Thiết kế xây dựng công trình Chung cư phan Xích Long tại phường 2- Quận Phú Nhuận - TP HCM

Do đặc điểm công trình là nhà cao tầng lại nằm tiếp giáp nhiều trục đường chính và nhiều khu dân cư nên phải có biện pháp chống bụi cho toàn nhà bằng cách dựng giáo ống, bố trí lưới chống bụi xung quanh bề mặt công trình - Đối với khu vệ sinh công trường có thể ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để đảm bảo vệ sinh chung trong công trường. - Trong công trình cũng luôn có kế hoạch phun tưới nước 2 đến 3 lần / ngày (có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết) làm ẩm mặt đường để tránh bụi lan ra khu vực xung quanh. - Xung quanh công trình theo chiều cao được phủ lưới ngăn bụi để chống bụi cho người và công trình.

docx40 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế xây dựng công trình Chung cư phan Xích Long tại phường 2- Quận Phú Nhuận - TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G 9: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO 9.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH: Tên công trình: CHUNG CƯ PHAN XÍCH LONG Chức năng: Nhà ở công cộng Quy mô công trình: Nằm trên khu đất quy hoạch, diện tích xây dựng công trình gồm 8 tầng cao 28(m), không có tầng hầm. Địa điểm xây dựng công trình: PHƯỜNG 2- QUẬN PHÚ NHUẬN-TPHCM + Phần mái: - Mái bằng bê tông cốt thép chịu lực: + Phần thân: - Công trình được thiết kế kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, đổ toàn khối. - Tường xây gạch ống - Tường trong, ngoài sơn nước. + Phần ngầm: Kết cấu móng: Sử dụng cọc ép bê tông tiết diện cọc ép sâu vào trong đất khoảng 20(m)( so với cốt tự nhiên ), đài cọc và cọc sử dụng bê tông B25 (M350), cốt thép CII. 9.1.1. Điều kiện thi công: 9.1.1.1. Thời tiết - khí hậu: - Công trình được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh , nên thời tiết và khí hậu mang tính chất chung của khí hậu miền Nam với hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. - Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. 9.1.1.2. Địa chất công trình Khu đất xây dựng tương đối bằng phẳng, trống trải không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 2,2(m) so mặt đất tự nhiên nên cần thiết kế biện pháp hạ mực nước ngầm. 9.1.1.3. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu Các loại vật tư chủ yếu như: xi măng, sắt thép, côppha, gỗ,sẽ được cung cấp theo yêu cầu của công trình. Toàn bộ khối lượng vật tư sẽ đưa đến công trình cụ thể như sau: - Thép: Sử dụng thép của công ty thép miền Nam - Xi măng: Sử dụng xi măng PC40 Hà Tiên và một số loại xi măng đặc biệt khác theo yêu cầu của thiết kế. - Vật liệu khác lấy tại địa bàn tp Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 9.1.1.4. Nguồn cung cấp điện và nước: a. Nguồn cung cấp điện: Điện sử dụng chính của công trình được dẫn từ mạng lưới của thành phố Hồ Chí Minh vào. Ngoài ra để đảm bảo tiến độ thi công không bị gián đoạn khi bị mất điện tại công trình phải dự phòng máy phát điện riêng. b. Nguồn cung cấp nước sử dụng: Nước dùng trong thi công và sinh hoạt lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố Hồ Chí Minh, do đó chỉ thiết kế đường ống chính dẫn vào công trình. c. Nguồn cung ứng lao động: Nguồn cung ứng lao động cho công trình là đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của nhà thầu xây lắp tuyển dụng kết hợp với công nhân lao động phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 9.2. NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO: Thiết kế kỹ thuật thi công phần khung, dầm, sàn tầng điển hình. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng 9.3. LỰA CHỌN BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ: Đặc trưng của việc đổ bê tông toàn khối là quá trình thiết kế gia công cốp pha, trộn vữa bê tông, vận chuyển bê tông và đầm bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 9.3.1. Phương án thi công bằng thủ công : Tiến hành trộn, vận chuyển và đầm chặt bê tông một cách thủ công chỉ áp dụng đối với những công trình nhỏ, khối lượng bê tông ít. Phương án này giá thành rẻ nhưng chất lượng công trình không cao, không phản ánh được chuyên môn cao chỉ mang tính thuần túy giản đơn, do vậy phương án này mang lại hiệu quả kinh tế thấp. 9.3.2. Phương án thi công bằng cơ giới kết hợp với thủ công : Tiến hành trộn vữa bê tông, vận chuyển bê tông và đầm bê tông bằng cơ giới kết hợp với thủ công ở một số công việc có khối lượng ít. Phương án này có nhiều ưu điểm không những tiết kiệm được thời gian mà chất lượng công trình cũng được đảm bảo, thi công đối với công trình có khối lượng bê tông lớn, mang lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra nó còn thể hiện tính chuyên môn hoá và công nghiệp hoá giúp cho người kỹ thuật thi công nâng cao năng suất lao động và hiệu qủa công việc trong điều hành. Kết luận: Từ những đặc điểm của hai phương án trên, đối với công trình này ta chọn phương án thi công bằng cơ giới kết hợp với thủ công. 9.3.3. Trình tự thi công các hạng mục: Đối với hệ dầm sàn: Lắp dựng dàn giáo ® Lắp dựng cốp pha ® Đặt cốt thép ® Đổ bê tông. CHƯƠNG 10: THI CÔNG DẦM SÀN 10.1. PHÂN ĐOẠN – PHÂN ĐỢT: 10.1.1. Phân đoạn thi công công tác trên mặt bằng: Việc phân đoạn trong công tác đổ bê tông toàn khối phụ thuộc vào năng suất máy trộn, máy bơm và lượng vật liệu cung cấp, ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của kết cấu và công tác cốp pha. Dựa vào mặt bằng công trình và khả năng cung cấp bê tông là liên tục (do dùng bê tông thương phẩm) ta chỉ tổ chức 1 phân đoạn trên toàn bộ mặt bằng công trình. 