PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
“TQ là một nước có truyền thống về thơ. Từ Kinh Thi đến thơ hiện đại, thơ TQ có hơn 2500 năm lịch sử. Ở mỗi thời đại, thơ đều có những đặc sắc riêng. Nhưng người TQ cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ TQ và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại”[1]. Thơ Đường là tinh hoa của VHTQ, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc khác, trong đó có VN. GS. Trần Đình Sử trong Lý luận và phê bình văn học có nói rằng: “Đặc sắc của văn học VN như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài”[2]. Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt. Thơ Đường – chứ không phải toàn bộ thơ ca TQ – có một ảnh hưởng phong phú, lâu bền và tốt đẹp đối với thơ Việt, không chỉ ngày xưa mà cả đến ngày nay.
Ở VN, từ đời Lý trở về sau, thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Nhiều nhà thơ VN đã vận dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ trong thơ Đường. Nhiều tập thơ Đường bằng chữ Hán và chữ Nôm đã xuất hiện ở VN cách đây hàng mấy trăm năm và được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Thơ Đường cũng được đưa vào giảng dạy ở đại học và phổ thông. Điều đó nói lên giá trị to lớn của thơ Đường và thái độ trân trọng, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của nhân dân ta. Trong lĩnh vực nghiên cứu, lí luận phê bình, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và VHNN nói riêng thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Xưa nay, chúng ta chỉ mới quan tâm, xem xét những yếu tố ảnh hưởng của thơ văn TQ đối với nền văn học nước ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy VHTQ được tiến hành và phát triển như thế nào lại chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một khiếm khuyết cần được bổ sung kịp thời để vấn đề nghiên cứu lịch sử tiếp nhận VHTQ ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong phạm vi của một KLTN, đề tài này đi sâu nghiên cứu một mảng nhỏ, qua đó hy vọng không chỉ thấy được diện mạo của VHTQ, đặc biệt là thơ Đường trong quá trình giảng dạy VHTQ ở nhà trường phổ thông, mà còn thấy được những vấn đề lý thú về văn học sử đàng sau việc tuyển chọn và biên soạn thơ Đường. Điểm dừng chân của đề tài là tìm hiểu vấn đề: Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000).
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cho đến nay, ở VN đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề giảng dạy Đường thi ở trường phổ thông. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: Thơ Đường ở trường phổ thông của Hồ Sĩ Hiệp [9], Dạy học các tác phẩm thơ Đường ở trường THCS và THPT: Theo chương trình ngữ văn mới của Lê Xuân Soan [10], trong đó có phần “Vị trí, vai trò của phần thơ Đường trong chương trình SGK Ngữ văn trung học, Thơ Đường trong nhà trường của Trần Ngọc Hưởng [56], Bình giảng thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường PT của Nguyễn Thị Bích Hải [27], trong đó có phần “Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường PT”, VHTQ với nhà trường – tập tiểu luận của Hồ Sĩ Hiệp [8], trong đó có bài “Cái vỏ hình thức thơ Đường trong SGK văn học” . Các bài viết này đã có công đề cập đến một nội dung quan trọng trong giảng dạy văn học cho HS PT, nhiều bài đã nêu được những ưu nhược điểm của công tác giảng dạy Đường thi. Tuy nhiên các bài viết này mới chỉ xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn, chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu vấn đề này từ góc độ mỹ học tiếp nhận.
Mới đây, năm 2007, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Mạnh Thị Minh, lớp K48 NVSP chính quy, do sự hướng dẫn của GV Phạm Ánh Sao đã trực tiếp bàn về vấn đề: Đường thi trong SGK phổ thông ở VN. Khóa luận này đã có công rất lớn trong việc hệ thống hóa và chỉ ra những đặc điểm, những đổi thay trong cách lựa chọn, trình bày và hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn. Đồng thời khóa luận cũng đã lí giải được một đôi điều dẫn đến sự đổi mới nội dung Đường thi trong mối liên hệ với những tiến bộ của lí luận văn học. Khóa luận trên đã giải quyết phần nào câu chuyện về giảng dạy Đường thi ở VN. Tuy nhiên, còn một vấn đề hết sức quan trọng mà do phạm vi đề tài qui định, khóa luận của sinh viên Mạnh Thị Minh mới chỉ đề cập đến chứ chưa làm sáng tỏ được, đó là những thay đổi trong cách biên soạn VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90. Do vậy, ở khóa luận này, chúng tôi không mô tả lại toàn bộ chương trình giảng dạy VHTQ trong SGK Ngữ văn từ năm 1989-90 cho đến nay mà chỉ đi sâu tìm hiểu hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 để hoàn thiện tiếp công việc tìm hiểu về Đường thi được giảng dạy ở VN mà tác giả Mạnh Thị Minh còn để ngỏ .
[1] Xin xem: Thi pháp thơ Đường phần Những tiền đề lịch sử lí luận, Nguyễn Thị Bích Hải, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, tr.5-14.
[2] Dẫn theo: Lí luận và phê bình văn học, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, HN, 2008.
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lâu nay chúng ta thường nói dịch văn chương đứng trước một yêu cầu khó giải quyết là phải đạt được vừa “tín” vừa “nhã”. Điều này trở thành một thách thức đối với các dịch giả bởi ngôn ngữ mỗi dân tộc có những sắc thái riêng biệt tạo nên mối quan hệ muôn hình muôn vẻ giữa lớp vỏ từ ngữ và nội dung biểu đạt, mối quan hệ ấy gắn liền với đặc trưng của văn chương không dễ gì chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Giảng văn trong nhà trường là giảng về nghệ thuật ngôn từ, nội dung tác phẩm và tâm hồn nhà nghệ sĩ được biểu hiện qua hệ thống ngôn từ, vì vậy, bản dịch quả là một trở ngại khó vượt qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải chấp nhận việc giảng dạy VHNN thông qua các bản dịch và phải cố gắng để truyền tải hết ý cho HS. Để thực hiện được điều này thì phải bắt đầu từ công việc của những người biên soạn sách. Phải chọn bản dịch nào, của dịch giả nào để đưa vào chương trình, đó là vấn đề được những nhà biên soạn hết sức quan tâm.
