A – LỜI MỞ ĐẦU Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của Chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới. Vì thế, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu”
B – NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
1. Khái niệm:
TNKlà một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số TNKphải thu theo các công thức tính TNK đã quy định trước.
2. Đặc điểm thuế nhập khẩu:
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – LỜI MỞ ĐẦU
Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của Chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới. Vì thế, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu”
B – NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
Khái niệm:
TNK là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số TNK phải thu theo các công thức tính TNK đã quy định trước.
2. Đặc điểm thuế nhập khẩu:
- Đối tượng chịu TNK là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
- TNK không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu.
- TNK có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Mục đích của thuế nhập khẩu
TNK được đưa ra chủ yếu để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên nó cũng có thể để:
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc….
4. Các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu
4.1. Các quy định về phạm vi áp dụng thuế nhập khẩu
Thứ nhất, về chủ thể nộp thuế nhập khẩu
Trong quá trình thu TNK, việc xác định chủ thể nộp TNK là rất quan trọng, không chỉ trong việc xác định rõ ai là người có nghĩa vụ nộp thuế mà còn góp phần tránh được các vi phạm pháp luật về thuế hoặc các tranh chấp trong lĩnh vực thuế thường xảy ra giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.
Theo Điều 4 Luật TXK, TNK 2005 và Điều 3 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 hướng dẫn thi hành Luật TXK, TNK 2005 các chủ thể phải nộp TNK gồm: Chủ thể hàng hóa nhập khẩu; Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa; Cá nhân có hàng nhập khẩu khi nhập cảnh, gủi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các chủ thể được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế sau: Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế hay cho đối tượng nộp thuế; Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật cá tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 2 Luật TXK, TNK 2005 thì đối tượng chịu TNK gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, Biên giới Việt Nam;
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong các nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu.
Để xác định đúng đối tượng chịu TNK, luật TNK, TXK 2005 đã quy định những hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế, cụ thể là:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới viện nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định cảu chính phủ:
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nươc ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đươa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
4.2. Các quy định về căn cứ tính thuế nhập khẩu
Những tiêu chí được sử dụng làm căn cứ tính thuế là: Số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan; Giá tính thuế đơn vị từng mặt hàng nhập khẩu và thuế suất nhập khẩu.
Thứ nhất, số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trên nguyên tắc, mọi hàng hóa khi được nhập khẩu vào một lãnh thổ hải quan đều phải được chủ thể nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan. Theo quy định của pháp luật Hải quan khi làm thủ tục hải quan, người khai báo hải quan phải kê khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Với hệ thống quản lý điện tử thì việc khai báo Hải quan phải kê khai và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa được nhà nhập khẩu khai trong tờ khai hải quan. Cùng với giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu, đây là một trong những đại lượng quan trọng để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thứ hai, giá tính thuế hàng nhập khẩu
Trị giá hải quan được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu (x) với giá tính thuế. Theo nghĩa chung nhất, trị giá hải quan hay trị giá tính thuế là trị giá của giao dịch hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Trị giá hải quan là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement On Tariffs And Trade - GATT) và tiếp tục được sử dụng như một thuật ngữ chính thức của WTO về việc thi hành Điều VII của GATT 1994 liên quan đến nguyên tắc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Xác định trị giá hải quan là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu do lượng TNK phải đóng sẽ phụ thuộc vào giá trị tính thuế do cơ quan hải quan quyết định. Hiệp định về giá trị hải quan của WTO yêu cầu các cơ quan hải quan khi xác định giá trị tính thuế trên cơ sở giá thanh toán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Ở Việt Nam hiện nay, do tính đặc thù của nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, vừa phải thực hiện mục tiêu duy trì chính sách bảo hộ hợp lý đối với hàng hóa trong nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, vừa phải thực hiện các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu nên pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định áp dụng đồng thời, song hành nhiều phương thức khác nhau trong việc xác định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Cụ thể là:
+) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia hay vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện nguyên tắc tính TNK theo trị giá hải quan của Hiệp định GATT thì trị giá tính thuế được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Điều 7 của Hiệp định GATT.
+) Đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng nhưng không nằm trong diện phải xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Điều 7 Hiệp định GATT thì giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng là giá thực tế phải thanh toán mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng trong trường hợp này về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá tính thuế theo Điều 7 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) bởi đảm bảo tôn trọng trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các bên như đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
+) Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu không theo hợp đồng hoặc không phù hợp với quy định của Luật thương mại thì giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu sẽ do Cục Hải quan địa phương xác định theo phương pháp phù hợp với giá giao dịch thực tế của hàng hóa trên thị trường tại cửa khẩu nhập nhằm chống gian lận thương mại qua giá.
Thứ ba, thuế suất nhập khẩu:
Cùng với yếu tố giá trị hải quan, thuế suất cũng là một căn cứ để xác định nghĩa vụ nhập khẩu đối với người nộp thuế. Để đảm bảo khả năng điều tiết các hoạt động kinh tế trong nước một cách hiệu quả, các mức thuế suất cụ thể trong biểu TNK sẽ do Chính phủ quy định phù hợp với khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Biểu thuế này có thể thay đổi và điều chỉnh theo đề nghị của Bộ tài chính và Bộ công thương cho phù hợp với yêu cầu điều tiết kinh tế thực hiện các cam kết hội nhập qua từng thời kỳ.
Theo quy định hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu đã được quy định theo hướng có sự phân biệt giữa thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.. Theo quy định này, thuế suất thông thường được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc hoặc thỏa thuận về ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam (loại thuế suất này được quy định cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của hàng hóa nhập khẩu cùng loại hoặc tương ứng); thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; còn thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam với nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về TNK. Chính phủ sẽ quy định biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng nhập khẩu theo thỏa thuận đã được ký kết giữa Việt Nam với các nước khác. Ngoài ra, để đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với thông lệ và tập quán quốc tế về thuế quan và thương mại, pháp luật hiện hành của Việt Nam còn quy định việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung đối với các trường hợp đặc biệt sau đây:
+) Hàng nhập khẩu vào Việt nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường trong giao dịch thương mại, do được bán phá giá tại Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tụ của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế chống phá giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường của hàng hóa đó trong điều kiện giao dịch bình thường trong thương mại quốc tế, do có sự trợ cấp từ nước xuất khẩu và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế bù giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó đã có sự phân biệt đối xử về TNK hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế đối kháng. Xét trên bình diện pháp luật quốc tế, việc áp dụng thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp này có thể được xem như là một biện pháp “trả đũa” đối phương trong quan hệ pháp luật quốc tế.
4.3. Các quy định của pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, trình tự thủ tục hành thu TNK bao gồm các bước sau đây:
Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu. Theo luật định, mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu, tổ chức và cá nhân đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành kê khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu và dự tính số TNK phải nộp. Nội dung kê khai của người nộp thuế được thực hiện trong tờ khai nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu (do cơ quan hải quan hướng dẫn theo mẫu và thường gọi là tờ hải quan). Trên nguyên tắc, việc kê khai TNK phải được tiến hành ngay tại thời điểm và địa điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Sau đó, tờ khai hàng hóa nhập khẩu phải được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để cơ quan này tiến hành kiểm hóa và tính thuế cho người nộp thuế.
Thứ hai, kiểm hóa; giám định hàng hóa; tính thuế và thông báo thuế. Sau khi nhận được tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu do đương sự nộp, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa chịu thuế để tính thuế và thông báo số TNK phải nộp cho đương sự ngay trong thời hạn 8 giờ làm việc,kể từ khi nhận được tờ khai hải quan.
+ Đối với mặt hàng có số lượng nhập khẩu mỗi lần lớn (như sắt, thép, phôi thép, xi măng, clinken, xăng dầu, phân bón) và những mặt hàng bắt buộc phải có giám định tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Chính phủ trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo thuế có thể được kéo dài hơn 8 tháng nhưng không quá 3 ngày làm việc.
