhân công lau cho khô.
Trong khi tưới nhựa phải tiến hành bảo vệ những công trình lân cận như lan can bảo vệ, lề đường ... được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận khi rải lớp nhựa dính bám bề mặt để ngăn ngừa việc làm dính bẩn các công trình đó.
Dùng cọc và dây căng để định vị, vị trí cao độ rải ở hai bên mé mặt đường đúng với chiều dày thiết kế.
Kiểm tra cao độ bằng máy trắc địa.
B . Vận chuyển bê tông nhựa:
Dùng ô tô tự đổ để vận chuyển hỗn hợp bê tông nhựa. Chọn tải trọng và số lượng của ô tô
cho phù hợp với công suất của trạm trộn, của máy rải và cự ly vận chuyển đảm bảo sự liên tục, nhịp nhàng ở các khâu.
Cự ly vận chuyển phải chọn sao cho nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải không thấp hơn 1200C.
Thùng xe phải kín, sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và thành thùng ( hoặc dàu chống dính bám). Không được dùng dầu mazút hay các dung môi hoà tan được nhựa bitum để quét đáy và thành thùng xe. Xe vận chuyển hỗn hợp Bê tông nhựa phải có bạt che phủ.
Mỗi chuyển ô tô vận chuyển hỗn hợp Bê tông nhựa khi rời chạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, khối lượng, chất lượng, thời điểm xe rời chạm và thời điểm vận chuyển đến công trường thi công.
Trước khi đổ hỗn hợp Bê tông nhựa vào phễu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗ hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200C thì phải loại đi.
C . Rải bê tông nhựa
Khi bắt đầu ca làm việc, cho máy rải hoạt động không tải 10-15 phút để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, bằng chuyền, đốt nóng tấm là. Đặt dưới tấm là thanh gỗ có chiều cao bằng 1,2-:-1,3 bề dày thiết kế của lớp bê tông nhựa. Trị số chính xác được xác định thông qua giai đoạn thi công thử.
Chỉ rải bê tông nhựa nóng bằng máy chuyên dùng, ở những chỗ góc thi công nhỏ thì cho phép cào bằng thủ công.
Ô tô chở hỗn hợp BTN đi lùi dẫn tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ tiến về phía trước cùng máy rải.
Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa nóng, bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn hoạt động.
Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng và cao độ rải.
Khi máy rải làm việc bố trí nhân công cầm bàn trang, xẻng, cào sắt đi theo máy để té hỗn hợp bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên lớp BTN mới rải.
Cuối đợt làm việc máy rải phải chạy không tải quá cuối vệt rải khoảng 5-7m mới ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường. Phải xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép chỗ nối tiếp được ngay thẳng tiến hành ngay sau khi lu lèn xong, lúc hỗn hợp còn nóng, nhưng không lớn hơn +70oC.
D . Lu lèn hỗn hợp
Lu lèn mặt đường làm bằng lớp hỗn hợp BTN nóng bằng lu bánh thép từ 8-10 tấn.
Rải bê tông nhựa đến đâu tiến hành lu ngay đến đó
Đầu tiên thì lu nhẹ 8 tấn đi 2-4 lần/điểm. Tốc độ 2km/h sau đó lu bằng lu bánh lốp nặng 16 tấn lu 15-20 lượt/điểm. Lu nặng 10 tấn đi 15-20 lần/ điểm, tốc độ V = 2km/h trong quá trình lu phải thường xuyên bôi ướt mặt bánh lu bằng nước lã hoặc dầu hoả
Máy lu đi dần từ mép mặt đường vào tim đường rồi từ tim ra mép vệt lu đè lên vệt lu trước 15-20cm.
Công tác thi công khe co giãn
Đo đạc xác định vị trí kích thước
Lắp đặt cốt thép liên kết, thân bu lông, đổ bê tông đủ cao độ.
Lắp đặt khe co giãn bằng cao su, liên kết chắc chắn bằng bu lông.
Dán keo đậy kín các vị trí bu lông.
3.4.TIẾN ĐỘ THI CÔNG.
Đúc 1 lúc 1 dầm T dự kiến 1 dầm thi công trong 6 ngày. Dầm sau gối dầm trước 2-3 ngày. Tổng thời gian cần thiết để đúc 4 dầm dự kiến khoảng 18 ngày từ ngày 07/4/2014 đến ngày 24/4/2014. Tiến hành lao dầm sau khi đã đúc xong 4 phiến dầm 24m .
Tổng thời giân thi công kết cấu nhịp dự kiến là 01 tháng. Thới gian thi công bản mặt cầu và hoàn thiện dự kiến là 20 ngày
3.5.THIẾT BỊ, NHÂN LỰC THI CÔNG CHỦ YẾU
Thiết bị:
- Máy trộn: công suất 250 lít.
