Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường - Địa điểm Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Bến Lức Tỉnh Long An

Mục Lục Chương I: GIỚI THIỆU 3 1. Lời giới thiệu: 3 2. Mục tiêu thực tập: 3 3. Nội dung thực tập: 3 4. Phương pháp thực hiện: 3 Chương II: NỘI DUNG THỰC HIỆN 4 1. Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức tỉnh Long An: 4 1.1. Vị trí chức năng: 4 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 4 1.3. Tổ chức bộ máy của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức: 4 1.4. Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam: 6 2. Cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn 7 2.1. Những thông tin chung: 7 2.2. Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung 7 2.3. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng kí cam kết bảo vệ môi trường: 8 3. Cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ 9 3.1. Nội dung bài báo cáo giám sát môi trường 9 3.2. Phiếu trả lời (Phụ lục 3c) 10 4. Các dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn. 10 4.1. Khí tượng: 10 4.2. Điều kiện thủy văn và dòng chảy mặt: 11 4.3. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng và tài nguyên đất 12 4.4. Tài nguyên khoáng sản 13 4.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 13 4.6. Tài nguyên nhân văn 14 5. Các công tác quản lý môi trường 14 5.1. Các vấn đề cấp bách và nguyên nhân gây ô nhiễm trên địa bàn huyện 14 5.2. Hiện trạng và công tác quản lý môi trường trên địa bàn 16 6. Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 17 6.1. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra 17 6.2. Tiến hành kiểm tra thực tế tại đối tượng kiểm tra 17 6.3. Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý trình Lãnh đạo phê duyệt 17 6.4. Công bố kết quả kiểm tra 17 6.5. Tiến hành các trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính 18 6.6. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 18 6.7. Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính 19 6.8. Theo dõi việc nộp tiền phạt và Hậu kiểm tra sau quyết định xử phạt 19 6.9. Tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hànhchính 19 7. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn: 21 7.1. Trong quá trình phát triển công nghiệp: 21 7.2. Trong quá trình phát triển dân cư, đô thị: 23 7.3. Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn 24 7.4. Trong hoạt động y tế 25 7.5. Trong quá trình khai thác tài nguyên 25 8. Những vẫn đề còn bất cập 27 9. Kết quả tham gia hoạt động thực tế tại huyện: 27 9.1. Giám sát định kì tại các công ty: 27 9.2. Báo cáo kết quả giám sát môi trường và ra hướng xử lý 28 9.3. Làm biên bản đề nghị xử phạt đối với công ty có chất thải vượt quy chuẩn 29 Chương III: Kết Luận và Kiến nghị: 30 1. Kết luận: 30 2. Kiến nghị: 30 Tài Liệu Tham Khảo 31

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường - Địa điểm Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Bến Lức Tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Chương I: GIỚI THIỆU 3 1.1. Lời giới thiệu: 3 1.2. Mục tiêu thực tập: 3 1.3. Nội dung thực tập: 3 Chương II: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4 2.1. Điều tra thu thập số liệu 4 2.2. Tham gia hoạt động thực tế: 4 2.3. Phương pháp khác: 4 Chương III: KẾT QUẢ THỰC TẬP 5 3.1. Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức tỉnh Long An: 5 3.1.1. Vị trí chức năng: 5 3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 5 3.1.3. Tổ chức bộ máy của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức: 6 3.1.4. Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở tỉnh Long An: 7 3.2. Tổng quan về huyện Bến Lức: 8 3.2.1. Hiện trạng kinh tế, xã hội: 8 3.2.2. Hiện trạng môi trường huyện Bến Lức: 8 a. Tài nguyên nước: 8 b. Không khí 9 c. Đất: 9 d. Sinh vật 10 3.3. Quản lý môi trường tại huyện Bến Lức 10 3.3.1. Cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn 10 a. Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung 10 b. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng kí cam kết bảo vệ môi trường 11 3.3.2. Cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ 12 3.3.3. Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 13 3.3.4. Các vấn đề cấp bách, nguyên nhân gây ô nhiễm và công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện 17 3.3.5. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn 18 3.4. Kết quả tham gia hoạt động thực tế tại huyện: 21 3.4.1. Giám sát định kì tại các công ty 21 3.4.2. Báo cáo kết quả giám sát môi trường và ra hướng xử lý 22 3.4.3. Làm biên bản đề nghị xử phạt đối với công ty có chất thải vượt quy chuẩn 23 3.4.4. Báo cáo kết quả quan trắc nước mặt trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Bến Lức và các sông rạch còn lại trong huyện 23 Chương III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 26 1.1. Kết luận: 26 1.2. Kiến nghị: 26 Chương I: GIỚI THIỆU Lời giới thiệu: Huyện Bến Lức nằm phía Đông Bắc của tỉnh Long An là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 huyện Bến Lức hướng đến phát triển thành huyện công nghiệp hóa, phát triển đô thị và là trung tâm giao lưu phát triển thương mại dịch vụ… của khu vực Tây Bắc Long An. Cùng với sự phát triển của nó là các vấn đề môi trường nảy sinh ngày càng phức tạp. Phòng tài nguyên - môi trường huyện là cơ quan tổ chức giải quyết các vấn đề trên. Để tìm hiểu về hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường, tôi đã chọn huyện Bến Lức là nơi thực tập của mình. Mục tiêu thực tập: Hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý môi trường huyện Bến Lức; Nắm được hiện trạng môi trường và biện pháp quản lý xử lý ô nhiễm môi trường tại địa phương nơi thực tập; Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. Nội dung thực tập: Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức tỉnh Long An. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tìm hiểu cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ. Thu thập các dữ liệu về môi trường trên địa bàn. Các công tác quản lý môi trường: nước thải, khí, rác. Các hình thức xử lý, xử phạt và khắc phục. Đưa ra đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Chương II: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Điều tra thu thập số liệu Các tài liệu có liên quan tại cơ sở thực tập, các tài liệu từ sách báo, các trang web có liên quan: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường: “Đề án bảo vệ môi trường huyện Bến Lức giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 – tháng 4/2011” Các văn bản pháp luật hiện hành được áp dụng: Nghị định 29/2011/NĐ-CP và Thông tư 26/2011/TT-BTNMT; Nghị định 117/2009/NĐ-CP; Nghị định 128/2008/NĐ-CP; một số quy chuẩn Việt Nam về không khí, nước, chất thải rắn: QCVN 07:2009/BTNMT, QCVN 08:2008/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT, QCVN 21:2009/BTNMT, QCVN 24:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT, QCVN 14:2008/BTNMT, … Các văn bản của uỷ ban nhân huyện Bến Lức và tỉnh Long An về các vấn đề môi trường ở địa phương,... Tham gia hoạt động thực tế: Giám sát định kì tại một số công ty: Chi nhánh công ty TNHH sản xuất TM nhựa Nam Việt, Chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An, Công ty gạch Đồng Tâm,… Lập báo cáo giám sát môi trường: chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An. Lập báo cáo hiện trạng nước mặt ở huyện Bến Lức trong quý 2,3,4 năm 2011. Phương pháp khác: Tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, ghi chép các nội dung liên quan; thống kê, phân tích, tổng hợp các kết quả đạt được. Chương III: KẾT QUẢ THỰC TẬP Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức tỉnh Long An: Vị trí chức năng: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND huyện Bến Lức. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện Bến Lức; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường các cụm công nghiệp trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực về tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND huyện. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Báo cáo định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã. Tổ chức bộ máy của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bến Lức: Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường gồm có Trưởng phòng và hai Phó trưởng phòng, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường gồm các bộ phận nghiệp vụ như sau: Bộ phận quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thẩm tra hồ sơ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bộ phận giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai. Bộ phận quản lý khoáng sản (đất đen, đất hầm). Bộ phận quản lý môi trường (gồm cán bộ môi trường cấp huyện và cán bộ môi trường tăng cường cho các xã, thị trấn) Bộ phận quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn. Bộ phận định giá đất. Bộ phận kế toán, thủ quỹ, văn thư, lưu trữ. Lề lối làm việc: Định kỳ 2 tuần một lần gồm trước và sau ngày họp lệ của UBND huyện, Trưởng phòng chủ trì họp lãnh đạo phòng để nghe báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, và các nhiệm vụ chung cần thực hiện trong nửa tháng tới. Tổng hợp các vấn đề khó khăn, vướng mắc, báo cáo tại cuộc họp UBND huyện Định kỳ đầu năm, mỗi tháng và cuối năm, Trưởng phòng chủ trì họp cán bộ phòng, các bộ phận nghiệp vụ để nghe báo cáo công tác chuyên môn và giải quyết những vấn đề cụ thể, đánh giá hiệu quả công việc trong tháng, trong năm và đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới. Định kỳ mỗi tháng một lần, Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng được ủy quyền họp giao ban với cán bộ địa chính – môi trường xã, thị trấn để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao, công tác quản lý tài nguyên và môi trường tại địa phương; đồng thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của ngành theo kế hoạch đề ra. Ngoài chế độ họp định kỳ, Trưởng phòng có thể họp bất thường để giải quyết những việc cấp bách hoặc chuyên đề khi cần thiết. Trong mỗi cuộc họp, Trưởng phòng (hoặc phó trưởng phòng được ủy nhiệm chủ trì) phải có ý kiến kết luận và ghi biên bản để tổ chức thực hiện. Cán bộ, công chức phòng Tài nguyên và Môi trường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ công chức do Trưởng phòng phân công phù hợp với chức danh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng phòng và Phó trưởng phòng phụ trách chuyên môn để phát huy nhiệm vụ được giao. Từng cán bộ công chức phải thường xuyên trau dồi học tập để nâng cao lập trường quan điểm, đạo đức lối