Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lý (Luật Lao động)

Việc thương lượng kí kết thỏa ước lao động tập thể trong những năm qua cho thấy thỏa ước lao động tập thể đã góp phần không nhỏ trong việc điều hòa, đảm bảo sự ổn định của quan hệ lao động. Trong quá trình xác lập thỏa ước, các bên tham gia luôn có ý thức tự giác tuân thủ quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho thỏa ước phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có mốt số trường hợp thỏa ước bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm một số điều kiện mà pháp luật buộc phải tuân thủ và việc xử lý thỏa ước vô hiệu cũng là vấn đề cần quan tâm.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lý (Luật Lao động), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc thương lượng kí kết thỏa ước lao động tập thể trong những năm qua cho thấy thỏa ước lao động tập thể đã góp phần không nhỏ trong việc điều hòa, đảm bảo sự ổn định của quan hệ lao động. Trong quá trình xác lập thỏa ước, các bên tham gia luôn có ý thức tự giác tuân thủ quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho thỏa ước phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có mốt số trường hợp thỏa ước bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm một số điều kiện mà pháp luật buộc phải tuân thủ và việc xử lý thỏa ước vô hiệu cũng là vấn đề cần quan tâm. I. Khái quát về thỏa ước lao động tập thể: Theo Điều 44 BLLĐ đã sửa đổi bổ sung: “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”. Từ định nghĩa trên ta có thể thấy các đặc trưng sau của thỏa ước tập thể: Thoả ước lao động tập thể là một văn bản pháp lý thể hiện sự thoả thuận của các bên tham gia thương lượng và là kết quả của quá trình thương lương. Sự thoả thuận và ký kết thoả ước mang tính chất tập thể, thông qua đại diện của tập thể lao động và đại diện sử dụng lao động. Nội dung của thoả ước lao động tập thể chỉ giới hạn trong việc quy định những điều kiện lao động và sử dụng lao động, giải quyết các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. II. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu: 1. Khái niệm: Một thỏa ước lao động tập thể phải đáp ứng rất nhiều quy định của pháp luật từ trình tự, thủ tục xác lập, hình thức đến nội dung thỏa ước. Trong đó, một số quy định của pháp luật đã trở thành điều kiện có hiệu lực mà thỏa ước tập thể buộc phải tuân thủ. Nếu vi phạm những quy định đó, thỏa ước tập thế sẽ không phát sinh hiệu lực. Như vậy, thỏa ước tập thể vô hiệu được hiểu là những thỏa ước vi phạm các quy định mà pháp luật xác định đó là những trường hợp một thỏa ước tập thể bị coi là vô hiệu. 2. Các trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của thỏa ước mà thỏa ước tập thể vô hiệu được chia làm 2 trường hợp là vô hiệu một phần và vô hiệu toàn bộ. Thỏa ước tập thể vô hiệu một phần: Đây là trường hợp thỏa ước tập thể vô hiệu khi một hoặc một số điều khoản trong thỏa ước trái với quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 48). Ví dụ: Thỏa ước tập thể vô hiệu một phần nếu trong thỏa ước có điều khoản quy định về tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Thỏa ước tập thể vô hiệu toàn bộ: Theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động, thỏa ước thuộc một trong các trường hợp sau thì bị coi là vô hiệu toàn bộ: Toàn bộ nội dung của thỏa ước trái pháp luật: Nội dung của thỏa ước tập thể được pháp luật lao động quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 46 BLLĐ. Nếu toàn bộ nội dung của thỏa ước trái quy định của pháp luật thì thỏa ước đó được coi là vô hiệu toàn bộ. Người kí kết thỏa ước không đúng thẩm quyền: Khoản 2 Điều 45 BLLĐ xác định chủ thể có thẩm quyền kí kết thỏa ước: Đại diện ký kết của bên tập thể lao động là Chủ tịch ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy ủy quyền của BCH Công đoàn. Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp ủy quyền. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề thẩm quyền kí kết thỏa ước tập thể vẫn còn bất cập dẫn đến tình trạng thỏa ước bị vô hiệu toàn bộ vì lí do không xác đáng. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân nên không đủ điều kiện về chủ thể kí kết thỏa ước. Vì vậy, cần xác lập cơ chế đảm bảo quyền thương lượng ký kết thoả ước ở doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, cho phép những doanh nghiệp đó được quyền thành lập ban đại diện để tham gia thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động. Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết: Theo pháp luật lao động, trình tự kí kết thỏa ước bao gồm 4 bước chủ yếu: Đề xuất yêu cầu kí kết, đàm phán các nội dung của thỏa ước, tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa ước và cuối cùng là kí kết thỏa ước. Trong mỗi bước pháp luật đều có những yêu cầu nhất định buộc các bên phải tuyệt đối tuân thủ. Trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về trình tự ký kết thì thỏa ước đó bị coi là vô hiệu toàn bộ. Trên thực tế việc vi phạm quy định của pháp luật về trình tự kí kết thỏa ước diễn ra khá phổ biến tuy nhiên việc phát hiện và xử lý thường không kịp thời. Đối với thỏa ước vô hiệu toàn bộ ở một số nước còn quy định một trường hợp nữa là thỏa ước vô hiệu do không được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật lao động nước ta trước đây cũng đã từng ghi nhận trường hợp vô hiệu này của thỏa ước tập thế nhưng hiện nay chúng ta đã xác định là rằng việc đăng kí thỏa ước hay không chỉ liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về lao động chứ không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa ước, do vậy quy định trên đã được bãi bỏ. 3. Thẩm quyền xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu: Hiện nay, theo luật lao động nước ta quy định, thẩm quyền xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc về 2 cơ quan: Cơ quan quản lí nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Sở lao động thương binh và xã hội). Tòa án nhân dân nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động phát hiện thấy thỏa ước tập thể trái với pháp luật (khoản 4 Điều 166 BLLĐ). III. Xử lý thỏa ước tập thể vô hiệu: Phụ thuộc vào từng trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu một phần hay toàn bộ. Việc xử lý thỏa ước vô hiệu do vậy cũng tùy từng trường hợp mà được giải quyết khác nhau và để lại những hậu quả pháp lý nhất định: Xử lý thỏa ước tập thể vô hiệu một phần: những nội dung nào trong thỏa ước bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ lợi ích của các bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thỏa thuận hợp pháp trong HĐLĐ cá nhân (nếu có). Xử lý thỏa ước tập thể vô hiệu toàn bộ: Về mặt nguyên tắc, khi thỏa ước tập thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì thỏa ước đó sẽ lập tức bị hủy bỏ. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích cho người lao động, trừ trường hợp thỏa ước vô hiệu do toàn bộ nội dung trái pháp luật ra, đối với 2 trường hợp thỏa ước vô hiệu toàn bộ còn lại, nếu nội dung của thỏa ước có lợi cho người lao động thì pháp luật lao động cho phép cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hướng dẫn, nếu không làm lại thì mới bị tuyên bố vô hiệu và xử lý như thông thường. (Khoản 3 Điều 48 BLLĐ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThỏa ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lý (Luật Lao động).doc
Luận văn liên quan