Thực hành Công tác xã hội với cá nhân

MỤC LỤC Stt Nội dung Trang I Lời cảm ơn 2 II Nội dung 4 Phần 1: Lời giới thiệu về làng trẻ Birla 5 Phần 2: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ 14 1 Tiểu sử về thân chủ 14 2 Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Thức 19 Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập 27 III Một số buổi phúc trình 32 IV Phụ lục( Một số hình ảnh về làng trẻ em Birla) 70 Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên 72 Bản đánh giá của kiểm huấn viên 76 Lời cảm ơn Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ Thực hành Công tác xã hội với cá nhân”, tôi đã tiến hành thực tập tại làng trẻ Birla ( số 4 Doãn Kế Thiện- Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội). Thời gian thực tập kéo dài hai tháng, từ 23/3 đến 23/5 và thời gian đến trung tâm tối thiểu là hai buổi trong một tuần và mỗi buổi kéo dài hai tiếng. Qua làm việc tại trung tâm tôi đã được giám đốc, phó giám đốc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập môn học này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến kiểm huấn viên của mình là anh Lê Trọng Đức đã hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến môn học. Cảm ơn hai cô: Cô Nhung và cô Lan đã luôn là cầu nối cho quá trình tôi tiến hành các hoạt động với các em và thân chủ của mình. Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo bộ môn Ngô Thị Thanh Mai đã giúp tôi liên hệ với cơ sở và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập. Đợt thực tập này là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học của mình vào thực tiễn, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Quả thực tôi cảm thông cho hoàn cảnh của các em ở làng trẻ, nếu không có đợt thực tập này thì tôi sẽ không có cơ hội xây đắp thêm những lỗ hổng kiến thức của mình. Các em tuy có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm đã ghi lại sâu sắc trong lòng tôi. Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quá trình thực tập. Thời gian thực tập kết thúc và tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan đến môn học. Theo yêu cầu môn học cứ mỗi tuần có tối thiểu hai buổi để làm việc với các em và mỗi buổi là hai giờ nhưng tôi đã tận dụng hết thời gian có thể để đến cơ sở và tiến hành thực tập. Trong hai tháng là những nỗ lực của tôi và tôi đã thu được kết quả. Tôi xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập cụ thể của mình ở trang đính kèm. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú tại trung tâm Birla, cảm ơn cô giáo bộ môn đã giúp đỡ tận tình. Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc!

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 26592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành Công tác xã hội với cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học em ưa thích và được coi là trợ thủ của mình chính là môn Văn và môn Sinh học. Em học kém môn Toán. - Em học kém hơn so với trước, hay trốn học, bỏ tiết. - Em đá bóng rất giỏi, được mọi người phong là cầu thủ xuất sắc. - Em không có bố - Em có khả năng làm thủ lĩnh trong một nhóm. - Hay đánh nhau với bạn, ức hiếp các em nhỏ tuổi hơn trong trung tâm. - Em có trung tâm bảo trợ, có sự giúp đỡ từ nhiều phía. - Em không còn mẹ và bà Các vấn đề đó đều có những nguyên nhân phát sinh, nhưng theo tôi nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh. Từ sau khi bà mất, em dường như không còn là em nữa. Em học theo những thói hư tật xấu ở bên ngoài. Để giúp đỡ em Thức, tôi đã không quên tìm các điểm mạnh của thân chủ. Đó chính là nội lực, là nguồn lực mà chúng ta cần phải dựa vào đó để giải quyết vấn đề. Thứ ba là thu thập dữ liệu: Trong bước này, nhân viên công tác xã hội không chỉ thu thập thông tin từ trẻ mà còn thu thập thông tin của những người xung quanh trẻ để có cách nhìn khách quan và khái quát hơn về vấn đề đó. Để biết và hiểu hơn về em Thức, ngoài việc tìm hiểu từ em, tôi đã nhờ tới sự giúp đỡ của Kiểm huấn viên và các cô trong nhà C1. Đó là hệ thống nguồn lực mà tôi cần phải khai thác. Như trên đã trình bày, từ sau khi bà mất, em đã coi như mình không có quá khứ, em không nói với ai về bản thân mình. Bởi vậy, để thu thập thông tin về em là rất khó và không đủ, tôi đã nói chuyện và tìm hiểu từ các cô nuôi dạy em, từ nhóm đồng đẳng của em. Chính các nguồn lực này đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hiểu biết về em. Thứ tư là chẩn đoán: Dựa trên những thông tin thu nhận được, người nhân viên công tác xã hội có thể xác định được tính chất nghiêm trọng của vấn đề cũng như các yếu tố nảy sinh vấn đề của trẻ. Qua đó, tìm ra các mối liên hệ. Từ các bước ở trên, bản thân tôi nhận thấy vấn đề quan trọng của em Thức hiện nay cần phải tác động chính là việc giúp em giảm thiểu khả năng trốn học, học tốt hơn, không được có hành động ức hiếp các em nhỏ. Đồng thời, phát huy được nội lực của em. Thứ năm là kế hoạch trị liệu: Ở bước này, nhân viên công tác xã hội cần phải xác định mục tiêu đạt được thông qua một bản kế hoạch sẽ được thực hiện đối với trẻ, bản kế hoạch đó có thể là các thông tin như: thời gian gặp trẻ, vai trò của bố mẹ, người thân, quá trình thực hiện…Trong thời gian tìm hiểu, tiếp xúc với em Thức, biết được hoàn cảnh của em và mong muốn giúp em, tôi đã đưa ra một kế hoạch trị liệu cụ thể và nó sẽ là bản kế hoạch để theo đó tôi tiến hành trị liệu cho em. Kế hoạch trị liệu đó tập trung vào một số việc sau đây: Kèm em học bài, nhất là trong thời gian em ôn thi học kì. Động viên, an ủi em, đưa ra những lời khen để em cảm thấy tự hào về bản thân mình. Đề cập một cách nhẹ nhàng đến những vấn đề hiện tại của em và đưa ra những lời khuyên phù hợp. Tổ chức các trò chơi, cùng em vui chơi, từ đó khuyến khích em. Cùng với hệ thống xung quanh em là những người đang trực tiếp dạy dỗ em, các bạn trong cơ sở phối hợp cùng để trị liệu cho em một cách có hiệu quả hơn. Tất cả nội dung trên đều được tôi vạch rõ trong kế hoạch trợ giúp cho thân chủ, nó nhằm mục đích để thân chủ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Thứ sáu là trị liệu: Đây là bước thực hành của bước kế hoạch trị liệu. Khi nhân viên xã hội đưa ra kế hoạch trị liệu cho thân chủ của mình rồi thì cần phải tiến hành trị liệu, chữa trị cho trẻ. Trong quá trình trị liệu cho em Thức ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù lên kế hoạch trị liệu là vậy nhưng khi tác nghiệp đã có những vấn đề đòi hỏi tôi phải thay đổi lại hoặc đưa thêm vào vì như vậy sẽ thuận lợi hơn cho tiến trình trợ giúp. Xét toàn bộ vấn đề của thân chủ, khi trị liệu tôi đã tiến hành sử dụng một số kĩ thuật và lý thuyết trong công tác xã hội với cá nhân: Về kĩ thuật: Đó là kĩ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” và kĩ thuật “chuyến tàu cuộc đời”. Kỹ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” nêu lên những mong muốn và nhận thức của thân chủ về sự thiếu hụt trong cuộc sống của em. Từ khi sinh ra Thức không biết bố mình là ai, em thiếu đi tình thương của người bố và hiện tại hai người thân duy nhất của em là mẹ và bà cũng đã qua đời. Em mong muốn có tình thương yêu từ những người ruột thịt nhưng em lại không có được. Sử dụng kĩ thuật này tôi đã biết được phần nào những mong muốn và suy nghĩ của em. Riêng đối với kĩ thuật thứ hai đó là việc cho thân chủ nhìn thấy một bức tranh vẽ đoàn tàu trong đó bao gồm nhiều toa khác nhau. Mỗi toa ứng với một thời gian mà thân chủ sống, những khó khăn mà thân chủ phải trải qua. Ở “ chuyến tàu cuộc đời”, nhân viên xã hội chỉ ra cho thân chủ vấn đề hiện tại của thân chủ đang nằm ở toa nào và nếu dần dần giải quyết từng bước thì cuối cùng con tàu đó sẽ về tới đích, tức là thân chủ sẽ có một cái kết có hậu. Khi áp dụng kĩ thuật này cho thân chủ của tôi, tôi đã thu được kết quả khả quan. Nó đã động viên và khích lệ em rất nhiều. Về lý thuyết: Có 2 thuyết được tôi sử dụng, đó là: thuyết nhận thức- hành vi và thuyết hệ thống. + Nội dung của thuyết nhận thức- hành vi nói rằng: Mọi hành vi đều xuất phát từ sự nhận thức của con người. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại, nhận thức chi phối hành vi. Vì vậy, để thay đổi hành vi, chúng ta đòi hỏi phải thay đổi nhận thức. Trường hợp thân chủ là em Thức, hành vi của em hiện nay đều được xem là lệch chuẩn. Em thường hay bỏ học, đánh bạn, ức hiếp em nhỏ tuổi hơn mình…đó là những hành vi không đúng với chuẩn mực mà xã hội đưa ra. Hành vi đó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để thay đổi những hành vi không đúng của em, tôi đã tiến hành trò chuyện, động viên dần đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho em thấy rằng em hành động như vậy là không đúng để từ đó em thay đổi lại hành vi của mình. + Nội dung của thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ thống đang tồn tại xung quanh thân chủ. Nó còn được coi là các nguồn lực để có thể trợ giúp cho thân chủ. Những hệ thống xung quanh đó gồm có hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội. Áp dụng cho thân chủ tôi nhận thấy tồn tại xung quanh thân chủ là các hệ thống lớn bé khác nhau, đó là hệ thống bạn bè, hệ thống trường lớp, hệ thống của cơ sở bảo trợ xã hội….Những hệ thống này góp phần rất lớn vào cuộc sống và nhận thức của em. Có thể xem mô hình dưới đây tương đương với sơ đồ sinh thái Thân chủ(Thức) Trường học Trung tâm bảo trợ xã hội ( Birla) Bạn bè Cộng đồng Nhóm đồng đẳng ( Bạn bè trong trung tâm) Nhân viên công tác xã hội Qua thực tế tìm hiểu tôi được thấy rằng: Ngoài hệ thống trường lớp, thì ngay tại trung tâm, trong nhà C1 có hai mẹ chăm sóc và dạy dỗ Thức. Ở đây, em được hưởng mọi sự ưu đãi và giáo dục như những em cùng trang lứa, được nhận tình thương, được có một mái ấm, có anh, có chị…Không chỉ có vậy, bên cạnh bạn bè trong nhà C1 tôi chú ý thấy có em Hải và em Hợp là hai người có thể tác động đến thân chủ nhiều nhất. Em Hải là học sinh lớp 8, học lực vào loại trung bình nhưng em luôn tỏ vẻ là người anh mẫu mực trong nhà, luôn nhường nhịn các em khác. Thức thường nghe những lời khuyên của Hải. Với em Hợp- em giữ vị trí “ nhà trưởng”, là học sinh giỏi, là người chị gương mẫu trong nhà. Kế hoạch trị liệu của tôi đưa ra là sẽ tìm sự trợ giúp từ hai em nhưng do em Hợp bận ôn thi cuối cấp nên tôi chỉ dừng lại ở việc nhờ em Hải tác động tích cực đến thân chủ của mình. Qua hai tháng trị liệu cho thân chủ và kết quả mang lại rất khả quan. Thân chủ đã có những thay đổi tích cực: Em chăm học hơn, ít ức hiếp các em nhỏ trong nhà, ít bỏ học ở trường hơn…Đó cũng là mục đích mà công tác xã hội cá nhân hướng đến. Bước cuối cùng là lượng giá: Khi đã trị liệu cho trẻ rồi nhân viên xã hội cần đánh giá lại xem quá trình thực hiện đã tốt chưa? Nếu cần thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào? Đồng thời có thế đưa ra kế hoạch trong tương lai gần. Sau quá trình chữa trị, nhân viên công tác xã hội cần phải chú trọng đến việc phục hồi những chức năng về thể chất, tâm lý và xã hội của trẻ. Đối với em Thức, qua quá trình trị liệu đạt kết quả, tôi nhận thấy rằng nếu muốn đạt kết quả tốt hơn nữa cần phải nhờ đến sự phối hợp của các cô tại trung tâm, nhất là hai cô trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ Thức, kèm theo đó là các em lớn tuổi hơn thân chủ ngay tại nơi thân chủ đang sống. Chính những nguồn lực đó đã giúp tôi có thể trợ giúp thân chủ thành công Quá trình tôi tiến hành can thiệp với thân chủ, ngoài những phương pháp được sử dụng thường xuyên như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanh thân chủ, quan sát các hoạt động của thân chủ, tôi còn trực tiếp tiến hành thu thập thông tin từ chính thân chủ của mình, để em có thể bày tỏ về hoàn cảnh, về quá khứ mà em đã từng xem là không tồn tại. Cũng đã có nhiều buổi trò chuyện được diễn ra, nhiều buổi thành công và nhiều buổi không như mình mong muốn nhưng nhìn chung việc can thiệp đã có kết quả tốt đẹp. Em Thức đã chăm học hơn so với trước( thời gian học ở nhà tăng lên), em đã hạn chế việc bỏ học ở trên lớp, ít đánh nhau với bạn bè hơn và đặc biệt một điểm thấy rõ ở em là em đã đối xử tốt, hòa nhã với những em ít tuổi ở trung tâm, ít bị hai mẹ chê trách và được các em quý mến hơn. Như đã nói ở phần trên, ngoài những phương pháp như quan sát, trò chuyện với hệ thống xung quanh thân chủ để tìm hiểu về thân chủ, tôi còn tiến hành phúc trình với thân chủ. Tôi đã tiến hành rất nhiều buổi phúc trình khác nhau. Chín trong những buổi phúc trình đó tôi sẽ nêu ra trong phần phụ lục ở cuối bài báo cáo. Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập Chúng ta cũng biết rằng, kiến thức học được từ sách vở chỉ là một phần, là công cụ để mình tiến hành các hoạt động, điều quan trọng ở đây là phải áp dụng những công cụ, kiến thức đó như thế nào vào hoạt động thực tiễn. Để chuẩn bị cho quá trình thực tập này, tôi đã được tìm hiểu, cung cấp rất nhiều các kiến thức ở trên lớp, đã có những sự chuẩn bị kĩ càng khi mình đi xuống cơ sở. Tuy vậy, những thách thức và mối lo âu không phải là không có: Trước hết, đây là lần đầu tiên đi thực tập nên còn rất nhiều bỡ ngỡ và mới lạ. Tôi tò mò hơn là sợ những người sẽ cùng làm việc với mình, họ như thế nào? Liệu họ, đặc biệt là thân chủ có giống như những gì mình đã được học và trang bị ở trên lớp? Thứ hai, tôi sợ mắc phải những khuyết điểm không đáng có nên đã chuẩn bị mọi tình huống để có thể giải quyết được. Thứ ba, vì các em ở cơ sở phải đi học cả ngày nên tôi cũng e ngại việc tiếp xúc và trị liệu cho thân chủ của mình sẽ gặp nhiều hạn chế. Và như tôi đã nói ở phần báo cáo, trong quá trình thực tập, ngoài những thuận lợi tôi đã gặp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú ở trung tâm, của cô giáo chủ nhiệm, tôi cũng đã không tránh khỏi những khó khăn nhất định, những khó khăn đó là: Trước hết, tôi đã tốn khá nhiều thời gian cho việc liên hệ với cơ sở thực tập. Thứ hai, phương tiện đi lại không được thuận lợi, phải đi xe buýt nên nhiều khi đến trung tâm không đúng hẹn. Thứ ba, đây là lần thực tập môn học đầu tiên nên còn nhiều bỡ ngỡ và gặp phải khó khăn trong một số hoạt động ở cơ sở. Thứ tư, đối tượng mà tôi muốn tiếp cận là các em tại trung tâm, tuy nhiên thời gian sinh hoạt và làm việc của tôi và các em hoàn toàn lệch nhau, cả tuần các em đi học nên muốn gặp các em chỉ có đến vào thứ bảy, chủ nhật hoặc vào các buổi tối trong tuần. Bên cạnh đó, các em ở trung tâm, nhất là thân chủ tôi muốn tác nghiệp đã có một bạn sinh viên tình nguyện ở trường khác đến dạy kèm nên tôi phải bố trí thời gian sao cho phù hợp để tránh việc đến trung tâm vào lúc em đang có người dạy. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một điều rằng: Nếu không có đợt thực tập này thì những kiến thức của tôi được trang bị từ trước sẽ khó có thể được áp dụng và từ đó không có được một cái nhìn khách quan về khả năng của bản thân mình. Chính đợt thực tập này đã đưa lại cho tôi nhiều điều bổ ích và lý thú. Tôi tự cảm thấy mình lớn lên rất nhiều sau hai tháng thực tập, được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, được thể hiện khả năng của mình với tư cách là một nhân viên công tác xã hội tương lai. Cụ thể hơn là: Tôi được trực tiếp làm trưởng nhóm của nhóm sinh viên thực tập tại trung tâm. Được gặp gỡ, trao đổi với những người có kinh nghiệm chuyên ngành công tác xã hội. Từ đó, bồi đắp thêm những kiến thức còn thiếu của mình. Tôi được biết và tìm hiểu thêm về các chính sách, cách quản lý của một trung tâm nữa bên cạnh những trung tâm tôi đã biết. Tôi hoàn toàn thấy tự tin hơn khi giao tiếp và trò chuyện với mọi người. Tôi được áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học ở trên lớp vào thực tế, vào tiến trình giúp đỡ cá nhân từ việc tiếp cận thân chủ đến can thiệp và đạt kết quả. Trẻ em là đối tượng trong đợt thực tập lần này, tiếp xúc và trao đổi với chúng, tôi đã học hỏi và bổ sung thêm nhiều kiến thức về tâm lý, lối sinh hoạt của trẻ. Biết được mình nên làm gì và không nên hứa điều gì với thân chủ. Đa số khi làm việc với trẻ em, nhất là những trẻ em mồ côi phải chịu nhiều thiệt thòi, các em thường tỏ ra tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ mới lạ. Muốn mình làm giúp một số việc mà nếu với tư cách là nhân viên công tác xã hội, chúng ta không được phép làm cho thân chủ. Một ví dụ mà tôi muốn nêu ra ở đây là có một em đã nhờ tôi lập giùm nick chat. Nhưng với bản thân là sinh viên thực tập ngành công tác xã hội, chúng ta không được phép thực hiện điều mà thân chủ nhờ bởi như thế chúng ta sẽ vi phạm một trong những quy điều đạo đức của ngành. Qua đợt thực tập này, tôi đã có thêm nhiều người bạn, những người bạn nhỏ mà tôi cảm thấy yêu quý. Mặc dù sinh ra các em phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa nhưng chính sự ngây thơ, chân thành của các em đã khiến tôi không thể nào quên được. Đợt thực tập cũng là bước tập duyệt ban đầu, là nền tảng để tôi chuẩn bị hành trang trở thành một nhân viên công tác xã hội trong tương lai. Và cuối cùng, thành quả lớn nhất mà tôi cảm thấy tâm đắc sau hai tháng thực tập là đã trực tiếp giúp đỡ được rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn (dạy các em học, vui chơi với các em…). Đặc biệt là đã tiến hành trợ giúp thành công thân chủ của mình, thay đổi em theo chiều hướng tích cực hơn, giúp em có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, tôi sẽ: Một là, tiến hành các buổi đến cơ sở một cách thường xuyên hơn. Với yêu cầu tối thiểu một tuần hai lần, mỗi lần hai giờ thực tập tôi cảm thấy thời gian đó quá ít để một sinh viên có thể can thiệp với thân chủ một cách cụ thể và sâu sắc. Mặc dù đó là yêu cầu tối thiểu nhưng bởi những lý do khách quan nên thời gian của tôi đến cơ sở vẫn còn hạn chế nhiều. Hai là, tôi sẽ không chỉ tiếp cận với thân chủ mà sẽ tiếp cận các hệ thống xung quanh thân chủ một cách thường xuyên hơn nữa. Đó là cơ sở để tôi trợ giúp thân chủ có hiệu quả hơn nữa. Ba là, tôi sẽ tổ chức cho các em ở trung tâm các trò chơi, dạy các em học một cách thường xuyên hơn. Bốn là, sẽ trợ giúp nhiều em hơn nữa bởi như ta biết thì các em ở cơ sở đều có những hoàn cảnh khác nhau, mỗi em bên cạnh những ưu điểm của mình vẫn còn tồn tại những hạn chế. Có em học lực yếu, có em hay ức