Công nghệ DSL có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp một đường truyền tốc
độcao đến khách hàng. Nó đặc biệt phù hợp với những đối tượng như hộ gia đình,
các công ty nhỏ hay các trường học bởi chi phí cho một đường DSL không quá cao
mà băng thông nó đem lại lại tương đối lớn. Trong tương lai không xa, khi mà
VDSL phát triển thì băng thông không còn là vấn đề nữa, lúc đó DSL sẽ có khả
năng đáp ứng mọi nhu cầu về học tập, giải trí, mua sắm . của khách hàng. Ngoài
ra, với khả năng cung cấp các đường truyền với các tốc độ khác nhau, ở các cựli
khác nhau, DSL có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng, từ những người dân
bình thường đến những công ty lớn, đó là một trong những thếmạnh của công nghệ
này trong cuộc cạnh tranh với những công nghệ truyền dẫn tốc độ cao đến thuê bao
khác. Việc cài đặt các thiết bị cho DSL ở nhà thuê bao lại tương đối dễ dàng, không
đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc đường dây trong nhà. Đối với các công ty viễn thông
và các nhà cung cấp dịch vụ, DSL có thể được coi là lời giải tối ưu cho bài toán lâu
nay làm đau đầu họ đó là bài toán về kinh phí đầu tư ban đầu cho các mạng cáp
truyền dẫn.
93 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh gửi mã thực thi dying
gasp (op-code), ATU-R cũng set 5 bit của bản tin EOC về 0, chỉ thị một bản tin tự
trị. Một bản tin như vậy được gửi đi nếu ATU-R mất nguồn nuôi nhưng vì một lý
do nào đó bộ thu phát ATU-R vẫn hoạt động. ATU-R sẽ cố gắng gửi đi ít nhất 6
bản tin tới ATU-C. Nếu ATU-C nhận được ít nhất 4 bản tin thì xác nhận.
wapping 4.2. Kênh AOC và Bit s
Trước mỗi phiên truyền dữ liệu qua ADSL đều có một quá trình huấn luyện
các bộ thu phát (xem phần khởi tạo và kết nối truyền thông). Trong quá trình này,
đôi dây xoắn sẽ được phân tích và các bit mà mỗi DMT bin có thể mang sẽ được
tính toán. Nhìn chung, các bin có tỉ số SNR ở phía thu tốt hơn sẽ có thể mang nhiều
bit hơn và có mật độ chòm sao dày đặc hơn so với các bin có SNR ở phía thu nhỏ.
Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, các đặc tính của kênh có thể thay đổi làm
cho một số bin không còn khả năng mang số bit như hiện tại nữa và ngược lại có
một số bin lại có khả năng mang nhiều bit hơn lên. Những thay đổi như vậy có thể
do các dịch vụ khác được thêm vào trong cùng một binder group, gây ra xuyên âm
hay thậm chí do sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm làm cho đặc tính của đường truyền
thay đổi. AOC cho phép một quá trình gọi là “tráo đổi bit” (bit swapping) trong đó
một bit bị lấy đi khỏi một bin được đặt vào một bin khác. Bản tin AOC có thể được
mang trong sync byte của kênh cài xen hoặc trong LEX của kênh cài xen. Một bản
tin AOC cấu tạo gồm một header bản tin 8 bit, theo sau là một số byte nữa, phụ
thuộc vào loại bản tin. Bảng 4.5 mô tả các khả năng của header bản tin.
Bảng 4.5: Các header của bản tin AOC
Header Độ dài bản tin (bytes) Ý nghĩa
00001111 Không xác định Bản tin tái cấu hình
1100xxxx Không xác định Bản tin thông tin nhà sản xuất
11110000 1 Bản tin” không thể chấp hành”
11111100 13 Bản tin yêu cầu tráo đổi bit mở rộng
11111111 9 Bản tin yêu cầu tráo đổi bit
11111111 3 Bản tin xác nhận tráo đổi bit
Chú ý – Bản tin” không thể chấp hành” chỉ gồm 1 byte: header byte.
Nhìn chung, khi cần có tráo đổi bit thì một bản tin yêu cầu tráo đổi bit sẽ
được gửi đi. Nếu nó được chấp nhận thì một bản tin xác nhận sẽ được gửi lại. Chú
ý là máy thu gửi yêu cầu và máy phát gửi lại phúc đáp (do máy thu biết được SNR
của mỗi bin thu được nên máy thu sẽ biết khi nào đặc tính của đường truyền thay
đổi). Bản tin yêu cầu tráo đổi bit được gửi 5 lần và chỉ thị bin nào sẽ bị lấy đi 1 bit
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 72
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
và bin nào được thêm vào 1 bit. Thêm vào đó có thể là điều khiển công suất của các
bin. Hình 4.8 thể hiện khuôn dạng của một bản tin yêu cầu tráo đổi bit.
Hình 4.8: Khuôn dạng của bản tin yêu cầu tráo đổi bit
Một lệnh thường cho phép 4 kênh con được gửi. Trong một bản tin tráo đổi bit đơn
lẻ, tất cả thông tin để chuyển đổi một bit từ một bin này sang một bin khác và sự
thay đổi công suất tương ứng có thể được thực hiện.
Hình 4.9: Bản tin xác nhận tráo đổi bit
Một bản tin xác nhận tráo đổi bit gồm có 3 byte như hình 4.9 Byte thứ 3
trong bản tin này chứa một số đếm siêu khung, chỉ thị siêu khung mà sau siêu
khung đó sẽ xảy ra tráo đổi bit. Số đếm này ít nhất phải lớn hơn 47 siêu khung so
với khi bản tin yêu cầu được nhận. Bắt đầu với khung 0 của siêu khung theo sau số
được chứa trong trường này thì sự thay đổi bit và công suất sẽ xảy ra ở máy phát và
máy thu. Chú ý là sự thay đổi này ảnh hưởng đến kích thước chòm sao cũng như
thuật toán tone ordering ở các máy phát. Bản tin xác nhận tráo đổi bit được gửi 5
lần. Một bit swapping cũng sẽ không xảy ra nếu không nhận được xác nhận trong
450 ms từ lúc có yêu cầu hoặc nhận được một bản tin “không thể chấp hành”
(unable-to-comply) sau khi có yêu cầu.
4.3. Các bit chỉ thị (indicator bits)
Với mỗi siêu khung thì 24 bit chỉ thị được gửi đi sử dụng một byte mào đầu
trong các khung 1, khung 34 và khung 35. Một số trong những bit chỉ thị này đã
được định nghĩa còn những bit khác được dành cho mục đích sử dụng trong tương
lai. Những bit chỉ thị chỉ báo tới ATU đồng cấp về những sự bất thường đã xảy ra
trong siêu khung trước đó. Những bất thường này gồm có các lỗi CRC có xảy ra
trong luồng nhanh và luồng cài xen hay không, FEC có phải sửa byte nào trong siêu
khung trước không, sự mất tín hiệu có xảy ra trong khung trước không và liệu một
chỉ báo mặc định ở xa có mặt không (một chỉ báo mặc định ở xa (rdi) có mặt khi 2
symbol liên tiếp được thu đúng). Các bit chỉ thị có các chức năng phụ khi truyền
dẫn các tế bào ATM qua ADSL. Cụ thể là các bit chỉ thị được dành để chỉ thị liệu
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 73
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
một header của tế bào ATM có lỗi trong siêu khung trước không. Ngoài ra, bốn bit
chỉ thị được dành để mang chuẩn định thời mạng (NTR) từ ATU-C đến ATU-R.
