Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong mấy năm gần đây, tồn tại và hướng khắc phục

Căn cứ toá án cho hưởng án treo cũng phải rõ ràng. Tại khoản 1 điều 60 của Bộ luật hình sự quy định “khi xử phạt tù không quá 3 năm căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách là từ 1 đến 5 năm”. Tuy nhiên tại nghị quyết số 01 ngày 02/10/2007 của Toà án nhân dân tối cao về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt và giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì phải có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất có 1 tình tiết giảm nhẹ được quy định ở khoản 1 điều 46. Nếu trong trường hợp những tình tiết mà điều 46 không quy định nhưng toà lại xem xét đó là tình tiết giảm nhẹ thì có được áp dụng cho hưởng án treo không? đối với các tình tiết giảm nhẹ nên căn cứ vào điều 46, vào văn bản hướng dẫn hay do toà đưa ra? Việc quy định không thống nhất của pháp luật như vậy sẽ dễ dẫn tới hiện tượng tuỳ tiện trong việc xét xử. Măt khác, trong cách tính thời hiệu thi hành bản án cũng có những mâu thuẫn, theo nghị quyết 01 nêu trên thì thời gian thử thách tính từ ngày mà toà án sơ thẩm tuyên án,nhưng theo nghị định 61 thì thời gian thử thách tính từ ngày mà chính quyền địa phương cơ quan tổ chức nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Do vậy mà cần có quy định rõ ràng thống nhất giữa các văn bản pháp luật và về phía toà án, nếu không có sự thống nhất thì mục đích xét xử sẽ khó có thể đạt được. - Chính quyền địa phương cần phải đề nghị toà án xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi ích cho người hưởng án treo vì thực tế có một số bị cáo được hưởng án treo chấp hành các quy đinh của pháp luật rất tốt, tích cực cải tạo do vậy mà toà án và địa phương phải có sự liên hệ chặt chẽ hơn nữa, toà án cần phải nhắc nhở hướng dẫn địa phương trong việc nắm bắt các quy định của pháp luật kịp thời hơn. - Cần phải nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, bên cạnh đó toà án cần phải có hướng dẫn cụ thể để giúp cho việc cải tạo được tốt hơn. - Giữa các cơ quan tiến hành tô tụng là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án cần phải phối hợp chặt chẽ để không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo đúng pháp luật. - Các cấp chính quyền địa phương, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cũng như là pháp luật nói chung để từ đó hạn chế tai nạn giao thông . Trên đây là một số ý kiến của em, do thời gian em được tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề không nhiều do vậy mà không thể tránh khỏi những thiếu sót mong rằng sự góp ý của thầy cô và các bạn sẽ làm cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong mấy năm gần đây, tồn tại và hướng khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ trật tự xã hội, nhà nước đã dùng nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh ngăn chặn phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là trong thời gian này khi mà nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, tinh vi, để đấu tranh và phòng ngừa tình trạng trên nhà nước dùng nhiều biện pháp nghiêm khác mạnh mẽ, một trong số đó là biện pháp hình sự với tinh thần chung là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm đáp ứng công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đồng thời duy trì trật tự công bằng cho xã hội, mặt khác cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như giáo dục ý thức pháp luật chung cho mọi người biết tôn trọng các quy tắc cuộc sống và thực hiện theo đúng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề nóng gây bức xúc trong xã hội đó là tình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông nhất là giao thông đường bộ ngày càng gia tăng , mặc dù nhà nước và các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng tình hình vi phạm ở địa phương và trên địa bàn cả nước vẫn không giảm, gây tâm lý lo lắng thiếu an toàn cho người khi tham gia giao thông vì vậy cần phải có biện pháp ngăn ngừa hạn chế và xử lý nghiêm đối với tội phạm. Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã quy định rõ về vấn đề này. Áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với tội “Vi pham quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” cũng là một chế định pháp lý được áp dụng khá phổ biến ở tội danh này, song giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại địa phương như thế nào là vấn đề mà chúng ta phải quan tâm. Nông Cống là một huyện nhỏ của tỉnh Thanh Hoá, có vị trí địa lý nằm dọc theo quốc lộ 45 đây là tuyến giao thông huyết mạch, cắt ngang với nhiều tuyến đường liên xã, đồng thời đây cũng là vị trí mà nhiều huyện đi qua nối liền với thành phố Thanh Hoá do vậy mà tình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng trong mấy năm gần đây. Áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với