Các bài thơ Đường có trong chương trình đều được dịch thành thơ và kèm theo bản dịch sát nghĩa. Trong SGK, HS còn được tiếp xúc với bản phiên âm của các bài thơ đời Đường để có điều kiện đối chiếu cặn kẽ các bản dịch ấy và tìm ra những chỗ sai biệt, từ đó mà có sự cân nhắc khi phân tích bản dịch. Có thể nói bản dịch thơ nào cũng có chỗ sai biệt so với bản dịch nghĩa, dù người dịch là Tản Đà (Hoàng Hạc lâu), Nguyễn Công Trứ (Thu hứng), Ngô Tất Tố (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng), Khương Hữu Dụng (Hoàng Hạc lâu, Nguyệt dạ), Phan Huy Thực (Tỳ bà hành), Nam Trân (Đăng cao)… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai biệt, có những sự sai biệt làm giảm giá trị của nguyên tác nhưng cũng có sai biệt làm cho bản dịch dường như hay hơn và dễ hiểu hơn. Mặt khác khi chuyển dịch sang ngôn ngữ khác thì nhiều yếu tố về mặt hình thức nghệ thuật của thơ như thể thơ, vần điệu, âm hưởng… phần lớn bị mất mát đi. Nội dung của thơ gắn với ngôn ngữ thơ nên thường cũng không giữ được nguyên vẹn. GV trong quá trình giảng dạy nên chú ý khai thác những bản dịch còn giữ lại được những hình thức của thơ nhất là khi những dấu hiệu hình thức ấy nói lên đặc điểm nghệ thuật dân tộc của nguyên bản hoặc liên quan đến nội dung thơ hoặc ý đồ sáng tác của thi sĩ. Do giữa ta và TQ gần gũi nhau về mặt vị trí địa lí, có quan hệ giao lưu văn hoá lâu đời và cũng là ngôn ngữ đơn âm tiết nên các bản dịch thơ Đường dễ thành công, tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó thì giữa nguyên tác và các bản dịch vẫn còn là một khoảng cách rất lớn. Chúng ta xét một tác phẩm được nhiều người công nhận là tác phẩm hay nhất của thơ Đường để kiểm chứng về chất lượng của các bản dịch thơ. Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu trong SGK có hai bản dịch, một bản của Tản Đà và một bản của Khương Hữu Dụng. Đây là hai dịch giả có tiếng và am hiểu thơ Đường. Tuy nhiên mỗi bản dịch cũng chỉ thành công ở một phương diện. Bản dịch của Tản Đà truyền đạt được cái hồn của bài thơ nhưng chưa truyền đạt được cho HS những tri thức về thể thơ Đường luật với những sáng tạo của một nhà thơ TQ đời Đường. Bản dịch của Khương Hữu Dụng lại đạt về phương diện này. Sở dĩ SGK cung cấp cả hai bản dịch này vì nó có thể bổ sung cho nhau nhằm truyền đạt hết giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
3.2.2. Quá trình truyền bá và tiếp nhận lý luận văn học hiện đại:
Hơn một nghìn năm qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về thơ Đường. Các nhà nghiên cứu đó dù là ở TQ hay nước ngoài đều chủ yếu có hai hướng: Trước hết là các nhà thơ và các nhà nghiên cứu phê bình VHTQ cổ thường quan tâm đến các thể thơ, nhất là thể thơ cách luật, về niêm, luật, vận đối; về cách sử dụng từ ngữ - tức là tập trung nghiên cứu về loại thể và ngôn ngữ, nghiên cứu hình thức của hình thức. Gần đây các nhà nghiên cứu theo quan điểm Macxit ở TQ cũng như ở VN phần lớn quan tâm đến nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của thơ Đường, còn phần hình thức thì xem nhẹ, coi như sản phẩm của lối nghiên cứu cũ. Như vậy cả hai hướng nghiên cứu này đều chưa đề cập đến một cách toàn diện tất cả những khía cạnh của một nền văn học. Sự xuất hiện của thi pháp học đã đem đến cho lí luận văn học một luồng sinh khí mới. Nghiên cứu thi pháp học “tức là nghiên cứu hệ thống hình thức thể hiện hệ thống nội dung” [30, 5]. Thi pháp học kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu trước đây ở cả hai khuynh hướng. Nhưng sự kế thừa này không phải là con đường “chiết trung” mà là con đường “đi tìm cái lí của hình thức, tìm hiểu cái nguyên nhân làm nên sự hấp dẫn của thơ Đường” [30, 5]. Chúng ta tiếp cận thơ Đường bằng con đường thi pháp, đó là chiếc chìa khoá vạn năng để khám phá tác phẩm nghệ thuật, một con đường tối ưu để tiếp cận chân lý nghệ thuật.
Thi pháp học là một trong những bộ môn của nghiên cứu văn học bên cạnh phê bình văn học, lịch sử văn học, lí luận văn học nhưng mỗi bộ môn lại mang một đặc thù khác nhau. Phê bình văn học là nghiên cứu, đánh giá các tác phẩm văn học riêng lẻ hoặc tác giả, trào lưu, đặc biệt là tác phẩm đương đại theo những quan niệm khác nhau. Lịch sử văn học là sự nghiên cứu các tác phẩm, tác giả trong bối cảnh, thời điểm xuất hiện, được sắp xếp theo tính liên tục của các thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Lý luận văn học là hệ thống khái niệm khái quát chung nhất về các yếu tố cấu thành văn học: tác giả, tác phẩm, thể loại, trào lưu, phong cách...; về các quy luật tồn tại và phát triển của văn học: văn học và xã hội, văn học và các nghệ thuật khác, văn học và người đọc... Thi pháp học lại là một bộ môn khoa học có nhiệm vụ đặc thù. “Khi phê bình, phân tích tác phẩm văn học, nó hướng tới khám phá cấu trúc biểu hiện nghệ thuật trên các cấp độ. Khi nghiên cứu lịch sử văn học, nó hướng tới khám phá sự tiến hoá của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật. Khi nghiên cứu lí luận văn học, nó tập trung khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất nghệ thuật của văn học” [51, 5].
Từ trường phái hình thức Nga đến trường phái Phê bình mới Anh - Mỹ đầu thế kỷ XX chuyển sang trường phái Cấu trúc, Kí hiệu học, Hiện tượng học và trường phái Thi pháp học lịch sử theo quan niệm Macxit, Thi pháp học hiện đại đã được xác lập như một hệ thống cách tiếp cận mới đối với văn học. Theo quan niệm của thi pháp học hiện đại “văn học được xem như một sáng tạo bằng chất liệu, có đời sống lịch sử độc lập với tác giả. Văn học là một hệ thống kí hiệu, có bản chất biểu trưng, được tổ chức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ thuật đặc thù. Văn học với tư cách là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn hoá được xác lập bởi một hệ tư duy, bắt đầu từ quan niệm về thể loại và ngôn ngữ” Xin xem bản gốc trong cuốn: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam phần Thi pháp học truyền thống và hiện đại trong cách tiếp cận với thi pháp văn học Trung đại, Trần Đình Sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
. Điều đó có nghĩa là văn học và thi pháp học không thể tách rời nhau mà phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Chính nhờ việc kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại mà văn học được xem xét như một bộ môn khoa học với đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của nó.
Trước đây con đường tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học dựa trên lí thuyết phản ánh và văn học được xem như công cụ đấu tranh xã hội đã khiến cho việc biên soạn và tuyển chọn tác phẩm giảng dạy trong SGK chỉ nhằm mục đích phục vụ chính trị. Với quan điểm này thì giá trị phản ánh của tác phẩm văn học được đặt cao hơn giá trị biểu hiện. “Phương pháp này đã dẫn đến việc đánh giá các tác phẩm văn học một cách đơn giản, thậm chí võ đoán, đồng thời hạ thấp tính chất lao động sáng tạo của nhà văn về mặt ngôn từ” [15, 81]. Tuy nhiên sự xuất hiện của thi pháp học đã khắc phục được những hạn chế do các quan điểm trên gây ra. Việc biên soạn và tuyển chọn các tác phẩm thơ Đường phải kế thừa những thành tựu của thi pháp học bởi thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ cổ điển TQ. Nó là “tập đại thành” cho nên những phương diện của thơ cổ điển TQ ở đây đều tiêu biểu. Thơ ca TQ đến đời Đường đã có một bước tiến quan trọng trong lịch sử văn học. Kết quả này có được là do một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm nghệ thuật của hơn 10 thế kỷ thơ ca đã đến độ chín muồi thể hiện kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tạo nên một dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển thơ ca của TQ. Việc tuyển chọn tác phẩm giảng dạy về thơ Đường trong SGK cũng được xây dựng theo hướng kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại, vì vậy chúng ta không thể đánh giá nội dung cũng như hình thức của hai bộ SGK này nếu tách rời với việc nghiên cứu những thành tựu trên.
