Thủ tục để việc giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong hai phân xưởng nói trên đúng pháp luật

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài A do gặp khủng hoảng về kinh tế nên muốn giảm chỗ làm việc. Để thực hiện ý định trên, doanh nghiệp giải thể phân xưởng bảo dưỡng và phân xưởng đóng gói sản phẩm (thuê công ty khác thực hiện các công đoạn này). Với lý do nói trên, công ty chấm dứt hợp đồng lao động với 50 lao động ở hai phân xưởng nói trên và 15 lao động ở phân xưởng kho vì lý do giải thể hai phân xưởng này mà bị ảnh hưởng nên không có việc làm. Anh/ chị cho biết: a/ Thủ tục để việc giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong hai phân xưởng nói trên đúng pháp luật. b/ Việc chấm dứt hợp đồng với 65 người lao động là đúng hay sai? c/ Chế độ quyền lợi với người lao động.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2990 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục để việc giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong hai phân xưởng nói trên đúng pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Bài (số 19) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài A do gặp khủng hoảng về kinh tế nên muốn giảm chỗ làm việc. Để thực hiện ý định trên, doanh nghiệp giải thể phân xưởng bảo dưỡng và phân xưởng đóng gói sản phẩm (thuê công ty khác thực hiện các công đoạn này). Với lý do nói trên, công ty chấm dứt hợp đồng lao động với 50 lao động ở hai phân xưởng nói trên và 15 lao động ở phân xưởng kho vì lý do giải thể hai phân xưởng này mà bị ảnh hưởng nên không có việc làm. Anh/ chị cho biết: a/ Thủ tục để việc giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong hai phân xưởng nói trên đúng pháp luật. b/ Việc chấm dứt hợp đồng với 65 người lao động là đúng hay sai? c/ Chế độ quyền lợi với người lao động. Bài Làm Thủ tục để việc giải thể và chấm dứt hợp đồng lao động với những người lao động trong hai phân xưởng nói trên là đúng pháp luật. * Thủ tục để việc giải thể hai phân xưởng trên đúng pháp luật: Công ty A là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do đó vấn đề tổ chức, hoạt động… của công ty A đều tuân theo quy định của Luật Đầu tư 2005và Luật Doanh nghiệp 2005. Do đó, việc giải thể hai phân xưởng bảo dưỡng và đóng gói sản phẩm của công ty phải tuân theo các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp và bộ phận của doanh nghiệp. Cụ thể là sau khi đã có quyết định giải thể hai phân xưởng bảo dưỡng và đóng gói sản phẩm, giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan đến hai phân xưởng này, công ty A cần đăng bố cáo và đăng báo về việc giải thể hai phân xưởng trên, sau đó gửi hồ sơ về việc giải thể hai phân xưởng này lên Sở kế hoạch và đầu tư nơi mà công ty A đóng trụ sở chính để xin thay đổi việc kinh doanh cụ thể là thu hẹp sản xuất – kinh doanh, tiếp đến gửi hồ sơ về việc thu hẹp sản xuất – kinh doanh sang cơ quan quản lý thuế để cơ quan thuế xác minh việc thu hẹp sản xuất – kinh doanh của công ty nhằm điều chỉnh nghĩa vụ đóng thuế của công ty A. Xóa tên hai phân xưởng giải thể. * Thủ tục để việc chấm dứt hợp đồng với người lao động trong hai phân xưởng trên đúng pháp luật: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ Luật lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) (sau đây viết là BLLĐ) và hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm thì trường hợp doanh nghiệp A giải thể 2 phân xưởng nói trên rơi vào trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (khoản 3 Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP: “Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị”). Do đó, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được quy định theo khoản 2 Điều 17 BLLĐ, cụ thể là: Thứ nhất, công ty A phải thực hiện đúng về thủ tục công đoàn: tức là phải trao đổi và nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 2 Điều 38 BLLĐ) về vấn đề chấm dứt HĐLĐ với 50 lao động làm việc trong hai phân xưởng trên. Thứ hai, công ty A phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương biết về việc chấm dứt HĐLĐ với 50 lao động trong trường hợp này, cụ thể là báo cho ban quản lý khu công nghiệp (nếu công ty A năm trong khu công nghiệp) hoặc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh nơi công ty A đóng trụ sở chính. Thứ ba, công ty A phải công bố danh sách những người mà công ty cho thôi việc. Khi chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì công ty cần lưu ý đến Điều 39 BLLĐ, người lao động mà ở trong các trường hợp quy định tại Điều 39 