Bảng4.6: Các bit chỉ thị máy phát ATU-C
Các bit chỉ thị Định nghĩa
Ib0-ib7 Dành cho sử dụng trong tương lai
Ib8 FEBE-I: chỉ thị xem có lỗi CRC xuất hiện trong siêu khung trước của luồng
cài xen không
Ib9 FECC-I: chỉ thị xem lỗi có được phát hiện và sửa bởi giải mã RS trong
siêu khung trước của luồng cài xen không
Ib10 FEBE-F: chỉ thị xem có lỗi CRC xuất hiện trong siêu khung trước của
luồng nhanh không
Ib11 FECC-F: chỉ thị xem lỗi có được phát hiện và sửa bởi giải mã RS trong
siêu khung trước của luồng nhanh không
Ib12 LOS: chỉ thị đã phát hiện mất tín hiệu thu được
Ib13 RDI: Chỉ thị hai symbol đồng bộ đã được thu đúng
Ib14 NCD-I (chỉ sử dụng cho ATM, được set về “1” cho STM)
Ib15 NCD-F (chỉ sử dụng cho ATM, được set về “1” cho STM)
Ib16 HEC-I (chỉ sử dụng cho ATM, được set về “1” cho STM)
Ib17 HEC-F (chỉ sử dụng cho ATM, được set về “1” cho STM)
Ib18-19 Dành cho tương lai
Ib20-23 NTR0-3 (nếu NTR không được truyền, ib20-23 sẽ được set về “1”- các bit
này tích cực thấp)
Lưu ý: Do tất cả các bit chỉ thị đều tích cực thấp, các bit để dành đều được thiết lập “1”
5. Vấn đề chuyển chuẩn định thời mạng (NTR)
5.1. Sự cần thiết của chuẩn định thời mạng
Một số dịch vụ yêu cầu đồng hồ chuẩn cần phải sẵn sàng ở các lớp cao hơn
của tập giao thức (nghĩa là trên lớp vật lý); điều này cần để đảm bảo đồng bộ từ đầu
cuối đến đầu cuối giữa bên phát và bên thu. Ví dụ như Voice and Telephony Over
ATM (VTOA) and Desktop Video Conferencing (DVC). Để hỗ trợ việc phân phối
định thời chuẩn trên toàn mạng, hệ thống ADSL có thể truyền một chuẩn đánh dấu
định thời (marker) 8khz như NTR. Marker 8khz này là một đầu vào của ATU-C tại
điểm chuẩn V-C trong mô hình tham chiếu.
5.2. Việc truyền NTR
Cơ chế truyền dẫn NTR là ATU-C sẽ cung cấp thông tin định thời tại điểm
chuẩn U-C cho phép ATU-R cung cấp thông tin định thời đến điểm chuẩn T-R và
thông tin định thời đó có độ chính xác tương ứng với sự chính xác của đồng hồ
được cấp đến điểm chuẩn V-C. Nếu được cung cấp, NTR sẽ được chèn vào cấu
trúc khung U-C như sau:
ATU-C tạo ra một định thời nội bộ 8kHz (LTR: Local Timing Reference)
bằng cách chia tần số lấy mẫu của nó cho một số nguyên thích hợp (276 nếu
sử dụng tần số 2,208Mhz).
Nó sẽ phát đi sự thay đổi trong độ lệch pha giữa NTR vào và LTR đo bằng
số chu kỳ của clock 2,208MHz (nghĩa là đơn vị xấp xỉ là 452 ns). Sự thay
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 74
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
được mã hóa vào 4 bit ntr0-ntr3 (với ntr3 là MSB), biểu diễn một số
nguyên có dấu từ -8 đến +7 theo ký hiệu mã bù hai. Các bit ntr0-ntr3 sẽ
được mang trong các bit chỉ thị 23(ntr3) đến 20(ntr0).
Một giá trị dương của sự thay đổi độ lệch phasẽ báo rằng LTR lớn hơn tần
số NTR.
Một cách khác, ATU-C có thể chọn để khóa tần số lấy mẫu hướng xuống
của nó (2,208MHz) bằng 276 lần tần số NTR; trong trường hợp đó nó sẽ mã
hóa độ lệch pha là 0.
5.3. Khôi phục định thời
Để một hệ thống hoạt động tốt thì tần số lấy mẫu ở máy phát và máy thu
phải chính xác là cùng một tần số, hay nói cách khác là đồng hồ máy phát và máy
thu phải được khóa với nhau. Thường thì việc khóa này được thực hiện bởi một
đầu là chủ còn đầu kia phải thực hiện khôi phục lại định thời. Trong một hệ thống
ADSL, đầu nào cũng có thể là chủ và việc đó được quyết định trong giai đoạn khởi
tạo. Thường thì ATU-C là chủ còn ATU-R làm nhiệm vụ khôi phục định thời.
Trong trường hợp đó ta nói ATU-R đã được định thời mạch vòng (loop-timed).
Việc định thời mạch vòng này có thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng thông dụng
nhất là dùng vòng khóa pha (PLL). ATU-R cần phải khôi phục lại được tần số lấy
mẫu 2,208MHz. Tất cả các đồng hồ khác đều được tạo ra từ tần số này, gồm tốc độ
khung, tốc độ siêu khung, đồng hồ phát hướng lên. Và tần số lấy mẫu hướng lên
276kHz cũng được sinh ra từ tần số 2,208MHz. Một Modem có thể phải sử dụng
khung đồng bộ để tìm biên giới của siêu khung.
6. Chi tiết các khối
Sau đây là chức năng của các khối trong các sơ đồ máy phát, máy thu hướng
lên và hướng xuống của một hệ thống ADSL trên hình 4.8.
6.1. Máy phát
6.1.1. Tạo khung (Ghép kênh đầu vào và tổ chức đường truyền)
Các kênh dữ liệu và mào đầu được đưa vào khối này và được tổ chức thành
các khung và siêu khung có cấu trúc như đã mô tả ở phần cấu trúc kênh truyền
ADSL. Sau đó, dữ liệu được phân chia cho hai luồng riêng biệt là luồng nhanh và
luồng cài xen để xử lý tiếp ở các khối sau.
6.1.2. Tạo mã kiểm tra CRC
Dữ liệu sau khi được tạo khung ở khối tạo khung được đưa vào khối tạo mã
kiểm tra CRC. Mục đích của mã hóa và giải mã CRC là để theo dõi xem có bao
nhiêu siêu khung thu được có chứa một lỗi không thể sửa được bằng khối mã hóa
sửa lỗi tiến FEC. Hai phần CRC – một cho bộ đệm dữ liệu nhanh và một cho bộ
đệm dữ liệu cài xen sẽ được tạo ra cho mỗi siêu khung và được phát đi trong khung
đầu tiên của siêu khung tiếp theo. 8 bit trên mỗi loại bộ đệm (nhanh hay cài xen)
trên một siêu khung được dùng cho các bit CRC. Các bit này được tính từ k bit
thông tin sử dụng biểu thức:
crc(D) = M(D) D8 modulo G(D) (4.3)
với
M(D) = m0Dk–1 + m1Dk–2 + ... + mk–2D + mk–1 (4.4)
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 75
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
ức thông tin, là đa th
G(D) = D8 + D4 + D3 + D2 + 1 (4.5)
là đa thức sinh,
crc(D) là đa thức kiểm tra. Có nghĩa là CRC là phần dư khi chia M(D).D8 cho
G(D). Các bit CRC được truyền tải trong các byte đồng bộ của khung số 0 cho mỗi
bộ đệm dữ liệu.
ức thông tin) được kiểm tra bởi CRC gồm: Các bit (trong đa th
• Bộ đệm dữ liệu nhanh:
. Khung 0: các byte ASx (X=0,1,2,3), các byte LSx (X=0,1,2), theo sau bởi
bất kỳ byte AEX và LEX nào.
. Tất cả các khung khác: fast byte, theo sau bởi các byte ASx (x=0,1,2,3), các
byte LSx (x=0,1,2) và bất kỳ byte AEX và LEX nào.
Bộ đệm dữ liệu luồng cài xen: •
. Khung số 0: các byte ASx (x=0,1,2,3), các byte LSx (x=0,1,2), theo sau bởi
bất kỳ byte AEX và LEX nào.
. Tất cả các khung khác: sync byte, theo sau bởi các byte ASx (X=0,1,2,3),
các byte LSx (X=0,1,2), và bất kỳ byte AEX và LEX nào.
