Thực tập tại trường cao đẳng Đức Trí

PHẦN IV NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ Trong thời gian thực tập tại trường Cao Đẳng Đức Trí, Tôi nhận thấy rằng thực tập tốt nghiệp là nội dung không thể thiếu của mọi sinh viên. Điều kiện này giúp cho sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tế. Nhận thấy tầm quan trọng của nó, ngay ban đầu Tôi đã thiết lập cho mình 1 kế hoạch thực tập cụ thể và thực hiện trên tinh thần tự giác, nghiêm túc, học hỏi và rút kinh nghiệm. ê Nội dung và công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập Tìm hiểu về trường, tham quan và quan sát các hoạt động của khoa.Gặp gỡ Giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa và trong trường.Thu thập các tài liệu có liên quan đến hoạt động của khoa và trường.Chấp hành các công việc được phổ biến hàng tuần trong khoa.Thực hiện nội dung thực tậpTham gia dự giờ các tiết dạy của giáo viên.Tìm hiểu tham khảo trước nội dung giáo án của giáo viênTìm hiểu và tham khảo các tài liệu liên quan, giáo trình, giáo án, tổ chức đứng lớp của các anh chị sinh viên năm trước.Tìm hiểu năng lực học tập của từng sinh viên để chuẩn bị tốt cho công tác giảng dạy của mình. Thực hiện tốt công việc khi giáo viên hướng dẫn vắng mặt. ê Một số bài học kinh nghiệm Tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên trong khoa về cách tổ chức đứng lớp, phân bố bài giảng và phương pháp giảng dạy trong trường hiện nay.Học hỏi được cách thức làm việc của các thầy cô trong trường, cách soạn giáo án và tóm tắt giáo trình.Nắm bắt được ý thức học tập và sức học của sinh viên để lựa chọn phương pháp dạy hợp lý. Thực tập giảng dạy : Kiến tập: Tham gia đầy đủ các giờ dạy của các thầy cô trong khoa.Hoàn thành tốt các giáo án trước khi đến giờ giảng.Tham gia dự giờ các giáo sinh thực tập. Soạn giáo án: Xây dựng giáo án rõ ràng và đầy đủ đúng thời hạn.Nội dung giáo án được duyệt trước khi giảng Lên lớp : Ý thức, tác phong, thái độ lên lớp nghiêm túc.Trình bày bảng rõ ràng dễ hiểu.Quản lý tốt lớp học.Lắng nghe và ghi nhận ý kiến đánh giá của giáo viên dự giảng. Hướng dẫn thực hành : Quản lý lớp thực hành chặt chẽ.Hướng dẫn cho sinh viên một cách tận tình.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tại trường cao đẳng Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG TƯ THỤC ĐỨC TRÍ Đôi nét về trường Cao Đẳng Đức Trí Quá trình hình thành và phát triển : Được sự cho phép của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ GD&ĐT, vào ngày 8/3/2005 Trường Cao Đẳng Tư Thục Đức Trí được thành lập theo quyết định số 962/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Trường được phép đào tạo các ngành bậc Cao đẳng và THCN hệ chính quy theo quyết định số 2809/QĐ-GD&ĐT/ĐH&SĐH của Bộ Giáo dục Đào tạo. Đây là một trong 3 trường ở Việt Nam được đào tạo theo mô hình tư thục. Đó là trường Thành Đô ở Hà Nội và trường Cao đẳng Tư Thục Nguyễn Tất Thành. Ngày 15/10/2005, khóa đầu tiên bắt đầu năm học mới. Đội ngũ giáo viên : Đội ngũ giảng viên hiện có gần 200 Giảng viên cả Giảng viên cơ hữu và Giảng viên thỉnh giảng Giảng viên cơ hữu là GS.TSKH, Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên cao cấp, Giảng viên chính, Tiến sỹ, Thạc Sỹ, Kỹ sư, Cử nhân…có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, được đào tạo và làm việc từ các trường trong và ngoài nước. Giảng viên thỉnh giảng là các Tiến sỹ, Thạc sỹ, Giảng viên chính có uy tín ở các trường Đại Học, Cao đẳng trong nước. Nhà trường đang tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ là những giảng viên cơ hữu của nhà trường. Lực lượng giảng viên trẻ này là lực lượng chủ yếu cho sự phát triển ổn định và lâu dài của trường. Ngoài ra nhà trường còn mời các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia từ các trường, các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các công ty, đơn vị sản xuất lớn. Những người vừa có kiến thức sâu rộng về thực tiễn sản xuất, và nghiên cứu khoa học, cũng như quản lý giảng dạy, góp phần vào chất lượng đào tạo với phương châm : Đào tạo gắn liền với sản xuất và nghiên cứu khoa học Đội ngũ cán bộ: Bên cạnh đội ngũ giáo viên, trường còn có một đội ngũ cán bộ làm trong các phòng ban khác nhau đều thực hiện tốt công việc của mình hỗ trợ cho công tác giảng dạy ở trường. Cơ sở vật chất : Với diện tích hơn 5000m2, trường đã xây dựng khu học đường đạt chuẩn và đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tại trường: 4 phòng máy vi tính, mỗi phòng gần 100 máy tính truy cập Internet. 3 phòng thí nghiệm Hoá, Sinh và Kỹ thuật điện đáp ứng việc dạy thực hành. 3 xưởng thực nghiệm: Xưởng điện, xử lý môi trường và nhà kính quy mô nhỏ. Thư viện đã trang bị máy vi tính để SV truy cập Internet. Phòng Robocon tạo điều kiện cho SV học tập và nghiên cứu. Các khoa được trang bị máy Projector phục vụ kịp thời cho công tác cải tiến giảng dạy đạt hiệu quả cao. . Đã có khu nhà A, B, C, D được sử dụng làm phòng học và một số phòng chức năng, đáp ứng nhu cầu học tập và các hoạt động của trường. Nhà tập thể dục thể thao 2100m2 và sân bóng đá 15000m2… Nhiệm vụ trọng tâm của trường : Các khoa trung tâm : - Khoa Công Nghệ Thông Tin. - Khoa Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường. - Khoa Điện - Điện Tử. - Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch. - Khoa Kế