BLLĐ thì không được chấm dứt HĐLĐ vói họ . Thứ tư, công ty A phải trả trợ cấp mất việc cho 50 lao động làm việc ở hai phân xưởng bị giải thể này theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 17 BLLĐ, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 39/2003/NĐ-CP). Thứ năm, hai bên thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mỗi bên (theo quy định tại Điều 43 BLLĐ). Việc chấm dứt hợp đồng với 65 người lao động là đúng hay sai? Trong 65 người lao động mà công ty A chấm dứt HĐLĐ thì có 50 lao động thuộc hai phân xưởng bị giải thể, còn 15 lao động thuộc phân xưởng kho và lý do công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với 15 lao động ở phân xưởng kho này là do bị ảnh hưởng bởi việc hai phân xưởng kia giải thể nên không có việc làm. Trong trường hợp này: Việc chấm dứt HĐLĐ với 50 lao động làm việc trong hai phân xưởng bị giải thể là đúng, Bởi vì: Trong trường hợp này công ty A do nhu cầu sản xuất kinh doanh phải giải thể hai phân xưởng bảo dưỡng và đóng gói sản phẩm, xét theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP thì đây là trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLLĐ thì công ty A có thể chấm dứt HĐLĐ với số lao động làm việc tại hai phân xưởng bị giải thể này. Do đó, việc công ty A chấm dứt HĐLĐ với 50 lao động làm việc ở hai phân xưởng bảo dưỡng và đóng gói sản phẩm khi giải thể hai phân xưởng này là đúng pháp luật. Việc chấm dứt HĐLĐ với 15 lao động làm việc tại phân xưởng kho là sai, Bởi vì: Trong trường hợp này, công ty A không giải thể phân xưởng kho, mà phân xưởng này chỉ bị ảnh hưởng do hai phân xưởng bảo dưỡng và đóng gói sản phẩm bị giải thể nên đây được coi là trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu của sản xuất - kinh doanh (khoản 1 Điều 34 BLLĐ và khoản 1 Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP). Do đó, theo quy định tại Điều 34 BLLĐ và hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về hợp đồng lao động, thì công ty A có thể tạm thời chuyển 15 lao động làm việc ở phân xưởng kho sang làm công việc khác trái nghề nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong 1 năm (khoản 1 Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP). Nếu quá 60 ngày thì phải có sự thỏa thuận của 15 lao động, trường hợp 15 lao động này không chấp thuận làm tiếp công việc được chuyển thì khi đó công ty A mới có thể cho 15 lao động này ngừng việc và được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLLĐ. Như vậy, trường hợp này công ty A không được chấm dứt HĐLĐ với 15 lao động làm việc ở phân xưởng kho ngay mà phải tạm thời chuyển họ sang làm một công việc khác nhưng không quá 60 ngày. Sau 60 ngày, nếu 15 lao động này không chấp thuận làm tiếp công việc được chuyển mà họ phải ngừng việc thì họ sẽ được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLLĐ. Chế độ quyền lợi với người lao động. Giả sử tất cả 65 lao động này đều làm việc thường xuyên cho công ty A từ 12 tháng trở lên. * Đối với 50 lao động làm việc tại 2 phân xưởng bảo dưỡng và đóng gói sản phẩm bị giải thể thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLLĐ và theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP 50 lao động này sẽ được hưởng trợ cấp mất việc theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLLĐ, Điều 12, Điều 13 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ. * Đối với 15 lao động làm việc tại phân xưởng kho bị ảnh hưởng bởi việc 2 phân xưởng kia bị giải thể: Theo như giải thích ở ý b thì 15 lao động này được chuyển sang làm công việc mới, và nhận được mức lương theo công việc mới, cụ thể là theo các quy định tại khoản 3 Điều 34 BLLĐ. Và nếu sau 60 ngày làm công việc mới họ không đồng ý làm tiếp công việc được chuyển thì khi công ty A cho họ ngừng việc và nếu không còn cách nào khác công ty A buộc phải chấm dứt HĐLĐ với họ thì họ sẽ được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLLĐ (quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2003/NĐ-CP) và công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho những lao động này theo quy định của pháp luật về trả trợ cấp thôi việc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Bộ Luật Lao động 1994 (sửa đôi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007). Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Phá sản 2004. Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLao động cá nhân 2- Thủ tục để việc giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong hai phân xưởng nói trên đúng pháp luật.doc
Luận văn liên quan