Thời kỳ hậu hệ thống bretton woods: cuộc khủng hoảng dầu hỏa, khủng hoảng tài chính Đông Á, khủng hoảng kinh tế mỹ
I. CÚ SỐC DẦU HỎA ĐẦU TIÊN
1. Nguyên nhân
Tình hình chính trị bất ổn và thiếu hụt dầu dường như đã trở thành “cơ duyên” của “khủng hoảng dầu mỏ”. Nhưng sự thực có phải chỉ đơn giản như vậy không? Thời gian xảy ra “khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất” trùng hợp hay lại khá khớp với với thời gian các nước Arập khởi động “vũ khí dầu mỏ”,tẩy chay chống lại Mỹ và Israel
Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa là vào tháng 8 năm 1971, tổng thống tạm nhiệm Nixon tuyên bố “chính sách kinh tế mới”, chính sách tiền tệ đặt trọng tâm vào đồng USD theo “hệ thống Bretton Woods” được thiết lập sau chiến tranh thế giới đã phá sản, nước Mỹ không tiếp tục theo đuổi việc đáp ứng các nghĩa vụ đổi USD thành vàng cho các nước khác. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô la rớt giá thảm hại, giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh, vốn lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và lương thực cần dùng.
“Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Tháng 10 và tháng 12 năm 1973, 6 thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp 2 lần nâng giá dầu thô, từ mức 3,01 USD/thùng lên tới 11,65 USD/thùng, mức tăng là gần 4 lần. Trong bầu không khí hoảng loạn, từng hàng xe xếp dài trước các trạm đổ xăng trên khắp nước Mỹ. Đó chính là “cuộc khủng hoảng dầu thô lần thứ nhất”.
III. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á
1. Giới thiệu:
Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan vào tháng 7/1997 rồi lan sang các thị trường tài chính khác trong đó có cả các con hổ châu Á.
Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan là những nước chịu tác động mạnh nhất. Hongkong, Lào, Philippines, Malaysia cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Trung Hoa Đại Lục, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng.
Khủng hoảng 1997 là khủng hoảng toàn cầu vì tác động của nó lan tới tận các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
2. Biểu hiện:
Sự mất giá nhanh của các đồng tiền với quy mô chưa từng có.
Sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia.
Sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp.
3. Nguyên nhân:
a. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém:
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời kỳ hậu hệ thống bretton woods: cuộc khủng hoảng dầu hỏa, khủng hoảng tài chính Đông Á, khủng hoảng kinh tế mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cú sốc xăng dầu ảnh hưởng đến các thị trường như thế nào?
Xem xét năm tình huống mới xảy ra gần đây nhất.
Năm cuộc khủng hoảng xăng dầu chủ yếu làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu từ năm 1973 cũng có những tác động hết sức to lớn đối với các thị trường tài chính. Tuy nhiên khi mà tác động của những cú sốc xăng dầu liên tiếp lên sự tăng trưởng không còn quá gay gắt thì tác động của chúng lên các thị trường tài chính cũng trở lên nhẹ nhàng hơn. Thật sự là trong lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất thì các thị trường tài chính hầu hết đều vượt qua không quá khó khăn, điều này ngược với những phản ứng trong quá khứ. Điều này một phần là do sự tăng giá xăng dầu ở mức độ vừa phải không còn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển lạm phát nói chung. Một phần nữa là do những người tham gia vào thị trường tài chính, hoặc đúng hoặc sai, có điều kiện để dự đoán rằng giá xăng dầu sẽ giảm xuống sau thời gian tăng đột biến.Sau đây ta sẽ phân tích việc các khu vực tài chính phản ứng như thế nào đối với các đợt khủng hoảng giá dầu liên tục xảy ra kể từ đợt tăng giá lớn vào năm 1973.
