- Tiếp cận ở phương diện pháp lý đối với chính sách dân tộc thời kì đổi mới ở Việt
Nam và việc thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Thông qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề
xuất giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc
- Luận văn góp phần đánh giá thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn (những số liệu điều tra, tổng hợp và những kết quả đạt được trên
các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ); làm rõ điểm
mạnh, điểm hạn chế của các chính sách dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển ở tỉnh Lạng Sơn
trên mọi mặt
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thực thi chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình
nghiên cứu và hoạch định chính sách những vấn đề có liên quan tới vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc cho các ngành, các cấp, các nhà quản lý trong việc thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
9 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3833 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới
ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn
Triệu Thanh Phượng
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số 60 38 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Chính sách dân tộc; Pháp luật Việt Nam; Luật Hiến pháp.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấn
đề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay,
vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với mỗi một quốc gia và cả toàn cầu.
Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng
nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta và
chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc
ở nước ta là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành
truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử cho đến ngày nay. Các
dân tộc có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau. Tính khác biệt tạo
nên sự phong phú, đa dạng. Nhưng bản thân nó cũng sẽ tạo nên sự phân biệt nếu quan hệ dân
tộc không được giải quyết tốt. Chính vì vậy, giải quyết tốt quan hệ dân tộc là vấn đề cấp thiết
luôn được đặt ra đối với Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
khẳng định: "Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [20].
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, nhiều vấn đề
phức tạp nảy sinh đòi hỏi chúng ta phát huy cao độ khối đoàn kết dân tộc để có thể đứng vững
và phát triển. Do vậy, nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc thời kỳ đổi
mới có tầm quan trọng rất lớn. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc.
Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trị
truyền thống và sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực
tiễn Cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
trong giai đoạn hiện nay thì việc thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam tại
từng địa phương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng chung của cả nước.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam với quy mô dân số 731.887 người
(điều tra dân số ngày 1/4/2009). Dân tộc Kinh chiếm 16.5% dân số toàn tỉnh, còn lại là các
dân tộc thiểu số chiếm khoảng 83.21% dân số toàn tỉnh (trong đó: Nùng chiếm 43%, Tày
chiếm 35%, Dao chiếm 3,5%, Hoa chiếm 0,66%, Sán Chay chiếm 0,6%, Mông chiếm 0,17%
và một số dân tộc thiểu số khác sinh sống xen cư ở vùng núi cao, vùng xa, địa hình phức tạp).
Trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân các dân tộc
Lạng Sơn có truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng lao động sản xuất, xây dựng đời
sống kinh tế xã hội và chống ngoại xâm. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, Lạng Sơn đã đóng góp to lớn sức người sức của cùng với nhân dân cả nước
làm nên chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và cùng tiến
bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn đã góp
phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là một tỉnh nghèo trong mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dân
tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, thiếu đói, thất học... Bên cạnh đó, các thế
lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân
tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện
"âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Từ những nhận thức trên đây, em lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: "Thực
hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, vấn đề thực hiện chính sách dân tộc được quan tâm rất nhiều bởi
các học giả, các nhà khoa học, các nhà quản lý chính sách dân tộc. Đã có các công trình
nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết, bài báo liên quan đến vấn đề dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta như:
- "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta", Tập bài giảng
chương trình cử nhân chính trị, Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc
(1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách bao gồm các bài giảng đề cập tới đặc
điểm của các dân tộc Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ tộc người, hoạt động kinh tế truyền
thống, nền văn hóa, thiết chế, quan hệ gia đình, hôn nhân, tôn giáo của các dân tộc Việt Nam,
chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
- "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam", Ủy ban dân tộc và
miền núi – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Đây là đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và hướng giải quyết
vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh.
