Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại quốc tế

Qua đây cũng đã giải thích được nguyên nhân tại sao hàng hóa xâm phạm quyền SHTT có xuất xứ tại Trung Quốc lại có thể dễ dàng lọt qua cửa khẩu biên giới Trung Quốc để vào thị trường của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Có một thực trạng là người tiêu dùng Việt Nam hiện nay hàng ngày phải chứng kiến xe máy mang nhãn hiệu HONGDA, DREÂM sản xuất tại Trung Quốc (xâm phạm quyền đối với nhã nhiệu HONDA, DREAM của Nhật Bản đang còn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam) được tiêu thụtrên thị trường Việt Nam mà không bị một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào xử lý.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ thương mại quốc tế Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay không thể không nhắc đến tác động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 3 nội dung lớn là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và Sở hữu trí tuệ (SHTT). Năm 2011 đánh dấu mốc tròn 4 năm Việt Nam trở thành thành viên của WTO và tròn 1 năm Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực. Các sự kiện này làm nên triển vọng sáng sủa hay đáng lo ngại thì rất khó trả lời, phụ thuộc vào quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu, nhất là khi hàng hóa nhập siêu vào Việt Nam đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bài viết dưới đây phân tích quan hệ thương mại quốc tế nhìn từ góc độ thực thi quyền SHTT, trong đó chỉ ra các nguy cơ có thể dẫn Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay không thể không nhắc đến tác động của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 3 nội dung lớn là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và Sở hữu trí tuệ (SHTT). Năm 2011 đánh dấu mốc tròn 4 năm Việt Nam trở thành thành viên của WTO và tròn 1 năm Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực. Các sự kiện này làm nên triển vọng sáng sủa hay đáng lo ngại thì rất khó trả lời, phụ thuộc vào quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu, nhất là khi hàng hóa nhập siêu vào Việt Nam đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bài viết dưới đây phân tích quan hệ thương mại quốc tế nhìn từ góc độ thực thi quyền SHTT, trong đó chỉ ra các nguy cơ có thể dẫn đến thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. 1. Thiệt hại của các doanh nghiệp Việt Nam từ tình trạng xâm phạm quyền SHTT Trong nội bộ quốc gia, việc xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam đang là một vấn nạn với diễn biến ngày càng phức tạp. Việc mở rộng hội nhập quốc tế cũng dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền SHTT và số vụ xâm phạm quyền SHTT bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý ngày càng tăng. Trên bình diện quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thiệt hại do tình trạng xâm phạm quyền SHTT tại các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam, mà Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Chỉ xét riêng ngành công nghệ máy tính đã cho thấy tình trạng xâm phạm quyền SHTT hiện đang diễn ra trên quy mô lớn tại Trung Quốc - đối tác số 1 của ASEAN trong tương lai gần. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ đã từng tuyên bố, việc Trung Quốc vi phạm quyền SHTT của Mỹ là trở ngại hàng đầu, phá hoại quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời những vi phạm của Trung Quốc đối với bản quyền của các công ty phần mềm, âm nhạc và điện ảnh của Mỹ đã gây thiệt hại cho các công ty này tới 3,8 tỷ USD mỗi năm. Cao ủy thương mại Liên minh châu Âu (EU) cũng coi tình trạng đánh cắp bản quyền là “vấn đề hàng đầu” trong quan hệ thương mại EU - Trung Quốc và Trung Quốc là “nguồn” của hơn một nửa số hàng nhái nhập lậu qua biên giới EU trong năm 2005. Tình trạng trên những tưởng sẽ bị ngăn chặn, nhưng đến nay (2011) việc xâm phạm quyền SHTT tại Trung Quốc vẫn đang có chiều hướng gia tăng: chỉ một công ty của Mỹ (Công ty phân phối phần mềm Cybersitter, LLC) đã bị thiệt hại tới 2,2 tỷ USD do phía Trung Quốc vi phạm bản quyền (1). Cũng nên nhắc lại rằng, Trung Quốc được coi là quốc gia có tỷ lệ xâm phạm bản quyền phần mềm lớn nhất thế giới (92%). Tình trạng này có gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam hay không? Chỉ cần nhìn vào thị trường máy tính trong nước, rất dễ dàng nhận thấy sự tràn ngập sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc đã có thể trả lời cho