Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển các Khu công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp này cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp của tỉnh không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các khu công nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc.
Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư phát triển Khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề như sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, tốc độ giải ngân chậm, còn nhiều KCN chưa lấp đầy, để trống gây ra tình trạng lãng phí đất,và đặc biệt là lượng đầu tư vào KCN của tỉnh chưa cao.
Nhận thấy tầm quan trọng của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH-HĐH đất nước, tôi đã chọn đề tài :Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.Đề tài nghiên cứu này thể hiện rõ quan điểm của tôi về bốn vấn đề sau:
(1).Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế trên địa bàn tỉnh như thế nào?
(2)Tại sao nguồn vốn FDI vào các KCN trên địa bàn tỉnh lại thấp hơn so với các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương ?
(3)Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nguồn vốn FDI phát triển các KCN?
(4) Cần có những giải pháp nào đề tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN?
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển Khu công nghiệp nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ta có một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến thu hút vốn đầu tư vào các KCN trong nước.
Đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội”, Khoá Luận tốt nghiệp Vũ Thị Phương Thảo,lớp CN 43B trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.Đề tài về cơ bản đã thể hiện được tình hình hoạt động của một số KCN trên địa bàn Hà Nội nhưng mới là chung chung, chưa đi vào cụ thể từng KCN riêng biệt, chưa nói rõ được những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn tới những thành công và hạn chế đó.
Đề tài : “ Các Khu Công Nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”,Khoá luận tốt nghiệp, sinh viên Nguyễn Việt Hưng lớp KT09A, trường Đại Học kinh tế quốc dân thành phố Hồ Chí Minh.Đề tài đã cho độc giả biết tới những KCN đang hoạt động tại thành phố HCM, nhưng chưa nêu được tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,những đóng góp của các KCN vào tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố.
Đề tài : “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,Khoá luận tốt nghiệp,sinh viên Trần Việt Thắng trường ĐH kinh tế quốc dân TP.Hồ Chí Minh.Đề tài đã thể hiện rất rõ và cụ thể về những mặt thành công và hạn chế của việc thu hút FDI vào các KCN,nêu bật được vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế nói chung và đối với các KCN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nói riêng; đồng thời đề ra những giải pháp hết sức khả thi, thuyết phục được độc giả.Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu một số KCN điển hình trên thành phố để cho độc giả biết được tình hình thu hút ở các KCN ấy có những khó khăn gì,từ đó đưa ra những giải pháp sẽ thuyết phục hơn.
Luận văn Thạc sĩ,Đào Thị Hồng Lam “Thực trạng và giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Hải Dương”, trường Đại Học Kinh Tế- ĐHQGHN. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tại các KCN như hoạt động của các ngành nghề, tình hình lao động đang làm việc tại các DN.
Luận văn thạc sĩ , Phùng Quốc Chí, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên : Thực trạng và giải pháp” , Đại Học Kinh Tế- ĐHQHN.Nội dung đề cập tới thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên.Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò then chốt của các KCN trong giải pháp thu hút vôn FDI vào các địa phương .
Tuy nhiên với nghiên cứu để xây dựng mô hình KCN khác nhau với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau,ở từng giai đoạn khác nhau và chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Hưng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận .
- Phân tích và làm rõ khái niệm KCN, vốn đầu tư, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển KCN nói riêng. Nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh trong nước về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn vừa qua. Tìm ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân.
- Tổng hợp những quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên về việc phát triển khu công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khóa Luận tập trung vào nghiên cứu tình hình thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào KCN, những thành công, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư; từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 2006 - 2020 khi Hưng Yên thành lập các khu công nghiệp tập trung .
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài Khoá Luận này, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: tiếp cận thực tế, thu thập thông tin,số liệu trên sách báo,internet; so sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá.Đồng thời vận dụng lĩnh vực chuyên ngành Kinh tế Chính trị đưa ra những giải pháp thiết thực nhất, khả quan nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Chương 2 :Tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh
Chương 3 : Quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh trong thời gian tới.
Do điều kiện và trình độ có hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và bạn đọc.
MỤC LỤC
Phần mở đầu. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài2
3. Mục đích và nhiệm vụ của khoá luận .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Kết cấu của luận văn. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN6
1.1.Tổng quan về Khu Công Nghiệp. 6
1.1.1.Khái niệm Khu công nghiệp. 6
1.1.2. Đặc điểm của các Khu công nghiệp. 7
1.1.3.Phân loại theo KCN chung .9
1.1.5.Vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế. 11
1.2.Thu hút vốn đầu tư vào các KCN14
1.2.1.Khái niệm về vốn đầu tư. 14
1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư. 14
1.2.3.Phân loại vốn đầu tư. 14
1.2.4.Nội dung thu hút vốn đầu tư.15
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN16
1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư bên ngoài16
1.3.2.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong KCN19
1.4.Một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của một số địa phương21
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Bình Dương. 21
1.4.2.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh. 24
1.4.3.Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên. 27
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.30
2.1. Quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên30
2.1.1.Những lợi thế của Hưng Yên trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN30
2.1.2.Giới thiệu khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh.31
2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư và thực hiện vốn đầu tư vào các KCN trong thời gian qua33
2.2.1.Các chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh.33
2.2.2.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trong thời gian qua .36
2.2.3.Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN40
2.3.Đánh giá chung về thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.46
2.3.1.Những thành công và hạn chế. 46
2.3.2.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.53
CHƯƠNG 3 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI.56
3.1.Quan điểm thu hút vốn đầu tư. 56
3.1.1.Phát triển nhanh, có chọn lọc, bền vững, có hiệu quả. 56
3.1.2.Phát triển KCN tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.58
3.2.Giải pháp. 58
3.2.1.Các giải pháp từ chính quyền tỉnh. 58
3.2.2. Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN66
KẾT LUẬN69
Tài liệu tham khảo. 70
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5639 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 216,8 ha, đạt 77,9% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của cả KCN là 278,4 ha.
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép mở rộng KCN thêm 204 ha. Hiện nay, chủ đầu tư đang tích cực triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích đất còn lại và phần mở rộng của KCN để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dự kiến hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong năm 2011- 2012.
2.2.3.2. KCN Dệt May Phố Nối:
Khu công nghiệp Dệt May Phố nối (thuộc KCN Phố Nối B) được thành lập tại Quyết định số 1953/QĐ-UB ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh Hưng Yên do Tổng công ty Dệt may Việt Nam (nay là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích KCN Dệt May Phố Nối được quy hoạch là 121 ha, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I có quy mô 25,17 ha và giai đoạn II có quy mô 95,6 ha.
Tại khu vực giai đoạn I đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Tổng công suất lượng nước sạch tại KCN là 6.000m3/ngày, trong đó Nhà máy nước của KCN công suất 4.000m3/ngày và bổ sung ngoài từ Nhà máy nước của Hưng Yên công suất khoảng 2.000m3/ngày.