- Cần cẩu: khả năng cẩu 75T.
- Máy nâng: Khả năng nâng 50T
- Máy phát điện ALLIS: chạy bằng dầu.
- Máy cắt sắt, máy uốn sắt.
- Máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử, thước thuỷ, mia.
- Máy đầm HONDA, máy đầm điện.
- Máy hàn điện 220V, 380V.
- Máy vệ sinh (sử dụng bàn chải sắt).
- Kích (đội).
- Máy bơm nước.
- Thiết bị giàn phóng:
+ 2 bộ giá long môn
+ 2 tời điện 5T
+ 2 tới điện 3T
+ Đường ray P43giàn phóng.
+ Kích (đội) bằng thuỷ lực.
+ Kích (đội) đứng kéo cáp.
+ Tà vẹt 20x20x200mm
+ Xe Goongf
+ Xe chuyên dùng.
-Các điều kiện cần thiết khi thiết kế thành phần bê tông
3.6. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG
3.6.1.Các công việc chính :
Làm mặt bằng bãi đúc dầm
Sản xuất dầm
Lắp dựng ván khuôn
Gia công cốt thép thường
Đổ và bảo dưỡng bêtông
Căng kéo cốt thép DƯL
Lao dầm
Làm đường lao ngang
Làm dầm dẫn
Làm đường lao dọc
Lắp dựng giá long môn
lao lắp dầm
3.6.2.Thực hiện (tra Định mức dự toán XDCB 1776-2006)
Làm mặt bằng bãi đúc dầm
Kết cấu bãi đúc dầm:
Dải đá dăm+đổ bêtông bệ đúc dầm
Khối lượng đá dăm nền bãi đúc dầm+bệ đúc dầm 191,7 (m3)
SHĐM :AD-11220
Nhân công :4,0/7: 4,4
Số công :(191,7x4,4):100=8,43(công)
Máy thi công:
Máy rải 50÷60m3/h :0.21 ca/m3
số ca :(0.21x191,7):100 =0,4 (ca)
Máy lu rung 25T :0,21 ca/m3
Số ca:(0,21x191,7):100=0,4(ca)
Máy lu bánh lốp 16T:0,42 ca/m3
Số ca:(0,42x191,7):100=0,805(ca)
Máy lu 10T :0,21 ca/m3
Số ca :(0,21x191,7):100=0,4(ca)
Ôtô tưới nước 5m3:0,21 ca/m3
Số ca(0,21x191,7):100=0,4(ca)
Máy khác:0,5%
Số ca :(0,005x191,7):100=0,0096(ca)
Khối lượng bêtông bệ đúc dầm M200 :15,6(m3)
Nhân công :3/7 :1,42 công/m3
Số công :15,6x1,42=22,152(công)
Máy thi công:
Máy trộn 250L:0,095 ca/m3
Số ca:15,6x0,095=1,482(ca)
Máy đầm bàn :0,089 ca/m3
Số ca :15,6x0,089=1,39 (ca)
Tổng số công ,ca :
Số công NC 4/7=8,43 công
Số công NC3/7=22,152 công
Số ca =5,2866( ca)
Sản xuất dầm
Lắp dựng ván khuôn
Diện tích ván khuôn cần lắp dựng :4x26,122=104,448(m2)
SHĐM : AG-32100
Nhân công 4,5/7 :1.36(công /m2)
số công :1,36x104,448 =142,05 (công)
máy hàn 23 KW :0,03 (ca/m2)
số ca :0,03x104,448=31,33(ca)
máy cắt thép :0,002 (ca/m2)
số ca:0,002x104,448=0,21(ca)
máy khác 3%
số ca:0,03x104,448=3,133(ca)
Gia công cốt thép thường (MHĐM-AF61500)
Tổng khối lượng thép của 4 dầm =18,94637(T)
Đường kính cốt thép <18mm
Nhân công 3,5/7 :10.04 (công /tấn)
Þsố công :10,04x18,94367=190,22(công)
Máy hàn 23KW :1.133(ca/tấn)
Þsố ca :1,133x18,94637=21,46(ca)
Máy cắt uốn :0.32(ca/tấn)
Þsố ca :0.32x18,94367=6,06(ca)
Căng kéo cốt thép DƯL:
Đổ bêtông(MHĐM-AF15200)
Khối lượng bêtông tính cho 4 dầm :1,008x24x4=96,78 (m3)
Nhân công 4/7 nhóm I: 2,48(công /m3)
Þsố công :2,48x96,78=240,01(công)
Máy trộn 250l :0.095 (ca/m3):
Þsố ca :0.095x96,78=9,19 (ca)
Máy đầm dùi 15kw :0.20 (ca/m3)
Þsố ca :0.20x96,78 = 19,35 (ca)
Sà lan 200T :0,21 (ca/m3)
Số ca :0,21x96,78=20,32(ca)
Tầu kéo150CV:0,006 (ca/m3)
Số ca :0,006x96,78=0,58 (ca)