tội danh này là khá phổ biến, tại đây thực tiễn áp dụng nó như thế nào? có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? còn có vấn đề gì tồn tại hạn chế để tìm hướng khắc phục là những vấn đề cần chú ý, do vậy mà em đã quyết định tìm hiểu chuyên đề “Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong mấy năm gần đây, tồn tại và hướng khắc phục” trong thời gian em thực tập tại toà án nhân dân huyện Nông Cống để làm chuyên đề báo cáo thực tập. Do thời gian thực tập nghiên cứu thu thập đề tài không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong rằng thấy cô và các bạn sẽ đóng góp ý kiến để em hoàn thành tốt hơn chuyên đề này. PHẦN II: NỘI DUNG QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN 1. Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa nghiên cứu tìm hiểu thu thập thông tin. 1.1 Mục đích nghiên cứu, tìm hiểu thu thập thông tin. Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là chuyên đề được nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật về căn cứ cho hưởng án treo, thời gian thử thách, thi hành cũng như là vấn đề giám sát giáo dục người phạm tội với thực tiễn áp dụng tại địa phương đã phù hợp hay chưa? Còn hạn chế gì trong việc áp dụng và mong muốn đưa ra được những đề xuất để tạo điều kiện cho việc áp dụng và thi hành án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng và án treo nói chung trong thực tiễn được chính xác, chặt chẽ và đúng đắn, thể hiện được tính nghiêm khắc kết hợp với tính nhân đạo của pháp luật Xã hội chủ nghĩa. 1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập thông tin. Nhiện vụ của việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhằm làm rõ tính hợp pháp đúng đắn tại toà án địa phương, và còn hạn chế gì để từ đó đề xuất kiến nghị để việc thực hiện có hiệu quả hơn. 1.3 Ý nghĩa nghiên cứu, thu thập thông tin. Nếu như thực tiễn áp dụng không có sự đánh giá xem xét đúng đắn nghiêm khắc thì nhiệm vụ của luật hình sự sẽ bị ảnh hưởng, do vậy mà việc nghiên cứu, tìm hiểu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng án treo tại địa phương với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm. 2. Nội dung quá trình thu thập thông tin 2.1 Thời gian nghiên cứu thu thập thông tin. Em thực tập tại toà án nhân dân huyện Nông Cống từ ngày 7/01/2008 đến ngày 18/04/2008 tuy đây là khoảng thời gian không nhiều song đó là khoảng thời gian quý giá quan trọng đối với một sinh viên như em bởi vì lần đầu tiên em được tiếp xúc với cách thức làm việc của một công chức toà án, được đọc các bản án hình sự sơ thẩm, nghiên cứu hồ sơ tài liệu của một số năm và được đi thực tế tại một số vùng trong huyện, đặc biệt là tham gia vào các phiên toà xét xử, trong đó có các phiên toà xét xử về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đương bộ đã giúp em gắn kết giữa kiến thức lý luận tiếp thu trên trường với thực tiễn đồng thời có cái nhìn tổng quát toàn diện hơn về công việc ở toà án. 2. 2 Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin. Chuyên đề được thể hiện trên cơ sở các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật, sử dụng những phương pháp tư duy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu các văn bản pháp luật của nhà nước Toà án, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật cùng các bản án, quyết định hình sự có liên quan. Trên cơ sở các phương pháp trên, đồng thời trên cơ sở quy định của bộ Luật hình sự 1999, đề tài đã dựa trên sự thu thập gián tiếp qua việc đọc hồ sơ vụ án, qua báo cáo thống kê của phòng lưu trữ, và thu thập trực tiếp bằng việc tham gia các phiên toà xét xử, đi thực tế tại một số địa phương trong huyện nơi đang quản lý trực tiếp người hưởng án treo trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá số liệu hàng năm rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp với nội dung của chuyên đề. Dù thu thập bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì thì vẫn phải đảm bảo tính khách quan, chính xác các vụ án, các số liệu, phản ánh đúng thực tế để từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về thực tiễn áp dụng án treo taị địa phương và rút ra được những hạn chế, hướng khắc phục. 2. 3 Nguồn thu thập chứng cứ. Chuyên đề thực tập được thu thập chủ yếu từ các nguồn : Các bản án hình sự sơ thẩm, các quyết định của toà án nhân dân huyện Nông Cống từ năm 2005 đến quý I năm 2008; Báo cáo thống kê hàng năm của toà án nhân dân huyện Nông Cống từ năm 2005 đến quý I năm 2008. 2. 4 Nội dung của quá trình thu thập thông tin. * Tình hình chung của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở địa phương. Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông nhất là giao thông đường bộ là vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng địa phương mà nó là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đặc biệt là trong mấy năm gân đây, mặc dù các cấp chính quyền và trên các phương tiện thông tin đại chúng đang tích cực tuyên truyền nhưng tình hình vi phạm vẫn không giảm gây bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một bộ phận người tham gia giao thông chưa chấp hành đúng các quy định an toàn, chủ quan khi điều khiển phương tiện giao thông hơn nữa do vị trí của huyện nằm trên quốc lộ 45 trục đường chính có nhiều huyện đi qua cắt ngang với các tuyến đường liên xã, mật độ tham gia giao thông đông, hơn nữa trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp như đường 10, đường 505 …nhỏ hẹp, nhiều ổ gà do vậy nếu không chấp hành tốt các quy định an toàn giao thông thì dễ dẫn tới tai nạn gây hậu quả đáng tiếc. Tai nạn không những gây thiệt hại về người, thường là những người trong độ tuổi lao động xung sức, là người gánh vác công sức chính trong gia đình xã hội, gây tâm lý hoang mang, thiếu an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời gây thiệt hại cả về tài sản. Do vậy một yêu cầu đặt ra là tích cực hơn nữa công tác giáo dục ý thức pháp luật cho người dân đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm. * Thực tiễn áp dụng án treo tại địa phương. Nông Cống là một huyện nhỏ của tỉnh, trong cơ cấu kinh tế thì tỷ lệ nông nghiệp ở đây chiếm 60% trong tổng số các ngành kinh tế, số án thụ lý hàng năm không nhiều song so sánh các năm thì tình hình tội phạm đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Toà án nhân dân Huyện Nông Cống luôn thực hiện theo đúng tinh thần mà bộ luật hình sự nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do vậy mà áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đã được toà án nhân dân huyện Nông Cống tiến hành một cách hợp lý đúng đắn, qua bản án và báo cáo thống kê hàng năm từ 2005 đến quý I năm 2008 đã thể hiện được điều này. Theo báo cáo thống kê hàng năm của Toà án nhân dân huyện Nông Cống: Năm 2005: Tổng thụ lý 26 vụ, 34 bị cáo trong đó: Đã giải quyết 25 vụ, 33 bị cáo. Còn lại 1 vụ, 1 bị cáo. Tổng số 14 án treo, không có tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Năm 2006 : Tổng thụ lý 51 vụ, 84 bị cáo trong đó: Mới thụ lý 50 vụ 83 bị cáo. Cũ còn lại 1 vụ, 1 bị cáo. Đã quyết được 49 vụ, 78 bị cáo . 55 bị cáo phạt tù, 38 án treo. Số vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là 1 vụ, 1 bị cáo, 1 bị cáo được hưởng án treo. Điển hình là: Bị cáo Phan Mậu Luận sinh ngày 27/07/1981. Trú quán tại Thôn Tân kỳ, Xã Công Liêm, Huyện Nông cống, Tỉnh Thanh Hoá. Tại cáo trạng số 43/KSNC - TA ngày 22/11/2006 bị cáo bị Viện Kiểm Sát nhân dân huỵên Nông Cống truy tố về hành vi phạm tội như sau: Chiều ngày 30/9/2006 Phan Mậu Luận lấy xe mô tô biển kiểm soát 36H3- 3370 của Ông Phan Mậu Niên (bố đẻ) đi chơi, khoảng 18h 25 phút Phan Mậu Luận một mình điều khiển xe chạy trên đường tỉnh lộ 505 theo hướng Bắc Nam, về đến địa phận thôn Hoà Giáo - Xã Công Chính - huyện Nông Cống, theo lời khai của Luận khi đang điều khiển xe mô tô thì bị con muỗi bay vào mắt phải, Luận đưa tay trái dụi mắt phải, đồng thời mắt phải cũng nhắm lại, tay trái tiếp tục điều khiển xe với tốc độ 40-45 km/h do không quan sát được đường và lệch tay lái nên môtô của Luận điều khiển đã chạy lấn sang mép đường nhựa phía tây (tay trái của Luận) và đâm thẳng vào đầu xe đạp của Nguyễn Trọng Vệ đang đèo Hồ Huy Luật đi sát mép đường ngược chiều với Luật làm cho Nguyễn Trọng Vệ sinh năm 1990 và Hồ Huy Luật đều bị ngã xuống đường và Phan Mậu Luận cũng bị ngã nhưng bị thương nhẹ. Nguyễn Trọng Vệ bị ngã đập đầu phía bên phải xuống lòng đường nhựa bị ngất tại chỗ, gia đình và hàng xóm đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 01/10/2006 Nguyễn Trọng Vệ chết trên đường đi cấp cứu. Tại kết quả giám định pháp y số 41/2006/GĐPY ngày 02/10/2006 của tổ chức giám định pháp y Nông Cống xác định nguyên nhân chết là do vỡ xương hộp sọ. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 49 ngày 27/12/2006 của Toà án nhân dân Huyện Nông Cống đã tuyên phạt bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ” theo điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự; áp dụng điểm b, p khoản 1 Điều 46, áp dụng điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục. Bản án sơ thẩm nhận định: Phan Mậu Luận là một thanh niên còn khá trẻ, có sức khoẻ nhưng do hoàn cảnh khó khăn không được ăn học nên không biết chữ, mặc dù không có giấy phép lái xe nhưng vẫn điều khiển xe mô tô. Hành vi vi pham quy định về điều khiển phương tiện giao thông của Luận là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không những đã xâm phạm an toàn trật tự công cộng mà còn gây thiệt hại đến tính mạng sức khoẻ cho người khác và gây hoang mang lo sợ cho những người tham gia giao thông do vậy cần phải trừng trị nghiêm khắc nhằm giáo dục và phòng ngừa chung. Tuy nhiên bị cáo đã có thái độ thành khẩn khai báo trong quá trình điều tra và tại phiên toà, bị cáo có nhân thân tốt chưa có tiền án tiền sự, có nơi cư trú ổn định, tự giác bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại và gia đình bị hại cũng đã có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Phan Mậu Luận, chưa cần thiết cách ly bị cáo khỏi xã hội cũng đủ giáo dục, cải tạo. Do vậy trong vụ án trên qua việc xét xử em thấy Toà án nhân dân huyện Nông Cống thực hiện tốt chính sách hình sự của nhà nước ta theo phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo”. Năm 2007 Tổng số toà thụ lý 56 vụ, 105 bị cáo trong đó: Đã xét xử 54 vụ, 99 bị cáo Còn lại 2 vụ, 6 bị cáo 53 bị cáo bị phạt tù, 28 án treo. Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là 4 vụ, 4 bị cáo . Điển hình là vụ án: Bị cáo Lê Vũ Mạnh, sinh ngày 19/09/1974. Trú quán tại Thôn 4 - Xã Minh Thọ - Huyện Nông Cống - Tỉnh Thanh Hoá. Tại bản cáo trạng số 40/KSND- NC ngày 25/11/2007 của Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Nông Cống đã kết luận nội dung vụ án cụ thể như sau: Vào khoảng 13h45 phút ngày 03/10/2007 Lê Vũ Mạnh điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 36M - 8398 chạy trên quốc lộ 45 hướng đi thị trấn Nông Cống với tốc độ 40km/h, do thời tiết mưa to gió lớn nên trong khi điều khiển xe mô tô đã nâng kính mũ lên cho khỏi dính nước mưa, khoảng 14h cùng ngày, đi đến đoạn đường Ngân hàng chính sách Nông cống, kính mũ bảo hiểm sập xuống, Lê Vũ Mạnh tiếp tục dùng tay phải điều khiển xe chạy nguyên với tốc độ, còn tay trái đưa lên nâng kính mũ. Trong khi nâng kính mũ bảo hiểm, phát hiện phần đường phía tây có một vũng nước, không quan sát trước mặt, nhưng Lê Vũ Mạnh vẫn dùng tay phải điều khiển xe chạy sang phần đường phía Đông để tránh, khi qua vũng nước phát hiện thấy ở phần đường phía trước có một xe đi ngược chiều, do khoảng cách quá gần không thể tránh kịp nên xe mô tô do Lê Vũ Mạnh điều khiển đã đâm vào xe mô tô đi ngược chiều mang biển kiểm soát 36H5 - 8428 do Nguyễn Tất Tân điều khiển đèo Hoàng Ngọc Long ở phía sau và đầu của Nguyễn Tất Tân đã đập vào đầu của Lê Vũ Mạnh, cả 2 xe mô tô đều bị đổ xuống lòng đường. Nguyễn Tất Tân đã bị chết do hộp sọ vùng trán bị vỡ lún thành nhiều mảnh, màng cứng bị rách, tổ chức não bị dập, xe bị hư hỏng nặng. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 47 ngày 14/12/2007 của toà án nhân dân huyện Nông Cống đã tuyên phạt bị cáo Lê Vũ Mạnh phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo điểm a khoản 2 điều 202 Bộ Luật hình sự, căn cứ vào điểm b, p khoản 1,2 điều 46; điều 60 bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Lê Vũ Mạnh 36 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú để giám sát và giáo dục. Như vậy, qua bản án trên toà án nhân dân huyện Nông Cống đã xét xử nghiêm minh theo đúng pháp luật bởi lẽ bị cáo nhận thức rõ được bản thân không có giấy phép lái xe nhưng vẫn chở theo người ngồi đằng sau là vi phạm luật giao thông, hơn nữa bị cáo là người địa phương nên rất thông thuộc đường dù lòng đường lúc vũng nước mưa to. Bị cáo biết chắc độ sâu vũng nước không đáng kể, không gây nguy hiểm nếu cho xe chạy qua nhưng đã cố tránh nên đã đi hẳn sang phần đường của xe đi ngược chiều gây tai nạn dẫn đến chết người, tuy nhiên tại phiên toà thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bản thân chưa có tiền án tiền sự, tự nguyện sữa chữa xe bồi thường thiệt hại, người đại diện bị hại cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và xét thấy chưa cần thiết phải cách ly bị cáo khỏi xã hội cũng đủ giáo dục bị cáo và cho bị cáo hưởng án treo. Năm 2008 Tổng 16 vụ, 28 bị cáo. Trong đó: Mới thụ lý 14 vụ, 22 bị cáo Xét xử 12 vụ, 25 bị cáo Phạt tù 14 bị cáo, 8 án treo Phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông là 2 vụ, 2 bị cáo, 2 bị cáo hưởng án treo. Điển hình là vụ án: Bị cáo Lê Trần Hải sinh ngày 19/05/1980. Trú tại Thôn 6 - Xã Hoàng Giang - huyện Nông Cống - Tỉnh Thanh hoá . Tại bản cáo trạng số 03/KSNC - TA ngày 09/01/2008 của Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Nông Cống truy tố bị cáo về hành vi phạm tội như sau: Vào khoảng 18h đến 18h30 phút ngày 21/11/2007 Lê Trần Hải điều khiển xe công nông loại tự tạo của gia đình, không có biển kiểm soát đã đổ hàng cho khách đang trên đường về nhà trên tuyến đường liên xã Minh Nghĩa đi Hoàng Giang khi đến thôn 3 xã Hoàng Giang Nông Cống, lúc này trời đã tối, xe lại không có đèn, Lê Trần Hải điều khiển xe đi lấn sang trái đường, phần đường của xe đi ngược chiều. Thấy phía trước có xe máy đi ngược chiều Hải đã chủ động phanh lại nhưng vì xe công nông của Lê Trần Hải đã đi lấn phần đường của người đi ngược chiều nên đã làm cho xe máy của anh Lê Văn Khanh va vào phần cuối bên trái của xe công nông, hậu quả làm anh lê Văn Khanh chết ngay trên đường đi cấp