Hiện tại công ty đang đầu tư xây dựng mở rộng nâng công suất Nhà máy nước KCN lên 12.000m3/ngày, cùng với 2.000m3/ngày bổ sung từ Nhà máy nước của Hưng Yên sẽ nâng tổng công suất nước sạch cung cấp tại KCN lên 14.000m3/ngày.
Trung tâm xử lý nước thải của KCN công suất 10.000m3/ngày được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn Châu Âu II do Hà Lan cung cấp và lắp đặt thiết bị đồng bộ, nước thải ra đạt loại B theo tiêu chuẩn Việt Nam và sẽ được mở rộng nâng cấp công suất xử lý lên 15.000m3/ngày cho cả KCN khi có nhu cầu sử dụng.
Công ty Điện lực cung cấp nguồn điện 7.000KVA, tuỳ nhu cầu các nhà máy sẽ cung cấp thêm. Điện áp danh định: 22KV; tần số: 50Hz; phạm vi dao động: nhỏ. Đây là nguồn điện chuyên dành riêng cho sản xuất công nghiệp.
Thông tin liên lạc: hệ thống mạng lưới điện thoại và đường truyền Internet tốc độ cao ADSL.
Các dịch vụ: có 13 chi nhánh Ngân hàng và tổ chức tín dụng đặt tại xung quanh KCN và bản thân Ngân hàng thương mại cổ phần ACB là cổ đông chiến lược của Công ty, sẽ luôn sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Có trạm y tế, phòng khám sức khoẻ, đội bảo vệ an ninh 24/24h được đào tạo chính quy, đội vệ sinh môi trường và chăm sóc cây xanh...
Tại khu vực giai đoạn II sẽ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống cung cấp nước sạch: Công ty sẽ đầu tư xây dựng Giai đoạn II nâng công suất cấp nước sạch của toàn KCN (120,6 ha) lên 19.000m3/ngày, trong đó xây dựng mới thêm nhà máy nước công suất 5.000m3/ngày (tại khu 95,6ha) và công suất giai đoạn I (tại khu 25ha) là 14.000m3/ngày.
Công ty Điện lực sẽ cung cấp nguồn điện 60.000KVA, tuỳ nhu cầu các nhà máy sẽ cung cấp thêm. Điện áp danh định cung cấp là: 22KV; tần số: 50Hz; phạm vi dao động: nhỏ. Đây là nguồn điện chuyên dành cho sản xuất công nghiệp.
Nước thải KCN giai đoạn II sẽ được thu gom theo đường ống và tập trung xử lý tại Trung tâm xử lý nước thải của KCN giai đoạn I. Tiếp theo sẽ đầu tư xây dựng, nâng công suất của Trung tâm xử lý nước thải lên 15.000 m3/ngày, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.
Ngoài ra các hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện, khu thể thao, siêu thị mini... cũng sẽ được đầu tư đồng bộ.
Công ty tập trung một đầu mối hỗ trợ và giúp cho các doanh nghiệp nhà đầu tư thuê đất tại KCN về các thủ tục cấp phép đầu tư, xây dựng nhà xưởng với các cơ quan có thẩm quyền và các thủ tục khác liên quan đến quá trình đầu tư.
Đến nay, toàn bộ diện tích đất KCN Dệt May Phố Nối đã được giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, hệ thống PCCC… trên phần diện tích giai đoạn 1 (25,17 ha). Nhà máy cấp nước với công suất là 6.000 m3/ng.đ và nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất là 10.000 m3/ng.đ đã đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu cấp nước, thu gom xử lý nước thải của các dự án đang hoạt động trong KCN.
KCN Dệt May Phố Nối đã tiếp nhận 11 dự án đầu tư, trong đó có 05 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 390 tỷ đồng và 06 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 35,16 triệu USD; diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 20 ha, bằng 100% diện tích đất công nghiệp đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và có thể cho thuê của giai đoạn I.
2.2.3.3 KCN Thăng Long II:
Khu công nghiệp Thăng Long II (thuộc KCN Phố Nối B) được thành lập theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 17/8/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên do Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long II làm chủ đầu tư, với quy mô diện tích 219,6 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 51 triệu USD. Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất KCN và đã xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 154,4 ha. Hệ thống đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước thoát nước, cấp điện, hệ thống PCCC, nhà máy cấp nước, với công suất 4.500 m3/ng.đ và nhà máy xử lý nước thải, với công suất 3.000 m3/ng.đ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư đang tích cực chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng cho phần diện tích 65,3ha còn lại. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện đến nay khoảng 37 triệu USD, đạt 73%.
Hoạt động chính của công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long là cho thuê đất trong khu công nghiệp với các loại hình hỗ trợ bao gồm các dịch vụ một cửa, Ngân hàng, Trung tâm phân phối hàng hóa, Bưu điện, Tổng công ty kỹ thuật và bảo trì hoạt động bên trong TLIP.
Đến nay, KCN Thăng Long II đã có 17 dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 478,26 triệu USD và diện tích đất thuê là 50,3 ha, chiếm 32,66% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. Hiện nay KCN Thăng Long II đang là địa điểm có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư Nhật Bản. Chủ đầu tư đang đề nghị cho phép mở rộng KCN để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư trong thời gian tới.
2.2.3.4. KCN Minh Đức:
Khu công nghiệp Minh Đức do Công ty Cổ phần và Đầu tư phát triển hạ tầng VNT làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh Hưng Yên quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và Ban Quản lý các KCN Hưng Yên cấp Giấy Chứng nhận đầu tư từ tháng 01/2007 với quy mô diện tích 198 ha. Chủ đầu tư đã tiến hành chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích 168 ha. Do có sự thay đổi chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng, cụ thể là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nên việc bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, đến nay còn 6,7 ha chủ đầu tư chưa thể chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, do đó chủ đầu tư vẫn chưa được nhận bàn giao mặt bằng KCN để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN.
Kết quả là hiện nay tại KCN Minh Đức đã có 21 dự án đầu tư, trong đó 18 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.038 tỷ đồng và 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 14 triệu USD, tổng diện tích đất thuê 38 ha.
2.2.3.5. Các KCN khác:
Có 07 KCN gồm: KCN Minh Quang do Công ty cổ phần VID Hưng Yên làm chủ đầu tư, KCN cơ khí năng lượng AGRIMECO Tân Tạo (thuộc KCN Vĩnh Khúc) do Công ty cổ phần AGRIMECO Tân Tạo làm chủ đầu tư, KCN Linking Park (thuộc KCN Vĩnh Khúc) do Công ty cổ phần phát triển KCN Yên Mỹ làm chủ đầu tư, KCN Ngọc Long do Công ty CP đầu tư khu công nghiệp PT làm chủ đầu tư, KCN Yên Mỹ II do Công ty CP bất động sản Megastar làm chủ đầu tư, KCN Bãi Sậy do Tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư, KCN Kim Động do Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng DĐK làm chủ đầu tư đang tiến hành thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất.
04 KCN gồm: KCN Dân Tiến, KCN Thổ Hoàng, KCN Lý Thường Kiệt, KCN Tân Dân các chủ đầu tư hạ tầng đang tiến hành lập, trình phê duyệt quy hoạch chi tiết.