Máy khác :2%
0,02x96,78=1,94(ca)
Tổng số công,ca:
số công=572,28 (công)
số ca =113,57(ca)
Lao dầm
Làm đường lao ngang+đường lao dọc
Rải đá dăm đường lao ngang+đường lao dọc với khối lượng đá dăm :37,4(m3);(MHĐM-AD11220)
Nhân công 4,0/7:4,4 (công/m3)
Số công :(4,4x37,4):100=1,6456(công)
Máy rải 50-60m3/h :0,21(ca/m3)
Số ca:(0,21x37,4):100=0,078(ca)
Máy lu rung 25T:0,21 (ca/m3)
Số ca:(0,21x37,4):100=0,078(ca)
Máy lu bánh lốp 16T:0,42(ca/m3)
Số ca :(0,42x37,4):100=0,157(ca)
Máy lu 10T :0,21(ca/m3)
Má Số ca:(0,21x37,4):100=0,078(ca)
Máy khác:5%
Má
Số ca :(0,005x37,4):100=0,00187(ca)
Chiều dài lắp đường rayP43 cần lắp 80x2=160 (m)=12,8 (thanh)(MHĐM-41100)
Nhân công 4.5/7 nhóm I :776.07 (công/1000m)
Þsố công :0,77607x160=124,17 (công)
Làm dầm dẫn (khối lượng 4 dầm dẫn =10,368T) -MHĐM-62100
Công nhân 4,5/7 :16,6(công/T)
Số công :16,6x10,368=172,10(công)
Cần cẩu 16T :0,1(ca/tấn)
Số ca :0,1x10,368=1,0368(ca)
Cần cẩu 25T :0,23(ca/tấn)
Số ca :0,23x10,368=2,384(ca)
Máy khác:5%
Số ca :0,05x10,368=0,5184(ca)
Lắp dựng giá long môn(khối lượng giá môn =6,104T)-MHĐM-63300
Nhân công 4,0/7:9,5(công/tấn)
Số công :6,104x9,5=57,98(công)
Cần cẩu 16T :0,27(ca/tấn)
Số ca :6,104x0,27=1,64(ca)
Máy hàn 23KW;3(ca/tấn)
Số ca :6,104x3=18,312(ca)
Lao lắp dầm
Chiều dài của dầm là :24m
SHĐM -52100
Nhân công 4,5/7 nhóm I :5.92 (công/1m dầm)
số công :5,92x24=142(công)
Sang ngang bằng giá long môn :0.085(ca/1m dầm)
số ca :0.085x24=2,04(ca)
Tời điện 5T
Tời Số ca :0,085x24=2,04(ca)
Máy khác:10%
Số ca:0,1x24=2,4(ca)
CHƯƠNG IV:DỰ TOÁN
4.1. Phương pháp lập dự tóan.
Chi phí xây dựng trong dự toán công trình theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và giá tương ứng từng loại
a. Căn cứ xác định:
- khối lượng công trình được bóc tách từ hồ sơ thiết kế
- Định mức xây dựng công trình
-Thuế suất, thuế giá trị gia tăng
- Các văn bản liên quan
b. Phương pháp xác định
Trình tự tính toán
4.2. Phương pháp lập dự tóan.
Chi phí xây dựng trong dự toán công trình theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và giá tương ứng từng loại
a. Căn cứ xác định:
- khối lượng công trình được bóc tách từ hồ sơ thiết kế
- Định mức xây dựng công trình
-Thuế suất, thuế giá trị gia tăng
- Các văn bản liên quan
b. Phương pháp xác định
Trình tự tính toán
Lập bảng tính chi phi vật liệu
Lập bảng tính chí phí máy thi công
Lập bảng tính chi phí nhân công
Bước 2: xác định các khoản mục còn lại và tổng hợp dự toán chi phí xây dựng
Chi phí vật liệu (lấy từ bảng 1)
Chi phí nhân công (lấy từ bảng 2)
Chi phí sử dụng máy (lấy từ bảng 3)
Chi phí trực tiếp khác
Chi phí trực tiếp
Chi phí chung
Chi phí trực tiếp và chi phí chung
Thu nhập chịu thuế tính trước
Chi phí xây dựng trước thuế
Thuế giá trị gia tăng
Chi phí xây dựng sau thuế
Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công
Chi phí xây dựng tổng cộng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_antot_nghiep_cau_truoi_4672.doc