Số lượng bit mà dựa vào đó tính CRC thay đổi theo sự phân bố các byte vào
các bộ đệm dữ liệu nhanh và cài xen. Do sự linh hoạt trong việc chia các kênh
mang cho các bộ đệm nhanh và cài xen nên độ dài của trường CRC trong một siêu
khung ADSL thay đổi từ xấp xỉ 67 byte đến xấp xỉ 14875 byte.
6.1.3. Ngẫu nhiên hóa (Scrambler)
Luồng dữ liệu nhị phân đi ra từ các bộ đệm dữ liệu nhanh và bộ đệm dữ liệu
cài xen (với LSB của mỗi byte đi ra trước) sẽ được ngẫu nhiên hóa riêng rẽ sử dụng
cùng một thuật toán sau:
' '
18 23n n n nd d d d
'
− −= ⊕ ⊕ (4.6)
ndtrong đó là đầu ra thứ n từ bộ đệm dữ liệu nhanh hoặc cài xen (tức là đầu vào bộ
scrambler) còn 'nd là đầu ra thứ n của bộ scrambler tương ứng.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 76
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Hình 4.10: Ngẫu nhiên hóa
Các bộ ngẫu nhiên hóa này được nối vào luồng dữ liệu nối tiếp mà không có
tham chiếu đến đồng bộ khung hay đồng bộ symbol nào. Việc giải ngẫu nhiên hóa
ở máy thu cũng được thực hiện tương tự, độc lập với đồng bộ symbol. Tất cả các
kênh logic đều được ngẫu nhiên hóa chỉ trừ một khung đặc biệt là khung đồng bộ.
6.1.4. Mã hóa sửa lỗi tiến FEC (mã hóa Reed-Solomon)
Các byte kiểm tra “dư” R (RF hoặc RI) c0, c1,..., cR-2, cR-1 sẽ được chèn vào K
byte bản tin m0, m1,..., mK-2, mK-1 để tạo nên một từ mã RS có N=K+R byte. Các
byte kiểm tra được tính từ byte bản tin theo biểu thức:
R(D) (D)D modulo G(D)C M= (4.7)
với:
K-1 K-2
0 1 2(D) D D ... DK 1KM m m m m− −= + + + + (4.8)
là đa thức bản tin và
R-1 R-2
0 1 2 1(D) D D ... DR RC c c c c− −= + + + + (4.9)
là đa thức kiểm tra và
1
i
0
( ) ( )
R
i
G D D α−
=
= +∏ (4.10) là đa thức sinh của mã Reed-
Solomon, nghĩa là C(D) là phần dư của phép chia M(D)DR cho G(D). Các phép
toán số học được thực hiện trong trường Galois GF(256) và α là phần tử cơ bản
thỏa mãn đa thức nhị phân cơ bản 8 4 3 2 1x x x x+ + + + .
Số lượng byte kiểm tra R và kích thước của từ mã N được quyết định trong
giai đoạn khởi tạo của một liên kết ADSL. Đối với luồng nhanh, mỗi khung dữ liệu
cho ra một từ mã FEC. Đối với luồng hướng xuống, một từ mã FEC có thể gồm có
một số nguyên lần S khung với điều kiện S là một lũy thừa của 2 và nhỏ hơn hoặc
bằng 16 (S=1,2,4,8 hoặc 16). Với cả hai luồng, số byte kiểm tra R có thể là bất kỳ
một số chẵn nào trong đoạn từ 0 đến 16. Thường thì tỉ lệ số byte kiểm tra trên số
byte dữ liệu tải nằm trong khoảng 0 đến 1. Tỉ lệ này đảm bảo một tăng ích mã hóa
chấp nhận được mà không có quá nhiều mào đầu.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 77
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
6.1.5. Cài xen (Interleaving)
Các từ mã RS trong bộ đệm cài xen sẽ được cài xen chập. Độ sâu cài xen
được biểu diễn trong từ mã Reed-Solomon và luôn là một lũy thừa của 2 với điều
kiện nhỏ hơn hoặc bằng 64. Khối cài xen làm việc ở cấp độ byte vì từ mã RS ở
trong trường GF(256). Cài xen chập được định nghĩa bởi qui tắc: Mỗi một trong số
N byte B0, B1,..., BN-1 trong một từ mã Reed-Solomon được làm trễ một lượng mà
thay đổi tuyến tính theo chỉ số byte. Cụ thể là, byte Di (với chỉ số i) sẽ được làm trễ
(D-1).i byte với D là độ sâu cài xen.
6.1.6. Âm chuẩn (Pilot Tone)
Trong cả hướng xuống và hướng lên, một trong số các symbol DMT được
dành cho tín hiệu pilot. Ở hướng xuống, pilot tone ở 276 kHz, tương ứng với âm số
64. Ở hướng lên, pilot tone ở tần số 69kHz, tương ứng với âm số 16. Pilot tone
được sử dụng để giải quyết vấn đề định thời lấy mẫu ở máy thu. Pilot tone không
bao giờ được sử dụng để mang dữ liệu.
6.1.7. Sắp xếp tone (tone ordering) và mã hóa chòm sao
6.1.7.1. Tone ordering
Trước khi đi vào khối điều chế DMT, phần tải gồm một bộ đệm dữ liệu từ
kênh nhanh và một bộ đệm dữ liệu từ kênh cài xen. Để điều chế dữ liệu này, trước
hết phải tách lấy số bit hợp lý cho mỗi DMT bin (hay tone) và mã hóa các bit này
thành một giá trị phức Zi (mỗi bin một giá trị phức). Quá trình tách các bit và gán
chúng vào các tone gọi là sắp xếp âm (tone ordering). Quá trình mã hóa các bit đã
tách thành các giá trị phức cho mỗi bin gọi là mã hóa chòm sao.
Đối với sắp xếp tone, số lượng bit gán cho mỗi tone phải được biết. Thông
tin này được quyết định trong pha huấn luyện của quá trình khởi tạo kết nối ADSL
khi các bin được phân tích. Số lượng bit trên mỗi bin phải là từ 2 đến 15 hoặc bằng
0. Tổng số bit được mang bởi tất cả các sóng mang con tương quan trực tiếp với số
bit trong mỗi khung dữ liệu luồng nhanh hay cài xen. Nếu số bit trên mỗi bin chưa
được biết thì sắp xếp tone thực hiện như sau:
1. Tách N bit được truyền từ luồng nhanh và luồng cài xen.
2. Sắp xếp các bit theo thứ tự từ 1 đến N, đặt các bit của luồng nhanh
trước rồi đến các bit luồng cài xen.
3. Thực hiện thuật toán sau đây để sắp xếp tone:
duyệt k=2 đến 15
{
Trong khi còn lại một tone chưa dùng đến mà có bi= k bits
{
Tìm tone được đánh số nhỏ nhất có bi=k bits
Gán k bit tiếp theo từ bộ đệm dữ liệu vào tone đó
}
}
Có thể thấy thuật toán trên đây gán các bit từ luồng nhanh vào các tone
mang ít bit hơn còn các bit từ bộ đệm luồng cài xen được gán cho các tone mang
nhiều bit hơn. Chú ý rằng một trong các tone có thể mang các bit từ cả luồng nhanh
và luồng cài xen. Trong trường hợp hệ thống ADSL sử dụng điều chế mã trellis ở
mỗi bin thì thuật toán sắp xếp tone có thể khác đôi chút.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 78
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Thuật toán sắp xếp tone được thiết kế để giảm thiểu sự xuất hiện lỗi. Các
nhiễu xung trong thời gian một symbol sẽ gây ra lỗi. Trong trường hợp này, các
tone mang nhiều bit hơn sẽ có khả năng giải mã sai nhiều hơn so với các tone mang
ít bit. Nói cách khác nhiễu xung sẽ tạo ra nhiều bit lỗi trên luồng cài xen hơn là trên
luồng nhanh (do các tone trên luồng cài xen mang nhiều bit hơn). Tuy nhiên các bit
trên luồng cài xen lại được bảo vệ tốt hơn trên luồng nhanh bởi chúng đã được cài
xen. Do vậy, ở máy thu hầu hết các lỗi đều có thể sửa được, tất nhiên là với giả
thiết nhiễu xung không xảy ra thường xuyên.