+ Đối với những mặt hàng bắt buộc có giám định tiêu chuẩn kỹ thuật mới xác định được mã số theo danh mục biểu thuế hoặc cần giám định để xác định tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhằm giúp cho việc tính thuế được chính xác thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo thuế có thể được kéo dài quá 3 ngày nhưng không quá 15 ngày làm việc.
Thứ ba, nộp thuế và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu .Trên nguyên tắc, nghĩa vụ nộp TNK chỉ được phát sinh kể từ thời điểm người nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. Đây cũng là thời điểm khởi đầu để xác định thời hạn nộp thuế theo luật định và trên cơ sở đó có thể xác định được người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế hay không để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đó. Theo Điều 15 Luật TXK, TNK, thời hạn nộp TNK được quy định như sau:
+ Đối với hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
+ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập hoặc tái nhập là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập hoặc tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU
Luật TXK, TNK năm 2005 về cơ bản đã xây dựng phù hợp với những quy tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu về thu ngân sách nhà nước. Luật đã có những quy định mới về đối tượng không chịu TNK và miễn thuế, về giá trị hải quan, kiểm tra Hải quan, tạo ra môi trường bình đẳng cho các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta.
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hơn 4 năm nhưng tác động của WTO đã có từ những năm trước đó. Tác động của WTO đối với Việt Nam thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng trước hết và rõ nhất là lĩnh vực nhập khẩu.
Thực tế sau mấy năm thực hiện Luật Hải quan (sửa đổi) và Luật TXK, TNK cho thấy: 2 luật này đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần vào hiệu quả hoạt động Hải quan. Đây là hệ quả, xu thế phát triển tất yếu khi công vụ quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và pháp luật trong lĩnh vực Hải quan ngày càng được hoàn thiện.
Hiệu quả rõ nhất khi áp dụng Luật Hải quan và Luật TXK, TNK là ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của người thực thi nhiệm vụ và đối tượng tham gia xuất nhập khẩu được nâng lên. Thực hiện cơ chế người khai hải quan, tự trình, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai thuế; quyền được ân hạn thuế gắn với yêu cầu chấp hành tốt pháp luật đã khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan và chính sách thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm thiếu nợ thuế.
Theo đánh giá của tổng cục Hải quan, Luật Hải quan và Luật TXK, TNK đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động Hải quan theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan khi soạn thảo được lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp. Khi ban hành được phổ biến, niêm yết công khai tại các điểm làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát và quyền khiếu nại, thậm chí có thể tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan.
Luật TNK, TXK và Luật quản lý thuế quy định nội dung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại về thuế có quyền lựa chọn nại theo con đường hành chính hoặc khởi kiện tại tòa án để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, đặc biệt trong khiếu nại về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về phương pháp quản lý từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rút ro, rút ngắn thời gian thông quan.
Kỹ thuật quản lý rút ro bước đầu đã được ngành Hải quan thực hiện trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, trong quá trình thông quan và sau thông quan. Hiện nay, ngành Hải quan đã xây dựng bộ tiêu chí rủi ro gồm 75 tiêu chí, trong đó 56 tiêu chí được cập nhật thường xuyên, gồm các tiêu chí quan trọng như: ưu tiên, phân loại doanh nghiệp, hàng hóa, xuất xứ, hình thức thanh toán, hình thức xuất nhập khẩu.
