LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong pháp luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp luật quốc tế. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với những lợi ích tốt nhất cho trẻ em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt thể chất và trí tuệ mà còn có những hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm, không được hưởng mái ấm gia đình trên quê hương của mình.
Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ bất hạnh, là điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện.
Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi đÓ thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực, hiệu quả.
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thiếu những quy đinh để điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi đầy phức tạp, nhiều biến động và bộc lộ những điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế. Quy phạm điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong nhiều văn bản nên thiếu đồng bộ và thống nhất, hiệu lực pháp lý không cao, khó áp dụng và tiếp cận trong thực tế. Đòi hỏi của cuộc sống hiện nay là phải có sự sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn khách quan.
Từ những lý do khách quan về lý luận và thực tiễn trên, em đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp Đại học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+ Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Làm sáng tỏ thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tó nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành.
+ Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau :
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tìm hiểu các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những mặt thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại.
- Tìm hiểu những nét đặc thù, thủ tục và vấn đề áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới.
- Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tiễn khách quan và tương đồng với pháp luật quốc tế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng và thực hiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, trên c¬ së nghiªn cøu quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thêi gian qua (2000-6/2008), bao gồm việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cả việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới), và việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam. Luận văn có sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài (cụ thể là một số nước có liên quan trong việc cho nhận con nuôi).
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và tư tưởng Hồ Chí Minh .
+ Phương pháp nghiên cứu gồm:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong từng thời kỳ lÞch sử.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua việc so sánh, đối chiếu với pháp luật các nước, đưa ra nh÷ng nhận xét về sự phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, làm cơ sở cho các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu của thực tiễn khách quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Qua đó rút ra những khó khăn, tồn tại của hệ thống pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Kết cấu cơ bản của luận văn.
Luận văn được trình bày theo bố cục gồm ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo như sau :
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Chương 2 : Tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g muốn của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Việc quy định về sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ trong việc cho con làm con nuôi người khác là rất quan trọng. Khoản 1 Điều 71 Luật HN & GĐ thì việc cho con làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ. Cha mẹ đẻ hoặc người có quyền cho trẻ làm con nuôi cần thể hiện ý chí một cách rõ ràng, vì sự thể hiện ý chí có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi ở nước nhận, điều đó còn phụ thuộc vào cho con làm con nuôi theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy pháp luật cần có sự quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ bên cạnh hình thức nuôi con nuôi đơn giản, đồng thời quy định cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải ghi rõ cho con nuôi theo hình thức nào. Như vậy sẽ không xảy ra tranh chấp về việc thực hiện việc nuôi con sau này giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi.
Đồng thời, việc quy định người giám hộ (gồm cả giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử) có quyền cho trẻ làm con nuôi, khi cả cha và mẹ đẻ của trẻ đều đã chết, đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều không xác định được mà không cần sự đồng ý của bất cứ người nào khác như họ hàng, người thân thích của trẻ…; quy định này là chưa chặt chẽ, pháp luật cần bổ sung, đảm bảo lợi ích của con nuôi, vì người giám hộ có thể lợi dụng chức quyền đó để trục lợi.
Theo Nghi định 158/CP “người xin nhận con nuôi phải nộp đơn xin nhận con nuôi”. Điều đó chứng tỏ họ hoàn toàn tự nguyện và mong muốn nhận con nuôi. Ngoài ra việc nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của người con nếu người đó đã từ đủ 9 tuổi trở lên. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của người được nhận làm con nuôi nếu đạt đến độ tuổi nhất đinh (ví dụ Trung Quốc quy định là 10 tuổi trở lên, Đức quy định 14 tuổi, Pháp quy định là 13 tuổi…). Như vậy, việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của các bên để làm cơ sở cho các bên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ.
Ngoài ra trong trường hợp cả hai vợ chồng nhận con nuôi thì phải làm đơn yêu cầu; trường hợp chỉ có một người muốn nhận thì phải được sự đồng ý của người kia. Sự đồng ý của họ có ý nghĩa quan trọng vì nó là điều kiện tạo ra sự hài hoà trong việc nuôi dạy đứa trẻ trong gia đình cha, mẹ nuôi.
* Thời gian thử thách trong việc cho – nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Việc nuôi con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con mới một cách hợp pháp, mà không dựa trên cơ sở huyết thống, nên đó là việc không dễ dàng. Bởi vì việc dịch chuyển trẻ em đến một môi trường khác lạ về văn hoá, ngôn ngữ, điều kiện sống…ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ. Mặt khác, để thiết lập được tình cảm cha mẹ con thì người nhận nuôi và con nuôi phải có thời gian nhất định để tiếp xúc, hiểu biết về nhau; nếu không có sự hoà hợp thì không thực hiện được mục đích của việc nuôi con nuôi. Do những đặc điểm đó việc cho nhận con nuôi, nên pháp luật của nhiều nước đã quy định về thời gian thử thách như Pháp, Philippin… Thời gian thử thách là một điều kiện được quy định tai Điều 20 của Công ước Lahay.
Pháp luật hiện nay của nước ta chưa quy định về thời gian thử thách; đòi hỏi đặt ra là pháp luật phải sớm bổ sung, hoàn thiện, cho tương đồng với pháp luật các nước trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với quy đinh của Công ước khi chúng ta đang chuẩn bị gia nhập; đảm bảo quyền lợi của các bên nhất là đối với trẻ em.
2.2.3 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP thì trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài là trẻ em từ hai nguồn: cơ sở nuôi dưỡng (cơ sở bảo trợ xã hội) được thành lập hợp pháp và từ gia đình.
Cả nước hiện nay có 378 cơ sở bảo trợ xã hội mà chỉ 91 trung tâm được phép cho con nuôi nước ngoài [41], đã gây thiệt thòi không ít cho các em ở những cơ sở do các hội đoàn, quận, huyện…quản lý.
Mặt khác, theo quy định của Nghị định 68/CP thì cơ sở nuôi dưỡng để giải quyết cho trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài phải là cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp. Tuy nhiên một số địa phương như tỉnh Kontum thì hiện có nhiều cơ sở; trong đó có các cơ sở nuôi dưỡng của các tổ chức tôn giáo, các cơ sở này đã được hình thành từ trước giải phóng, Nhà nước ta không thành lập các cơ sở này nhưng các cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động, điều này đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật [4].