Một thủ tục de-ordering hay còn gọi là tách bit (bit extraction) ngược lại với
sắp xếp tone sẽ được thực hiện tại máy thu ATU-R. Tuy nhiên, không cần thiết phải
gửi các kết quả của quá trình sắp xếp đến máy thu vì bảng bit đã được tạo ra từ đầu
tại ATU-R và do đó bảng đó có đủ thông tin cần thiết để thực hiện tách bit.
Hình 4.11 minh họa một ví dụ về sắp xếp tone và tách bit (không có mã hóa
trellis) cho trường hợp đơn giản DMT 6 tone và với NF = 1 và NI = 1. b’i là số bit
trong tone i sau khi sắp xếp.
Hình 4.11: Sắp xếp tone và tách bit cho trường hợp DMT 6 tone
6.1.7.2. Mã hóa chòm sao
Sau khi các bit đã được gán cho các kênh con, chúng sẽ được mã hóa chòm
sao. Bộ mã hóa này tương tự như các bộ mã hóa điều chế QAM ở các modem theo
chuẩn V. Số lượng điểm trong chòm sao của mỗi bin phụ thuộc vào số lượng bit
gán cho bin đó. Với số lượng bit trên mỗi bin là 2 đến 15 thì số điểm chòm sao thay
đổi từ 22 = 4 đến 215 = 32768 điểm. Một cách để cải thiện hoạt động của hệ thống là
xử lý khối của mã trellis 16 trạng thái, 4 chiều. Khối mã hóa chòm sao cũng kèm
theo chức năng tinh chỉnh tăng ích (gain). Ngoài giá trị bi, mỗi tone được gán một
giá trị tinh chỉnh tăng ích gi. Các giá trị đầu ra của bộ mã hóa chòm sao được điều
chỉnh bởi giá trị gi này. Việc tinh chỉnh quân bình xác suất lỗi trên các kênh con
bằng cách điều chỉnh công suất tín hiệu ra theo một hệ số thay đổi từ -1,25 đến +2.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 79
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Như vậy sẽ có symbol bị giảm công suất phát. Lý do của việc giảm công suất phát
nằm ở tỉ số đỉnh trên trung bình (PAR:Peak to Average Ratio) của một symbol
DMT. PAR đơn giản là tỉ số của công suất đỉnh có thể có của một mẫu DMT (một
giá trị miền thời gian sau khi biến đổi IFFT) trên công suất trung bình của một mẫu
DMT. PAR lớn là không mong muốn vì khi đó đầu vào tương tự (analog) của một
Modem sẽ phải có dải động rất lớn, khiến cho việc thiết kế modem trở nên phức tạp
và hơn nữa lại tiêu thụ nhiều công suất. Người ta thấy rằng DMT có PAR rất lớn
(khoảng 15dB) và phân bố biên độ của nó gần như là Gaussian. Công suất đỉnh cao
sinh ra do các đầu ra của tất cả các bin riêng rẽ cộng lại tạo thành một giá trị lớn.
Trong nhiều trường hợp, giá trị này vượt ra khỏi khu vực tuyến tính của phần
analog và có thể bị cắt bởi bộ chuyển đổi D/A gọi là clipping. Lỗi gây ra bởi
clipping có thể coi như một xung cộng tính có cực tính âm cho mẫu thời gian đã bị
cắt. Việc giảm công suất trên những tone không cần công suất lớn để đảm bảo một
xác suất lỗi vừa phải sẽ không chỉ giảm được tổng công suất ra của Modem mà còn
giảm được xác suất xảy ra clipping.
Ở cả hướng lên và hướng xuống, thường có một số bin không mang bit
thông tin nào. Bộ mã hóa chòm sao sẽ cho ra một giá trị bằng 0 cho các bin đó. Giá
trị gi của các bin đó cũng thường được đặt về 0.
6.1.8. Điều chế DMT (IFFT)
Trái tim của máy phát là khối điều chế DMT. Cả ATU-C và ATU-R đều sử
dụng điều chế DMT nhưng khác nhau ở số điểm trong phép IFFT. Ở ATU-C, khối
điều chế có 256 bin và sử dụng 255 điểm tần số phức (và các liên hợp phức của
chúng) cộng với hai điểm đặc biệt tạo thành 512 điểm thực trong miền thời gian.
Như vậy tín hiệu hướng xuống gồm có 256 bin hay tone. Khoảng cách giữa tâm của
các DMT bin là 4,3125kHz với tâm đầu tiên ở tần số 4,3125 kHz và tâm lớn nhất là
1,104MHz. Một trong hai điểm đặc biệt đã nói ở trên là tone ở tần số 1,104MHz.
Tone này gọi là Nyquist tone, nó không được sử dụng để mang dữ liệu mà thường
được cài đặt về 0. Điểm đặc biệt còn lại là thành phần một chiều, cũng được cài đặt
về 0. Phương trình sau biểu diễn IFFT ở máy phát:
511
256
0
j ki
k i
i
x Z e
π
=
=∑ với k=0..511 (4.11)
Giá trị Zi khi i=0 là thành phần một chiều và được set về 0; 256 giá trị Zi tiếp theo
(i=1->256) là các giá trị phức đã được mã hóa từ các chòm sao QAM với mỗi sóng
mang (gồm cả giá trị bằng 0 ở tần số Nyquist). 255 giá trị Zi cuối cùng là liên hiệp
phức của các giá trị từ i=1 đến i=255, đối xứng qua Nyquist tone. Điều đó được thể
hiện qua biểu thức sau:
Zm = conj(Z512-m) với m = 257...511 (4.12)
Với trường hợp đặc biệt của symbol đồng bộ, tất cả các giá trị Zi được set về các
giá trị thực với biên độ danh định.
Khối điều chế trong ATU-R sử dụng 32 bin. 32 giá trị phức (gồm một giá trị
0 cho tone số 32) đại diện cho chòm sao được mã hóa ở mỗi kênh con, một thành
phần 1 chiều, và các liên hiệp phức của tone 1 đến 31 tạo ra 64 điểm thực trong
phép IFFT. Khoảng cách giữa các tone cũng là 4,3125kHz, bắt đầu ở tần số
4,3125kHz và kết thúc ở tần số 138kHz. Phương trình IFFT ở ATU-R:
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 80
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
63
32
0
j ki
k i
i
x Z e
π
=
=∑ với k = 0..63 (4.13)
Giá trị Zi khi i=0 là thành phần một chiều; 31 giá trị Zi tiếp theo là các giá trị phức
đã được mã hóa từ các chòm sao QAM của mỗi kênh con (gồm cả giá trị bằng 0 ở
tần số Nyquist). Các giá trị Zi từ i=33 đến i=63 là liên hiệp phức của các giá trị từ
i=1 đến i=31, đối xứng qua Nyquist tone:
Zm = conj(Z64 -m) với m = 33...63 (4.14)
Sự linh hoạt của điều chế DMT có thể thấy được khi xem xét ba khu vực
của phổ tần số trong một hệ thống ADSL song công phân chia theo tần số như hình
trên . Việc để ngỏ 7 tone đầu tiên cho các dịch vụ thoại truyền thống được thực
hiện bằng cách gán cho các tone này giá trị Zi=0 cũng như sử dụng các bộ lọc
tương tự ở đầu cuối của máy phát để lọc các tần số này. Đặt đầu ra của bộ mã hóa
chòm sao phức về 0 sẽ “tắt” các tone hay bin đó. Một cách tương tự, tín hiệu hướng
xuống không dùng đến các tần số trong băng hướng lên bằng cách “tắt” các tone từ
8 đến 32.