toán – Tài chính ngân hàng - Khoa Xây Dựng. - Khoa Giáo Dục Thể Chất. - Bên cạnh còn có các tổ chuyên môn như: Tổ Thể Dục Tổ Anh Văn Tổ Toán Tổ Chính Trị Các chuyên ngành đào tạo : - Công nghệ sinh học và thực phẩm. - Công nghệ môi trường - Kỹ thuật điện. - Kỹ thuật điện tử. - Công nghệ thông tin: Công nghệ mạng Công nghệ phần mềm - Quản trị kinh doanh. - Quản trị du lịch. - Kế toán: Kế toán tài chính. Kế toán doanh nghiệp. - Tài chính ngân hàng. Tài chính ngân hàng. Tài chính tín dụng. - Xây dựng dân dụng và công nghiệp. - Xây dựng cầu đường. - Giáo dục thể chất. Các loại hình đào tạo: Tuy mới thành lập được 5 năm nhưng hiện nay trường đã có hơn 5000 sinh viên được đào tạo từ các hệ Cao đẳng (thời gian đào tạo trong 3 năm) và Trung cấp chuyên nghiệp (thời gian đào tạo là 2 năm). Các chương trình đào tạo : Trường Cao đẳng tư thục Đức Trí mặc dù là trường tư thục nhưng đã tập trung thực hiện quản lý chương trình đào tạo, thực hiện tốt các quy chế kiểm tra, quy chế thi. Bên cạnh đó trường đã có những bước đột phá mới trong kiểm tra và thi cử theo cách của mình là cho học sinh tự tổng hợp kiến thức và báo cáo theo định kỳ. Trường đã chấp hành nghiêm chỉnh các chương trình khung giáo dục và đào tạo THCN và Cao đẳng. Đặc biệt là thực hiện tốt về nội dung chương trình giảng dạy, chương trình liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và tương lai Cao đẳng lên Đại học . Bộ máy tổ chức của nhà trường : Các hoạt động của nhà trường : - Trong 5 năm qua, mặc dù còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng thầy và trò trường Đức Trí đã tăng cường làm tốt công tác đoàn kết, giáo dục đoàn viên, nâng cao giác ngộ về lý tưởng Cách mạng. Thầy và trò đều rèn luyện đạo đức và lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các phong trào Dạy Tốt - Học Tốt. - Bên cạnh đó, nhà trường cũng không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, xây dựng trường vững mạnh. Đồng thời, nhà trường cũng đã làm tốt công tác kèm cặp, phát triển đoàn viên trong nhà trường và kết nạp cho những đoàn viên mới. - Trường đã tổ chức sinh hoạt nhằm quán triệt các qui chế có liên quan đến việc học tập và rèn luyện của HSSV: Qui chế công tác Học sinh - Sinh viên, qui chế Học sinh - Sinh viên ngoại trú, qui chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV kết hợp với ban ngành của thành phố. Ngoài ra, nhà trường còn phổ biến Học sinh - Sinh viên luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, các tệ nạn xã hội… - Trường đã đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và y tế trong nhà trường thông qua hình thức giảng dạy thể dục nội khoá và tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giao lưu, thi đấu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. - Bên cạnh đó, trường cũng đã thực hiện tốt chế độ chính sách đối với HSSV như: Miễn giảm học phí cho HSSV có chế độ ưu đãi, phát học bổng cho những HSSV khá giỏi, khen thưởng cho HSSV đạt thành tích trong các phong trào… - Hơn nữa, các thầy cô giáo trong trường không ngừng nâng cao kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tăng cường công tác đổi mới trong giảng dạy, quản lý… Ngoài ra, trường cũng có nhiều chính sách ưu đãi đối với giáo viên. - Tất cả những hoạt động trên đã đem lại cho nhà trường một bộ mặt mới, không còn là ngôi trường Tư thục mới thành lập nữa. Mục tiêu của nhà trường trong thời gian sắp tới : Hiện nay nhà trường đang tiến hành hoàn tất các thủ tục về chương trình đào tạo liên thông để tạo điều kiện cho HSSV có nhiều cơ hội trong quá trình phấn đấu học tập. Không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng với việc xây dựng đội ngũ giáo viên đầy kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, trường đang phấn đấu trở thành một trong ba trường tư thục có chất lượng cao trong cả nước. Trong những năm tới đưa trường lên thành trường Đại học. Đến năm 2012, Trường Cao đẳng Đức Trí được biết đến là một trường năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển cao. Đến năm 2015, Trường Cao đẳng Đức trí được biết đến là một trong những trường hàng đầu Việt Nam. Đến năm 2020, Trường được xếp hạng trong 20 trường đại học cao đẳng hàng đầu Việt Nam và được biết đến là một trường năng động và hiện đại ở các nước trong khu vực. PHẦN II NỘI DUNG THỰC TẬP I. Mục đích và nội dung thực tập. 1. Mục đích: - Làm quen với môi trưòng giảng dạy. - Tìm hiểu phương pháp giảng dạy. - Rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. - Rút kinh nghiệm cho bản thân. 2. Nội dung thực tập - Tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp giảng dạy môn Tin học đại cương ở truờng Cao đẳng. - Tham gia các phong trào hoạt động: Tham gia phong trào hoạt động đoàn. Tham gia hội trại chào mừng ngày thành lập trường. Tham gia dự giờ các lớp chuyên và không chuyên. Tham gia giảng dạy Trao đổi kinh nghiệm dạy học và cách đứng lớp. II. Nhật ký thực tập Được sự cho phép của BGH nhà trường, phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa CNTT trường CĐ Đức Trí – Đà nẵng, đoàn thực tập chúng tôi gồm 9 thành viên được phép thực tập tại khoa Tin. Vào ngày 10/01/2011, chúng tôi làm quen với thầy cô trong khoa CNTT và tiến hành làm thủ tục nhập trường. Tại khoa, thầy trợ lý khoa Lê Phước Phụng đã phân chia nhóm thực tập và giáo viên hướng dẫn cho