10.1.2. Phân đợt thi công trên mặt đứng: Ta phân công trình thành 22 đợt thi công cụ thể như: - Đợt 1: Đổ bê tông đài móng - Đợt 2: Đổ bê tông cổ móng - Đợt 3: Đổ bê tông đà kiềng - Đợt 4: Đổ bê tông cột tầng 1 - Đợt 5: Đổ bê tông dầm sàn tầng 1 - Đợt 6: Đổ bê tông cột tầng 2 - Đợt 7: Đổ bê tông dầm sàn tầng 2 - Đợt 8: Đổ bê tông cột tầng 3 - Đợt 9: Đổ bê tông dầm sàn tầng 3 - Đợt 10: Đổ bê tông cột tầng 4 - Đợt 11: Đổ bê tông dầm sàn tầng 4 - Đợt 12: Đổ bê tông cột tầng 5 - Đợt 13: Đổ bê tông dầm sàn tầng 5 - Đợt 14: Đổ bê tông cột tầng 6 - Đợt 15: Đổ bê tông dầm sàn tầng 6 - Đợt 16: Đổ bê tông cột tầng 7 - Đợt 17: Đổ bê tông dầm sàn tầng 8 - Đợt 18: Đổ bê tông dầm đáy, bản đáy hồ nước - Đợt 19: Đổ bê tông thành, dầm nắp, bản nắp hồ nước. - Đợt 20: Đổ bê tông bản nắp hồ nước. Hình 2.1: Mặt cắt phân đợt đổ bê tông 10.1.4. Tính toán khối lượng bê tông dầm, sàn: 10.1.4.1. Thể tích bê tông sàn: Thể tích bê tông bản sàn: Kết quả tính toán được lập thành bảng sau: Thể tích bê tông sàn bảng tính diện tích sàn tên ô sàn kích thước số lượng khối lượng L1b L2B hb S1 4,2 5,0 0,09 40 75,60 S2 2,6 3,0 0,09 6 4,21 S3 3,0 5,0 0,09 3 4,05 S4 3,0 3,8 0,09 3 3,08 S5 4,2 5,0 0,09 4 7,56 S6 3,1 4,2 0,09 4 4,69 S7 1,9 2,1 0,09 4 1,44 S8 2,0 2,0 0,09 8 2,88 S9 2,0 2,2 0,09 8 3,17 S10 2,0 4,2 0,09 2 1,51 S11 2,0 2,0 0,09 4 1,44 S12 2,2 3,0 0,09 6 3,56 S13 2,8 3,0 0,09 6 4,54 S14 3,0 5,0 0,09 6 8,10 S15 1,2 5,3 0,09 6 3,43 S16 1,5 3,0 0,09 6 2,43 S17 1,6 4,2 0,09 6 3,63 S18 1,2 6,0 0,09 3 1,94 S19 1,9 2,1 0,09 4 1,44 S20 1,2 3,0 0,09 3 0,97 S21 2,3 2,4 0,09 3 1,49 S22 1,1 2,4 0,09 3 0,71 S23 1,1 1,3 0,09 6 0,77 S24 1,3 4,0 0,09 3 1,40 tổng 144.05 10.1.4.2. Thể tích bê tông dầm: Thể tích bê tông dầm: Thể tích bê tông dầm khối lượng bê tông dầm tiết diện chiều dài số lượng khối lượng b h 200 300 5,3 12 3,816 200 300 1,2 6 0,432 200 300 1,5 18 1,62 200 400 4,2 4 1,344 200 400 5 6 2,4 250 300 4 11 3,3 250 400 4,2 72 30,24 250 500 6 18 13,5 250 500 5 75 46,875 200 300 3 3 0,54 200 300 1,8 4 0,432 200 400 1,5 3 0,36 200 400 4 8 2,56 200 300 1,1 3 0,198 tổng 107,617 10.1.5. Chọn máy thi công: 10.1.5.1. Chọn cần trục: Công trình có chiều cao 28,00(m) (so với mặt đất tự nhiên ) Bề rộng công trình là 24(m) Chiều dài công trình là 68,630(m) (không kể nhịp cầu thang). Với đặc điểm trên ta chọn cần trục tháp loại đứng cố định để vận chuyển vật liệu lên cao. Chiều cao nâng cần thiết: Trong đó: Chiều cao công trình. khoảng cách an toàn. chiều cao thiết bị treo buộc. chiều cao cấu kiện (khi cẩu giàn giáo). Công trình có diện tích mặt bằng tầng điển hình thi công: 24×68,63(m), sử dụng 1 cần trục tháp cho công trình cố định, bố trí cần trục ở giữa cạnh 68,63(m) và cách mép công trình 5(m) Tầm với yêu cầu: Với . (khoảng cách từ tim cần trục tháp đến mép công trình). Căn cứ vào chiều cao công trình và tầm hoạt động tới vị trí xa nhất của mặt bằng công trình ta chọn cần trục tháp mã hiệu HPCT - 5013 của hãng Hòa Phát có các thông số kỹ thuật như sau: Thông số kỹ thuật cần trục tháp HPCT - 5013 Chiều cao nâng Chiều cao tiêu chuẩn (m) 37,5 Chiều cao tối đa (m) 140 Bán kính làm việc tối đa (m) 50 Tải trọng tối đa (T) 6 Tổng công suất (kW) 32 Tốc độ làm việc Bội suất a = 2 a = 4 Tải trọng tời (T) 1,5 3 3 3 6 6 Tốc độ nâng tời (m/ph) 80 40 6,5 40 20 4,25 Tốc độ quay (m/ph) 0,6 Tốc độ xe con (m/ph) 0 – 40,5 10.1.5.2. Chọn máy vận thăng: Sử dụng hai vận thăng: Một vận thăng chở người và một vận thăng chở vật liệu. Vận thăng có nhiệm vụ vận chuyển những vật liệu mà cần trục khó vận chuyển được như các vật liệu phục vụ công tác hoàn thiện gạch lát, gạch ốp, thiết bị vệ sinh, vật liệu rời, gạch xây, vữa a. Vận thăng vận chuyển vật liệu: Chọn vận thăng vận chuyển vật liệu mã hiệu TP-5 - Tải trọng 500(kG). - Tốc độ nâng: 0,5 – 1(m/s). - Độ cao nâng tiêu chuẩn 50(m). - Chiều dài sàn vận chuyển - Trọng lượng: 6500(kG). - Công suất động cơ: 7,5(kW). a. Vận thăng chở người: Chọn vận thăng chở người SCD100. - Số người nâng tối đa:12 (người). - Trọng tải: 1000(kg). - Tốc độ nâng: 40(m/ph). - Độ cao nâng tiêu chuẩn: 50(m). - Độ cao nâng tối đa: 100(m). - Lồng nâng: + Kích thước: + Trọng lượng: 1300(kG). - Công suất động cơ: 10,5(kW). - Điện áp: 380V 50 – 60(Hz). 10.1.5.3. Chọn máy phục vụ đổ bê tông. a. Chọn Phương Tiện Bơm Bê tông: - Tính áp lực tổn thất trong quá trình bơm bê tông lên sàn tầng 5. Chọn vị trí máy bơm bê tông nằm giữa trục 7 và trục 8 và cách công trình 4(m). + Áp lực tổn thất theo chiều ngang: Trong đó: chiều dài nhà khoảng cách từ máy đến chân công trình. chiều cao từ mặt đất tự nhiên cao trình -1,15(m) đến vị trí cần bơm. + Áp lực tổn thất theo chiều cao: + Áp lực tổn thất đoạn cong ( lấy 6 đoạn cong): + Áp lực tổn thất khâu nối ống: khâu nối + Đoạn ống mềm + Đoạn chạy máy Tổng áp lực bị tổn thất trong quá trình bơm là. Số bar cần thiết để chọn máy bơm là Chọn máy bơm phải thỏa điều kiện áp suất đầu ra phải gần bằng 1/4 áp suất đầu vào. Theo sách tác giả Vũ Văn Lộc, Ngô Thị Phương, Nguyễn Ngọc Thanh, Vũ Thị Xuân Hồng, Nguyễn Minh Trường “Sổ tay chọn máy thi công” Nhà Xuất Bản Xây Dựng trang 351. Chọn máy bơm bê tông: - Mã hiệu: BSA 1400 - Lưu lượng: 90 - Áp lực: 108(bar) - Công suất động cơ: 75(kW). - Đường kính ống: 200(mm) - Hành trình pittông 1400(mm) - Dung tích phễu chứa 450(lít) - Trọng lượng 4,2(tấn) · Tính thời gian bơm bê tông dầm - sàn tầng 5 Khối lượng bê tông dầm - sàn tầng 5 là: Lưu lượng bơm tính toán của máy bơm. - : Hệ số sử dụng thời gian - ® Chọn b. Chọn xe vận chuyển bê tông thương phẩm: Theo sách sổ tay chọn máy thi công xây dựng “Nguyễn Tiến Thụ” trang 67. Chọn xe mã hiệu SB-92B có các thông số kỹ thuật như sau: - Dung tích thùng trộn: 6 - Ô tô cơ sở: KamAZ-5511 - Dung tích thùng nước: 0,75 - Công suất động cơ: 40(kW) - Tốc độ quay thùng trộn: 9 ¸14,5 (v/phút) - Độ cao đổ phối liệu vào: 3,5(m) - Thời gian đổ bê tông ra: 10(tmin/phút) - Vận tốc di chuyển đường nhựa: 70(Km/h) - Vận tốc di chuyển đường đất: 40(Km/h) - Dài: 7,38(m) - Rộng: 2,5(m) - Cao: 3,4(m) - Trọng lượng có bê tông: 21,85(t) · Tính số lượng xe chỡ bê tông: Khối lượng bê tông dầm sàn là: Năng suất xe vận chuyển đđược tính theo công thức : . Trong đó:  : Hệ số sử dụng thời gian : dung tích thùng xe theo lý thuyết là . : dung tích thùng xe thực tế. Số lượng xe chở bê tông cho dầm sàn tầng 5. ® Chọn · Tính thời gian xe vận chuyển bê tông từ trạm trộn đến chân công trình và xả hết bê tông. Tvc = tchất + tdỡ + tvđộng + (phút) Trong đó: tchất = 10(phút) (xe chờ nhận vữa) tdỡ = 10(phút) (xe chờ bơm bê tông) tvđộng = 5(phút) (quảng đường chuyên chở bê tông) vđi = vvề (vận tốc di chuyển trong thành phố) chất Þ Tvc = tchất + tdỡ + tvđộng + (phút) Quy định thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia theo TCVN 4453 : 1995 trang 19 mục 6.3.1 bảng 14. Khi nhiệt độ 20 – 30(độ C) thời gian cho phép là 45(phút). Þ= 36(phút) < 45(phút) ® Thỏa điều kiện lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia Vậy bê tông dầm sàn tầng 6 có khối lượng 251,67, thời gian bơm bê tông 3,8(h), số lượng xe vận chuyển là 56(xe) c. Chọn máy đầm bê tông: Sử dụng đầm dùi