Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học

Dân chủ là sản phẩm của chính trị, là mơ ước ngàn đời của quần chúng trong xã hội. Dân chủ là khát vọng tinh thần đòi giải phóng của con người để đạt tới tự do, là động lực của mọi cuộc cách mạng. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người. Chính vì vậy, Chi uỷ nhà trường, BGH và Công đoàn nhà trường xác định việc thực hành dân chủ là một yếu tố quan trọng để phát huy nội lực của mỗi một CBGV trong nhà trường để hướng vào việc thực hiện mục tiêu cao đẹp: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng là nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà điểm xuất phát từ bản chất của chế độ ''Nước ta là nước dân chủ . Mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân''. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Dân là chủ và dân làm chủ”. Dân là chủ, dân làm chủ kết hợp lại với nhau thành văn hoá dân chủ của nhân dân. Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn; cơ quan hành chính và doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo các Nghị định 07, 71, 29 (nay là Nghị định 79) được triển khai nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở trường học, một mặt vừa phát huy và bảo đảm quyền làm chủ, sức sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, thông qua đó, nhằm động viên, huy động tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của phụ huynh học sinh, của chính quyền địa phương, của các đoàn thể trong nhà trường nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ cởi mở, đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, duy trì nề nếp nguyên tắc và hoạt động dạy và học ở trong nhà trường.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18149 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dân chủ là sản phẩm của chính trị, là mơ ước ngàn đời của quần chúng trong xã hội. Dân chủ là khát vọng tinh thần đòi giải phóng của con người để đạt tới tự do, là động lực của mọi cuộc cách mạng. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người. Chính vì vậy, Chi uỷ nhà trường, BGH và Công đoàn nhà trường xác định việc thực hành dân chủ là một yếu tố quan trọng để phát huy nội lực của mỗi một CBGV trong nhà trường để hướng vào việc thực hiện mục tiêu cao đẹp: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng là nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà điểm xuất phát từ bản chất của chế độ ''Nước ta là nước dân chủ... Mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân''. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Dân là chủ và dân làm chủ”. Dân là chủ, dân làm chủ kết hợp lại với nhau thành văn hoá dân chủ của nhân dân. Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở xã, phường, thị trấn; cơ quan hành chính và doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo các Nghị định 07, 71, 29 (nay là Nghị định 79) được triển khai nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở trường học, một mặt vừa phát huy và bảo đảm quyền làm chủ, sức sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, thông qua đó, nhằm động viên, huy động tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của phụ huynh học sinh, của chính quyền địa phương, của các đoàn thể trong nhà trường nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ cởi mở, đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, duy trì nề nếp nguyên tắc và hoạt động dạy và học ở trong nhà trường. Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo gần 20 năm qua là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giải phóng mọi nguồn lực và tiềm năng sáng tạo của con người vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là quyết sách hợp lòng dân, được lòng dân. Qua hơn tám năm thực hiện quy chế trên ở các loại hình cơ sở đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tính tự giác năng động, sáng tạo của cán bộ, công nhân viên chức trong nhà trường đã được phát huy và trở thành động lực trực tiếp cho các phong trào hành động cách mạng “thi đua dạy tốt, học tốt” và phong trào xây dựng đơn vị văn hoá trường học, đời sống văn hoá mới ở khu dân cư. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tạo ra luồng gió mới thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, chấn hưng đất nước và công cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng cho sát hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời tăng cường vai trò, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. tổ chức đảng phải ''khéo lãnh đạo'' để cùng với Công đoàn và các đoàn thể trong trường học thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và đây cũng chính là động lực của các phong trào hành động của các tổ chức trong nhà trường trên cơ sở là phải đáp ứng được lợi ích thiết thực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong toàn nhà trường. Dân chủ cũng là lợi ích, thực hiện Quy chế dân chủ là phát huy ''lực lượng của mỗi một cán bộ công chức góp thành lực lượng cách mạng của toàn thể hội đồng giáo viên'' để thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở tổ chức Công đoàn phải là một khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, đội ngũ cán bộ BCH Công đoàn cơ sở phải nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phải có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng làm cho mọi công đoàn viên “hiểu thấu nội dung cơ bản của Quy chế dân chủ”. BCH Công đoàn quan tâm tổ chức, triển khai cho công đoàn viên học tập nghiêm túc, bàn bạc dân chủ để xây dựng, quy chế hoạt động cho phù hợp với đơn vị mình. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không phải là khẩu hiệu tuyên truyền mà đây chính là mệnh lệnh của cuộc sống . Để cho QCDC đi vào cuộc sống , đòi hỏi sự năng động của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cán bộ đảng viên, chính quyền, công đoàn và đoàn thể phải cùng nhau bàn bạc để xây dựng, thực hiện Quy chế phù hợp với đơn vị trường học. Thực hiện QCDC phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và quần chúng. Để thực hiện có hiệu quả QCDC ở cơ sở phải nói đến vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường , nhất là người đứng đầu đơn vị. Cán bộ là linh hồn của phong trào, là “gốc của mọi công việc''. Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, thống nhất trong nhận thức, hành động thì thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả cao. Thực tế ở cơ sở, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, xuất hiện tình trạng ''bằng mặt mà không bằng lòng'' nên hiệu quả công việc đạt thấp, hạn chế đến việc phát huy tính tích cực của quần chúng vào thực hiện nhiệm vụ chung. Thái độ thờ ơ của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường với công việc làm cho nhân tố mới rất khó tồn tại và phát huy, tất yếu dẫn đến sự chống đối ngầm - nguy cơ tiềm ẩn của các xung đột lớn. Để việc thực hiện Quy chế dân chủ mang lại chất lượng, cần phải tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên.Thường xuyên kết hợp với Công đoàn nhà truờng để tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách pháp luật của đảng và Nhà nước đối với cán bộ giáo viên trong toàn trường. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu tham nhũng và vận động mọi người cảnh giác đối với các âm mưu thâm độc của kẻ thù chống phá cách mạng. Kết hợp việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở với việc nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức Công đoàn không ngừng vững mạnh. Ban lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường luôn tạo điều kiện đặt việc phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên chức trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, công khai quy chế làm việc, chương trình công tác, Kế hoạch hàng tháng của các ban ngành và đoàn thể, cụ thể hoá kế hoạch của cấp trên. Tích cực vận động cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường thực hiện tốt Quy chế dân chủ. Điểm nổi bật của quá thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Công đoàn Trường Tiểu học Triệu Sơn , đó là việc phát huy dân chủ có chất lượng và hiệu quả, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao hiệu lực hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp để cán bộ công chức được bàn bạc, quyết định trực tiếp những vấn đề thiết thực gắn liền với lợi ích của mình. Các nội dung của QCDC đều được tiến hành có chiều sâu với những hình thức phong phú, đa dạng từ đó đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường , tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong cơ quan trường học, tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong Đảng, trong CB-GV, củng cố được niềm tin của quần chúng với Đảng, với Ban lãnh đạo nhà trường, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ trong phong trào thi đua “HAI TỐT”, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch của nhà trường đã đề ra. Trong quá trình hoạt động Công đoàn nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho công đoàn viên mang các nội dung thiết thực về chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, củng cố niềm tin về Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống dân tộc, giai cấp để tổ chức công đoàn để không ngừng tiến lên, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và 35 năm ngày giải phóng Quảng Trị. Năm học 2006-2007 diễn ra trong thời điểm cả nước thi đua thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, 60 năm ngày thương binh liệt sĩ và 35 năm ngày giải phóng Quảng Trị. Trong bối cảnh đó, hoạt động công đoàn toàn công đoàn tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội công đoàn giáo dục tỉnh nhiệm kỳ 2003-2008 Công đoàn nhà trường đã động viên toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên không ngừng rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực trình độ nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chức năng đại diện và chăm lo bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh với chủ đề năm học là: “Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, thực hiện tốt chức năng của tổ chức công đoàn” Tập trung thực hiện nổi bật “Kỷ cương-Trách nhiệm” trong cuộc vận động: Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm” hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ trưởng bộ GD-ĐT phát động. Công đoàn nhà trường hoạt động chủ yếu dựa vào 4 chương trình mà Liên đoàn LĐ huyện đề ra và đặc điểm tình hình hoạt động tại Công đoàn cơ sở của nhà trường để đề ra những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phù hợp với thực tế và luôn chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đội ngũ nhà giáo và tạo điều kiện cho CBGV, CNV yên tâm phấn khởi công tác. Chủ động nghiên cứu tham gia các chế độ chính sách đối với CB-CNVC và lao động trong ngành, giải quyết kịp thời những vướng mắc và bất cập trong đổi mới GD-ĐT, trong việc thực hiện các chế độ chính sách của người lao động. -Công đoàn Trường Tiểu học Triệu Sơn luôn tăng cường công tác phối kết hợp với chính quyền nhà trường, các đoàn thể … để giải quyết mọi vướng mắc có thể phát sinh trong nhà trường nhằm đẩy mạnh các hoạt động của công tác dân chủ hoá trong trường học như: Công tác thanh tra, kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân các cấp. -Thực hiện tốt chức năng của Ban thanh tra nhân dân khi có vấn đề vướng mắc xảy ra liên quan đến quyền lợi của cá nhân CĐV. -Cùng với chuyên môn và nhà trường đẩy mạnh cuộc vân động xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, gia đình nhà giáo văn hóa, dân số kế hoạch hóa gia đình. Đề cập đến việc  tổ chức thực hiện QCDC tại Trường Tiểu học Triệu Sơn về nguyên tắc chung có lẽ không có gì đặc biệt so với các trường bạn trong toàn huyện Triệu Phong. Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn của Trung ương, của ngành cấp trên, Chi bộ, lãnh đạo nhà trường và Công đoàn trường đã triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, đồng bộ, đúng yêu cầu. Điều đáng nói, đáng quan tâm là ở phương thức và tác động của việc tổ chức thực hiện quy chế trong thực tế đã mang lại sự đổi mới quan điểm và phong cách lãnh đạo theo hướng phát huy tinh thần dân chủ bàn bạc đối với cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường. Việc chủ động tổ chức xây dựng kế hoạch năm học từ cá nhân từng cán bộ giáo viên, đến tổ, khối chuyên môn trong nhà trường để bàn bạc và xây dựng kế hoạch năm học nhà trường một cách dân chủ và sát hợp với tình hình thực tế của địa phương trường đóng. Việc triển khai sâu rộng và đồng bộ QCDC ở cơ sở đã thực sự huy động được các nguồn lực, khơi dậy và phát huy được ý chí tinh thần và sức mạnh tổng hợp của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường; của các tổ chức trong nhà trường để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung đó là “THI ĐUA DẠY TỐT, HỌC TỐT” Sẽ là chưa đầy đủ khi đề cập đến những tác động tích cực của việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở đối với việc phát huy các nguồn lực xã hội: Chính quyền địa phương, hội Cha mẹ học sinh và các ban ngành nơi trường đóng. Việc công khai tài chính, công khai thi đua, khen thưởng, công xét chuyển và nâng bậc lương hàng năm... là một biện pháp quan trọng để cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường thực hiện quyền giám sát, kiểm tra nhằm ngăn chặn những sai phạm trong các hoạt động có liên quan... Công tác này BLĐ nhà trường đã công khai thu chi tài chính bằng văn bản một năm 2 lần (6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm) Công đoàn Trường TH Triệu Sơn cũng đã chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo đúng chức năng để giải quyết những vướng mắc, tồn đọng và những quyền lợi khác cho công đoàn viên như: Xếp loại thi đua, khen thưởng, giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức hàng năm, công khai việc xét nâng bậc lương hàng kỳ, hàng năm. Do đó, về nội dung này Công đoàn Trường TH Triệu Sơn đã cụ thể hóa, công khai hóa một bước nhằm để thực hiện tốt quyền giám sát, kiểm tra của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường . Vì vậy, để thực hiện Quy chế dân chủ thì lãnh đạo nhà trường cần có sự sâu sát, bàn tính dân chủ kỹ lưỡng trong quá trình xác lập những chủ trương và giải pháp toàn diện, trong đó mục tiêu trước tiên là phục vụ và mang lại lợi ích thực sự cho học sinh, cho nhà trường và cho toàn xã hội. Kể từ năm 1998 đến nay, Trường Tiểu học Triệu Sơn đã có những bước phát triển quan trọng. Trong nhiều năm liền nhà trường luôn hoàn thành kế hoạch đề ra, nội bộ đoàn kết, cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường luôn luôn chăm lo xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Năm 2006 trường được UBND huyện Triệu Phong công nhận đơn vị văn hoá, năm học 2005-2006 trường được UBND huyện Triệu Phong công nhận trường Tiên tiến xuất sắc, cũng trong trong năm học này trường được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (giai đoạn 1) Đạt được những kết quả đó