Một điều quan trọng là cần phải hiểu và phân biệt được tốc độ khung dữ liệu
và tốc độ khung của một symbol DMT cũng như hiểu được tại sao khoảng cách
giữa các bin lại là 4,3125kHz. Cyclic prefix cũng như khung đồng bộ đóng một vai
trò trong những tốc độ và tần số này. Tốc độ khung dữ liệu, như đã giải thích trước
đây, chính xác là 4kHz (hay 4kBaud). Do mọi khung thứ 69 đều là khung đồng bộ
nên tốc độ khung phải lớn hơn một chút so với tốc độ khung dữ liệu như tính theo
(4.15):
(4.15)
Do số mẫu trong một khung luồng hướng xuống là 544, biểu thức sau cho ta tốc độ
mẫu ra khỏi ATU-C (và đến ATU-R):
,
69 4000 544 2, 208
69sample DS
frames samples MsampleR
s frame s
⎛ ⎞= =⎜ ⎟⎝ ⎠
(4.16)
Tương tự, ở hướng lên:
,
69 4000 68 276
69sam ple U S
fram es sam ples ksam pleR
s fram e s
⎛ ⎞= =⎜ ⎟⎝ ⎠
(4.17)
Độ phân ly miền tần số của một biến đổi FFT (khoảng cách giữa các điểm sau khi
biến đổi) với 2N mẫu thực miền thời gian tính bởi:
FFTR es 2
sampleR
N
= (4.18)
Với hướng xuống, một phép tính đơn giản với 2N=512 và tần số lấy mẫu
2,208MHz sẽ cho khoảng cách bin trong miền tần số là 4,3125 kHz. Tương tự,
hướng lên 2N=64, tần số lấy mẫu là 276kHz nên khoảng cách giữa các bin là
4.3125 kHz.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 81
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
6.1.9. Thêm Cyclic Prefix
Cyclic prefix giúp tăng khoảng bảo vệ, chống ISI đồng thời giúp cho việc
cân bằng miền tần số dễ dàng hơn. Ở hướng xuống, một cyclic prefix dài 32 mẫu
(từ 480 đến 511) được chèn vào 512 mẫu miền thời gian. Như vậy, chuỗi đầu ra của
máy phát DMT gồm có 544 mẫu x480, x481,..., x511, x0, x1, x2,..., x511. Cyclic prefix
của kênh hướng lên dài 4 mẫu từ x60 đến x63 từ đầu ra của IFFT hướng lên. Như
vậy, chuỗi đầu ra của máy phát hướng lên gồm có 68 mẫu x60, x61,..., x63, x0, x1,...,
x63.
6.1.10. Biến đổi số – tương tự và xử lý tín hiệu tương tự
ược Tín hiệu số sau khi đã điều chế DMT, thêm cyclic prefix sẽ đ biến đổi
sang tín hiệu tương tự truyền trên mạch vòng thuê bao. Khối này cũng có chức
năng xử lý tín hiệu tương tự, thường là có các bộ lọc thông dải để lọc lấy dải tần số
của ADSL
6.2. Máy thu
Tín hiệu truyền từ máy phát đến máy thu trên mạch vòng thuê bao. Nếu hệ
thống ADSL sử dụng kỹ thuật song công triệt tiếng vọng thì trước khi đi vào
Modem ADSL, tín hiệu sẽ được đi qua một bộ triệt tiếng vọng. Nếu hệ thống
ADSL song công phân chia theo tần số (FDD) thì tín hiệu được đi qua các bộ lọc để
tách tín hiệu hướng lên và hướng xuống. Sau đó tín hiệu sẽ đi vào máy thu và trải
qua các quá trình sau :
6.2.1. Biến đổi tương tự –số
Tín hiệu tương tự trên đường truyền sẽ được biến đổi trở lại thành tín hiệu
số bởi bộ DAC để tiếp tục xử lý.
6.2.2. Cân bằng miền thời gian (TEQ)
Mặc dù một hệ thống DMT có thể thực hiện cân bằng hiệu quả nhất trong
miền tần số nhưng một bộ cân bằng miền thời gian vẫn có mặt ở đầu vào của máy
thu. Bộ cân bằng này phục vụ hai mục đích:
- Thứ nhất, nó lại bỏ nhiễu ISI có độ dài lớn hơn cyclic prefix. Những giao
thoa như vậy sẽ làm cho một symbol giao thoa với symbol tiếp theo trong miền thời
gian và làm cho kênh không còn tính tuần hoàn nữa.
ược - Thứ hai, nó đ sử dụng như bộ lọc thông dải, loại bỏ các năng lượng
ngoài băng. Ví dụ, bộ cân bằng miền thời gian ở đầu vào của một ATU-C có thể
chứa một phần thông thấp để giảm năng lượng ở dưới tần số của tone số 33 và một
phần thông cao để giảm năng lượng ở trên tần số 138kHz. Các bộ lọc thường là các
bộ lọc thích nghi và nó được huấn luyện để đạt được giá trị tối ưu trong giai đoạn
khởi tạo của truyền dẫn.
6.2.3. Giải điều chế DMT và cân bằng miền tần số (FEQ)
Bộ giải điều chế trong máy thu ADSL làm ngược lại bộ điều chế ở máy phát.
Ở ATU-R, trái tim của bộ giải điều chế là FFT hoạt động trên 512 điểm thực. Chú ý
là trước khi thực hiện FFT thì 32 mẫu của cyclic prefix đã được loại bỏ. Sau khi
thực hiện FFT chỉ giữ lại 256 đầu ra phức được giữ lại, 256 giá trị kia là liên hợp
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 82
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
phức sẽ được bỏ đi. Phương trình 4.19 mô tả quá trình giải điều chế về mặt toán
học:
511
' 256
0
j ki
k iZ x e
π−=∑ với k = 0...255 (4.19)
Ở đây 'kZ là các giá trị chưa qua cân bằng sẽ được giải mã bởi mỗi bộ giải mã chòm
sao QAM của mỗi bin.
Tương tự, ở ATU-C:
63
' 32
0
j ki
k iZ x e
π−=∑ với k = 0...31 (4.20)
Ở cả ATU-C và ATU-R, việc cân bằng miền tần số được thực hiện sau quá trình
FFT. Quá trình này được thực hiện bằng cách đơn giản là sử dụng một phép nhân
phức cho mỗi bin (đã trình bày trong hệ thống DMT). Giá trị của các nhân tử được
xác định trong quá trình khởi tạo đường truyền ADSL và thường được cập nhật bởi
khung đồng bộ hoặc từng khung một.
6.2.4. Giải mã chòm sao và tách bit
Sau khi giải điều chế và cân bằng, giá trị của mỗi bin sẽ được giải mã riêng
biệt bằng một bộ giải mã chòm sao QAM. Các bin mang các bit 0 thì không cần
phải giải mã. Các bit sau giải mã từ mỗi bin sẽ được đưa đến bộ đệm luồng nhanh
hoặc bộ đệm cài xen bằng các thủ tục ngược lại với thủ tục mà chúng đã được phân
chia ở máy phát. Thủ tục này gọi là tách bit (bit extraction) là ngược lại của sắp xếp
tone (tone odering).
6.2.5. Giải cài xen
Quá trình giải cài xen chỉ được thực hiện đối với tín hiệu ở luồng cài xen,
đây đơn thuần là sự sắp xếp các byte trở lại thành từ mã RS, là quá trình ngược lại
của cài xen ở máy phát với cùng tham số.
6.2.6. Giải mã sửa lỗi tiến và giải ngẫu nhiên hóa
Quá trình giải mã sửa lỗi tiến Reed-Solomon được thực hiện bởi các thuật
toán đã trình bày trong chương 2, phần hai của đồ án. Sau đó thông tin được giải
ngẫu nhiên hóa theo quá trình ngược lại của ngẫu nhiên hóa ở máy phát.
6.2.7. Giải mã CRC và phân khung (deframe)
Việc giải mã CRC ở máy thu cũng dựa vào đa thức sinh như ở máy phát:
G(D) = D8 + D4 + D3 + D2 + 1 (4.21)
ứMáy thu thực hiện việc chia đa th c thông tin thu được cho đa thức sinh để phát
hiện xem có xảy ra lỗi trên đường truyền mà không thể sửa được bằng mã hóa sửa
lỗi tiến Reed- Solomon không.