chạy bằng điện PHW-35 của hãng Hòa Phát - Động cơ 800(W). - Đường kính dùi - Chiều dài đầu dùi - Chiều dài dây dùi - Biên độ rung 3,0(mm) - Điện áp 220(V) - Trọng lượng d. Chọn máy trọn vữa: Sử dụng máy trộn vữa SB-133, có các thông số kỹ thuật sau : - Thể tích thùng trộn: V = 100(l). - Thể tích suất liệu: Vsl = 80(l). - Năng suất 3,2 (m3/h), hay 25,6(m3/ca). - Vận tốc quay thùng: v = 550(vòng/phút). - Công suất động cơ: 4(kW). e. Các máy và phương tiện phục vụ thi công khác: Để phục vụ công tác thi công bê tông cốt thép toàn khối, ta cần các sử dụng các loại máy khác như: máy hàn, máy cắt uốn thép, máy kinh vĩ, máy bơm nướcCác loại máy này được lựa chọn với chủng loại và số lượng phù hợp với yêu cầu thi công trên công trường với giả thiết toàn bộ máy móc luôn được trang bị đầy đủ phục vụ công tác thi công. 10.2. BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM SÀN: 10.2.1. Công tác cốp pha : - Dùng cốp pha tiêu chuẩn để làm cốp pha dầm, sàn kết hợp với góc trong, góc ngoài, phần bù bằng ván ép. - Hệ thống đở cốp pha gồm hai lớp dầm thép hộp , lớp trên đở các tấm cốp pha thép dùng hộp . Lớp dưới đở lớp trên sử dụng hộp - Hệ thống cây chống dùng cây chống thép . - Hệ thống các dầm thép được thiết kế trên cơ sở đảm bảo về cường độ và độ võng cho phép. - Chọn khoảng cách dầm thép lớp trên cách khoảng 600(mm) và khoảng cách dầm thép lớp dưới là 800 – 900(mm). + Trình tự lắp đặt cốp pha dầm sàn: - Khi lắp cốp pha cột dây biên, đo cao trình cột dây biên còn thép chờ dầm neo vào, do đó bê tông cột đổ cách đáy dầm một khoảng neo cốt thép . - Dựng hệ thống cây chống, các cây chống liên kết với nhau thông qua hệ thống ống thép có các ống nối và các loại kẹp quay. Vị trí của cây chống ta dùng phấn vạch lên bề mặt của sàn bê tông theo đúng kích thước tính toán. Sau đó lắp các ống thép giằng cây chống lại với nhau tạo thành khung vững chắc. - Lắp hệ thống dầm thép liên kết chúng với đế đở của cây chống bằng cách hàn hoặc liên kết vít. - Lắp dựng hệ thống dầm thép đỡ sàn. - Đặt cốp pha đáy dầm lên dầm thép, tiến hành điều chỉnh cho tim dầm đúng vị trí thiết kế, đồng thời điều chỉnh đúng cao trình. - Trước tiên điều chỉnh độ cao hai đáy dầm ở cùng độ cao thiết kế. Độ cao này xác định theo độ cao mặt sàn đã được đánh dấu trên cốt thép bằng sơn đỏ trừ đi chiều cao dầm. Sau đó điều chỉnh bằng tăng đơ của cột chống đúng cao trình. - Để kiểm tra thăng bằng theo phương ngang của đáy dầm và độ thẳng đứng của thành dầm bằng ống cân thủy, thước nivô. - Hệ thống dầm thép được giữ cố định bởi liên kết giữa dầm thép và cây chống. Hai thành dầm được giữ cố định bằng chống đứng và chống xiên. Tiến hành đặt cốp pha sàn lên vị trí lắp ghép. Để đảm bảo độ bằng phẳng của mặt sàn, ta dùng chiêm gỗ điều chỉnh và ống nivô để kiểm tra. Cao trình của sàn được kiểm tra bằng máy kinh vĩ. - Dùng băng dán kín những khe hở gữa các tấm cốp pha sàn. Liên kết giữa thành dầm và cốp pha sàn ta dùng các góc trong và góc ngoài. Những chổ tiếp giáp cột ta sẽ bịt kín sau khi vệ sinh sạch sẽ sàn và đáy dầm, trường hợp các tấm cốp pha tiêu chuẩn không kín thì dùng phần bù bằng ván ép. + Nghiệm thu cốp pha dầm sàn: Sau khi lắp đặt xong cốp pha dầm sàn, ta tiến hành nghiệm thu hệ thống cốp pha cây chống. Kiểm tra độ phẳng của mặt sàn, độ ổn định tổng thể của hệ thống cốp pha . 10.2.2. Công tác cốt thép dầm sàn: + Cắt cốt thép: Lấy mực cắt cốt thép các thanh riêng lẻ thì dùng thước bằng thép cuộn và đánh dấu bằng phấn. Dùng thước dài để đo, tránh dùng thước ngắn phòng sai số tích lũy khi đo. - Để cắt cốt thép ta dùng dao cắt bàn cơ khí, có thể cắt được thép có đường kính Æ < 20 ta dùng máy cắt cốt thép. + Uốn cốt thép: Với các thanh thép nhỏ dùng vam và thớt uốn để thao tác. Thớt uốn được đóng đinh cố định vào bàn gổ để dể thi công. Đối với các thanh thép có đường kính lớn thì dùng máy uốn. - Cốt thép dầm sàn đã được thi công sẵn tại xưởng thép trên công trường, sau đó bó lại từng bó, đánh dấu ký hiệu từng loại. Sau đó dùng cần trục tháp để vận chuyển lên sàn theo từng vị trí đã được đánh dấu. - Công tác cốt thép được tiến hành sau khi kiểm tra kỹ lưỡng cốp pha dầm và sàn Quá trình ghép buộc cốt thép tiến hành ngay trên mặt sàn. - Cốt thép dọc phía trên dầm được treo lên cây gỗ được kê cao lên ghế đỡ. Cốt thép dọc phía dưới được treo bởi các cốt đai với các cốt dọc bên trên. Chú ý kê cốt thép dầm cao hơn mặt sàn để dễ thao tác. Khi buộc cốt thép dầm xong thì ta chỉ cần hạ xuống là được. Đầu tiên ta liên kết tạm 4 cây thép này bằng cốt đai ở 2 đầu dầm. Sau đó kiểm tra và định vị chính xác vị trí của 4 cây thép dọc làm khung dầm. Khi công tác cân chỉnh chính xác kết thúc thì mới tiến hành buộc các cốt đai giữa dầm và các cốt dọc bên trên . - Trước khi hạ cốt thép dầm xuống ta phải dùng các miếng đệm bằng bê tông kê vào cốt đai với khoảng cách 1(m) để bảo đảm độ dày của lớp bê tông bảo vệ. Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hạ cốt thép dầm xuống đúng vị trí thiết kế. - Lắp đặt cốt thép sàn: Cốt thép sàn được rải theo đúng thứ tự như thiết kế và buộc thành lưới thép. Các thanh thép bên dưới rải trước, khoảng cách các thanh thép được vạch sẵn bằng phấn trên bề mặt ván khuôn sàn. Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ, lưới thép được kê lên khỏi mặt sàn bằng các miếng bê tông đúc sẵn . + Nghiệm thu cốt thép dầm sàn: - Công tác nghiệm thu cốt thép được tiến hành theo đúng thủ tục bằng văn bản. Sau khi kiểm tra kỷ lưỡng thì tiến hành rửa sạch bề mặt ván khuôn sàn, dầm và các đầu cột. Sau khi vệ sinh xong thì ta tiến hành bịt kín các khe hở đầu cột để tránh mất nước xi măng khi đổ bê tông. 10.2.3. Công tác bê tông: - Bê tông được mua từ nhà máy bê tông thương phẩm. Dùng máy bơm bê tông để bơm lên sàn. - Trước khi đổ bê tông, ta phải đánh dấu cao độ đổ bê tông bằng các miếng bê tông đúc sẵn có chiều cao bằng chiều dày sàn. - Khi đổ bê tông, ta đổ bê tông dầm trước và đổ thành từng lớp có chiều dày 20¸40(cm). Tiến hành đầm bê tông bằng dầm dùi. - Sau khi bê tông dầm đã đầy cách cốp pha sàn 3¸5(cm) mới tiến hành đổ bê tông sàn. Đầm bê tông sàn bằng đầm bàn bảo đảm vết đầm sau phải phủ lên vết đầm trước 50¸100(mm). Khi dầm không được đầm lâu ở một chổ tránh hiện tượng phân tầng, không được đầm chạm vào cốt thép. Chú ý đầm kỹ chỗ giao nhau của các dầm, vì chổ này cốt thép dày. Hình 2.2: Minh họa phương pháp đầm bê tông + Mạch ngừng thi công: - Ta tổ chức hướng đổ bê tông song song với dầm phụ, thì mạch ngừng thi công ở khoảng 1/4 nhịp dầm phụ . - Mạch ngừng của dầm và sàn phải thẳng đứng, ván chắn tạo mạch ngừng phải chừa lổ cho cốt thép đi qua . - Khi đổ bê tông phải đảm bảo mặt sàn phẳng, dùng thước tầm cán gạt cho đủ độ cao và phẳng. Trên mặt sàn phải bắc cầu công tác để công nhân di chuyển, thao tác. Cầu công tác làm bằng gỗ có gối tựa cao hơn mặt ván khuôn 20¸30 (cm) trên bắc ván rộng 25 ¸ 35(cm), tuyệt đối không giẩm lên cốt thép tránh sai vị trí. 10.2.4. Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo dở cốp pha: Bảo dưỡng bê tông: - Sau khi đổ bê tông xong 2¸5 giờ thì tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước giữ ẩm cho bê tông. - Chỉ được phép đi lại trên bê tông khi đã đạt được cường độ 0,12 Với nhiệt độ khoảng thì sau 24 giờ mới có thể đi lại trên bề mặt bê tông. - Bê tông mới đổ xong phải được che đậy để không bị ảnh hưởng bởi mưa nắng và phải được giữ ẩm thường xuyên. Tháo dỡ cốp pha: - Công tác tháo dỡ cốp pha bao gồm: Tháo cốp pha không chịu lực và cốp pha chịu lực Thời gian tháo dỡ cốp pha không chịu lực là một ngày sau khi đổ bê tông. Trước hết ta tháo các dây chằng cốp pha thành dầm rồi tháo cốp pha thành , cốp pha đáy dầm và sàn chỉ tháo khi bê tông đạt cường độ để chịu được tải trọng đang thi công bên trên . - Các cột chống được tháo theo thứ tự từ phía có độ võng lớn về phía có độ võng nhỏ của kết cấu. - Đối với dầm, sàn tiến hành tháo từ giữa nhịp ra hai đầu . - Chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng bề mặt bê tông. 10.3. TÍNH TOÁN CỐP PHA SÀN: 10.3.1. Cấu tạo: . Tuy nhiên công trình này ta sử dụng chủ yếu là tấm cốp pha thép có kích thước 1200×400. Cây chống: Dùng cột chống K-102 của hãng Hóa Phát, có các chỉ tiêu sau: + Chiều cao tối thiểu: 2,0(m) + Chiều cao tối đa: 3,5(m) + Tải trọng khi đóng: 20(kN) + Tải trọng khi kéo: 15(kN) + Trọng lượng: 0,0108(kN) (Hình ảnh minh họa được thể hiện cuối phần tính toán cốp pha dầm sàn) 10.3.2. Tính toán cốp pha sàn: Chủ yếu sử dụng tấm cốp pha thép có kích thước 1200×400×55. Chọn khoản cách giữa các sườn đỡ là 600(mm) Chọn khoản cách giữa các sườn đỡ là 1000(mm) Khoản cách giữa các cây chống theo cả 2 phương là 2.3.2.1. Tải trọng tác dụng lên 1(m2) sàn: Trọng lượng tấm cốp pha tiêu chuẩn: Trọng lượng bê tông: Trọng lượng do người và dụng cụ thi công: Tải trọng do quá trình đầm: Tải trọng do quá trình đổ bê tông bằng máy bơm bê tông: - Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên cốp pha sàn. - Tổng tải trọng tính toán tác dụng lên cốp pha sàn. Kiểm tra bền cho cốp pha sàn: Ta có: Cốp pha Hòa phát 1200×400×55 có các thông số sau J = 23,48 (cm4). W = 5,23(cm3). E = 2,1×104 (kN/cm2) + Ứng suất chịu uốn: < thoả điều kiện kiểm tra Kiểm tra võng cốp pha sàn: Độ võng cốp pha sàn xác định theo công thức: Xét thấy fmax < [f] = = 0,15 cm cốp pha sàn đảm bảo đủ khả năng chịu lực. 10.3.2.3. Kiểm tra sườn đỡ sàn: - Dùng thép hộp có: + Mômen kháng uốn: + Mômen quán tính: - Sơ đồ tính: Xem sườn đỡ sàn như dầm liên tục gối lên các cột chống có nhịp Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sườn đỡ sàn: Tải trọng tính toán tác dụng lên sườn tấm cốp pha tiêu chuẩn: + Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ: Cường độ cho phép của thép: Þ Thỏa điều kiện về cường độ + Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Độ võng cho phép: Þ Thỏa điều kiện về cường độ. 10.3.2.4. Kiểm tra cột chống: - Khoản cách giữa các cây chống là - Tải trọng từ sàn truyền xuống cột chống Þ Chọn cột chống thép K-102 như trên là hợp lý. 10.4. TÍNH TOÁN CỐP PHA DẦM: 10.4.1. Cấu tạo cốp pha: Cấu tạo cốp pha dầm: Chọn dầm có tiết diện 250×500(mm) để tính toán kiểm tra. Cốp pha đáy, thành dùng cốp pha tiêu chuẩn có kích thước 1200× 200, 1200×250. Sườn đứng dùng gỗ 40×60(mm), đà ngang dùng gỗ 80×12(mm). Cột chống dùng chống thép K-102. 10.4.2. Tính toán và kiểm tra tấm cốp pha đáy dầm: Dùng cốp pha tiêu chuẩn kích thước 250×1200(mm) 10.4.2.1. Tải trọng tác dụng lên cốp pha đáy dầm: Tải trọng phân bố đều của tấm cốp pha đáy: - Trọng lượng bê tông và cốt thép: - Trọng lượng do người và dụng cụ thi công: - Tải trọng đầm bê tông: - Tải trọng do quá trình đổ bê tông bằng máy bơm: - Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên 1 (m2) cốp pha đáy: - Tổng tải trọng tính toán tác dụng lên 1 (m2) cốp pha đáy dầm: Kiểm tra cốp pha đáy dầm Cốp pha đáy dầm dùng cốp pha thép Hoà Phát kích thước 250×1200×55 mm. Xem cốp pha đáy dầm như dầm đơn giản gối lên các đà đỡ, nhịp L = 0,6 m. Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sườn tấm cốp pha đáy đầm bề rộng 0,25 m: Tải trọng tính toán tác dụng lên sườn tấm cốp pha đáy: Sơ đồ tính cốp pha đáy dầm Kiểm tra bền cho cấu kiện: Ta có: . Ứng suất chịu uốn: < (thoả điều kiện) Kiểm tra độ võng: Xét thấy fmax < [f] = =0,3 cm. Cốp pha đáy dầm đảm bảo đủ khả năng chịu lực. 10.4.2.3. Tải trọng tác dụng lên cốp pha thành dầm: Áp lực đẩy ngang của vữa bê tông Tải trọng do quá trình đầm: Tải trọng do quá trình đổ bê tông bằng máy bơm bê tông: - Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên cốp pha thành. - Tổng tải trọng tính toán tác dụng lên cốp pha thành. 10.4.2.4. Kiểm tra sườn cốp pha thành dầm: Kiểm tra cốp pha thành dầm Cốp pha thành dầm dùng cốp pha thép Hoà Phát kích thước 300×1200×55 mm. Xem cốp pha đáy dầm như dầm đơn giản gối lên các sườn đứng, nhịp L = 0,6 m. 13.9 Sơ đồ tính cốp pha thành dầm Kiểm tra bền cho cấu kiện: Ta có: . Ứng suất chịu uốn: < (thoả điều kiện) Kiểm tra độ võng: Xét thấy fmax < [f] = =0,3 cm. Cốp pha đáy dầm đảm bảo đủ khả năng chịu lực. 10.4.2.5. Kiểm tra sườn đứng: - Dùng gỗ 40×60(mm) Đặc trưng hình học của gỗ: Mômen kháng uốn: Mômen quán tính: Môđu: - Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sườn đứng. - Tải trọng tính toán tác dụng lên sườn đứng. Sơ đồ tác tính vào thành dầm - Sơ đồ tính: Xem sườn đứng như dầm đơn giản gối lên 1 nẹp gỗ và thanh chống xiên (hoặc các sườn của cốp pha sàn), chịu tải từ ván thành truyền vào dưới dạng phân bố đều có nhịp 41(cm) . + Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ Cường độ cho phép của gỗ: Þ Thỏa điều kiện về cường độ + Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Độ võng cho phép: Þ Thỏa điều kiện về cường độ. Với thanh chống xiên (trong điều kiện có sử dụng) sử dụng gỗ 40×40(mm). 