Nếu như trước năm 1975, những công trình nghiên cứu về thơ Đường ở nước ta căn bản nhất trí với quan điểm và hướng tiếp cận của các công trình nghiên cứu ở TQ: chú trọng đến nội dung tư tưởng theo hướng nghiên cứu xã hội học rõ rệt, tiêu biểu là: Thơ Đỗ Phủ (Trần Xuân Đề), Đỗ Phủ - nhà thơ dân đen (Phan Ngọc), Đại cương văn học sử TQ (Nguyễn Hiến Lê)… thì sau năm 1975, cùng với việc khai thác nội dung tư tưởng, các công trình nghiên cứu về thơ Đường đã quan tâm hơn đến việc khai thác các bình diện hình thức, nghệ thuật của tác phẩm theo hướng thi pháp học. Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Giáo trình Thi pháp thơ Đường (Nguyễn Thị Bích Hải), Về thi pháp thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử) trong đó có bài: Về không gian, thời gian trong Truyện Kiều, Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (Nguyễn Sĩ Đại), Tứ tuyệt Đường thi (Trần Ngọc Hưởng) hay luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường - một số phương diện chủ yếu …Các tác giả nghiên cứu theo hướng thi pháp học đã chú trọng vào khai thác nội dung, quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường, vấn đề không gian, thời gian trong thơ Đường, các thể thơ và ngôn ngữ thơ. Những công trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình tuyển chọn tác phẩm giảng dạy trong nhà trường PT.
Trước hết là ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật về con người đến việc tuyển chọn tác phẩm Đường thi trong SGK. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học, được khắc hoạ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngòi bút sáng tạo của người nghệ sĩ. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó” [51, 41]. Con người trong quan niệm của VHTQ cổ đại là trung tâm của vũ trụ như Trần Tử Ngang xưa đã viết: “Tiền bất kiến cổ nhân - Hậu bất kiến lai dã - Niệm thiên địa chi du du - Độc thương nhiên nhi thế hạ”. Các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa con người với các yếu tố không gian và thời gian, qua đó nêu lên một kiểu quan niệm về mối quan hệ giữa con người vũ trụ và con người xã hội. Con người trong thơ Đường “khêu gợi ở người đọc những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, hướng về cái thiện, cái mĩ. Đó là chủ nghĩa nhân văn đích thực mà các nhà thơ Đường cống hiến cho nhân dân TQ và nhân loại” (Nguyễn Thị Bích Hải) Dẫn theo Thơ Đường trong sách giáo khoa phổ thông, Mạnh Thị Minh, KLTN khoa Ngữ văn Sư phạm, 2007 (Thư viện khoa Văn, Đại học KHXH&NV Hà Nội)
.
Ở đây chúng ta thấy có sự ảnh hưởng của thi pháp học đến quá trình tuyển chọn thơ Đường trong chương trình SGK, cụ thể đó là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Các tác phẩm thơ Đường được tuyển chọn không mang tính độc lập chủ quan mà có sự chọn lọc trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nội dung và hình thức là hai mặt mâu thuẫn mà thống nhất của bất kì sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên và xã hội. Nội dung là những yếu tố, quá trình làm nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là sự biểu hiện, sự tổ chức, trật tự phương thức tồn tại của nội dung. Nội dung và hình thức không tách rời và chuyển hoá cho nhau: nội dung đổi thay kéo theo sự đổi thay hình thức, ngược lại cũng vậy. Theo Hêghen: “Nội dung chẳng phải gì khác mà là sự chuyển hoá của hình thức vào nội dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức” Dẫn theo Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 1998.
. Hêghen đã khẳng định sự chuyển hoá qua lại giữa hình thức và nội dung, vai trò chủ đạo của nội dung, hình thức bên ngoài và hình thức bên trong cũng như sự phù hợp gắn bó của nội dung và hình thức. Nhưng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật có tính chất đặc thù. Chính tính chất đặc thù của mối quan hệ nội dung và hình thức trong nghệ thuật đã quy định cách tiếp cận của thi pháp học – khám phá hình thức nghệ thuật để nắm bắt nội dung mà hình thức đó biểu hiện.
Những thành tựu về nội dung và hình thức trên đây cũng phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK. Qua khảo sát, chúng ta thấy số lượng câu hỏi khai thác về nội dung luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các bộ SGK, điều đó chứng tỏ nội dung tác phẩm vẫn là khía cạnh cần được tập trung khai thác nhiều nhất bởi nó thể hiện rõ nhất cho tư tưởng, quan điểm của nhà thơ cũng như đại diện cho tư tưởng của thời đại. Những câu hỏi này thường hướng HS tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tâm trạng của nhân vật trữ tình; bức tranh thiên nhiên, cảnh vật; mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; mối quan hệ giữa không gian và thời gian; ý nghĩa tư tưởng của toàn bài thơ… Các tác giả đã cố gắng khai thác triệt để các phương diện nội dung trong tác phẩm để giúp HS tri nhận kiến thức một cách sâu sắc nhất. Bên cạnh những câu hỏi nội dung thì những câu hỏi khai thác về mặt hình thức nghệ thuật cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là trong bộ SGK miền Bắc do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên. Số lượng câu hỏi về hình thức đã tăng lên đáng kể và đến năm 2000, trong SGK chỉnh lí hợp nhất thì tỉ lệ chênh lệch giữa hai loại câu hỏi này đã có sự rút ngắn lại. Những phương diện hình thức đặc sắc của thơ Đường đã được các tác giả tập trung làm rõ như: thể thơ Đường luật, phép đối, nghệ thuật miêu tả trong thơ Đường … Một điều đặc biệt nữa là các tác giả luôn hướng HS khai thác mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong TPVH thông qua những gợi ý chi tiết ở mỗi câu hỏi. Chẳng hạn, trong bài Hoàng Hạc lâu ở SGK miền Bắc có câu: “Cảnh sắc ở bốn câu cuối có gì khác với cảnh sắc được miêu tả trong bốn câu đầu? Những yếu tố nào đã làm cho bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời? Việc dùng chữ có thanh “trầm bình” (dấu huyền) làm vần ở câu cuối trong nguyên bản (“sầu”) có tác dụng như thế nào đến tình điệu chung của bài thơ? Chú ý: Tất cả các chữ dùng để gieo vần ở trên đều thuộc thanh “phù bình” (không dấu)”. Điều đó chứng tỏ những tác giả biên soạn sách luôn định hướng cho HS tiếp cận TPVH trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Đây là một ưu điểm nổi bật trong việc biên soạn hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài dựa trên sự kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại.
3.2.3. Người tuyển chọn và biên soạn thơ Đường trong SGK PT - nhìn từ góc độ người đọc:
Từ lâu người ta nghiên cứu lịch sử văn học như là lịch sử của các tác giả và tác phẩm mà bỏ qua khâu độc giả, thính giả hoặc khán giả thưởng thức, ít khi người ta nói đến chức năng lịch sử của người tiếp nhận. Có rất nhiều đối tượng tham gia vào quá trình tiếp nhận TPVH: có thể là độc giả bình thường, cũng có thể là nhà nghiên cứu, phê bình văn học hay là nhà biên soạn SGK. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có một phương thức tiếp nhận khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng đó. Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi không nghiên cứu tất cả các loại đối tượng trên mà chỉ tập trung đi sâu vào một đối tượng tiếp nhận cụ thể đó là những người tuyển chọn và biên soạn SGK. Biên soạn SGK là một loại tiếp nhận đặc biệt, quá trình tiếp nhận và phản ánh sự tiếp nhận của nhóm đối tượng này khác với tất cả các loại đối tượng thông thường khác. “Quá trình tiếp nhận văn học được diễn ra từ một cơ chế tâm lý nhất định kinh qua hệ thống tín hiệu thứ hai trong đại não, bạn đọc đã chuyển hoá được những kí hiệu của văn bản tác phẩm thành những ý tưởng, từ đó thể nghiệm được những tình cảm tư tưởng trong tác phẩm, có tác dụng gây xúc động và nâng cao tâm hồn của chính mình” [48, 54].