Các bit sau khi đưa qua khối kiểm tra CRC sẽ được phân khung (deframing),
tại đây fast byte và sync byte được giải mã. Nếu cần thiết thì các byte AEX và LEX
được chèn vào kênh tương ứng, hoặc một byte được xóa khỏi cuối cùng của các
byte của một kênh AS hoặc LS đã được chỉ định. Đến đây thì tất cả dữ liệu đều
được đưa đến giao diện phù hợp (gồm tất cả các kênh AS và LS cũng như thông tin
AOC và EOC).
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 83
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
7. Khởi tạo kết nối truyền thông
Nguyên tắc khi thiết lập một kết nối ADSL, modem kiểm tra và phân tích
các điều kiện hiện tại của đường dây và điều chỉnh số lượng bit trên mỗi sóng mang
để tối ưu hóa băng thông sẵn có. Khởi đầu, một Modem phát sử dụng đủ 15 bit trên
mỗi kênh. Modem thu sẽ phân tích tỉ số tín hiệu trên tạp âm SNR và phát kết quả
ngược trở lại modem phát. Các kênh có sự giảm cấp ít sẽ được gán cho nhiều bit
hơn trong khi những kênh có nhiều nhiễu được gán ít bit hơn. Mỗi kênh được điểu
chỉnh một cách độc lập và do đó, những nhiễu ở một tần số nhất định nào đó và ở
một kênh cố định nào đó sẽ được tránh một cách có hiệu quả, trong khi tối đa hóa
được sự sử dụng băng thông còn lại. Những kênh không sử dụng được do nhiễu quá
trầm trọng có thể bị loại bỏ hoàn toàn.
Khởi tạo (initialization) là tiến trình cho phép thiết lập thông tin giữa ATU-C
và ATU-R. Tiến trình này cho phép hai Modem nhận dạng nhau, xác định độ sẵn
sàng về các trạng thái đường dây để hỗ trợ cho các thông tin , trao đổi các tham số
đã được định nghĩa cho yêu cầu kết nối, chỉ định tài nguyên và các thông tin khác.
Tiến trình này được thực hiện thông qua 4 bước sau:
. Kích hoạt và xác nhận (Activation and Acknowledgement)
. Huấn luyện bộ thu phát (Training)
. Phân tích kênh truyền (Channel Analysis)
. Trao đổi (Exchange)
7.1. Kích hoạt và xác nhận
ATU-R bắt đầu tiến trình khởi tạo bằng việc truyền các âm (tone) dành riêng
tới ATU-C. Tất cả các tín hiệu truyền trong thời gian này đều là các âm đơn ở một
trong những tần số sóng mang con. Trong khi nhận dạng lẫn nhau, ATU-C và
ATU-R cũng quyết định bên nào sẽ thực hiện loop timing, thông thường ATU-R sẽ
thực hiện loop timing. Khi giai đoạn khởi tạo này được hoàn tất, ATU-R và ATU-C
trao đổi về phương pháp điều chỉnh và xác định thiết bị chủ.
7.2. Huấn luyện bộ thu phát
Trong pha này, một số tín hiệu băng rộng được gửi giữa ATU-R và ATU-C.
Các tín hiệu băng rộng này cho phép mỗi bên tính mật độ phổ công suất thu được ở
hướng lên và hướng xuống và để tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại ở mỗi đầu
thu trước khi chuyển đổi tương tự/số. Một khoảng lặng cũng có trong pha huấn
luyện này, khi đó mỗi bộ thu phát sẽ tự huấn luyện mạch khử tiếng vọng của mình
mà không cần sự tham gia của bên kia.
7.3. Phân tích kênh truyền
Trong giai đoạn này các phương án lựa chọn, các khả năng và các thông tin
về cấu hình được trao đổi giữa ATU-R và ATU-C. Có 4 bản tin chính được gửi
trong giai đoạn này: ATU-C gửi 2 bản tin gọi là C-Rates 1 và C-MSGI. ATU-R gửi
hai bản tin là R-Rates 1 và R-MSGI.
Bản tin C-Rates 1 gửi 4 phương án lựa chọn từ ATU-C đến ATU-R. Mỗi
phương án gồm có số byte đề nghị mà mỗi kênh mang sẽ mang trong một khung ở
cả hướng lên và hướng xuống. Trong mỗi phương án cũng chứa số byte FEC cho
mỗi từ mã trong các bộ đệm cho cả hướng lên và hướng xuống và số symbol trong
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 84
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
mỗi từ mã trên kênh cài xen ở cả hai hướng. Trong 4 phương án đó cuối cùng sẽ có
một được chọn trừ phi thỏa thuận được tốc độ khởi đầu là tốc độ thích ứng.
Bản tin C-MSGI mô tả các đặc tính và các khả năng của ATU-C để đảm bảo
rằng ATU-R biết được tất cả các khả năng của ATU-C. Bản tin 48 bit này gồm
những thông tin như: độ dự phòng SNR tối thiểu cần có (thường là 6dB), mã nhà
sản xuất, mức PSD phát trong quá trình khởi tạo ....
R-Rates1 rất giống với C-Rates1 ở chỗ 4 phương án được gửi đi liệt kê các
tốc độ có thể. Tuy nhiên, trong trường hợp này chỉ có các phương án cho hướng lên
được liệt kê.
R-MSGI chứa thông tin về cấu hình và các hỗ trợ của ATU-R. Bản tin 48 bit
này gồm có nhiều tham số giống như của C-MSGI, ngoại trừ độ dự phòng SNR, chỉ
thị hỗ trợ NTR, mức mật độ phổ công suất trong quá trình khởi tạo, hỗ trợ chế độ
mào đầu rút gọn.
7.4. Trao đổi
Tập hợp các thông tin về chất lượng kết nối và cấu hình theo yêu cầu, các
Modem định hình lại bản thân chúng và trao đổi thông tin về cấu hình của chúng.
Việc chỉ định băng thông để yêu cầu kênh mang sẽ được ấn định, các âm DMT cụ
thể và lượng dữ liệu mã hóa trong mỗi âm được chỉ ra và ấn định. Việc kết nối
được kiểm tra trên cả hai hướng và mỗi Modem sẽ thông báo với đầu bên kia rằng
nó đã sẵn sàng để nhập thông tin.
Ban đầu, pha trao đổi quyết định phương án nào trong số những phương án
đã phát đi trong C-Rates 1 và R-Rates 1 sẽ được sử dụng. Nếu tốc độ thích ứng đã
được mạch vòng hỗ trợ, bản tin đầu tiên được trao đổi trong pha này là R-MSG-RA
dài 80 bit được gửi bởi ATU-R để thông báo tới ATU-C thêm những thông tin về
kênh hướng xuống để sau đó ATU-C có thể đề nghị những phương án tốc độ khác
tối ưu hơn. Sau khi gửi R-MSG-RA, ATU-R gửi R-Rates-RA. R-Rates-RA gồm có
8 bit và chọn tốc độ luồng hướng xuống cao nhất được đề nghị từ C-Rates 1 mà có
thể được hỗ trợ. ATU-C đáp lại các bản tin R-MSG-RA và R-Rates-RA bằng các
bản tin C-MSG-RA và C-Rates-RA. C-Rates-RA mang 4 phương án lựa chọn cho
hướng xuống và hướng lên. C-MSG-RA theo sau C-Rates-1, nó là một bản tin 48
bit chứa độ dự phòng SNR yêu cầu cho kênh hướng xuống.
Khi không sử dụng tốc độ thích ứng, các bản tin đã mô tả ở trên không được
truyền đi.