10.4.2.6. Kiểm tra sườn đỡ cốp pha đáy dầm: - Dùng gỗ 80×120(mm) Đặc trưng hình học của gỗ: Mômen kháng uốn: Mômen quán tính: Môđu: - Sơ đồ tính: Xem sườn đỡ cốp pha đáy dầm như dầm đơn giản gối lên 2 cây chống cách nhau 0,6(m) chịu tải trọng từ dầm sàn truyền xuống. Ờ đây tính cho dầm biên nên chỉ có tải ở 1 bên sàn truyền xuống, để đảm an toàn cho các dầm giữa ta tính 2 bên sàn truyền xuống. (Thực tế tải trọng sàn không đặt trùng vị trí với tải trọng dầm, tuy nhiên do ta có hai sàn ở hai bên dầm, vì thế khi qui tải trọng từ sàn vào giữa thì phần mômen do lệt tâm sẽ tự triệt tiêu). - Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sườn đỡ cốp pha đáy dầm : Trong đó: Tải trọng tiêu chuẩn từ cốp pha đáy dầm Tải trọng tiêu chuẩn từ cốp pha đáy sàn - Tải trọng tính toán tác dụng lên sườn đỡ cốp pha đáy dầm: Trong đó: Tải trọng tính toán từ cốp pha đáy dầm Tải trọng tính toán từ cốp pha đáy sàn + Kiểm tra khả năng chịu lực theo cường độ Cường độ cho phép của gỗ: Þ Thỏa điều kiện về cường độ + Kiểm tra theo điều kiện độ võng: Độ võng cho phép: Þ Thỏa điều kiện về cường độ. 10.4.2.7. Kiểm tra cột chống: - Lực tác dụng lên một cột chống: Þ Chọn cột chống thép K-102 như trên là hợp lý. HÌNH MINH HỌA CỐP PHA DẦM SÀN Hình 2.3: Hình minh họa cốp pha dầm sàn 10.5. THỂ HIỆN BẢN VẼ: Xem bản vẽ kí hiệu TC: 01/03, 02/03. 10.6. TÍNH VÁN KHUÂN CỘT Cột có kích thước 250x500 chọn ván khuân có kích thước ván khuân 1 mặt là 250 và mặt phía 500 chọn 2 miếng 250 gép lai với nhau 10.6.1: Xác định tải trọng + trọng lượng do vữa bê tông Trong đó: n = 1,1 H = 0,75 chiều cao đổ bê tông (bằng chiều cao hoạt động của đầm dùi) Hoạt động do dầm và đổ bê tông: Do quá trình dầm và đổ bê tông không đồng thời lên ta lấy giá trị lớn để tính ==>tổng tải tiêu chuẩn tác dụng là ==>tổng tải tính toán tác dụng là Tải tiêu chuẩn tác dụng lên 1m ván khuân Tải tính toán tác dụng lên 1m ván khuân 10..6.2 : Tính ván khuân Coi ván khuân như là dầm liên tục tựa lên cái gối tựa là các gông Cái gối tựa là các gông và Vậy chọn khoảng cách các gông là l= 60 (cm) Tải trọng tác dụng lên ván khuân đứng 10.6.3: Chọn và tính gông thép Chọn gông là thép hình 70×70×7 có j = 43,4 (cm4), w = 13,1 (cm4) Áp lực phân bố đều trên gông Mô men lớn nhất Điều kiện bền Độ võng: Gông đật yêu cầu 10.6.4: Tính cây chống xiên Lấy cây cột ở tầng 2 để tính với chiều cao tầng 2 là 3,5m và chiều cao dầm là 0,5m vậy chiều cao cột cần tính là hc=3,5-0,5=3m Tải trọng gió lấy bằng 83 (kN/m) vùng gió tại thành phố Hồ Chí Minh IIA Lấy gió tại vị trí cao trình cao nhất là 28m so với mặt đất tự nhiên . ta nội suy ra được hệ số áp lực gió theo độ cao là k=1,202 Tải trọng gió Tổng tải trọng gió Đối với thi công , tải trọng gió tiêu chuẩn lấy bằng 50% tổng tải trọng gió Chọn góc tạo bởi cột chống và cốp pha đứng là 40 độ Vậy chọn cây chống cách chân cột 1 đoạn là 1,7m có kê gỗ Lắp dựng cột CHƯƠNG 11: THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG 11.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG KHI THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG: - Tổng mặt bằng xây dựng được hiểu theo nghĩa cụ thể là một tập hợp các mặt bằng trên đó ngoài việc quy hoạch vị trí các công trình sẽ được xây dựng, còn phải bố trí và xây dựng các công trình tạm, các công trình phụ trợ, các cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng, các xưởng sản xuất, các kho bãi, nhà ở, nhà sinh hoạt và nhà làm việc, mạng lưới đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện nước dùng để phục vụ cho quá trình xây dựng và đời sống con người trên công trường xây dựng. - Thiết kế tốt tổng mặt bằng xây dựng, tiến tới thiết kế tối ưu sữ góp phần đảm bảo xây dựng công trình có hiệu quả, đúng tiến độ, hạ giá thành xây dựng, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường - Cơ sở tính toán thiết kế tổng mặt bằng: + Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công, tiến độ thực hiện công trình xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, nhu cầu phục vụ. + Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế . + Căn cứ vào tình hình thực tế và mặt bằng công trình, bố trí các công trình phục vụ, kho bãi, trang thiết bị để phục vụ thi công . - Mục đích chính của công tác thiết kế tổng mặt bằng xây dựng: + Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, hợp lý trong dây chuyền sản xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển . + Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ thi công, tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu . + Đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi, phát huy hiệu quả cao nhất cho nhân lực trực tiếp thi công trên công trường. + Để cự ly vận chuyển vật tư vật liệu là ngắn nhất, số lần bốc dỡ là ít nhất, giảm chi phí phát sinh cho công tác vận chuyển + Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ. 11.2. NỘI DUNG THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG: - Việc thiết kế tổng mặt bằng tuỳ theo từng công trình cụ thể và phụ thuộc và từng giai đoạn thi công. Trong đồ án, em tiến hành thiết kế tổng mặt bằng xây dựng phần thân của công trình nhà cao tầng. Nội dung thiết kế tổng quát tổng mặt bằng xây dựng phần thân bao gồm các công việc sau: + Xác định vị trí cụ thể của công trình đã được quy hoạch trên khu đất được cấp để xây dựng + Bố trí cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng + Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ công trường + Thiết kế các kho bãi vật liệu, cấu kiện thi công + Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng + Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ + Thiết kế nhà tạm trên công trường + Thiết kế mạng lưới cấp – thoát nước công trường + Thiết kế mạng lưới cấp điện + Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ, vệ sinh môi trường. 