Lý luận tiếp nhận truyền thống cho rằng: “Tiếp nhận văn học là một quan hệ tri âm, tri kỉ giữa người đọc và người viết, khi người đọc hiểu hết những ý tình mà tác giả định nói, cảm thông với tác giả về tài năng và thời thế” Dẫn theo Một số vấn đề lí luận tiếp nhận văn học, Tài liệu do GV Phạm Ánh Sao biên soạn cho chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại VN (bản đánh máy).
. Bên cạnh quan niệm “tri âm” còn có quan niệm khác cho rằng tiếp nhận văn học là lấy ý của mình để suy ra cái chí của tác phẩm hay còn gọi là cách đọc “phát huy, kí thác”. Cách đọc này giải phóng sức sáng tạo của bạn đọc nhưng lại dễ rơi vào chủ quan, xuyên tạc, phiến diện, một chiều. Thi pháp học hiện đại đã muốn tìm ra một con đường khác thâm nhập vào bản thể văn học. Nó đã lần lượt tìm vào chất liệu, hình thức cấu trúc, ngôn ngữ văn học, kí hiệu mà chủ yếu là nghiên cứu văn bản, các nguyên tắc mã hoá và tiếp nhận văn bản tác phẩm. Có thể nói chính nhu cầu nhiều hay ít của người đọc đã qui định đến tầm vóc và vị trí của tác phẩm đó trong lịch sử bởi giá trị của TPVH chỉ có được khi người ta đọc nó. Đọc chính là quá trình cụ thể hoá tác phẩm. Theo Roman Ingarden: “Văn bản văn học như là sản phẩm sơ lược với những chỗ trống và những sự việc chưa xác định, giống như một bộ xương” [57, 9]. Tính chất của sự cụ thể hoá này phụ thuộc vào trình độ người đọc, và TPVH sẽ hiện ra đúng diện mạo của nó nếu văn bản văn học gặp được sự cụ thể hoá lí tưởng. Cơ sở tồn tại của TPVH là chất liệu cụ thể của ngôn ngữ. Từng nhóm từ, các câu, nhóm câu kể cả âm điệu và chữ viết đều là những sản phẩm chủ ý của các hoạt động tạo ra câu của ý thức. Đi sâu vào cấu trúc bên trong của TPVH, tìm hiểu các mối liên kết văn bản và quá trình biểu hiện nghĩa và tạo nghĩa của ngôn từ, lí luận văn học hiện đại phân biệt ba yếu tố liên kết đó là cái biểu đạt, cái được biểu đạt và nghĩa, trong đó nghĩa là tâm điểm tạo ra cấu trúc bền vững của toàn bộ tác phẩm.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, lý luận văn học hiện đại đã nhận ra sự khác biệt giữa văn bản, văn bản văn học và TPVH. Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Văn bản là một chỉnh thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp, là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản, thể hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định, thường là không có mặt khi văn bản được sản sinh” [34, 7]. Để phân biệt với khái niệm văn bản, Phơbách đã nêu lên khái niệm về văn bản văn học như sau: “Văn bản văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch. Văn bản thường tồn tại dưới dạng kí hiệu ngôn ngữ. Câu chữ trong văn bản là ký hiệu thể hiện thế giới nghệ thuật được sáng tạo bằng tinh thần mà nhà văn, nhà thơ muốn truyền đạt những khái quát, những cảm nhận của họ về con người, cuộc đời, về thế giới khách quan. Người nghệ sĩ khi sáng tác bao giờ cũng tổ chức tư duy của họ theo một kết cấu nhất định nhằm phản ánh một hiện thực cụ thể” [34, 10]. Trong khi đó, TPVH lại được coi là “một thông điệp thẩm mỹ đối với người tiếp nhận và làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, nhận thức của họ ở một chừng mực nhất định. Thông điệp đó phải có cái mới, phải có vấn đề, có cái độc đáo, tức là có khả năng thêm vào cho biểu tượng của người tiếp nhận” Trích theo H.R.Fauz – Năng lực tiếp nhận, xem bản gốc trong cuốn Tác phẩm văn học như là quá trình của Trương Đăng Dung, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
. Qua những định nghĩa trên chúng ta thấy văn bản là sản phẩm của tác giả. Tác phẩm là sản phẩm của người đọc khi tiếp nhận văn bản đó. Mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm là mối quan hệ cụ thể hóa tức là người đọc mang những khái niệm nói chung của văn bản biến thành khái niệm cụ thể, tức là văn bản chỉ sau khi kinh qua tiếp nhận cụ thể mới có thể biến thành tác phẩm mà tác phẩm chính là sự cụ thể. Khoa học hiện đại không chỉ nghiên cứu văn học như là các tác phẩm làm nên lịch sử văn học mà còn nghiên cứu cái bản chất quyết định văn bản trở thành TPVH. Ở đây độc giả đóng vai trò là người “đồng sáng tạo”, quá trình tiếp nhận tác phẩm chính là sự đối thoại liên tục với tác giả trên mọi lĩnh vực.
Qua việc đọc, trong nhiều trường hợp có hai hoặc nhiều người đọc có nhận xét giống nhau về hệ thống nghĩa – giá trị của tác phẩm. Điều đó chứng tỏ sự đồng nhất nhất định của những kinh nghiệm thẩm mĩ và kinh nghiệm thực tiễn ở một số người đọc đã dẫn tới sự đồng nhất tương đối của nghĩa và giá trị tác phẩm. Điều đó cũng giải thích vì sao ở hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam do hai nhóm biên soạn khác nhau lại có sự thống nhất trong việc lựa chọn tác giả, tác phẩm, bản dịch cũng như một số câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tương đồng ấy chúng ta vẫn thấy có nhiều điểm khác biệt, đó là kết quả của quá trình “đồng sáng tạo” khi tiếp nhận TPVH. TPVH là một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ, là một cấu trúc mang nghĩa đang chờ được bạn đọc giải mã, được nhìn nhận như một quá trình. Và mỗi đối tượng độc giả tùy vào trình độ, khả năng của mình sẽ có một cách giải mã riêng. Các văn bản văn học luôn tạo ra khả năng để có thể lí giải hàng ngàn cách khác nhau mà tính độc đáo, không lặp lại của nó vẫn không thay đổi. Theo quan điểm của mỹ học tiếp nhận, “không phải sự giải mã thông điệp có trong văn bản làm xuất hiện nghĩa mà chính các hoạt động liên kết được thực hiện trong quá trình đọc tạo nên cấu trúc nghĩa có phương thức tồn tại là sự đối thoại” [57, 18]. Quá trình tiếp nhận văn học là quá trình tác động tương hỗ với hai yếu tố: ảnh hưởng thông qua văn bản và sự tiếp nhận thông qua người đọc. Người tiếp nhận tái tạo tác phẩm và tác phẩm tái tạo lại người đọc. Khi mỹ học tiếp nhận xuất hiện thì lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng của các tác giả và tác phẩm, mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó.
Quá trình tiếp nhận văn học cũng gắn liền với động cơ tiếp nhận. Có rất nhiều đối tượng độc giả khác nhau và vì thế cũng đồng thời xuất hiện nhiều động cơ tiếp nhận khác nhau. Trong rất nhiều động cơ của việc tiếp nhận thì đọc để phân tích, nhận xét, đánh giá là một động cơ thuộc một nhóm độc giả đặc biệt. Đó là mục đích của các nhà nghiên cứu phê bình, mặc dù không có gì cản trở những động cơ của người đọc bình thường ở họ. Những người biên soạn SGK thực chất đều là những nhà nghiên cứu, phê bình văn học, họ tuyển chọn các tác phẩm giảng dạy trong nhà trường trên cơ sở phân tích, mổ xẻ nội dung cũng như hình thức của tác phẩm. Đồng thời họ còn có sự liên hệ giữa hiện thực với tư tưởng được biểu hiện trong tác phẩm, sau đó nhận xét, khái quát thành những quan niệm sống, triết lí nhân sinh của tác giả để giáo dục nhân cách cho người học. Người đọc, đặc biệt là những người đọc chuyên nghiệp không bao giờ giống như một tờ giấy trắng mà họ có đầy đủ những tiền đề để làm nên tính năng động chủ quan của mình. Hiệu quả đọc, do đó là muôn màu muôn vẻ, càng không thể trùng khớp với ý đồ của tác giả. Cùng với Hiện tượng học, Giải thích học, Mỹ học tiếp nhận đã nhấn mạnh tính sáng tạo trong sự thưởng thức của người đọc, đã nhằm trúng một vấn đề mà lâu nay chưa được coi trọng, ngày nay phải đi sâu nghiên cứu.