từng nhóm; đồng thời phân công công việc cụ thể mỗi nhóm. Nhóm 1 gồm: Trần Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Ngọc Linh do thầy Trần Nhật Vinh hướng dẫn. Nhóm 2 gồm: Lê Thị Hạnh Vân, Nguyễn Thị Thanh Hiếu do thầy Lê Phước Phụng hướng dẫn. Nhóm 3: Huỳnh Phúc Hải, Võ Thị Kiều Oanh do cô Trần Thị Diệu Uyên hướng dẫn. Nhóm 4: Đỗ Thị Đào, Võ Mạnh Cường, Đồng Thị Thu Hằng do cô Nguyễn Thị Thúy Phượng hướng dẫn. Theo đó chúng tôi đã gặp giáo viên hướng dẫn cùng nhau trao đổi về một số vấn đề liên quan đến giảng dạy, dự giờ, soạn giáo án, cách trình bày bảng, cách thuyết trình, cách dạy bằng Projector và làm quen với lớp... ¶ Kế hoạch cụ thể của các tuần như sau: Tuần : 1 (Từ ngày: 09/01/2011 đến ngày: 15/01/2011.) Công tác: Tìm hiểu về trường, khoa, gặp và trao đổi với các thầy cô giáo trong khoa CNTT, nhận công việc thực tập, tham gia coi thi và chấm thi. Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 2 - Tìm hiểu về trường, làm quen thầy cô trong khoa CNTT. - Thầy Lê Phước Phụng phân công giáo viên hướng dẫn. 3 – 5 - Gặp giáo viên hướng dẫn. - Nhận đề tài 3 1 – 4 - Tìm tài liệu và giáo trình liên quan. 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu. 4 1 – 4 - Coi thi. Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 6 – 9 - Coi thi. Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 5 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu. 6 – 9 - Trực khoa. 6 1 – 4 - Trực khoa. 6 – 9 - Coi thi Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 7 1 – 4 - Coi thi. Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. Tuần : 2 (Từ ngày: 14/02/2011 đến ngày: 19/02/2011) Công tác: Dự giờ, trực khoa, tham gia coi thi và chấm thi. Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu. 6 – 9 - Trực khoa. 3 1 – 4 - Tìm tài liệu và giáo trình liên quan. 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu. 4 1 – 4 - Trực khoa. 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. 5 1 – 4 - Coi thi. Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 6 – 9 - Coi thi. Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 6 1 – 4 - Tìm tài liệu và giáo trình liên quan. 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu. 7 1 – 4 - Trực khoa. Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. Tuần : 3 (Từ ngày: 21/02/2011 đến ngày: 26/02/2011) Công tác: Dự giờ, nghiên cứu tài liệu, trực khoa. Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 3 1 – 4 - Tìm tài liệu và giáo trình liên quan. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Cấu trúc máy tính Thầy Đoàn Duy Bình 4 1 – 4 - Tìm hiểu đề tài 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. 5 1 – 4 - Trực khoa. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 6 1 – 4 - Tìm tài liệu và giáo trình liên quan. 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu. 7 1 – 4 - Tìm hiểu đề tài. 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. Tuần : 4 (Từ ngày: 28/02/2011 đến ngày: 05/03/2011) Công tác: Dự giờ, tham gia coi thi và chấm thi, Tham gia hội trại. Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 4 - Trực khoa. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 3 1 – 4 - Trao đổi với giáo viên trong khoa về viết báo cáo thực tập. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Cấu trúc máy tính Thầy Đoàn Duy Bình 4 1 – 4 - Tìm hiểu đề tài 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. 5 1 – 4 - Trực khoa. - Họp đoàn trường. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 6 1 – 4 - Coi thi Tin học đại cương ( Word, Excel, Access ) 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu. 7 1 – 4 - Tham gia cắm trại. 6 – 9 - Tham gia cắm trại. Tuần : 5 (Từ ngày: 07/03/2011 đến ngày: 12/03/2011) Công tác: Dự giờ, trực khoa, dự lễ thành lập trường, tìm và nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 4 - Trực khoa. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 3 1 – 4 - Dự lễ kỉ niệm ngày thành lập trường. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Cấu trúc máy tính Thầy Đoàn Duy Bình 4 1 – 4 - Trực khoa. 6 – 9 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. 5 1 – 4 - Phát triển đề tài. 6 – 9 - Dự giờ lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 6 1 – 4 - Phát triển đề tài. 6 – 9 - Dự giờ lớp 09TH Tin học đại cương ( Lập trinh C ) Cô Nguyễn Thị Thúy Phượng 7 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án Tuần : 6 (Từ ngày: 14/03/2011 đến ngày: 20/03/2011) Công tác: Dự giờ, Giảng dạy thử môn Tin học đại cương. Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 4 - Tìm và nghiên cứu tài liệu. 6 – 9 - Phát triển đề tài. 3 1 – 4 - Gặp cô Phượng trao đổi về sạon giáo án giảng thử. Tin học đại cương 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án Tin học đại cương 4 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án Tin học đại cương 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án Tin học đại cương 5 1 – 4 - Phát triển đề tài. 