Trên phương diện hiện đại hóa hoạt động, thông quan điện tử là 1 công cụ hữu hiệu tạo nên bước phát triển vượt bậc của ngành Hải quan trong thời gian qua. Quy trình thông quan đã được tự động hóa một phần, doanh nghiệp tạo thông tin khai báo trên hệ thống máy tính của mình, gửi thông tin cho Chi cục Hải quan điện tử và nhận thông tin phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử tự động tiếp nhận thông tin khai báo, tự động kiểm tra tính hợp chuẩn, hợp lệ của thông tin khai báo dựa trên một số thông tin chuẩn hóa được cài đặt trong hệ thống và tự động phản hồi kết quả xử lý của cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên, ngành Hải quan nhận thấy luật Hải quan và Luật TXK, TNK còn nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể là:
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu
Theo thống kê của ngành Hải quan thì trong số các vụ trốn thuế nhập khẩu, số vụ gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất. Với quy định hiện hành việc kê khai thuế chủ yếu dựa vào thái độ trung thực của người nhập khẩu và giá tính TNK được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá. Dưới đây là một số thủ đoạn đã xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật về giá tính TNK.
+ Hiện tượng khai báo giá không trung thực: Với cách này, bên nhập khẩu sẽ khai báo trị giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn so với trị giá hàng hoá trong thực tế. Điển hình trong trường hợp này là: cuối tháng 2/2006, công ty TNHH Tài Thắng nhập khẩu lô hàng gồm 266 chiếc xe gắn máy Trung Quốc, khai báo hải quan với đơn giá 585USD/chiếc, phát hiện thấy giá khai báo của doanh nghiệp chưa hợp lí, hải quan cửa khẩu Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng cho phòng trị giá tính thuế - cục Hải quan thành phố Hồ chí Minh để tham gia vấn giá. Qua tham vấn, doanh nghiệp không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho giá mua thực tế của lô hàng, vì vậy phòng trị giá tính thuế đã bác bỏ trị giá giao dịch của doanh nghiệp, áp giá 650USD/chiếc, tăng thuế trên 350 triệu đồng.
Gian lận thuế qua giá đối với hàng hoá nhập khẩu không chỉ dừng lại ở những mặt hàng có giá trị lớn, mà ngay cả những mặt hàng có giá trị thấp như quần áo, giầy dép cũng bị doanh nghiệp “đạo giá” nhằm giảm số thuế phải nộp. Công ty TNHH Mai sơn nhập khẩu lô hàng gồm 6700 cái quần áo may sẵn, xuất xứ Tây Ban Nha, theo doanh nghiệp khai báo giá một cái áo kiểu là 3USD, áo budông là 3,5USD, tuy nhiên, qua khảo giá thực tế cục Hải quan T.P.HCM phát hiện gía bán cao hơn nhiều, nên đã bác trị giá giao dịch đối với lô hàng và áp giá 5,3USD/cái áo kiểu, 8USD/cái áo budông. Với mức giá này số TNK của lô hàng tăng 95 triệu đồng.
+ Hiện tượng khai thấp về chất lượng hàng hoá: Ví dụ như: vải, sợi, sắt thép, hương liệu… Doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hoá của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho… điều này ngay cả nhà sản xuất cũng không thể xác nhận hay chứng minh được khi hải quan yêu cầu xuất trình cơ sở đối chiếu khai báo, những trường hợp nêu trên đều bị hải quan bác giá khai báo và chịu truy thu thuế sau khi tham vấn.
Với những thủ đoạn như trên, đòi hỏi cán bộ hải quan phải thu thập các nguồn thông tin và bằng các kĩ năng nghiệp vụ giỏi mới có cơ sở bác bỏ giá trị khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu
+ Một trong những thủ đoạn mà nhà nhập khẩu sử dụng được coi là ngày càng tinh vi là việc gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Theo quy định của Khu vực Mậu dịch tự do thương mại ASEAN (gọi tắt là AFTA), thuế suất hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN kể từ này 1-1-2006 được áp dụng theo biểu thuế của Hiệp định chung về ưu đãi thuế quan giữa các nước ASEAN (gọi tắt là CEPT), về mức thuế suất này sẽ được duy trì ở mức 0%-5%. Tuy nhiên để được hưởng theo CEFT, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O Fom D) chứng nhận rằng: đây là hàng hóa có xuất xứ từ một thành viên ASEAN, và hàm lượng ASEAN (giá trị sản phẩm do ASEAN sản xuất) trong hàng hóa phải đạt ít nhất 40% trở lên. Nếu không có C/O From D thì hàng hóa sẽ không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi nêu trên mà vẫn phải chịu mức thuế nhập khẩu thông thường là 40%-50% khi thâm nhập vào thị trường của những nước thành viên ASEAN.