hiếp các em khác…Giúp đỡ nhiều em hơn nữa đó là mong muốn của bản thân tôi. Và nếu như đợt thực tập kết thúc, nếu được sự cho phép của cơ sở thì tôi sẽ vẫn tiếp tục đến trung tâm với tư cách là sinh viên tình nguyện để dạy các em học, vui chơi với các em. Đợt thực tập này tuy chỉ vẻn vẹn hai tháng- một khoảng thời gian quá ngắn để tiến hành trợ giúp một cá nhân nhưng nó là điều kiện cần thiết, là khoảng thời gian quý giá để tôi học hỏi những kinh nghiệm. Đợt thực tập kết thúc là tiền đề cho tôi vạch ra những kế hoạch cho bản thân, cho quá trình phát triển chuyên môn của mình sau này. Tôi đã từng tiếp xúc và giao lưu với nhiều đối tượng qua một số dự án như: dự án CEPHAD với đối tượng là trẻ em lang thang từ Thanh Hóa ra Hà Nội kiếm sống, đối tượng là người già cô đơn tại trung tâm bảo trợ của tỉnh Hà Tĩnh, dự án của Thành đoàn Hà Nội…nhưng qua quá trình làm việc với đối tượng trẻ em mồ côi, tôi nhận thấy đây là điểm mạnh để tôi có thể phát triển được chuyên môn của mình. Tôi đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức về nhóm đối tượng này. Và tôi cảm thấy nó thực sự phù hợp với trình độ của mình. Sau này, khi theo đuổi một chuyên ngành thì trẻ em theo tôi đó sẽ là chuyên ngành chính của mình. Bởi vậy, ngay sau đợt thực tập này, tôi dự định sẽ tìm hiểu sâu hơn về nhóm đối tượng này. Sẽ xin phép cơ sở thực tập được tiếp tục đến trung tâm với vai trò mới là sinh viên tình nguyện. Có như vậy, tôi mới có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về các em, sưu tầm kinh nghiệm mới cho mình. Trên đây là tất cả phần nội dung báo cáo thực tập của tôi được tiến hành trong hai tháng vừa qua tại trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Birla. Chắc chắn báo cáo sẽ còn nhiều thiếu sót, mong cô giáo góp ý để bài báo cáo lần sau đạt kết quả tốt hơn nữa. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, kiểm huấn viên và các cô, các chú tại trung tâm Birla đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập để có một sản phẩm như hiện nay. Xin chân thành cảm ơn! ____________HẾT___________ Một số buổi phúc trình * Buổi phúc trình thứ nhất Người được phỏng vấn: Anh Đức Chức vụ: Kiểm huấn viên Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 9h00’ ngày 27- 3- 2009 Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ ---------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Sinh viên thực tập( Svtt): Thưa anh. Qua hai tuần thực tập vừa qua em đã tiếp xúc và giao lưu với các em ở nhà C1, em có để ý đến em Thức và em muốn hỏi ý kiến anh về trường hợp này ạ? - Khv: Em Thức à? Được đấy. Vậy em đã có thông tin gì về thân chủ của em chưa? - Svtt: Dạ chưa anh ạ! Em để ý thấy em ấy hay bắt nạt các em trong nhà. - Khv: Ừ! Em chọn đúng đối tượng rồi đấy. Thức là một em có hoàn cảnh rất đặc biệt. Tên em đầy đủ là Cao văn Thức, 18 tuổi, học sinh lớp 9. - Svtt: Dạ. Em muốn biết một số thông tin về em ấy. Anh có thể cung cấp cho em được không ạ? - Khv: Thông tin về em Thức em nên tìm hiểu từ các mẹ ở nhà C1. Họ nắm rất rõ những thông tin này. - Svtt: Dạ. Em không biết là em nên tiếp cận với em ấy thế nào ạ? Những trường hợp đặc biệt này em thấy rất khó tiếp cận anh ạ! - Khv: Thức học không kém nhưng rất lười học. Em ấy đá bóng giỏi lắm, là cậu thủ xuất sắc trong đội bóng của trung tâm. - Svtt: Vậy ạ! Em thấy Thức thường không hay chơi hòa đồng với các bạn gái trong nhà và rất hay sai khiến người khác. - Khv: Đấy cũng chính là điểm mạnh của Thức đấy. Thức có khả năng làm thủ lĩnh trong nhóm. Em nên lợi dụng điểm mạnh này để can thiệp với thân chủ một cách tốt hơn. Có thể là tổ chức các trò chơi trong đó Thức làm thủ lĩnh của nhóm. - Svtt: Vâng ạ! Em cảm ơn anh nhiều. Có gì em sẽ thông báo với anh sau. Em chào anh! Bắt đầu có những hình dung về thân chủ. Thấy trước mắt mình là những khó khăn cần phải vượt qua. Buổi phúc trình thứ hai Người được phỏng vấn: Cô Nhung Chức vụ: Người nuôi dạy em Thức ở trung tâm Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 10h15’ ngày 01- 04- 2009 Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ --------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Thưa cô! Qua gần hai tuần cháu thực tập ở nhà mình, tiếp cận và giao lưu với các em, cháu có ý định chọn em Thức làm thân chủ của mình. Cháu Cháu được biết cô đã làm việc ở đây gần 10 năm, chắc cô cũng nắm khá rõ về hoàn cảnh của em Thức. Xin cô cho cháu biết một vài điều về em ấy được không ạ? - Cô Nhung: Cháu muốn viết về em Thức à? - Svtt: Dạ, vâng. Cháu muốn giúp đỡ em ấy. Cô có thể cho cháu biết về hoàn cảnh của em Thức được không ạ? Gia đình? Người thân? Em còn bố hay mẹ gì không ạ? - Cô Nhung: Thức là một đứa cá biệt ở trong nhà. Nó rất nghịch nhưng cô rất quý nó. - Svtt: Cháu cũng có nghe kiểm huấn viên nhắc đến em Thức và nghe qua một vài em nhỏ khác, cháu được biết em ấy học khá nhưng hay bắt nạt các em nhỏ trong nhà. - Cô Nhung: Ừ! Nó nghịch lắm. Nó ít nghe người khác nói lắm. - Svtt: Cháu được biết trung tâm mình khi nhận nuôi dạy các em đều có những hoàn cảnh khác nhau, còn bố, mẹ hoặc không còn ai thân thích nữa. Vậy em Thức vào đây là hoàn cảnh như thế nào ạ? - Cô Nhung: Nó không còn ai thân thích nữa đâu cháu ạ!. Nó sinh ra không biết bố nó là ai. Mẹ là một người phụ nữ tha phương cầu thực đến Sóc Sơn sinh sống. Ngày ngày đi mò cua bắt ốc, bị một gã say rượu cưỡng hiếp và mang thai em. Về sống với một bà lão mù trong một túp lều ở giữa đồng. Ba sinh mạng trông vào sức lao động của mẹ nó. Mẹ nó làm việc cật lực quá mà qụy chết. Nó sống với bà trong túp lều chỉ có một cái chỏng tre là tài sản duy nhất nhưng bà nó vẫn cho nó học. Lúc đấy nó học giỏi lắm. Mọi người thấy thương làm đơn cho nó vào đây. Mặc dù sống sung túc ở đây nhưng nó vẫn không quên đi người bà không chung dòng máu với mình. Cứ mỗi hôm trời mưa nó lại ra ôm cột nhà đứng khóc. Hỏi ra mới biết vì thương bà ở quê sợ trời mưa gió lạnh. - Svtt: Cháu nghe cô kể cháu rất thông cảm cho hoàn cảnh của em. Thế bây giờ bà em còn không ạ? - Cô Nhung: Bà nó mất sau đó không lâu vì già yếu. Nhưng