Tiếp theo, ATU-R cần gửi thêm 3 bản tin đã được định dạng tới ATU-C để
hoàn thành việc lựa chọn các tham số hướng xuống. Hai bản tin đầu là R-MSG2 và
R-Rates 2. Tương ứng với các bản tin R-MSG2 và R-Rates2, ATU-C gửi các bản
tin C-MSG2 và C-Rates2. C-Rates2 chỉ rõ quyết định cuối cùng sẽ được sử dụng
trong các phương án cho hướng xuống và hướng lên.
Sau khi các phương án cho hướng lên và hướng xuống đã chọn xong và đã
được ATU-C và ATU-R biết, cần có một bản tin nữa trên mỗi hướng trước khi
chuyển sang trạng thái cố định. Đó là các bản tin C-B&G truyền từ ATU-C đến
ATU-R và bản tin R-B&G từ ATU-R đến ATU-C. Sau sự trao đổi cuối cùng này sẽ
chuyển sang trạng thái hoạt động cố định. Trạng thái này gọi là SHOWTIME.
8. Tìm hiểu một số Modem ADSL có sự hỗ trợ của DMT.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 85
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Nói chung các IC của các hãng có sự khác nhau về hình dáng bề ngoài của chúng
nhưng vê ứng dụng chúng hầu hết đều có chức năng chính giống nhau. Sau đây
chúng ta xét một số IC:
8.1. IC TLV320AD11A
8.1.1.Cấu trúc
Hình 4.12: Cấu trúc của IC
8.1.2. Đặc điểm chính của IC TLV320AD11A.
TLV320AD11A là loại Modem tốc độ cao được cung cấp bởi các chuẩn
ANSI T1.413 và ITU G.992.1. TLV320AD11A là một thiết bị điện tử công suất thấp
bao gồm 5 khối chức năng chính: khối phát, khối thu, khối định thời,khối chức
năng, và giao diện chính. Nó được thiết kế để làm việc cùng với các thiết bị
Modem đặt ở trung tâm trong họ Texas Instruments.
Thiết bị này gồm có một cổng dữ liệu song song để chuyển dữ liệu và một cổng nối
tiếp để điều khiển luồng số liệu.
8.2. IC AC5 Octal-Port
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 86
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Các tính năng chính:
- Ứng dụng trong các văn phòng trung tâm có giải pháp ADSL là điểm mạnh
của IC này.
- Hỗ trợ mật độ cổng vào cao nhất.
- Phần mềm mở ADSL cho phép các khách hàng mở thêm các dịch vụ gia
tăng .
- Hỗ trợ VoDSL và cả VoADSL thông qua giao diện kết nối PCM.
- IC này có độ tích hợp cao nhất, giải pháp ADSL của văn phòng trung tâm
mang tính kinh tế nhất.
Sơ đồ nguyên lí khối thu phát :
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 87
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Kết luận
Qua những nghiên cứu và phân tích về công nghệ đường dây thuê bao số
(DSL) nói chung và về đường dây thuê bao số bất đối xứng (ADSL) nói riêng, ta có
thể rút ra một số nhận xét sau:
Công nghệ DSL có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp một đường truyền tốc
độ cao đến khách hàng. Nó đặc biệt phù hợp với những đối tượng như hộ gia đình,
các công ty nhỏ hay các trường học bởi chi phí cho một đường DSL không quá cao
mà băng thông nó đem lại lại tương đối lớn. Trong tương lai không xa, khi mà
VDSL phát triển thì băng thông không còn là vấn đề nữa, lúc đó DSL sẽ có khả
năng đáp ứng mọi nhu cầu về học tập, giải trí, mua sắm ... của khách hàng. Ngoài
ra, với khả năng cung cấp các đường truyền với các tốc độ khác nhau, ở các cự li
khác nhau, DSL có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng, từ những người dân
bình thường đến những công ty lớn, đó là một trong những thế mạnh của công nghệ
này trong cuộc cạnh tranh với những công nghệ truyền dẫn tốc độ cao đến thuê bao
khác. Việc cài đặt các thiết bị cho DSL ở nhà thuê bao lại tương đối dễ dàng, không
đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc đường dây trong nhà. Đối với các công ty viễn thông
và các nhà cung cấp dịch vụ, DSL có thể được coi là lời giải tối ưu cho bài toán lâu
nay làm đau đầu họ đó là bài toán về kinh phí đầu tư ban đầu cho các mạng cáp
truyền dẫn. Do những đặc điểm đó, DSL xứng đáng là công nghệ dẫn đầu trong
việc xây dựng các mạng truy nhập trên thế giới hiện nay. Riêng ADSL, công nghệ
DSL phổ biến nhất, chỉ qua vài năm phát triển nhưng nó đã chứng tỏ được sự ưu
việt của mình và được nhiều nước trên thế giới lựa chọn triển khai, trong đó có Việt
Nam.
Ở Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet băng rộng và các nhu
cầu truyền số liệu tốc độ cao khác, chúng ta cũng đã bước đầu triển khai ADSL và
VDSL. Tuy nhiên, do mức sống của người dân chưa cao và nhận thức về tầm quan
trọng của Internet còn hạn chế nên nhu cầu đối với các dịch vụ băng rộng chưa lớn.
Ngay cả các doanh nghiệp cũng chưa thấy hết tầm quan trọng của công nghệ thông
tin trong thời đại ngày nay. Điều đó dẫn đến việc triển khai ADSL và VDSL còn
chậm chạp do đầu tư lâu thu được lợi nhuận. Để tạo ra sự thúc đẩy các dịch vụ này
phát triển, những nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp đường truyền cần thực
hiện các chiến dịch quảng bá đến mọi người về lợi ích công nghệ thông tin, của
Internet và có các chính sách khuyến khích người dùng như hạ giá cước truy nhập,
miễn phí một số dịch vụ v.v...qua đó làm cho nhu cầu tăng lên trong đó có nhu cầu
truy nhập băng rộng, tạo tiền đề cho ADSL và VDSL phát triển.
Đối với việc triển khai thực tế, do có nhiều chuẩn công nghệ DSL cùng tồn
tại nên chúng ta cần lựa chọn một chuẩn phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và sử
dụng các thiết bị một cách thống nhất, tránh việc không tương thích với nhau của
các thiết bị, gây khó khăn khi phát triển mạng. Chúng ta cũng nên sớm ban hành
các tiêu chuẩn kỹ thuật về đường dây, về thiết bị DSL phù hợp với đặc điểm của
mạng cáp đồng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn thiết bị và việc
xác định chất lượng mạch vòng khi cài đặt những hệ thống DSL. Trước mắt, chúng
ta cần nhanh chóng triển khai rộng rãi ADSL và dần hướng tới VDSL vì VDSL
chính là công nghệ trung gian tốt nhất trên con đường tiến tới các mạng toàn quang,
đích đến của bất kỳ một quốc gia nào.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 88
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, sự gia tăng mạnh mẽ về nhu
cầu, hi vọng trong tương lai không xa DSL (đặc biệt là ADSL và VDSL) sẽ trở nên
phổ biến tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn
thông của nước nhà.
Phụ lục A:
Các thuật ngữ và từ viết tắt.