cứu. Tại kết quả giám định pháp y xác định nguyên nhân chết là do gãy cột sống cổ và sốc chấn thương . Tại bản án hình sự sơ thẩm số 03/2008/ HSST ngày 28/01/2008 của Toà án nhân dân huyện Nông Cống tuyên phạt bị cáo Lê Trần Hải phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo điểm a khoản 2 điều 202 của Bộ luật hình sự. Áp dụng điểm a khoản 2 điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 điều 46; khoản 1,2 điều 60 xử phạt bị cáo Lê Trần Hải 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú để giám sát và gíáo dục trong thời gian thử thách. Việc xét xử của toà án như trên đây là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật bởi lẽ bị cáo phạm tội do điều khiển xe công nông loại tự tạo là loại xe cấm lưu hành, hơn nữa lại không có giấy phép lái xe, xe không đảm bảo các yếu tố an toàn kỹ thuật. Bị cáo có đủ nhận thức nhưng vẫn để liều để điều khiển xe thể hiện ý thức coi thường pháp luật. Tuy nhiên bị cáo không có tình tiết tăng nặng mà có 3 tình tiết giảm nhẹ là tự nguyện bồi thường cho người bị hại, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải quy định tại khoản 1 điều 46 và phía gia đình bị hại cũng có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo, do vậy được áp dụng tình tiết khác tại khoản 2 điều 46 Bộ Luật hình sự, bản thân bị cáo không có tiền án tiền sự, nhân thân tốt, có cư trú ổn định chưa cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội do vậy bị cáo được hưởng án treo. Giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi bị cáo cư trú để giám sát giáo dục. Nhận xét chung: Nông Cống là một huyện nhỏ, dân cư sống bằng nghề nông là chủ yếu, số lượng án hàng năm ở đây không nhiều, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông cũng không phải là nhiều so với các loại tội phạm khác tuy nhiên lại đang có xu hướng tăng, mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền chấp hành luật giao thông nhưng do ý thức của người dân chưa cao, người phạm tội cũng không có giấy phép lái xe theo quy định gây nên hậu quả chết người thương tâm như vậy. Tuy nhiên người phạm tội có thái độ ăn năn hối cải và không có trường hợp nào gây tai nạn rồi bỏ trốn gây khó khăn cho việc điều tra do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình. 4. Tồn tại và hướng khắc phục. 4.1 Tồn tại. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện thể hiện được tính khoan hồng nhân đạo của của nhà nước nhằm mục đích là cải tạo giáo dục người phạm tội, tuy nhiên thực tế áp dụng nó đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như với việc áp dụng án treo chung lại có những tồn tại hạn chế nhất định. Cụ thể là: Các Uỷ ban nhân dân xã nơi thực hiện giám sát giáo dục người phạm tội không nắm vững được quy định của pháp luật nên không thường xuyên lập báo cáo theo quy định của pháp luật, công tác giám sát chưa thật sự chặt chẽ còn nhiều thiếu sót, nguyên nhân một phần là do toà án khi giao cho chính quyền địa phương không hướng dẫn cụ thể, một phần nữa chính quyền địa phương không nắm được quy định cuả pháp luật nên đã xảy ra tình trạng trên. Án treo là biện pháp được áp dụng chủ yếu trong tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đương bộ, việc tại ngoại ở địa phương nhiều như vậy cũng điều kiện cho người phạm tội dễ dẫn tới tái phạm bởi lẽ người phạm tội chưa được đào tạo, chưa có giấy phép lái xe khi điều khiển các phương tiện giao thông. Người hưởng án treo do không nắm rõ các quy định của pháp luật nên khi cho hưởng án treo được tại ngoại tại địa phương họ xem như là đã chấp hành xong, không nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình như là phải ghi chép đầy đủ các nội dung vào sổ theo dõi, hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát về tình hình rèn luyện, phải làm bản tự kiểm điểm, trong trường hợp vắng mặt thì phải báo cáo …Nguyên của tình trạng trên là toà án không có hướng dẫn cụ thể, chính quyền địa phương không nắm rõ quyền hạn trách nhiệm của mình cho nên việc giám sát giáo dục còn nhiều thiết sót do vậy mà mục đích của việc cải tạo không đạt hiệu quả cao, quyền lợi của người hưởng án treo cũng không được bảo đảm. Vấn đề rút ngắn thời gian thử thách không được thực hiện tốt và hầu như không được thực hiện trên thực tế không chỉ riêng đối với tội vi pham quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà còn với tội phạm khác. Theo khoản 4 điều 60 Bộ luật hình sự, Nghị quyết số 01 ngày 02/10/2007 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự về giảm thời hạn chấp hành hình phạt, và theo Nghị định số 61 ngày 20/10/2000 của chính phủ về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo thì người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách, nhưng trên thực tế vấn đề này không được thực hiện. Việc phối hợp giữa các cơ quan như toà án, viện kiểm