2.3.Đánh giá chung về thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.
2.3.1.Những thành công và hạn chế
2.3.1.1.Thành công.
Chính sách thu hút vốn:
Trong thời gian qua, Hưng Yên đã có nhiều chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các KCN tỉnh, nhờ đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn như: Hoà Phát, Việt Á. Đặc biệt là định hướng chiến lược trong việc thực hiện thu hút các dự án đầu tư bảo đảm nhiều việc làm và an sinh xã hội là việc khuyến khích thu hút đầu tư các dự án công nghiệp công nghệ cao; hình thành các KCN chuyên ngành như: KCN dệt may, KCN Thăng Long II… vừa bảo đảm hài hoà lợi ích kinh tế, ổn định xã hội, vừa giải quyết tốt vấn đề môi trường, tạo điểm nhấn cho bức tranh đầu tư công nghiệp của tỉnh.
Trong năm 2010, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã tổ chức rà soát, giám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong các KCN cho 38 lượt; đôn đốc hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ, đúng mục tiêu đăng ký, phát hiện và xử lý kịp thời các doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.Để thực hiện tốt hơn nữa công tác thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh,thời gian tới Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách các thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ; tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào trong các KCN, thực hiện tốt quản lý về quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường KCN; tích cực hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng KCN trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là công tác đền bù GPMB để chủ đầu tư hạ tầng KCN sớm đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, tạo mặt bằng có hạ tầng hoàn chỉnh, sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư vào trong KCN. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên tiếp tục chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ cùng các Công ty phát triển hạ tầng KCN tiến hành triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân phục vụ cho các KCN, đảm bảo cho người lao động có nơi ăn ở ổn định và yên tâm làm việc.
Công tác cải cách hành chính được tiến hành nghiêm túc. Sở Kế hoạch và Ðầu tư đã rà soát 201 thủ tục hành chính, kiến nghị đơn giản hóa 162 thủ tục, kiến nghị loại bỏ bốn thủ tục. Trong đó, riêng Ban quản lý các KCN đã rà soát 59 thủ tục hành chính thuộc 8 lĩnh vực quản lý, qua đó kiến nghị giữ nguyên 13 thủ tục, đơn giản hoá 39 thủ tục và kiến nghị bãi bỏ 7 thủ tục hành chính. Đơn cử như trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam, thủ tục điều chỉnh giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 1.7.2006 chưa đăng ký lại và không đăng ký lại, Ban đã rà soát và kiến nghị sửa đổi một số mục trong thành phần hồ sơ của thủ tục và kiến nghị rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục. Nếu như trước đây, trường hợp thuộc diện đăng ký thời hạn giải quyết thủ tục là 15 ngày thì nay Ban kiến nghị giảm xuống còn một nửa thời gian và đối với trường hợp thuộc diện thẩm tra trước đây quy định là 45 ngày thì nay giảm xuống còn 20 ngày. Hay đối với thủ tục đăng ký đầu tư đối với trường hợp gắn với thành lập chi nhánh, Ban đã mạnh dạn kiến nghị bãi bỏ đầu mục hồ sơ “Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư”… Các thủ tục hành chính được giải quyết tại Ban hiện nay đã thực hiện theo cơ chế một cửa, một đầu mối. Nhà đầu tư chỉ phải nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Ban. Nhìn chung, quá trình giải quyết các thủ tục hành chính tại Ban đến nay cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát việc thực hiện công vụ, tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục cho các nhà đầu tư. Đặc biệt, việc đăng ký đầu tư theo quy định là 15 ngày làm việc nhưng thực tế giải quyết tại Ban hiện nay trung bình 7 đến 10 ngày, …giúp thời gian làm thủ tục đầu tư được rút ngắn, tạo cơ hội thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Việc thực hiện đồng bộ các chính sách, môi trường đầu tư được cải thiện, số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, các khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường, điện, nước, nhà máy xử lý chất thải được xây dựng tương đối hoàn thiện tiếp nhận ngày càng nhiều dự án có vốn đầu tư lớn, có công nghệ tiên tiến. Ðiển hình là Dự án Nhà máy sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử của Công ty TNHH Canon Việt Nam (Nhật Bản), có vốn đầu tư đăng ký hơn 128 triệu USD đầu tư vào Khu công nghiệp Phố Nối A; Dự án Nhà máy Hoya Glass Disk Việt Nam 2 của Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam 2 (Nhật Bản) sản xuất, lắp ráp, gia công máy tính, các thiết bị, sản phẩm internet, viễn thông, thông tin, phụ tùng, linh kiện, có vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD, đầu tư vào Khu công nghiệp Thăng Long 2...
Tác động của vốn đầu tư vào phát triển kinh tế toàn tỉnh
Các khu công nghiệp thu hút một lượng lớn các lao động tham gia, giải quyết được việc làm, thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên và cải thiện rõ rệt, các vấn đề xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Các dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo việc làm cho khoảng 19.500 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 2 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2010 đạt khoảng 292 triệu USD và 14.056 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 8, 5 triệu USD và 455 tỷ đồng.
Bảng : Số lao động trong các khu công nghiệp và thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh.
2007
2008
2009
2010
2011
(dự kiến)
Lao động(người)
2153
2231
2530
2832
2850
Thunhập/người/năm (triệu đồng)
12
12,8
14,2
20
22.5
(Nguồn : Báo cáo phát triển Kinh tê – xã hội tỉnh hưng yên năm 2010)
Kinh tế tăng trưởng :Trong những năm qua cùng với việc tích cực thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp thì tình hình kinh tế của tỉnh liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định.
Bảng :Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2007-2011.
2007
2008
2009
2010
2011
(dự kiến)
13,75 (%)
12,33(%)
11(%)
12,11(%)
12,8(%)
Về cơ cấu kinh tế: tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng.
Bảng :Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên
Nông nghiệp (%)
Công nghiệp(%)
Dịch vụ(%)
2007
25,9
42,8
31,8
2008
27,95
42,17
29,88
2009
26,5
43,3
30,2
2010
25
44
31
2011(dự kiến)
23,5
45
31,5
(Nguồn L ( Nguồn :Báo cáo tình hình phát triển KT- XH tỉnh hưng yên năm 2010)
2.3.1.2.Hạn chế:
Chính sách thu hút đầu tư.
Một số vấn đề vướng mắc, khó khăn khi triển khai cơ chế chính sách KCN .Theo phản ánh của địa phương và doanh nghiệp thì cơ chế, chính sách phát triển KCN mặc dù đã được hoàn thiện về cơ bản, song vẫn còn những điểm vướng mắc, chưa hợp lý,làm chậm tốc độ đầu tư,chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Có thể khái quát những điểm chưa hợp lý thành một số vấn đề chính sau:
- Các quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác còn chưa thực sự thống nhất, hợp lý.
- Các bộ ngành chưa hướng dẫn đầy đủ các địa phương triển khai cơ chế phân cấp, ủy quyền.
