Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sống trung bình ở các ruộng dao động từ 22 –
29%. Năng suất tôm nuôi ở các ruộng đạt được từ 1.070 –1.430kg/ha. Trong 6
ruộng nuôi thực nghiệm thì ruộng 1 có lợi nhuận thấp nhất chỉ đạt 38.102.500
đồng/ha, cao nhất là ruộng 6 lợi nhuận đạt 53.325.500 đồng/ha. Nhìn chung lợi
nhuận mang lại từ các ruộng vẫn đem lại thu nhập khá cao cho người nuôi và cho
thấy hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa khô cũng
khá cao.
63 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3276 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) trên nền đất lúa vào mùa khô ở huyện Tam Nông - Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thức ăn công nghiệp có kích cỡ 1,5 – 2
mm (có hàm lượng protein dao động từ 30 – 45%). Do vào thời điểm mùa khô
nên lượng thức ăn tươi sống khó tìm và có giá cao nên trong suốt quá trình nuôi
sử dụng hoàn toàn 100% thức ăn công nghiệp. Ngoài ra khi nuôi vào mùa khô
nếu sử dụng thức ăn tươi sống thì sẽ dễ ô nhiễm môi trường nước ruộng nuôi do
mức độ trao đổi nước trong ruộng thấp. Cho ăn bằng cách rãi thức ăn khắp ao và
sàng ăn, cho ăn 3 – 4 lần/ngày (theo giai đoạn phát triển của tôm), lượng thức ăn
cung cấp cho tôm nuôi sẽ được điều chỉnh theo sự tăng trọng lượng của tôm trong
quá trình nuôi.
Thông thường ở giai đoạn ương tôm giống, mỗi ngày cho ăn 4 lần. Sáng từ 7 – 8
giờ, trưa từ 10 – 11 giờ, buổi chiều từ 5 – 6 giờ và buổi tối từ 10 – 11 giờ. Đến
giai đoạn nuôi thương phẩm, mỗi ngày chỉ cho ăn làm 3 lần, 2 lần vào ban ngày
và 1 lần vào ban đêm.
Trong điều kiện môi trường nước ruộng nuôi không tốt, nhiệt độ nước giảm thấp
hoặc nhiệt độ nước tăng quá cao hay trong khoảng thời gian tôm lột xác, lượng
thức ăn cho tôm nuôi giảm. Khẩu phần ăn cho tôm ương và nuôi được thực hiện
trên cơ sở kết hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng sử dụng thức ăn trong
ngày của tôm thông qua hoạt động kiểm tra sàng ăn mỗi ngày để điều chỉnh lượng
thức ăn sao cho phù hợp nhất.
23
Bảng 3.2: Tính lượng thức ăn cho tôm
Khối lượng tôm (g/con) Lượng thức ăn (% khối lượng đàn tôm)
2,5 – 3
4 – 5
6 – 9
10 – 13
14 – 20
21 – 27
28 – 34
35 – 40
6,5
5,5
4,2 – 4,5
3,7 – 4,0
3,0 – 3,5
2,5 – 2,7
1,7 – 2,0
1,0 – 1,4
Bảng 3.3: Thời gian cho tôm ăn trong ngày được thể hiện qua bảng sau
Thời gian cho tôm ăn trong ngày
Buổi Thời gian
Sáng
Trưa
Chiều
Tối
7 – 8h
10 – 11h
17 – 18h
22 – 23h
Quản lý nước ao nuôi
Chăm sóc và quản lý ruộng nuôi trong thời gian 1 tháng đầu giai đoạn này tôm
còn rất nhỏ ta nên hạn chế thay nước để giữ cho môi trường nước ao ương ổn
định để hạn chế tôm hao hụt, từ tháng thứ 2 trở đi cần phải giữ môi trường nước
ruộng nuôi tốt để tôm lớn nhanh và ít hao hụt bằng cách định kỳ trao đổi nước, ít
nhất 2 lần/tháng vào lúc nước cường. Sau khi ương khoảng 30 ngày thì dâng cao
nước cho tôm lên ruộng và lúc này tôm sẽ lớn nhanh vì trên ruộng có nhiều thức
ăn tự nhiên.
Thường xuyên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sự phát triển của phiêu
sinh vật trong ao để hạn chế sự biến động không tốt của các yếu tố môi trường
24
nước làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Vào thời gian ở những tháng cuối vụ nuôi
xuất hiện những cơn mưa đầu mùa nên cần theo dõi ruộng nuôi cẩn thận vì tôm
có thể bị thiếu oxy do nước đục, pH giảm. Do đó nên định kỳ bón vôi (CaCO3,
Dolomite) để ổn định hệ đệm, đồng thời rải vôi bột xung quanh bờ bao trước khi
trời mưa để tránh phèn từ trên bờ bao chảy xuống ao nuôi.
3.4 Thu hoạch
Tôm nuôi được thu tỉa tôm trứng khi tôm nuôi được 4 tháng tuổi và sẽ tiến hành
thu hoạch tôm đồng loạt sau 6 tháng nuôi, trước khi thu hoạch cần chọn thời điểm
thu hoạch sao cho tỷ lệ tôm lột xác chiếm tỉ lệ thấp nhất trong tổng sản lượng tôm
nuôi nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho người nuôi. Nếu trước khi thu hoạch
phát hiện tôm bị đóng rong nên thay nước, sau đó dùng formol với liều lượng từ 5
– 10 ppm tiến hành xử lý để tôm lột vỏ đồng loạt, nhằm tạo điều kiện cho tôm khi
thu hoạch đạt chất lượng tốt nhất.
3.5 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Ðịnh kỳ thu mẫu nước trong mô hình nuôi mỗi tháng 1 lần. Thời gian thu mẫu
thường bắt đầu từ 7giờ 30 – 11 giờ.
3.5.1 Mẫu nước
Mẫu thủy lý hóa
Các yếu tố thủy lý hóa được kiểm tra, test tại chỗ, phương pháp thực hiện như
sau:
pH, DO và nhiệt độ đo bằng máy
Độ trong đo bằng đĩa Secchi
Các chỉ tiêu: NO-2, N-NH4+, P-PO43-, được test bằng bộ test Sera dựa theo bảng so
màu.
Các chỉ tiêu: H2S được phân tích bằng phương pháp Metylen blue, COD được
phân tích bằng phương pháp chuẩn độ bằng KMnO4 trong môi trường kiềm.
3.5.2 Mẫu tôm
Định kỳ thu 30 mẫu/lần/tháng để tiến hành cân trọng lượng của tôm, đánh giá tỷ
lệ sống và sức tăng trưởng của tôm.
25
3.5.3 Các công thức tính
Tăng trưởng ngày (Daily weight gain):
DWG (g/ngày) =
12
12
tt
WW
W1: là trọng lượng tại thời điểm t1 (g)
W2: là trọng lượng tại thời điểm t2 (g)
t1, t2: là thời gian
Tỷ lệ sống (%) = (Số cá thể cuối/số cá thể ban đầu)*100
Năng suất tôm nuôi (kg/ha) = Tổng khối lượng tôm thu được (kg)/Diện tích ao
(ha).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) = thức ăn sử dụng (g)/Khối lượng gia tăng (g)
3.6 Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi
Dựa vào các thông số thu được từ quá trình thực nghiệm, năng suất tôm thu
hoạch, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và phân tích.
Tổng chi phí gồm:
+ Chi phí cố định
Công trình ao
Máy bơm nước
Lưới kéo
+ Chi phí biến đổi
Chi phí cải tạo ao nuôi: vôi, dây thuốc cá …
Tôm giống
Thức ăn
Vận chuyển
Nhiên liệu
Công chăm sóc
Các chi phí khác
26
Tổng thu = sản lượng (kg)*giá (đồng/kg)
Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi.
Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận/vốn đầu tư.
So sánh mô hình nuôi giữa mùa lũ và mùa khô.
3.7 Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng chương trình Excell, kết hợp so sánh, đánh giá kết quả.