sống; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao; chấp hành nội quy cơ quan; phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện tự phê bình và phê bình xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh. Mối quan hệ trong công tác quản lý môi trường ở tỉnh Long An: Tổng quan về huyện Bến Lức: Hiện trạng kinh tế, xã hội: Tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2006-2010) là 20,1%, tăng hơn so với nhiệm kỳ 2001-2005 là 0,1% . Cơ cấu kinh tế của Huyện nhìn chung chuyển dịch khá nhanh trong giai đoạn 2006-2010 trên các lĩnh vực, theo hướng công nghiệp-thương mại dịch vụ và nông nghiệp, với công nghiệp là chủ lực và bắt đầu phát triển sang khu vực thương mại-dịch vụ. Trong những năm đầu nhiệm kỳ 2006-2010 dân số cơ học có chiều hướng tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa và phát triển đô thị, theo báo cáo kết quả điều tra dân số của huyện vào giữa tháng 6/2009 dân số trên địa bàn huyện 146.273 người, tăng 10,8% so với dân số năm 2005. Tuy nhiên do tổng sản phẩm trong nước tăng lên nên bình quân thu nhập đầu người trên năm tăng dần qua các năm như sau: năm 2005 thu nhập 18,56 triệu đồng (1.160 USD), năm 2006 thu nhập 23,04 triệu đồng (1.440 USD), năm 2007 thu nhập 28,39 triệu đồng (1.721 USD), năm 2008 thu nhập 34,78 triệu đồng (2.046 USD), năm 2009 thu nhập 39,44 triệu đồng (2.191 USD), năm 2010 phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người đạt 2.570 USD. Như vậy so với năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 2,2 lần (tăng 1.410 USD), bình quân thu nhập mỗi năm tăng 282USD. Tình hình Kinh tế - Xã hội của huyện Bến Lức 6 tháng đầu năm 2011: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; trong sản xuất nông nghiệp năng suất và sản lượng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ vẫn giữ mức độ phát triển ổn định; Thu ngân sách đạt khá, chi đầu tư phát triển được chú trọng; Văn hóa xã hội được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục được nâng cao, phong trào văn hóa – thể thao có bước phát triển khá; Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời và đúng luật; Quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Hiện trạng môi trường huyện Bến Lức: Tài nguyên nước: Nước mặt: Theo kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Bến Lức năm 2009 cho thấy đa phần các thông số đều đạt QCVN 08:2008 (cột A2). Tuy nhiên, còn một số thông số vượt quy chuẩn cho phép như pH, DO, COD, BOD, amoni. Hàm lượng dầu mỡ trên sông Vàm Cỏ Đông khá cao, vượt ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, hầu hết các kênh rạch trên địa bàn huyện Bến Lức đều đổ ra sông Vàm Cỏ Đông. Do đó, để kiểm soát hiệu quả chất lượng nước trên sông này, cần phải kiểm soát từ các kênh rạch nhánh. Một số sông rạch khác trên địa bàn đã có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước mặt với đa phần các thông số chỉ thị không đạt quy chuẩn cho phép (pH, DO, COD, BOD, clorua, sắt (Fe) hàm lượng dầu mỡ) như sông Bến Lức, sông Rạch Chanh, rạch Thanh Lập, rạch Bắc Tân (pH, DO, COD, NH4, dầu mỡ). Nguyên nhân ô nhiễm có thể do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp (KCN Thuận Đạo thải nước thải ra sông Rạch Chanh, một số nhà máy, cơ sở sản xuất dọc sông Bến Lức,…) cũng như các hoạt động dân sinh từ các khu dân cư phân bố dọc theo các sông này. Kênh Xáng Lớn, rạch Bà Kiểng, rạch Cây Trôm đang có xu hướng bị ô nhiễm (một số ít thông số chỉ thị chất lượng nước chưa đạt quy chuẩn cho phép như pH, DO, NH4, dầu mỡ). Chất lượng nước trên kênh Xáng An Hạ, kênh T4, kênh T6 vẫn ở mức độ chấp nhận được, đa phần các thông số chỉ thị đều đạt QCVN 08:2008 (cột B1). Nước ngầm Huyện Bến Lức nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, có nhiều K/CCN và doanh nghiệp nhỏ lẻ hoạt động sản xuất. Do đó, việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt không ngừng tăng theo từng năm. Bên cạnh đó, nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nên việc khai thác nước ngầm phục vụ cho các nhu cầu nói trên ngày càng tăng mạnh. Hiện nay, tại huyện Bến Lức có 2 KCN (KCN Thuận Đạo, KCN Thạnh Đức) và 1 CCN (CCN Thịnh Phát) đang hoạt động, khai thác sử dụng nước dưới đất phục vụ sản xuất, với tổng lượng nước sử dụng khoảng 32 nghìn m3/ngày (số liệu năm 2007) (chiếm 37% tổng lượng nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp của toàn vùng quy hoạch). Không khí Mùa mưa So sánh với QCVN/TCVN cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều đạt ngoài trừ bụi và tiếng ồn vượt quy định nhưng ở mức độ thấp: Chất lượng không khí tại huyện khá tốt. Mùa khô So sánh với QCVN/TCVN cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều đạt ngoài trừ bụi và tiếng ồn vượt quy định nhưng ở mức độ thấp: Chất lượng không khí tại huyện khá tốt. Đất: Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.579ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 76,8%, đất ở (bao gồm đất đô thị và dân cư nông thôn) chiếm 2,4%, đất chuyên dùng 5,56%, đất chưa sử dụng 14,9%. Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14 loại đất, chủ yếu là các loại đất phèn, đất phù sa... Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Bến Lức có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, nguồn đất chưa sử dụng còn nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sinh vật Bến Lức không có rừng tự nhiên nên tài nguyên sinh vật không phong phú và đa dạng, chủ yếu là các loại giống cây trồng vật nuôi như mía, lúa, rau, dưa hấu, dứa, các loại cây ăn quả, tràm, keo, dừa heo, bò, gà, vịt... Đây là chủng loại cây trồng và vật nuôi nên tính đa dạng sinh học rất kém. Quản lý môi trường tại huyện Bến Lức Cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn Hồ sơ đề nghị xác nhận đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung STT  Tên tài liệu  Số lượng  Hình thức tài liệu   I  BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG   1  Bản cam kết bảo vệ môi trường  05  Bản chính (phụ lục số 5.1, 5.2 đối với dự án có đầu tư và phụ lục 5.3 đối với dự án không phải lập dự án đầu tư Thông tư 26/2011/TT-BTNMT)   2  Báo cáo đầu tư/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật/ Phương án sản xuất kinh doanh  01  Bản chính   3  Sơ đồ vị trí dự án /Trích lục vị trí dự án  05  Bản sao   4  Chủ trương thoả thuận địa điểm đầu tư.  05  Bản sao, công chứng   5  Các tiêu chuẩn môi trường được sử dụng trong bản cam kết bảo vệ môi trường  05  Bản sao   6  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư  05  Bản sao, công chứng   II  BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG   1  Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó  01  Bản sao   2  Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó  01  Bản sao, công chứng   3  Dự thảo báo cáo đầu tư điều chính/ Báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh/ Phương án sản xuất kinh doanh điều chỉnh  01  Chủ dự án ký tên, đóng dấu trang phụ bìa   4  Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung  05  Bản chính   Ghi chú: Trường hợp dự án nằm trên hai (02) huyện trở lên, số lượng tài liệu này được tăng thêm bằng số lượng huyện tăng thêm. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng kí cam kết bảo vệ môi trường  Cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ Nội dung bài báo cáo giám sát môi trường Bìa Phụ bìa Mục lục Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp Thông tin về doanh nghiệp Hiện trạng mặt bằng của doanh nghiệp Các văn bản pháp lý Thông tin về hoạt động của doanh nghiệp Nguyên, nhiên liệu: nêu rõ khối lượng sử dụng và nguồn gốc của của nguyên, nhiên liệu. Sản phẩm: khối lượng sản phẩm/tháng Quy trình sản xuất: sơ đồ qui trình sản xuất và thuyết minh Phần 2: Công tác bảo vệ môi trường Khí thải: nguồn phát sinh, biện pháp xử lý. Nước thải: nguồn phát sinh, biện pháp xử lý. Chất thải rắn: nguồn phát sinh, biện pháp xử lý. Phần 3: Chương trình giám sát môi trường Thời gian tiến hành giám sát ( bao gồm tên đơn vị giám sát) Phương pháp lấy mẫu và phân tích Vị trí lấy mẫu (không khí, nước) Các quy chuẩn áp dụng: không khí, nước. Kết quả phân tích: nước, khí So sánh kết quả thu được với các qui chuẩn hiện hành, nhận xét kết quả thu được có vượt quy chuẩn hiện hành hay không. Phần 4: Kế hoạch cải tạo, bảo vệ môi trường trong thời gian tới (nếu kết quả giám sát môi trường không vượt chỉ tiêu các quy chuẩn hiện hành Việt Nam thì không cần phần này.) Phần 5: Kết luận: hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường. Phần phụ lục: các quy chuẩn thực hiện, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, sổ đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại (kèm theo phụ lục kèm theo hồ sơ đăng kí này), phiếu kết quả thí nghiệm của đơn vị giám sát. Phiếu trả lời Trình tự thủ tục tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra Xác định đối tượng kiểm tra Kế hoạch kiểm tra Tiến hành kiểm tra thực tế tại đối tượng kiểm tra Ghi biên bản hiện trạng thực tế Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp các hồ sơ giấy tờ có liên quan. Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý trình Lãnh đạo phê duyệt Công bố kết quả kiểm tra Tiến hành các trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính Mời người vi phạm hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm đến làm việc và lập Biên bản vi phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính phải được người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký tên xác nhận. Trường hợp người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không đồng ý ký tên phải ghi rõ lý do. (Quy định tại Điều 55 của Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính) Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường phải theo mẫu Biên bản số 1 của Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Riêng đối với Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước không có mẫu theo quy định tuy nhiên chúng ta có thể áp dụng mẫu theo quy định của Nghị định 134/2003/NĐ-CP cũ miễn sao phải hội tụ đủ các nội dung theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Xử lý trường hợp mời nhiều lần nhưng người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt để ký biên bản vi phạm hành chính Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008, chúng ta có thể tiến hành như sau: Kết hợp với với cơ quan ban ngành có liên quan đến làm việc trực tiếp tại trụ sở của đối tượng vi phạm và yêu cầu đối tượng vi phạm ký tên vào biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp nếu đối tượng vi phạm không ký tên vào biên bản vi