- Một số điểm chồng chéo giữa các văn bản pháp luật chưa được giải quyết cũng như một số yêu cầu mới đặt ra cần phải giải quyết, như:
+ Vấn đề ủy quyền cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, vấn đề đăng ký nội quy lao động, hệ thống thang bảng lương, đăng ký đưa lao động đi đào tạo...
+ Vấn đề đăng ký nội quy an toàn vệ sinh, an toàn lao động.
+ Vấn đề thẩm quyền của Ban quản lý KCN trong công tác thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
+ Thẩm quyền của Ban quản lý KCN trong một số nhiệm vụ quản lý môi trường như xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình đối với công trình xây dựng trong KCN.
Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ các KCN đã được nâng lên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của hoạt động đầu tư, nhất là nguồn lao động có tay nghề cao. Đời sống của người lao động tại các KCN còn khó khăn, vấn đề nhà ở, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động tại các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế phát triển. Người lao động chủ yếu đi thuê nhà trọ ở các khu vực xung quanh các KCN do các hộ dân tự xây dựng cho thuê; môi trường, điều kiện phục vụ sinh hoạt còn rất hạn chế, khu vui chơi, giải trí, nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở y tế không có hoặc quá xa. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phục người lao động mặc dù đã được các cấp, ngành, các doanh nghiệp quan tâm. Song về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Có thể nói đời sống tinh thần của người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp đang ở mức thấp. Nguyên nhân chủ yếu do việc phát triển hạ tầng xã hội chưa theo kịp tốc độ phát triển các KCN, quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội nói chung, nhà ở cho người lao động trong các KCN nói riêng còn chậm, triển khai xây dựng hạ tầng các khu đô thị, các khu phát triển nhà ở tiến hành chậm, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các dự án thứ cấp
Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng của các KCN còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng để tiếp nhận dự án đầu tư. Đến nay, KCN Phố Nối A còn 80 ha chưa thống nhất được phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; KCN Minh Đức sau 04 năm chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng; KCN Minh Quang, KCN cơ khí năng lượng Agrimeco Tân Tạo (thuộc KCN Vĩnh Khúc) sau hơn 03 năm chưa xây dựng được phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
Thu hút, tiếp nhận các dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao vào các KCN còn ít; Số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tập trung thấp so với tổng số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu tư xây dựng hạ tầng chuẩn bị mặt bằng tại các KCN chậm; chi phí đầu tư ban đầu, và các chi phí cho hoạt động của các dự án đầu tư khi đầu tư vào KCN cao hơn so với đầu tư ngoài KCN (khi đầu tư vào KCN, chủ đầu tư phải trả chi phí thuê lại đất cao hơn nhiều so với các chi phí để có quyền sử dụng đất ngoài KCN, ngoài ra trong quá trình hoạt động các dự án đầu tư trong KCN còn phải trả các khoản phí sử dụng hạ tầng, phí xử lý nước thải…), dẫn đến nhiều nhà đầu tư vẫn lựa chọn đầu tư ra ngoài KCN.
Một số doanh nghiệp còn vi phạm trong hoạt động xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, nhưng việc xử lý còn chậm, chưa kiên quyết. Ban Quản lý các KCN chưa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nên phải phối hợp với các sở ngành để xử lý, và trong hoạt động phối hợp còn chưa chặt chẽ nên nhiều trường hợp xử lý chậm, không dứt điểm. Một số dự án đầu tư triển khai chậm so với đăng ký, đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn phải tạm ngừng triển khai thực hiện.
Có thể thấy được tỉnh còn rất nhiều hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN,đặc biệt là vốn đầu tư FDI.Trong những năm qua,tốc độ thu hút vốn đầu tư của tỉnh còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Bảng : Vốn đầu tư FDI vào hai tỉnh Hưng Yên và Bình Dương trong giai đoạn 2007- 2010 (đơn vị tính triệu USD)
2007
2008
2009
2010
Hưng Yên
130,67
186,75
85,7
185,3
Bình Dương
900
2000
2.468
1.050
2.3.2.Nguyên nhân của những thành công và hạn chế.
2.3.2.1.Nguyên nhân thành công
Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của Hưng Yên đó là cơ chế quản lý thông suốt.
Thực hiện quy định của UBND tỉnh Hưng Yên về tiếp nhận quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch phê duyệt hàng năm. Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân lợi dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của Doanh nghiệp.
Cơ quan đầu mối là đơn vị tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, theo dõi xử lý các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời đề xuất với UBND tỉnh quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền.
Hàng năm tỉnh đều tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các doanh nghiệp và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để động viên cổ vũ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, kịp thời khen thưởng, tuyên dương các gương tốt đồng thời lắng nghe phản ánh, đề xuất của doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp qua các buổi tiếp xúc, các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi thông tin, tạo quan hệ hợp tác và học tập kinh nghiệm của nhau. Các kiến nghị của Doanh nghiệp đều được các cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Ban Quản lý các KCN đã tích cực hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết, triển khai các thủ tục để chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
Kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với tình hình thực tế.
Tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, mội trường và cơ hội đầu tư
Tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư
2.3.2.2.Nguyên nhân của hạn chế
a.Nguyên nhân khách quan
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các KCN. Bên cạnh đó, việc thiếu quỹ đất "sạch" cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Sự thất thường của thị trường bất động sản trong năm qua khiến giá thuê đất đã có hạ tầng cao hơn rất nhiều so với năm 2008 cũng làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư. Chính sách của nhà nước chưa ban hành kịp thời , thiếu đồng bộ.
b.Nguyên nhân chủ quan.
Môi trường pháp lý vẫn chưa minh bạch, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán làm cho các nhà đầu tư khó khăn khi tiếp xúc với hệ thống pháp lý, làm xáo trộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư và gây thiệt hại tới lợi ích của các nhà đầu tư.
- Môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh chưa đồng bộ, thiếu sự kết hợp và thiếu tính ổn định; nhiều công cụ tài chính và nhiều thị trường chưa phát triển đầy đủ và chưa phát huy hiệu quả gây trở ngại cho quá trình thực hiện đầu tư.
- Tỉnh còn thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch nhưng chất lượng chưa cao, dẫn tới tình trạng một số ngành, một số doanh nghiệp FDI cung sản phẩm vượt quá cầu hiện tại (như các dự án khách sạn, sản phẩm điện tử, gia dụng, ô tô ...), dẫn tới tình trạng không lãi. Quy hoạch chi tiết của các địa phương chồng chéo, còn tình trạng cạnh tranh để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Cơ chế quản lý của Nhà nước vừa cồng kềnh, vừa trùng lập, vừa buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp mà vẫn sơ hở như trong các trường hợp chuyển giá, trong các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, đưa thiết bị cũ, lạc hậu vào Việt Nam hoặc lợi dụng độc quyền để đẩy giá sản phẩm lên cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Các hình thức đầu tư nước ngoài chưa phong phú, hạn chế khả năng góp vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Chất lượng lao động còn thấp, thiếu lao động lành nghề, lao động có kĩ thuật, có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại; vì vậy, đã đánh mất lợi thế về lao động do giá nhân công có kỹ thuật tăng nhanh. Hơn nữa, cán bộ trong các liên doanh, cán bộ quản lý FDI còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, không nắm vững pháp luật và trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa phát huy hết khả năng trong công việc.