Người nước ngoài đến Kontum chủ yếu xin trẻ em từ các cơ sở này làm con nuôi. Theo thủ tục của Nghị định 184/CP, việc giải quyết các trường hợp này là bình thường. Nay theo quy định mới, hồ sơ của trẻ em do cơ sở nuôi dưỡng thành lập theo hướng dẫn của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, vì là tổ chức tự quản nên tư cách của cơ sở tổ chức, hoạt động của cơ sở không rõ ràng, việc giao dịch với Sở Tư pháp trong việc lập hồ sơ là không đảm bảo theo yêu cầu chung.
Cục con nuôi là cơ quan có chức năng quản lý và tác nghiệp trong qúa trình giảI quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Điều này đã hạn chế đựơc tiêu cực, buông lỏng quản lý ở địa phương và tăng cường một cách tối đa sự điều tiết và giám sát của Nhà nước đối với quá trình quản lý nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề bất cập hiện nay là ở chỗ, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp không phải là cơ quan ra quyết định cuối cùng về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Xét về tính chất công việc, Cục Con nuôi hiện nay chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp ý kiến của Cục Con nuôi khác với ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND tỉnh thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Trên thực tế, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể sẽ không được giải quyết. Chính vì sự không tập trung về thẩm quyền này đã dẫn đến hiện tượng một số địa phương tự cho mình đặc quyền trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, kéo theo nhiều yêu cầu, nhiều thủ tục phiền hà.
Quy trình thủ tục giải quyết đăng ký nuôi con nuôi có nhiều quy định theo hướng công khai, minh bạch,hạn chế tiêu cực, đồng thời đảm bảo sự yên tâm, tin tưởng đối với người nhận nuôi con nuôi. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành 10 loại biểu mẫu về đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và một số mẫu công văn có liên quan đến họat động quản lý nuôi con nuôi quốc tế và sử dụng thống nhất trên cả nước [34, tr.21-22].
Nhìn chung kể từ khi Nghị định 68/CP có hiệu lực, với quy trình và đối tượng chặt chẽ nên số lượng trẻ em được giải quyết cho người nước ngoài nhận làm con nuôi giảm đi một cách đáng kể. Điều này là nguyên nhân làm cho hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài bị ứ đọng rất nhiều.
(Bảng 1)
Năm
Số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài
2000
1229
2001
1127
2002
1392
2003
807
2004
600
2005
1160
2006
658
(Nguồn- Cục con nuôi quốc tế)
Đến nay, Hoa kỳ đứng đầu danh sách là nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã phát huy hiệu quả rất tốt, trong ba năm thực hiện (Hiệp định hết hạn vào 9/2008). Trong số 69 tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có 42 tổ chức thuộc Mỹ, 1700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Song việc phía Mỹ dừng hiệp định mà không gia hạn là do phát hiện có sự sai phạm trong việc giải quyết cho con nuôi, đặc biệt là sai phạm trong việc mờ ám về vấn đề tài chính…[41].
Trong mấy năm gần đây (từ năm 2003 đến tháng 6/ 2008), theo số liệu báo cáo của các Sở tư pháp lên Bộ Tư pháp cho thấy, các tỉnh giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài nhiều nhất là:
(Bảng 2 )
STT
Tỉnh/thành phố
2003
2004
2005
2006
2007
6/2008
Tổng số
1
Tp.Hồ Chí Minh
144
57
265
337
234
1037
2
Thái Nguyên
65
43
85
99
117
0
409
3
Hà Nội
45
25
53
83
131
337
4
BàRịa-Vũng Tàu
0
101
181
129
159
570
5
Nam Định
0
36
66
85
117
21
325
6
Lạng Sơn
3
18
69
109
100
29
328
7
Đà Nẵng
45
36
51
101
80
11
313
Nhìn chung, có thể thấy số lượng trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài ở nhiều tỉnh khá lớn và được chú trọng. Tuy nhiên có một số địa phương chưa giải quyết được một trường hợp nào, như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Gia Lai; có địa phương chỉ giải quyết cho được 1, 2 trẻ như Bình Định chỉ có một trẻ được cho làm con nuôi, Quãng Ngãi 2 trẻ, Bạc Liêu 2 trẻ…
Như vậy, theo thống kê của Sở Tư pháp từ năm 2003 đến tháng 6/2008, cả nước có tổng số 5876 trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi, đó là một sự cố gắng đáng kể của nước ta, tìm được mái ấm gia đình cho trẻ, giải quyết được nhu cầu của người nước ngoài. Nhiều trường hợp giải quyết nhanh chóng, giúp cho người nhận và trẻ em tạo lập được gia đình tốt đẹp, như trường hợp của bà Maria Senette Hedlund, quốc tịch Thuỵ Điển, bà được đón nhận đứa con nuôi thứ hai tại Việt Nam- bé Nguyễn Trung Tín, 4 tháng tuổi tuổi từ trung tâm bảo trợ trẻ em thành phố Vũng Tàu. Bà Maria Senette Hedlund đã thật sự vui mừng, vì khi đến Sở Tư pháp Bà Rịa – Vũng Tàu làm những thủ tục pháp lý cuối cùng để nhận con nuôi, các thủ tục được giải quyết nhanh gọn. Bà đã vui mừng nhận xét: “Chúng tôi được đón tiếp rất chu đáo và thủ tục rất nhanh gọn. Thật hạnh phúc tuỵệt vời, vì từ nay tôi đã có thêm một đứa con Việt Nam”[40].
Bên cạnh đó,còn nảy sinh nhiều vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình giải quyết việc xin nhận con nuôi của người nước ngoài.
Trước hết, còn tồn tại một số điểm không rõ ràng, thiếu minh bạch trong hồ sơ của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài.
Qua công tác thanh tra cho thấy có nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em đã được làm nhằm hợp pháp hoá việc cho trẻ em làm con nuôi, nên không chính xác, thiếu thống nhất, chưa đầy đủ.