1. 1973 - 1975: OPEC bóp nghẹt Phương Tây
Tình hình chính trị bất ổn và thiếu hụt dầu dường như đã trở thành “cơ duyên” của “khủng hoảng dầu mỏ”. Nhưng sự thực có phải chỉ đơn giản như vậy không? Thời gian xảy ra “khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất” trùng hợp thay lại khá khớp với với thời gian các nước Arập khởi động “vũ khí dầu mỏ”,tẩy chay chống lại Mỹ và Israel
Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa là vào tháng 8 năm 1971, tổng thống tạm nhiệm Nixon tuyên bố “chính sách kinh tế mới”, chính sách tiền tệ đặt trọng tâm vào đồng USD theo “hệ thống Bretton Woods” được thiết lập sau chiến tranh thế giới đã phá sản, nước Mỹ không tiếp tục theo đuổi việc đáp ứng các nghĩa vụ đổi USD thành vàng cho các nước khác. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô la rớt giá thảm hại, giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh, vốn lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và lương thực cần dùng. “Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Tháng 10 và tháng 12 năm 1973, 6 thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp 2 lần nâng giá dầu thô, từ mức 3,011 USD/thùng lên tới 11,65 USD/thùng, mức tăng là gần 4 lần. Trong bầu không khí hoảng loạn, từng hàng xe xếp dài trước các trạm đổ xăng trên khắp nước Mỹ. Đó chính là “cuộc khủng hoảng dầu thô lần thứ nhất”.
Phản ứng của các thị trường tài chính
Trái phiếu: Trái phiếu đáo hạn đều có thời hạn 10 năm của Kho bạc Hoa Kỳ có lãi suất 6,81% vào ngày 18 tháng 10 năm 1973, thời điểm mà cuộc cấm vận dầu mỏ bắt đầu. Lúc đầu lãi suất thời hạn 10 năm thật sự giảm sút, xuống mức 6,67% chỉ sau đó 2 tháng. Đến 18 tháng 03 năm 1974, khi lệnh cấm vận dầu mỏ chấm dứt, trái phiếu thời hạn 10 năm của Kho bạc đã có lãi suất tăng lên đạt 7,24%. Tuy nhiên, khi mà giá cả thị trường tiếp tục tăng lên ngay cả sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ được dỡ bỏ, trái tức trái phiếu vẫn tiếp tục chiều hướng tăng lên của mình, đến điểm đỉnh 8% vào mùa thu năm 1974 và tăng tiếp lên đạt 8,5% một năm sau đó. Tất cả mọi người nhận định rằng cú sốc dầu mỏ đầu tiên đã tạo ra một mức tăng tích lũy gần 2% đối với lãi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ trong dài hạn.
Thị trường cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu Mỹ, được tính toán bằng chỉ số S&P 500, đã bị tác động tồi tệ bởi sự kiện cấm vận dầu mỏ xảy ra tại Trung Đông và các nước Ả Rập. Tính từ lúc lệnh cấm vận được ấn định cho tới khi giá dầu mỏ bình ổn trở lại vào năm 1975, giá cổ phiếu trung bình gần như giảm một nửa. Giá trị các cổ phiếu của Mỹ đã sụt giảm tới 50% hay 600 triệu đôla Mỹ, tương đương 40% GDP Hoa Kỳ tại thời điểm đó. Nếu so sánh về mức độ trầm trọng thì lần sụt giảm thời gian đó chỉ kém hơn một chút so với thời điểm xảy ra khủng hoảng bong bóng công nghệ cao vào giai đoạn 2002 - 2003.
Tiền tệ: Đồng tiền Yên Nhật Bản trước đây được phép tăng giá so với đồng đôla Mỹ sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm 1971, đã suy yếu đáng kể sau cú sốc dầu mỏ. Nền kinh tế Nhật Bản vốn được đánh giá là dễ bị tổn thương hơn cả khi gặp phải những biến động co giãn của giá cả dầu mỏ. Tiền Yên Nhật Bản trước đợt cấm vận dầu mỏ được định giá ở mức 265 Yên cho một đôla Mỹ. Sau đó đồng tiền này sụt giảm xuống còn 300 Yên cho 01 đôla vào giữa năm 1974, rồi dao động hẹp xung quang mức này cho đến năm 1977, thời điểm mà tổng thống mới đắc nhiệm Carter quyết định thực hiện nhiệm vụ giải quyết mức thậm hụt tăng nhanh trong cán cân thương mại với Nhật Bản.
Đồng Mác Đức cũng phải đối mặt với một chiều hướng tương tự như đồng Yên Nhật, nhưng sự sụt giảm không nhiều như đồng Yên và cũng hồi phục nhanh hơn so với đồng Yên. Đồng Mác đã giảm từ 2,40 Mác cho 01 Đôla trước cấm vận dầu mỏ xuống còn 2,80 Mác cho 01 Đôla vào tháng 01 năm 1974. Tuy nhiên cho đến cuối năm 1974, đồng Mác đã mạnh hơn so với trước thời điểm khủng hoảng dầu mỏ và nó tiếp tục tăng so với đồng Đôla sau đó.