phạm hành chính thì ghi rõ lý do không ký biên bản và đề nghị đại diện chính quyền địa phương hoặc của 02 người chứng kiến ký tên xác nhận sau đó tiếp tục tiến hành các trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập xong theo đúng quy định của pháp luật cán bộ trực tiếp thụ lý vụ việc dự thảo sản quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền ký quyết định xử phạt. Trong trường hợp thuộc thẩm quyền: Đối với cấp xã: cán bộ trực tiếp thụ lý vụ việc trình Chủ tịch UBND xã hoặc trưởng công an xã ký quyết định xử phạt. Đối với cấp huyện: Trưởng phòng chuyên môn có văn bản trình Chủ tịch UBND huyện hoặc Trưởng công an huyện ký quyết định xử phạt. Trường hợp vượt thẩm quyền Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt cấp dưới vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính đối với đối tượng vi phạm sau đó chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc (bản chính) và có văn bản trình đến người có thẩm quyền xử phạt cấp trên trực tiếp xử lý vụ việc. Xác định thẩm quyền xử phạt: Điều 42 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 15 của nghị định 128/2008/NĐ-CP. Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì đơn vị thụ lý trực tiếp vụ việc có trách nhiệm bàn giao Quyết định xử phạt đến đối tượng bị xử phạt đồng thời có trách nhiệm theo dỏi việc thực hiện quyết định xử phạt. (Việc giao quyết định xử phạt phải được lập thành biên bản.) Theo dõi việc nộp tiền phạt và Hậu kiểm tra sau quyết định xử phạt Đơn vị thụ lý trực tiếp vụ việc có trách nhiệm theo dõi việc nộp tiền phạt của đối tượng vi phạm và tổ chức hậu kiểm tra việc thực hiện các nội dung yêu cầu theo quyết định xử phạt đối với đối tượng bị xử phạt. Việc tổ chức hậu kiểm tra sau Quyết định xử phạt cũng phải được lập thành biên bản. Tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hànhchính Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản. Thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện; Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở (Có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm (Khoản 3 Điều 57 của Pháp Lệnh) Thủ tục tạm giữ tang vật phương tiện: Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.” Quyết định và biên bản tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo mẫu Quyết định tạm giữ số 02 mẫuBiên bản tạm giữ số 02 ban hành kèm theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Thời hạn tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính: (Khoản 5 Điều 46 của Pháp lệnh): Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người có thẩm quyền tạm giữ quyết định. Xử lý tang vật phương tiện tạm giữ trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu: Thông báo ít nhất hai lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tịch thu Thời hạn tiến hành tịch thu: Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng Quy định tại Khoản 4 Điều 61 của Pháp lệnh và Khoản 1 Điều 11 Nghị định 70/2006/NĐ-CP Xử lý tang vật phương tiện tạm giữ trong trường hợp tang vật bị tịch thu: Ở cấp tỉnh: giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh Ở cấp huyện trở xuống: thành lập Hội đồng bán đấu giá của cấp huyện để bán đấu giá Quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý tiền bán đấu giá tang vật phương tiện bị tịch thu: Khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh quy định: Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước. Khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh quy định: Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Các vấn đề cấp bách, nguyên nhân gây ô nhiễm và công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Stt  Các vấn đề  Nguyên nhân   1  Ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất    - Nước thải sinh hoạt  - Khu dân cư tập trung và các hộ dân sống rải rác ven sông thải chất thải thẳng xuống dòng sông. - Đào và sử dụng nước ngầm trái phép. - Hoạt động thoát chua rửa phèn trong sản xuất nông nghiệp.    - Nước thải công nghiệp  - Nước thải hoạt động sản xuất của các nhà máy không qua xử lý và xử lý không đạt chuẩn.    - Nước thải chăn nuôi  - Nước thải từ các trang trại chăn nuôi-giết mổ heo, trâu-bò không được xử lý (chứa vi khuẩn, máu huyết...).   2  Ô nhiễm do chất thải rắn    - Công nghiệp  - Các phế liệu có chứa chất thải nguy hại, có nồng độ cao như Pb, Hg, Cd, Asen, dầu mỡ...    - Sinh hoạt  - Lượng rác sinh hoạt từ nhà ở dân cư tăng nhanh, trong khi bãi rác Lương Hòa hiện nay đã đầy không còn khả năng tiếp nhận. - Các biện pháp quản lý khu dịch vụ, chợ, du lịch còn thiếu sót. - Phân, bùn từ nhà vệ sinh, các chất bùn, cặn từ hệ thống thoát nước không được nạo vét, chậm thoát nước, có khả năng gây ngập úng.    - Y tế  - Thiếu lò đốt rác đạt chuẩn và hệ thống xử lý nước thải từ hoạt động y tế.   3  Ô nhiễm do khí thải, tiếng ồn  - Mật độ giao thông gia tăng do các khu dân cư xung quanh trung tâm huyện đi vào sử dụng. - Số lượng các nhà máy hoạt động sản xuất từ các K/CCN và ngoài K/CCN gia tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2020.   4  Các vấn đề cấp bách khác (Khai thác khoáng sản, ô nhiễm đất công nghiệp, ô nhiễm do phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp...)    - Khai thác khoáng sản  - Sử dụng đất để xây dựng đường xá, chưa được quản lý chặt chẽ.    - Ô nhiễm do phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp  - Sử dụng bừa bãi và thải ra ngoài môi trường các loại hóa chất độc hại đến môi trường.   5  Suy thoái tài nguyên sinh học  - Giảm diện đất để xây dựng K/CCN và khu dân cư, đường xá...   6  Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng  - Giảm năng suất nông nghiệp. - Gia tăng tình trạng thiếu nước. - Thời tiết cực đoan gia tăng. - Các hệ sinh thái tan vỡ. - Bệnh tật gia tăng.   Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Tài nguyên và môi trường nước Bến Lức có địa hình bằng phẳng, thấp nên không thể xây dựng các hồ chứa nước phục vụ cho mùa khô, vào mùa khô hàng năm một số nơi thiếu nước phục vụ sản xuất. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông và một số sông rạch thuộc huyện đã bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt không đạt quy chuẩn nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt. Vấn đề xâm nhập mặn ngày càng sâu trên sông Vàm Cỏ Đông do diễn biến thất thường của thời tiết và nguồn nước từ thượng lưu đổ về từ thượng nguồn dự báo ngày càng ít vào mùa khô gây khó khăn cho việc cấp nước phục vụ nông nghiệp. Tài nguyên rừng Huyện Bến Lức xem lại vai trò sinh thái và kinh tế của rừng trong tiến trình đô thị hoá và công nghiệp hóa, để có giải pháp bảo vệ tài nguyên rừng đã có và trồng mới rừng kinh tế kết hợp tạo cảnh quan cho đô thị- khu công nghiệp, phát triển mô hình vườn rừng hoặc lâm viên kết hợp du lịch sinh thái ở các vùng đất phèn ven sông Vàm Cỏ Đông và sông Bến Lức. Tài nguyên khoáng sản Khai thác khoáng sản rắn làm biến đổi mạnh mẽ cảnh quan nguyên sinh. Khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch gây tác động xấu đến môi trường, nguy cơ tiềm ẩn của tai biến môi trường như trượt lở đất, ô nhiễm đất. Tình hình khai thác mỏ đất phục vụ san lấp trong những năm tới tiếp tục tác động tới môi trường tại khu vực khai trường theo hướng bất lợi như hạ thấp nhanh địa hình khu khai mỏ, tác động đến giao thông, đất nông nghiệp, ô nhiễm không khí, nước, suy giảm tài nguyên sinh vật... Hoạt động khai thác cát trên sông Vàm Cỏ có thể làm sạt lở bờ sông nếu không khai thác đúng theo thiết kế được phê duyệt. Tuy vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản gặp phải một số vấn đề môi trường như trên nhưng có thể giải quyết được bằng các giải pháp quản lý, quy hoạch, ... Tài nguyên thủy sinh Việc nuôi trồng thuỷ sản không có quy hoạch, không đảm bảo con giống, kỹ thuật nuôi trồng... khiến môi trường nuôi bị ảnh hưởng, vật nuôi bị bệnh dịch chết hàng loạt và thậm trí còn ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật thủy sinh ngoài tự nhiên. Việc đánh bắt quá mức bằng nhiều hình thức nguy hiểm như đánh điện, nổ mìn, đánh lưới với mắt lưới không đảm bảo tiêu chuẩn/quy chuẩn quy định, sử dụng hoá chất khiến cho động vật thủy sinh không có khả năng phục hồi. Quá trình đô thị hóa Qua phân tích hiện trạng, dự báo diễn biến và đánh giá tác động môi trường huyện Bến Lức từ nay đến năm 2015 và 2020 có thể nhận định các vấn đề môi trường bức xúc tại các vùng đô thị huyện: - Ô nhiễm hệ thống sông, suối do nước thải và rác thải thải bừa bãi xuống, đặc biệt là sông Vàm Cỏ Đông, Bến Lức và các kênh rạch nội thị. Ô nhiễm do chất thải từ các đô thị huyện Bến Lức xả ra và từ khu vực thượng lưu sông Vàm Cỏ. - Ô nhiễm môi trường dạng “da beo” do các cơ sản xuất hiện có và di dời từ thành phố Hồ Chí Minh về tự mua đất xây dựng nhà máy. - Vấn đề ô nhiễm do giao thông đô thị diễn ra ngày đêm và với tải lượng cao. - Vấn đề quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị cần phải giải quyết cấp bách do sự gia tăng về khối lượng và khu vực phát thải trong khi huyện vẫn chưa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh. - Cơ sở hạ tầng không đầu tư đầy đủ, xuống cấp gây ngập úng cục bộ nhiều nơi mỗi khi mưa lớn. Quá trình phát triển công nghiệp Tới 2015 và 2020, huyện Bến Lức trở thành một trung tâm công nghiệp của tỉnh. Công nghiệp phát triển trên diện rộng và với mật độ cao sẽ nảy sinh nhiều vấn đề môi trường cấp bách. Cụ thể như sau: - Ô nhiễm không khí do khí thải các nhà máy trong các KCN. Đây là vấn đề khá phức tạp và khó kiểm soát do nhân lực và kinh phí còn hạn hẹp do vậy công tác kiểm tra giám sát lọai hình này còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra ô nhiễm còn do lan truyền khí thải từ các khu/cụm công nghiệp ở các huyện lân cận như Đức Hòa, Tân Trụ, Bình Chánh, ... - Ô nhiễm do chất thải công nghiệp đặc biệt là chất thải nguy hại từ các KCN. Hiện tại tỉnh vẫn chưa quy hoạch được khu xử lý chất thải nguy hại. - Ô nhiễm các sông, kênh, rạch trên địa bàn do nước thải các KCN. Hiện tại các khu/cụm công nghiệp của huyện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, xem xét trên hiện trạng hạ tầng cơ sở của các khu/cụm công nghiệp của tỉnh. Ngoài ra chất lượng nguồn nước hệ thống sông suối của huyện còn chịu ảnh hưởng của hơn chục khu/cụm công nghiệp từ vùng thượng nguồn và lân cận thải ra (các khu/cụm công nghiệp này hầu hết đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung). - Lưu thông đường thủy là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đó vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động của tàu thuyền (nước thải dầu