- "Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi cải thiện đời sống
nhân dân" của Đặng Vũ Liêm đăng trong Tạp chí quốc phòng toàn dân số 02/1999. Trên cơ
sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tác giả đã nêu ra những giải
pháp trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số
- "Vấn đề dân tộc và phát triển miền núi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam", Ủy ban dân tộc miền núi (1999), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là cuốn sách
khái quát về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, khái quát về miền núi, vùng cao ở Việt Nam và
cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và miền núi
- "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam – Chương trình
chuyên đề đùng cho cán bộ, đảng viên cơ sở", Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2000),
Nxb Giáo dục, Hà Nội. Tài liệu đề cập đến vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới, tình
hình và đặc điểm chủ yếu, mối quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ Đảng viên trong
việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- "Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta", Ủy ban dân tộc và miền núi (2001),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách đề cập tới những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách
dân tộc; những đặc điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong
sự nghiệp cách mạng nước ta
- "Tập bài giảng lý luận dân tộc và các chính sách dân tộc", Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh (2001). Đây là tập bài giảng bao gồm các chuyên đề trình bày về quan điểm
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về vấn đề chính sách dân tộc;
đồng thời đề cập đến những vấn đề quan trọng đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng ta
- "Một số vấn đề về dân tộc và phát triển", Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc (2005),
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề lý luận, xác
định chức năng của nhà nước về công tác dân tộc, chính sách phát triển của Đảng và Nhà
nước về kinh tế, ngành nghề thủ công, nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề di dân ở đồng bào
dân tộc thiểu số, vai trò của người già chức sắc dân tộc, vai trò nghiên cứu khoa học với công
tác dân tộc, sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc dân tộc
- "Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách trong thời kỳ công nghiệp hóa –
hiện đại hóa" của Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi. Cuốn sách là cơ sở hoạch
định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và những định hướng cơ bản trong việc qui
hoạch dân cư, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hàng hóa cho phù hợp với chính sách của từng
vùng, miền.v.v
Mỗi công trình nghiên cứu đều có những thành tựu đáng kể. Song chưa có công trình
nào nghiên cứu trực tiếp về "Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua
thực tiễn tỉnh Lạng Sơn". Vì thế, đây là đề tài rất đáng để tìm hiểu, nghiên cứu. Để góp một
phần nhỏ bé vào hệ thống các nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc, luận văn mong
muốn tiếp tục làm rõ thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam qua
thực tiễn tại một tỉnh miền núi phía Bắc điển hình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, thực trạng việc thực hiện
chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đề tài có mục đích đánh giá những ưu điểm,
phân tích những tác động cụ thể của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị,
kinh tế và văn hóa xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ đổi
mới; từ đó đưa ra một số kiến nghị trong quá trình thực thi chính sách và đề ra các giải pháp
bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở xây dựng chính sách dân tộc ở Việt Nam và các yếu tố bảo đảm đối với
chính sách dân tộc
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
và sự thể chế hóa chính sách đó thành pháp luật
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại tỉnh Lạng Sơn
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc và pháp luật về dân tộc
tại tỉnh Lạng Sơn
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn dựa trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và
chính sách dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và một số phương
pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp (phân tích, tổng
hợp số liệu, biểu bảng thống kê kết quả thực hiện các chương trình 134, 135, xóa đói giảm
nghèo, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại); phương pháp so sánh (so sánh
kết quả đạt được giữa các năm hoặc giữa các giai đoạn 1, 2, 3 đối với việc thực hiện những
chính sách dài hạn, hoặc so sánh với thực trạng khi chưa triển khai thực hiện các chính sách
đối với đồng bào dân tộc thiểu số)
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chú trọng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Lạng Sơn từ năm 1999 (năm đầu tiên
tỉnh Lạng Sơn có kết quả từ Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng dân tộc thiểu số và miền núi) đến nay.
6. Tính mới của luận văn
Dưới góc nhìn luật học, luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; thực trạng thực hiện chính sách dân tộc tại một
tỉnh miền núi phía Bắc điển hình là Lạng Sơn; thông qua phân tích kết quả của việc thực hiện,
đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc; giảm bớt sự chênh lệch
về trình độ phát triển giữa các dân tộc, phát huy tổng thể sức mạnh toàn dân trong công cuộc
đổi mới đất nước. Cụ thể:
- Tiếp cận ở phương diện pháp lý đối với chính sách dân tộc thời kì đổi mới ở Việt
Nam và việc thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Thông qua phân tích kết quả của việc thực hiện, đề
xuất giải pháp hoàn thiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc
- Luận văn góp phần đánh giá thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn (những số liệu điều tra, tổng hợp và những kết quả đạt được trên
các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng); làm rõ điểm
mạnh, điểm hạn chế của các chính sách dân tộc ảnh hưởng đến sự phát triển ở tỉnh Lạng Sơn
trên mọi mặt
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thực thi chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình
nghiên cứu và hoạch định chính sách những vấn đề có liên quan tới vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc cho các ngành, các cấp, các nhà quản lý trong việc thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc
Chương 2 - Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới tại tỉnh Lạng Sơn
Chương 3 - Giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Dân tộc (2001), Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2. Báo Nhân dân (1955), Số 317, ngày 12-1-1955.