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu - Hoàn thiện giáo án Tin học đại cương 6 1 – 4 - Phát triển đề tài. 6 – 9 - Dự giờ GSTT giảng thử lớp 09TH - Giảng thử lớp 09TH Tin học đại cương ( Lập trinh C ) Cô Nguyễn Thị Thúy Phượng 7 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 6 – 9 - Nghiên cứu tài liệu - Soạn giáo án Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh Tuần : 7 (Từ ngày: 22/03/2011 đến ngày: 26/03/2011) Công tác: Giảng thử trên lớp, dự giờ, viết báo cáo thực tập. Tổng kết đợt thực tập. Thứ Tiết học Công việc Môn GV phụ trách lớp 2 1 – 4 - Nghiên cứu tài liệu - Hoàn thiện giáo án 6 – 9 - Dự giờ GSTT giảng thử lớp 10TH - Giảng thử lớp 10TH Lắp ráp và bảo trì máy tính Thầy Trần Nhật Vinh 3 1 – 4 - Dự giờ GSTT giảng thử Tin học đại cương 6 – 9 - Hoàn thiện đề tài. Tin học đại cương 4 1 – 4 - Viết báo cáo thực tập. - Hoàn thiện đề tài. Tin học đại cương 6 – 9 - Dự giờ GSTT giảng thử Tin học đại cương 5 1 – 4 - Gặp thầy hướng dẫn nộp bản báo cáo. 6 – 9 - Hoàn thiện đề tài. - Viết báo cáo thực tập Tin học đại cương 6 1 – 4 - Họp khoa 6 – 9 - Chỉnh sữa, bổ sung báo cao thực tập. 7 1 – 4 - Hoàn thành báo cáo thực tập. - Hoàn thiện đề tài. 6 – 9 - Hoàn thành báo cáo thực tập. - Hoàn thiện đề tài. III. Tham gia giảng dạy- soạn giáo án. Ngày soạn: 14 / 03 / 2011 Ngày giảng: 18 / 03 / 2011 Môn: Tin học đại cương Thời gian: 45 phút Địa điểm: phòng C3.3 Bài giảng: NHẬP MÔN TIN HỌC I. Mục tiêu và yêu cầu Tìm hiểu và nắm vững các khái niệm đại cương về tin học. Giải thích được các chức năng thành phần phần cứng của máy tính. Biết được các chức năng cơ bản của thiết bị. Hình thành thái độ chủ động tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập. II. Đồ dùng dạy học Giáo trình tin học đại cương. Giáo án tin học đại cương. Máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện – Projector. III. Phương pháp giảng dạy Phương pháp thuyết trình bằng lời kết hợp với ví dụ minh họa trên máy tính. IV. Tiến trình dạy học Ổn định lớp ( 1 phút ) . Giới thiệu nội dung môn học . Bài giảng Đặt vấn đề: ( 1 phút ) Ngày nay do xã hội phát triển nên lượng thông tin xử lý rất lớn, độ phức tạp của xử lý rất cao. Do vậy, xử lý thông tin bằng thủ công, cơ giới không thể đáp ứng được yêu cầu tự động hóa quá trình xử lý thông tin. Tin học ra đời để đáp ứng yêu cầu đó. Bài giảng STT Nội dung Hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của sinh viên 1 * Giới thiệu nội dung bài học - Nội dung bài học Tin học là gì ? Khái niệm thông tin – dữ liệu Cấu trúc máy tính. - Cụ thể ta đi vào bài học: - Lắng nghe 1 phút 2 I. Tin học là gì ? - Dẫn nhập: Nói lên sự thâm nhập máy tính vào cuộc sống. Thuật ngữ “ tin học “ rất quen thuộc với mỗi chúng ta. - Hỏi: Vậy Tin học là gì ? - Gọi SV trả lời - Nhận xét và bổ sung. - Ghi định nghĩa lên bảng - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 3 phút 3 II. Thông tin và dữ liệu 1. Thông tin - Dẫn nhập: + Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta tiếp nhận và sử dụng nhiều thông tin. Thông tin đem lại cho chúng ta sự hiểu biết, giúp nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên và xã hội. + Chúng ta ai cũng thấy được sự cần thiết của thông tin và cảm nhận được thông tin là gì. Nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác về “thông tin” thì hầu hết chúng ta đều lúng túng vì thông tin là một khái niệm khá trừu tượng và được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta khái niệm thông tin trong giới hạn của tin học. - Đưa ví dụ minh họa: “Y tá nói: Nhiệt độ đo được ở bệnh nhân là 40˚C “ ; biển số xe, … - Hỏi: Thông tin thu được là gì ? - Gọi SV trả lời - Hỏi: Vậy thông tin là gì ? - Gọi SV trả lời - Nhận xét và ghi định nghĩa lên bảng. - Gọi 1 hoặc 2 SV cho ví dụ - Lắng nghe - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 6 phút 4 2. Dữ liệu - Đối ví dụ trên thì dấu hiệu nào để em biết được là thông tin: bệnh nhân sốt cao, biển số xe …. - Gọi SV trả lời - Theo em, dữ liệu là gì ? - Gọi SV trả lời - Nêu định nghĩa dữ liệu và ghi lên bảng - Nêu các loại dữ liệu và ghi lên bảng - Hỏi: Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu ? ( thông tin dữ liệu, dữ liệu sau khi tập hợp và xử lý sẽ cho lại thông tin, từ thông tin ta sẽ tìm ra dữ liệu ) - Trả lời: Gọi sinh viên - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 3 phút 5 3. Quá trình xử lý dữ liệu - Lấy ví dụ: khi nghe đến hoặc nhìn thấy bằng mắt : me, xoài thì miệng ta tiết ra nước bọt. - Hỏi: Giải thích vì sao? - Gọi SV trả lời - Dẫn nhập: Mọi quá trình xử lý dữ liệu ở con người hay máy tính đều tuân thủ theo sơ đồ sau: - Vẽ sơ đồ quá trình xử lý dữ liệu lên bảng và giải thích sơ đồ. - Lưu ý : Quá trình nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xuất dữ liệu đều có thể lưu trữ để phục vụ cho các quá trình tiếp theo. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 6 phút 6 III. Cấu trúc máy tính 1. Phần cứng 2. Phần mềm - Dẫn nhập: + Hiện nay, có rất nhiều loại máy tính có thể có các hình dạng: laptop, máy bàn,.. + Nhiều mục đích sử dụng khác nhau: giáo dục, học tập, giải trí,… + Dù nó có hình thức hay mục đích sử dụng như thế nào thì tất cả đều có cùng câú trúc. - Hỏi: Theo em biết, cấu trúc máy tính có máy phần ? Đó là những thành phần nào? - Gọi SV trả lời và yêu cầu SV định nghĩa từng thành phần. - Nhận xét và nêu lại khái niệm . - Giải thích các từ khóa trong định nghĩa. - Gọi SV trả lời. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 3 phút 7 3. Cấu trúc phần cứng a. Thiết bị vào b. Thiết bị ra - Dẫn nhập: Phần cứng có thể hiểu đơn giản là các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta có thể thấy hoặc sờ được. Phần cứng gồm: Thiết bị vào Thiết bị ra Bộ nhớ Bộ xử lý trung tâm. - Vẽ sơ đồ cấu trúc phần cứng lên bảng. - Giải thích sơ đồ - Hỏi: Nhìn vào sơ đồ hãy nói nguyên lý hoạt động - Gọi SV trả lời. - Dẫn nhập: Nhấn mạnh thiết bị nhập của máy tính giống các giác quan của con người chuyên để thu nhận thông tin từ bên ngoài để phân tích đưa ra được các ý nghĩa nào đó của các điều kiện bên ngoài - Hỏi: + Chức năng của thiết bị vào ? + Liệt kê các thiết bị vào ? - Gọi SV trả lời - Nêu lại chức năng của thiết bị đầu vào và một số thiết bị. - Tương tự, hỏi + Chức năng của thiết bị ra ? + Nêu các thiết bị ra - Nêu lại chức năng và các thiết bị -Lắng nghe và ghi nhận kiến thức - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 7 phút 8 c. Bộ nhớ Bộ nhớ trong Bộ nhớ ngoài - Dẫn nhập: Theo trên, quá trình nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xuất dữ liệu đều có thể lưu trữ để phục vụ cho các quá trình tiếp theo. Vấn đề đặt ra là lưu trữ dữ liệu ở đâu ? - Trả lời: Bộ nhớ. - Vậy chức năng của bộ nhớ là lưu trữ thông tin. - Hỏi: Bộ nhớ có mấy loại ? Nêu ra. - Nêu: vì bộ nhớ trong gắn liền với CPU nên tốc độ trao đổi thông tin trực tiếp với CPU là lớn, dung lương bộ nhớ không cao. - Hỏi: Bộ nhớ gồm mầy thành phần ? Nêu ra ( RAM, ROM ) - Gọi SV trả lời - Hỏi: Chức năng của RAM, ROM. - Gọi SV trả lời - Nhận xét và bổ sung. - Hỏi: Trong máy tính, ROM đóng vai trò gì? ( Mỗi khi máy tính khởi động hệ thống thì có một số động tác thực hiện đầu tiên để kiểm tra cấu hình chính của hệ thống như RAM, ổ đĩa, bàn phím có hoạt động bình thường không?Để làm những việc thường xuyên đó, các nhà thiết kế máy tính đã viết những chương trình thực hiện các thủ tục kiểm tra này.Sau đó sẽ ghi vào ROM, mỗi khi khởi động máy, các chương trình đó được thực hiện tức thì. Một số chương trình khác theo logic thiết kế cũng được ghi vào ROM ) Điểm khác nhau giữa RAM và ROM ? ( ROM là bộ nhớ chỉ được đọc, dữ liệu trên ROM không mất khi mất điện hay tắt máy; RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, có thể đọc, ghi, sữa dữ liệu trên RAM, Khi mất điện hoặc tắt máy thì dữ liệu đó sẽ bị mất ). - Hỏi: Các loại bộ nhớ ngoài ? - Gọi SV trả lời - Hỏi: Bộ nhớ ngoài có cùng đặc điểm gì ? - Gọi SV trả lời - Nhận xét câu trả lời và bổ sung - Lắng nghe - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) 8 phút d. Bộ xử lý trung tâm IV. Phần mềm - Hỏi: SV rằng ở người thì chúng ta xử lý thông tin được tiếp nhận ở đâu? - Gọi SV trả lời. - Nhận xét, bổ sung - Đưa ra ý: tất cả các xử lý của máy tính đều được thực hiện bởi bộ xử lý trung tâm CPU – được ví như là bộ não của máy tính - Trình bày cấu tạo tổng quát nhất của một CPU - Trình bày những chức năng cơ bản nhất của 3 bộ phận trong CPU - Hỏi: Em có thể sử dụng máy tính mà không có các chương trình phần mềm không? - Gọi SV trả lời - Nêu các loại phần mềm - Gọi SV trả lời 5 phút V. Củng cố kiến thức ( 2 phút ) Tóm tắt lại bài nội dung bài học và nhắc nhở. VI. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng Về nội dung : Về phương pháp : Về phương tiện : Về thời gian : Về sinh viên : VI. Tài liệu tham khảo Giáo trình tin học đại cương – Trường ĐHBK Đà Nẵng. Lập trình C – Quách Tuấn Ngọc. Đà nẵng, ngày 14 tháng 03 năm 2011 Trưởng khoa Giáo sinh thực tập ( Ký và ghi rõ họ tên ) Lê Thị Hạnh Vân ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT GIỜ GIẢNG Giáo án lý thuyết Môn: Tin học cơ sở Thời gian: 45 phút CHƯƠNG II BẢNG BIỂU § TÍNH TOÁN VÀ SẮP XẾP DỮ LIỆU TRÊN BẢNG BIỂU I. Mục tiêu và yêu cầu - Hiểu và nắm vững các công thức tính tổng, trung bình cộng trên bảng biểu. - Hiểu và nắm vững sắp xếp dữ liệu trên bảng biểu. - Hiểu và vận dụng các công thức vào các bài toán cụ thể. - Hình thành thái độ chăm chỉ, chủ động, sáng tạo trong học tập. II. Đồ dùng dạy học - Giáo trình tin học cơ sở. - Giáo án tin học cơ sở. - Máy vi tính, máy chiếu đa phương tiên – projector. III. Phương pháp giảng dạy - Phương pháp thuyết trình bằng lời. - Ví dụ minh họa trên máy tính. - Phát vấn SV. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức ( Thời gian ..... phút ). 2. Nhắc lại những kiến thức đã được học liên quan đến bài mới và sơ lược về nội dung bài mới ( Thời gian ..... phút ) . 3. Bài mới Dẫn nhập: Trong bài trước, chúng ta đã làm quen với cách tạo cấu trúc bảng biểu và định dạng bảng biểu. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm các phép tính toán và cách sắp xếp dữ liệu trên bảng của Word. Cụ thể như sau: Nội dung bài mới: Nội dung bài giảng Hoạt động của GSTT Hoạt động của SV I. Tính toán trên bảng biểu 1. Một số hàm thông dụng Hàm SUM: Tính tổng. Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng. Hàm Product: Tính tích. Hàm Count: Hàm đếm số lượng. 