Thu thập số liệu tổn thất xay xát tháng 04- 2010

5.1. Phần xát lức:Các mẫu lúa khảo nghiệm được định lượng bằng cân đưa vào xát lức, gạo lức được thu hồi được định lượng bằng cân, mỗi mẻkhảo nghiệm được lấy 05 mẫu đểphân tích. Cách lấy mẫu: Gạo lức của mỗi mẻ được chứa trong thùng, sau đó xảvào bao đểchứa (cân xác định khối lượng thu hồi). Mẫu được lấy từbao thứ4 trở đi, đểtránh lẩn ngọn. 5.2. Phần xát trắng: Gạo lức được xát trắng 02 công đoạn (cối 1, cối 2), mỗi mẻkhảo nghiệm được lấy 10 mẫu ( 05 mẫu lấy ởcối xát trắng 1 và 05 mẫu ởlấy ởcối xát trắng 2). Cách lấy mẫu tương tự ởphần xát lức.

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu thập số liệu tổn thất xay xát tháng 04- 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHỤ LỤC 3A. THU THẬP SỐ LIỆU TỔN THẤT XAY XÁT THÁNG 04- 2010 Dự án đã tiến hành thu thập số liệu tổn thất xay xát từ ba nhà máy xay xát trở lên ở mỗi tỉnh được khảo sát là Kiên Giang và Tiền Giang trong năm 2007-2008. Khảo sát này cho rằng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên không những phụ thuộc vào chất lượng gạo ban đầu (các vết nứt sẵn có hay hạt bị yếu) mà còn phụ thuộc vào hiệu suất xay xát. Do đó, dữ liệu tổn thất do xay xát thực tế được thu thập ở 2 tỉnh, Tiền Giang và Kiên Giang. Có 3 loại hệ thống xay xát ở cả 2 tỉnh: 1. Hệ thống xay xát gạo trắng truyền thống: nhà máy xay xát gạo không có bộ phận đánh bóng (chiếm 91%). 2. Hệ thống xay gạo lức (chiếm 3%). 3. Nhà máy xát trắng/ đánh bóng (chiếm khoảng 6%). Trong thí nghiệm này, số liệu được thu thập trên 03 loại máy xát: 1. Loại nhỏ - dưới 1 tấn/giờ 2. Loại vừa- từ 1 đến 4 tấn/giờ 3. Loại lớn- trên 4 tấn/giờ Số liệu cũng được thu thập trên 3 loại máy xay: 1. Xay bằng đĩa đá 2. Xay bằng rulô cao su 3. Xay bằng cả hai hình thức đĩa đá và rulô cao su Số liệu được thu thập bằng hai phương pháp: 1. Tiến hành khảo sát với các chủ xay (cả 3 kích cỡ nhà máy xay) ở 2 tỉnh 2. Đo đạc số liệu thực từ nhà máy xay (4 nhà máy xay cỡ nhỏ và 2 cỡ vừa) ở tỉnh Kiên Giang (dữ liệu sẽ tiếp tục được đo đạc ở tỉnh khác trong mùa vụ này). Kết quả được trình bày như Bảng 2 và 3. Mối tương quan giữa số liệu thực tế và số liệu thu được qua điều tra khá chặt chẽ. Cả hai dữ liệu cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở các nhà máy xát qui mô nhỏ là thấp nhất và có thể thấp đến 33%. Nhà máy xát qui mô lớn có tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất 55%. Trong điều kiện lý tưởng tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tổng tỉ lệ thu hồi gạo có thể lần lượt khoảng 59% và 69% (do gạo có khoảng 10% cám và 20% vỏ trấu). Các tài liệu trước đây cho biết tỉ lệ thu hồi gạo nguyên và tổng tỉ lệ thu hồi gạo có thể đạt đến con số 60% và 70%. Do đó, vẫn còn khả năng để cải thiện tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ngay cả đối với các nhà máy xát qui mô lớn, chưa kể đến các nhà máy xát qui mô nhỏ vốn cho tỉ lệ thu hồi gạo nguyên thấp. Tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng gạo là rất to lớn. Ví dụ, ở tỉnh Kiên Giang, trong 715 nhà máy xay xát gạo, tỉ lệ các nhà máy xát gạo cỡ nhỏ là 67.6%, cỡ vừa là 