2. 1979 - 1981: Cuộc cách mạng Iran và cuộc chiến Iran - Irắc
Một sự kiện địa chính trị khác với những hậu quả lịch sử to lớn đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ thứ hai. Bước vào năm 1979, OPEC quyết định tận dụng quyền lực định giá của mình sau một giai đoạn kiềm chế bằng cách công bố một mức tăng giá 15% cho năm 1979. Tuy nhiên động thái nói trên của OPEC sau đó nhanh chóng trở nên vô nghĩa với các sự kiện gây chấn động tại Iran. Sản xuất dầu mỏ tại Iran bắt đầu giảm sút khi những biến động xã hội leo thang. Tình hình thị trường xấu đi thậm chí ngay cả trước khi Đảng Shah bị lật đổ và sứ quán Mỹ tại Tehran bị các tay súng bao vây vào tháng 11 năm 1979. Cuộc cách mạng tại Iran đã gây ra thiệt hại từ 2 triệu đến 2,5 triệu thùng dầu khai thác mỗi ngày trong giai đoạn từ tháng 11 năm 1978 cho đến tháng 06 năm 1979. Sau đó thì việc sản xuất hầu như dừng hẳn.
Iraq tiến hành xâm lược Iran vào tháng 09 năm 1980. Chỉ trong vài tuần tổng sản lượng dầu mỏ của cả hai nước tham chiến này chỉ còn ở mức vài triệu thùng mỗi ngày hoặc có thể tính là 6,5 triệu thùng mỗi ngày ít hơn so với một năm trước đó. Trong năm 1979, sản lượng dầu thô toàn thế giới đã giảm 10%. Cũng trong thời gian này, rất nhiều nước quay lại nỗ lực củng cố các kho xăng dầu dự trữ. Cho đến thời điểm thị trường dầu thô đạt đỉnh vào giai đoàn 1980 - 1981, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Sêút đã tăng lên sát mức 40 Đôla một thùng, mức tăng 25 Đôla mỗi thùng hay gấp 3 lần so với mức giá trung bình năm 1978.
Phản ứng của thị trường tài chính
Trái phiếu: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai có ảnh hưởng xấu trầm trọng hơn nhiều đến thị trường trái phiếu so với cuộc khủng hoảng đầu tiên mặc dù trong lần thứ hai này mức tăng giá dầu thấp hơn so với lần đầu tiên. Lãi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ vốn dĩ đang tăng nhanh tại thời điểm diễn ra các sự biến tại Iran vào cuối năm 1978. Cho đến tháng 12 năm đó, Lãi suất đã tăng lên mức 9%, hơn 1% so với cùng kỳ năm trước. Khi giá dầu mỏ bắt đầu leo thang trong những tháng tiếp theo, lãi suất được giao dịch trong phạm vi hẹp hơn mà không có xu hướng tăng rõ ràng cho đến nửa năm sau. Và trôn ốc các sự kiện diễn ra liên tiếp trong các tháng sau đó - việc giáo chủ Ayatollah Khomeini giành quyền lực, cuộc khủng hoảng con tin và việc áp đặt nhanh chóng lệnh phong toả các tài sản của Iran trên lãnh thổ Hoa Kỳ - đã khiến cho lãi suất tăng lên chóng mặt. Đến tháng 01 năm 1980, lãi suất cho trái phiếu 10 năm của Kho bạc đạt mức 11%. Sau đó vài tuần, khi mà cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin lâm vào thế bế tắc không có lời giải, niềm tin của thị trường còn suy yếu hơn nữa. Vào cuối tháng 02, lãi suất đã đạt mức 13,5%, một mức cao kỷ lục. Đã có sau đấy một thời gian phục hồi nhưng thị trường trái phiếu vẫn tiếp tục phải chịu sức ép ngay cả khi giá dầu mỏ đạt tới đỉnh.