Quá trình tiếp nhận Đường thi không chỉ được thể hiện thông qua vị trí, vai trò của người đọc mà nó còn được thể hiện qua truyền thống diễn dịch thơ Đường tại VN. Thế kỷ XV khi chữ Nôm thịnh hành, chúng ta không thể bỏ qua được ảnh hưởng của thơ Đường trong các tác phẩm chữ Nôm. Đây là lúc diễn ra truyền thống diễn ca thơ Đường. Các tuyển tập thơ Đường cũng được tuyển chọn và dịch đi dịch lại nhiều lần. Trong giai đoạn này và ngay cả các giai đoạn về sau, chúng ta hiểu thơ Đường chủ yếu thông qua nguyên tác và các bản dịch thơ. Tiếp nhận thơ Đường qua các bản dịch là đặc điểm sự sáng tạo của thơ ca VN. Có những tác phẩm thơ Đường đã dành được nhiều sự quan tâm của các dịch giả, ví dụ: Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị, Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu... Các bản dịch thơ Đường xuất hiện đầu tiên trên các báo, tạp chí và thông qua những dịch giả tâm huyết, tài năng đã đến được với rất nhiều đối tượng độc giả yêu thơ Đường. Nhiệm vụ chủ yếu của các tạp chí này là phổ biến thơ Đường bằng chữ Quốc ngữ. Có thể thấy chưa bao giờ thơ Đường được sưu tập và dịch thuật nhiều như thế, chính bằng con đường đó mà thơ Đường đã đến với những thanh niên tân học, những nhà Thơ Mới sau này đem lại những bước đột phá của nền văn học VN. Về vấn đề dịch thơ Đường tại VN thì công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ Vấn đề dịch thơ Đường ở VN của Nguyễn Tuyết Hạnh đã đề cập đến cho chúng ta những phương diện cơ bản nhất của quá trình này. Điều đó cho thấy xu hướng nghiên cứu văn học cổ điển TQ nói chung và thơ Đường nói riêng ở VN đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc. “Từ các bản dịch Đường thi có trong tay, các nhà nghiên cứu đã mở hướng tiếp cận thơ Đường từ mọi khía cạnh, tìm hiểu về tác giả, những quan niệm của nhà thơ, những tư tưởng thẩm mĩ cho đến việc đặt thơ Đường trong quá trình tiếp diễn của nó, mở rộng ra là nghiên cứu trực tiếp trên bề mặt văn bản tác phẩm” Dẫn theo Quá trình giao lưu văn hóa và tiếp nhận VHTQ tại VN, Tài liệu do GV Phạm Ánh Sao biên soạn cho chuyên đề Tiếp nhận thơ Đường tại VN (bản đánh máy).
.
Thơ Đường được tuyển chọn khá nhiều trong các tuyển tập với sự ra đời của các dịch phẩm: Đường thi (Ngô Tất Tố - 1940), Thơ Đỗ Phủ (Nhượng Tống – 1944), Đường thi (Trần Trọng Kim – 1945)... Quá trình phát triển của dịch thuật, nghiên cứu thơ Đường đã góp phần mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa nước ta với TQ. Mặc dù trải qua những giai đoạn biến đổi thăng trầm của hoàn cảnh lịch sử xã hội, có thời kỳ Đường thi đã không xuất hiện trong đời sống văn học nước ta, tuy nhiên sau đó nó lại đã khẳng định sức sống mãnh liệt của mình trong lịch sử tiếp nhận của chúng ta. Có những tác phẩm dù trải qua những giai đoạn khủng hoảng nhất vẫn luôn dành được sự lựa chọn tuyệt đối của những nhà biên soạn sách khi quyết định đưa nó vào chương trình SGK PT. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch, Thu hứng, Đăng cao của Đỗ Phủ và đặc biệt là hai tác phẩm được coi là đặc sắc nhất của thơ Đường đó là Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị, Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu. Trong quá trình biên soạn và tuyển chọn tác phẩm đưa vào giảng dạy trong SGK PT, các tác giả đồng thời là những nhà nghiên cứu đã khai thác triệt để mọi khía cạnh từ thi pháp đến nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Các tác phẩm được tuyển chọn trong SGK đều hướng HS tìm hiểu văn bản thông qua ba tài liệu chính đó là: nguyên tác, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Có thể nói dịch thơ Đường, đọc, thưởng thức tác phẩm dịch cũng là một trong những hướng tiếp nhận văn học. Chính trong công việc này, dịch giả đã thể hiện được sự sáng tạo của mình trong văn bản. Phát huy tính độc lập, sáng tạo của dịch giả hay chính là của người đọc, đây cũng là một trong những vấn đề mà mỹ học tiếp nhận quan tâm tới.
3.2.4. Định hướng quá trình giảng dạy Đường thi trong SGK PT:
Chúng ta đã biết việc lựa chọn tác phẩm vào chương trình và SGK không phải là vấn đề đặt ra đối với người GV. Đó là công việc của những người biên soạn chương trình và SGK. Tuy nhiên dưới góc độ người giảng dạy, GV cũng cần am hiểu lí do vì sao tác giả, tác phẩm này lại được đưa vào chương trình mà không phải là tác giả hay tác phẩm khác. Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng giảng dạy của GV bởi nếu không nắm được ý đồ và quan điểm lựa chọn của các soạn giả, người GV dễ bị lạc hướng trong khai thác và giảng dạy từng tác phẩm cụ thể. Cho nên người GV tuyệt nhiên không nên nhìn nhận tác phẩm mà mình sắp giảng dạy cho HS như những văn bản văn chương biệt lập, riêng rẽ với chương trình, đặc biệt là không ý thức thật rõ ràng lí do vì sao tác phẩm đó lại được đưa vào chương trình. Những hiểu biết về mục đích, ý định sáng tác về cơ cấu nội dung, về sức mạnh riêng của tác phẩm cùng mối liên hệ giữa nhà văn với người đọc là những cơ sở quan trọng để xác định đúng phương hướng chủ yếu và cơ bản cho việc khai thác và giảng dạy một tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn chương trong nhà trường không chỉ là một phương tiện nhận thức mà còn là đối tượng thẩm mĩ đồng thời là một cơ sở để hình thành những hiểu biết về lịch sử văn học lại vừa là công cụ giáo dục đặc biệt giúp HS tự phát triển một nhân cách toàn diện. Theo quan điểm truyền thống khi nói đến nhà trường người ta chỉ chú trọng đến vai trò của người thầy. Thầy giáo đóng vai trò trung tâm, là nguồn kiến thức và HS trở thành “bình chứa” để GV rót kiến thức vào. Trên lớp, người GV là người diễn thuyết, người thuyết giảng và HS chỉ thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, không phát huy được tính độc lập sáng tạo của mình. Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật và xã hội hiện đại đòi hỏi những người làm công tác lí luận dạy học phải tìm cách đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Viện sĩ A.A.Xmianốp đã viết: “Sự tiến bộ kì diệu của khoa học kĩ thuật, số lượng các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một cách ghê gớm, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dưỡng lẫn phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học phải nhằm phát triển tối đa sự suy nghĩ độc lập của HS, kĩ năng đạt đến và vận dụng tri thức. Đó là điều mà rõ ràng sau này các em phải thực hiện khi khoa học ngày càng phát triển” [33, 164]. Đổi mới phương pháp dạy học Văn chính là đổi mới việc đánh giá mối quan hệ giữa ba thành tố: GV – HS – Văn bản văn chương. Đó chính là mối quan hệ chính tạo thành cơ chế dạy học văn.