2. Thực hiện tính toán B1: Đặt con trỏ tại ô sẽ hiển thị kết quả. B2: Tables / Fomula.. B3: Thực hiện thao tác trên hộp thoại Fumula. * Ô Fomula: Nhập biểu thức tính toán. * Ô Paste Funtion: Chọn hàm tính toán. B4: Chọn OK II. Sắp xếp dữ liệu trên bảng biểu B1: Chọn bảng biểu. B2: Table / Sort.. B3: Thực hiện thao tác trên hộp thoại Sort. Sort by: Chọn cột cần sắp xếp ( mức 1 ). Then by: Chọn cột cần sắp xếp ( mức 2 ). Then by: Chọn cột cần sắp xếp ( mức 3 ). Type: Chon kiểu dữ liệu cho cột sắp xếp. Có 3 kiểu dữ liệu: Text, Date, Number. Ascending: Sắp xếp theo chiều tăng dần. Descending: Sắp xếp theo chiều giảm dần. Header row: Sắp xếp có dòng tiêu đề. No Header row: Sắp xếp không có dòng tiêu đề. B4: Chọn OK. III. Thanh công cụ TABLES AND BOLDERS F Thanh công cụ này chứa các tính năng giúp bạn dễ dàng thực hiện những thao tác xử lý trên bảng biểu. Để hiển thị thanh công cụ, có thể chọn một trong các cách sau: Tại vùng trống trên thanh Menu và thanh công cụ chuẩn, click chuột phải, xuất hiện Toolbars / Tables and bolders. Chọn Table / Draw Table. Chọn View / Toolbars / Tables and bolders. Khi đó ta được thanh công cụ Tables and bolders. * Ý nghĩa các nút trên thanh công cụ này như sau: : Dùng để kẻ hoặc định dạng các đường. : Dùng để tẩy bỏ đường thẳng. : Để chọn kiểu đường thẳng. : Chọn độ đậm của đường. : Định dạng màu cho đường. : Kẻ khung cho các ô. : Tô màu nền cho các ô. : Chèn thêm bảng mới lên tài liệu. : Trộn các ô đã chọn thành một ô. : Chia một thành nhiều ô nhỏ. : Định dạng lề văn bản trong ô. : Kích hoạt tính năng tự động định dạng. : Định dạng hướng văn bản trong ô. : Sắp xếp giảm dần theo cột đang chọn. : Sắp xếp tăng dần theo cột đang chọn. : Tính tổng đơn giản. F Tiết trước các em đã học cách tạo bảng, định dạng bảng biểu. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu thêm các chức năng mới của bảng biểu. Tính toán và sắp xếp dữ liệu trên bảng biểu. - Nêu một số hàm thông dụng và cách thực hiện tính toán. - Ví dụ minh họa với SUM, thực hiện thao tác mẫu ở cột Lương và dòng đầu tiên của Thực lĩnh. - Gọi SV điền vào các dấu ? còn lại. Giả sử ta có một bảng số liệu như sau: TT Họ tên NV Lương Phụ cấp Thực lĩnh 1 Nguyễn Nam 507000 150000 ? 2 Trần Khánh 600000 150000 ? 3 Minh Hoa 630000 200000 ? Tổng cộng: ? ? ? Hãy điền giá trị vào các ô có dấu ? B1: Đặt điểm trỏ lên ô cần chứa giá trị. B2: Mở mục chọn Table / Formula.., hộp thoại Formula xuất hiện: B3: Ở mục Formula, gõ công thức cần tính. Có 3 loại công thức tính tổng: =SUM(ABOVE) : Tính tổng các dòng từ trên dòng đặt con trỏ. Công thức này áp dụng để tính Tổng cộng đối với ví dụ trên. =SUM(LEFT) : Tính tổng các dòng bên trái đặt điểm trỏ. Công thức này được áp dụng tính tổng cho cột Thực lĩnh ( = Lương + phụ cấp) đối với ví dụ trên. =SUM(RIGHT) : Tính tổng cho các dòng bên phải dòng đặt điểm trỏ. B4: nhấn OK. TT Họ tên Lương Phụ cấp Thực lĩnh 1 Nguyễn Nam 507000 150000 657000 2 Trần Khánh 600000 150000 750000 3 Minh Hoa 630000 200000 830000 Tồng cộng 1737000 500000 2237000 Sau khi thực hiện dán các công thức thức tính tổng cho dòng Tổng cộng và cột Thực lĩnh ta được bảng kết quả như sau: - Ví dụ với AVERAGE Giả sử có một bảng số liệu sau: TT Họ tên ĐTB HKI ĐTB HKII ĐTB cả năm 1 Nguyễn Nam 5.7 6.5 ? 2 Trần Khánh 7.6 7.4 ? 3 Minh Hoa 7.5 8.3 ? ĐTB chung cả lớp ? ? ? Sau khi thực hiện dán các công thức tính trung bình cộng cho dòng ĐTB chung cả lớp và cột ĐTB cả năm ta được bảng kết quả như sau: TT Họ tên ĐTB HKI ĐTB HKII ĐTB cả năm 1 Nguyễn Nam 5.7 6.5 6.1 2 Trần Khánh 7.6 7.4 7.5 3 Minh Hoa 7.5 8.3 7.9 ĐTB chung cả lớp 6.93 7.4 7.17 s Nhận xét gì khi đọc danh sách thi học kì ? F Dữ liệu trên bảng có thể được sắp xếp theo một thứ tự nào đó tùy vào mục đích sử dụng. - Nêu cách sắp xếp dữ liệu trên bảng biểu - Ví dụ cụ thể Giả sử có bảng dữ liệu sau: TT Họ đệm Tên Điểm TB 1 Nguyễn Quang Anh 7.5 2 Trần Mạnh Hà 8.0 3 Nguyễn Đức Bình 7.2 4 Nguyễn Xuân Thắng 6.5 5 Nguyễn Thị Oanh 8.0 6 Phạm Hoàng Anh 7.0 + Sắp xếp bảng theo Tên và Họ đệm * Lưu ý: Chỉ có thể sắp xếp được dữ liệu của bảng trên phạm vi các ô không bị trộn ( Merged ). Sau khi sắp xếp theo Tên và Họ đệm, thu được bảng kết quả sau: TT Họ đệm Tên ĐTB 1 Nguyễn Quang Anh 7.5 6 Phạm Hoàng Anh 7.0 3 Nguyễn Đức Bình 7.2 2 Trần Mạnh Hà 8.0 5 Nguyễn Thị Oanh 8.0 4 Nguyễn Xuân Thắng 6.5 + Sắp xếp bảng theo ĐTB rồi đến Tên Kết quả sắp xếp thu được là: TT Họ đệm Tên Điểm TB 2 Trần Mạnh Hà 8.0 5 Nguyễn Thị Oanh 8.0 1 Nguyễn Quang Anh 7.5 3 Nguyễn Đức Bình 7.2 6 Phạm Hoàng Anh 7.0 4 Nguyễn Xuân Thắng 6.5 - Nêu các cách hiển thị thanh công cụ Tables and bolders - Thao tác mẫu sƯu và khuyết điểm khi dùng thanh công cụ - Nêu ý nghĩa các nút trên thanh công cụ - Lắng nghe - Lắng nghe và ghi nhận kiến thức. - Quan sát - Suy nghĩ câu hỏi và tìm câu trả lời. - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Chăm chú lắng nghe - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Suy nghĩ và tìm câu trả lời - Chăm chú lắng nghe - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Chăm chú lắng nghe - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Suy nghĩ và tìm câu trả lời - Chăm chú lắng nghe - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Chăm chú lắng nghe - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) - Chăm chú lắng nghe - Quan sát và ghi nhận kiến thức. - Nêu thắc mắc ( nếu có ) V. Củng cố kiến thức và dặn dò - Tóm tắt lại nội dung bài giảng. - Dặn dò: Tuần tới, chúng ta sẽ học thực hành vì vậy yêu cầu các em về nhà học bài và nắm vững các thao tác đã học để buổi thực hành đạt kết quả cao. ĐÁNH GIÁ GIÁO ÁN ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY Đà Nẵng, ngày 09 tháng 03 năm 2011 GV hướng dẫn Giáo sinh thực tập ( Ký và ghi rõ họ tên ) Lê Phước Phụng Lê Thị Hạnh Vân PHẦN III TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY TIN TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG TƯ THỤC ĐỨC TRÍ I. Đối tượng và nhiệm vụ của bộ môn phương pháp giảng dạy Tin học Đối tượng Nghiên cứu quá trình dạy học bộ môn tin hay là quá trình giáo dục thông qua việc dạy và học môn tin trong trường Cao đẳng và Đại học nói chung và trường Cao Đẳng Đức Trí nói riêng. Có ba đối tượng chính là thầy, trò và công cụ máy tính. Hiện nay, trong trường Cao Đẳng Đức Trí thực hiện phương châm dạy học theo phương pháp “ tư duy và đổi mới “ nên giáo viên không còn giữ vai trò chủ động trong mọi hoạt động, giáo viên chỉ là người gợi ý cho sinh viên giúp cho sinh viên tìm ra kiến thức mới. Bên cạnh đó, máy tính là công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy và học. Trong quá trình dạy học, nội dung nằm trong mối liên hệ giữa ba thành phần cơ bản: mục đích, nội dung và phương pháp. Nhiệm vụ Nhiệm vụ tổng quát của phương pháp giảng dạy môn tin học là nghiên cứu những mối quan hệ có tính quy luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn tin đó là: Dạy tin học với mục đích gì ? Dạy cho sinh viên những kiến thức gì và dạy nó như thế nào ? Cần có những phương tiện hỗ trợ nào để đáp ứng việc dạy học có hiệu quả. Những môn khoa học liên quan đến môn phương pháp giảng dạy môn tin Tin học. Toán học. Tâm lý học. Giáo dục học. Triết học. Những khoa học khác. II. Những phương pháp dạy tin học truyền thống Phương pháp thuyết trình bằng lời Trước đây, phương pháp thuyết trình bằng lời được sử dụng để giảng dạy trong năm đầu tiên nghĩa là giáo viên chỉ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cho sinh viên thu nhận kiến thức. Nhận thấy phương pháp này không đạt hiệu quả cho sinh viên nắm bắt kiến thức rõ ràng và đầy đủ nên phương pháp này sau này không được duy trì. Phương pháp trực quan Sử dụng phấn viết và bảng đen minh họa cho bài học. Sử dụng những phương tiện minh họa khác. Sử dụng phim ảnh, đèn chiếu và máy tính điện tử. III. Tổng hợp kiến thức, ôn tập và kiểm tra Sau khi kết thúc bài học sinh viên có thể tổng kết, hệ thống hóa và khái quát hóa những kiến thức, kỹ năng của bài học. Sinh viên được luyện tập bài học của minh thông qua những giờ thực hành. Tại phòng máy, sinh viên được sử dụng Internet trong giờ thực hành để hổ trợ cho bài học của mình. Sau khi kết thúc một chương hay mỗi mục sinh viên đều phải viết một bài báo cáo, bài kiểm tra ( 15 phút ) về chương đã học xong nhằm tổng hợp các kiến thức. IV. Hình thức kiểm tra, đánh giá - Thực hiện việc đánh giá sinh viên theo ba cột điểm chính. Kiểm tra lân 1 Kiểm tra lần 2 Thi cuối kì - Các hình thức kiểm tra. Kiểm tra viết. Kiểm tra qua thực hành trên máy tính. Kiểm tra trắc nghiệm. Kiểm tra bài tập lớn ( báo cáo nhóm hoặc từng cá nhân ) Kiểm tra vấn đáp. V. Những phương pháp đổi mới khi giảng dạy môn tin tại trường Giải quyết vấn đề - Giáo viên đưa ra tình huống thực tế cho sinh viên, sau thời gian thảo luận, sinh viên đưa ra câu trả lời và trình bày trước lớp. Những phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm - Phương pháp này giáo viên cho sinh viên tổ chức thành nhiều nhóm thảo luận, làm bài tập theo nhóm. Phương pháp này sinh viên giữ vai trò chủ đạo mang lại nhiều hứng thú cho sinh viên. Nhất là hiện nay số lượng sinh viên của khoa CNTT không nhiều nên việc hợp tác theo nhóm mang lại hiệu quả cao. Hưóng dẫn sinh viên qua các bài báo cáo - Trước khi học bài mới giáo viên giới thiệu cho sinh viên tìm, đọc tài liệu và chuẩn bị trong một tuần. Sau đó báo cóa cho giáo viên theo cách hiểu của mình sau khi đọc và nghiên cứu tài liệu, những vấn đêg được giải quyết và những vấn đề còn tồn tại. Giáo viên giúp sinh viên giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. Phương pháp này rèn luyện cho sinh viên cách đọc sách, tài liệu, cách viết và tớm tắt nội dung bài học. Dạy học với công cụ máy tính - Máy tính điện tử làm công việc của giáo viên. - Máy tính đóng vai trò là học sinh. - Máy tính đóng vai trò trong việc hổ trợ cho việc thi cử. - Có các chức năng khác như: trò chơi, lập thời khóa biểu,.. - Máy tính điện tử thực hiện nhiệm vụ và chức năng, phương tiện dạy học. VI. Cách thức tổ chức dạy học Hệ thống tổ chức bài học tin học - Hầu hết các giáo viên hiện nay chỉ là người hướng dẫn không còn đóng vai trò chủ đạo. Để bài học có hiệu quả và chất lượng cao thì người giáo viên cần có những kỹ năng cơ bản sau: Nắm vững nội dung của bài học. Xác đinh được mục đích tư tưởng của bài học. Bổ sung những tri thức cần thiết có liên quan đến thực tế để làm phong phú thêm cho nội dung truyền đạt. Các giáo viên đều tìm hiểu sinh viên và có cách dạy phù hợp. Lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị chu đáo từng tiết lên lớp, hầu hết các giáo viênddeeru có giáo trình tóm tắt cho sinh viên. Tiến hành giờ học lý thuyết, bài tập va thực hành phù hợp. Có hoạt động ngoại kháo, thường xuyên ở trường, khoa bồi dưỡng cho những sinh viên giỏi, giúp đỡ cho những sinh viên yếu tiến bộ. Sinh viên tham gia hoạt động chủ yếu, giáo viên chỉ là người hương dẫn, chỉ đạo hoạt động nhận thức ấy. Phân loại tiết học tin học và cách tổ chức chúng - Giảng dạy lý thuyết tin học. Dạy các khái niệm tin học trong nội dung chương trình. Dạy các yếu tố tính chất cơ bản của tin học. - Giảng dạy bài tập lý thuyết tin học Dạy các khái niêm tin học trong nội