thải) cũng là vấn đề đáng quan tâm. Quá trình phát triển dịch vụ và du lịch Hoạt động dịch vụ và du lịch phát triển mạnh sẽ làm gia tăng đáng kể lượng xe lưu thông để chuyên chở hàng hóa, hành khách... mật độ xe sẽ đông hơn và tải lượng ô nhiễm do giao thông vì thế cũng tăng lên. Tuy nhiên ngành du lịch không phải là thế mạnh của huyện, do đó vấn đề môi trường bức xúc của ngành này là không đáng kể. Tuy nhiên các khu du lịch cũng cần quan tâm đến việc xử lý chất thải rắn. Trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Các vấn đề môi trường cấp bách ở nông thôn huyện Bến Lức đến năm 2015 và 2020 như sau: - Ô nhiễm môi trường do chất thải từ các hộ gia đình, ô nhiễm môi trường do cơ sở hạ tầng và điều kiện vệ sinh kém tại các cụm tuyến dân cư vượt lũ. - Suy thóai môi trường đất nước và không khí, các hệ sinh thái do chất thải các KCN, các làng nghề, các hoạt động chăn nuôi và các cơ sở tiều thủ công nghiệp. - Vấn đề cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Ô nhiễm đất do sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV. - Vẫn còn tình trạng người dân sử dụng các loại thuốc BVTV bị nghiêm cấm và sử dụng bằng cách phun trực tiếp lên đồng ruộng, nương rẫy, vườn cây. - Đất bị suy thoái do xói mòn làm giảm năng xuất cây trồng. - Thoái hóa đất tại những khu vực đê bao nếu không thực hiện các giải pháp “rửa ruộng” để cung cấp phù sa cho đất. Kết quả tham gia hoạt động thực tế tại huyện: Giám sát định kì tại các công ty Mục tiêu: Nhằm xem xét hoạt động của công ty, xí nghiệp có đảm bảo các công tác bảo vệ môi trường như trong bản cam kết bảo vệ môi trường không. Ngoài ra, cần xem công ty có hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường mới cần xem xét yêu cầu công ty bổ sung vô đề án bảo vệ môi trường và khắc phục các hậu quả do ô nhiễm đó để lại. Hoạt động: Giám sát định kì tại một số công ty: Chi nhánh công ty TNHH sản xuất TM nhựa Nam Việt, Chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An, Công ty gạch Đồng Tâm,… Quan sát môi trường không khí xung quanh công ty, xí nghiệp. Tiếp chuyện với đại diện công ty, yêu cầu công ty xuất trình các hồ sơ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, hỏi xem công ty có hoạt động gì mới không: như thêm một đây chuyền sản xuất mới, nhập thêm máy móc thiệt bị mới,… chưa có trong đề án bảo vệ môi trường. Đến quan sát các hoạt động này, xem có nguy cơ ngây ô nhiễm môi trường không, đề xuất với công ty các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Đồng thời, xem xét các hoạt động bảo vệ môi trường trong bản cam kết bảo vệ môi trường của công ty hoạt động có hiệu quả không. Quan sát hoạt động xã nước thải tại các dây chuyền sản xuất và nhà vệ sinh, nhà ăn (nếu có) Yêu cầu cơ quan quan trắc lấy mẫu tại vị trí ra cuối cùng của ống xã nước thải trước khi thải ra ngoài, ( Mẫu này phải là mẫu đại diện cho nước thải của công ty), lấy mẫu khí xung quanh (thường lấy ở cổng của công ty) và mẫu khí thải từ ống khói (đối với các công ty không có hoạt động nung đốt xả khói thải). Đồng thời yêu cầu cơ quan quan trắc ngoài lấy các mẫu cơ bản (khí xung quanh: bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, NO2, SO2, CO; nước: pH, COD, BOD5, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho, Coliform) cần quan sát xem hoạt động sản xuất của công ty có loại chất thải nào điển hình có nguy cơ vượt quy chuẩn môi trường thì yêu cầu lấy thêm mẩu đó (như đối với doanh nghiệp sản xuất nước mắm, có hoạt động ủ cá thì cần lấy thêm mẫu H2S, còn công ty sản xuất nhựa thì lấy thêm mẫu toluen, benzen, xylen, …). Kiễm tra hoạt động xử lí chất thải rắn của công ty. Ghi biên bản giám sát môi trường (mẫu phụ lục 6 Thông tư 04/2008/TT-BTNMT) Đọc biên bản cho đại diện công ty nghe, lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía công ty, lấy ý kiến, cuối cùng các bên sẽ kí vào biên bản. Báo cáo kết quả giám sát môi trường và ra hướng xử lý Khi có kết quả từ cơ quan quan trắc, tiến hành lập báo cáo giám sát định kì căn cứ theo biên bản giám sát môi trường và đề án bảo vệ môi trường của công ty (phụ lục 9.2). Về việc nhận xét kết quả cần xem công ty đã đăng kí đề án bảo vệ môi trường chưa, tính toán chất thải ô nhiễm, chất nào vượt chỉ tiêu cho phép theo quy chuẩn hiện hành thì xử lí căn cứ theo nghị định 117/2009/NĐ-CP để xử phạt. Ví dụ: Khi tiến hành kiểm tra Chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An, thì công ty này không xuất trình đề án bảo vệ môi trường, nước thải của công ty thải trực tiếp ra kênh B (có lưu lượng dòng chảy dưới 50 m3/s ) và mỗi ngày công ty thải ra 10m3 nước thải. Kết quả phân tích mẫu nước thải của Chi nhánh công ty TNHH Minh Hiền chi nhánh Long An như sau: TT  Chỉ tiêu phân tích  Đơn vị  Kết quả  Giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT  Số lần vượt so với Giới hạn tối đa cho phép  Tổng tiền phạt (Điều 10 Nghị định 117/2009/NĐ-CP) (nghìn đồng)   1  pH  -  5,12  5,9-9,7  Không vượt  0   2  TSS  mg/l  174  108  1,6  cảnh cáo hoặc 100-500   3  COD  mg/l  3385  108  31,3  8.000-20.000   4  BOD5  mg/l  1840  54  34  8.000-20.0000   5  T-N  mg/l  5,64  32,4  Không vượt  0   6  T-P  mg/l  4,55  6,48  Không vượt  0   7  Coliform  MPN/100ml  36*104  5400  66,7  8.000-20.000   Như vậy trong phần kết luận đề nghị xử