CHƯƠNG 3 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1.Quan điểm thu hút vốn đầu tư
3.1.1.Phát triển nhanh, có chọn lọc, bền vững, có hiệu quả
Sau năm 2010,công nghiệp sẽ là trọng tâm đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên lãnh thổ toàn tỉnh.Công nghiệp tỉnh phải phát triển với tốc độ cao.Muốn vậy, phải đi tắt đón đầu, ưu tiên phát triển vượt trội các ngành tạo sản phẩm có hàm lương chất xám và công nghệ cao.Công nghiệp của tỉnh phải là lực lượng chủ đạo tiến hành xây dựng nền kinh tế tri thức.Tập trung vào các ngành có lợi thế và có thể đứng ở hàng đầu của cả nước như chế tạo máy công cụ và động lực, lắp ráp-chế tạo ô tô,xe máy, các sản phẩm phần mềm,đồ điện tử, máy biến thế, hang tiêu dung cao cấp,dược phẩm,hang may mặc,dệt kim,da dày,chế biến thực phẩm,đồ dung học sinh và đồ chơi trẻ em…Hướng mạnh công nghiệp vào xuất khẩu.Phát triển công nghiệp gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp có công nghệ cao.
Để hiện đại hoá tỉnh,ngoài việc xây dựng chiến lược con người cần được đề cập đến việc ứng dụng và nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; đồng thời có sự chọn lọc trong việc áp dụng các công nghệ chủ yếu phải đẩy mạnh quá trình áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới: hội nhập, nắm vững, thích nghi và tiến tới cải tiến công nghệ dựa trên các họat động nghiên cứu triển khai, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên các khâu từ quản lý đến sản xuất,tạo năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa,tiến dần ra thị trường thế giới. Trong giai đoạn đầu, tỉnh cần tập trung vào quá trình tìm kiếm,chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, chú ý hạn chế, không nhập các công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Thải loại các công nghệ hiện có đã lạc hậu ,hiệu quả thấp ,gây ô nhiễm môi trường…Trong các dự án liên doanh với nước ngoài cần đặc biệt chú ý và quản lý chặt chẽ yếu tố chuyển giao công nghệ.Định hướng ứng dụng và tiếp thu công nghệ cần được thể hiện rõ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu triển khai.Các hoạt động này tập trung vào việc cập nhật những kiến thức của thế giới, làm tốt nhiệm vụ khảo nghiệm,đánh giá, lựa chọn, chuyển giao và làm chủ công nghệ.Thích nghi với các công nghệ, đồng thời dành một phần cho nghiên cứu cơ bản có định hướng vào một số sản phẩm mũi nhọn tương lai.
Ngoài ra công nghiệp tỉnh còn phấn đấu đi đầu trong các mặt như:
Đi đầu trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nứơc.
Đi đầu trong việc phát huy sang kiến, cải tiến kĩ thuật,đi đầu trong việc đề xuất hoàn thiện cơ chế,chính sách.
Đi đầu về chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh.
Công nghiệp tỉnh cũng cần có chọn lọc, hướng vào những ngành công nghệ cao, công nghệ sinh học, vật liệu mới giữ vững vai trò đầu tàu,dẫn dắt toàn ngành công nghiệp.Hưng Yên đất chật người đông, với lợi thế về cơ sở hạ tầng và trình độ lao động cao,hạn chế về mặt bằng sản xuất cũng như những áp lực gia tăng dân số, do đó cần thiết phải lựa chọn những ngành phát huy thế mạnh và hạn chế được những bất lợi là điều kiện để phát triển trong điều kiện hội nhập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Công nghiệp tỉnh phát triển nhanh song có sự ổn định, bền vững cho lâu dài đang là vấn đề quan tâm hàng đầu.
3.1.2.Phát triển KCN tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
Đây là quan điểm đã được Đảng ta quán triệt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước.Tuy vậy, cũng cần phải nhấn mạnh quan điểm này để có các chính sách phù hợp,tạo động lực cho công nghiệp phát triển. Từ khi Luật nghiệp có hiệu lực, các doanh nghiệp trong nước đã phát triển rất nhanh và ngày càng thu hút được nhiều hơn nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong nước.Tuy nhiên chúng ta không coi nhẹ nguồn lực bên ngoài .
3.1.3.Xây dựng,phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường, có sức cạnh tranh cao.
3.2.Giải pháp
3.2.1.Các giải pháp từ chính quyền tỉnh
3.2.1.1.Công tác qui hoạch
- Trên cơ sở quán triệt định hướng phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ đã đựơc nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng xác định hướng qui hoạch phát triển các KCN thời kì 2001-2005 đến năm 2010 và, đồng thời phải tiến hành trên hai con đường:
Một là, Điều chỉnh nâng cấp và hoàn chính các KCN, nâng cao hiệu quả các KCN hiện có.
Hai là, Phát triển các hình thức tổ chức mới, đa dạng như KCN vừa và nhỏ , cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp, thành lập mới ở các địa phương thích hợp, gắn với các vùng có lợi thế , đáp ứng nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển của các ngành, các thành kinh tế. Để hoàn chỉnh quy hoạch các KCN theo hai hướng trước hết cần làm tốt việc kiểm tra và phân loại các các dự án đầu tư, bao gồm các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN và dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất trong KCN để có biện pháp thích hợp, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong KCN. Tạo điều kiện để các chủ đầu tư thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng trong KCN, hỗ trợ khâu đền bù, giải phóng mặt bằng kể cả việc điều chỉnh qui cách, chuyển mục đích diện tích đất sử dụng, huy động vốn thực hiện đối với các dự án chưa được khởi công và hoàn thành, nếu vựơt qua giới hạn cho phép có thể bị thu hồi đất, giành đất co dự án đầu tư khác.
Việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong các KCN của từng vùng diễn ra đồng thời với quá trình thu hút vốn đầu tư, nâng dần tỷ trọng sử dụng diện tích đất công nghiệp theo hướng ưu đãi thu hút các dự án có qui mô vốn lớn, có trình độ công nghệ hiện đại, có tỷ trọng giá trị hang hoá xuất khẩu cao sử dụng nhiều lao động, vật tư trong nước, tăng năng lực các ngành mũi nhọn, tạo nhiều mối quan hệ liên kết với bên ngoài KCN
Có hai phương thức điều chỉnh cơ cấu sản xuất: Một là, đối với KCN mới được hình thành cơ cấu có nhiều khả năng hình thành cơ cấu sản xuất mới hợp lý ngay từ đầu có thể thực hiện nhờ khả năng tiết nhận những dự án có qui mô lớn hang trăm ha. Hai là, việc hình thành cơ cấu sản xuất không hợp lý không chỉ đặt ra đối với các KCN mới thành lập còn nhiều đất trống mà ngay cả những KCN đã lấp đầy các doanh nghiệp sản xuất. Song song với việc vận động các dự án bổ sung , tăng vốn.Việc tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng cơ sở sản xuất và trang bị công nghệ mới…Trong các dự án này là hình thức chuyển đổi cơ cấu sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của KCN.