Trong nhà trường PT, GV chính là nhà phê bình văn học, là người bắc cầu nối giữa văn bản và HS. Khi GV và HS cùng phân tích một văn bản văn học, GV bao giờ cũng hướng dẫn HS phân tích văn bản đó theo một quan điểm đã được định hướng để giúp HS từng bước qua các hoạt động hiểu được hệ thống giá trị có trong văn bản. Đây là quá trình chuyển nội dung văn hóa vào thế giới tinh thần của HS. GV là chủ thể tiếp nhận những tác động thẩm mỹ của văn bản nhưng sự tiếp nhận của GV là một hoạt động kép: vừa tiếp nhận cho mình đồng thời thông qua mọi con đường để chuyển hóa sự tiếp nhận của mình tới sự tiếp nhận của HS. Văn học cũng như mỗi tác phẩm văn chương luôn luôn được ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa cụ thể; những yếu tố thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trước khi đi vào dạy học các tác phẩm thơ Đường, SGK đã có bài khái quát về thời đại nhà Đường với đầy đủ những yếu tố liên quan đến sự phát triển của nó. Đặc biệt, SGK miền Bắc còn dành một phần riêng để giới thiệu về tác giả trước khi cho HS tiếp cận văn bản tác phẩm. Nói đến văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể. Tác phẩm văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật riêng được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa yếu tố hữu hình và vô hình, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiền văn bản... Một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận diện được loại thể. Dạy thơ không giống với dạy văn hay kịch, dạy văn học VN sẽ khác với dạy VHNN... Nhiều GV do không phân biệt được sự khác nhau này nên trong một thời gian dài việc cắt nghĩa tác phẩm văn chương ở nhà trường đã có những hạn chế nhất định. Công cuộc đổi mới phương pháp dạy văn ở PTTH đã diễn ra trong vài năm trở lại đây theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS cũng là sự vận dụng sáng tạo kịp thời những thành tựu về lí thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu văn học. Quan điểm coi HS là chủ thể tiếp nhận sẽ có khả năng phát huy được tính tích cực trong học tập của HS, phát triển tư duy sáng tạo của các em và các em được tôn trọng như một bạn đọc đích thực.
Trong quá trình dạy học, HS là một “mắt xích” quan trọng trong việc truyền bá tác phẩm văn chương. Tiếp nhận văn học thực chất là quá trình tri giác tác phẩm, cụ thể hóa và khái quát hóa nghệ thuật để hiểu được giá trị đích thực của tác phẩm. Tuy nhiên, sự tiếp nhận tác phẩm ở mỗi người đọc nông sâu khác nhau, nó phụ thuộc vào tư chất cá nhân, vào trình độ, năng lực tiếp nhận, vốn sống, sự hiểu biết về văn học nghệ thuật, nghề nghiệp cũng như vào thời đại, xã hội mà họ sống. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người GV văn cần phải uốn nắn, điều chỉnh những nhận thức tản mạn, phiến diện, đôi khi ra ngoài tác phẩm của HS, phải định hướng cho HS vào giá trị cốt yếu của tác phẩm, phải tổ chức động viên kích thích quá trình tiếp nhận của các em cho đúng hướng, tránh những liên tưởng tản mạn, hạn chế tới mức tối đa tính chủ quan trong tiếp nhận của từng em. Dù sao giữa tác giả và bạn đọc – HS cũng có những khoảng cách về tâm hồn, về tư duy, về tâm lý, về trình độ, khoảng cách đó được các nhà nghiên cứu gọi là khoảng cách thẩm mỹ hoặc “đồ thị sai”. Điều đó luôn luôn xảy ra như một sự tất yếu. Mặt khác giữa các công chúng bạn đọc thậm chí ngay cả những HS trong cùng một lớp cũng có khoảng cách trong tiếp nhận, giữa bạn đọc cùng thời và bạn đọc khác thời đại với tác giả, cách hiểu tác phẩm cũng khác nhau. Chính vì vậy người GV phải đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa tác phẩm và bạn đọc – HS. Thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK cùng với sự hỗ trợ tích cực của GV trong quá trình lên lớp sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách đó. Tuy nhiên không phải bất cứ hệ thống câu hỏi nào cũng phát huy được tính “đồng sáng tạo” của người học – HS.
Mạnh Thị Minh trong KLTN của mình năm 2007 đã nhận xét rằng: “Sự thay đổi về cách thức trình bày (hình thức lẫn nội dung) đều cho thấy người biên soạn đã quán triệt quan điểm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Đó là hệ quả kế thừa từ thành tựu tâm lí học hoạt động và mĩ học tiếp nhận, coi HS là bạn đọc sáng tạo và quá trình tiếp nhận của HS trong nhà trường là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mục đích cuối cùng là trang bị cho HS những tri thức để tự đọc văn dưới sự định hướng của người thầy” [15, 93]. Qua đây chúng ta thấy rằng: dạy học là một chu trình khép kín, trong đó công việc biên soạn và tuyển chọn SGK không thể nằm ngoài chu trình đó. Chính vì vậy SGK luôn luôn là vấn đề cần các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm trong mọi thời đại.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nhận xét chung:
Đường thi trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã khẳng định được giá trị to lớn của nó trong dòng chảy không ngừng của nền thi ca nhân loại. Có thể nói rằng, nắm được và yêu Đường thi, ta sẽ hiểu và yêu thi ca cổ điển Việt Nam, hiểu và yêu cội nguồn tư tưởng, nghệ thuật và thẩm mỹ của dân tộc ta. Bởi vì, chính từ cội nguồn ấy, cùng với tinh thần dân tộc mãnh liệt, cùng với sự chọn lọc và tiếp nhận thông minh của cha ông ta suốt lịch sử sau đó, chúng ta có Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, nhóm Thơ Mới... Qua đó chúng ta có thể thấy Đường thi có ý nghĩa như thế nào đối với thi ca Việt, thẩm mỹ Việt, tâm hồn Việt. Thơ Đường đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà lí luận, phê bình văn học không chỉ ở trong nước mà mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ, quốc gia. Được soi sáng bởi các luồng tư tưởng mới mẻ và quan điểm tiến bộ của lí luận văn học phương tây, chúng ta đang ngày càng phát hiện ra những giá trị tiềm ẩn của di sản thi ca bậc nhất nhân loại này. Những thành tựu ấy đã chi phối không nhỏ đến việc xây dựng nội dung chương trình Đường thi trong SGK PT để giảng dạy cho HS.
Nhìn dưới góc độ mĩ học tiếp nhận, chúng tôi đã tiến hành khảo sát nội dung đó trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90, trong đó có sự so sánh với bộ SGK Văn chỉnh lí hợp nhất năm 2000. Từ sự khảo sát này, chúng tôi đã rút ra những điểm giống và khác nhau về công tác biên soạn cũng như tuyển chọn Đường thi trong hai bộ SGK này; đồng thời lí giải quá trình đó dưới ánh sáng của thi pháp học hiện đại và mĩ học tiếp nhận. Chúng tôi có thể đưa ra một số nhận xét chung như sau:
- Về công tác tuyển chọn Đường thi:
+ Các tác giả, tác phẩm được tuyển chọn: cả hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam đều tuyển chọn các tác phẩm của 4 nhà thơ lớn đời Đường đó là: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị mà trọng tâm là Lý Bạch và Đỗ Phủ. Trong 4 nhà thơ này chỉ có Bạch Cư Dị ở ở thời Trung Đường còn lại đều là những đại biểu xuất sắc của thời thịnh Đường. Sự tuyển chọn này là hợp lí và dễ hiểu bởi thịnh Đường là thời kì hoàng kim của thơ cổ điển Trung Quốc. Lý Bạch và Đỗ Phủ là hai nhà thơ vĩ đại đại diện cho hai khuynh hướng sáng tác khác nhau đó là: lãng mạn và hiện thực.