phạt căn cứ theo nghị định 117/2009/NĐ-CP thì mức phạt là: Phạt tiền với mức phạt là 15.000.000 -25.000.000 đồng (trung bình 20.000.000 đồng). Lý do: Không có bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định; Phạt tiền với mức phạt là: 8.000.000 đồng – 20.000.000 đồng (trung bình là 14.000.000 đồng). Lý do: xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT với các chỉ tiêu vượt quy chuẩn trên 10 lần: COD vượt 31 lần BOD5 vượt 34 lần, Coliform vượt 66 lần. Quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ. Làm biên bản đề nghị xử phạt đối với công ty có chất thải vượt quy chuẩn (trong trường hợp có khiếu nại) hoặc nhắc nhở công ty yêu cầu xử lý chất thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường. Báo cáo kết quả quan trắc nước mặt trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Bến Lức và các sông rạch còn lại trong huyện Tổng kết kết quả quan trắc trong 3 quý: quý 2, 3,4, đem từng chỉ tiêu ra so sánh với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. So sánh từng chỉ tiêu qua từng quý ở một vị trí và so sánh kết quả đo được ở những vị trí khác nhau trên đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua huyện Bến Lức và so sánh từng chỉ tiêu qua từng quí của những sông rạch còn lại. Rút ra kết luận, về độ biến thiên của các chất ô nhiểm qua từng quý, những chỉ tiêu nào không đạt tiêu chuẩn vị trí nằm ở đâu. Kết quả đo đạc chất lượng nước mặt huyện Bến Lức được đánh giá và so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT: qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Do hầu hết các sông rạch được khảo sát đều dùng cho mục đích tưới tiêu và giao thông đường thủy nên các kết quả phân tích được so sánh với cột B1. Như đã nêu ở phần hiện trạng, sông Vàm Cỏ Đông được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt tại huyện Bến Lức, do vậy, các kết quả phân tích trên sông Vàm Cỏ Đông được so sánh với cột A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Dựa trên kết quả phân tích 28 mẫu nước được lấy tại 12 tuyến sông rạch chính, chất lượng nước mặt huyện Bến Lức năm 2011 được nhận định như sau: Chất lượng nước mặt trên 12 tuyến sông rạch khảo sát tại huyện Bến Lức thay đổi theo thời gian và chịu nhiều ảnh hưởng từ các nguồn thải. Sự thay đổi pH (với biên độ tương đối rộng) giữa các vị trí khảo sát và giữa 3 lần đo trong năm 2011 cho thấy chất lượng nước trong khu vực không ổn định, thành phần các chất luôn biến đổi theo không gian và thời gian. Kết quả phân tích – đánh giá cho thấy, hiện trạng chất lượng nước mặt huyện Bến Lức đa phần đạt TCCP để phục vụ cho mục đích tưới tiêu và giao thông thủy lợi. Vào thời điểm hiện tại, nước mặt trong khu vực nghiên cứu có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ và hóa học, nhưng mức độ ô nhiễm chưa thật sự nghiêm trọng. Các thông số chỉ thị đang tồn tại với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép như pH, SS, BOD, COD, DO, amoni, nitrit, phosphat, dầu mỡ, Fe, clorua, T-Coliform; trong đó: - pH giảm từ quý 2 sang quý 3 và tiếp tục giảm trong quý 4. - Hàm lượng COD ổn định giữa hai quý 2 và 3, có chiều hướng suy giảm trong quý 4 (mùa mưa). - Hàm lượng T-coliform, amoni, nitrit có xu hướng cải thiện khi chuyển từ mùa khô sang mùa mưa (quý 2 sang quý 3), tuy nhiên có dấu hiệu tăng dần qua một số vị trí quan trắc trong quý 4. - Một số thông số thể hiện rõ xu hướng diễn biến theo thời gian (mùa khô ( mùa mưa) - ổn định/cải thiện hơn từ quý 2 sang quý 3 và tiếp tục ổn định trong quý 4 như clorua, TSS, PO4, BOD, DO, dầu mỡ. Chất hoạt động bề mặt, hầu hết các kim loại nặng, nitrat phát hiện có tồn tại trong môi trường nước khu vực nghiên cứu nhưng hàm lượng tương đối thấp hơn so với quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, các thông số này cần được kiểm tra định kỳ theo tần suất nhất định trong năm bởi đặc trưng về sự dễ tích tụ trong động vật và thực vật, đi vào chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hóa chất trừ cỏ, thuốc BVTV clo hữu cơ và phospho hữu cơ, Hg, không phát hiện tồn tại trong nước mặt huyện Bến Lức tại thời điểm nghiên cứu. Chương III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết luận: Qua quá trình thực tập tại huyện tôi đã hiểu hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý môi trường cấp huyện, hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại huyện. Cùng với qúa trình đi khảo sát thực tế và hoạt động tại phòng đã cho tôi hiểu biết nhiều hơn về những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay trên địa bàn và công tác bảo vệ môi trường hiện tại. Sau khi đi thực tập thực tế tại huyện Bến Lức, dưới sự hướng dẩn nhiệt tình của các anh chị tại phòng Tài nguyên Môi trường, tôi hiểu hơn về cách làm việc và định hướng công việc trong tương lai. Kiến nghị: Thực tập tốt nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu và học tập kinh nghiệm thực tế, chuẩn bị tốt cho quá trình ra trường và làm việc sau này. Tuy nhiên, thời gian thực tập dồn vào dịp cuối năm, lúc mà các cán bộ bận rộn trong công tác thống kê cuối năm, ít có cơ hội khảo sát thực tế. Vì vậy, tôi đề nghị nên dời thời gian thực tập vào đầu học kì 1 – tháng 9 đến tháng 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnội dung.doc
  • docbìa.doc
  • doclời cảm ơn.doc