Thị trường cổ phiếu: Nhìn lại giai đoạn biến động, có một điều đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán chủ yếu tại Hoa Kỳ ít bị ảnh hưởng bởi các xáo trộn về dầu mỏ và thị trường trái phiếu. Điều này có thể quan sát chắc chắn: trong vài ngày thị trường cổ phiếu có xuất hiện một số biến động mạnh, nhưng nhìn chung thị trường cổ phiếu phản ứng không mạnh mẽ bằng thị trường trái phiếu. Điều này đặc biệt đúng trong năm 1980. Lời giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng này là một số ngành công nghiệp có lẽ đã hưởng lợi từ việc giá năng lượng tăng cao. Các nhà đầu tư rút vốn của mình ra khỏi những khu vực được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất - có thể nhớ lại tại thời điểm đó chính quyền Mỹ đã phải ra tay cứu trợ hãng Chrysler, nhờ đó mọi người biết được ngành sản xuất ôtô đang gặp họa. Những các nhà đầu tư lại chuyển vốn của mình vào các cổ phiếu của các ngành có liên quan đến năng lượng và các ngành khác không có sự sụt giảm lâu dài giá trị cổ phiếu.
Tiền tệ: Cuộc cách mạng Iran diễn ra ngay sau khi chính quyền Carter trong tháng 11 năm 1978 đưa ra chương trình chi tiết bảo vệ giá trị đồng Đôla. Chương trình này bao gồm việc vay tín dụng từ IMF cũng như phát hành các trái phiếu có tên gọi là trái phiếu Carter, theo đó Kho bạc Hoa Kỳ đứng ra vay các loại tiền tệ khác ngoài đồng Đôla. Chương trình này có hiệu quả trong một thời gian khi khôi phục lại đôi chút niềm tin thị trường, và đồng Đôla đã tăng lên đôi chút trong bảng tỷ giá. Cũng giống như thời điểm sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, trong lần khủng hoảng thứ hai đồng Yên Nhật Bản lại tiếp tục phải chịu sức ép trên thị trường ngoại hối quốc tế. Phản ứng của đồng Mác Đức cũng lại khác. Cho đến cuối năm 1979, khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ bắt đầu tăng lên, đồng Mác Đức đã bắt đầu tăng giá mạnh mẽ. Xu hướng này đã tiếp tục cho đến vào năm 1980.
3. 1990 - 1991: Irắc xâm lược Iran và cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất
Giá dầu thô trong năm 1990 tăng vọt đầy biến động gắn liền với việc Irắc xâm lược Iran và sự leo thăng của Chiến dịch Bão táp sa mạc với kết cục là ép được Saddam Hussein phải rút quân. Đợt tăng giá lần này là hết sức đáng kể - chỉ vài tuần trong tháng 08 năm 1990, giá dầu thô nhẹ của Ả Rập Sêút đã tăng từ 15 Đôla một thùng lên trên 33 Đôla một thùng. Tuy nhiên tác động lên nguồn cung ứng dầu là không nhiều bởi vì Ả Rập Sêút và các quốc gia Ả Rập khác lần này là đồng minh với liên minh Hoa Kỳ và các quốc gia này đã có nhiều nỗ lực để ngăn cản việc giá cả tăng lên. Ngay sau khi việc Hoa Kỳ rõ ràng sẽ chiến thắng Irắc, giá dầu đã ngay lập tức tụt xuống. Và sau đó giá cả đã giảm xuống tiếp khi cuộc chiến vùng Vịnh tiếp theo đó hoá ra lại nhanh hơn với ít thương vong hơn so với các dự đoán của các nhà phân tích. Sau chiến tranh, giá dầu thô bước vào một thời kỳ giảm đều cho đến năm 1994, khi mà giá cả đã có điều chỉnh theo lạm phát giảm xuông mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Phản ứng của thị trường tài chính
Trái phiếu: Lãi suất trái phiếu 10 năm của Kho bạc Hoa Kỳ được giao dịch ở mức 8% tại thời điểm cuộc xâm lược của Irắc. Hoàn toàn trái ngược hẳn so với lần khủng hoảng dầu mỏ trước đó, đợt tăng giá trong thời gian ngắn tại thời điểm này lại có ảnh hưởng tối thiểu đến thị trường trái phiếu. Lãi suất đứng ở mức cao nhất 9% trong tháng 09 và ngay sau đó dao động giảm chậm dần trước thời điểm chuẩn bị cho chiến dịch Bão táp sa mạc và sau thời điểm chiến dịch thành công. Các nhà đầu tư vào thị trường trái phiếu vào thời điểm đó bị thuyết phục rằng việc giá dầu tăng sẽ không kéo dài, chủ yếu là do có sự tham gia của Ả Rập Sêút vào trong cuộc chiến. Lần này thì các các đầu tư đã đúng.