Mặc dù đều tuyển chọn 4 nhà thơ trên đưa vào chương trình SGK nhưng hai bộ sách này lại khác nhau trong việc tuyển chọn các tác phẩm cũng như vai trò của các tác phẩm đó trong chương trình. Đặc biệt là các tác phẩm của Đỗ Phủ ở hai bộ SGK này hoàn toàn không có sự thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, cùng một tác phẩm nhưng ở bộ sách này nó là tác phẩm giảng chính nhưng ở bộ sách kia lại là bài đọc thêm. Có thể lí giải điều này là do tầm đón nhận và kinh nghiệm thẩm mỹ của hai nhóm soạn giả này có sự khác nhau; đồng thời chúng ta cũng phải kể đến sự chi phối của tư tưởng, quan điểm của Đảng, địa phương đến quá trình tuyển chọn và sắp xếp chương trình SGK. Hai yếu tố chủ quan và khách quan này đều tác động trực tiếp đến công việc thiết kế chương trình giảng dạy Đường thi trong nhà trường PT.
+ Việc lựa chọn các bản dịch: về điểm này, ở hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam đã có sự thống nhất với nhau. Qua khảo sát bản dịch và các dịch giả được lựa chọn trong SGK, chúng ta thấy trong cả hai bộ SGK năm 1989-90, có 7 tác phẩm với 7 dịch giả được lựa chọn. Chúng ta thấy có những gương mặt khá tiêu biểu đó là: Tản Đà, Khương Hữu Dụng, Tương Như, Nguyễn Công Trứ, Ngô Tất Tố, Nam Trân, Phan Huy Thục, trong đó Tản Đà dịch 2 tác phẩm (Nguyệt dạ và Hoàng Hạc lâu). Đây đều là những dịch giả xuất sắc ở nước ta và các bản dịch của họ đã phần nào lột tả hết được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy việc cả hai bộ SGK Văn năm 1989-90 đều lựa chọn các bản dịch này là một điều dễ hiểu và không cần phải giải thích gì thêm.
- Về công tác biên soạn tác phẩm Đường thi trong hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy bên cạnh sự khác nhau về cách dùng tiêu đề tác phẩm, cách giới thiệu tác phẩm, tình trạng vật lí (kênh chữ, kênh hình)... quan trọng hơn đó là sự khác nhau về nội dung trình bày và cấu trúc chi tiết của các bài học Đường thi. Cụ thể đó là những tri thức về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cách chú thích, cách đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi... Chúng tôi đi sâu vào vào khảo sát kĩ phần câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài và rút ra một nhận xét chung là: cả hai bộ SGK này đều tập trung khai thác những câu hỏi thiên về nội dung và bản chất tái hiện nhiều hơn những câu có bản chất sáng tạo. Phần gợi ý có những câu quá chi tiết đôi khi chính là sự áp đặt kiến thức đối với HS, hạn chế quá trình tư duy, sáng tạo của HS. Đây là một hạn chế lớn trong công tác biên soạn SGK và hạn chế này đã được khắc phục trong các bộ SGK cải cách những năm về sau.
Dựa trên những kết quả khảo sát thực tế, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và lí giải nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong quá trình biên soạn hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90. Những yếu tố cơ bản chi phối đến công tác tuyển chọn và biên soạn tác phẩm Đường thi trong SGK có thể kể đến trước hết và gián tiếp đó là những tác động của văn cảnh xã hội bao gồm: tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước cũng như của mỗi địa phương, vùng miền; những tư tưởng, quan điểm, mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đó phải kể đến sự chi phối mạnh mẽ và trực tiếp đó là tác động của lí luận văn học đến quá trình biên soạn SGK PT mà cụ thể là những thành tựu của thi pháp học hiện đại và ảnh hưởng của mĩ học tiếp nhận đang ngày càng phổ biến trong đời sống văn học nước ta. Hai tác động trên có những đặc điểm và vai trò chi phối khác nhau đến người đọc (tầm đón nhận, kinh nghiệm thẩm mỹ), quy định việc tuyển chọn và biên soạn SGK.
2. Một số kiến nghị:
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam năm 1989-90 vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục. Chúng ta đã biết thơ Đường vốn hàm súc, để hiểu được chúng ta cần phải phát huy hết khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình. Để lôi cuốn và khơi gợi trí tưởng tượng của HS thì việc bổ sung các hình ảnh minh họa cho mỗi bài học trong SGK là một việc làm cần thiết. Không những thế việc đưa ra các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài có quá nhiều gợi ý chi tiết mang tính áp đặt đã hạn chế rất lớn đến khả năng tư duy độc lập của HS. HS không có điều kiện phát huy sự sáng tạo, đề xuất và trình bày ý tưởng riêng của mình. SGK Văn mới với hệ thống câu hỏi mang tính định hướng khoa học, hợp lí đã phần nào khắc phục được những hạn chế trong hai bộ SGK Văn năm 1989-90. Các tác phẩm được chọn giảng trong chương trình không thể là sự lựa chọn tùy tiện mà nó phải đảm bảo những mục tiêu môn học nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung. Nó phải có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho các em, những tác phẩm đó phải được thời gian kiểm chứng về giá trị, ý nghĩa. Để cảm nhận hết tinh hoa thơ Đường đòi hỏi cả GV và HS phải thực sự hòa mình và sống trong không khí của Đường thi, phải tìm thấy tình yêu thơ Đường ngay cả khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm. Tuy nhiên để việc giảng dạy thơ Đường đạt được kết quả như mong muốn, ngoài những yếu tố GV – HS – Phương pháp dạy học thì công việc biên soạn SGK cũng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thành sứ mệnh của môn học. Từ việc tìm hiểu thực tế giảng dạy chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
1. Thực chất của phương pháp mới cũng chính là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, vấn đề là ở chỗ GV phải biết gợi mở, tạo tình huống để học sinh thực sự tự học, tự làm việc, tự khám phá tìm hiểu tác phẩm. Lúc đầu tưởng như các em HS lớp 10 học thơ Đường rất khó nhưng qua thực tế, thấy các em không những học được mà còn học rất hào hứng vì qua thơ Đường các em đã rút ra được khá nhiều điều bổ ích.
2. Để làm được điều đó GV phải nắm vững thi pháp thơ Đường, phải xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt hợp lý để phát huy được trí tuệ và năng lực cảm thụ của HS.
3. GV nên tin tưởng vào HS, giành cho HS một vị trí xứng đáng trong giờ học để HS thấy được vai trò làm chủ của mình và từ đó sẽ có thói quen tích cực, sáng tạo trong học tập. Giảng dạy văn nói chung, giảng dạy thơ Đường nói riêng quả là một điều không dễ. Hiểu cho đúng tác phẩm đã là khó, hiểu để dạy cho các em cùng hiểu càng khó hơn.
Trong khuôn khổ KLTN với sự eo hẹp thời gian và hiểu biết còn nhiều hạn chế, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình dạy học. Đề tài này hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện vấn đề giảng dạy Đường thi trong nhà trường PT và là nguồn tài liệu hữu ích cho GV trong công tác giảng dạy môn Văn ở nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Duy Tân, (1992), “Mối quan hệ về thể loại giữa VHTQ và văn học VN thời trung đại: Tiếp nhận – Cách tân – Sáng tạo”, Tạp chí văn học số 1.