11.3. THIẾT KẾ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH TẠM PHỤC VỤ THI CÔNG: 11.3.1. Bố trí máy thi công chính trên công trường: Trong giai đoạn thi công phần thân, các máy thi công chính cần bố trí bao gồm: cần trục tháp, thăng tải, thăng tải chở người, máy trộn vữa, máy bơm bê tông, máy trộn bê tông. 11.3.1.1. Cần trục tháp: Sử dụng cần trục tháp mã hiệu HPCT - 5013. Vị trí cần trục tháp đặt tại giữa công trình, Khoảnh cách từ trọng tâm cần trục tới mép ngoài của công trình được tính như sau: Trong đó: : Chiều rộng của chân đế cần trục chọn : Khoảng cách an toàn : Chiều rộng dàn giáo + khoảng không lưu để thi công Việc bố trí cần trục tháp như vậy đảm bảo tầm với cần trục phục vụ thi công cho toàn công trường, khoảng cách cần trục đến công trình là đảm bảo an toàn. 11.3.1.2. Thăng tải chở vật liệu: Vận thăng dùng để vận chuyển các loại nguyên vật liệu có trọng lượng nhỏ và kích thước không lớn như: gạch xây, gạch ốp lát, vữa xây, trát, các thiết bị vệ sinh, thiết bị điện nước,... Bố trí vận thăng gần với địa điểm trộn vữa và nơi tập kết gạch, ở hai phía của cần trục sao cho tổng khoảng cách trung bình từ vận thăng đến các điểm trên mặt bằng là nhỏ nhất. Thăng tải được bố trí sát công trình, neo chắc chắn vào sàn tầng, đảm bảo chiều cao và tải trọng nâng đủ phục vụ thi công. 11.3.1.3. Thăng tải chở người: Để tăng khả năng linh động điều động nhân lực làm việc trên các tầng, ngoài việc tổ chức giao thông theo phương đứng bằng cầu thang bộ đã được thi công ở các tầng, ta bố trí thêm 1 thang máy chở người. Thang máy được bố trí đảm bảo vị trí an toàn khi cần trục hoạt động và thuận tiên về giao thông cho cán bộ và công nhân trên công trường 11.3.1.4. Máy bơm bê tông: Giai đoạn thi công phần thân sử dụng máy bơm Mã hiệu: BSA 1400. Máy bơm bê tông được bố trí tại góc công trình nằm giữa trục 14 và trục15 và cách công trình 4(m). Nơi có bố trí đường ống tính neo vào thân công trình để vận chuyển bê tông lên cao. 11.3.1.5. Máy trộn vữa: Vữa xây trát do chuyên chở bằng vận thăng tải nên ta bố trí máy trộn vữa gần vận thăng và gần nơi đổ cát. 11.3.2. Thiết kế đường giao thông tạm trong công trường: - Để phục vụ nhu cầu thi công, tiến hành thiết kế đường tạm 2 làn xe trong công trường. Đường tạm được chọn là đường 1 chiều với bề rộng mặt đường là 3,75(m), lề đường 2×1,25(m), tổng chiều rộng nền đường là 6,25(m). - Tại các khúc cua đảm bảo bán kính cong nhỏ nhất là 15(m), mở rộng thêm đường vào phía trong góc cua một khoảng 2,2 ¸ 3(m). - Cấp phối mặt đường đá dăm: dùng vật liệu đá dăm có cường độ cao, cùng loại, kích cỡ đồng đều, rải theo nguyên tắc đá chèn đá thành từng lớp, không dùng chất kết dính, được đầm chặt bằng xe lu. Mặt đường đá dăm thuộc loại mặt đường hở, có độ dốc lớn nên nước bề mặt dễ thấm vào. Do đó cần đảm bảo thoát nước ra được dễ dàng. 11.3.3. Thiết kế kho bãi công trường: 11.3.3.1. Phân loại kho bãi trên công trường: - Để phục vụ nhu cầu thi công, các loại nguyên vật liệu, phương tiện thi công phải được cất chứa trong các loại kho bãi, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và dự phòng cho quá trình thi công. Các loại kho bãi chính trên công trường bao gồm: + Bãi lộ thiên: Áp dụng cho các loại vật liệu thi công như cát, gạch xây, đá sỏi + Kho hở có mái che: Áp dụng cho các loại vật liệu cần yêu cầu bảo quản tốt hơn là thép, ván khuôn, thanh chống, xà gồ gỗ, các cấu kiện bê tông đúc sẵn (nếu có) + Kho kín: Áp dụng cho các loại vật liệu cần được bảo vệ tốt tránh sự ảnh hưởng của môi trường là ximăng, sơn, thiết bị thi công phụ trợ, 11.3.3.2. Tính toán diện tích kho bãi: - Diện tích các kho bãi được tính toán theo yêu cầu dự trữ cho một giai đoạn thi công điển hình, có khối lượng lớn nhất trong các giai đoạn. Cụ thể dựa trên khối lượng thi công của giai đoạn thi công, ta dự trữ vật liệu cho 2 ngày. - Diện tích kho bãi được xác định theo công thức: Trong đó: : Lượng vật liệu dự trữ tối đa tại kho bãi. v: Lượng vật liệu chứa trên 1diện tích có ích. (Tra bảng 4.5 trang 111 sách “Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức công trường xây dựng” của TS. Trịnh Quốc Thắng) a: Hệ số sử dụng diện tích kho. a =1,5 ¸ 1,7: đối với các kho tổng hợp. a= 1,4 ¸ 1,6: đối với các kho kín. a= 1,2 ¸ 1,3: đối với các kho bãi lộ thiên, chứa thùng, hòm, cấu kiện. a= 1,1 ¸ 1,2: đối với các kho bãi lộ thiên, chứa vật liệu thành đống. - Kết quả tính toán được lập thành bảng sau: Bảng 3.1: Diện tích kho bãi STT Tên vật liệu Đơn vị Diện tích Loại kho 1 Bãi gạch 63 Lộ thiên 2 Bãi cát 28 Lộ thiên 3 Bãi đá 83 Lộ thiên 4 Kho dụng cụ 45 Kho hở 5 Kho cốt thép 26 Kho hở 6 Kho cốp pha 47 Kho hở 7 Kho xi măng 25 Kho kín - Trên cở diện tích yêu cầu đã tính toán, tiến hành bố trí các kho bãi trên công trường với diện tích không nhỏ hơn diện tích yêu cầu. Các kho hở có mái che và kho kín dùng loại nhà tạm với môdun chiều rộng là 4,5m. - Diện tích kho chứa cốt thép kết hợp xưởng gia công thép: 45 (m2) dài 15(m) để chứa thép thanh dài 11,7(m) - Sau khi tính được diện tích kho bãi, tùy điều kiện mặt bằng mà quy định chiều dài, chiều rộng của kho bãi sao cho thuận lợi từ tuyến bốc dở hàng vào kho và từ kho xuất hàng ra. Chiều rộng các bãi lộ thiên còn tùy thuộc vào bán kính hoạt động của cần trục và thiết bị bốc xếp mà quyết định. 11.3.4. Thiết kế nhà tạm công trường: 3.3.4.1. Tính toán dân số công trường: Diện tích xây dựng nhà tạm phụ thuộc vào dân số công trường. Tính cho giai đoạn thi công phần thân. Xác định dân số công trường: Tổng số người làm việc ở công trường xác định theo công thức sau: Trong đó: A: Là Số công nhân trực tiếp thi công trên công trường (người) (giả thiết) B: Số công nhân làm việc ở các xưởng sản xuất và phụ trợ. Với công trình dân dụng trong thành phố lấy (người) C: Số cán bộ kỹ thuật ở công trường (người) D: Số nhân viên hành chính (người) E: Số nhân viên phục vụ (người) ® Số người làm việc ở công trường: (người) 11.3.4.2. Tính toán diện tích yêu cầu cho các loại nhà tạm: - Nhà ở tập thể: Được tính với 30% số công nhân trực tiếp làm việc công trường. Số còn lại có thể ở ngoài hoặc tận dụng các tầng đã thi công của công trình làm chỗ ở. - Nhà làm việc ban chỉ huy công trường: Tính cho 10 cán bộ KT và nhân viên hành chính. - Phòng khách: Tính cho 15 khách/1000 dân, tiêu chuẩn 15 (m2/người) - Nhà ăn: Tính cho 100 người/1000 dân, tiêu chuẩn 4 (m2/người) - Nhà tắm và nhà vệ sinh: Tính cho 25 người 1 phòng 2,5 (m2) - Trạm y tế: Kết quả tính toán được lập thành bảng sau: Bảng 3.2: Diện tích nhà tạm STT Loại nhà Đơn vị Tiêu chuẩn Số người Diện tích 1 Nhà ở tập thể 4 8 84 2 Phòng làm việc BCH 4 10 40 3 Phòng khách 30 230/100 72 4 Nhà ăn 2,5 230/20 32 5 Nhà vệ sinh 12 6 Trạm y tế 4,6 * Trên cơ sở diện tích yêu cầu trên, tiến hành bố trí nhà tạm trên công trường đảm bảo đủ diện tích, phù hợp với hướng gió chính trong năm, thuận tiện cho công việc và trong giao thông đi lại trên công trường. 