27
Chương IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Đặt điểm môi trường nước trong mô hình ao nuôi
4.1.1 Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi
Kết quả khảo sát các yếu tố thủy lý trong mô hình nuôi tôm càng xanh trong
ruộng lúa được thể hiện trong bảng sau
Bảng 4.1: Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi tôm trong ruộng lúa
Chỉ tiêu
Ruộng
Nhiệt độ (0C) pH Độ trong (cm)
Ruộng 1 29.2 ± 0.8 7.8 ± 0.3 33 ± 4.2
Ruộng 2 29.5 ± 1.2 8.0 ± 0.4 33 ± 5.4
Ruộng 3 30 ± 0.8 7.7 ± 0.2 31 ± 2.5
Ruộng 4 29.6 ± 1.3 7.9 ± 0.4 33 ± 4.5
Ruộng 5 29.4 ± 1.1 7.3 ± 0.2 34 ± 7.3
Ruộng 6 29.4 ± 1.4 7.5 ± 0.2 32 ± 2.8
4.1.1.1 Nhiệt độ (0C)
Qua kết quả khảo sát cho thấy nhiệt độ nước trung bình của 6 ruộng qua các
tháng nuôi không có sự biến động lớn. Nhiệt độ trung bình ở ruộng 1 là 29,2 ±
0,80C, nhiệt độ trung bình ở ruộng 2 là 29,5 ± 1,20C và ở ruộng 3 là 30 ± 0,80C,
ruộng 4 là 29,6 ± 1,30C, ruộng 5 là 29,4 ± 1,10C, ruộng 6 là 29,4 ± 1,40C.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiều phương diện trong đời sống của tôm như: hô hấp,
tiêu hóa thức ăn, miễn nhiễm với bệnh tật, sự tăng trưởng, đồng thời mức độ
thành thục của tôm như nhiệt độ cao sẽ rút ngắn chu kỳ thành thục của tôm vì thế
tôm mang trứng sớm…(Vũ Thế Trụ, 2003). Vì thế cần xây dựng công trình nuôi
thích hợp tránh bị rò rĩ nước trong quá trình nuôi làm cho mực nước trong ruộng
nuôi giảm xuống thấp, điều này làm cho nhiệt độ nước tăng lên cao và ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng của tôm. Theo Trương Quốc Phú thì nhiệt độ thích hợp
28
cho tôm cá phát triển ở vùng nhiệt đới phát triển nằm trong khoảng 25 – 310C.
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng, tôm càng xanh là loài thích
nghi với điều kiện biên độ nhiệt độ dao động rộng (18 – 340C), và tôm nuôi sẽ
phát triển tốt nhất trong khoảng giới hạn nhiệt độ dao động từ 25 – 310C. Theo
Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), trong giới hạn khoảng dao động nhiệt độ thích
hợp, khi nhiệt độ càng cao, chu kỳ lột xác của tôm nuôi càng ngắn, tôm nuôi sẽ
phát triển nhanh (New và ctv, 2000). Nhìn chung so với các tác giả trên thì nhiệt
độ ở các tháng đều thích hợp cho sự phát triển bình thường của tôm.
Tuy nhiên nhiệt độ giảm dần ở tháng cuối vụ nuôi. Điều này do vào cuối vụ thì là
lúc đầu mùa mưa, mực nước tăng lên và thời gian chiếu sáng giảm làm nhiệt độ
giảm xuống.
26
27
28
29
30
31
32
33
1 2 3 4 5 6
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.1: Thể hiện sự biến động của nhiệt độ qua các tháng nuôi
4.1.1.2 Độ trong (cm)
Kết quả khảo sát cho thấy độ trong ở các tháng nuôi dao động trong khoảng 31 ±
2,5 – 34 ± 7,3 cm. Điều này cho thấy vào các tháng đầu vụ nuôi cao do ao mới cải
tạo chất lượng nước trong ao tốt, về sau độ trong giảm dần điều này cho thấy ở
các tháng tiếp theo các ruộng nuôi có hàm lượng vật chất hữu cơ và số lượng các
phiêu sinh động thực vật khá phong phú. Điều này hoàn toàn phù hợp cho sự phát
triển của tôm. Theo tiêu chuẩn về độ trong tốt nhất cho ao nuôi tôm càng xanh 25
29
– 35 cm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Theo Nguyễn Việt
Thắng (1995) độ trong dao độ trong khoảng 20 – 70 cm là giá trị thích hợp cho
hệ thống nuôi tôm càng xanh. Tuy nhiên theo Vũ Thế Trụ (1994) độ trong dao
động trong khoảng từ 25 – 40 cm thì thích hợp cho sự phát triển của tôm càng
xanh trong hệ thống nuôi.
0
10
20
30
40
50
1 2 3 4 5 6
Tháng
Độ trong (cm)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.2: Thể hiện sự biến động của độ trong qua các tháng nuôi
4.1.1.3 pH
Qua kết quả khảo sát ở 6 ruộng cho thấy giá trị pH giữa các ruộng dao động từ
7,3 ± 0,2 – 8,0 ± 0,4. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003), trong các hệ thống
nuôi tôm càng xanh thương phẩm, khi pH dưới 5 sẽ làm tổn thương mang cùng
các phụ bộ, tôm nuôi rất khó lột xác và có thể chết sau vài giờ. Ngoài ra, pH từ
7,5- 8,5 là khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm và các phiêu sinh vật khác
trong ao nuôi. Theo nghiên cứu của Lê Văn An và Nguyễn Trung Nghĩa (2002)
khi hai ông tìm ra khoảng thích hợp cho sinh trưởng của tôm càng xanh là 7,0 –
8,5. Như vậy mức độ dao động của pH ở 6 ruộng nuôi là rất thích hợp cho sự phát
triển của tôm càng xanh trong suốt quá trình nuôi.
30
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
1 2 3 4 5 6
Tháng
pH nước
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.3: Thể hiện sự biến động của pH qua các tháng nuôi
4.1.2 Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống nuôi
Kết quả khảo sát các yếu tố thủy hóa được thể hiện trong bảng sau
Bảng 4.2: Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống nuôi tôm trong ruộng lúa
(Đơn vị: ppm)
Chỉ tiêu
Ruộng
nuôi
Oxy
NH4+
PO4
H2S
COD
Ruộng 1 4,2 ± 0,37 0,6 ± 0,47 0,1 ± 0,02 0,04 ± 0,03 20,7 ± 10,17
Ruộng 2 4,9 ± 0,65 0,5 ± 0,34 0,1 ± 0,03 0,06 ± 0,03 18,3 ± 5,53
Ruộng 3 4,9 ± 0,48 0,4 ± 0,22 0,1 ± 0,02 0,05 ± 0,03 17,7 ± 7,39
Ruộng 4 4,9 ± 0,29 0,7 ± 0,33 0,05 ± 0,03 0,06 ± 0,03 18,8 ± 7,98
Ruộng 5 5,0 ± 0,30 0,8 ± 0,41 0,1 ± 0,06 0,06 ± 0,04 20,7 ± 6,88
Ruộng 6 4,9 ± 0,33 0,8 ± 0,38 0,1 ± 0,05 0,7 ± 0,03 20,5 ± 9,04
4.1.2.1 DO (ppm)
Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng Oxy qua từng đợt khảo sát ở các ruộng sai khác
nhau không lớn. Hàm lượng Oxy trung bình ở các ruộng dao động từ 4,2 ± 0,37
31
ppm đến 5 ± 0,37 ppm. Hàm oxy ở các ruộng cao nhất ở tháng đầu vụ nuôi 5,3 ±
0,61 ppm sau đó giảm dần và khá ổn định ở mức 4,3 ± 0,32 ppm. Kết quả cho
thấy hàm lượng oxygen trong các ruộng nuôi ít biến động và luôn ở mức thích
hợp cho sự phát triển của tôm. So với kết quả thực nghiệm nuôi tôm càng xanh
vào mùa lũ của Ngô Bá Quốc năm 2006 thì hàm lượng oxygen dao động từ 4,8 ±
0,5 ppm đến 5,2 ± 0,6 ppm cho thấy, tuy có mức độ oxygen thấp hơn vào các
tháng cuối vụ nhưng vẫn ở mức thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Theo
Smith, T.I.J and Sandifer, P.A. (1975), hoạt động trao đổi chất của các thuỷ sinh
vật đạt cao nhất khi hàm lượng oxygen (ppm) trong môi trường dao động từ 3 - 7
ppm. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn
Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), Nguyễn Việt Thắng (1995) cho rằng
hàm lượng oxy tốt cho tôm từ 3 – 7 mg/lít thì kết quả thực nghiệm cho thấy hàm
lượng oxy ở các ruộng nuôi hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu hô hấp, trao đổi chất
cùng các hoạt động khác của tôm.
0.0
3.0
6.0
1 2 3 4 5 6
Tháng
Oxy (ppm)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.4: Thể hiện sự biến động của oxy qua các tháng nuôi
4.1.2.2 NH4+ (ppm)
Ðạm là thành phần dinh dưỡng và cũng là nguồn nguyên liệu chính cho quá trình
tạo nên vật chất hữu cơ của thủy sinh vật trong các loại hình thủy vực, đồng thời
nó cũng rất cần thiết cho sự phát triển của các vi sinh vật làm thức ăn tự nhiên
32
cho vật nuôi. Amonium là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống,
sinh trưởng của thủy sinh vật. Theo Trần Ngọc Hải (2004), hàm lượng NH4+
trong ruộng và ao nuôi tôm càng xanh thương phẩm thấp hơn 1,5 ppm. Kết quả
khảo sát hàm lượng Amonium ở các ruộng trung bình qua các tháng dao động từ
0,4 ± 0,22 ppm đến 0,8 ± 0,41 ppm. Kết quả trên cho thấy hàm lượng amonium
có su hướng tăng về cuối vụ nuôi do việc sử dụng thức ăn dư thừa, quản lý môi
trường chưa tốt đồng thời vào những tháng cuối vụ thì việc thay nước khó khăn
hơn so với nuôi trong mùa lũ.