Giấy khai sinh của trẻ em được làm giả với mục đích cho con làm con nuôi, hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em để trục lợi. Qua một số vụ án đã khởi tố tại Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ. Đặc biệt trong năm 2008 đã có một vụ việc đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi ở Nam Định là vụ việc nổi bật về việc làm giả hồ sơ trẻ em [40]. Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đã đưa hơn 300 trẻ em sang nước ngoài làm con nuôi; đây là một sai phạm nghiêm trọng xuất phát từ mục đích trục lợi của nhiều cán bộ có thẩm quyền gây tổn thương cho trẻ em, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế và gây hoang mang, mất lòng tin của người nhận con nuôi.
Thứ hai, tồn tại sự mâu thuẫn giữa biểu mẫu giấy tờ trong hồ sơ nuôi con nuôi với pháp luật thực định: Trong Giấy đồng ý cho trẻ làm con nuôi quy định sự đồng ý của trẻ theo hình thức nào (đầy đủ hay đơn giản) và biết rõ hậu quả pháp lý của hình thức đó. Đây là một mâu thuẫn với pháp luật hiện hành và pháp luật nuôi con nuôi không quy định gì về hình thức nuôi con nuôi đầy đủ. Mâu thuẫn này cần được giải quyết bằng việc quy định hình thức con nuôi đầy đủ.
Thứ ba, hiện tượng giữ lại trẻ để đợi sự hỗ trợ về tài chính của tổ chức con nuôi nước ngoài [34,tr.3-4]. Điều này làm cho việc giải quyết nuôi con nuôi không thực hiện được. Mặt khác, chỉ có một số cơ sở nuôi dưỡng được quyền giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài, nên dẫn tới sự không bình đẳng và điều đó cũng tạo ra sự cạnh tranh từ phía gia đình trẻ em khi đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng, với mong muốn trẻ được vào cơ sở tốt hơn.
Thứ tư, thời hạn giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là 120 ngày nhưng thực tế ít khi đảm bảo được thời gian này.Việc giải quyết hồ sơ chậm trễ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều địa phương cho rằng việc hoàn thành hồ sơ của trẻ trong vòng 30 ngày là không thể được, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa [34,tr.27-30].
Thứ năm, vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài cho các cơ sở nuôi dưỡng được đánh giá là vấn đề “nóng”, thời sự và phức tạp nhất. Do chưa có văn bản pháp luật quy định rõ ràng minh bạch về phí, lệ phí và các khoản đóng góp nhân đạo trong việc nuôi con nuôi; do vậy nhiều địa phương đang cố tình đặt ra những mức thu (bất thành văn) khác nhau, đó là việc có những đòi hỏi, yêu sách bất hợp lý về các khoản thu tài chính trước yêu cầu xin nhận con nuôi của người nước ngoài. Nhiều tổ chức con nuôi và cha, mẹ nuôi người nước ngoài đã phàn nàn về hiện tượng này. Điều đó sẽ làm biến dạng việc nuôi con nuôi làm nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh và thúc đẩy hành vi môi giới trục lợi trong lĩnh vực này. Vì vậy quy định một cách cụ thể, minh bạch những vấn đề tài chính liên quan đến lĩnh vực này là một yêu cầu cấp thiết khách quan, phù hợp với quy định trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước [4], nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chính đáng của các nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo của việc cho nhận con nuôi.
Thứ sáu, về việc giao nhận con nuôi: Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 68/CP thì việc giao nhận được tổ chức tai Sở Tư pháp với sự tham gia của “4 bên” trong đó có bên giao, nếu trẻ em được nhận nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng thì có đại diện cơ sở nuôi dưỡng, nếu trẻ em được nhận từ gia đình thì có cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ phải có mặt tại buổi giao nhận. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng nhưng còn cha, mẹ thì tại buôỉ giao nhận con nuôi, việc có mặt của cha mẹ đẻ hay không chưa được quy định cụ thể.
2.2.4 Áp dụng pháp luật để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài làm ph¸t sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhân nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phụ thuộc cơ bản vào hình thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi (nuôi con nuôi đơn giản hay dầy đủ) và thường do pháp luật của nước nơi tiến hành việc nuôi con nuôi quy định. Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật HN & GĐ năm 2000, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác định theo pháp luật của nước mà cha mẹ nuôi là công dân. Theo các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước, thì hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi cố yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nhận con nuôi (ví dụ như HĐHTNCN giữa Việt Nam và Thụy Điển, Pháp, Hoa Kỳ…).
Như vậy, việc xác định áp dụng pháp luật căn cứ vào nơi thường trú của người con nuôi là nhằm đảm bảo quyền lợi của con nuôi trực tiếp bằng pháp luật của nước nhận. Bởi vì cha mẹ nuôi có quốc tịch của nước này nhưng sống ở nước khác.
Hình thức nuôi con nuôi đơn giản không làm chấm dứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ với người con đã cho làm con nuôi. Giữa người nhận nuôi và con nuôi cũng phát sinh quan hệ cha mẹ và con, con nuôi cũng có quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Về quan hệ thừa kế, con nuôi vừa được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ, vừa được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi và ngược lại. Hay con liệt sỹ dù đã cho làm con nuôi người khác, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng quyền lợi của con liệt sĩ.
Hình thức nuôi con nuôi đầy đủ sẽ dẫn đến hậu quả làm cắt đứt hoàn toàn các liên hệ pháp lý giữa trẻ được nhận làm con nuôi với gia đình gốc huyết thống. Đứa trẻ được nhận làm con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ. Người con nuôi sẽ mang họ tên mới của cha mẹ nuôi và có quyền thừa kế tài sản của gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ. Pháp luật đa số các nước thừa nhận hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn đều quy định hệ quả pháp lý này như Pháp, Thụy Điển, Đức…
Xem xét việc nuôi con nuôi xác định theo hình thức nào còn phụ thuộc vào ý chí của cha, mẹ đẻ, người có quyền cho trẻ em làm con nuôi theo pháp luật nước gốc. Do đó pháp luật cần quy định cụ thể hai hình thức nuôi con nuôi, tạo điều kiện xác định và áp dụng pháp luật giải quyết về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được dể dàng.