11.4. THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP - THOÁT NƯỚC CHO CÔNG TRÌNH: 11.4.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước trên công trường: - Nước dùng cho các nhu cầu trên công trường bao gồm: Nước phục vụ cho sản xuất: (Q1) Nước phục vụ sinh hoạt ở công trường: (Q2) Nước cứu hỏa: (Q3 11.4.1.1. Nước phục vụ cho sản xuất (Q1): - Tiêu chuẩn dùng nước cho một số công tác: + Trộn bê tông: 400(lít/ngày). + Rửa cát, đá: 1200(lít/ngày). + Tưới bảo dưỡng bê tông: 400(lít/ngày). + Tưới ẩm gạch (tính cho 1000viên): (lít/ngày). Lưu lượng nước phục vụ cho sản xuất tính theo công thức sau: Trong đó: Ai: lượng nước tiêu chuẩn cho một điểm dùng nước (lít/ngày). (lít/ngày). : Hệ số sử dụng nước không điều hòa trong giờ. Lấy 1,2: Hệ số kể đến lượng nước cần dùng chưa tính hết hoặc sẽ phát sinh ở công trường. 8: số giờ làm việc trong một ngày hay ca. 3600: đổi từ giờ sang giây (1h=3600s). Vậy ta có: 11.4.1.2. Nước phục vụ cho sinh hoạt ở công trường (Q2): - Bao gồm nước phục vụ cho tắm rửa, giặt giũ, ăn uống tính theo công thức: Trong đó: : Số người lớn nhất làm việc trong một ngày ở công trường. (người) B: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho một người trong một ngày ở công trường (lít/ngày). Lấy (lít/ngày). : Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ. Lấy 11.4.1.3. Nước cứu hỏa (Q3): - Tùy thuộc vào quy mô công trình xây dựng, khối tích của nhà và độ khó cháy (bậc chịu lửa), tra bảng tiêu chuẩn nước chữa cháy (Dựa theo bảng 6.2 trang 134 sách “Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức công trường xây dựng” của TS. Trịnh Quốc Thắng). Ta có: 11.4.1.4. Tổng lưu lượng nước cần thiết: Ta có : Do đó: 11.4.1.5. Xác định đường kính ống nước: Đường kính ống dẫn nước đươc xác định theo công thức sau: Trong đó: : Lưu lượng nước yêu cầu. v: Vận tốc nước kinh tế, tra bảng ta chọn Vậy chọn đường kính ống .Ống dẫn chính được nối trực tiếp vào mạng lưới cấp nước thành phố nước được bơm về bể dự trữ. 11.5. THIẾT KẾ CẤP ĐIỆN CÔNG TRƯỜNG: 11.5.1. Tính toán nhu cầu dùng điện công trường: Tính toán nhu cầu về điện: - Công suất điện cần thiết: Trong đó: P: Tổng nhu cầu về điện cần cung cấp trên công trường (kVA). 1,1: Hệ số kể tới sự hao hụt công suất trong mạng. cosφ: Hệ số công suất bình quân của động cơ điện. Lấy bằng 0,75. : Công suất định mức của các loại động cơ điện (kW). : Dung lượng định mức của máy hàn và các nhu cầu dòng điện trực tiếp cho sản xuất (kW). : Dung lượng chiếu sáng trong phòng và các nhu cầu có liên quan (kW). : Dung lượng chiếu sáng ngoài nhà (kW). : Hệ số nhu cầu dùng diện các loại. - Tổng công suất tối đa tại các điểm tiêu thụ điện năng chính: Kết quả được lập thành bảng sau: Bảng 3.3: Tính tổng công suất của các loại máy Loại máy Số lượng Công suất P kW Tổng công suất P kW - Cần trục tháp - Máy thăng tải chở vật - Máy thăng tải chở người - Máy trộn vữa - Máy cắt thép - Máy uốn thép - Máy cưa gỗ - Đầm dùi - Máy bơm nước - Máy bơm bê tông 1 máy 1 máy 1 máy 2 máy 2 máy 2 máy 2 máy 5 máy 2 máy 1 máy 32 7,5 10,5 4 1,5 2,2 1,5 0,8 1,3 75 32 7,5 10,5 8 3 4,4 3 4 2,6 75 SP1 82,5 - Máy hàn 2 máy 2 SP2 = 4 · Nhu cầu điện chạy máy: Công suất định mức của các loại động cơ điện: · Nhu cầu điện phục vụ sản xuất: Dung lượng định mức của máy hàn: · Nhu cầu điện chiếu sáng: Dung lượng chiếu sáng trong nhà và ngoài nhà: · Tổng nhu cầu về điện trên công trường: b. Tính toán chọn máy biến áp: Công suất máy biến áp được xác định theo công thức: Trong đó: Tổng lượng điện trong phạm vi phục vụ của máy biến áp. k: Hệ số tổn thất công suất, nếu tính cho trạm biến thế lấy k = 1,05; nếu tính cho trạm phát điện lấy k = 1,1. cosφ: Hệ số công suất. Lấy bằng 0,75. Chọn máy biến áp có công suất 150(kVA). 11.5. THỂ HIỆN BẢN VẼ: Xem bản vẽ kí hiệu TC: 03/03. CHƯƠNG 12: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 12.1. CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG: 12.1.1. An toàn trong sử dụng điện thi công: - Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn “An toàn điện trong xây dựng” TCVN 4036 - 85. - Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công. - Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh. - Trên công trường có sơ đồ lưới điện; công nhân điện đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện - người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện. - Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chỗ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện, nối dây bọc PVC bằng kép hoặc xoắn đảm bảo có bọc cách điện mối nối. - Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao. 12.1.2. An toàn trong thi công bê tông, cốt thép, ván khuôn: - Cốp pha được chế tạo và lắp dựng theo đúng thiết kế thi công đã được duyệt và theo hướng dẫn của nhà chế tạo, của cán bộ kỹ thuật thi công. - Không xếp đặt cốp pha trên sàn dốc, cạnh mép sàn, mép lỗ hổng. - Khi lắp dựng cốp pha, cốt thép đều sử dụng đà giáo làm sàn thao tác, không đi lại trên cốt thép. - Vị trí gần đường điện trước khi lắp đặt cốt thép tiến hành cắt điện, hoặc có biện pháp ngừa cốt thép chạm vào dây điện. - Trước khi đổ bê tông, tiến hành nghiệm thu cốp pha và cốt thép. - Thi công bê tông ban đêm có đủ điện chiếu sáng. - Đầm rung dùng trong thi công bê tông được nối đất cho vỏ đầm, dây dẫn điện từ bảng phân phối đến động cơ của đầm dùng dây bọc cách điện. - Công nhân vận hành máy được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác. - Lối đi lại phía dưới khu vực thi công cốt thép, cốp pha và bê tông được đặt biển báo cấm đi lại. - Khi tháo dỡ cốp pha sẽ được thường xuyên quan sát tình trạng các cốp pha kết cấu. Sau khi tháo dỡ cốp pha, tiến hành che chắn các lỗ hổng trên sàn, không xếp cốp pha trên sàn công tác, không thả ném bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ và xếp cốp pha đúng nơi quy định. 12.1.3. An toàn trong công tác lắp dựng: - Lắp dựng đà giáo theo hồ sơ hướng dẫn của nhà chế tạo và lắp dựng theo thiết kế thi công đã được duyệt. - Đà giáo được lắp đủ thanh giằng, chân đế và các phụ kiện khác, được neo giữ vào kết cấu cố định của công trình, chống lật đổ. - Có hệ thống tiếp đất, dẫn sét cho