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1 2 3 4 5 6
Tháng
NH4 (ppm)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.5: Thể hiện sự biến động của NH4+ qua các tháng nuôi
4.1.2.3 PO4 (ppm)
Lân là nhân tố giới hạn đối với đời sống thực vật thủy sinh. Năng suất sinh học
của thủy vực và năng suất cá tôm phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng lân trong
nước. Ngoài ra, nhiều quá trình tổng hợp Protein chỉ tiến hành được khi có sự
tham gia của H3PO4 và sự thiếu hụt của nó làm hạn chế quá trình phân hủy hợp
chất hữu cơ bởi vi sinh vật, tuy nhiên hàm lượng lân quá cao dễ làm cho nước bị
ô nhiễm (Boyd, 1990). Qua quá trình khảo sát, hàm lượng lân ở các ruộng dao
động từ 0,05 ± 0,03 ppm – 0,1 ± 0,06 ppm. Theo Boyd (1993); Pekar và ctv
(1997) chất lượng nước trong ao nuôi với hàm lượng P-PO4+ từ 0,02 – 0,05 ppm
33
thể hiện ao nuôi có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của tảo (trích bởi Dương Nhựt Long, 2003). Trong thủy vực
hàm lượng các muối phosphate hòa tan không vượt quá 1ppm (Trương Quốc Phú,
2005). So sánh kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc năm 2006 nuôi tôm trong
mùa lũ thì hàm lượng lân dao động từ 0,1 ± 0,1 ppm – 0,3 ± 0,2 ppm, tuy thấp
hơn nhưng nhìn chung thì hàm lượng lân trong nước vẫn thích hợp cho sự phát
triển của tôm nuôi trong mô hình nuôi tôm vào mùa nghịch ở huyện Tam Nông
tỉnh Đồng Tháp.
0.0
0.1
0.2
0.3
1 2 3 4 5 6
Tháng
PO4 (ppm)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.6: Thể hiện sự biến động của PO4 qua các tháng nuôi
4.1.2.4 H2S (ppm)
Qua khảo sát hàm lượng H2S ở các ruộng trung bình từ 0,04 ± 0,03 ppm – 0,07 ±
0,03 ppm. Theo Boyd (1990), Ang và ctv (1990) hàm lượng H2S (ppm) cho phép
trong ao nuôi tôm càng xanh phải nhỏ hơn 0,01 ppm. Tuy nhiên cũng theo Boyd
(1990) trong quá trình nuôi hàm lượng H2S có thể tăng cao và sự tăng cao hàm
lượng này được diễn ra từ từ, tạo sự thích nghi cho tôm nuôi, nhưng cũng chỉ
dừng lại ở giới hạn ngưỡng chịu đựng hàm lượng H2S < 0,09 ppm. Theo Nguyễn
Khắc Hường thì hàm lượng H2S cho phép < 1 ppm. Thông qua biểu đồ ta thấy
hàm lượng H2S ở các ruộng không vượt quá ngưỡng chịu đựng của tôm. Tuy
nhiên, các giá trị biểu hiện trên biểu đồ cho thấy hàm lượng H2S tăng dần về cuối
34
vụ nuôi do sự tích tụ vật chất hữu cơ trong nền đáy ruộng nuôi. Đồng thời trong
quá trình nuôi, chất lượng nước với giá trị pH trong các ruộng nuôi ổn định ở giá
trị pH bằng 7,5 – 8,5 nên làm giảm tính độc của H2S đối với tôm nuôi. Vì vậy
trong quá trình nuôi để đảm bảo hàm lượng H2S ổn định và không vượt quá cao
cần phải cải tạo ao thật tốt, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp tránh dư thừa
thức ăn và cần phải chủ động thay nước thường xuyên trong những tháng cuối vụ
để hạn chế vật chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao nhiều làm tăng khí H2S gây hại cho
tôm nuôi.
0.00
0.02
0.04
0.06
0.08
0.10
0.12
1 2 3 4 5 6
Tháng
H2S (ppm)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.7: Thể hiện sự biến động của H2S qua các tháng nuôi
4.1.2.5 COD (ppm)
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước trong các loại hình thủy vực giàu hay nghèo
dinh dưỡng của Đặng Ngọc Thanh (1979) như sau
Hàm lượng COD từ 2 – 5 mg/l: Nghèo dinh dưỡng
Hàm lượng COD từ 5 – 10 mg/l: Dinh dưỡng trung bình
Hàm lượng COD từ 10 – 20 mg/l: Dinh dưỡng khá
Hàm lượng COD từ 20 – 30 mg/l: Giàu dinh dưỡng
Hàm lượng COD > 30 mg/l: Rất giàu dinh dưỡng
35
Kết quả thực nghiệm cho thấy hàm lượng vật chất hữu cơ trung bình ở các ruộng
dao động từ 17,7 ± 7,39 ppm – 20,7 ± 10,1 ppm. Căn cứ theo chỉ tiêu về chất
lượng nước của Trương Quốc Phú (2005) thì chỉ tiêu này chỉ thị môi trường ở
mức độ dinh dưỡng trung bình đến rất giàu. Điều này cho thấy hàm lượng COD
trong các ruộng ở mức khá và giàu dinh dưỡng. Kết quả trên cho thấy mặc dù đã
hạn chế việc sử dụng thức ăn tươi sống nhưng hàm lượng COD vẫn cao hơn so
với trong mùa lũ đồng thời vào thời điểm mùa khô ở cuối vụ thì việc trao đổi
nước càng khó khăn hơn nên hàm lượng COD tăng lên vào cuối vụ cũng là phù
hợp với điều kiện thực tế. Vì thế để nâng cao năng suất và hiệu quả của mô hình
nuôi tôm vào mùa nghịch ta nên chuẩn bị tốt hệ thống thủy lợi để thuận lợi cho
việc cấp và tiêu nước chủ động nhằm giữ được chất lượng nước tốt trong suốt quá
trình nuôi.
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
1 2 3 4 5 6
Tháng
COD (ppm)
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.8: Thể hiện sự biến động của COD qua các tháng nuôi
4.1 Sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh
4.2.1 Tăng trưởng của tôm
Kết quả khảo sát quá trình tăng trưởng của tôm càng xanh ở các ruộng qua các
tháng nuôi như sau
36
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng trung bình của tôm nuôi trong ruộng lúa qua các
tháng
Ruộng
Ngày nuôi
Ruộng
1
Ruộng
2
Ruộng
3
Ruộng
4
Ruộng
5
Ruộng
6
Ban đầu W đầu 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1
Sau 30
ngày W (g)
1,15 ±
0,54
0,99 ±
0,55
1,57 ±
0,72
1,2 ±
0,60
0,95 ±
0,37
1,2 ±
0,47
DWG 0,03 0,02 0,04 0,03 0,02 0,03
(g/ngày)
Sau 60
ngày W (g)
5,19 ±
1,88
6,97 ±
1,98
9,35 ±
5,27
4,80 ±
2,26
6,16 ±
3,73
8,65 ±
2,03
DWG 0,13 0,19 0,25 0,12 0,17 0,24
(g/ngày)
Sau 90
ngày W (g)
11,26 ±
3,22
16,23 ±
6,58
12,63 ±
4,37
16,93 ±
9,01
17,06 ±
8,09
17,2 ±
7,32
DWG 0,2 0,3 0,1 0,4 0,36 0,28
(g/ngày)
Sau 120
ngày W (g)
22 ±
7,41
27 ±
10,05
23,2 ±
8,45
29,96 ±
13,49
27,23 ±
11,95
27,86 ±
10,17
DWG 0.35 0.35 0.35 0.43 0.33 0.35
(g/ngày)
Sau 150
ngày W (g)
38,37 ±
13,73
42,73 ±
12,06
40,53 ±
14,41
41,73 ±
13,72
39,33 ±
17,53
40,66 ±
14,44
DWG 0,54 0,52 0,57 0,39 0,4 0,42
(g/ngày)
Sau 180
ngày W (g)
44,53 ±
22,84
49,73 ±
20.38
49,83 ±
27,34
49,16 ±
22,43
48,36 ±
20,92
48,93 ±
22,25
DWG 0,33 0,34 0,45 0,27 0,27 0,3
(g/ngày)
37
Kết quả theo dõi sinh trưởng cho thấy tôm ở các ruộng nuôi sau 6 tháng có trọng
lượng trung bình thấp nhất là ở ruộng 1 với trọng lượng đạt 44,53 ± 22,84 g, và
đạt cao nhất là ở ruộng 3 với trọng lượng đạt 49,83 ± 26,89 g. Giải thích khác biệt
trọng lượng tôm nuôi ở các ruộng cho thấy trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự
tăng trọng của tôm, thì hoạt động chăm sóc, quản lý tốt môi trường ruộng nuôi
thông qua các quá trình cung cấp thức ăn với khẩu phần phù hợp qua các giai
đoạn phát triển của tôm cùng với sự điều tiết nước trong ruộng nuôi thích hợp là
yếu tố ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự tăng trưởng của tôm nuôi.