Để đảm bảo tính khả thi trong việc qui hoạch phát triển KCN, cần thực hiện một số vấn đề sau:
Các KCN được lựa chọn thành lập và phát triển phải phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các ngành nghề thu hút vào KCN phải phù hợp với định hướng phát triển các ngành kinh tế kĩ thuật.
Các loại hình và qui mô doanh nghiệp hoạt động trong KCN đa dạng có qui mô lớn, vừa và nhỏ, đặc biệt khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối quan hệ hợp tác liên kết cùng tham gia sản xuất các loại sản phẩm, phát triển cụm công nghiệp và điểm công nghiệp ở các thị trấn, hình thành mạng lưới công nghiệp vừa và nhỏ phân bố rông khắp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Đảm bảo sự đồng bộ giữa phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa. Cần xác định giới hạn của các KCN trên cơ sở cân đối các điều kiện để từ đó xác định định hướng phát triển với qui mô phù hợp.Về nguyên tắc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Đảm bảo đồng bộ hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển thuận lợi và lâu bền cho KCN. Đồng thời nghiên cứu và dự báo về các thị trường đầu vào, đầu ra, sức lao động, tài chính,..Đảm bảo việc xây dựng hạ tầng bên trong va hàng rào bên ngoài KCN.
Điểm yếu nói chung khi xây dựng các KCN đó là thường qui hoạch những KCN có qui mô lớn, đa ngành nhưng chưa chú ý và có giải pháp hiệu quả để thu hút lấp đầy KCN gây lãng phí lớn, nên cần phải rà soát và có biện pháp cụ thể để khuyến khích, hấp dẫn đầu tư. Mọi qui hoạch sau khi phê duyệt phải được công bố để các cơ quan ban ngành và nhân dân thực hiện. Về nguyên tắc, KCN phải được bố trí ở ngoại vi để đảm bảo quy hoạch mở rộng thành phố, quá trình đô thị hoá và chống ô nhiễm mội trường. Trên cơ sở đã được duyệt, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, có cơ chế hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào KCN.
Ưu tiên thành lập KCN trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp nay mở rộng them hoặc cải tạo các KCN cũ, xây dựng những KCN, phát triển thành KCX, khu công nghệ cao nếu điều kiện cho phép để phục vụ quá trình CNH-HĐH tại địa phương. Chúng ta vẫn còn thiếu một cơ chế thống nhất đó là không nhất thiết địa phương nào cũng phải có KCN, KCX mà phải dựa vào lợi thế của từng địa phương, từng vùng kinh tế để khai thác có hiệu quả thế mạnh của từng địa phương. Một số kiến nghị đối với trung ương trong công tác qui hoạch cụ thể là :
-Xây dựng qui hoạch hệ thống KCN trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, đề nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư dưới là UBND tỉnh và Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý KCN làm đầu mối để làm cơ sở cho địa phương điều chỉnh qui hoạch hệ thống các KCN.
- Thực hiện một cơ chế quản lý trong “cung một sân chơi” cho cả ba đối tượng doanh nghiệp trong KCN, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác.
3.2.1.2.Cải thiện môi trường đầu tư đồng thời tăng tính hấp dẫn của các KCN
Điều chỉnh về chính sách và cơ chế quản lý.
+ Chính sách: Ngoài những chính sách chung đang hiện có, đề nghị bổ sung điều chỉnh:
Các quận huyện có KCN cần được hưởng chính sách như: Có tỷ lệ để lại nguồn thu từ KCN cho địa phương để giải quyết hạ tầng ngoài KCN và những vấn đề xã hội ngoài KCN, về đào tạo nhân lực, về y tế,…
Xoá bỏ các chính sách ưu đãi khác nhau đối với các KCN có điều kiện tương ứng như nhau trong cùng một khu vực nhưng nằm ở hai địa phương khác nhau.
Có chính sách ưu đãi riêng đối với các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các KCN chuyên ngành, khu công nghệ cao và nếu có thể thì lập danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư, trong đó chú trọng đến các dự án đầu tư hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án có ý nghĩa lớn đối với địa phương.
+ Tổ chức và cơ chế quản lý : Mở rộng phạm vi thực hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn theo cơ chế “ một cửa” tại chỗ với nội dung sau:
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân ngay tại các cơ sở và các huyện, thành phố có dự án. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân vùng qui hoạch để mọi người dân hiểu rõ và tự giác ủng hộ chủ trương phát triển KCN của tỉnh nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân.
Giao cho Ban quản lý KCN làm đầu mối giúp UBND tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện và quản lý Nhà nước về qui hoạch hệ thống KCN đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh: về quĩ đất, về tổ chức triển khai các KCN, về xây dựng hạ tầng đồng bộ ngoài KCN…
Hình thành một công ty xây dựng hạ tầng KCN công ích trực thuộc Ban quán lý để tác động bình ổn thị trường giá cả cho thuê đất các KCN trên địa bàn tỉnh. Tác động mạnh để các nhà đầu tư kinh doanh các KCN đẩy nhanh đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở các KCN chất lượng cao.
Kiện toàn tổ chức của Ban quản lý theo hướng: Bổ sung một số cán bộ, sở ngành có liên quan làm uỷ viên của Ban quan lý thay thế các Uỷ viên do Bộ, Ngành cử trước đây.
Về phương thức thành lập KCN và cho thuê đất.
Cho đến nay việc thành lập KCN được thực hiện theo phương thức Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp này sẽ cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng. Làm như vậy có ưu điểm là thủ tục đơn giản nhưng trong nhiều trường hợp các DN xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trở thành nhà đầu tư cơ đất, Nhàn nước không chi phối được giá cho thuê đất theo chính sách chung được điều chỉnh theo từng thời kì. Do vậy cần tách riêng giữa việc cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng.
Điều chỉnh thủ tục vay vốn
Đối với việc vay vốn nước ngoài: Ngân hang nhà nước tỉnh cần xem xét phối hợp với Bộ Kê hoạch và Đầu tư trình chính phủ xem xét: Xác định tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp căn cứ vào vốn pháp định và hạn mức trung và dài hạn theo chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc vay vốn và trả nợ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu vay vốn mà không cần điều chỉnh giấy phép đầu tư, đặc biệt ưu tiên cho những trường hợp cần thiết, khấu hao trả nợ nhanh trước hạn để đổi mới công nghệ.
Trường hợp sử dụng tài sản thế chấp: Kiến nghị ngân hang Nhà nước cho phép các doanh nghiệp câm cố, thế chấp tài sản cho phía ngân hang khi đi vay.