có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng đó là Chi bộ đảng, BGH nhà trường và toàn thể cán bộ công nhân viên chức đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học nên nội bộ đã thấu hiểu và đoàn kết, đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường phát triển không ngừng. Trong quản lý BGH nhà trường phân công công tác cụ thể, chuyên môn hóa, tăng quyền chủ động quản lý cán bộ, nhân viên cho các tổ, khối trưởng trong nhà trường. Quán triệt thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, văn bản hóa quy trình làm việc của Ban lãnh đạo nhà trường, duy trì chế độ họp hội đồng giáo viên định kỳ để đánh giá công việc trong tháng và triển khai công tác, do vậy, luôn tạo ra được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cấp ủy, BGH và cán bộ công nhân viên chức trong toàn trường. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng quy chế làm việc của nhà trường, Cùng với phân công trách nhiệm của các thành viên trong hội đồng SP nhà trường, đảm bảo không có công việc nào không có người phụ trách, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động, giám sát kiểm tra hoạt động giữa các bộ phận chức năng. Điều quan trọng là BLĐ nhà trường đã biết khai thác tốt vai trò tham mưu tích cực của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và luôn lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường về lĩnh vực chuyên môn, thực hiện phương châm “Vì việc chọn người”. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Liên đội TNTPHCM trong công tác chỉ đạo, điều hành và tham gia hoạt động trong trường học, một mặt, nhà trường phối hợp chặt chẽ trong quản lý cán bộ tạo mọi điều kiện về con người, kinh phí, thời gian để các tổ chức đoàn thể tăng cường hiệu quả hoạt động, mặt khác, các đoàn thể đều được bàn bạc, trao đổi tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của thành viên. Nhờ vậy mà chất lượng hoạt động các đoàn thể đã có sự chuyển biến rõ rệt về chất, đồng thời Ban lãnh đạo nhà trường khai thác được những kênh thông tin quý giá từ các đoàn thể, củng cố cơ sở vững chắc cho việc ban hành và triển khai thực hiện các quyết định quản lý. Thực hiện dân chủ rộng rãi, thường xuyên trong nhà trường, đặc biệt là quan tâm tổ chức tốt hội nghị dân chủ nhà trường để bàn giải pháp triển khai kế hoạch năm học một cách thuận tiện và phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường Trong hội nghị dân chủ, CB-CNVC được thẳng thắn trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến về những nội dung quan trọng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, nhà trường đã văn bản hoá, bổ sung vào quy chế quản lý, điều hành thống nhất trong toàn trường. Như vậy, nhà trường luôn lắng nghe cấp dưới nói, được biết, được bàn, mà những sáng kiến, đề nghị xác đáng của cấp dưới đã được Ban lãnh đạo ghi nhận và áp dụng trên thực tế. Thực tiễn hoạt động của nhà trường cho thấy việc phát huy dân chủ thực sự có tác động tích cực tới hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời minh chứng sinh động cho yêu cầu kết hợp hài hoà giữa tập trung và dân chủ, dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chủ động, sáng tạo trong công tác nhưng không coi nhẹ việc kiểm tra, đôn đốc. Nhìn lại quá trình thực hiện QCDC có thể khẳng định rằng: Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị về “xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình đón nhận và hưởng ứng tích cực, từ đó góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế-xã hội; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;tình làng nghĩa xóm, phong tục tập quản được duy trì, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng gây phiền hà sách nhiễu nhân dân từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi các thói hư tật xấu...Từ những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ , cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường đã xác định phương hướng cho những năm tiếp theo là: Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính trị về “xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” và Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng và các nội dung Nghị định của Chính phủ, đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức chấp hành pháp luật của công dân. Cụ thể hoá các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, xây dựng kế hoạch và chương trình hành động phù hợp với điều kiện thực tế của Công đoàn Trường Tiểu học Triệu Sơn . Đổi mới phương thức hoạt động của Công đoàn Trường Tiểu học Triệu Sơn và các đoàn thể chính trị xã hội; tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng, Chính quyền phát huy hơn nữa quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường, tạo bầu không khí dân chủ cởi mở trong trường học, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ và văn minh./. Công đoàn Trường Tiểu học Triệu Sơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện quy chế dân chủ trong trường học.doc
Luận văn liên quan