Xét về quan hệ pháp lý giữa bố mẹ nuôi – con nuôi – bố mẹ đẻ :
Theo Công ước Lahaye 1993, có mở ra khả năng về việc chấm dứt quan hệ pháp lý trước đó giữa cha mẹ đẻ với trẻ em đã được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành lại không mở ra khả năng như vậy, mà cho thấy vẫn tồn tại hai mối quan hệ pháp lý: cha mẹ nuôi – con nuôi và con nuôi – cha mẹ đẻ ; nghĩa là pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ quy định hình thức nuôi con nuôi đơn giản.
Một hệ quả quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là quốc tịch của con nuôi. Trong quan hệ quốc tế, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, tế nhị và dể nảy sinh xung đột pháp luật. Vấn đề này được quy định khác nhau tùy theo pháp luật mỗi nước, tùy vào việc quy định hình thức nuôi con nuôi đơn giản hay đầy đủ. Hình thức nuôi con nuôi đơn giản, trẻ em không đương nhiên có quốc tịch của nước nhận; vậy muốn trẻ em có quốc tịch của nước nhận thì cha mẹ nuôi phải làm thủ tục nhâp quốc tịch cho con nuôi (ví dụ như Pháp…). Với hình thức nuôi con nuôi đầy đủ trẻ em sẽ đương nhiên có quốc tịch của nước nhận (ví dụ như Thụy Điển, Pháp…).
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam thì “trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”. Tuy nhiên quy định này chỉ phù hợp với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, trong khi hầu hết các nước quy định theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ trẻ em đương nhiên có quốc tịch của nước nhận. Điều này gây bất lợi trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em Việt Nam tại quốc gia khác và dể xảy ra xung đột pháp luật. Như vậy quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ là cần thiết. Trong các HĐHTNCN vấn đề quốc tịch của trẻ em được cho làm con nuôi đã được điều chỉnh, trẻ em có quyền nhập quốc tịch và có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt đến độ tuổi nhất định. Tuy nhiên pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn để việc áp dụng có hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc chấm dứt và hệ quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào việc pháp luật của nước nào được lựa chọn áp dụng để giải quyết. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước, luật được áp dụng giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi theo hệ thuộc luật quốc tịch của cha mẹ nuôi hoặc luật nơi thường trú của con nuôi. Trong các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi, luật được áp dụng giải quyết là luật nơi thường trú của con nuôi. Theo quy định tại Điều 21 Công ước Lahay, trong mọi trường hợp, việc đưa đứa trẻ hồi hương về nước chỉ là giải pháp cuối cùng, nếu lợi ích của đứa trẻ đòi hỏi như vậy. Vì vậy, pháp luật cần có sự dự liệu và quy định cụ thể, mục đích là hạn chế việc phải chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi cũng như đưa trẻ em về nước.
Có thể thấy rằng, việc chấm dứt nuôi con nuôi là một điều bất lợi đối với các bên nhất là đối với trẻ em, nó không phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi, do đó cần giải quyết một cách thận trọng, thấu tình, đạt lý. Pháp luật cần xem xét, dự liệu về cuộc sống của trẻ sau này, vì việc di chuyển trẻ em đến một môi trường khác lạ đã là một điều khó khăn cho trẻ và việc chấm dứt nuôi con nuôi sẽ để lại những hậu quả bất lợi.
2.3 Một số vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
* Tính đặc thù trong việc áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
Khu vực biên giới có nhiều đặc điểm riêng so với các vùng miền khác của đất nước, đó là về tính chất vị trí địa lý gần với đường biên giới của nước khác, địa hình hiểm trở, giao thông vận tải đi lại còn khó khăn, thông tin liên lạc còn sơ sài… Đây cũng là khu vực nhiều nhạy cảm, các tệ nạn xã hội dể nảy sinh và là địa bàn hoạt động của bọn tội phạm. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, trong đó có pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã kịp thời có những quy định riêng để áp dụng phù hợp với điều kiện của khu vực biên giới. Việc phân cấp thẩm quyền giải quyết cho cấp xã, thủ tục đăng ký gọn nhẹ hơn… nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu giải quyết quan hệ phát sinh.
Bên cạnh đó, cũng còn tình trạng áp dụng pháp luật lệch lạc, còn nhiều vướng mắc bất cập như năng lực cán bộ, nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác tuyên truyền pháp luật đến vùng sâu vùng xa còn hiếm, hiện tượng môi giới trung gian để trục lợi, hoạt động mua bán trẻ em vẫn diễn ra…Vì vậy, pháp luật cần quy định chăt chẽ hơn, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu cho nhận con nuôi, nhu cầu hội nhập thế giới.
* Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
+ Thẩm quyền: Theo quy định tại điều 66 Nghị định 68/ CP, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện. Nếu có một bên chủ thể không thuộc diện thường trú tại khu vực biên giới thì việc đăng ký nuôi con nuôi không thuộc thẩm quyền của cấp xã.
Việc phân cấp thẩm quyền cho cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan, giải quyết kịp thời việc cho nhận con nuôi khi có đơn yêu cầu của các chủ thể trong quan hệ. Tuy nhiên, năng lực của cán bộ cấp xã còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, quyền lợi ích của trẻ em chưa đảm bảo. Tiến độ xem xét giải quyết hồ sơ còn nhiêu tồn đọng, vướng mắc, sự chỉ đạo của cấp trên chưa đựơc áp dụng tốt…
+ Trình tự thủ tục: Theo quy định tại điều 71 Nghi định 68/CP, người xin nhận con nuôi phải nộp hồ sơ xin nhận con nuôi. Uỷ ban nhân dân cấp xã thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban xã có công văn gửi Sở Tư pháp kèm theo một bộ hồ sơ để xin ý kiến. Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, cấp xã quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi.