Đối với việc vay vốn trong nước: Ngân hang nhà nước tỉnh cần phối hợp với Ban quản lý các KCN hướng dẫn cho các công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng vay vốn xây dựng nhà xưởng theo nhu cầu của doanh nghiệp di dời, theo phương thức cho thuê, mua trả chậm. Cách làm này vừa đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hang vừa giúp ngân hang dễ theo dõi giám sát hỗ trợ vốn cho các DN di dời.
Ban quản lý cần cung cấp các thông tin về thời gian cấp giấy chứng nhận hoàn công cho ngân hang để ngân hang có thể tiến hành giải ngân nhanh cho các doanh nghiệp cần vay vốn.
Tốc độ triển khai các dự án chậm phần lớn là do các DN thiếu vốn, có thể thực hiện một số giải pháp sau: Đa dạng hoá các nguồn vốn; hình thành ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho các KCN để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội hoặc các chi nhánh của ngân hang tại các KCN để DN thuận tiện hơn trong hoạt động dịch vụ, giao dịch tài chính.
Ưu tiên nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng; sử dụng quĩ đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các hạng mục phù hợp với khả năng của họ; đa dạng hoá các hình thức đầu tư.
Đối với những KCN có mức thu hút vốn đầu tư cao cần khuyến khích và có sự hỗ trợ về vốn để đầu tư thêm cơ sở hạ tầng ,viễn thông cho các KCN nhằm hình thành và phát triển những KCN chất lượng cao.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng cần có giải pháp tăng them đầu tư cho các công trình xử lý chất thải và thực hiện chủ trương: “ Ai gây ô nhiễm, người đó phải chi trả”.
Công tác qui hoạch phải đi trước một bước, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong CNH-HĐH với chủ trương phát triển KCN. Việc tính toán khung giá đất đền bù phải thoả đáng nguyên tắc thị trường và có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện cho người dân tái lập chỗ mới, tạo việc làm cho họ.
3.2.1.3.Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư
Ngoài việc cần phải lấp đầy các KCN cần nâng cao chất lượng các dự án đầu tư. Bên cạnh nỗ lực cải thiện mội trường đầu tư, Hưng Yên cần phải tăng tính hấp dẫn đầu tư vào các KCN, cần phải có giải pháp tiếp thị đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là vốn FDI, kích thích họ bỏ vốn vào các KCN. Điều này cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa UBND tỉnh và các cơ quant ham mưu là Ban quản lý các KCN và các công ty kinh doanh trong các KCN.
Trong những năm qua, Hưng Yên đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại sang các nước phát triển tìm kiếm cơ hội thu hút đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong, Đài Loan, Trung Quốc.
Học tập kinh nghiệm của các địa phương khác đã thành công trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Đồn Nai, Bình Dương…Chính quyền tỉnh cần có định hướng quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh đến thị trường đầu tư tại các quốc gia trọng điểm có tiềm năng về công nghệ cao, công nghệ phụ trợ và các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Có thể thực hiện kế hoạch xúc tiến qua ba giai đoạn : (1) tại chỗ ra nước ngoài, (2) tổ chức các buổi seminar ở nước ngoài đến tập trung vào nhóm dự án, đối tượng nhà đầu tư cụ thế ở nước ngoài, (3) tổ chức xúc tiến đầu tư tại địa phương. Đối tượng xúc tiến đầu tư là các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc các nước và các vùng lãnh thổ tiềm năng như : Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, kinh phí xúc tiến đầu tư có thể được huy động từ ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp mà chủ yếu là các công ty phát triển hạ tầng. Thiết lập mối quan hệ với một số tỉnh, thành phố trong khu vực và trên thế giới. Thực tế tiếng nói của các doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN có ý nghĩá rất lớn đối với các nhà đầu tư mới.Thông điệp cấn gửi tới các nhà đầu tư tiềm năng là : danh mục những dự án khuyến khích đầu tư và những chính sách ưu đãi, mới gọi đầu tư, những lợi thế so sánh riêng của từng địa phương.
Đối với Ban quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư thông qua việc giới thiệu định hướng phát triển kinh tế xã hội, qui hoạch các KCN, sẵn sang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào các KCN trong khuông khổ pháp luật như giảm tối đa giá thuê đất, đảm bảo cơ chế “Một cửa” giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các nhà đầu tư, hướng dẫn việc làm thủ tục nhanh gọn, giải quyết kịp thời hạn cấp phép trong thời gian ngắn nhất.
Đối với công ty kinh doanh trong KCN cũng tăng cường tiếp thị cho KCN thông qua các công ty có uy tín trong và ngoài nước để tìm kiếm các nhà đầu tư, giảm giá cho thuê đất và mặt bằng, nhanh chóng lấp đầy và hiệu quả các KCN, cử chuyên gia tiếp xúc với các hiệp hội, tổ chức thương mại của khu vực và thế giới.
Giải pháp cụ thể như Ban quản lý KCN cần phối hợp với các cơ quan chức năng như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trong công tác tuyên truyền giới thiệu các KCN tại Hưng Yên nhằm thu hút vốn FDI và tăng giá trị đầu tư. Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với DN và các nhà đầu tư để giúp đỡ họ , kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và phát triển sản xuất kinh doanh, giúp họ ngày càng tin tưởng vào môi trường đầu tư.Đồng thời có kế hoạch mời gọi các đoàn DN có tiềm năng đến tham quan các KCN, hướng dẫn tạo điều kiện cho họ tìm hiểu kĩ về các KCN tại Hưng Yên, từ đó giúp họ hình thành phương án khả thi đầu tư vào KCN. Ban quản lý tỉnh cần phối hợp với các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN tập trung vào công tác tổ chức vận động đầu tư vào KCN dưới nhiều hình thức thoả đáng.
Ban hành các chính sách hướng dẫn đầu tư vào KCN tại Việt Nam trong đó nêu rõ các chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu những thông tin kinh tế cơ bản về các công trình hạ tầng đã xây dựng. giá thuê đất, giá thuê hạ tầng, các ưu đãi…Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền về môi trường đầu tư và ưu đãi ở Hưng Yên.
Về phía các công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng,song song với việc tập trung xây dựng tốt cơ sợ hạ tầng phải chú ý đến công tác: Nghiên cứu thị trường để điều chỉnh cơ sở hạ tầng cho phù hợp; nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dung để xác định được nhà đầu tư nào sẽ lựa chọn KCN của mình và nghiên cứu lợi thế so sánh giữa các KCN; nghiên cứu động cơ mua hàng và nghiên cứu sản phẩm để xem xét KCN của mình đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường chưa cần phải cải thiện như thế nào.