Thị trường cổ phiếu:Trái ngược với thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu sụt giảm đáng kể vào giữa thời điểm cuộc xâm lược của Irắc và kết thúc chiến tranh vào năm 1990. Tuy nhiên thị trường này nhanh chóng hồi phục lại ngay sau khi mọi người nhận thức rõ ràng rằng Chiến dịch báo táp sa mác sẽ kết thúc thắng lợi.
Tiền tệ: So với 02 lần khủng hoảng dầu mỏ trước đó, lần này thị trường tiền tệ phản ứng với khủng hoảng hoàn toàn khác. Đồng Mác và đồng Yên Nhật thực tế đã mạnh lên trong suốt thời gian giá dầu tăng và chỉ bình ổn trở lại khi các hoạt động thù địch chấm dứt và giá dầu giảm xuống.
4. 1996 - 1999: Như cầu khiến cho giá cả tăng lên
Tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và việc Liên hợp quốc phê chuẩn cho phép Irắc được tiến hành chương trình đổi dầu lấy lương thực, giá dầu đã giảm xuống còn 10 Đôla một thùng vào cuối năm 1998. Sau đó giá dầu lại tiếp tục tăng mạnh, tuy nhiên lần này khác hẳn các lần tăng giá trước đó vì nó không hề gắn với bất kỳ một biến cố địa chính trị nào. Thay vào đó, nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu gia tăng do quả bong bóng công nghệ cao đã kích ngòi cho một sự bùng nổ về đầu tư tại Bắc Mỹ và do các nền kinh tế Châu Á bắt đầu có sự hồi phục. OPEC không có khả năng hoặc là đã không không muốn làm dịu sự bùng nổ nhu cầu này bằng cách tăng sản lượng sản xuất. Cho đến giữa năm 2000, giá dầu đã tăng gấp 3 lần. Mức tăng lần này thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với mức tăng đã diễn ra vào thời điểm xảy ra cuộc cách mạng Iran trong quá khứ. Mức tăng xăng dầu đạt tới điểm đỉnh trùng vào đúng thời điểm Tổng thống Clinton quyết định bán dầu thô từ Kho dự trữ xăng dầu chiến lược ra thị trường. Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn không đồng ý rằng hành động này của Mỹ là lý do của việc cho việc ngừng tăng giá dầu.
Phản ứng của thị trường tài chính
Trái phiếu: Lãi suất trái phiếu 10 năm của Kho bạc Mỹ đã tăng lên cùng với xu hướng tăng của giá dầu mỏ. Vào cuối năm 1998, lãi suất chỉ đạt mức 4,5%. Đến tháng 02 năm 1999, con số này tăng lên 5%. Đến tháng 06 năm 1999 đã vượt mức 6%. Sau đó, lãi suất dao động trong biên độ hẹp quanh mức đó tại thời điểm giá dầu tăng tới đỉnh. Hiển nhiên là việc giá dầu tăng không phải là nguyên nhân duy nhất tác động đến các quyết định của những người tham gia vào thị trường trái phiếu. Sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ của giá cổ phiếu, đặc biệt là của các công ty công nghệ cao, đã gây ra một sự dịch chuyển hết sức lớn vốn đầu tư từ trái phiếu sang cổ phiếu. Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế đang đạt mức cao. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang do lo sợ về áp lực lạm phát tăng cao đã tích cực triển khai các chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính sách tiền tệ châu Âu cũng được thắt chặt. Do đó theo một nghĩa nào đó, đây là một sự bùng nổ vào cuối chu kỳ truyển thống với giá dầu mỏ và lãi suất trái phiếu phản ứng theo những xu hướng cổ điển.
Cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu phần lớn không phản ứng với đợt tăng giá dầu giai đoạn 1999 - 2000. Sự hấp dẫn cuốn hút của các cổ phiếu công nghệ cao đã che phủ sự kiện giá dầu tăng.
Tiền tệ: Đồng Mác và đồng Yên Nhật phản ứng lại với sự tăng giá dầu lần này ngược hẳn so với những lần trước đó. Đồng Yên mạnh lên nhanh chóng trong suốt thời gian giá dầu tăng trong khi đồng Mác lại có xu hướng yếu đi.