3. Bùi Thị Bình (2010), Một số chính sách cần quan tâm đỗi với vùng dân tộc, miền núi
khi tham gia quyết định chính sách kinh tế - xã hội, Kỷ yếu hội thảo “Vai trò của nữ
đại biểu Quốc hội trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước”, Phú Thọ.
4. Bộ Chính trị (1989), Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27 tháng 11 năm 1989 về một số
chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Bromley (1973), Tộc người và Dân tộc học, Maxcơva, (Bản dịch tiếng Việt, TLTV
Viện Dân tộc học.
7. C.Mác – Ph.Ăngghen (2008), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
8. Phan Hữu Dật (chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách liên quan
đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1930 – 1945, Ban nghiên cứu Lịch
sử Đảng Trung ương, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1980), Văn kiện Đảng 1951 – 1952, Ban nghiên cứu Lịch
sử Đảng Trung ương, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung
ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV - nhiệm
kỳ 2006 – 2010, Lạng Sơn.
23. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV- nhiệm kỳ
2010 – 2015, Lạng Sơn.
24. Đảng bô ̣tỉnh Laṇg Sơn (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh
khóa XIV – nhiệm kỳ 2006 – 2010, Lạng Sơn.
25. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh Lạng Sơn (2010), Kỷ yếu Đại hội thi đua yêu
nước tỉnh Lạng Sơn lân thứ III, Lạng Sơn.
27. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (2000), Về các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc hội (2011), Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2011, Nxb Tư pháp, Hà
Nội
32. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
33. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1946, 1959,
1980, 1992, Hà Nội.
34. Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn (2013), Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ tỉnh
Lạng Sơn tính đến hết 31/12/2012, Lạng Sơn.
35. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2013), Đánh giá chính sách an sinh xã hội và thực hiện chính sách
an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 – 2013, Lạng Sơn.
36. Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Nét kế thừa và phát triển của Nguyễn Ái Quốc qua
Tuyên ngôn độc lập”, Tạp chí Non Nước, (160).
37. Ủy ban Dân tộc – Viện Dân tộc (2005), Một số vấn đề về dân tộc và phát triển, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Ủy ban Dân tộc miền núi (1999), Vấn đề dân tộc và phát triển miền núi của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
39. Ủy ban Dân tộc (2006), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và vùng núi Việt
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Ban chỉ đạo 134 – 135 (2006), “Báo cáo kết quả thực
hiện Chương trình 135 giai đoạn 1999 – 2005”, Lạng Sơn.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Ban chỉ đạo Đại hội các dân tộc thiểu số (2009),
"Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn lần thứ nhất – năm 2009”, Lạng
Sơn.
42. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn – Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Lạng Sơn (2011),“Báo
cáo tình hình và kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết
số 58/2006/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của HĐND tỉnh về Chương trình xóa đói giảm
nghèo giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Lạng Sơn.
43. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn – Sở Tư Pháp (2013), Tuyển tập văn bản quy phạm
pháp luật do UBND Tỉnh Lạng Sơn ban hành từ năm 1982 đến năm 2013, Lạng Sơn.
44. V.I.Lênin (1980), V.I.Lênin toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
45. V.I.Lênin (1981), V.I.Lênin toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
46. V.I.Lênin (2005), V.I.Lênin toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
47. Viện Nghiên cứu Chính sách dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Viện sử học (1961), Chủ nghĩa Mác–Lênin bàn về lịch sử, Nxb Sử học, Hà Nội.
49. Vũ Thị Kim Yến chủ biên (2009), Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
50. www.langson.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004382_1374.pdf