Như vậy, Nghị định 68/CP đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới cho Uỷ ban nhân dân cấp Xã. Tổng số các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới trên đất liền của nước ta là 400 xã trong 23 tỉnh biên giới. Việc phân cấp thẩm quyền như vậy đảm bảo tính khả thi của việc đăng ký nuôi con nuôi tại địa phương, qua đó đảm bảo được lợi ích của các bên có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về đăng ý nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới chưa được thực hiện tốt. Cơ quan quản lý cấp trên hầu như không nắm được diễn biến tình hình thực hiện đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Qua mấy năm thực hiện Nghị định 68/CP nhưng các cơ quan có thẩm quyền không có được số liệu nào về loại việc này. Nghị định 158/CP cũng không có quy định gì về vấn đề này. Do đó cần quy định cụ thể việc báo cáo riêng về tình hình nuôi con nuôi ở khu vực biên giới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
* Hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một yêu cầu khách quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Một là, đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, hạn chế, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Hiện nay ở nước ta, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá lớn, khoảng 2,5 triệu trẻ em chiếm khoảng 3% dân số [5]. Việc tìm kiếm cho trẻ em một hình thức nuôi dưỡng trong đó có hình thức cho làm con nuôi là một việc làm cần thiết, mục đích bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc nuôi dạy trẻ em thành những công dân có ích cho xã hội, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội khi để trẻ trong tình trạng bơ vơ, không nơi nương tựa, đồng thời đảm bảo nguyện vọng và quyền lợi cho cả người nhận nuôi con nuôi. Mặt khác khi những trẻ em này được nhận làm con nuôi sẽ giảm bớt áp lực đối với các cơ quan nhà nước, với xã hội, đồng thời tạo ra môi trường tốt, thuận lợi cho sự phát triển thể chất và nhân cách của trẻ em.
Tính trung bình cho đến nay thì mỗi năm có khoãng 2000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi và số trẻ em được nhận mỗi năm một tăng cao [40]. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người nước ngoài là rất lớn và đang tiếp tục tăng.
Việc cho nhận con nuôi là một hoạt động nhân đạo, song đây cũng là vấn đề nhạy cảm, chứa đựng nhiều sự phức tạp, nhiều kẻ lợi dụng hoạt động nhân đạo này để trục lợi, gây hại trước hết đến những trẻ em. Vì vậy pháp luật cần có những quy định chặt chẽ, sát thực để hạn chế tối đa những sai phạm xảy ra.
Hai là, hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt nước ta đang trong quá trình đàm phán chuẩn bị gia nhập Công ước Lahay đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những điều khoản có tính chất bắt buộc của Công ước, khi mà Công ước không chấp nhận việc bảo lưu đối với bất cứ điều khoản nào (Điều 40 Công ước).
Ba là, thực trạng pháp luật về nuôi con nuôi và thực hiện nuôi con nuôi còn tồn tại nhiều vướng mắc nhất định, cản trở việc nuôi con nuôi, cần có hướng giải quyết tích cực.
* Một số yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay.
Trước hết, pháp luật về nuôi con nuôi phải thể chế hoá quan điểm của Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản và lợi ích tốt nhất của quyền trẻ em. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi phải phù hợp với các nguyên tắc của Công ước Lahay, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Gia nhập Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước hiện nay không chỉ là nhu cầu mà còn là sự đòi hỏi nhằm thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Trên nguyên tắc Pacta sun servanda, khi gia nhập Công ước, đối với những nguyên tắc mang tính jus cogen (bắt buộc chung), đòi hỏi khi bổ sung và hoàn thiện với chúng ta bắt buộc phải tuân theo. Nói cách khác, những quy định pháp luật trong nước không được trái với nguyên tắc cơ bản của Công ước. Do đó, nhiệm vụ quan trọng đặt ra hiện nay là, cần tiến hành nghiên cứu, rà soát và đối chiếu kỹ càng các quy phạm pháp luật trong nước với những quy định mang tính nguyên tắc của Công ước Lahay, rút ra những điểm chưa phù hợp để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ.
Với tư cách là Nước gốc (nước cho con nuôi), Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật theo những chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thông lệ chung của những nước cho con nuôi trong khuôn khổ Công ước Lahay. Cùng với đó, cần đặc biệt tham khảo kinh nghiệm của các nước tiên phong trong lĩnh vực nuôi con nuôi, nhất là các nước có những điều kiện tương đồng với nước ta. Các quy định điều chỉnh việc nuôi con nuôi phải phù hợp với xu hướng hội nhập của đất nước, để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.
Thứ hai, do đặc thù của quan hệ nuôi con nuôi là luôn tồn tại mối quan hệ ba bên cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và con nuôi nên sự điều chỉnh của pháp luật phải rõ ràng cụ thể để tránh xảy ra tranh chấp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên. Tuy nhiên vì người được nhận làm con nuôi chủ yếu là trẻ em nên đầu tiên pháp luật cần hướng tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là lĩnh vực nhân đạo có liên quan trực tiếp đén nhiều chế định pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, đăng ký hộ tịch, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, quốc tịch, xuất nhập cảnh… Do đó yêu cầu đặt ra là cần hoàn thiện một cách đồng bộ tất cả các lĩnh vực có liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi.
3.2 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
- Cần hoàn thiện các quy định về điều kiện nuôi con nuôi.
Trước hết, cần quy định độ tuổi của trẻ em cho tương đồng với pháp luật các nước và phù hợp với quy định của Công ước Lahaye 1993, khi nước ta đang trong tiến trình gia nhập. Có thể quy định độ tuổi đó là từ 18 tuổi trở xuống, bởi vì đây là độ tuổi vị thành niên cần được sự bảo vệ, chăm sóc của toàn xã hội.
Thực tế cho thấy, việc cho nhận con nuôi chỉ hợp lý, cần thiết và có ý nghĩa nhân đạo khi người được nhận nuôi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có sự chăm sóc của cha mẹ đẻ. Vì vậy bên cạnh quy định về độ tuổi, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh người được cho làm con nuôi. Điều này xuất phát từ phong tục tập quán, phù hợp với quy định chung của pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, điều kiện của người nhận nuôi là vấn đề cần được sự điều chỉnh cụ thể, chặt chẽ của pháp luật. Vì mục đích tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, và quyền lợi của người con nuôi có được đảm bảo hay không, phụ thuộc phần lớn ở cha me nuôi. Các cơ quan chức năng cần điều tra rõ về các điều kiện của người nhận nuôi, nếu phát hiện có sự sai phạm trong đăng ký việc nuôi con nuôi cần hủy việc nuôi con nuôi trước khi quyết định giao trẻ. Về tư cách đạo đức của người nhận nuôi, đây là điều kiện về phẩm chất tư cách của một con người nên rất khó nắm bắt và điều chỉnh, nhưng cần quy định một cách rõ ràng hơn.
