Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và xử lý thỏa ước vô hiệu

Trong mối quan hệ lao động, bên cạnh sự điều chỉnh của luật lao động và hợp đồng lao động còn có một loại văn bản khác vừa mang tính chất quy phạm, vừa mang tính chất hợp đồng đó là thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước tập thể được ký kết dựa trên sự thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Trên thực tế, khi kí kết thỏa ước lao động tập thể, các chủ thể đều dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp để đưa ra những yêu cầu phù hợp, đảm bảo cho thỏa ước có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những trường hợp thỏa ước được ký kết không đúng pháp luật về nội dung cũng như trình tự ký kết. Khi đó thỏa ước tập thể sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và xử lý thỏa ước vô hiệu có vai trò rất lớn trong việc ký kết thỏa ước tập thể để đảm bảo cho thỏa ước có hiệu lực pháp luật.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và xử lý thỏa ước vô hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong mối quan hệ lao động, bên cạnh sự điều chỉnh của luật lao động và hợp đồng lao động còn có một loại văn bản khác vừa mang tính chất quy phạm, vừa mang tính chất hợp đồng đó là thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước tập thể được ký kết dựa trên sự thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Trên thực tế, khi kí kết thỏa ước lao động tập thể, các chủ thể đều dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp để đưa ra những yêu cầu phù hợp, đảm bảo cho thỏa ước có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những trường hợp thỏa ước được ký kết không đúng pháp luật về nội dung cũng như trình tự ký kết. Khi đó thỏa ước tập thể sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và xử lý thỏa ước vô hiệu có vai trò rất lớn trong việc ký kết thỏa ước tập thể để đảm bảo cho thỏa ước có hiệu lực pháp luật. NỘI DUNG Theo Điều 44 Bộ luật lao động thì “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”. Mặc dù được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động nhưng nội dung của thỏa ước không được trái với quy định của pháp luật và phải được ký kết theo đúng thẩm quyền cũng như trình tự ký kết. Khi vi phạm các điều kiện trên, thỏa ước tập thể có thể bị vô hiệu. Bộ luật lao động 1994 đã quy định các trường hợp thỏa ước bị coi là vô hiệu. Theo Điều 48 Bộ luật lao động thì có hai trường hợp, đó là: Thỏa ước lao động bị coi là vô hiệu một phần khi một hoặc một số điều khoản của thỏa ước trái với quy định của pháp luật. Còn thỏa ước bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật. Người ký kết không đúng thẩm quyền. Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết. Tại Bộ luật lao động năm 1994 chưa được sửa đổi, bổ sung còn quy định một trường hợp thỏa ước cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ đó là trường hợp thỏa ước lao động không đăng ký ở cơ quan lao động cấp tỉnh. Hiện nay theo quy định của pháp luật, việc đăng ký thỏa ước tại cơ quan có thẩm quyền chỉ để quản lý lao động, không liên quan đến thỏa ước nên nếu thỏa ước không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ không bị coi là vô hiệu toàn bộ. Về cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước vô hiệu đó là: cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình quản lý nhà nước về lao động có quyền tuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 (theo khoản 3 Điều 48 bộ luật lao động). Ngoài ra theo khoản 4 Điều 166 thì tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết các tranh chấp lao động nếu phát hiện thấy thỏa ước lao động tập thể trái với pháp luật lao động thì có quyền tuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Về cách thức xử lý khi thỏa ước lao động tập thể vô hiệu: Khi phát hiện thỏa ước được ký kết thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tuyên bố thỏa ước bị vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Tùy theo trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét để chấp thuận, hủy bỏ hoặc hướng dẫn cho hai bên thỏa thuận lại. Đối với trường hợp vô hiệu từng phần thì chỉ những điều khoản trái pháp luật mới bị tuyên bố là vô hiệu còn các điều khoản khác vẫn có hiệu lực thi hành. Đối với trường hợp thỏa ước vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền hoặc không tiến hành theo đúng trình tự ký kết, nếu nội dung đã ký kết có lợi cho người lao động thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hướng dẫn, nếu không làm lại thì bị tuyên bố vô hiệu. Những nội dung nào trong thỏa ước bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ lợi ích của các bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động cá nhân nếu có (theo khoản 4 Điều 1 nghị định số 93/2002/NĐ-CP). KẾT LUẬN Trong quan hệ lao động, thỏa ước lao động tập thể có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ tạo nên cộng đồng quyền lợi và trách nhiệm giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên thỏa ước lao động tập thể sẽ chỉ phát huy vai trò của nó khi nó có hiệu lực pháp luật. Vì vậy trong quá trình ký kết thỏa ước tập thể, các bên tham gia thương lượng ký kết cần hết sức chú ý để thỏa ước không rơi vào các trường hợp bị vô hiệu. Tài liệu tham khảo Bộ luật lao động 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb.CAND, Hà Nội, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThỏa ước lao động tập thể vô hiệu và xử lý thỏa ước vô hiệu.doc
Luận văn liên quan