ADSL Asymetrical Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số bất đối xứng
ANEXT Amplified NEXT NEXT được khuếch đại
ANSI American National Standard Institute Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ
ANSI
T1.413
The interface standard for DMT ADSL Chuẩn giao diện của ANSI cho ADSL
AOC ADSL Overhead Channel Kênh mào đầu ADSL
ASIC Application Specific Integrated Circuit Mạch tích hợp chuyên dụng
ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền tải không đồng bộ
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 89
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
ATU-C ADSL Transceiver – Central Unit Bộ thu phát ADSL ở tổng đài
ATU-R ADSL Transceiver – Remote Unit Bộ thu phát ADSL ở xa
AWG American Wire Gauge Đơn vị đo kích thước dây của Hoa Kỳ
AWGN Additive White Gaussian Noise Nhiễu Gaussian cộng tính
BAS Broadband Access Server Server truy nhập băng rộng
BER Bit error rate Tỉ lệ lỗi bit
BRI Basic Rate Interface Giao diện ISDN tốc độ cơ bản
CAP Carrierless Amplitude/Phase
Modulation
Điều chế biên độ/pha không sóng mang
CLEC Competitive LEC LEC cạnh tranh
CO Central Office Tổng đài nội hạt
CPE Customer Premises Equipment Thiết bị tại nhà khách hàng
CRC Cyclic Redundancy Check Mã kiểm tra dư vòng
CSA Carrier Serving Area Vùng phục vụ
DFE Decision Feedback Equalizer Bộ cân bằng phản hồi quyết định
DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc
DMT Discrete MultiTone Modulation Điều chế đa tần rời rạc
DSL Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số
EC Echo Cancellation Khử tiếng vọng
ECSA Extended CSA Vùng phục vụ mở rộng
EOC Embedded Operation Channel Kênh vận hành nhúng
ETSI European Telecommunications
Standard Institute
Viện tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu
FDD Frequency Domain Duplexing Song công phân chia theo tần số
FDI Feeder Distribution Interface Giao diện cáp fiđơ – cáp phân phối
FDM Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi tiến
FEQ Frequency– Domain Equalizer Bộ cân bằng miền thời gian
FEXT Far- End CrossTalk Xuyên âm đầu xa
FFT Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh
FIR Finite Impulse Response Bộ lọc có đáp ứng xung hữu hạn
FTTB Fiber To The Building Cáp quang đến tòa nhà
FTTC Fiber To The Curb Cáp quang đến vỉa hè
FTTEx Fiber To The Exchange Cáp quang đến tổng đài
FTTH Fiber To The Home Cáp quang đến tận nhà
FTTN Fiber To The Neighbourhood Cáp quang đến khu dân cư
FTTO Fiber To The Office Cáp quang đến văn phòng
HDSL High bit rate Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số tốc độ bit cao
HFC Hybrid Fiber –Coax Mạng cap quang lai cáp đồng trục
IDFT Inverse Discrete Fourier Transform Biển đổi Fourier rời rạc ngược
IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biển đổi Fourier ngược nhanh
ILEC Incumbent LEC Công ty viễn thông nội hạt độc quyền
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ tích hợp
ISI InterSymbol Interference Nhiễu liên ký tự
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet
ITU International Telecommunication
Union
Liên minh Viễn thông quốc tế
LEC Local Exchange Company Công ty viễn thông nội hạt
LT Line Termination Kết cuối đường dây
MCM MultiCarrier Modulation Điều chế đa sóng mang
MMDS Multichanel Microwave Distribution
System
Hệ thống phân phối Viba đa kênh
MMSE Minimum Mean Squared Error Lỗi trung bình bình phương cực tiểu
NEXT Near- End Crosstalk Xuyên âm đầu gần
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 90
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
NSP Network Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ
NT Network Termination Kết cuối mạng
NTR Network Timing Reference Chuẩn định thời mạng
ONU Optical Network Unit Đơn vị mạng quang
PAR Peak to Average Ratio Tỉ số đỉnh trên trung bình
PON Passive Optical Network Mạng quang thụ động
POTS Plain Old Telephone Services Các dịch vụ thoại cơ bản
PPP Point-to-Point Protocol Giao thức điểm nối điểm
PSD Power Spectral Density Mật độ phổ công suất
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RADSL Rate Adaptive Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số tốc độ thích ứng
RF Radio Frequency Tần số radio
RFI RF interference Nhiễu tần số Radio
SCM SingleCarrier Modulation Điều chế đơn sóng mang
SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ
SDSL Symmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số đối xứng
SNR Signal to Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên tạp âm
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
TC Transmission Convergence Phân lớp hội tụ truyền dẫn (ATM)
TCM Trellis Coded Modulation Điều chế mã Trellis
TDD Time Domain Duplexing Song công miền thời gian
TE Terminal Equipment Thiết bị đầu cuối
TEQ Time – Domain Equalizer Bộ cân bằng miền thời gian
ULFEXT Unequal Level FEXT FEXT không đồng mức
UTP Unshielded Twisted Pair Đôi dây xoắn không bọc
VOD Video On Demand Video theo yêu cầu
xTU-C xDSL Transceiver – Central Unit Bộ thu phát xDSL ở trung tâm
xTU-R xDSL Transceiver – Remote Unit Bộ thu phát xDSL ở xa
Phụ lục B:
Các tổ chức, các khuyến nghị và các chuẩn về xDSL
Dưới đây là danh sách các tổ chức, các khuyến nghị và các chuẩn có liên quan đến
xDSL
B.1 Liên minh viễn thông quốc tế:
INTERNATIONAL TELECOMMUNICATIONS UNION - ITU
Nhóm nghiên cứu số 15 trong ITU chịu trách nhiệm về xDSL.
Các khuyến nghị:
G.703 Primary rate (T1/E1) systems
G.961 ISDN-BRA digital system (DSL line format)
G.991.1 HDSL (thế hệ thứ nhất, sử dụng hai đôi dây)
G.991.2 HDSL (dành cho thế hệ thứ hai, sử dụng một đôi dây)
G.992.1 ADSL toàn tốc
G.992.2 ADSL không có bộ tách (“Spliterless” ADSL), còn
gọi là G.lite
G.993 Dành cho VDSL
G.994 Giao thức bắt tay cho tất cả các loại Modem xDSL
G.995 Tổng quan về các khuyến nghị xDSL
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 91
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
G.996 Các thủ tục kiểm thử (test) cho xDSL
G.997 Các hoạt động lớp vật lý, quản trị và bảo dưỡng cho
xDSL
B.2 Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ
AMERICAN NATIONAL STANDARDS INSTITUTE - ANSI
Các thông tin có thể tìm tại www.t1.org/t1e1
Ủy ban T1E1.4 chịu trách nhiệm về xDSL; các buổi hội thảo mở cửa tự do cho mọi
người.
Các chuẩn:
T1.413 Chuẩn ADSL
TR28 Chuẩn HDSL
B.3 Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu
EUROPEAN TELECOMMUNICATIONS STANDARDS INSTITUTE - ETSI
Ủy ban TM6 chịu trách nhiệm về xDSL; các cuộc hội thảo chỉ dành cho đại diện
của các công ty châu Âu
B.4 Diễn đàn DSL
DSL FORUM
Các thông tin có thể tìm tại www.dslforum.org
B.5 Diễn đàn ADSL-ADSL FORUM
Các thông tin có thể tìm tại www.adsl.com
Phụ lục C:
Tài liệu tham khảo
[1]. ADSL, VDSL, and Multicarier Modulation
Wiley & Sons Inc. John A.C.Bingham, Copyright © 2000 John
[2]. ADSL/VDSL Principles
Dr. Dennis J.Rauschmayer, published 1999 by MacMillan Technical Publishing.
[3]. The DSL Sourcebook
The Comprehensive Resource on Digital Subscriber Line Technology. Third
Edition. © Paradyne Corporation.
[4]. DSL Anywhere
DSL Forum
[5]. Multicarrier Modulation: Duplexing Design and Interference/ Distortion
Mitigation
Doctoral thesis, Rickard Nilsson, Lulea University of Technology, Division of
Signal Processing, Luêa, Sweden, December 2001.
[6]. Tài liệu về ADSL của công ty VDC.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 92
Thực hiện kĩ thuật điều chế đa tần rời rạc DMT cho công nghệ đường dây thuê bao số
bất đối xứng ADSL.
[7]. Tìm hiểu công nghệ đường dây thuê bao số - xDSL.
Nhà xuất bản Bưu điện. Hà Nội, 10-2001.
- Các bài viết về DSL, ADSL trên các tạp chí:
+ TelecomMagazine.
+ Bưu chính Viễn thông.
+ PCWorld Việt Nam.
- Tài liệu về DSL của DSL forum và ADSL forum.
- Các thông tin khác từ Internet.
SV: Cù Thị Hạnh - Lớp ĐT2 – CĐ1A 93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-1193075588640770_ky_thuat_dieu_che_da_tan_roi_rac_dmt_cho_adsl_7914.p_.pdf