Mặt khác, để phù hợp với thực chất của quan hệ nuôi con nuôi, để xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi cần quy định độ tuổi tối đa của người nhận nuôi con nuôi kết hợp với khoãng cách chênh lệch tuổi một cách hợp lý (chẳng hạn quy định người nhận nuôi không quá 60 tuổi), đảm bảo khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo lợi ích của trẻ được nhận nuôi.
Sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng. Cần quy định cha mẹ có quyền cho con làm con nuôi theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy, quy định rõ ràng về hai hình thức nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý của mỗi hình thức đó là cần thiết. Mặt khác, cần quy định cụ thể người giám hộ là những ai, quy định giới hạn quyền cho trẻ làm con nuôi cụ thể để hạn chế việc lợi dụng chức quyền mưu lợi cá nhân. Việc cho đứa trẻ làm con nuôi cần có ý kiến của những người họ hàng thân thích của trẻ được giám hộ, như ông, bà nội, ngoại, anh, chị, các cô, chú, bác…Khi không có ai trong số những người đó có thể nuôi dưỡng trẻ hoặc việc nuôi dưỡng không có lợi, không đảm bảo quyền lợi cho trẻ thì việc cho làm con nuôi là cần thiết.
Về thời gian thử thách trong quan hệ nuôi con nuôi: Quy định về thời gian thử thách là rất cần thiết (có thể là 6 tháng) vì chỉ khi trải qua thời gian thử thách, cơ quan có thẩm quyền mới có cơ sở để ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, nếu giữa người nhận nuôi và đứa trẻ thiết lập được mối quan hệ hoà hợp. Nếu giữa hai bên không có sự hoà hợp, không thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, cần đưa đứa trẻ ra khỏi gia đình người nhận nuôi, đồng thời tìm được một gia đình khác có mong muốn nhận con nuôi phù hợp hơn nới đứa trẻ. Khoảng thời gian thử thách, có lợi cho các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, tìm hiểu hoà hợp trong cuộc sống và Nhà nước tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi phải tiếp nhận những đứa trẻ hồi hương. Đây là vấn đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập Công ước Lahay.
- Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Cần xem xét lại một số thủ tục trong quy trình giải quyết để đảm bảo thời gian và tiết kiệm được chi phí. Ví dụ, giới thiệu trẻ em khi không xin đích danh theo Điều 51 Nghị định 68/ CP, cần kết hợp giới thiệu trẻ với việc gửi hồ sơ của trẻ để tránh gửi lòng vòng công văn giữa Sở Tư pháp với Cục Con nuôi. Quy trình thực hiện phải chặt chẽ tránh để cho hiện tương tiêu cực nảy sinh. Trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, do đặc điểm đặc thù của loại việc này nên cần có quy định về việc thống kê, lưu trữ và báo cáo riêng số liệu loại việc này, tách rời với số liệu việc nuôi con nuôi trong nước. Sở Tư pháp cần nắm được diễn biến và số lượng cụ việc cụ thể hàng năm để báo cáo Bộ Tư pháp, qua đó có thể điều chỉnh kịp thời những vướng mắc xảy ra. Mặt khác cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ở địa phương, giữa địa phương và trung ương để đảm bảo qúa trình giải quyết việc nuôi con nuôi thật hiệu quả.
- Hệ qủa pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ - con nuôi - cha mẹ nuôi: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi phụ thuộc vào việc đứa trẻ được cho làm con nuôi theo hình thức nào (đơn giản hay đầy đủ). Khi pháp luật quy định về hình thức nuôi con nuôi đầy đủ song song với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, thì cũng cần quy định cụ thể về hệ quả pháp lý trong mỗi hình thức đó .
Nếu là theo hình thức nuôi con nuôi đơn giản thì tồn tại ba mối quan hệ pháp lý cha mẹ đẻ-con nuôi-cha mẹ nuôi, Cần quy định cụ thể những quyền nào sẽ được chuyển sang cho cha mẹ nuôi, những quyền nào vẫn thuộc về cha mẹ đẻ để đảm bảo quyền lợi cho các bên, đồng thời tránh xảy ra tranh chấp về quyền cha mẹ, quyền thừa kế…
Thực tế cho thấy khi quyết định cho con làm con nuôi người nước ngoài, cha mẹ đẻ của trẻ cũng hiểu rõ việc giữ mối liên hệ với đứa trẻ là điều khó có thể thực hiện được và xét trong hoàn cảnh thực tế, xét về tâm lý, nguyện vọng của cha mẹ nuôi, trẻ em khi đã cho làm con nuôi không nên có bất kỳ ràng buộc gì với cha mẹ đẻ. Vì vậy, pháp luật hiện hành cần quy đỉnh rõ việc cho nhận con nuôi theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ pháp lý giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình gốc huyết thống. Người con nuôi có đầy đủ quyền và thực hiện nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ, kể cả quyền thừa kế. Ngược lại, trong gia đình cha mẹ đẻ, người con đó không có quyền và nghĩa vụ kể cả thừa kế theo luật. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi vẫn có thể bị chấm dứt khi quyền và lợi ích của người con nuôi bị xâm phạm nghiêm trọng. Khi việc nuôi con nuôi đầy đủ bị chấm dứt cần dự liệu việc đưa đứa trẻ ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi và tìm kiếm cho trẻ gia đình nuôi mới thích hợp.