hệ thống dàn giáo. - Khi có mưa gió từ cấp 5 trở nên, ngừng thi công lắp dựng cũng như sử dụng đà giáo . - Không sử dụng đà giáo có biến dạng, nứt vỡ,... không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. - Sàn công tác trên đà giáo lắp đủ lan can chống ngã. - Kiểm tra tình trạng đà giáo trước khi sử dụng. - Khi thi công lắp dựng, tháo dỡ đà giáo, cần có mái che hay biển báo cấm đi lại ở bên dưới. 12.1.4. An toàn trong công tác xây: - Trước khi thi công tiếp cần kiểm tra kỹ lưỡng khối xây trước đó. - Chuyển vật liệu lên độ cao >2(m) nhất thiết dùng vận thăng, không tung ném. - Xây đến độ cao 1,5(m) kể từ mặt sàn, cần lắp dựng đà giáo rồi mới xây tiếp. - Không tựa thang vào tường mới xây, không đứng trên ô văng để thi công. - Mạch vữa liên kết giữa khối xây với khung bê tông chịu lực cần chèn, đậy kỹ. - Ngăn ngừa đổ tường bằng các biện pháp: Dùng bạt nilông che đậy và dùng gỗ ván đặt ngang má tường phía ngoài, chống từ bên ngoài vào cho khối lượng mới xây đối với tường trên mái, tường bao để ngăn mưa. 12.1.5. An toàn trong công tác hàn: - Máy hàn có vỏ kín được nối với nguồn điện. - Dây tải điện đến máy dùng loại bọc cao su mềm khi nối dây thì nối bằng phương pháp hàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện nối từ nguồn đến máy không dài quá 15(m). - Chuôi kim hàn được làm bằng vật liệu cách điện cách nhiệt tốt. - Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn. - Có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quanh nơi hàn. - Thợ hàn được trang bị kính hàn, giày cách điện và các phương tiện cá nhân khác. 12.1.6. An toàn trong khi thi công trên cao: - Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ, được trang bị dây an toàn (có chất lượng tốt) và túi đồ nghề. - Khi thi công trên độ cao 1,5(m) so với mặt sàn, công nhân đều được đứng trên sàn thao tác, thang gấp,... không đứng trên thang tựa, không đứng và đi lại trực tiếp trên kết cấu đang thi công, sàn thao tác phải có lan can tránh ngã từ trên cao xuống. - Khu vực có thi công trên cao đều có đặt biển báo, rào chắn hoặc có mái che chống vật liệu văng rơi. - Khi chuẩn bị thi công trên mái, nhất thiết phải lắp xong hệ giáo vây xung quanh công trình, hệ giáo cao hơn cốt mái nhà là 1 tầng giáo (bằng 1,5(m)). Giàn giáo nối với hệ thống tiếp địa. 12.1.7. An toàn cho máy móc thiết bị: - Xe máy thiết bị đều đảm bảo có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó nêu rõ các thông số kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa. Có sổ theo dõi tình trạng, sổ giao ca. - Niêm yết tại vị trí thiết bị bảng nội quy sử dụng thiết bị đó. Băng nội dung kẻ to, rõ ràng. - Người điều khiển xe máy thiết bị là người được đào tạo, có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và có đủ sức khoẻ. - Những xe máy có dẫn điện động đều được: + Bọc cách điện hoặc che kín phần mang điện. + Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy. - Kết cấu của xe máy đảm bảo: + Có tín hiệu khi máy ở chế độ làm việc không bình thường. + Thiết bị di động có trang bị tín hiệu thiết bị âm thanh hoặc ánh sáng. + Có cơ cấu điều khiển loại trừ khả năng tự động mở hoặc ngẫu nhiên đóng mở. 12.1.8. An toàn cho khu vực xung quanh: - Khu vực công trường được rào xung quanh, có quy định đường đi an toàn và có đủ biển báo an toàn trên công trường. - Trong trường hợp cần thiết có người hướng dẫn giao thông. 12.2. BIỆN PHÁP AN NINH BẢO VỆ: - Toàn bộ tài sản của công trình được bảo quản và bảo vệ chu đáo. Công tác an ninh bảo vệ được đặc biệt chú ý, chính vì vậy trên công trường duy trì kỷ luật lao động, nội quy và chế độ trách nhiệm của từng người chỉ huy công trường tới từng cán bộ công nhân viên. Có chế độ bàn giao rõ ràng, chính xác tránh gây mất mát và thiệt hại vật tư, thiết bị và tài sản nói chung. - Thường xuyên có đội bảo vệ trên công trường 24/24, buổi tối có điện thắp sáng bảo vệ công trình. 12.3. BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: - Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp. Đường đi lối lại thông thoáng, nơi tập kết và bảo quản ngăn nắp gọn gàng. Đường đi vào vị trí làm việc thường xuyên được quét dọn sạch sẽ đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường vì trong quá trình xây dựng công trình các khu nhà bên cạnh vẫn làm việc bình thường. - Cổng ra vào của xe chở vật tư, vật liệu phải bố trí cầu rửa xe, hệ thống bể lắng lọc đất, bùn trước khi thải nước ra hê thống cống thành phố. - Có thể bố trí hẳn một tổ đội chuyên lằm công tác vệ sinh, thu dọn mặt bằng thi công. - Do đặc điểm công trình là nhà cao tầng lại nằm tiếp giáp nhiều trục đường chính và nhiều khu dân cư nên phải có biện pháp chống bụi cho toàn nhà bằng cách dựng giáo ống, bố trí lưới chống bụi xung quanh bề mặt công trình - Đối với khu vệ sinh công trường có thể ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để đảm bảo vệ sinh chung trong công trường. - Trong công trình cũng luôn có kế hoạch phun tưới nước 2 đến 3 lần / ngày (có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết) làm ẩm mặt đường để tránh bụi lan ra khu vực xung quanh. - Xung quanh công trình theo chiều cao được phủ lưới ngăn bụi để chống bụi cho người và công trình. - Tại khu lán trại, qui hoạch chỗ để quần áo, chỗ nghỉ trưa, chỗ vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ, thực hiện đi vệ sinh đúng chỗ. Rác thải thường xuyên được dọn dẹp, không để bùn lầy, nước đọng nơi đường đi lối lại, gạch vỡ ngổn ngang và đồ đạc bừa bãi trong văn phòng. Vỏ bao, dụng cụ hỏng,... đưa về đúng nơi qui định. - Hệ thống thoát nước thi công trên công trường được thoát theo đường ống thoát nước chung qua lưới chắn rác vào các ga sau đó dẫn nối vào đường ống thoát nước bẩn của thành phố. Cuối ca, cuối ngày yêu cầu công nhân dọn dẹp vị trí làm việc, lau chùi, rửa dụng cụ làm việc và bảo quản vật tư, máy móc. Không dùng xe máy gây tiếng ồn hoặc xả khói làm ô nhiễm môi trường. Xe máy chở vật liệu ra vào công trình theo giờ quy định, đi đúng tuyến, thùng xe có phủ bạt dứa chống bụi, không dùng xe máy có tiếng ồn lớn làm việc trong giờ hành chính. - Cuối tuần làm tổng vệ sinh toàn công trường. Đường chung lân cận công trường được tưới nước thường xuyên đảm bảo sạch sẽ và chống bụi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthiet_ke_xay_dung_cong_trinh_chung_cu_phan_xich_long_tai_phu.docx