Bùi Văn Tiếng, (1992), “Bàn về cái khó trong sách văn cải cách ở giáo dục bậc trung học”, Tạp chí văn học số 3.
Chương Bồi Hoàn, Lạc Minh Ngọc (biên dịch), (2000), Văn học sử TQ, tập hai, NXB Phụ nữ, HN.
Dương Quảng Hàm, (2002), VN văn học sử yếu, NXB Hội nhà văn, HN.
Dương Thùy Trang, (2004), Nghiên cứu việc dịch thuật Đường thi ở VN từ đầu thế kỷ XX đến nay (qua hệ thống thư mục), Niên luận sinh viên chuyên ngành Hán Nôm khóa 47, Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Hà Bình Trị, (1991), “Những điểm mới của Văn 10”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 1.
Hoàng Tịnh Thủy, (2007), Khảo sát tư liệu dịch thơ Đường trong di sản Hán Nôm VN, Niên luận sinh viên chuyên ngành Hán Nôm khóa 49, Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Hồ Sĩ Hiệp, (2006), VHTQ với nhà trường (tập tiểu luận), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ Sĩ Hiệp, (1991), Thơ Đường ở trường phổ thông, NXB Tổng hợp Khánh Hòa, Khánh Hòa.
Lê Xuân Soan, (2006), Dạy – học các tác phẩm thơ Đường ở trường THCS và THPT: Theo chương trình Ngữ văn mới, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lương Duy Thứ, (1990), “Giảng dạy văn chương TQ ở PTTH cải cách”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 8.
Lương Duy Thứ, (1996), “Thơ TQ – Quá trình tiếp nhận và thi pháp”, Tạp chí văn học số 6.
Lương Duy Thứ, (2005), Thi pháp thơ Đường, NXB Đại học sư phạm, HN.
Mai Xuân Miên, (2000), Định hướng tiếp nhận của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường Trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Quốc gia HN (Thư viện Quốc gia Việt Nam).
Mạnh Thị Minh, (2007), Thơ Đường trong sách giáo khoa phổ thông, KLTN khoa Ngữ văn sư phạm K48, Tư liệu khoa Văn, Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Ngô Tất Tố, (1940), Đường thi: phiên dịch và khảo cứu thơ Đường, NXB Impr. Tân Dân, HN.
Ngô Văn Phú (biên soạn và tuyển chọn), (1996), Thơ Đường ở VN, NXB Hội nhà văn, HN.
Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Nguyễn Hoàng Tuyên, Lưu Đức Trung, Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, La Khắc Hòa, (1990), Văn học 10, tập hai (Phần VHNN và Lí luận văn học), NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Hải Hà, Lương Duy Trung (chủ biên), Trần Xuân Đề, La Khắc Hòa, Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Nguyễn Hoàng Tuyên (2000), Văn học 10, tập hai (Phần VHNN và Lí luận văn học), NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Hồng Mơ, (2008), Tiếp nhận Hoàng Hạc lâu ở VN, Niên luận sinh viên khoa Văn K48, Tư liệu khoa Văn, Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Nguyễn Khắc Phi, (2001), Mối quan hệ giữa văn học VN và VHTQ qua cái nhìn so sánh, NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Lai, (1993), “Tiếp nhận văn học – một vấn đề thời sự”, Báo Văn nghệ số 10.
Nguyễn Lộc (chủ biên), Phan Nhật Chiêu, Trần Xuân Đề, Lê Ngọc Trà, Lương Duy Trung (1990), Văn học 10, tập hai (Phần VHNN và Lí luận văn học), NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Quảng Tuân, (1995), “Những bài dịch Đường thi đầu tiên trong văn học VN”, Tạp chí Hán Nôm số 1.
Nguyễn Thế Long, (2006), Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục VN trong kinh tế thị trường, NXB Lao động, HN.
Nguyễn Thị Bích Hải, (2002), Giảng văn văn học châu Á trong trường Phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, NXB Thuận Hóa, Huế.
Nguyễn Thị Bích Hải, (2003), Bình giảng thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Thị Bích Hải, (2003), Giáo trình thi pháp thơ Đường, NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Thị Bích Hải, (2005), Bình giảng thơ Đường: Theo sách giáo khoa Ngữ văn mới, NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Thị Bích Hải, (1996), Thi pháp thơ Đường – một số phương diện chủ yếu, Luận án PTSKH Ngữ văn (Thư viện Quốc gia VN, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội)
Nguyễn Thị Dư Khánh, (2006) Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Thị Hường, (2008), Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành ở VN, Niên luận sinh viên khoa Văn K49 (Thư viện khoa Văn, Đại học KHXH&NV Hà Nội)
Nguyễn Thị Thanh Hương, (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, HN.
Nguyễn Thị Thanh Hương, (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học, NXB Giáo dục, HN.
Nguyễn Thị Thu Hiền, (2006), Tiến trình trình đổi mới chương trình và phương pháp dạy học tác gia, tác phẩm Nguyễn Khuyến trong SGK Văn bậc THPT từ 1975 đến nay, Khóa luận tốt nghiệp khoa sư phạm – ĐHQGHN.
Nguyễn Thị Thu Hương, (2006), Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc ở VN, Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn K47, Đại học KHXH&NV Hà Nội.
Nguyễn Tuyết Hạnh, (1996), Vấn đề dịch thơ Đường ở VN, trung tâm nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, HN.
Nguyễn Sĩ Đại, (2004), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, Luận án PTSKH Ngữ văn (Tư liệu có ở trung tâm thư viện quốc gia HN).
Nguyễn Xuân Nam, (1992), Làm quen với thơ Đường, NXB Văn học, HN.
Nguyễn Văn Hiệu, (2000), “Quan hệ và tiếp nhận VHTQ ở VN đầu thế kỉ XX” , Tạp chí Hán Nôm số 4.
Phạm Ánh Sao dịch, (2006), Dẫn luận Đường thi học, tư liệu nội bộ, lưu trữ tại Phòng Tư liệu Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. [Nguyên bản tiếng Trung: Trần Bá Hải: Đường thi học dẫn luận, Đông Phương Xuất bản Trung tâm, xuất bản lần đầu tháng 10 năm 1988, in lần thứ ba tháng 2 năm 1996].
Phạm Minh Hạc, (1995), “Các cuộc cải cách giáo dục ở VN”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11.
Phan Trọng Luận, (1983), Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học, NXB Giáo dục, HN.
Phan Trọng Luận, (2005), Tuyển tập, NXB Giáo dục, HN.
Phan Trọng Luận, (2004), Phương pháp dạy học Văn, tập một, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phan Trọng Luận, (2004), Phương pháp dạy học Văn, tập hai, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phùng Văn Tửu, (2003), Cảm thụ và giảng dạy VHNN, NXB Giáo dục, HN.
Phương Lựu, (2006), Giáo trình tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục, HN.
Phương Lựu, (1996), Văn hóa, VHTQ cùng một số liên hệ ở VN, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trần Bá Hoành, (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK, NXB ĐHSP, HN.
Trần Đình Sử, (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, HN.
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch, (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb Văn học, HN. Nguyên bản của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân (Mỹ).
Trần Đình Sử, (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, HN.
Trần Ngọc Hưởng (tuyển dụng), (2006), Tứ tuyệt Đường thi, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.
Trần Ngọc Hưởng, (2004), Thơ Đường trong nhà trường, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.
Trương Đăng Dung, (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Viện khoa học xã hội VN, viện văn học, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
Viện nghiên cứu sách giáo khoa quốc tế Georg Eckert, (2004), Sách giáo khoa trong xã hội hiện đại, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Vũ Quốc Anh, (1996), “VHNN trong chương trình môn Văn trường trung học phổ thông”, Tạp chí VHNN số 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thơ Đường trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách.doc