Quốc tịch của trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài cần quy định: Bên cạnh việc quy định trẻ em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì để bảo đảm quyền lợi cho trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, trẻ em được nhận nuôi phải được hưởng quốc tịch của cha mẹ nuôi tại nước tiếp nhận. Bởi vì với nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu [6], khi đứa trẻ chưa có đầy đủ năng lực hành vi (trẻ em chưa đủ 18 tuổi), việc giữ quốc tịch gốc của trẻ là cần thiết trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ bị xâm hại, Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể can thiệp. Mặt khác, quyền, lợi ích của người con nuôi trước hết phải được bảo vệ bằng chính pháp luật của nước sở tại, tức là việc thừa nhận con nuôi có quốc tịch của nước nhận sẽ đảm bảo trẻ được sự bảo hộ trực tiếp của nước nơi người con nuôi thường trú. Trong xu thế hội nhập hiện nay việc thừa nhận hai quốc tịch là cần thiết bảo đảm lợi quyền lợi mỗi cá nhân ở các nước khác nhau song vấn đề hai quốc tịch cũng dể gây xung đột pháp luật nên pháp luật cần quy định chặt chẽ, hợp lý.
Việc thừa nhận trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài có hai quốc tịch không mâu thuẫn với nguyên tắc một quốc tịch đựơc ghi nhận tại Luật Quốc tịch 2008, bởi vì mục đích của nguyên tắc này không phải là loại trừ quốc tịch thứ hai của công dân Việt Nam. Đồng thời, trong truờng hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi muốn thôi quốc tịch Việt Nam, trẻ em đó hoàn toàn có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam khi 15 tuổi (Điều 29 Luật Quốc tịch 2008).
Theo pháp luật của nước sở tại con nuôi có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Pháp luật các nước có quy định khác nhau về độ tuổi trẻ được lựa chọn quốc tịch như Nhật Bản quy định 20 tuổi, Thụy Điển là 19-22 tuổi… Để bảo vệ quyền lợi tối đa của trẻ em, pháp luật Việt Nam nên quy định cho trẻ em có quyền quyết định về quốc tịch ở tuổi đủ 18 (độ tuổi trẻ có đầy đủ năng lực hành vi).
- Cần có cơ chế minh bạch về thủ tục, trình tự giải quyết, minh bạch về tài chính.
Đối với hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi cần phải quy định chặt chẽ hơn, khắt khe hơn, thời hạn kéo dài hơn để đảm bảo sự an toàn và thu xếp mái ấm cho trẻ, ngăn chặn mọi sự lạm dụng vì mục đích trục lợi.
Cần quy định một cách rõ ràng, minh bạch, công khai về các khoản chi, các vấn đề tài chính cần thiết trong việc giải quyết cho nhận con nuôi. Đây là yêu cầu không chỉ từ phía Việt Nam còn là yêu cầu chính đáng từ nước nhận con nuôi và người nhận nuôi. Cần quy định một mức thống nhất công khai về các loại phí, lệ phí cũng như các khoản đóng góp hỗ trợ vật chất của cha mẹ nuôi, của Tổ chức con nuôi nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng. Quy định này nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc hỗ trợ xin nhận con nuôi, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những người muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, đồng thời tạo ra cơ chế thông thoáng, công khai vấn đề tài chính còn tạo sự yên tâm, tin tưởng đối với người xin nhận con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo của việc cho con nuôi.
- Giải pháp có tính tổng thể hoàn thiện pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi nói chung, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là xây dựng Luật Nuôi con nuôi.
Theo dự kiến Luật Nuôi con nuôi sẽ ra đời vào 5/2010. Luật Nuôi con nuôI sẽ bao gồm các quy phạm thực chất điều chỉnh các vấn đề: mục đích, nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, các biện pháp chế tài đối với những vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Việc có Luật nuôi con nuôi nhằm thống nhất các văn bản pháp luật, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đảm bảo lợi ích các bên mà trước hết là quyền lợi của trẻ em.
Việc ban hành Luật về Nuôi con nuôi khi nước ta sắp ký và phê chuẩn Công ước Lahay trong thời gian tới là một yêu cầu khách qua, có tính khả thi, đồng thời là một công việc cần thiết để thực hiện Công ước Lahay.
- Tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Công ước với một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh rất hợp lý rõ ràng sẽ góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ quyền con người. Là nước gia nhập sau, Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng được những ưu thế riêng của những nước “đến sau”, đó là việc học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tốt, bài học hay của các quốc gia thành viên Công ước; lường trước được những khó khăn, thách thức mà các nước thành viên của Công ước trước đây đã từng gặp phải. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và cải cách các thủ tục trong lĩnh vực nuôi con nuôi, phù hợp với tinh thần của Công ước Lahay.
Mặt khác, việc gia nhập Công ước Lahay sẽ không đòi hỏi Việt Nam phải ký kết Điều ước quốc tế song phương về hợp tác nuôi con nuôi với các thành viên của Công ước. Như thế sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và kinh phí cho các cơ quan Nhà nước. Việt Nam sẽ cú quan hệ hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên của Công ước trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Điều này sẽ có lợi cho việc trao đổi, thu thập tìm hiểu các thông tin pháp luật của các nước về lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cũng như có lợi trong việc quảng bá, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với quốc tế.
Cuối cùng, điều cốt yếu nhất là cần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, giảm mức sinh để mọi gia đình sinh con đều có đủ điều kiện nuôi con, tiến tới giảm dần việc cho con nuôi nước ngoài trong thời gian tới.
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Tăng cường thẩm quyền của Cục Con nuụi – đáp ứng yêu cầu giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong việc nuôi con nuôi.
Tăng cường thẩm quyền của Cục Con nuôi, nhằm hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký nuôi con nuôi và thực hiện quyền, lợi ích của con nuôi trong và ngoài nước, giải quyết tốt việc nuôi con nuôi quốc tế như Mục số 13 Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu quyền hạn của Bộ Tư pháp đã quy định. Bên cạnh đó, Cục Con nuôi cần được củng cố, tăng cường năng lực để đảm nhận được trọng trách nặng nề hơn trong điều kiện nước ta chuẩn bị gia nhập Công ước Lahaye 1993.