Thực tế là do ở ruộng 1, ruộng nuôi thường bị nhiễm bẩn do việc cải tạo ao lúc
ban đầu chưa thật sự tốt đồng thời do thời điểm sản xuất là các tháng mùa khô vì
thế việc trao đổi nước khó khăn hơn nên chất lượng nước trong ruộng khó được
cải thiện và làm hạn chế quá trình lột xác của tôm nên đã ảnh hưởng đến sự tăng
trọng của tôm
Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy trọng lượng tôm nuôi khi thu hoạch ở các
ruộng dao động trung bình từ 44,53 g - 49,83 g/con, trong đó thấp nhất là ở ruộng
1, và cao nhất là ở ruộng 3. Nhìn chung, kết quả này tương đương với kết quả
nghiên cứu của Trần Tấn Huy (2004): tôm nuôi trong ruộng lúa ở mùa lũ đạt
trọng lượng trung bình 47,9 – 67,1 g/con. Tuy nhiên so với kết quả thu hoạch tôm
của tác giả Lê Quốc Việt (2005) được thực hiện tại các ruộng lúa ở tỉnh Vĩnh
Long đạt được dao động từ 32 – 38 g/con, thì trọng lượng tôm nuôi vào mùa
nghịch ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp cao hơn khá nhiều sau 6 tháng nuôi.
So với kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc năm 2006 nuôi tôm vào mùa lũ thì
trọng lượng của tôm cao hơn so với nuôi tôm vào mùa nghịch. Qua đó cho thấy,
tôm nuôi vào mùa nghịch có trọng lượng trung bình thấp hơn tôm nuôi vào mùa
lũ trong cùng một qui trình kỹ thuật nuôi. Nguyên nhân vì tôm nuôi vào mùa
nước lũ có sự trao đổi nước thương xuyên, điều kiện môi trường giống với môi
trường nước tự nhiên nên tôm có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt, kích cỡ
tôm thu được cũng lớn hơn so với tôm nuôi trong mùa khô. Vì vậy để nâng cao
năng suất tôm nuôi vào mùa nghịch ta nên quản lý ruộng nuôi chặt chẽ hơn trong
việc chăm sóc, quản lý thức ăn cho phù hợp đặc biệt là khâu trao đổi nước nhằm
đảm bảo môi trường nước luôn luôn thuận lợi cho tôm nuôi tăng trưởng và phát
triển tốt.
38
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
1 2 3 4 5 6
Tháng
g/ngày
Ruộng 1
Ruộng 2
Ruộng 3
Ruộng 4
Ruộng 5
Ruộng 6
Hình 4.9: Thể hiện sự tăng trưởng theo ngày của tôm nuôi qua các tháng
4.2.2 Phân cỡ theo khối lượng của tôm lúc thu hoạch
Kết quả khảo sát sự phân cỡ của tôm ở các ruộng được thể hiện như sau
Bảng 4.4: Phân cỡ của tôm càng xanh trong ruộng nuôi
Ruộng
nuôi
Tôm loại 1
(kg)
Tôm loại 2
(kg)
Tôm loại 3
(kg)
Tôm xô
(kg)
Tổng
(Kg)
Ruộng 1 348 552 226 126 1.252
Ruộng 2 258 654 245 164 1.321
Ruộng 3 210 674 241 134 1.259
Ruộng 4 483 592 153 112 1.340
Ruộng 5 308 482 352 147 1.289
Ruộng 6 563 439 210 136 1.348
Sự phân đàn của tôm ở các ruộng nuôi
Ghi chú: Loại 1: >75 g, giá bán 110.000 đồng/kg.
Loại 2: 50 – 75 g, giá bán 95.000 đồng/kg.
Loại 3: 20 – 50 g, giá bán 80.000 đồng/kg.
Loại 4 (Tôm xô): < 20 g, giá bán 50.000 đồng/kg.
39
Hiện tượng phân cỡ rất thường gặp ở tôm càng xanh và xảy ra trên cùng một
nhóm giới tính (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999). Về sự phân cỡ
của tôm nuôi biểu hiện trên biểu đồ có sự khác biệt rất lớn, và ở các ruộng khác
nhau thì khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy, tôm loại 1 và loại 2 chiếm tỉ lệ
tương đối thấp hơn so với tôm loại 3. Tỉ lệ tôm loại 1 cao nhất ở ruộng 3, và
ruộng 6, chiếm tỉ lệ từ 20 – 22,3%. Trong đó tôm loại 3 chiếm tỉ lệ cao nhất ở
ruộng 1, ruộng 2, ruộng 3, ruộng 5 và ruộng 6. Điều này có thể giải thích là do sự
khác biệt trong quá trình chăm sóc quản lý trong hệ thống nuôi giữa các ruộng,
đặt biệt là sự quản lý về thức ăn cung cấp cho hệ thống nuôi là yếu tố chính tạo sự
khác biệt như đã ghi nhận. Nhìn chung ở các ruộng thì tôm loại 3 chiếm tỉ lệ cao
nhất từ 36,67 – 60%. Tuy nhiên so với kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc
(2006), thì tôm nuôi sau 6 tháng tỉ lệ tôm đạt loại 1 và loại 2 là khá cao chiếm tỉ lệ
từ 35 – 53%. Điều này có thể lý giải là do tôm nuôi vào mùa khô nên các yếu tố
vê môi trường đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi như: vào mùa khô
nên độ sâu của mực nước trong ruộng chỉ từ 0,8 – 1 m, đồng thời nhiệt thường rất
cao cho nên đã làm rút ngắn lại thời gian thành thục và phát triển của tôm nuôi,
ngoài ra trong thời giai nuôi nguồn nước cấp thường thiếu do vậy việc trao đổi
nước khó khăn nên các vật chất hữu cơ và vô cơ bồi lắng trong ao và lượng thức
ăn dư thừa cùng các sản phẩm bài tiết của tôm ít được trao đổi ra ngoài vì thế chất
lượng không thật sự đảm bảo tốt cho sự tăng trưởng của tôm nuôi.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4 Ruộng 5 Ruộng 6
Loại 4
Loại 3
Loại 2
Loại 1
Hình 4.10: Tỷ lệ sự phân cỡ của tôm nuôi theo khối lượng
40
4.2.3 Năng suất và tỉ lệ sống
Bảng 4.5: Năng suất và tỷ lệ sống của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng
lúa
Ruộng nuôi FCR Năng suất (kg/ha) Tỷ lệ sống (%)
Ruộng 1 2,1 1.250 28
Ruộng 2 1,9 1.430 29
Ruộng 3 1,9 1.145 23
Ruộng 4 2 1.340 27
Ruộng 5 2 1.070 22
Ruộng 6 1,9 1.348 28
Qua kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ sống trung bình của tôm nuôi ở các ruộng dao
động từ 22 - 29%, cụ thể tỉ lệ sống ở ruộng 1 là 28%, ruộng 2 là 29%, ruộng 3 là
23%, ruộng 4 là 27%, ruộng 5 là 22%, ruộng 6 là 28%. Kết quả này tương tự với
kết quả báo cáo về tỉ lệ sống của Nguyễn Hữu Nam (2005) tôm nuôi bán thâm
canh trong ao đất mật độ 6 – 10 con/m2 tỉ lệ sống 28 ± 21 % và cũng khá phù hợp
nghhiên cứu về tỉ lê sống của Nguyễn Thị Ri (2006) từ 10 – 39%.
Kết quả trình bày ở bảng 4.4 còn cho thấy trong 6 ruộng nuôi thì ở ruộng 2 có
năng suất cao nhất là 1.430 kg/ha với hệ số tiêu tốn thức ăn là FCR 1:1,9 kế đến
là ruộng 6 năng suất đạt 1.348 kg/ha với FCR 1:1,9, ruộng 4 năng suất đạt 1.340
kg/ha có FCR 1:2, ruộng 1 đạt 1.250 kg/ha có FCR 1:2,1, ruộng 3 đạt năng suất
1.145 kg/ha có FCR 1: 1,9 và thấp nhất là ruộng 5 năng suất chỉ đạt 1.070 kg/ha
với FCR 1:2.