cũng từ sau khi bà mất, nó xem như không có quá khứ, nó không bao giờ nhắc tới hai người đó nữa. - Svtt: Chắc đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những thay đổi của em bây giờ. - Cô Nhung: Ừ! Trước đây nó ngoan nhưng bây giờ nó nghịch lắm. Mặc dù tuổi không còn nhỏ nhưng suy nghĩ của em ấy còn trẻ con lắm cháu ạ! - Svtt: Dạ, vâng. Nghe cô kể cháu rất muốn giúp đỡ em, ít nhất là trong việc học tập và thay đổi lại những hành vi không đúng của em. - Cô Nhung: Ừ! Cô rất quý nó. Những ai chưa tiếp xúc với nó, chưa biết câu chuyện về nó thì đều thấy nó là đứa đáng chê nhưng tiếp xúc với nó nhiều, nó là đứa sống tình cảm lắm cháu ạ! - Svtt: Cháu cảm ơn cô đã kể cho cháu nghe một câu chuyện cảm động. Cháu rất vui vì hôm nay đã biết thêm được một phần về hoàn cảnh của thân chủ mình. - Cô Nhung: Không có gì. Cô chỉ mong cháu có thể giúp đỡ nó thay đổi là cô mừng lắm. Nó lười học, cứ mỗi lần vào bàn học lại lấy sách truyện ra ngồi đọc. Nó vậy nhưng cô vẫn quý nó và nó cũng rất quý cô. Nó vẫn nghe lời cô đấy cháu a! - Svtt: Vâng. Cháu muốn giúp đỡ em nhưng cháu cũng rất cần sự giúp đỡ của cô đấy ạ! Co có thể giúp cháu tác động em ấy được không ạ? - Cô Nhung: Được. Cô sẽ nói với nó. - Svtt: Vâng. Được thế thì tốt quá. Cháu cảm ơn cô nhiều. Cháu chào cô! Sau khi nghe kể về thân chủ, tôi nhận thấy đây là trường hợp mình cần phải can thiệp. Tôi hoàn toàn cảm thương cho hoàn cảnh của Thức. * Buổi phúc trình thứ ba Người được phỏng vấn: Em Thức Vai trò: Thân chủ Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 10h00’ ngày 03- 04- 2009 Mục tiêu: Tiếp cận và làm quen thân chủ --------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Chào em. Chị có thể ngồi đây được không? - Thân chủ: Em chào chị. - Svtt: Em đang chơi trò chơi gì vậy? Trò này có vẻ thú vị nhỉ? - Thân chủ: Cũng bình thường thôi! Nhưng chị là ai vậy? - Svtt: Chị là Liên. Chị là sinh viên thực tập. Chị cũng rất thích trò chơi này. Cho chị ngồi chơi với nhé? - Thân chủ: Được. Chị chờ cho chút. - Svtt: Nghe bảo Thức đá bóng giỏi lắm à? - Thân chủ: Chị nghe ai nói vậy? - Svtt: Chị nghe nhiều lời khuyên về em lắm. Khi nào có trận đấu nhớ cho chị xem với nhé! - Thân chủ: Chị thích xem thật à? Vậy hôm nào em đá chị cổ vũ cho em nhé? - Svtt: Ừ! Tất nhiên là chị sẽ cổ vũ cho em rồi. - Thân chủ: Cảm ơn chị! Cảm nghĩ ban đầu về thân chủ là người khá dễ gần, dễ tiếp cận làm quen. * Buổi phúc trình thứ tư Người được phỏng vấn: Em Hải Vai trò: Bạn cùng nhà với Thức Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 10h30’ ngày 07- 04- 2009 Mục tiêu: Thu thập thêm thông tin về em thân chủ ------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Chào em. Chị là sinh viên thực tập. Chị có thể nói chuyện với em được chứ? - Hải: Vâng. Có chuyện gì vậy ạ? - Svtt: Chị có nghe các mẹ kể về em và khen em rất nhiều. - Hải: Dạ. Khen gì ạ? Sao lại khen em ạ? - Svtt: Khen em vì em luôn đối xử tốt với các bạn và các em trong nhà, khen em là người chin chắn. - Hải: Không có đâu chị ạ. - Svtt: Chị có chuyện muốn nhờ Hải. Hải giúp chị được chứ? - Hải: Giúp chị ạ? Có chuyện gì thế ạ? - Svtt: Chị đang thực tập và đối tượng chị muốn tiếp cận là Thức. Em biết Thức chứ? Chị muốn giúp cậu ấy. - Hải: Vâng. Nhưng em giúp gì được ạ? - Svtt: Chị nghe nói Thức dạo này học kém hơn trước lại hay đánh nhau, hay bắt nạt các em trong nhà. Điều đó có đúng không vậy? - Hải: Dạ. Đúng chị ạ. - Svtt: Chị được biết là trong nhà ngoài Hải ra Thức ít nghe lời người khác lắm. - Hải: Cũng thỉnh thoảng thôi chị ạ! Thức ít nghe người khác nói lắm. - Svtt: Ừ! Chị muốn giúp đỡ Thức thay đổi lại một cách tích cực hơn nhưng chị cũng chưa biết làm thế nào để nói chuyện được với cậu ấy. Cậu ấy có khó tính không em? - Hải: Thức cũng dễ gần lắm chị ạ. Thức hay trêu đùa người khác. - Svtt: Bọn em học cả ngày, vậy làm sao chị gặp được Thức nhỉ? - Hải: Chị đến buổi tối đi nhưng phải xem xem tối đó Thức có ai dạy kém không đã. - Svtt: Ừ! Em có biết gì về sở thích hay biệt tài gì đó của Thức không? - Hải: Thức thích đá bóng và đá bóng rất giỏi chị ạ! Cậu ấy học rất tốt môn xã hội nhưng lại kém về tự nhiên. Nếu chị kèm được cho cậu ấy thì sẽ dễ gần thôi chị ạ! - Svtt: Chị cảm ơn. Vậy em giúp chị cùng động viên, khuyên nhủ cậu ấy nhé! Được không? - Hải: Dạ. Em sẽ cố gắng. - Svtt: Ừhm. Chị cảm ơn em nha. Những thông tin ban đầu về thân chủ là hoàn toàn chính xác. Thông qua các nguồn lực mình có thể giúp đỡ được cho thân chủ. Ở đây, để trợ giúp thân chủ T có rất nhiều nguồn lực, tôi đã cố gắng để sử dụng nguồn lực đó một cách tốt nhất. * Buổi phúc trình thứ năm Người được phỏng vấn: Em Thức Vai trò: thân chủ Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 8h35’ ngày 11- 04- 2009 Mục tiêu: Tiếp cận thân chủ và bắt đầu đề cập tới một số vấn đề chính. ---------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Thân chủ: Em chào chị. Chị đến đây lâu chưa vậy? - Svtt: Chị mới đến em ạ! Thức chăm học thật đấy! - Thân chủ: Chị dạy em làm mấy bài tập này được không? - Svtt: Ừ! Để chị xem nào. Môn Sinh hả em? - Thân chủ: Vâng. Mai em thi học kỳ rồi. Đây là những câu hỏi đề cương. - Svtt: Ừ! Chị em mình cùng làm nhé! Một lúc lâu… - Thân chủ: Làm xong rồi đấy chị ạ! - Svtt: Ừ! Hôm nay chị nghe bảo là Thức cầm điều khiển ti vi không cho các bạn trong nhà xem nhé! Chị không nghĩ Thức làm vậy là đúng đâu. - Thân chủ: Ai nói với chị như vậy sẽ biết tay em. - Svtt: Ai nói điều đó có quan trọng lắm không? Chị muốn hỏi là em có làm như vậy không thôi? - Thân chủ: Đúng đấy. - Svtt: Chị không nghĩ là Thức sẽ làm vậy đâu. Mình không xem thì để người khác xem. Nếu ai cũng như em thì chắc là mẹ Nhung và mẹ Lan sẽ rất buồn đấy. Em không sợ sẽ bị kỷ luật sao? - Thân chủ: Không ai nói thì làm sao mà biết được. Vả lại kỷ luật em chẳng sợ. - Svtt: Thức nói vậy là không đúng rồi. Nếu giả dụ người nào đó lấy điều khiển ti vi khi em đang ngồi xem em thấy có tức không? Chị thấy Thức người lớn lắm mà. Lớn thì phải yêu thương các em nhỏ chứ? Các em là một gia đình mà. Hôm sau đừng làm vậy nữa nha? Đồng ý