28.1% và cỡ lớn là 4.3%. Tương tự, ở tỉnh Tiền Giang có hơn 900 hộ xay xát gạo cỡ nhỏ. Phương tiện vật chất đơn giản, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho nhu cầu địa phương không phải cho thương mại hóa là những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ thu hồi gạo thấp ở những nhà máy qui mô nhỏ. Do vậy, bằng sự nhận thức đúng đắn tỉ lệ thu hồi gạo nguyên có thể được cải thiện đáng kể nếu như có tổ chức huấn luyện cho các công nhân vận hành nhà máy và bảo trì nhà máy. Ở tỉnh Tiền Giang, theo dữ liệu khảo sát ở những khu vực lúa tươi được xay xát khi còn ẩm độ cao (16-17% có thể 18%) có tỉ lệ gạo nguyên thấp hơn lúa tươi được xát ở ẩm độ 14-15% ở những khu vực khác. 2 Bảng 2. Số liệu tỉ lệ thu hồi gạo nguyên thu thập bằng phương pháp điều tra các chủ xay ở tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang. Qui mô Ẩm độ hạt (%) Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên trung bình (%) Gạo tấm (%) Nhỏ 16 47-48 18-22 Vừa 16 50-52 17-18 Lớn 16 52-55 16-17 Bảng 3. Số liệu đo đạc thực tế từ các nhà máy xát ở tỉnh Kiên Giang. Qui mô Tên chủ nhà máy Năng suất (tấn/giờ) Ẩm độ lúa (%) Ẩm độ gạo xát (%) Tỉ lệ gạo nguyên % Dương Nguyệt 0.8 15.5 15.8 48 Huỳnh Thanh Dũng 0.4 15.2 15.1 42 Lưu Văn Thiều 0.7 14.2 13.7 50 Nhỏ Máy xay kiểu bóc vỏ cà phê (di động) 0.2 15.3 15.2 33 Tân Phát 1.2 16 16.5 52 Vừa Lưu Thành Xem 1.5 15.9 15.9 49 Ở tỉnh Kiên Giang, kết quả điều tra cho biết tỉ lệ gạo nguyên ở các nhà máy xát gạo sử dụng rulô cao su cao hơn các nhà máy sử dụng cối đá hay máy bóc vỏ cà phê (Bảng 4). Bảng 4. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên (%) ở các nhà máy có 3 hệ thống bóc vỏ khác nhau tại tỉnh Kiên Giang. Qui mô nhà máy Máy bóc vỏ bằng cối đá Máy bóc vỏ bằng rulô cao su Kết hợp (cối đá+ rulô cao su) Máy xay kiểu bóc vỏ hạt cà phê Nhỏ 47 51 49 43 Vừa 50 54 53 - Lớn - - 55 - Kết luận và đề xuất: • Kích cỡ máy xát là một yếu tố quan trọng xác định các tổn thất. Máy xay xát nhỏ do các nông hộ nhỏ sử dụng cho tỉ lệ thu hồi thấp. Máy xay xát qui mô vừa và lớn cho tỉ lệ thu hồi cao nhưng vẫn còn thấp so với tỉ lệ lý tưởng. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất ở các nhà máy lớn chỉ khoảng 55% thấp hơn so với mức lý tưởng là 60%. Điều này có nghĩa là xay xát là một yếu tố quan trọng để cải thiện tỉ lệ gạo nguyên. • Các chủ xay và nông hộ cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hiệu suất xay xát để gia tăng thêm giá trị sản phẩm của mình. • Các nhà máy xay xát qui mô vừa cũng cần được nhân rộng kể cả ở cấp phường xã để nâng cao tỉ lệ gạo nguyên. Các kết quả trong khảo sát này đã được minh họa trong tờ rơi, tài liệu khuyến nông và đã phổ biến đến các nông hộ, chủ xay và công nhân vận hành nhà máy xát thông qua các khóa huấn luyện và hội thảo. 1 PHỤ LỤC 3B. THÍ NGHIỆM XAY XÁT TRÊN HỆ THỐNG 1 TẤN/GIỜ THÁNG 04- 2010 1. DẪN NHẬP Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát sau thu hoạch và các nguyên nhân này có thể xảy ra ngay trước thu hoạch và trong các công đoạn sau đó từ lúc thu hoạch đến bảo quản. Hiện tượng nứt gãy hạt sau thu hoạch làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Lúa gạo bị hư hỏng và bị giảm số lượng lẫn chất lượng do các thao tác sau thu hoạch chưa đúng kỹ thuật trong quá trình thu hoạch, gặt đập, phơi sấy, tháo tải, vận chuyển, xay xát và điều kiện bảo quản. Xay xát là một công đoạn quan trọng vì nó tạo ra sản phẩm cuối cùng (gạo trắng) trong chuỗi sản xuất gạo. Bên cạnh hiện tượng nứt gãy hạt tiềm ẩn trong những giai đoạn trước, hạt gạo có thể bị nứt do xay xát không đúng kỹ thuật, ví dụ như hiệu suất xay xát của hệ thống thấp, chất lượng gạo trước xát thấp. Một vài nghiên cứu cho thấy hệ thống xay xát không phù hợp làm gạo bị gãy tuy nhiên chưa có thông tin nào đề cập đến ảnh hưởng của chất lượng lúa trước xát đến hiệu quả của hệ thống. Trong nghiên cứu này sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ lúa ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát cối cao su về mặt năng suất và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Các thông số khác như độ sạch lúa, mức độ nứt hạt trước xát cũng được xem xét để liên hệ đến tổng thể của thí nghiệm. 2. MỤC TIÊU Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định tác động của ẩm độ lúa ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát cối cao su 1 tấn/giờ về mặt năng suất và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1.Thời gian và địa điểm thực hiện Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 7 năm 2007 trên dây chuyền xay xát kiểu rulo cao su của hãng Sinco có năng suất 1 tấn/ giờ, tại Trường Đại học Cần Thơ. Việc phân tích mẫu về chất lượng gạo xay xát được tiến hành tại Bộ môn Công nghệ Hóa học, các chỉ tiêu của lúa trước khi xay xát được thực hiện tại Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. 3.2. Mẫu thí nghiệm và bố trí thí nghiệm Thí nghiệm này sử dụng giống gạo OM1490. Yếu tố thí nghiệm là ẩm độ ban đầu (cơ sở ướt) với ba mức ẩm độ 14%, 15%, và 16%. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD (Random Complete Block Design) với hai lần lặp lại. Nguồn nguyên liệu lúa đầu vào được chọn ở cùng một ruộng lúa tại TP Cần Thơ, sau khi thu hoạch được đưa vào máy sấy để hạ ẩm độ hạt xuống đến mức yêu cầu của thí nghiệm là 14%, 15% và 16%. Tuy nhiên, để đạt được chính xác các mức đó là một vấn đề khá khó khăn. Thực tế, chấp nhận có sự khác biệt về ẩm độ so với 3 mức trên. Số liệu chính xác của 2 ẩm độ lúa thí nghiệm được trình bày ở Phụ lục 1. Với kết quả này, 3 mức ẩm độ của hạt lúa thí nghiệm lần lượt là 13,76%, 14,92% và 16,22% (để thuận tiện, tạm đặt 3 mức ẩm độ của lúa thí nghiệm lần lượt là 14%, 15% và 16%). 3.3. Hệ thống xay xát Hệ thống xay xát kiểu rulo với năng suất 1 tấn/giờ RS10P của hãng Sinco lắp đặt tại Khoa Công nghệ – Trường Đại học Cần Thơ được sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống này được minh họa trong Hình 1. Hình 2-5 mô tả các thành phần của hệ thống. Hình 1: Hệ thống xay xát kiểu rulo với năng suất 1 tấn/giờ RS10P 1- Bể chứa lúa; 2- Sàng phân loại; 3- Thùng chứa; 4- Máy bóc vỏ kiểu rulo cao su; 5- Thùng chứa; 6- Sàng phân loại gạo; 7- Máy tách đá; 8- Thùng chứa; 9- Máy xát trắng; 10- Máy đánh bóng; 11- Trống phân cấp gạo. - E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7: các gầu tải; F1, F2, F3: các quạt phân ly; X1, X2: các xyclon lắng cám. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xay xát RS10P-Sinco. Đầu tiên, lúa được cung cấp vào bể chứa (1), lúa này được gầu tải (E1) đưa qua sàng phân loại để lấy đi các tạp chất còn lẫn trong lúa. Tại đây, các loại tạp chất lớn nặng, lớn nhẹ, nhỏ nặng, nhỏ nhẹ (như cọng rơm, dây cột bao, đất, đá,…) sẽ được tách ra. Sau đó, lúa sẽ được gầu tải (E2) đưa tới thùng chứa tạm (3), thùng chứa này có tấm điều chỉnh lượng lúa đi qua máy bóc vỏ kiểu ru lô cao 3 su (4). Lúa sau khi đi qua máy bóc vỏ (4) sẽ cho ra hỗn hợp gồm gạo lức, trấu càng (cám thô), hạt thóc lửng, lúa chưa bóc vỏ và vỏ trấu. Hỗn hợp này sẽ được phân ly bởi quạt ly tâm (F1), trấu và bụi nhỏ sẽ được quạt hút và đưa ra ngoài khu vực chứa trấu, trấu càng và các hạt thóc lửng cũng được sẽ được lấy ra khỏi hỗn hợp từ đây. Hỗn hợp còn lại bao gồm gạo lức và thóc chưa bóc vỏ sẽ được chuyển đến sàng phân loại (6) nhờ gầu tải (E3). Tại vị trí sàng (6), hỗn hợp sẽ được phân làm 3 sản phẩm: gạo lức, thóc chưa bóc vỏ và hỗn hợp gồm gạo lức và thóc chưa bóc vỏ. Hỗn hợp thóc và gạo lức này sẽ được chuyển về gầu tải (E3) để phân loại lại, thóc chưa bóc vỏ được đưa trở lại máy bóc vỏ (4) để bóc vỏ lại. Gạo lức sau khi được phân loại, tiếp tục được gầu tải (E4) đưa tới máy tách đá sạn (7), sau đó tiếp tục đi tới máy xát trắng (9). Tại đây, quá trình xát trắng gạo lức sẽ được thực hiện, cám tách ra từ quá trình này sẽ được thu hồi bởi quạt (F2) và được lấy ra ngoài ở cửa ra của xyclon (X1). Gạo sau xát trắng sẽ được đưa tới máy đánh bóng (10) nhờ gầu tải (E6) để đánh bóng hạt gạo. Cám tách ra từ quá trình đánh bóng sẽ được thu hồi nhờ quạt (F3) tại cửa ra của xyclon (X2). Sau đó, gạo tiếp tục được đưa tới trống phân loại (11). Tại đây, hỗn hợp gạo trắng sẽ được phân loại thành gạo nguyên và tấm theo 2 cửa riêng biệt. Các dụng cụ khảo nghiệm bao gồm: Cân bàn các loại 60kg, 30kg, 2kg, 1kg; cân điện tử 310g với độ chính xác 0,01g; tủ sấy, thiết bị đo công suất điện, đồng hồ bấm giây, chuông điện, bao PP, túi đựng mẫu các loại, … 3.4 Xác định ẩm độ mẫu lúa Độ ẩm của mẫu cho mỗi nghiệm thức được xác định bằng cách sấy khô (ba lần) 40-60 g g lúa ở 70 oC trong 24 giờ. Độ ẩm được thể hiện theo cơ sở ướt. 3.5 Xác định năng suất xay Đầu tiên, xác định lượng lúa đi qua máy bóc vỏ. Lưu ý rằng xem như lượng lúa chưa bóc vỏ được và đưa trở về bóc vỏ lại là như nhau trong các lần thí nghiệm. Sau đó cân tất cả sản phẩm ở tất cả các cửa ra trong thời gian thí nghiệm (6 phút). Ở đây, các thí nghiệm được tiến hành trên cùng một chủng loại lúa nên trong các nghiệm thức, trấu được cố định ở cùng một mức là 21,0 % khối lượng lúa cung cấp. Năng suất của nhà máy được xác định bằng cách lấy tổng lượng lúa đi qua máy bóc vỏ và trừ đi phần hạt thóc lửng và các tạp chất (kg/h, giá trị trung bình của ba lần lặp lại). 