Kết quả thực nghiệm trên năng suất thu được trung bình từ 1.070 -1.430 kg/ha
cao hơn năng suất thu được của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2001) từ mô hình
nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là 750 – 800 Kg/ha, và tương đương với nuôi
tôm càng xanh ở Nam Định kết quả đạt được 1.583 Kg/ha (Chu Thị Thơm và ctv,
2005).
Sự khác biệt về năng suất tôm nuôi ở ruộng 2 cao hơn so với ruộng 5 là do ruộng
nuôi trong quá trình chuẩn bị cải tạo chưa tốt, cụ thể là trong ruộng nuôi còn
nhiều cá tạp điều làm cho tôm bột trong quá trình ương bị hao hụt khá nhiều, khi
41
chuyển sang nuôi thương phẩm kết quả thu hoạch tôm tỉ lệ sống thấp hơn so với
các ruộng khác. Tuy nhiên so sánh với tôm nuôi trong mô hình tôm lúa luân canh
ở một số địa phương khác như tỉnh An Giang, mật độ thả 8 – 15 con/m2, đạt năng
suất dao động từ 650 – 1.500 kg/ha, bình quân 1.100 kg/ha. Trong khi đó ở thành
phố Cần Thơ, năng suất tôm nuôi được tại huyện Ô Môn năm 2004 đạt cao nhất
là 850 kg/ha và bình quân từ 3 ruộng thực nghiệm đạt 672 kg/ha (Trần Thanh Hải
và ctv, 2004). Đối với tỉnh Long An, trong ruộng lúa luân canh, mật độ 10
con/m2, cho năng suất tôm đạt từ 525 – 818 kg/ha (Long và ctv, 2005) cho thấy
năng suất tôm nuôi vào mùa nghịch ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp dao động
từ 1.070 – 1.430 kg/ha cao hơn so với các địa phương khác. Nhưng kết quả thực
nghiệm lại có năng suất thấp hơn so với kết quả thực nghiệm của Ngô Bá Quốc
nuôi tôm càng xanh luân canh vào mùa lũ (2006) đạt 1.177 – 2.043 kg/ha. Điều
này có thể giải thích là do nuôi tôm vào mùa lũ môi trường nước tương tự như
điều kiện ngoài tự nhiên, đồng thời trong quá trình nuôi có sử dụng thức ăn tươi
sống do đó tôm nuôi tăng trưởng nhanh và phát triển tốt.
4.2.4 Hiệu quả và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Lợi từ mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa vào mùa nghịch mang lại hiệu quả như
sau
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong
ruộng lúa
Ruộng Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận
Tỉ suất lợi
nhuận (%)
Ruộng 1 76.997.500 115.100.000 38.102.500 49
Ruộng 2 74.146.000 118.310.000 44.164.000 60
Ruộng 3 69.364.250 113.110.000 43.745.750 63
Ruộng 4 75.947.500 127.210.000 51.262.500 68
Ruộng 5 73.216.500 115.180.000 41.963.500 57
Ruộng 6 73.909.500 127.235.000 53.325.500 72
42
Kết quả phân tích lợi nhuận cho thấy hiệu quả mang lại từ mô hình chưa cao so
với nuôi tôm vào mùa lũ, nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho người nuôi. Qua
bảng số liệu ta thấy lợi nhuận thấp nhất là ở ruộng 1 với lợi nhuận đạt 38,1 triệu
đồng và tỉ suất lợi nhuận là 49%, cao nhất là ở ruộng 6 với lợi nhuận đạt 53,32
triệu đồng và tỉ suất lợi nhuận là 72%. Đạt được lợi nhuận cao như thế là nhờ các
hộ nuôi áp dụng biện pháp thu tỉa tôm mang trứng lúc tôm nuôi được 3 - 4 tháng
tuổi (vì lúc này tôm cái tăng trưởng rất chậm do quá trình tạo trứng và sinh sản).
Mặt khác vào thời điểm này, chưa vào vụ thu hoạch nên giá tôm cao (bình quân
60.000 – 70.000 đồng/kg tôm mang trứng). Khi đã thu được khoảng 70% tôm cái
thì làm giảm đáng kể mật độ nuôi, giúp các con đực còn lại lớn nhanh hơn và còn
giảm được lượng thức ăn đầu tư cho mô hình do đó hiệu quả lợi nhuận mang lại
từ các ruộng là khá cao.
Kết quả khảo sát về thu nhập và lợi nhuận mang lại từ họat động sản xuất nông
ngư nghiệp của nông hộ ở ĐBSCL thực hiện bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2004 cho thấy: thu nhập bình quân từ 1 vụ nuôi tôm thuần túy là 13,8 triệu
đồng/ha, từ 1 vụ sản xuất lúa Hè - Thu là 4 triệu đồng/ha hay tổng thu nhập từ 1
vụ nuôi tôm kết hợp vụ lúa Hè - Thu là 17,8 triệu đồng/ha, 1 vụ nuôi tôm cùng 2
vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu là 23.800.000 đồng/ha. Nếu người dân canh tác
3 vụ lúa (Đông – Xuân, Xuân – Hè và Hè – Thu) thì lợi nhuận mang lại khoảng
12 triệu đồng/ha, còn lợi nhuận mang lại từ tôm trong mô hình Lúa – Tôm luân
canh là 31,3 triệu đồng/ha và từ tôm và vụ lúa Đông - Xuân là 37,3 triệu đồng/ha.
So sánh với các giá trị từ báo cáo trên thì kết quả thu được từ mô hình nuôi tôm
càng xanh vào mùa nghịch ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp thì lợi nhuận cao
hơn nhiều.
Từ kết quả trên, có thể thấy rằng mô hình nuôi tôm lúa luân canh vào mùa nghịch
cũng đã góp phần giúp cho người nông dân khai thác hết diện tích đất, loại hình
thủy vực, vào các thời điểm khác nhau, đồng thời cũng giúp cho người dân tăng
thêm thu nhập và lợi nhuận cao hơn từ một mô hình canh tác trên cùng một đơn
vị diện tích. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình nuôi này cũng có một số khó khăn
và thuận lợi nhất định.
43
4.2.5 Thuận lợi và khó khăn
4.2.5.1 Thuận lợi
Đối với mô hình nuôi tôm càng xanh vào mùa nghịch thì có một số thuận lợi như
Trước tiên là được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và các ngành chuyên môn
của tỉnh và huyện, cùng với nhiều công trình và cơ sở hạ tầng được nhà nước hỗ
trợ nhằm phục vụ cho nghề nuôi tôm tại huyện Tam Nông.
Nguồn tôm giống thả nuôi được cung cấp đầy đủ và kịp thời, đồng thời con giống
được kiểm dịch và nguồn gốc được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo con giống tốt cho
người nuôi.
Đa số các hộ nuôi ở đây đã có được kinh nghiệm nuôi từ những vụ nuôi trước đó.
Đồng thời cũng được sự quan tâm và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra
lịch thời vụ, làm đất, con giống cũng được chủ động và đồng loạt nên nhiều hộ
nuôi đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.
Về nguồn vốn cũng đã được sự hỗ trợ của các ngân hàng nông nghiệp huyện cho
vay với mức lãi suất thích hợp để hỗ trợ cho người nuôi.
Đồng thời khi nuôi tôm vào mùa nghịch thì khi thu hoạch người nuôi bán được
giá cao hơn so với mùa lũ. Do đó khi nuôi tôm vào mùa nghịch tuy tốc độ tăng
trưởng của tôm chậm hơn và kích cỡ tôm nhỏ hơn so với tôm nuôi trong mùa lũ
với giá bán cao nên vẫn mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.
4.2.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì nuôi tôm vào mùa nghịch cũng có nhiều khó
khăn như
Chi phí đầu tư cao hơn so với nuôi tôm trong mùa lũ do giá của một số nguyên
vật liệu tăng đồng thời trong quá trình nuôi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp do
đó chi phí thức ăn rất cao.
Chi cục thủy sản chưa quản lý triệt để các cửa hàng, các cơ sở kinh doanh giống,
thức ăn, thuốc thú y thủy sản trên địa bàng huyện và tỉnh. Nên người nuôi còn
mua phải các loại thức ăn, thuốc và hóa chất kém chất lượng hoặc không rõ
nguồn gốc.
Do nuôi tôm vào mùa nghịch nên trong suốt thời gian nuôi việc trao đổi nước
trong ruộng nuôi rất khó khăn, điều này đã dẫn đến việc môi trường nước trong
ruộng nuôi kém do thức ăn dư thừa, chất thải của tôm và các vật chất hữu cơ và
44
vô cơ khác lắng tụ trong ao nhiều ngày làm giảm chất lượng nước ảnh hưởng đến
tỉ lệ sống, sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.