Lợi dụng ưu đãi này, những đối tượng gian lân thương mại đã sử dụng C/O Fom D giả để trốn thuế nhập khẩu (nếu hàng hóa không đủ 40% hàm lượng ASEAN), hoặc tránh được các chi phí về thủ tục (khá chặt chẽ và tốn thời gian) khi xin cấp C/O Fom D (nếu hàng hóa đủ 40% hàm lượng ASEAN). Điển hình là mới đây các cơ quan chức năng của Việt Nam, Thái Lan và hang điện tử Sony đã phát hiện 23 lô hàng điện tử nhập khẩu tại Cửa khẩu Cầu Treo sử dụng C/O Fom D giả với chứng nhận 100% giá trị sản phẩm Thái Lan (hàng hóa nhiều chủng loại như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi ba…)
Lô hàng nhập khẩu này đều xuất phát từ một nhà xuất khẩu duy nhất tại Thái Lan là Chokchaimukdahan Import - Export. Còn đơn vị nhập khẩu là doanh nghiệp tư nhân Thanh Đạm (Hà Tĩnh). Tất cả hàng hóa của lô hàng đều mang các nhận hiệu lớn của Nhật như Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp,… và chỉ tính riêng phần tivi đã lên đến gần 729.230 USD (tương đương 11,9 tỷ đồng). Trong đó tivi nhãn hiệu Sony chiếm khoảng 556.730 USD (khoảng 8,9 tỷ đồng).
Cùng thủ đoạn này là vụ hơn 15 doanh nghiệp nhập khẩu thép tấm lá cán nguội (CRC) từ Philippine vào Việt Nam với giá thấp hơn cả mức giá nội địa của sản phẩm tại Philippine nhằm trốn thuế bằng cách dùng công nghệ C/O nhập khẩu có lai lịch bất minh…trong năm 2006, các DN này nhập về VN tổng cộng gẩn 42.000 tấn thép CRC. Tính ra số tiền Nhà nước đã bị thất thu thuế lên đến khoảng 28,5 tỷ đồng.
Ông Tống Viết Hạnh, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TP.HCM) cho hay: có một số nghi vấn về nội dung C/O From D do hải quan Philippine cấp cho nhà sản xuất. Cụ thể hàm lượng ASEAN 40% là không hợp lý, giá nhập khẩu trên các From D có thay đổi (dao động từ 400%-600% USD/tấn) , nhưng hàm lượng ASEAN không thay đổi và đáng chú ý nữa là hình thức C/O From D có một số điểm không phù hợp với quy định.
Theo đó, lẽ ra số tham chiếu trên C/O phải có số thứ tự để thể hiện nguồn gốc chính xác của văn bản nhưng hầu hết các số tham chiếu trên C/O lại trùng nhau (nội dung khác nhau nhưng cùng một số tham chiếu); con dấu cách sao theo quy định của ASEAN chỉ được đóng lên C/O trong trường hợp Hải quan cấp C/O không trùng với ngày xếp hàng lên tàu. Nhưng ở đây, dấu này được đóng trên C/O dù ngày cấp C/O trùng với ngày xếp hàng lên tàu.
Chính vì những nghi vấn trên, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị tạm dừng ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi 0% (theo quy chế dùng cho Hiệp định CEPT) đối với các lô hàng là thép CRC. Được biết theo quy ước về mức thuế suất bình quân ưu đãi của quy chế tối huệ quốc (MFE) mặt hàng thép CRC phải chịu mức thuế xuất 7%.
+ Thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Điển hình cho thủ đoạn này là vụ Vũng Tàu Hasinco. Từ năm 1998, lợi dụng chủ trường hàng đổi hàng giữa Việt Nam và Lào, Huỳnh Liên Thuận đã tổ chức xuất khống hàng hóa là tinh dầu xả 44.320 lít nhưng thực ra là nước lã với tổng giá trị hơn 10,7 triệu USD để nhập lậu về Việt Nam 11.704 chiếc xe gắn máy trị giá hơn 185 tỷ đồng.
Huỳnh Liên Thuận chỉ đạo thuộc cấp xuất quỹ công ty chi sai nguyên tắc cho 41 người với tổng số tiền hơn 65,7 tỷ đồng. Để triệt tiêu số tiền này, Thuận đã chỉ đạo cho phòng Kế toán là Đặng Thị Ngọc Dung mua hóa đơn bên ngoài hợp thức hóa số tiền trên. Bên cạnh đó, Thuận cũng chỉ đạo thủ quỹ công ty chi cho chị ruột, em ruột của mình 1,950 tỷ đồng.
Huỳnh Liên Thuận cũng đã chỉ đạo thuộc cấp là Nguyễn Huyền Đức, sửa chữa lại 68 bộ hồ sơ nhập khẩu xe máy Trung Quốc từ giá FOB thành giá CIF để trốn thuế nhập khẩu hơn 4,1 tỷ đồng.
Năm 1998, khi Vũng Tàu Sinhanco bị Cục Hải quan TP.HCM khởi tố vụ án nhập lậu 120 bộ linh kiện xe gắn máy Spacy và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an phát hiện Sinhanco khai sai xuất sứ hàng hóa bột ngọt để trốn thuế nhập khẩu.
+ Thủ đoạn khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. Điển hình là có lô hàng thép, trị gía trên 550.000 USD của công ty TNHH Thương Mại - sản xuất Nguyễn Minh. Công ty này khai báo nhập khẩu lô hàng thép lá có thuế suất 0%, thực tế kiểm tra là loại thép có thuế suất 4,5% dẫn đến chênh lệnh thuế trên 400 triệu đồng.
3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu
+ Thực tiễn áp dụng pháp luật về kê khai thuế nhập khẩu: Nội dung kê khai bao gồm: hàng hoá nhập khẩu, số lượng nhập khẩu và trị giá hải quan. Trên thực tế thì cả ba nội dung này đều không được kê khai một cách trung thực. Về mặt hàng hoá khó có thể phân biệt và kiểm soát được các loại mã hàng hoá một cách chính xác bởi lẽ hàng hoá vô cùng đa dạng về chủng loại… Về mặt số lượng, nếu cán bộ Hải quan không ra tận bãi kiểm tra một cách trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng do nhà nhập khẩu khai báo, đặc biệt đối với những mặt hàng có số lượng lớn như dệt may chẳng hạn. Hiện nay việc kiểm tra của cán bộ hải quan còn mang tính thủ công, hơn nữa năng lực cũng hạn chế nên việc không kiểm soát hết được hàng hóa. Về trị giá hải quan, các nhà nhập khẩu đã sử dụng rất nhiều các thủ đoạn đề gian lận về giá, thực tế giá mà nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng thấp hơn giá trị thực của hàng hóa. Công tác xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu hiện nay còn gặp nhiều khó khắc và chưa thể giải quyết dứt điểm được tình trạng này.
+ Thực tiễn áp dụng pháp luật về nộp thuế nhập khẩu
Theo số liệu từ tổng cục Hải quan, trong số hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì có khoảng vài trăm doanh nghiệp “ma”, thủ đoạn thường gặp là lợi dụng thời gian chậm nộp thuế để mở liên tiếp các tờ khai tại một hoặc nhiều nơi khác nhau rồi nhập ào ạt một số lượng lớn hàng hoá qua cửa khẩu. Cho đến sát thời điểm đáo hạn nộp thuế của lô hàng đầu tiên thì các doanh nghiệp này tự động biến mất, bỏ lại đằng sau những khoản nợ thuế hàng tỷ đồng.
Cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ nhập hàng một lần rồi sau đó thay đổi toàn bộ địa chỉ, trụ sở và thậm chí là cả đổi tên doanh nghiệp. Để rồi cũng chính con người đó tiếp tục nhập lô hàng khác, với một tư cách pháp nhân khác để lại nhận được ưu đãi về chậm nộp thuế một cách hợp pháp.
Tổng kết 5 năm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Bộ công an, với thủ đoạn lợi dụng chính sách ấn hạn thuế 30 ngày như trên, tính đến nay đã có hơn 7000 doanh nghiệp trên toàn quốc còn nợ 2900 tỷ đồng, trong đó có 1000 doanh nghiệp “ảo” và khoảng 700 tỷ dồng tiền thuế đã mất hẳn. Con số trên đây cho thấy, lợi dụng kẽ hở của pháp luật thiệt hại mà bọn buôn lậu gây ra cho nhà nước là rất lớn.
+ Thực tiễn áp dụng pháp luật về miễn, giảm thuế nhập khẩu
Lợi dụng chính sách miễn thuế tại các khu kinh tế thương mại cửa khẩu, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách để thẩm lậu hàng hoá vào nội địa dưới các hình thức và thủ đoạn rất tinh vi. Tình hình lợi dụng chính sách miễn thuế để buôn lậu diễn biến “nóng” nhất tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Có thời điểm, đối tượng buôn lậu “tập kết” cả trăm người là lao động ngoại tình, trẻ em, người bán vé số dạo... tại TP Hồ Chí Minh lên siêu thị miễn thuế Mộc Bài sử sụng chứng minh nhân dân mua hàng miễn thuế theo quy định rồi tổ chức thu gom hàng… hay như: tại Lạng sơn, chi cục quản lí thị trường cho biết việc vận chuyển hàng hoá do nước ngoài sản xuất có hoá đơn bán hàng của các hộ kinh doanh cá thể phát hàng từ Đồng Đăng về phía sau vẫn còn phổ biến, trong khi đó việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Các chủ hàng chỉ xuất trình được hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh ngiệp trên khâu lưu thông do cơ quan thuế sở tại cấp nên rất khó cho việc điều tra xác minh..
Bên cạnh lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế còn xuất hiện thủ đoạn lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất. Điển hình là trong 5.000 ôtô nhập vào Việt nam với hình thức “tạm nhập tái xuất” từ năm 2003 đến nay, chỉ có 1.000 chiếc làm thủ tục tái xuất và nhập trở lại.
Lợi dụng những sơ hở trong quản lý và công tác quản lý của cơ quan chức năng như kiểm định đo lường chất lượng, hoạt động kiểm hóa của Hải quan, các đường dây buôn lậu nhập ôtô mới, nhưng khai đã qua sử dụng, để trốn thuế...
Ngoài ra, còn có hình thức trốn TNK ôtô qua hình thức “tạm nhập, tái xuất” bằng đường ngoại giao. Khi xe ôtô hết thời hạn, phải tái xuất hoặc người chủ phương tiện không sử dụng nữa, một số doanh nghiệp, cá nhân người Việt liền “chộp” ngay những chiếc xe này và vẫn giữ nguyên biển số ngoại giao để lưu thông mà không làm thủ tục sang tên chính thức để trốn TNK.
Thực tế cho thấy việc áp dụng luật TXK, TNK 2005 trên thực tế vẫn còn vô cùng phức tạp, do số lượng cũng như tính chất các vụ trốn TNK ngày càng tăng và tinh vi hơn. Một phần do quy định của Luật còn nhiều kẽ hở. Mặt khác do lực lượng Hải quan của ta còn thiếu và yếu trong khi đó thủ đoạn trốn thuế nhập khẩu ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn. Từ thực tiễn như trên đòi hỏi pháp luật thuế xuất, nhập khẩu phải không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tiễn tránh tình trạng buôn lậu hoành hành gây thất thu lớn cho Nhà nước.