sát, chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế lỏng lẽo. Ý thức pháp luật của người dân trong việc giúp chính quyền địa phương giám sát, giáo dục người phạm tội chưa cao. Từ những tồn tại trên mà một yêu cầu đặt ra cho toà án, viện kiểm sát chính quyền đại phương là phải có những biện pháp phối hợp chặt chẽ kịp thời để hạn chế thiếu sót để việc áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông và án treo chung đạt hiệu quả cao hơn. 4.2 Hướng khắc phục. Để hạn chế tồn tại trên thì cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục là: Toà án khi quyết định cho người được hưởng án treo thì toà án phải hướng dẫn giải thích rõ trách nhiệm và quyền lợi nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong thời gian thử thách là gì? hậu quả pháp lý của việc thực hiện thực hiện đúng pháp luật trong thời gian thử thách như thế nào? Toà án phải tăng cường phối hợp thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở chính quyền địa phương đồng thời hướng dẫn chính quyền địa phương trong việc nắm bắt các quy định của pháp luật để địa phương hướng dẫn bị cáo lập sổ theo dõi, báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát giáo dục, làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện tu dưỡng, và trong trường hợp đi vắng khỏi nơi cư trú thì địa phương phải nắm rõ được thời gian vắng mặt, nơi đến, nơi tạm trú. Trường hợp người được hưởng án treo thực hiện tốt thì chính quyền địa phương phải đề nghị toà án xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người hưởng án treo. Người được phân công trực tiếp giám sát giáo dục người được hưởng án treo phải phối hợp chặt chẽ với cảnh sát khu vực, công an xã, trưởng thôn giúp đỡ động viên đồng thời có biện pháp để quản lý tốt. Uỷ ban nhân dân, chính quyền địa phương cùng với tổ chức đoàn thể và gia đình phối hợp chặt chẽ để người hưởng án treo tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho họ có công việc ổn định để họ không tái phạm. Toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra phối hợp nắm tình hình người được hưởng án treo để có biện pháp xử lý kịp thời nếu có tái phạm. Nâng cao nhận thức hiểu biết của quần chúng nhân dân và của người được hưởng án treo không chỉ của riêng tội vi phạm quy định vè điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà đối với cả người hưởng án treo của các tội danh khác. Toà án và chính quyền địa phương phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người dân để người dân tham gia cải tạo giáo dục, giúp chính quyền địa phương giám sát người được hưởng án treo, thể hiện ý nghĩa xã hội hoá quá trình giáo dục cải tạo PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN Qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở toà án nhân dân huỵên Nông Cống từ năm 2005 đến quý I năm 2008 cho thấy toà án đã tuân thủ triệt để tinh thần chung của pháp luật là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, tính chất tội phạm ngày càng phức tạp do vậy mà số lượng tội phạm cũng có những thay đổi qua các năm. Số lượng án treo qua các năm không giống nhau, điều đó phản ánh ở số liệu thống kê thu thập được về số lượng người được hưởng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua quá trình xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân huyện Nông Cống từ năm 2005 đến quý I năm 2008. 3.1 Tình hình áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển giao thôngđường bộ ở toà án nhân dân huyện Nông Cống từ 2005 đến quý I năm 2008. Năm Tổng số án treo Án treo đối vói tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông Tỉ lệ % 2005 14 0 0 2006 38 1 26,3 2007 28 4 14,3 Quý I-2008 8 2 25 Qua bảng trên cho thấy thực tế xét xử của toà án nhân dân huyện Nông Cống qua các năm từ 2005 - 2007 số người hưởng án treo trong tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ từ không có người nào vi phạm năm 2005 lên 4 người năm 2007 chiếm tỉ lệ 14,3 %. Năm 2006 có 1 vụ, 1 bị cáo chiếm 26,3%, đây cũng là năm có số lượng người được hưởng án treo nhiều nhất là 38 người. Qua số liệu trên cũng cho thấy số lượng người hưởng án treo không đồng đều năm 2005 là 14 án treo, năm 2006 cao gấp 3 lần năm 2005 và năm 2007 cao gấp 2 lần, có sự không đồng đều đó là do tính chất tội phạm, tính nguy hiểm mỗi năm khác nhau. Năm 2005- 2007 tỉ lệ trung bình án treo là 13,5%, riêng sang quý I năm 2008, trong tổng số 8 án treo thì vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông là 2 vụ, 2 bị cáo chiếm 25%, đây là một con số cần phải chú ý so với các năm trước, điều này cũng thể hiện xu hướng gia tăng của loại tội phạm này, thực tế đây là những vụ vi phạm gây hậu quả chết người do vậy đòi hỏi sự phối hợp tuyên truyền hơn nữa của các cấp chính quyền đối với người dân tuân thủ đảm bảo các quy định an toàn khi tham gia giao thông. 