Trong quá trình nuôi do các hộ nuôi xuống giống đồng loạt và thực hiện nuôi với
diện tích lớn và vào mùa khô nên việc lấy nước vào ruộng không đủ ngoài ra
nước thải từ ruộng người dân trực tiếp xả xuống kênh nên làm cho chất lượng
nước xấu đi. Vì vậy việc trao đổi nước kém chất lượng vào ruộng nuôi điều này
cũng đã làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng suất tôm nuôi. Ngoài ra việc này
cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực nuôi và sinh hoạt của
người dân, đồng thời có nguy cơ lây lang một số bệnh ảnh hưởng đến nghề nuôi
tôm trong vùng. Do vào mùa khô khó khăn trong việc trao đổi nước và người
nuôi không sử dụng thức ăn tươi sống chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp, điều này
làm cho tôm giảm tăng trưởng và tăng giá thành sản phẩm.
45
Chương V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực nuôi đã thu được kết quả như sau:
Các yếu tố về môi trường nước như nhiệt độ (29,25 – 30 oC), pH (7,3 – 8,0), độ
trong (31 – 34 cm), Oxy (4,2 – 5,0 mg/l), ammonium (0,4 – 0,8 mg/l), P – PO43-
(0,05 – 0,1 ppm), H2S (0,04 – 0,7 ppm), COD (17,7 – 20,7 mg/l), nhìn chung
thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi.
Trọng lượng trung bình tôm nuôi lần lượt ở 6 ruộng sau 6 tháng nuôi lần lượt là
44,53 ± 22,84 g, 49,73 ± 20,38 g và 49,83 ± 26,89 g, 49,16 ± 22,43 g, 48,36 ±
20,92 g, 48,93 ± 22,25 g. Nhìn chung trọng lượng trung bình của tôm nuôi ở các
ruộng là khá cao và đạt cao nhất là tôm nuôi ở ruộng 3.
Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sống trung bình ở các ruộng dao động từ 22 –
29%. Năng suất tôm nuôi ở các ruộng đạt được từ 1.070 – 1.430 kg/ha. Trong 6
ruộng nuôi thực nghiệm thì ruộng 1 có lợi nhuận thấp nhất chỉ đạt 38.102.500
đồng/ha, cao nhất là ruộng 6 lợi nhuận đạt 53.325.500 đồng/ha. Nhìn chung lợi
nhuận mang lại từ các ruộng vẫn đem lại thu nhập khá cao cho người nuôi và cho
thấy hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa khô cũng
khá cao. Từ đó cho thấy, nếu áp dụng đầy đủ các giải pháp kỹ thuật cải tạo ruộng
nuôi đặc biệt là giai đoạn ương giống thật tốt và thu tỉa tôm mang trứng vào hệ
thống nuôi tôm vào mùa nghịch tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp thì hiệu quả
kinh tế của mô hình mang lại rất cao.
5.2. Đề xuất
Cần tạo điều kiện cho những nông hộ thật sự có yêu cầu tham gia sản xuất với mô
hình Lúa – Tôm luân canh tham quan học hỏi thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật ứng
dụng nuôi tại các địa phương đang có phong trào nuôi phát triển tốt như Cần Thơ
và An Giang.
Đồng thời không nên mở rộng qui mô diện tích nuôi tôm càng xanh vào mùa
nghịch nhằm bảo vệ tốt môi trường nuôi cũng như chất lượng nguồn nước của cả
khu vực nuôi để có thể phát triển được lâu dài.
Nhà nước phải có qui hoạch cụ thể từng vùng nuôi và diện tích nuôi thích hợp để
tránh người dân bỏ vụ lúa để nuôi hai vụ tôm, điều này sẽ dễ nảy sinh dịch bệnh
46
trong thời gian tới đối với mô hình nuôi tôm càng xanh chuyên canh trên đất
trồng lúa.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó. 2005. Kỹ thật nuôi tôm nước
ngọt. Nhà xuất bản Lao Động. 90 trang.
Đặng Hữu Tâm 2003. Thí nghiệm ương Tôm càng xanh ở nồng độ muối thấp.
Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành nuôi Thủy sản.
Đặng Ngọc Thanh. 1979. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và
Trung học chuyên nghiệp.
Dương Nhựt Long. 1999. Bài giảng kỹ thuật nuôi cá nước ngọt – Khoa Thủy Sản
– Trường Đại Học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long. 2009. Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao
hiệu quả nuôi Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii ) trong ruộng lúa luân
canh tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
Dương Nhựt Long và ctv 2003. Kỹ thuật nuôi Tôm càng xanh thâm canh trong ao
đất. Báo cáo khoa học.
Dương Nhựt Long, Đặng Hữu Tâm và Trần Văn Hận (2006). Thực nghiệm nuôi
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất tại tỉnh Long An. Báo
cáo khoa học. 234 – 243 pp.
Nguyễn Anh Tuấn. 2003. Nghiên cứu cải tiến năng suất tôm càng xanh nuôi trong
ao đất và ruộng lúa tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo khoa học.
Nguyễn Bá Quốc. 2007. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa với
mật độ khác nhau ở Tam Nông – Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học. 4 – 11.
Nguyễn Hữu Nam, 2005. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh tại huyện Mộc Hoá,
Vĩnh Hưng, Tân Hưng tỉnh Long An.
Nguyễn Thanh Phương và Lý Văn Khánh. 2004. Mô hình canh tác Lúa – Tôm
luân canh ở vùng ĐBSCL. Thực trạng và tiềm năng.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải. 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi giáp xác – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Macry,
N.Wilder. 2003. Nguyên lý kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh - Khoa Thủy
Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thu Thuỷ. 2000. Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh, NXB Nông
nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Hảo. 2002. Một số kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm càng xanh
Macrobrachium rosenbergii thâm canh quy mô hộ gia đình ở ĐBSCL. Tuyển tập
Nghề cá Sông Cửu Long. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II. Pp 172-186
48
Nguyễn Văn Thường. 1999. Giáo trình ngư loại II – Khoa Thủy Sản – trường Đại
Học Cần Thơ.
Nguyễn Việt Thắng. 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. NXB Nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Trường Yên và Trần Ngọc Nguyên. 2000. Hiện trạng sản xuất và định
hướng phát triển nuôi tôm càng xah tỉnh Cần Thơ. Chi cục Thủy sản tỉnh Cần
Thơ.
Phạm Văn Tình. 2001. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Thành phố Hồ Chí Minh. 46pp.
Trần Tấn Huy, Tạ Văn Phương và Dương Thị Hoàng Oanh. 2004. Thực nghiệm
nuôi tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở Thoại Sơn, An Giang, Tạp chí khoa
học Đại học Cần Thơ chuyên ngành thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 230 –
239 pp.
Trần Thanh Hải. 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm luân canh trong ruộng lúa tại
huyện Ô-môn, Tp Cần Thơ.
Trần Thanh Hải. 2007. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và năng suất của
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Nuôi luân canh trên ruuộng lúa tại
TP Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản
- Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Thanh Hiền. 2004. Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Khoa
Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
Vũ Thế Trụ. 1994. Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. NXB Nông Nghiệp.