3.2.2. Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN
3.2.2.1.Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý các KCN
Trong thời gian tới, để củng cố hoạt động của Ban quản lý KCN của tỉnh, nhằm tăng cường khả năng quản lý của Ban đối với các KCN, hướng dẫn các KCN phát triển theo hướng CNH- HĐH, cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình quản lý các KCN. Các Bộ, Ban, Ngành trung ương thực hiện uỷ quyển cho Ban quản lý các KCN với mức độ cao hơn.Trong Ban quản lý KCN tỉnh có thể có đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để giúp đỡ vần đề liên quan thuộc lĩnh vực phụ trách. Đồng thới nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, có thể cử Ban quản lý sang các địa phương khác thậm chí ra nước ngoài để học tập và tích luỹ kinh nghiệm.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” và thực hiện tốt cơ chế này theo đúng nghĩa của nó. Phát huy công tác cải cách thủ tục hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư, quản lý hoạt động trong các KCN theo cơ chế “một cửa”, “một đầu mối” tại Ban quản lý các KCN tỉnh, việc thẩm định và chấp thuận dự án, cấp phép đầu tư không qua 5 ngày làm việc, thủ tục cho thuê đất xây dựng không quá 10 ngày làm việc…
3.2.2.2.Cải thiện mội trường làm việc cho người lao động
Sự ra đời của các KCN tại Hưng Yên đã góp phần không nhỏ tạo việc làm giải quyết tình trạng lao động thất nghiệp. Thực trạng sử dụng lao động tại các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập. Vẫn còn tình trạng công nhân phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt như: một ngày phải làm việc 10 đến 12 tiếng, các chủ sử dụng lao động chưa tuân thủ bộ luật lao dộng không có chế độ nghỉ ốm; điều kiện làm việc trong các công ty dệt may, da giày rất khổ; …Chính vì vậy mà trách nhiệm của Ban quản lý các KCN của tỉnh cần phải yêu cầu các chủ đầu tư khi sử dụng lao động Việt Nam phải đảm bảo cho người lao động về thu nhập,điều kiện lam việc, nhà ở…để người lao động yên tâm làm việc lâu dài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động cũng phải có những biện pháp phối hợp với các cấp lãnh đạo trong việc tạo điều kiện cho họ có môi trường sống và làm việc tốt đẹp.
3.2.2.3.Tạo nguồn cung ứng lao động tin cậy cho các DN trong KCN.
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các KCN, KCX là một vấn đề rất quan trọng. Việt Nam đang có hiện tượng “ thừa thầy, thiếu thợ”, qúa trình đào tạo chưa xét đến nhu cầu sử dụng thực tế của các DN, nhiều ngành nghề mà DN cần chúng ta lại không có.Các KCN có thể đặt hang tại các trường dạy nghề. Dựa vào dự báo và qui hoạch phát triển, các KCN cần xây dựng kế hoạch đào tạo trong đo yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Nhà nước có cơ chế khuyến khích các các cơ sở đào tạo lao động thông qua bổ sung kinh phí, miễn giảm thuế cho các cơ sở đào tạo như Tổng cục dạy nghề, các trường chuyên nghiệp… Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng nâng cao trình độ dân trí và thể chất của người lao động thông qua phát triển giáo dục phổ thông, mạng lưới đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ. Đặc biệt chú ý sự liên kết giữa những người sử dụng lao động, các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm với Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu ma doanh nghiệp đang cần.Ban quản lý KCN cần theo sát doanh nghiệp và cung cấp đủ thông tin kịp thời những vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động và cơ hội việc làm theo định kì hang tháng, yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt những chính sách về tiển lương, thưởng, phụ cấp, đối với người công nhân để họ nâng cao chất lượng cuộc sống, gắn bó lâu dài với DN. Đồng thời, khuyến cáo các nhà đầu tư nên lựa chọn những ngành nghề hạn chế sử dụng nhiều lao động phổ thông, tập trung đầu tư các ngành công nghệ cao, ít tác động tới môi trường, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ,…để thúc đẩy KCN phát triển đúng hướng, chất lượng và hiệu quả. Biến các KCN tại Hưng Yên không chỉ là điểm đến của các DN sản xuất mà còn là nơi dừng chân của các nhà kinh doanh giáo dục. Bằng cách hợp tác đào tạo với các trường đại học, chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo trong nước và quốc tế.
3.2.2.4.Qui định các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong các KCN
Hiện nay việc qui định ngành nghề kinh doanh trong các KCN chưa rõ ràng, chưa làm nổi bật tính chuyên dung của từng KCN.Việc qui định ngành nghề trong từng KCN phải căn cứ vào vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, những ngành nghề sản xuất, nghề truyền thống tại khu vực và tính năng của KCN đó.
Sớm trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư đồng thời ưu tiên thu hút dự án sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao vào các KCN. Công bố công khai danh mục những ngành nghề lĩnh vực và địa phương mà tỉnh đang khuyến khích đầu tư qui định rõ những chính sách ưu đãi thuế, vốn vay, hỗ trợ…Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính mà trọng tâm là đội ngũ trực tiếp tiếp nhận, thẩm định, giải quyết các thủ tục triển khai dự án của các nhà đầu tư. Lập danh mục các dự an ưu tiên gọi vốn đầu tư đặc biệt những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
KẾT LUẬN
KCN là mô hình mà các nước đang phát triên, nhất là các nước Châu Á đã và đang sử dụng như một công cụ để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Các KCN, KCX ở Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng được thành lập cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Nhưng trong quãng thời gian xây dựng và đi vào hoạt động của các KCN,dòng đầu tư vào các KCN liên tục biến đổi do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau .Để các KCn có thể hoạt đồng hiệu quả, góp phần ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả nguồn lực của tỉnh , thành phố trong nước và nước ngoài…phải có những biện pháp cụ thể nhằm lôi cuốn dòng đầu tư “chảy mạnh” vào các KCN
Trong bài khoá luận này tôi đã hệ thống các quan điểm ,lý thuyết về khái niệm,đặc điểm, vai trò chủ đạo của KCN trong nên kinh tế quốc dân; đi vào thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư và phát triển của các KCN ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian vừa qua,đồng thời cũng rút ra những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, tăng cường thuận lợi nhằm từng bước hoàn thiện mô hình này.
Tôi đã cố gắng đi vào vấn đề một cách hệ thống.Tuy nhiên với trình độ của sinh viên còn nhiều hạn chế, bài Khoá luận chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót .Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và độc giả.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Ngọc Thanh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN, và ông Phạm Thái Sơn, trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Hưng Yên.
Tài liệu tham khảo
1.Ban Quản Lý các KCN tỉnh Hưng Yên ( năm 2011 ),báo cáo quá trình hình thành và phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên.
2.Báo cáo tình hình phát triển KCN tỉnh Hưng Yên năm 2011,Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
3.Nguyễn Văn Tuấn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.
4.Báo cáo phát triển KCN tỉnh Bình Dương năm 2011,Ban Quản Lý các KCN tỉnh Bình Dương năm 2011.
5.Báo cáo tình hình phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang đầu năm 2011, Sở Đầu tư và Kế hoạch tỉnh Bắc Giang năm 2011.
6.Luận văn thạc sĩ : Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,tác giả Bùi Tiến Minh-Đại học kinh tế quốc dân.
7.Các Website: www.hungyen.gov.vn (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên)
www.khucongnghiep.com.vn
www.BinhDuong.gov.vn
www.Bacgiang.com.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.doc