- Thành lập một số tổ chức con nuôi trong nước – cầu nối thuận lợi cho việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Các tổ chức này sẽ là đối tác của các tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức con nuôi trong nước vừa hỗ trợ việc tìm kiếm gia đình thích hợp cho trẻ em, xác minh điều kiện của người nhận nuôi, vừa thực hiện các hoạt động tư vấn cho cha mẹ nuôi những kiến thức cần thiết về tâm lý, pháp lý, về chăm sóc trẻ em được nhận làm con nuôi, tư vấn giải quyết những mâu thuẫncó thể phát sinh khi thực hiện việc nuôi con nuôi… Những công việc này được các tổ chức nuôi con nuôi thực hiện sẽ giảm gánh nặng công việc cho các cơ quan chức năng, nhất là trong điều kiện các cơ quan Nhà nước đều bị hạn chế biên chế. Việc cho phép tổ chức nuôi con nuôi trong nước được thành lập và hoạt động là một trong những cách thức thực hiện xã hội hoá việc nuôi con nuôi.
- Cỏc cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền cần thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Đối với những vi phạm đã được phát hiện, phải xử lý nghiêm khắc, đúng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. Việc thanh tra, giám sát không chỉ cần thực hiện khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi, mà còn cần được tiến hành trong quá trình thực hiện nuôi con nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm ngăn chặn những hành vi làm giả giấy tờ liên quan đến nguồn gốc trẻ để đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng nhằm mục đích vụ lợi và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kịp thời uốn nắn các lệch lạc trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
- Tuyên truyền rộng rãi, nâng cao hiểu biết về pháp luật nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng đến nhân dân.
Việc nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội gắn liền với quyền và lợi ích của trẻ, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài rất nhạy cảm, tế nhị và ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác trong xã hôi nhất là chính trị, ngoại giao với các nước khác. Mục đích nhân đạo trong quan hệ nuôi con nuôi rất dễ bị một số kẻ lợi dụng để trục lợi. Vậy phải thu hút sự quan tâm, đồng tình ủng hộ với việc nuôi con nuôi trong dư luận quần chúng để mọi người dân hiểu được mục đích nhân đạo, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi. Điều đó đòi hỏi phải tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nuôi con nuôi tới mọi tầng lớp nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng cần nâng cao trách nhiệm cao và ý thức được tác động này để điều chỉnh việc thông tin phải phù hợp với mục đích và bản chất tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, nhằm phát huy được tác động tích cực của việc nuôi con nuôi trong đời sống.
KẾT LUẬN
Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, lợi ích tốt nhất cho một đứa trẻ là được nuôi dưỡng trong gia đình gốc hoặc tại quốc gia gốc của mình. Việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là phương án cuối cùng, là sự thay thế cho việc nuôi nấng trẻ trong các cơ sở bảo trợ xã hội khi trẻ không thể có được sự chăm sóc của cha mẹ đẻ hoặc của người nuôi trong nước đó; đồng thời việc quyết định cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài phải do chính các quốc gia gốc của trẻ đó quyết định, dựa trên cơ sở quyền lợi của bản thân trẻ.
Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với xu thế chung của đất nước, các giao lưu dân sự ngày càng được mở rộng trong đó có vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội. Pháp luật Việt Nam đã điều chỉnh vấn đề này khá kịp thời, đáp ứng được nhu cầu thực sự chính đáng của người xin nhận con nuôi cũng như bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Việt Nam sauu khi làm con nuôi nước ngoài, để các em không phải chịu bất hạnh thêm một lần nào nữa và có cơ hội phát triển.
Việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển về quy mô và số lượng. Điều đó tạo cho trẻ em có cơ hội được sống trong gia đình, nhưng cũng đặt ra thách thức mới, đòi hỏi phải hoàn thiện các thiết chế về pháp luật nuôi con nuôi, để giải quyết tốt việc cho nhận con nuôi, đảm bảo lợi ích của trẻ em được nhận nuôi. Tuy pháp luật nuôi con nuôi của nước ta đã có sự phát triển đáng kể nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết khách quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ ngoại giao (1994), “Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước” (bản dịch).
Bộ Tư pháp, Tài liệu hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước Lahaye về nuôi con nuôi ngày 3-4/12/2003 tại Hà Nội.
Bộ Tư pháp, viện khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương (chủ biên) (2004) “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2005), “Hoàn thiện pháp luật về nuôi có nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahaye 1993”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), “Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đưa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”.
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989).
Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký quản lý hộ tịch.
Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài.
Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Chính phủ (2008),Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Một số vấn đề cần giải quyết khi gia nhập Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước”, Tạp chí Luật học (3) tr.5-7.
Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài”, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Viện sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Văn hóa thông tin.
Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa thông tin.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Canada.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đan Mạch.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Thụy Điển.
Luật Quốc tịch (2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Luật Hôn nhân và gia đình (2000), Nxb quốc gia Hà Nội.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ngô Thị Hường (2001), “Về chế định nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình” (2000), Tạp chí luật học (3), tr.17-18.
Nguyễn Minh Hòa (2002), “Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi”, Kiểm sát (11), tr.17-18.
Nguyễn Công Khanh (2000), “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (4), tr.57-64.
Nguyễn Công Khanh (2004), 100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Phương Lan, “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 3/ 2004.
Nguyễn Phương Lan, “Một số ý kiến về việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi”, Tạp chí Luật học số 2/2005.
Nguyễn Phương Lan, “Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt nuôi con nuôi và hủy nuôi con nuôi”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2005.
Nguyễn Phương Lan (2007), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Thị Lan, “Một số vấn đề về chấm dứt việc nuôi con nuôi”, Tạp chí Luật học số 6/2004, tr.59
Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004), Số chuyên đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (10)
Thông tư số 07/2002/ TT-BTP ngày 16/12/2002 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 8/12/2006 Hướng dẫn thực hiện một số quy định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thông tư số 67/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/4/2009 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Http: // Dantri.com.vn (2008), “Sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm về cho nhận con nuôi”.
Http: // Vietbao.vn (2007), “Thủ tục nuôi con nuôi quốc tế: Khó khăn từ nhiều phía”.
Http: // www.Vnexpress.net (2008), “Sẽ siết chặt kiểm soát hồ sơ cho con nuôi người nước ngoài”.
Http: // Vietnamnet (2009), “Sè lîng tæ chøc con nu«i níc ngoµi ho¹t ®éng tai ViÖt Nam”.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.doc