49
DANH SÁCH CÁC HỘ VÀ RUỘNG NUÔI TÔM
Ruộng 1 của hộ: Trần Văn Minh
Ruộng 2 của hộ: Phan Văn Phe
Ruộng 3 của hộ: Trần Văn Đạt
Ruộng 4 của hộ: Hứa Văn Môn
Ruộng 5 của hộ: Lê Văn Sáu
Ruộng 6 của hộ: Hứa Văn Điển
50
PHỤ LỤC
Phụ lục A. Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi tôm càng xanh ở các ruộng
như sau
Phụ lục A.1: Biến động của nhiệt độ (0C) của các ruộng qua các tháng nuôi
Nhiệt độ (0C)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 28 28.5 30 30 30 29
Ruộng 2 28 28 30 31 31 30
Ruộng 3 29 29 31 31 30 30
Ruộng 4 28 29 30 32 30 29
Ruộng 5 28.5 28 30 31 30 29
Ruộng 6 28 29 31 32 29 28
Phụ lục A.2: Biến động pH của các ruộng qua các tháng nuôi
pH
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 7.6 8.0 8.4 7.5 7.5 8.0
Ruộng 2 7.5 8.5 8.3 8.0 7.5 8.4
Ruộng 3 7.8 7.7 7.6 7.5 7.8 8.2
Ruộng 4 8.0 8.2 8.0 7.2 7.5 8.6
Ruộng 5 7.7 7.2 7.5 7.1 7.0 7.5
Ruộng 6 8.0 7.6 7.6 7.4 7.3 7.2
51
Phụ lục A.3: Biến động độ trong (cm) của các ruộng qua các tháng nuôi
Độ trong (cm)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 40 35 29 32 29 31
Ruộng 2 42 36 28 33 28 30
Ruộng 3 35 34 30 29 30 30
Ruộng 4 37 40 32 29 31 29
Ruộng 5 45 42 30 30 30 28
Ruộng 6 36 34 28 31 30 32
Phụ lục B. Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống nuôi tôm càng xanh vào mùa
nghịch
Phụ lục B.1: Biến động Oxy (ppm) của các ruộng qua các tháng nuôi
Oxy (ppm)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 4.2 4.6 4.7 4.3 4.0 3.7
Ruộng 2 5.9 5.2 5.1 4.3 4.2 4.5
Ruộng 3 5.7 4.6 4.6 5.1 4.9 4.3
Ruộng 4 5.2 4.9 4.9 5.0 4.7 4.4
Ruộng 5 5.2 5.3 5.2 4.6 4.8 4.6
Ruộng 6 5.5 4.7 4.7 4.8 4.9 4.5
52
Phụ lục B.2: Biến động NH4+ (ppm) của các ruộng qua các tháng nuôi
NH4+ (ppm)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 0.1 0.1 0.7 1.2 0.8 1.0
Ruộng 2 0.1 0.1 0.5 0.8 0.5 0.9
Ruộng 3 0.1 0.3 0.4 0.3 0.5 0.8
Ruộng 4 0.2 0.7 0.5 0.8 1.0 1.1
Ruộng 5 0.1 0.8 0.7 1.3 0.9 1.2
Ruộng 6 0.2 0.5 0.8 1.1 1.2 1.0
Phụ lục B.3: Biến động PO43- (ppm) của các ruộng qua các tháng nuôi
PO43- (ppm)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 0.0 0.1 0.2 0.1 0.1 0.1
Ruộng 2 0.1 0.1 0.1 0.1 0.2 0.1
Ruộng 3 0.1 0.1 0.1 0.0 0.1 0.1
Ruộng 4 0.1 0.0 0.1 0.0 0.0 0.0
Ruộng 5 0.0 0.1 0.1 0.1 0.2 0.2
Ruộng 6 0.2 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1
53
Phụ lục B.4: Biến động H2S (ppm) của các ruộng qua các tháng nuôi
H2S (ppm)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 0.00 0.01 0.02 0.05 0.06 0.08
Ruộng 2 0.01 0.02 0.05 0.06 0.09 0.10
Ruộng 3 0.02 0.01 0.03 0.04 0.08 0.09
Ruộng 4 0.01 0.03 0.05 0.08 0.10 0.11
Ruộng 5 0.00 0.01 0.06 0.10 0.09 0.11
Ruộng 6 0.01 0.04 0.05 0.09 0.11 0.10
Phụ lục B.5: Biến động COD (ppm) của các ruộng qua các tháng nuôi
COD (ppm)
Đợt thu
Ruộng
I II III IV V VI
Ruộng 1 9.0 11.0 15.0 27.0 30.0 32.0
Ruộng 2 12.0 13.0 16.0 20.0 24.0 25.0
Ruộng 3 8.0 10.0 18.0 20.0 23.0 27.0
Ruộng 4 11.0 12.0 14.0 20.0 25.0 31.0
Ruộng 5 13.0 14.0 17.0 29.0 24.0 27.0
Ruộng 6 9.0 10.0 21.0 25.0 28.0 30.0
54
Phụ lục C. Tăng trưởng của tôm nuôi ở các ruộng qua các tháng
Phụ lục C.1: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 1 qua các tháng
Ruộng 1
STT
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
1 1,2 3,7 21 30 34 32
2 0,8 4,5 13 33 37 28
3 1,5 5,2 13 20 80 105
4 2 4,3 9 22 30 21
5 1,8 6 9 16 33 24
6 1,4 5,5 16 18 18 67
7 0,3 7,4 15 30 30 42
8 0,2 4,5 8 28 35 39
9 0,8 1,2 12 25 65 81
10 0,2 0,9 12 15 42 50
11 1,4 7,1 11 35 57 85
12 2,2 6,2 7 32 35 21
13 0,7 5,8 8 15 67 95
14 0,9 6,4 9 14 45 35
15 1,2 2,3 12 30 23 18
16 1,3 4,4 15 32 30 25
17 0,6 6,5 7 22 46 34
18 1,7 7,4 10 29 40 54
19 2 3,5 11 12 24 50
20 1,5 8,4 16 24 43 30
21 0,8 7,1 9 17 30 44
22 1,4 6,5 12 16 35 35
23 1,8 7 14 20 31 17
24 1,5 5,4 12 10 21 35
25 0,8 5 8 17 24 30
26 0,9 6,5 9 10 40 45
27 1,7 6 14 16 35 68
28 0,8 4,2 10 27 44 35
29 0,7 5,5 7 30 45 55
30 0,6 1,3 9 15 32 36
TB 1,15 5,19 11,26 22,00 38,36 44,53
55
Phụ lục C,2: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 2 qua các tháng
Ruộng 2
STT
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
1 0,5 9,5 20 44 60 107
2 0,8 8,5 16 45 52 70
3 1,2 9,1 33 43 42 57
4 0,9 7,2 17 42 43 62
5 1,7 8,6 9 30 26 65
6 1,6 6,8 19 46 56 70
7 2,4 10,2 17 27 28 36
8 0,7 9,1 7 39 75 96
9 0,3 7,4 18 21 38 31
10 0,6 6,5 14 17 55 75
11 1,5 2,3 12 22 32 52
12 1,8 9,5 25 14 34 35
13 2,1 7,6 20 22 32 28
14 0,7 8,1 13 32 70 55
15 0,4 4,6 12 11 40 46
16 1,1 5,3 9 19 45 32
17 0,5 6,8 17 11 44 65
18 0,4 7,1 13 24 43 47
19 0,9 1,2 12 26 42 55
20 0,7 8,8 10 25 30 28
21 2 6,9 34 14 43 30
22 1,3 4,3 19 21 33 19
23 0,7 6,7 11 16 40 38
24 1,3 7,8 10 21 34 46
25 0,6 5,6 11 27 53 31
26 0,6 7,5 19 30 50 53
27 0,5 6,7 28 29 44 61
28 0,9 5,8 15 26 31 31
29 0,5 7,4 11 31 23 28
30 0,7 6,4 16 35 44 43
TB 0,99 6,97 16,23 27,00 42,73 49,73
56
Phụ lục C,3: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 3 qua các tháng
Ruộng 3
STT
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
1 2,5 20,2 22 26 60 86
2 2,5 18,4 12 15 58 102
3 2 19,6 20 38 39 58
4 2 21,1 18 30 36 41
5 1,5 15,3 15 20 34 38
6 0,8 14,2 11 36 40 54
7 0,9 12 10 12 75 97
8 0,7 1,6 12 23 25 43
9 1,2 12,3 21 20 59 76
10 2 5,7 18 16 20 23
11 0,2 4,5 12 14 42 49
12 1,4 3,1 9 31 57 110
13 0,7 2,4 9 17 43 65
14 0,9 7,8 14 33 45 40
15 1,4 6,9 11 46 44 66
16 2,5 4,5 10 35 33 25
17 2 9,5 15 19 54 30
18 2,1 7,2 6 12 53 78
19 2,4 6,4 12 30 49 21
20 2,5 11,2 12 16 32 34
21 1,5 10,3 15 18 19 20
22 0,6 4,8 11 21 44 81
23 2 9 10 21 18 45
24 2,5 12,4 16 25 18 22
25 2 7,3 15 23 56 57
26 0,6 8,4 2 16 43 17
27 0,9 6,5 7 17 25 20
28 1,6 4,2 8 31 43 58
29 2,6 5,7 12 16 30 18
30 0,7 8,1 14 19 22 21
TB 1,57 9,35 12,63 23,20 40,53 49,83