4 Hình 2: Hệ thống xay xát 1 tấn/giờ RS10P _ SINCO Hình 3: Máy bóc vỏ, phân ly trấu và phân ly thóc-gạo lức 5 Hình 4: máy xát trắng và đánh bóng gạo Hình 5: Hệ thống thu hồi cám và trống phân cấp gạo (tri-e) 3.6 Xác định tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Gạo nguyên được phân riêng khỏi gạo tấm để xác định tỉ lệ thu hồi gạo nguyên là tỉ lệ của khối lượng gạo còn nguyên vẹn trên khối lượng của lúa được chà xát. Gạo nguyên là gạo sau xát có chiều dài lớn hơn 75% chiều dài ban đầu. 6 3.7 Xác định tỉ lệ hạt nứt Lựa chọn ngẫu nhiên 50 hạt lúa trong từng mẫu xay khoảng 150 g, bóc vỏ trấu bằng tay và quan sát nứt bằng hộp đèn. Tỉ lệ hạt gãy nứt là giá trị trung bình của phần trăm số lượng hạt gãy nứt trong mỗi 50 hạt. Mỗi nghiệm thức được lặp lại hai lần. 3.8 Phân tích số liệu Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê Statgraphics 3.0. 4 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM Bảng 1 trình bày độ sạch và tỉ lệ nứt hạt của mẫu thóc ban đầu ở 3 mức ẩm độ (14, 15, & 16 % cơ sở ướt). Kết quả cho thấy độ sạch của thóc trong thí nghiệm này không cao. Độ sạch thóc 14% ẩm (88.26%) cao hơn độ sạch thóc ở 15% và 16% (Bảng 1). Do độ sạch có liên quan đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên nên gạo nguyên cũng sẽ có giá trị không cao. Độ nứt của hạt trước khi thí nghiệm ứng với các mức ẩm độ 14%, 15% và 16% lần lượt là 4,0%, 3,33% và 1,0%. Số liệu này sẽ được trừ ra khi phân tích độ nứt của hạt gạo nguyên sau khi xay xát ở hệ thống máy đã thí nghiệm Bảng 1. Độ sạch thóc và tỉ lệ hạt nứt của mẫu ban đầu ở 3 mức ẩm độ. Ẫm độ, % cs ướt Độ sạch, % Độ nứt hạt ban đầu, % 13.76% 88.26 4.0 14.92% 83.49 3.3 16.22% 83.69 1.0 Bảng 2 trình bày ảnh hưởng của các ẩm độ khác nhau đến năng suất của hệ thống và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên sau khi xay xát. Kết quả phân tích phương sai ANOVA (Phụ lục 5) cho biết sự khác biệt về ẩm độ của mẫu thóc ban đầu không đáng kể đến năng suất của hệ thống (P >0.05). Tuy nhiên, kết luận này có thể phạm phải sai lầm loại II, thông thường người ta chấp nhận mức xác suất sai lầm loại II β = 0,10 ÷ 0,20. Bằng các suy diễn thống kê, có thể xác định được với n ≥ 9 ( = số lần lặp lại hay số khối), mức sai biệt tối thiểu giữa 2 nghiệm thức ∆ = 60 kg/h thì khả năng phạm sai lầm loại II là β ≈ 0,16 (chấp nhận được). Như vậy, ở đây số lần lặp lại (= số khối) quá ít. 7 Bảng 2. Năng suất trung bình của hệ thống và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 3 mức ẩm độ Tỉ lệ thu hồi gạo trắng, % * ẩm độ, % cs ướt Năng suất, kg thóc/giờ Gạo nguyên Tấm Xát trắng gạo trong 6 phút, kg Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên, % (1) (2) (3) (4) (5) 14 691.05ns 78.11 21.89 41.33 46.71ns 15 578.47ns 79.39 20.61 32.73 44.91ns 16 747.54ns 67.675 32.325 40.97 37.09ns *tỉ lệ thu hồi gạo trắng là 59.63% (14%), 56.60 % (15%), và 54.80 % (16%) (5)= (2)*(4)*(1); ns: khác biệt không đáng kể ở α=0.05 Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 14% ẩm cao nhất (46.71%) sau đó là 15% (44.90%) và 16% (36.94%). Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giữa 3 mức ẩm độ là không đáng kể với P > 0.05 (Phụ lục 4.2). Tuy nhiên, sử dụng trắc nghiệm t so sánh giữa hai mẫu gạo có ẩm độ 14% và 16% thì sự khác biệt là đáng kể ở mức ý nghĩa 0.1 (Phụ lục 5). Thực tế, đây là hệ thống xay xát kiểu rulô cao su do Sinco sản xuất với năng suất lý thuyết là 1 tấn/giờ. Tuy nhiên, hệ thống chỉ được dùng làm học cụ để giảng dạy của Khoa Công nghệ – Trường Đại học Cần Thơ, việc vận hành toàn bộ hệ thống chưa từng được thực hiện, chỉ cho từng máy riêng rẽ của hệ thống hoạt động trong quá trình giảng dạy thực tập cho sinh viên, trước đó máy đã ngừng hoạt động trong thời gian dài. Chính vì thế, trong quá trình thí nghiệm, đôi khi xảy ra một vài trục trặc, ngay cả với nhân viên vận hành máy (khi điều chỉnh các máy móc trong hệ thống, góc nghiêng sàng,…) cũng không thật sự thành thục và chuyên nghiệp. Những yếu tố này cũng gây đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả của thí nghiệm. 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Nhìn chung, ẩm độ thóc ban đầu càng cao thì tỉ lệ thu hồi gạo nguyên càng thấp. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên ở 14% ẩm cao nhất (46.71%) sau đó là 15% (44.90%) và 16% (36.94%). Ảnh hưởng của ẩm độ ban đầu đến đặc tính của hệ thống xay xát 1 tấn/giờ như trong thí nghiệm này là đáng kể khi xem xét giữa hai mức ẩm độ 14% và 16%. Bên cạnh đó, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của hệ thống này thấp hơn những hệ thống hiện tại. Điều này có thể là do những trục trặc kỹ thuật như đã trình bày ở trên. Đề nghị thực hiện tiếp thí nghiệm trên các hệ thống khác cũng như tăng số lần lặp lại để đảm bảo độ chính xác. 1 PHỤ LỤC 3C. KHẢO NGHIỆM XAY XÁT TRÊN HỆ THỐNG 3 TẤN/GIỜ THÁNG 04- 2010 Ngày 13/8/2009, chủ cơ sở Hưng Lợi đã mua lúa với khối lượng khoảng 10 tấn, với đặc điểm sau: - Giống lúa 2517, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. - Chất lượng: lúa bị lẩn lép nhiều. 1. Tiến hành phơi sấy: Theo yêu cầu công tác khảo nghiệm, lúa được chia làm hai phần: 01 tiến hành sấy (ở lò sấy đảo chiều gió ở HTX Tân Phát A), 01 tiến hành phơi sân ở nhà máy xay xát Hưng Lợi. 2. Kết quả phơi sấy: - Lúa sấy: lúa sau khi sấy độ ẩm trung bình khoảng 14%. - Lúa phơi: Lúa sau khi phơi độ ẩm dao động trong khoảng từ: 16,5% - 17%. 3. Tiến hành khảo nghiệm: Ngày 16/8/2009, tiến hành khảo nghiệm với mẫu lúa đã chuẩn bị. Đặc điểm công nghệ của nhà máy xay xát hưng lợi: Công nghệ xát lức: Gồm 04 cối đá 1m và 05 cối cao su 3000, công suất từ 4 tấn – 6 tấn/h. Công nghệ xát trắng: gồm 02 cối côn 1,2m Công nghệ lau bóng: gồm 02 đầu lau bóng, công nghệ của Bùi Văn Ngọ 4. Nội dung khảo nghiệm theo 02 công nghệ: 4.1. Chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xát lức lúa sấy theo công nghệ: 70% cối đá + 30% cối cao su. 30% cối đá + 70% cối cao su. Xát lức lúa phơi theo công nghệ: 70% cối đá + 30% cối cao su. 30% cối đá + 70% cối cao su. Mỗi mẻ khảo nghiệm khối lượng khoảng 1,25 tấn. Sau khi xát lức xong, gạo được thu hồi theo thứ tự sau đó tiến hành xát trắng và lau bóng Giai đoạn 2: Tiến hành xát trắng và lau bóng, gạo lức được thu hồi ở giai đoạn 1, lần lượt tiến hành xát trắng và lau bóng. 5. Các bước lấy kết quả: 5.1. Phần xát lức: Các mẫu lúa khảo nghiệm được định lượng bằng cân đưa vào xát lức, gạo lức được thu hồi được