câu hỏi vừa đặt ra. Mới chỉ điểm riêng thị trường máy tính đã thấy sự thiệt hại của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào. 2. Thiệt hại có nguyên nhân từ bất cập trong các quy định về SHTT Để gia nhập WTO, Việt Nam đã xây dựng và vận hành một hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia theo chuẩn mực của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on trade - Related aspects of ipr - Trips). Theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS, mỗi quốc gia thành viên phải dành sự bảo hộ quyền SHTT một cách đầy đủ và hữu hiệu cho công dân của các thành viên WTO khác theo nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Việt Nam đã cam kết tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Hiệp định TRIPS ngay từ ngày gia nhập WTO (11/01/2007) mà không có thời hạn chuyển tiếp. Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là đáp ứng đủ các quy định của WTO. Đây thực sự là một nỗ lực đáng kể của chúng ta trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Trong những năm qua, Việt Nam vẫn nỗ lực tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp luật về SHTT như: sửa đổi Luật SHTT vào tháng 6/2009; tiến hành sửa đổi phần có liên quan đến SHTT trong Bộ luật Hình sự... Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa chính sách về SHTT của chúng ta đã thực sự hoàn chỉnh. Có thể nêu ra một ví dụ điển hình sau đây. Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999 coi hành vi vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng... là tội phạm hình sự. Nhưng trong tháng 6/2009, Quốc hội đã biểu quyết sửa đổi Bộ luật Hình sự (phần tội phạm về SHTT) theo hướng giảm nhẹ, trong đó nêu rõ: “Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan 1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”. Như vậy, Bộ luật Hình sự sửa đổi chỉ coi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (3 trong nhiều đối tượng của quyền SHTT) là tội phạm, trong khi những hành vi xâm phạm các đối tượng còn lại của quyền SHTT, dù gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đều không bị coi là tội phạm. Trong đó, cần lưu ý rằng, việc đánh cắp sáng chế là vô cùng dễ dàng, bởi để một giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế thì các thông tin về nó phải được công khai. Vậy trong thực tế, hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh, đánh cắp giống cây trồng... đã được pháp luật quốc tế điều chỉnh ra sao? Điều 51 Hiệp định TRIPS cho phép: “...Các thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại”. Cụm từ các trường hợp khác vừa nêu có thể là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh, đánh cắp giống cây trồng... Như vậy, Hiệp định TRIPS không hề ngăn cấm các quốc gia thành viên quy định hành vi xâm phạm tất cả các đối tượng của quyền SHTT là tội phạm hình sự, nếu hành vi đó là cố ý và với quy mô thương mại. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự của Việt Nam đã không tận dụng quy định này của WTO. Tại các quốc gia khác, ví dụ Hoa Kỳ, tòa án đã xử lý nhiều vụ kiện liên quan đến hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, điển hình là vụ Công ty Sharp kiện Công ty Samsung lên tòa án quận Đông Texas khi cho rằng những tấm nền LCD phẳng của Samsung cũng như những chiếc tivi và màn hình máy tính sử dụng những tấm nền này đã xâm phạm 5 sáng chế độc quyền của Sharp. Tại Việt Nam, tình trạng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của các hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc đã đến mức báo động. Nhiều loại xe máy nhập khẩu từ Trung Quốc đã xâm phạm kiểu dáng công nghiệp do Honda và các công ty khác làm chủ sở hữu, điển hình như trường hợp nhãn hiệu Wave của Honda. Cục SHTT đã có văn bản thẩm định kiểu dáng công nghiệp của các xe vi phạm và đi đến kết luận: “Xét về tổng thể, mẫu xe vi phạm không khác biệt gì so với kiểu dáng công nghiệp của mẫu xe Wave đã được cấp bảo hộ theo Bằng Độc quyền Kiểu dáng Công nghiệp số 4306 của Honda”(2). Có thể dự báo trong thời gian tới, số các vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hành vi đánh cắp bí mật kinh doanh, đánh cắp giống cây trồng... có thể gia tăng, kể cả các hành vi ở quy mô thương mại và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Các quốc gia sản xuất hàng hóa xâm phạm các quyền này có thể sẽ xuất khẩu vào Việt Nam nhiều hơn bởi cho dù có gây hậu quả lớn đến đâu cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc chỉ bị xử lý hành chính, mà trong đa số trường hợp, số tiền bị xử phạt hành chính chỉ chiếm một lượng nhỏ so với số tiền hưởng lợi bất chính từ hành vi xâm phạm. 3. Thiệt hại xuất phát từ việc đối tác thương mại đã tận dụng các kẽ hở trong quy định của WTO về SHTT Điều 51 của Hiệp định TRIPS quy định: “Các thành viên phải ban hành, một cách phù hợp với các quy định sau đây, các thủ tục cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giả mạo hoặc vi phạm bản quyền có thể xảy ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử, yêu cầu đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan…”. Như vậy, Hiệp định TRIPS chỉ quy định về thủ tục kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả và nhãn hiệu (2 trong số nhiều đối tượng được bảo hộ quyền SHTT). Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại quy định mạnh hơn, cụ thể điều 216 Luật SHTT có quy định về “Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT”, theo đó cho phép kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT. Dễ nhận thấy, pháp luật Việt Nam đã quy định vượt quá yêu cầu đối với các thành viên của WTO. Hiệp định TRIPS không yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu vi phạm quyền SHTT, bởi theo nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, có thể hàng hóa xâm phạm quyền SHTT tại quốc gia xuất xứ nhưng lại không xâm phạm quyền SHTT tại thị trường của quốc gia nhập khẩu. Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Quy định này rõ ràng không mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Nhưng Luật sửa đổi (2009) Luật SHTT do Quốc hội thông qua vào tháng 6/2009 đã không sửa đổi quy định tại điều 216, đồng thời Luật sửa đổi (2005) Luật Hải quan cũng không sửa đổi các quy định có liên quan đến vấn đề này. Trong khi đó, như đã trình bày ở trên, Bộ luật Hình sự lại thay đổi theo hướng có lợi cho các đối tác nước ngoài. Khảo sát Luật Hải quan tại một số quốc gia trong khu vực như Inđônêxia, Philipin, Ôxtrâylia, Trung Quốc thì chỉ có Luật Hải quan Inđônêxia là có quy định về quyền của Hải quan trong việc kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu xâm phạm quyền SHTT, trong khi 3 quốc gia còn lại chỉ quy định như WTO yêu cầu, có nghĩa là họ không quy định kiểm soát hàng xuất khẩu xâm phạm quyền SHTT. Qua đây cũng đã giải thích được nguyên nhân tại sao hàng hóa xâm phạm quyền SHTT có xuất xứ tại Trung Quốc lại có thể dễ dàng lọt qua cửa khẩu biên giới Trung Quốc để vào thị trường của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Có một thực trạng là người tiêu dùng Việt Nam hiện nay hàng ngày phải chứng kiến xe máy mang nhãn hiệu HONGDA, DREÂM… sản xuất tại Trung Quốc (xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu HONDA, DREAM của Nhật Bản đang còn hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam) được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam mà không bị một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào xử lý. Rất khó giải thích, khi mà Việt Nam và Trung Quốc đều là 2 quốc gia thành viên WTO, tại sao hải quan Việt Nam lại bắt giữ hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam (không vi phạm pháp luật về SHTT của quốc gia nhập khẩu), trong khi đó hải quan Trung Quốc lại không có hành động tương tự? 4. Kết luận Việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị thiệt hại trong quan hệ thương mại quốc tế như đã phân tích là điều không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam, bài viết xin đưa ra một số lưu ý nhìn từ góc độ thực thi quyền SHTT, đó là: - Cần nghiên cứu để sửa đổi các quy định bất hợp lý về SHTT như đã được nêu trong bài viết này; - Trong quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp cần cảnh giác với những đối tác có “truyền thống” xâm phạm quyền SHTT. Cũng cần lưu ý rằng Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và sẽ trở thành đối tác số 1 trong khu vực ACFTA, đồng thời cũng là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về xâm phạm quyền SHTT, biết tận dụng các kẽ hở trong quy định của WTO về SHTT để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Lưu ý điều này nhằm tránh cho các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại về kinh tế và uy tín kinh doanh trong quan hệ thương mại quốc tế./. Chú thích (1) Theo pham-ban-quyen/20101/30018.vnplus. (2) Theo Trần Hải Linh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_kh_53__3896.pdf
Luận văn liên quan