57
Phụ lục C,4: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 4 qua các tháng
Ruộng 4
STT
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
1 1,5 1,5 30 26 80 106
2 2 8,2 16 66 70 82
3 1,6 9,6 16 22 50 65
4 1 1,4 20 55 38 55
5 2,3 3,5 37 28 42 60
6 2,6 3,7 35 31 58 87
7 1,2 8,7 11 38 60 55
8 0,8 6,2 11 19 52 70
9 1 8,8 18 24 31 46
10 1 3,2 15 53 28 38
11 0,6 5,2 9 21 20 18
12 1,9 3,4 16 15 28 19
13 0,6 8,4 15 26 33 37
14 0,7 6,1 9 19 45 57
15 0,8 5,1 19 25 56 29
16 0,9 5,6 23 30 38 50
17 2 6 35 21 30 35
18 0,8 3,8 35 50 25 41
19 1,2 6 20 32 41 65
20 2 5,9 11 18 29 30
21 1,3 5,6 7 15 42 53
22 1,2 2,9 6 27 52 90
23 2,1 5,2 16 35 38 45
24 0,6 3,3 9 41 42 58
25 0,6 2 6 40 30 19
26 0,5 4,2 20 14 34 27
27 0,3 3,9 9 16 52 55
28 0,4 2,2 14 15 39 43
29 1,5 2,5 11 26 24 17
30 1 2,1 9 51 45 23
TB 1,20 4,80 16,93 29,96 41,73 49,16
58
Phụ lục C,5: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 5 qua các tháng
Ruộng 5
STT
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
1 2 21,5 34 42 70 95
2 1,5 12 24 50 86 96
3 0,9 11,6 46 35 70 80
4 1,2 8,3 21 36 64 87
5 1 3,2 18 50 47 60
6 0,7 4,3 24 27 30 33
7 0,8 3,1 15 48 50 65
8 0,7 6,4 12 19 45 27
9 0,9 5,2 14 41 53 70
10 1 2,1 19 23 46 53
11 0,9 3,4 26 33 31 29
12 1,3 8,9 14 11 35 51
13 1 3,5 18 46 19 44
14 1,2 4,7 25 28 29 35
15 2 6,1 20 37 52 53
16 0,9 4,9 13 35 29 24
17 1 4,5 9 21 19 36
18 0,7 5,9 15 17 30 59
19 0,5 10,5 12 15 32 31
20 1 6,4 11 19 22 66
21 0,7 5,8 8 21 18 30
22 0,9 3,7 14 12 32 48
23 0,8 3,9 14 19 20 25
24 0,3 5,6 6 15 18 18
25 0,7 4,2 8 25 30 43
26 0,4 5,8 11 27 47 32
27 0,9 4,9 15 12 36 41
28 1,1 6,6 18 14 59 41
29 0,9 4,7 12 18 19 28
30 0,8 3,3 16 21 42 51
TB 0,95 6,17 17,07 27,23 39,33 48,36
59
Phụ lục C,6: Tốc độ tăng trưởng của tôm ở ruộng 6 qua các tháng
Ruộng 6
STT
Tháng
I
Tháng
II
Tháng
III
Tháng
IV
Tháng
V
Tháng
VI
1 1,8 9,7 29 30 69 102
2 1,5 4,2 32 54 53 91
3 1,2 9 22 35 50 79
4 0,5 8,5 28 34 45 52
5 1,4 9,7 19 30 67 76
6 0,7 6,2 30 24 75 74
7 0,6 9,5 18 50 45 56
8 0,2 10 13 18 57 75
9 1,4 12,7 16 45 44 55
10 0,9 6,9 24 22 46 60
11 1,1 8,6 7 30 31 25
12 1,6 7,6 14 35 55 79
13 0,9 12,6 18 25 30 29
14 1 10,2 18 33 19 31
15 1,1 4,7 9 35 31 45
16 0,7 5,8 17 22 48 47
17 1,3 8,3 12 16 37 40
18 1,2 8,9 9 24 19 31
19 1,7 7,3 25 29 45 56
20 0,9 6,4 8 26 30 37
21 2,1 11,2 8 20 31 19
22 0,5 12,1 24 34 37 50
23 1,4 7,9 20 26 40 53
24 1,6 7,5 17 15 35 40
25 1,2 8,6 10 34 35 21
26 2,1 8,2 6 10 48 48
27 2 8,4 18 11 20 25
28 1,3 10 21 16 32 30
29 1,3 9,7 6 25 24 25
30 0,8 9,3 18 28 22 17
TB 1,20 8,65 17,20 27,86 40,66 48,93
60
Phụ lục D, Tăng trọng trung bình của tôm qua các tháng
Phụ lục D,1: Tăng trưởng của tôm nuôi qua các tháng
Ruộng
Tháng
Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4 Ruộng 5
Ruộng
6
Ban
đầu W đầu 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
Sau 30
ngày W¯ (g)
1,15 ±
0,54
0,99 ±
0,55
1,57 ±
0,72
1,2 ±
0,60
0,95 ±
0,37
1,2 ±
0,47
Sau 60
ngày W¯ (g)
5,19 ±
1,88
6,97 ±
1,98
9,35 ±
5,27
4,80 ±
2,26
6,16 ±
3,73
8,65 ±
2,03
Sau 90
ngày W¯ (g)
11,26 ±
3,22
16,23 ±
6,58
12,63 ±
4,37
16,93 ±
9,01
17,06 ±
8,09
17,2 ±
7,32
Sau
120
ngày
W¯ (g) 22 ± 7,41 27 ± 10,05
23,2 ±
8,45
29,96 ±
13,49
27,23 ±
11,95
27,86 ±
10,17
Sau
150
ngày
W¯ (g) 38,37 ± 13,73
42,73 ±
12,06
40,53 ±
14,41
41,73 ±
13,72
39,33 ±
17,53
40,66 ±
14,44
Sau
180
ngày
W¯ (g) 44,53 ± 22,84
49,73 ±
20,38
49,83 ±
26,89
49,16 ±
22,43
48,36 ±
20,92
48,93 ±
22,25
Phụ lục E, Chi phí hoạt động của từng ruộng
Phụ lục E,1: Tổng chi phí hoạt động của ruộng 1
Ruộng 1
Số lượng/ha Giá (đồng) Thành tiền
Công trình 1 4,000,000
Xăng 300 10,500 3,150,000
Lưới 2,200,000
Giống 100,000 130 13,000,000
Công lao động 6 1,200,000 7,200,000
Thức ăn công nghiệp 2,625 15,500 40,687,500
Thuốc và hóa chất 4,500,000
Thu hoạch 1,700,000
Chi phí khác 560,000
TỔNG 76,997,500
61
Phụ lục E,2:, Tổng chi phí hoạt động của ruộng 2
Ruộng 2
Số lượng/ha Giá (đồng) Thành tiền
Công trình 1 3,000,000
Xăng 305 10,500 3,202,500
Lưới 1,500,000
Giống 100,000 130 13,000,000
Công lao động 6 1,200,000 7,200,000
Thức ăn công nghiệp 2,717 15,500 42,113,500
Thuốc và hóa chất 2,000,000
Thu hoạch 1,500,000
Chi phí khác 630,000
TỔNG 74,146,000
Phụ lục E,3: Tổng chi phí hoạt động của ruộng 3
Ruộng 3
Số lượng/ha Giá (đồng) Thành tiền
Công trình 1 4,500,000
Xăng 350 10,500 3,675,000
Lưới 1,800,000
Giống 100,000 130 13,000,000
Công lao động 6 1,200,000 7,200,000
Thức ăn công nghiệp 2,176 15,500 33,720,250
Thuốc và hóa chất 3,000,000
Thu hoạch 2,000,000
Chi phí khác 469,000
TỔNG 69,364,250
62
Phụ lục E,4: Tổng chi phí hoạt động của ruộng 4
Ruộng 4
Số lượng/ha Giá (đồng) Thành tiền
Công trình 1 3,400,000
Xăng 315 10,500 3,307,500
Lưới 1,650,000
Giống 100,000 130 13,000,000
Công lao động 6 1,200,000 7,200,000
Thức ăn công nghiệp 2,680 15,500 41,540,000
Thuốc và hóa chất 3,500,000
Thu hoạch 2,000,000
Chi phí khác 350,000
TỔNG 75,947,500
Phụ lục E,5: Tổng chi phí hoạt động của ruộng 5
Ruộng 5
Số lượng/ha Giá (đồng) Thành tiền
Công trình 1 4,500,000
Xăng 355 10,500 3,727,500
Lưới 2,340,000
Giống 100,000 130 13,000,000
Công lao động 6 1,200,000 7,200,000
Thức ăn công nghiệp 2,140 15,500 33,170,000
Thuốc và hóa chất 5,500,000
Thu hoạch 3,200,000
Chi phí khác 579,000
TỔNG 73,216,500
63
Phụ lục E,6: Tổng chi phí hoạt động của ruộng 6
Ruộng 6
Số lượng/ha Giá (đồng) Thành tiền
Công trình 1 3,000,000
Xăng 350 10,500 3,675,000
Lưới 2,170,000
Giống 100,000 130 13,000,000
Công lao động 6 1,200,000 7,200,000
Thức ăn công nghiệp 2,561 15,500 39,695,500
Thuốc và hóa chất 2,800,000
Thu hoạch 1,900,000
Chi phí khác 469,000
TỔNG 73,909,500
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ht_dat_2_3714.pdf