dung chương trình. Dạy bài tập đọc chương trình. Dạy bài tập thực hành trên máy tính. Xác đinh được mục đích tư tưởng của bài học. Bổ sung những tri thức cần thiết có liên quan đến thực tế để làm phong phú thêm cho nội dung truyền đạt. Các giáo viên tìm hiểu sinh viên và có cách dạy phù hợp. Lập kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị chu đáo từng tiết lên lớp, hầu hết các giáo viênddeeru có giáo trình tóm tắt cho sinh viên. Tiến hành giờ học lý thuyết, bài tập va thực hành phù hợp. - Dạy các khài niệm tin học trong nội dung chương trình. Dạy các yếu tố tính chất cơ bản của tin học. - Dạy cách viết bài tập dựa theo thuật toán. Dạy bài tập đọc chương trình. Dạy bài tập thực hành trên máy tính. Dạy thực hành qua các ví dụ. - Đề cương môn học Tập bài giảng môn học. Giáo trình chính của môn học. Chuẩn bị câu hỏi thi cho môn tin học mà nội dung có tính chất bền vững, ít thay đổi. Giáo viên có giáo án điện tử chiếu bằng Powerpoint, Overhead. Hướng dẫn giải bài tập bao gồm tóm tắt Dạy thực hành qua các ví dụ. VII. Kế hoạch dạy học Yêu cầu đối với giáo viên khi lập kế hoạch giảng dạy - Các giáo viên bắt buộc phải có khi giảng dạy là: Tập bài giảng môn học. Giáo trình chính của môn học. Chuẩn bị câu hỏi thi cho môn tin học mà nội dung có tính chất bền vững, ít thay đổi. Giáo viên có giáo án điện tử chiếu bằng Powerpoint, Overhead. Hướng dẫn giải bài tập bao gồm tóm tắt Hướng dẫn giải bài tập bao gồm tóm tắt lý thuyết, một số bài tập điển hìh có lời giải và bài tập có thuật toán minh họa để gợi ý cho sinh viên viết code. Có tai liệu hướng dẫn thực hành bằng tiếng Anh hay các tài liệu nước ngoài đã được biên dịch để giới thiệu cho sinh viên tham khảo. Dự kiến phương pháp day học Dự kiến kiểm tra, đánh giá. Mẫu giáo trình tóm tắt của giáo viên - Đề cương tóm tắt chương trình. - Phần chi tiết của từng chương trình. - Tóm tắt những ý chính của chương trình và những chú ý quan trọng của chương. PHẦN IV NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ Trong thời gian thực tập tại trường Cao Đẳng Đức Trí, Tôi nhận thấy rằng thực tập tốt nghiệp là nội dung không thể thiếu của mọi sinh viên. Điều kiện này giúp cho sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tế. Nhận thấy tầm quan trọng của nó, ngay ban đầu Tôi đã thiết lập cho mình 1 kế hoạch thực tập cụ thể và thực hiện trên tinh thần tự giác, nghiêm túc, học hỏi và rút kinh nghiệm. ê Nội dung và công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập Tìm hiểu về trường, tham quan và quan sát các hoạt động của khoa. Gặp gỡ Giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa và trong trường. Thu thập các tài liệu có liên quan đến hoạt động của khoa và trường. Chấp hành các công việc được phổ biến hàng tuần trong khoa. Thực hiện nội dung thực tập Tham gia dự giờ các tiết dạy của giáo viên. Tìm hiểu tham khảo trước nội dung giáo án của giáo viên Tìm hiểu và tham khảo các tài liệu liên quan, giáo trình, giáo án, tổ chức đứng lớp của các anh chị sinh viên năm trước. Tìm hiểu năng lực học tập của từng sinh viên để chuẩn bị tốt cho công tác giảng dạy của mình. Thực hiện tốt công việc khi giáo viên hướng dẫn vắng mặt. ê Một số bài học kinh nghiệm Tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên trong khoa về cách tổ chức đứng lớp, phân bố bài giảng và phương pháp giảng dạy trong trường hiện nay. Học hỏi được cách thức làm việc của các thầy cô trong trường, cách soạn giáo án và tóm tắt giáo trình. Nắm bắt được ý thức học tập và sức học của sinh viên để lựa chọn phương pháp dạy hợp lý. Thực tập giảng dạy : Kiến tập: Tham gia đầy đủ các giờ dạy của các thầy cô trong khoa. Hoàn thành tốt các giáo án trước khi đến giờ giảng. Tham gia dự giờ các giáo sinh thực tập. Soạn giáo án: Xây dựng giáo án rõ ràng và đầy đủ đúng thời hạn. Nội dung giáo án được duyệt trước khi giảng Lên lớp : Ý thức, tác phong, thái độ lên lớp nghiêm túc. Trình bày bảng rõ ràng dễ hiểu. Quản lý tốt lớp học. Lắng nghe và ghi nhận ý kiến đánh giá của giáo viên dự giảng. Hướng dẫn thực hành : Quản lý lớp thực hành chặt chẽ. Hướng dẫn cho sinh viên một cách tận tình. Đánh giá chung và hướng phấn đấu Đánh giá chung ê Kết quả đạt được : Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn bài giảng. Rút ra một số bài học kinh nghiệm dạy tin có hiệu quả. Đúc kết những kinh nghiệm trong tổ chức đứng lớp và giảng dạy, công tác chủ nhiệm. Học hỏi kinh nghiệm trong công tác tìm hiểu nắm bắt xây dựng kế hoạch của nhà trường. ê Những mặc mạnh, hạn chế của bản thân : Mặc mạnh : Có kế hoạch và nội dung thực tập cụ thể Có ý thức tìm tòi, học hỏi, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của thầy cô, bạn bè và sinh viên. Chấp hành tốt các nội quy của trường và khoa. Mặc hạn chế: Chưa nắm bắt vững vàng về nghiệp vụ sư phạm, còn nhiều sai sót trong quá trình đứng lớp. Chưa có kinh nghiệm và phương pháp trong việc nắm bắt tâm lý sinh viên. Hướng phấn đấu Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để củng cố. Kiến thức cho bản thân. Rèn luyện về tư cách và đạo đức để trở thành 1 giáo viên gương mẫu. Tập rèn luyện những kỹ năng đứng lớp. Học hỏi thêm những kinh nghiệm giảng dạy để truyền đạt kiến thức cho sinh viên tiếp thu tốt hơn. LỜI KẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tại trường Cao Đẳng Đức Trí.doc