5. 2002 - 2005: Irắc phần 2 và nhu cầu dầu mỏ tăng vọt
Chúng ta có thể gọi giai đoạn này là cú sốc dầu mỏ trở lại và một đợt tăng giá do nhu cầu lần hai. Với việc giá dầu đã tăng gấp 3 lần kể từ đầu năm 2002, lần này dù im lặng và có nhiều nghịch lý, thị trường tài chính đã bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Phản ứng của thị trường tài chính
Trái phiếu: Những người tham gia vào thị trường trái phiếu lần này cho thấy họ ít có quan tâm, hay lo ngại về việc giá dầu tăng cao với mức độ tương tự như 30 năm trước đây. Do đó, lãi suất trái phiếu cũng không hề có biến động gì nhiều. Chủ tịch Greenspan của FED đã nhận định rằng phản ứng gần đây của thị trường trái phiếu là chưa thể giải thích - ông dùng từ “câu hỏi hóc búa”. Một phần “câu hỏi hóc búa” có liên quan đến việc mọi người không còn dự tình về mức lạm phát gia tăng, bất chấp những sức ép gây tăng chi phí năng lượng, điều sẽ gây ra mức tăng tương ứng giá cả nói chung.
Cổ phiếu: Trong khi thị trường cổ phiếu đã hồi phục trở lại từ sau cuộc khủng hoảng bán trong giai đoạn 2000 - 2003, mới đây các nhà đầu tư đã bày tỏ sự lo ngại lớn về triển vọng lợi nhuận các công ty. Việc chi phí nhiên liệu tăng cao khiến cho các nhà đầu tư lo ngại, ngay cả khi các nhà đầu tư trái phiếu không bị tác động nhiều.
Tiền tệ: Đồng Đôla đã mất giá nhanh chóng kể từ tháng 03 năm 2002 cho đến cuối năm 2004, nhưng đã hồi phục kể từ đó. Lần tăng giá dầu mới đây nhất đã gây ảnh hưởng đến thị trường Yên Nhật nhưng lại không ảnh hưởng đến thị trường đồng Euro. Các nhân tố khác đang đè nặng lên đồng tiền chung châu Âu, bao gồm cả những câu hỏi chính trị được đưa ra sau thất bại của hai cuộc trương cầu dân ý về hiến pháp Châu Âu tại Pháp và Hà Lan.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Không một ai muốn đưa ra những dự báo về việc tăng giá dầu tiếp theo. Lịch sử cho thấy rằng ngay sau khi giá cả tăng lên gấp 3 lên lần thì thị trường sẽ gây áp lực giảm xuống và giá cả sẽ lại giảm. Điều này có thể sẽ xảy ra vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên có những yếu tố đáng lo ngại về tình hình hiện tại khiến chúng ta có thể có một cách nhìn khác rằng giá dầu mỏ có thể tiếp tục sẽ tăng.
Trước tiên, hiện nay một số nước sản xuất dầu mỏ thuộc OPEC đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn thấp hơn mức hạn ngạch sản xuất cho phép. Điều này có nghĩa rằng nguồn tăng cung dầu mỏ thật sự chỉ có thể đến từ Ả Rập Sêút.
Thứ hai, mối quan hệ giữa chính quyền Ả Rập Sêút và Hoa Kỳ đã xấu đi kể từ khi nội các Bush quyết định sử dụng vũ lực để lật đổ chế độ của Saddam Hussein. Bạo lực tiếp diễn tại Irắc đã xác nhận những lo lắng của các quan chức Ả Rập Sêút rằng thay đổi chế đó sẽ gây ra sự hỗn loạn. Do vậy, Ả Rập Sêút có ít động lực chính trị để đưa ra những biện pháp giảm bớt cán cân cung cầu dầu mỏ đang căng thẳng trên thị trường thế giới. Và thậm chí thì ngay tại thời điểm hiện tại Ả Rập Sêút cũng chẳng cần thêm chút tiền mặt nữa làm gì.
Thứ ba, áp lực nhu cầu tăng cao vẫn tiếp tục bị đẩy lên do mức tăng trưởng kinh tế rất lớn của Trung Quốc. Phần nhiều mức tăng trưởng đó của Trung Quốc là các ngành dùng nhiều năng lượng. Nhiều toà nhà thương mại được xây dựng lên với hệ thống điều hòa không khí và các cơ sở điện toán hiện đại. Hàng triệu xe ôtô và xe tải đang được tung ra thị trường, làm gia tăng nhanh chóng mức tăng lũy tiến nhu cầu nhiên liệu.