3.2 Tỷ lệ án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông so với án treo của 1 số loại tội phạm khác ở toà án nhân dân huyện Nông Cống từ 2005 đến quý I năm 2008 Năm Loại tội 2005 2006 2007 Quý I - 2008 - Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông 0 1 4 2 - Tội trộm cắp tài sản 3 12 6 2 - Tội cố ý gây thương tích 4 10 5 1 - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 0 2 1 - Tội tàng trữ mua bán trái phép ma tuý 1 2 2 - Tội gây rối trật tự công cộng 2 1 1 - Tội chứa mại dâm 2 3 2 - Tội cưỡng đoạt tài sản 0 1 1 - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 0 1 2 - Tội đánh bạc 0 0 3 4 Đây là một số loại tội hay gặp ở toà án, nhìn bảng số liệu ta thấy tội trộm cắp tài sản có cao hơn các loại tội nhưng nhìn chung là giữa các loại tội không có sự khác biệt quá lớn. Từ năm 2002- 2007 trong tổng số 80 người được hưởng án treo thi tội vi phạm quy định về đièu khiển phương tiện giao thông là 5 người chiếm 6,25% ; đây là một tỷ lệ thấp hơn so với các loại tội như tội trộm cắp tài sản 26,3% ; Cố ý gây thương tích là 23,8%, tuy nhiên thực tế nó đang thể hiện chiều hướng gia tăng của loại tội phạm này, đến quý I năm 2008 đã có tới 2 vụ 2 bị cáo chiếm 25% trong tổng số án treo đầu năm 2008. Qua 2 bảng số liệu ta thấy từ năm 2005 đến quý I năm 2008 trong tổng số 88 bị cáo hưởng án treo thì có 7 bị cáo hưởng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, thực tế đây là các vụ vi phạm gây hậu quả chết người, bản thân các bị cáo ăn năn hối cải tự nguyện sữa chữa bồi thường thiệt hại, bị cáo có nhân thân tốt, có chỗ cư trú ổn định do vậy được cơ quan tiến hành tố tụng là viện kiểm sát, toà án cân nhắc khi cho hưởng án treo. PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Nhận xét Từ năm 2005 đến quý I năm 2008 trong tổng số 88 người hưởng án treo thì số người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông được hưởng án treo là 7 người chiếm 8%, từ chỗ không có tội phạm nào năm 2005 lên 4 bị cáo năm 2007 và chỉ riêng đầu năm 2008 đã có 2 bị cáo, đây cũng là một con số đáng lưu tâm bởi lẽ nó thể hiện số lượng vi phạm ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do không tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia giao thông và phần lớn người vi phạm chưa được đào tạo lái xe do vậy mà nó đòi hỏi quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương. Trong quá trình xem xét hồ sơ cũng như là quá trình xét xử toà án đã có sự xem xét cân nhắc kỹ lưỡng các căn cứ để cho hưởng án treo như về tích chất tội phạm, về mức phạt tù, các tình tiết giảm nhẹ, yếu tố nhân thân cũng như là khả năng cải tạo của bị cáo để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, xem xét để bảo đảm cho các quyết định có tính thực tế, phù hợp với nguyên tắc của luật hình sự cũng như đáp ứng được mục đích trừng trị, giáo dục Cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát và toà án căn cứ vào điều 60 của Bộ luật hình sự, căn cứ các tình tiết giảm nhẹ được quy định ở điều 46 Bộ luật hình sự, trên cơ sở hướng dẫn của Nghị định 61 ngày 20/10/2000 của chính phủ hướng dẫn thi hânh án treo và nghị quyết số 01 ngày 02/10/2007 của Toà án nhân dân tối cao về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt và giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì căn cứ chủ yếu cho hưởng án treo là việc bị cáo thành khẩn khai báo và tự nguyện sữa chữa bồi thường thiệt hại, bị cáo chưa có tiền án tiền sự. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời gian thử thách, thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo được tiến hành một cách hợp lý đúng pháp luật, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua quá trình nghiên cứu thu thập tài liệu từ các vụ án và bản thân em được tham gia phiên toà xét xử đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì tại các bản án sơ thẩm của toà án nhân dân huyện Nông Cống và theo như nghị quyết số 01 ngày 02/10/2007 của Toà án nhân dân tối cao về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt và giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì thời gian thử thách được tính từ ngày toà tuyên án sơ thẩm nhưng theo khoản 5 điều 5 nghị định số 61 ngày 20/10/2000 của chính phủ hướng dẫn thi hành án treo thì thời gian thử thách được tính từ ngày mà chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Do vậy mà để đảm bảo thi hành cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Các bị cáo phạm tội đều là người địa phương có nơi cư trú rõ ràng do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý cải tạo khi mà giao bị cáo cho chính quyền địa phương giám sát. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, cũng như là xét xử, toà án nhân dân huyện Nông Cống đã dựa trên sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn khách quan từng vụ án, từng đối tượng với hành vi phạm tội cụ thể để đưa ra được hình phạt phù hợp và nghiêm khắc nhất. 2. Kiến nghị Trong thời gian em thực tập tại toà án nhân dân huyện Nông Cống em đã có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu đề tài này cũng như là án treo nói chung, việc nghiên cứu như vậy đã giúp em gắn kết được giữa lý luận và thực tiễn từ đó có cái nhìn khách quan toàn diện hơn về biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Qua quá tìm hiểu và cùng với thư ký toà án đi thực tế tại địa phương bản thân em thấy được những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó đồng thời đảm bảo hiệu quả nhiệm vụ của luật hình sự đặt ra là đấu tranh phòng ngừa tội phạm, cải tạo người phạm tội và giáo dục ý thức pháp luật cho người dân. Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ em có những kiến nghị sau: Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan toà án, viện kiểm sát và địa phương trong việc quản lý giáo dục người hưởng án treo bằng cách toà án thường xuyên nhắc nhở hướng dẫn địa phương thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của mình, địa phương phải có hướng dẫn bị cáo trong việc lập báo cáo hàng tháng để làm cơ sở theo dõi đúng như hướng dẫn tại nghị định số 61 của chính phủ. Án treo là biện pháp hình sự được áp dụng chủ yếu trong vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và chiếm hơn 50% trong số các loại hình phạt tại toà án ở địa phương em nên chăng cần có biện pháp nghiêm khắc hơn có thể giảm lượng án treo thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn như phạt tù, bởi lẽ người phạm tội tại ngoại ở địa phương nhiều trong trường hợp quản lý không tốt có thể dẫn tới tái phạm. Vấn đề vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đang là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội, cướp đi sinh mạng của nhiều người gây thiệt hại cả về tài sản gây tâm lý thiếu an toàn cho người tham gia giao thông, thực tế nhiều bị cáo phạm tội chưa được đào tạo lái xe và trên thực tế đã có nhiều bị cáo tái phạm do vậy mà ngoài việc áp dụng các biện pháp án treo còn có thể áp dụng thêm các biện pháp bổ sung như buộc phải đi học đào tạo lái xe hoặc tước bằng lái như luật hình sự của một số nước như Đức… Căn cứ toá án cho hưởng án treo cũng phải rõ ràng. Tại khoản 1 điều 60 của Bộ luật hình sự quy định “khi xử phạt tù không quá 3 năm căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách là từ 1 đến 5 năm”. Tuy nhiên tại nghị quyết số 01 ngày 02/10/2007 của Toà án nhân dân tối cao về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt và giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì phải có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất có 1 tình tiết giảm nhẹ được quy định ở khoản 1 điều 46. Nếu trong trường hợp những tình tiết mà điều 46 không quy định nhưng toà lại xem xét đó là tình tiết giảm nhẹ thì có được áp dụng cho hưởng án treo không? đối với các tình tiết giảm nhẹ nên căn cứ vào điều 46, vào văn bản hướng dẫn hay do toà đưa ra? Việc quy định không thống nhất của pháp luật như vậy sẽ dễ dẫn tới hiện tượng tuỳ tiện trong việc xét xử. Măt khác, trong cách tính thời hiệu thi hành bản án cũng có những mâu thuẫn, theo nghị quyết 01 nêu trên thì thời gian thử thách tính từ ngày mà toà án sơ thẩm tuyên án,nhưng theo nghị định 61 thì thời gian thử thách tính từ ngày mà chính quyền địa phương cơ quan tổ chức nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Do vậy mà cần có quy định rõ ràng thống nhất giữa các văn bản pháp luật và về phía toà án, nếu không có sự thống nhất thì mục đích xét xử sẽ khó có thể đạt được. Chính quyền địa phương cần phải đề nghị toà án xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi ích cho người hưởng án treo vì thực tế có một số bị cáo được hưởng án treo chấp hành các quy đinh của pháp luật rất tốt, tích cực cải tạo do vậy mà toà án và địa phương phải có sự liên hệ chặt chẽ hơn nữa, toà án cần phải nhắc nhở hướng dẫn địa phương trong việc nắm bắt các quy định của pháp luật kịp thời hơn. Cần phải nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, bên cạnh đó toà án cần phải có hướng dẫn cụ thể để giúp cho việc cải tạo được tốt hơn. Giữa các cơ quan tiến hành tô tụng là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án cần phải phối hợp chặt chẽ để không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo đúng pháp luật. Các cấp chính quyền địa phương, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cũng như là pháp luật nói chung để từ đó hạn chế tai nạn giao thông . Trên đây là một số ý kiến của em, do thời gian em được tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề không nhiều do vậy mà không thể tránh khỏi những thiếu sót mong rằng sự góp ý của thầy cô và các bạn sẽ làm cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong mấy năm gần đây, tồn tại và hướng khắc phục.doc
Luận văn liên quan