với chị nhé? - Thân chủ: Được rồi. Hôm sau em sẽ không như thế là được chứ gì? - Svtt: Ừ! Chị rất tin tưởng ở em đấy. Thôi muộn rồi, chị về đây. Chào em nhé! - Thân chủ: Em chào chị! - Tôi đã cố gắng làm quen với thân chủ thông qua cách tiếp cận cơ bản là dạy học và nhận thấy học lực của thân chủ rất khá. - Từ đây, có thể lần lượt đi vào những hành vi lệch chuẩn mà thân chủ đang có. - Thân chủ đã có những thay đổi trong nhận thức của mình. Đấy là một điều đáng mừng. * Buổi phúc trình thứ sáu Người được phỏng vấn: Cô Lan Chức vụ: Người nuôi dạy em Thức ở trung tâm Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 8h40’ ngày 15- 04- 2009 Mục tiêu: Tìm thêm những thông tin về thân chủ để bổ sung --------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Thưa cô! Cô có thể cho cháu biết đôi điều về em Thức được không ạ? - Cô Lan: Thức à? Nó là đứa học giỏi nhưng lười học lắm cháu ạ. - Svtt: Cháu nghe bảo trước đây Thức học giỏi lắm phải không ạ? - Cô Lan: Ừ! Trước đây nó là học sinh giỏi nhưng bây giờ lười học lại hay trốn tiết ra ngoài đánh nhau. Cô và mọi người nhắc mãi nhưng nó có nghe đâu. Cô chẳng biết làm gì với em nó nữa bây giờ? - Svtt: Trước đây Thức chăm học nhưng bây giờ không như thế chắc là có lý do gì đó ạ? - Cô Lan: Cô cũng biết nó là đứa có hoàn cảnh nhất so với những em khác, đáng nhẽ ra nó phải chăm học, ngoan ngoãn để sau này còn có cơ hội mà phấn đấu, nhưng…. Em nó lười học, hay đánh nhau ở lớp, thậm chí về nhà hay bắt nạt các em nhỏ trong nhà. Cô nói mãi nhưng em vẫn chứng nào tật nấy. - Svtt: Cháu cũng đã nghe kiểm huấn viên nhắc đến em Thức và qua quan sát cháu thấy em ấy hay ức hiếp các em nhỏ. Nguyên nhân một phần cũng là do tâm lý lứa tuổi đấy cô ạ! Ở lứa tuổi này thường tỏ ra mình là người lớn, có bản lĩnh và thích sai khiến người khác. - Cô Lan: Cô cũng biết điều đó. Lứa tuổi như nó thường hay bồng bột, nổi trội. Khi mới vào đây em nó học giỏi ai cũng quý. - Svtt: Cô có biết lý do gì khiến em ấy thay đổi thế không ạ? Ngoài lý do là sự thay đổi của lứa tuổi? - Cô Lan: Bây giờ em nó không còn ai là người thân nữa. Mẹ và bà đã mất. Em có hoàn cảnh rất đặc biệt nhưng theo cô em ấy thay đổi cũng từ chính những nguyên nhân đó. Từ khi bà mất em học hành chểnh mảng, ham chơi, đua đòi. - Svtt: Cháu cũng nghĩ thế. Cháu cũng đã nghĩ đến hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng tới em. Với môi trường như bây giờ, lứa tuổi như thế càng dễ xô đẩy em hơn. - Cô Lan: Cháu khuyên nhủ nó hộ cô, cô nói mãi nhưng em nó có chịu nghe đâu. Cô cũng chỉ muốn tốt cho em nó thôi. - Svtt: Vâng. Nhưng cháu cũng chưa biết nên bắt đầu với em ấy thế nào bây giờ? Có lẽ cháu chỉ mới dừng lại ở việc động viên và khuyên nhủ thôi ạ. Phần còn lại mong cô tác động giúp cháu với ạ! - Cô Lan: Được rồi. Cô sẽ cố gắng giúp cháu. - Svtt: Vâng. Cháu cảm ơn cô ạ! - Cô Lan: Không có gì đâu cháu à! Từ những đợt thu thập thông tin này, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình trị liệu cho em Thức. Từ đây có thể vạch ra kế hoạch trị liệu một cách chi tiết. * Buổi phúc trình thứ bảy Người được phỏng vấn: Em Thức Vai trò: Thân chủ Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 8h40’ ngày 25- 04- 2009 Mục tiêu: Trị liệu những hành vi lệch chuẩn cho thân chủ ------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Chào em. Hôm nay được nghỉ học em không chơi gì à? Sao lại ngồi đây một mình thế kia? - Thân chủ: Em ngồi đây cho mát chị ạ! - Svtt: Hôm trước em kiểm tra học kì môn Sinh thế nào rồi? Được bao điểm vậy? - Thân chủ: Em được chín điểm chị ạ! - Svtt: Em giỏi thế! Cố gắng ở môn tiếp theo em nhé! - Thân chủ: Vâng. - Svtt: Thức này, hè này em về quê có lâu không? - Thân chủ: Em phải ở lại ôn thi. Nhưng em có quê đâu mà về. - Svtt: Sao lại không có quê chứ? Em ở Sóc Sơn đấy thôi. - Thân chủ: Nhưng chỉ là trước đây. Mà em cũng không muốn nói đến chuyện này. Chị chuyển chủ đề khác đi. - Svtt: Ừ! Chị kể em nghe chuyện lớp chị nhé! Hôm nay bạn chị có đứa đánh nhau bị chảy máu phải vào bệnh viện cấp cứu. Bây giờ vẫn chưa tỉnh em ạ! - Thân chủ: Sao lại đánh nhau hả chị? - Svtt: Chị cũng không rõ nhưng chị không hiểu là tại sao cứ phải đánh nhau như vậy chứ? - Thân chủ: Thì họ thích thôi. Giống như em đây này. - Svtt: Đánh nhau là không tốt, huống gì đấy là bạn của mình - Thân chủ: Nhưng em đánh nhau là để bảo vệ bạn em. Điều đó không đúng sao? - Svtt: Bảo vệ bạn là điều hoàn toàn đáng khen nhưng để bảo vệ bằng cách đó thì nó lại hoàn toàn là điều sai trái. Chị cũng muốn bảo vệ, bênh vực bạn mình nhưng chị không chấp nhận nếu bạn ấy đánh nhau đâu. - Thân chủ: Nhưng cho dù em không muốn đánh nhau họ cũng đánh lại em. Vì thế, em phải tự vệ chứ? - Svtt: Có nhiều cách để tự vệ em ạ! Không nhất thiết là phải đánh nhau đâu. Em biết có nhiều người vì đánh nhau mà gây ra hậu quả khó lường, như bạn chị chẳng hạn. Chị rất quý Thức. Chị không muốn em cũng giống như bạn chị bây giờ đâu. - Thân chủ: Vậy thôi. Từ sau em sẽ cố gắng không đánh nhau nữa. Được chứ? - Svtt: Ừ! Chị tin em sẽ làm được như vậy! Cảm ơn em nhiều! Cách trị liệu thông qua những lời khuyên, lời động viên đã mang lại hiệu quả cho thân chủ. Thân chủ đã có những thay đổi đúng đắn trong Suy nghĩ của mình. Từ đó sẽ thay đổi hành vi. Đó cũng là mong đợi của nhân viên xã hội. * Buổi phúc trình thứ tám Người được phỏng vấn: Em Thức Vài trò: thân chủ Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 9h10’ ngày 10- 05- 2009 Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ, để thân chủ bày tỏ những cảm xúc thực sự -------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Thức à! Hôm nay chị có chuyện muốn tâm sự với em. Em có thể giành thời gian nói chuyện với chị được không? - Thân chủ: Có chuyện gì vậy ạ? - Svtt: Em cũng đã biết chị là sinh viên thực tập ở cơ sở mình. Chị muốn trao đổi với em. Thực ra chị thấy em là một người thông minh, ngoan ngoãn. Hôm nay chị có nghe mẹ Nhung kể vài điều về em. Em có muốn kể với chị về cuộc đời của em không? - Thân chủ: Chị muốn nghe những gì? Em chẳng có gì kể cho chị