định lượng bằng cân, mỗi mẻ khảo nghiệm được lấy 05 mẫu để phân tích. Cách lấy mẫu: Gạo lức của mỗi mẻ được chứa trong thùng, sau đó xả vào bao để chứa (cân xác định khối lượng thu hồi). Mẫu được lấy từ bao thứ 4 trở đi, để tránh lẩn ngọn. 5.2. Phần xát trắng: Gạo lức được xát trắng 02 công đoạn (cối 1, cối 2), mỗi mẻ khảo nghiệm được lấy 10 mẫu ( 05 mẫu lấy ở cối xát trắng 1 và 05 mẫu ở lấy ở cối xát trắng 2). Cách lấy mẫu tương tự ở phần xát lức. 2 5.2. Phần lau bóng: Sau khi xát trắng xong, gạo được chuyển qua lau bóng. Gạo xát trắng được lau bóng 02 lần, ở công đoạn này lấy 10 mẫu (05 mẫu ở đầu lau bóng 01 và 05 mẫu đầu lau bóng 02). 6. Xác định tỷ lệ gạo nguyên, gạo gảy Mổi mẽ lấy 05 mẫu, mỗi mẫu (0,5-01) kg (lấy mẫu bằng khay có thể tích 01 dm3). Xác định tỷ lệ gạo nguyên trên mỗi mẫu bằng cách lấy ngẩu nhiên 05 mẫu được trải đều trên khay (theo hình vẽ), mỗi mẫu có khối lượng khoảng (18 – 25)g. Khối lượng được xác định bằng cân điện tử Khay có đường kính khoảng 0,3-0,4 m Xác định tỷ lệ gạo nguyên của mổi mẫu bằng cách phân loại gạo nguyên và tấm bằng thủ công (gạo được gọi là gạo nguyên là gạo có hình dạng đạt hơn 2/3 kích thước). Khối lượng gạo nguyên, khối lượng tấm (xác định bằng cân điện tử), từ đó xác định tỷ lệ gạo nguyên Bảng tổng hợp phân tích tỷ lệ thu hồi gạo nguyên giữa lúa phơi và sấy qua các công đoạn Stt Xát lức Xát trắng1 Xát trắng 2 Lau bóng 1 Lau bóng 2 1 70 % CĐ + 30% cối CS (phơi) 82,66% 78,35% 76,19% 68,15% 55,85% 2 30 % CĐ + 70% cối CS (phơi) 84,53% 79,62% 74,87% 58,69% 50,86% 3 30 % CĐ + 70% cối CS (sấy) 86,43% 82,81% 79,89% 73,26% 69,07% 4 70 % CĐ + 30% cối CS (sấy) 85,00% 80,69% 77,98% 70,70% 62,94% 7. Nhận xét Qua số liệu khảo nghiệm, phân tích rút ra một số nhận xét sau: - Sự chênh lệch giửa các công đoạn giửa lúa phơi và lúa sấy có sự khác biệt lớn (khoảng 10%). Do đó việc làm khô lúa bằng lò sấy đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn (tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm cao). - Tỷ lệ thu hồi giửa công nghệ xát lức 70% cối đá + 30% cối cao su và công nghệ 30% cối đá và 70% cối cao su có sự khác biệt sau: + Đối với lúa phơi: tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm của công nghệ xát lức 70% cối đá cao hơn tỷ lệ thu hồi của công nghệ xát lức 30% cối đá. (40,71% - 35,89%). + Đối với lúa sấy: tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm của công nghệ xát lức 70% cối đá thấp hơn tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm của công nghệ xát lức ( 49,28% - 53,36%). Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên thấp nguyên nhân là do lúa bị lẩn lép nhiều. Ø 300 Ø 50 Công nghệ Công đoạn 3 TỶ LỆ THU HỒI GẠO NGHUYÊN 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Xát lứt Xát trắng1 Xát trắng 2 Lau bóng 1 Lau bóng 2 4 CÁC HÌNH ẢNH KHẢO NGHIỆM Lúa làm khô bằng lò sấy đảo chiều gió ở HTX Tân Phát A Lúa phơi sân ở nhà máy xay xát Hưng Lợi – Tân Hiệp Định lượng mẫu chuẩn bị xát lứt Định lượng gạo qua công đoạn xát lứt Lấy mẫu phân tích Phân tích mẫu 5 Khay lấy mẫu phân tích Cân mẫu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_28__0107.pdf