Thứ tư, các quốc gia châu Á khác cũng đang phát triển hết sức nhanh chóng và mức độ tiêu dùng năng lượng cũng theo đó tăng vọt. Ấn Độ là một trong số các quốc gia tạo ra một nhu cầu lớn nhiên liệu về trung hạn.
Do đó, thay vì đi xuống theo truyền thống, giá cả xăng dầu có vẻ như sẽ tiếp tục xu hướng đi lên bất thường trong thời gian còn lại của thập kỷ này.
Chính sách đối phó tốt nhất
Các chính sách cắt giảm nhu cầu như mức thuế môi trường cao mà Nhật Bản và Châu Âu áp dụng sẽ có tác động tối thiểu đến việc tiêu thụ năng lượng tại thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân của điều này là do yếu tốt quyết định chủ yếu đối với nhu cầu xăng dầu là mức độ tiêu thụ nhiên liệu của các loại xe trong khi việc thay thế nhanh chóng các dòng xe tiêu nhiều xăng tại thị trường Mỹ là không hề dễ hàng. Thêm vào đó, một vấn đề khác nữa sẽ nảy sinh đó là việc sụt giảm đột ngột việc mua sắm các loại xe tính năng thể thao và xe tải ăn xăng sản xuất tại Mỹ sẽ đẩy các tập đoàn sản xuất ôtô lớn của nước này đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy khả năng áp dụng biện pháp đánh thuế xăng dầu cao về mặt thực tiễn là không thể có.
Thay vì thế, chính quyền Bush đang nỗ lực tiềm kiếm giải pháp nhằm tăng nguồn cung ứng nhiên liệu. Đối với giải pháp này thì vấn đề lại nằm ở chỗ các phát hiện và khai thác dầu mỏ tại những vùng được bảo vệ về mặt môi trường như Alaska hay các địa điểm ngoài xa khác chỉ sản xuất một phần rất nhỏ thêm vào năng lực sản xuất. Trong khi đó, những nỗ lực khai thác tại các địa điểm nhạy cảm về môi trường nói trên lại sẽ làm cho các nhà hoạt động môi trường tập trung nhau lại để phản đối. Và các hoạt động môi trường kéo theo đó sẽ rất nhiều khả năng sẽ đẩy Mỹ vào thế phải xem xét lại chiến lược hiện tại của mình là phát triển năng lượng hạt nhân.
Tại thời điểm hiện tại, hầu như không có bất cứ sự hậu thuẫn chính trị nào cho việc tái phát triển chương trình năng lượng hạt nhân, điều này rất khác với hai quốc gia là Nhật Bản và Pháp, vốn đã xác định là sẽ gắn bó với năng lượng hạt nhân. Để thay đổi được quan điểm của công chúng Mỹ sẽ cần phải có những nỗ lực hết sức lớn. Ngay cả khi những nỗ lực chính trị thành công (kết quả đem lại đáng để cố gắng thử một lần), sẽ phải tốn cả một thập kỷ để thiết kế và xây dựng một nhà máy năng lượng nguyên tử mới.
Do đó, điều duy nhất có thể làm cho giá xăng dầu đi xuống chính là một sự đầu tư thật sự lớn vào ba lĩnh vực sau đây: các công nghệ mới để đốt than một cách có hiệu quả hơn; phát triển các nguồn năng lượng thay thế ví dụ như phong năng hay quang năng; và các phát minh đột phá trong các lĩnh vực như pin nhiên liệu. Thực tế cả hai chính đảng tại Mỹ đều có thể hiện sự ủng hộ lớn của mình cho các lựa chọn nói trên. Điều này đã được nêu ra trong các cơ sở về chính sách trong chính dịch tranh cử của cả Bush và Kerry trong năm 2004.
Tuy nhiên các giải pháp nói trên sẽ không thể đến một cách nhanh chóng. Trong thời gian này, sự ổn định của thị trường trái phiếu một lần nữa sẽ được kiểm chứng và nỗi sợ hãi của thị trường cổ phiếu sẽ tăng lên khi giá dầu mỏ một lần nữa lại vượt qua mức kỷ lục trong quá khứ và nguy cơ lạm phát theo đó trở nên hiện hữu.