nghe cả. - Svtt: Chị biết các bạn, các em trong nhà mình đều có những hoàn cảnh khác nhau. Em là người chị tin tưởng. Chị muốn chị em mình gần gũi hơn nữa. Được chứ? - Thân chủ: Vâng. - Svtt: Chị biết em có quá khứ rất buồn. Chị cũng không muốn nói nhiều về quá khứ không vui đó nhưng thật sự chị muốn giúp đỡ em, em hãy kể cho chị nghe được không? - Thân chủ: Em không có bố, mẹ em ở vậy nuôi em. Ngày đó nhà em nghèo lắm. Bây giờ em chẳng còn người thân nữa. Mẹ em và bà em đều qua đời rồi. - Svtt: Đúng là em có quá khứ rất buồn. Chị rất thông cảm cho hoàn cảnh của em. Có lẽ cũng vì thế mà nó làm em thay đổi nhiều phải không? - Thân chủ: Dạ. - Svtt: Chị hiểu rồi. Việc em hoàn toàn thay đổi cũng có nhiều nguyên nhân. Sự ra đi của những người thân không khiến ai không phải đau lòng. Cuộc đời quả thực có nhiều cái bất công. - Thân chủ: Thực ra em rất nhớ bà và mẹ em. Em ao ước có được tình thương nhưng bây giờ em không thể. Em không muốn nhắc một lời nào đến quá khứ của mình nữa. Em không cần biết và coi như không biết. Ngày trước em chăm ngoan vì em còn có bà. Em thương bà, muốn đỡ đần cho bà nhưng giờ thì em cố gắng để làm gì nữa chứ? - Svtt: Em nói vậy nếu bà và mẹ nghe thấy sẽ rất buồn đó. - Thân chủ: Em không còn ai nên em không muốn cố gắng nữa. Đến đâu thì đến. - Svtt: Ừ! Chị biết. Chị biết là em rất buồn khi nhắc đến những chuyện này. Chị hiểu mặc dù bên ngoài em tỏ ra lạnh lùng, bất cần đời nhưng bên trong con người em rất mềm yếu. Em là người cần tình thương. Nhưng em à, em thử xem còn có bao bạn cũng giống hoàn cảnh của em, các bạn cũng buồn lắm chứ. Nhưng các bạn ấy vẫn cố gắng vượt qua, vẫn sống rất hạnh phúc và vươn lên bằng nghị lực của chính mình. - Thân chủ: Em vẫn biết vậy. Chị có tin vào em không? - Svtt: Tin chuyện gì cơ? - Thân chủ: Tìn rằng từ nay em sẽ không bỏ học nữa, em sẽ không đánh nhau, không bắt nạt các em nữa. - Svtt: Ừ! Chị rất tin ở em. Chị tin em sẽ làm được những điều mình muốn. - Thân chủ: Em sẽ cố gắng. Em cảm ơn vì chị đã dạy em biết nhiều điều. - Svtt: Không có gì đâu. Cố gắng lên em nhé! Khi muốn trị liệu hay giúp đỡ một ai chúng ta phải có cái nhìn tổng thể. Đối với nhân viên công tác xã hội điều đó còn quan trọng hơn nhiều. Chúng ta không chỉ tìm hiểu từ nguồn lực xung quanh mà phải để cho thân chủ tự nói ra cảm xúc và hoàn cảnh của mình, lúc đó chúng ta mới có cái nhìn cụ thể. Ở đây, tôi đã sử dụng các kĩ năng của nhân viên công tác xã hội và sử dụng nó vào việc thu thập thông tin, trị liệu và đã thấy thân chủ thay đổi theo hướng rất tích cực. Điều đó là một phần thành công. * Buổi phúc trình thứ chín Người được phỏng vấn: Em Thức Vai trò: thân chủ Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla Thời gian: 8h35’ ngày 17- 05- 2009 Mục tiêu: Lượng giá một phần về những thay đổi của thân chủ -------------------- Nhận xét của kiểm huấn viên/GVHD Nội dung vấn đàm Nhận xét, cảm nghĩ của sinh viên - Svtt: Chào em. Mấy hôm không gặp em, em thế nào rồi? - Thân chủ: Em chào chị. Chị đến lâu chưa? Em đợi chị mãi. - Svtt: Có chuyện gì vui thế em? Kể cho chị nghe được chứ? - Thân chủ: Hôm nay em biết được tổng điểm học kì rồi chị ạ. Em được 8,5 điểm. - Svtt: Ồ! Em giỏi thật. Chị thấy trên bảng em được chấm nhiều sao thế? - Thân chủ: Tất nhiên rồi chị ạ! Em nghe lời chị chăm học hơn, không bắt nạt các em nữa. Em được mẹ Nhung và mẹ Lan khen đấy. - Svtt: Chị rất vui vì em đã hiểu ra những điều chị nói. Chị biết là em làm được mà. - Thân chủ: Tất cả là nhờ chị đấy. Hôm sau chị đến đây thường xuyên nữa nhé! Chị đến dạy em học bài. - Svtt: Chị rất sẵn lòng. - Thân chủ: Em cảm ơn chị nhiều! Thấy được sự thay đổi tích cực của thân chủ. Thân chủ và nhân viên CTXH đã có được mối quan hệ tốt đẹp. Thức đã chủ động nghe theo những lời khuyên đúng đắn của tôi. Đó là kết quả tôi mong muốn sau khi giúp đỡ T. -------------------HẾT---------------- PHỤ LỤC Một số hình ảnh về làng trẻ em Birla BÀI TỰ LƯỢNG GIÁ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ tên sinh viên: Bùi Thị Liên Lớp: Công tác xã hội k51 MSSV: 06031230 Địa chỉ liên lạc: Lớp Công tác xã hội k51. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQGHN ĐT: 0987240002 Email: Builien87@gmail.com Đợt thực tập từ ngày 23/ 3đến ngày 23/5 Tại Làng trẻ em Birla Hà Nội Họ tên kiểm huấn viên : Lê Trọng Đức Công tác tại : Làng trẻ em Birla Nội dung lượng giá thực tập: 1. Dựa trên bản kế hoạch giữa sinh viên và kiểm huấn viên, các mục tiêu và yêu cầu của đợt thực tập, bạn nêu những tiến bộ đạt được, mức độ hoàn thành các yêu cầu và sự đóng góp của bạn trong quá trình thực tập tại cơ sở. Trong quá trình thực tập tại cơ sở, với yêu cầu của nó tôi đã tiến hành tìm hiểu và làm việc với một thân chủ cụ thể. Sau đây là những tiến bộ và mức độ hoàn thành các yêu cầu: - Tôi đã trợ giúp một thân chủ có vấn đề về nhận thức và hành vi lệch chuẩn để thay đổi thân chủ theo hướng tích cực hơn. - Nhìn chung, việc trợ giúp đã đạt được kết quả tốt đẹp, không vi phạm đến các quy điều đạo đức của ngành và của một nhân viên xã hội. - Trong quá trình thực tập, tôi cũng đã có nhiều cố gắng để giúp đỡ cơ sở nơi mình thực tập. Mặc dù đó là những việc nhỏ nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng của một sinh viên ngành công tác xã hội. Tôi đã giúp các cô làm thêm một số công việc tại cơ sở, đồng thời kèm các em nhỏ tại cơ sở học bài và ôn bài để có một kì thi đạt kết quả cao. 2. Bạn tự cho điểm (tối đa là 10 điểm) theo từng mục sau đây : a. Ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiển. Điểm : 9 b. Khả năng nhận thức vấn đề ( giải quyết vấn đề, óc phê phán, khả năng phân tích ) Điểm: 10 c. Thiết lập mối quan hệ làm việc hiệu quả. Điểm: 10 d. Tinh thần làm việc theo nhóm hiệu quả. Điểm: 9 e. Nhận diện và sử dụng tài nguyên trong cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của thân chủ và cơ sở. Điểm: 9 g. Truyền thông có lời và viết một cách chuyên nghiệp. Điểm: 9 h. Áp dụng các quy điều đạo đức nghề nghiệp vào các khía cạnh của thực hành chuyên nghiệp. Điểm: 10 i. Thể hiện sự cởi mở và ý muốn đóng góp ý kiến xây dựng. Điểm : 10 3.Trình bày các mặt mạnh của bạn đã được thể hiện trong đợt thực tập. Trong quá trình thực tập tôi đã có cơ hội sử dụng những kiến thức và kĩ năng của mình để tiến hành làm việc có hiệu quả. Điều đó được thể hiện như sau: - Tôi đã có cơ hội tiếp cận với nhóm đối tượng là trẻ em trong một dự án Phi Chính phủ như Cephad nhưng chưa có cơ hội làm việc sâu với nhóm đối tượng này. Đây là cơ hội để tôi tiếp cận trẻ em một cách chuyên nghiệp hơn. - Kĩ năng giao tiếp của tôi đã được phát huy rất nhiều. Tôi đã tự tạo cho mình nhiều mối quan hệ tốt đẹp: quan hệ với cơ sở, với cá nhân... - Kĩ năng làm việc với cá nhân: Động viên, khuyên nhủ thân chủ đã được tôi sử dụng và thân chủ đã có sự thay đổi tích cực trong các hành vi của mình. - Kĩ năng làm việc nhóm đã được tôi sử dụng khá nhiều và có kết quả. Các em đều tỏ ra nghe lời khi tôi đưa ra một lời khuyên hay nhắc nhở. - Ngoài ra, mặt mạnh của tôi đã được phát huy đó là việc kèm các em nhỏ học và trong quá trình thực tập tại cơ sở tôi đã tiến hành kèm một số em ở đây học và các em đã đạt kết quả khá cao trong kì thi học kì vừa rồi. 4. Đợt thực tập này giúp ích gì cho bạn trong tương lai khi bạn đã tốt nghiệp và trở thành một nhân viên xã hội thực thụ ? Như trên tôi đã trình bày, đợt thực tập vừa qua là nền tảng bước đầu để tôi tiến hành các hoạt động thực tập tiếp theo( thực tập môn học, thực tập khóa luận...). Thông qua đợt thực tập này tôi đã thu được một vốn kiến thức đầy ý nghĩa để trang bị cho mình sau này, mà quan trọng hơn cả là sau khi trở thành một nhân viên xã hội thực thụ. Đối tượng tôi tiến hành là trẻ em và tôi cũng có những định hướng cho mình sau khi vào chuyên ngành là chọn tiếp nhóm đối tượng này để tìm hiểu sâu và kĩ hơn. Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng bước đầu của đợt thực tập này đối với tôi là đã định hướng cho chuyên ngành mình chọn. Qua đợt thực tập này, các kiến thức của tôi được hàm thụ trên lớp đã được tôi tiến hành áp dụng vào thực tế( đó là làm việc với cá nhân, làm việc với nhóm). Khi có những sai sót hay vướng mắc, nó sẽ được tôi rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau này cũng như những điểm mạnh sẽ tiếp tục được phát huy khi tôi ra trường và tiến hành công việc. Bên cạnh đó, vì có đợt thực tập này nên tôi đã có thêm nhiều mối quan hệ. Nó cũng có thể là một điều đáng mừng, giúp ích cho tôi trong quá trình xin việc làm sau này. 5. Bạn có đề xuất gì để nâng cao chất lượng thực tập? Chúng tôi là những sinh viên đầu tiên chuyên ngành công tác xã hội được đào tạo tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. Trong thời gian thực tập vừa qua, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, đây sẽ là cơ sở, nền tảng để tôi áp dụng nó vào công việc của mình sau này. Đợt thực tập đã kết thúc tốt đẹp, tuy nhiên qua đây tôi cũng muốn đề xuất một số ý kiến để cho những đợt thực tập sau có kết quả hơn: Thứ nhất, Chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập một cách có hiệu quả mà trước hết là việc phối hợp để tìm các cơ sở thực tập cho sinh viên. Vì theo như thực tế vừa qua nhiều sinh viên đến ngày thực tập nhưng vẫn chưa tìm thấy cơ sở cho mình. Thứ hai, Trong quá trình tiến hành thực tập, sinh viên cần phải có nguồn hỗ trợ kinh phí để đi lại. Vì vậy, chúng ta cần có một chi phí cụ thể nào đó để hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập, giúp sinh viên thực tập được tốt hơn. Thứ ba, Chúng ta cũng nên lưu ý đến phiá cơ sở. Bởi như thực tế vừa qua khi các sinh viên tìm đến cơ sở thực tập, một số cơ sở có đề cập đến nguồn kinh phí để hỗ trợ cho kiểm huấn viên khi hướng dẫn sinh viên thực tập. Vì thế, chung ta cũng cần chú ý đến nguồn kinh phí này. Thứ tư, theo tôi trong thời gian sinh viên thực tập, chúng ta cần phải có sự theo dõi và kiểm tra quá trình làm việc của sinh viên tại cơ sở để có sự đánh giá cho phù hợp và hỗ trợ sinh viên khi cần thiết. ( Theo dõi sinh viên tác nghiệp với thân chủ…) Thứ năm, trong thời gian sinh viên tiến hành thực tập có thể giảm lượng thời gian học trên lớp xuống bởi rất nhiều sinh viên và riêng bản thân tôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi, không thể tập trung bài được nếu như hôm nào có buổi thực tập tại cơ sở. Trên đây là một số đóng góp nhằm nâng cao chất lượng đợt thực tập. Hi vọng chúng ta có thể xem xét để những buổi thực tập sau của chúng ta và của các khóa dưới có chất lượng tốt hơn. BẢN ĐÁNH GIÁ CỦA KIỂM HUẤN VIÊN Họ và tên kiểm huấn viên:…………………………………………………… Nơi công tác :………………………………………………………………… Cơ sở thực tập :……………………………………………………………… Họ và tên sinh viên:………………………………………………… MSSV :………………… Thực tập từ ngày .......... đến ngày ...... Ngày lượng giá :……………………………………………………………… Nội dung lượng giá thực tập: 1. Dựa trên bản kế hoạch giữa sinh viên và kiểm huấn viên, các mục tiêu và yêu cầu của đợt thực tập, bạn nêu những tiến bộ đạt được, mức độ hoàn thành các yêu cầu và sự đóng góp của sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Anh/ chị cho điểm cho sự thể hiện của sinh viên (tối đa là 10 điểm) theo từng mục sau đây : a. Ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiển. Điểm :……… b. Khả năng nhận thức vấn đề ( giải quyết vấn đề, óc phê phán, khả năng phân tích ) Điểm:…………. c. Thiết lập mối quan hệ làm việc hiệu quả. Điểm :………… d. Tinh thần làm việc theo nhóm hiệu quả. Điểm :………… e. Nhận diện và sử dụng tài nguyên trong cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của thân chủ và cơ sở. Điểm:……… g. Truyền thông có lời và viết một cách chuyên nghiệp. Điểm :……… h. Áp dụng các quy điều đạo đức nghề nghiệp vào các khía cạnh của thực hành chuyên nghiệp. Điểm:………… i. Thể hiện sự cởi mở và ý muốn đóng góp ý kiến xây dựng. Điểm :……… 3.Trình bày các mặt mạnh của sinh viên được thể hiện trong đợt thực tập. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................. 4. Anh/ chị có đề xuất gì để nâng cao chất lượng thực tập? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hành Công tác xã hội với cá nhân.doc