III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Với những điểm còn hạn chế và những yêu cầu hoàn thiện, nhóm xin đề ra nhưng giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, pháp luật thuế nhập khẩu phải xây dựng một hàng rào bảo hộ thuế quan hợp lý. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế , điển hình là việc chúng ta gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải cắt giảm thuế quan, do đó cần thiêt phải xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng cách loại thuế nhập khẩu bổ sung như thuế nhập khẩu tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 thì những quy định về các loại thuế này chỉ mang tính hình thức, quy định cho có chứ chưa làm rõ và phát huy được vai trò của thuế nhập khẩu buộc phải giảm dần theo các cam kết quốc tế thì việc nâng cao vai trò của các loại thuế nhập khẩu bổ sung là cần thiết.
Thứ hai, Nghị định 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/20/2010 tính đến nay được hơn 6 tháng tuy nhiên chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Nếu theo thông tư 59/2007/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 14/6/2007 thì hồ sơ và thủ tục miễn thuế và xét miễn thuế rất phức tạp điều này làm cho các chủ thể làm thủ sẽ mật nhiều thời gian, gây ra rất nhiều tốn kém. Vì vậy, theo nhóm thì khi ban hành thông tư mới hướng dẫn nghị định 87/2010/NĐ- CP thì nên đưa ra một mức thuế suất thấp có thể là 0,5% chẳng hạn. Như thế có thể sẽ không làm mất nhiều thời gian của chủ thể làm thủ tục và như vậy tiền nộp thuế cũng sẽ không tốn kém bằng số tiền chi phí mà chủ thể bỏ ra để hoàn thành xong hồ sơ.
Thứ ba, về thời hạn nộp thuế, cần sửa đổi để có một cách hiểu chính xác và thống nhất về thời hạn nộp thuế. Luật thuế XK, NK 2005 có quy định về thời hạn nộp thuế chưa thống nhất với Luật hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005. Vì vậy cần có sự điều chỉnh để tạo ra sự đồng bộ trong việc các quy định. Luật thuế XK, NK nên lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt Luật hải quan để chủ thể nộp thuế nâng cao hơn nữa ý thức tuân thủ pháp luật.
Thứ tư, về thuế suất, thông thường, ai cũng hiểu thuế suất thông thường cao hơn thuế suất ưu đãi. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005quy định: “thuế suất thông thường được qui định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định”. Việc quy định này gây hiểu lầm sang hướng thuế suất thông thường thấp hươn thuế suất ưu đãi, nghĩa là thuế suất thông thường tối đa bằng 70% thuế suất ưu đãi chứn không phải là 170% theo cách hiểu của nhà làm luật. Hiện các văn bản hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã có cách hiểu rất đúng về vấn đề thuế suất, chỉ có ngôn ngữ của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 là chưa phù hợp. Do đó, nhằm giúp cho cả những người nghiên cứu pháp luật, cơ quan thực thi và cả những người không có nghiên cứu sâu về pháp luật có cái hiểu đúng đắn về vấn đề này, nhóm xin đưa ra kiến nghị nên sửa đổi điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 như sau: “ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 170% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.”
Mặt khác, hiện nay thuế suất thông thường được Bộ tài chính quy định theo điểm c khoản 2 Điều 9 nghị định 87/2010/NĐ-CP thì “thống nhất ở mức bằng 150% thuế suất ưu đãi”. Như vậy, vậy vô hình chung lấn áp Luật thuế XK, NK năm 2005 vì Luật cho phép dao động ở mức 100% đến 170%. Vì vậy, nhóm xin đề xuât cần có quy định vấn đề này cụ thể trường hợp nào áp dụng thuế thông thường là bao nhiêu nhằm khắc phục sự cứng nhắc trong áp dụng thuế suất, đồng thời đảm bảo khung thuế suất không bị áp dụng tùy tiện, chủ quan cho từng trường hợp riêng lẻ nào cả.
C – KẾT BÀI
Việc thi hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về thuế là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà quản lý các đơn vị và tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh. Những năm qua để phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường nhà nước đã ban hành chính sách mới về thuế nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ, kinh tế phát triển với mọi thành phần kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu.doc