Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án địa phương

Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có lịch sử phát triển lâu đời. Thành phố diện tích 46,35 km2 với mật độ dân số 5100 người/km2 là tương đối cao so với cả nước. Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hôm nay thành phố Nam Định đang được xây dựng trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Cùng với sự phát triển chung đó, tốc độ đô thị hoá tại đây diễn ra mạnh mẽ đi đôi với sự tăng trưởng kinh tế vững mạnh. Do đó, các giao dịch dân sự, các tranh chấp mâu thuẫn trong nhân dân phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó, tỉ lệ ly hôn cũng không ngừng tăng cao. Số lượng các vụ việc dân sự Toà án nhân dân thành phố Nam Định thụ lý giải quyết năm sau luôn cao hơn năm trước. Để thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án dân sự thì công tác hoà giải là vô cùng quan trọng. Hoà giải có vai trò tích cực làm giảm các vụ án xét xử oan sai, đỡ các chi phí tiền bạc tốn kém cho Nhà nước và nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên vai trò tích cực của hoà giải có phát huy được hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác thực hiện của ngành toà án. Từ những suy nghĩ như trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài thực tập là " Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án địa phương ".

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5401 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i: Lời nói đầu Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có lịch sử phát triển lâu đời. Thành phố diện tích 46,35 km2 với mật độ dân số 5100 người/km2 là tương đối cao so với cả nước. Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hôm nay thành phố Nam Định đang được xây dựng trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Cùng với sự phát triển chung đó, tốc độ đô thị hoá tại đây diễn ra mạnh mẽ đi đôi với sự tăng trưởng kinh tế vững mạnh. Do đó, các giao dịch dân sự, các tranh chấp mâu thuẫn trong nhân dân phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Bên cạnh đó, tỉ lệ ly hôn cũng không ngừng tăng cao. Số lượng các vụ việc dân sự Toà án nhân dân thành phố Nam Định thụ lý giải quyết năm sau luôn cao hơn năm trước. Để thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án dân sự thì công tác hoà giải là vô cùng quan trọng. Hoà giải có vai trò tích cực làm giảm các vụ án xét xử oan sai, đỡ các chi phí tiền bạc tốn kém cho Nhà nước và nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên vai trò tích cực của hoà giải có phát huy được hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác thực hiện của ngành toà án. Từ những suy nghĩ như trên tôi đ• quyết định lựa chọn đề tài thực tập là " Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án địa phương ". Chuyên đề là kết quả của quá trình thực tập, khảo sát và nghiên cứu trong thời gian 3 tháng tại Toà án nhân dân thành phố Nam Định. Bố cục của chuyên đề bao gồm : I . Lời nói đầu . II . Nội dung . II.1. Khái quát chung . II.2. Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự tại Toà án nhân dân thành phố Nam Định . II.3. Nhận xét kiến nghị. III . Kết luận . Với năng lực còn hạn chế, chuyên đề thực tập của em còn tồn tại nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn phần II: Nội dung II.1 Khái quát chung : Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình Toà án tiến hành giải quyết vụ án dân sự. Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có quy định: " Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận vơi nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này ". Bản chất của hoà giải là sự tự nguyện thoả thuận, thương lượng giữa các bên về vấn đề cần phải giải quyết trong tranh chấp dân sự với sự chủ động hướng dẫn của Toà án theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy yêu cầu của việc hoà giải là phải tôn trọng sự thoả thuận của các đương sự. Toà án giữ vai trò trung gian và ra quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự. Tuy nhiên nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật và trái đạo đức x• hội. Thủ tục hoà giải bao gồm các các bước: Thông báo cho đương sự về phiên hoà giải, tiến hành phiên hoà giải, lập biên bản hoà giải thành hoặc không thành. Quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự phải được lập khi hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó. II.2 Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự tại Toà án nhân dân thành phố Nam Định Xuất phát từ yêu cầu của đề tài thực tập là " Thực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án địa phương " nên trong thời gian thực tập tôi đ• đề xuất và được Chánh án Toà án nhân dân thành phố Nam Định phân công về thực tập tại bộ phận dân sự. Trong khoảng thời gian 3 tháng ( từ ngày 6/2 đến ngày 28/4/2006 ) tôi đ• tích cực tham gia đầy đủ các phiên hoà giải vụ án dân sự tại Toà do các Thẩm phán chủ trì. Toà án nhân dân thành phố Nam Định có 11 Thẩm phán trong đó có 6 Thẩm phán phụ trách việc dân sự. Hàng năm số lượng các vụ án dân sự do Toà án giải quyết đều đứng đầu ngành toà án tỉnh Nam Định. Theo đánh giá của Toà án nhân dân tỉnh Nam Định, số lượng các vụ việc do Toà án nhân dân thành phố Nam Định giải quyết hàng năm nhiều gấp 4 - 5 lần tổng số lượng vụ việc dân sự của Toà án các huyện Nam Định cộng lại. Trước thực tế phong phú đó, tôi đ• có điều kiện trực tiếp tham gia các buổi hoà giải thường xuyên và liên tục. Qua quan sát tôi đ• rút ra kết luận về cách thức Thẩm phán tiến hành hoà giải theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoà giải. Ngoài ra các buổi nghiên cứu hồ sơ tai phòng lưu trữ hồ sơ, đọc sổ thụ lý tại phòng thư ký tổng hợp đ• giúp tôi có các thông tin số liệu cho đề tài thực tập. Các vụ án dân sự được Toà án thụ lý giải quyết bao gồm các vụ án hôn nhân gia đình và tranh chấp dân sự. Trong đó, tranh chấp dân sự phổ biến là tranh chấp chia thừa kế, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp quyền sự dụng đất, tranh chấp đòi nợ ... Theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Toà án nhân dân thành phố Nam Định thì số lượng các vụ án dân sự đ• thụ lý và giải quyết trong những năm gần đây như sau: - Năm 2001: + Tranh chấp dân sự: + Hôn nhân: . Thụ lý 57 vụ . Thụ lý 386 vụ . Xét xử 41 vụ . Xét xử 328 vụ . Tỷ lệ giải quyết 71% . Tỷ lệ giải quyết 85% - Năm 2002: + Tranh chấp dân sự : + Hôn nhân : . Thụ lý 49 vụ . Thụ lý 403 vụ . Xét xử 37 vụ . Xét xử 379 vụ . Tỷ lệ giải quyết 75,5% . Tỷ lệ giải quyết 94% - Năm 2003: + Tranh chấp dân sự : + Hôn nhân : .Thụ lý 54 vụ .Thụ lý 396 vụ . Xét xử 41 vụ .Xét xử 358 vụ . Tỷ lệ giải quyết 76% .Tỷ lệ giải quyết 90% - Năm 2004 : + Tranh chấp dân sự : + Hôn nhân : . Thụ lý 59 vụ . Thụ lý 392 vụ . Xét xử 42 vụ . Xét xử 361 vụ . Tỷ lệ giải quyết 71,2% . Tỷ lệ giải quyết 92,1% - Năm 2005 : + Tranh chấp dân sự : + Hôn nhân : . Thụ lý 51 vụ . Thụ lý 394 vụ . Xét xử 37 vụ . Xét xử 361 vụ . Tỷ lệ giải quyết 72,5% . Tỷ lệ giải quyết 91.6% Qua các số liệu trên ta nhận thấy số vụ án được giải quyết ngày càng tăng, số vụ án tồn đọng ngày càng giảm nhất là các vụ án ly hôn. Tỷ lệ các vụ án ly hôn được giải quyết luôn ở con số trên 90 %. Trong khi đặc điểm các vụ án dân sự là rất phức tạp và số lượng các vụ án ly hôn nhiều như trên, để đạt được thành tích đó, các cán bộ Toà án đ• phải tích cực giải quyết vụ án ngay từ khi hoà giải. Có rất nhiều vụ án đ• hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự mà không phải tổ chức phiên toà. a. Cách thức Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Nam Định tiến hành hoà giải vụ án dân sự : Theo quy định của pháp luật , thủ tục tiến hành hoà giải bao gồm các bước : thông báo cho đương sự về phiên hoà giải , tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành hoặc không thành , ra quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự . Tại Toà án Nhân dân thành phố Nam Định để chuẩn bị cho phiên hoà giải , Thẩm phán phụ trách vụ án sau khi nghiên cứu hồ sơ sẽ ra quyết định mở phiên hoà giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử . Việc thông báo cho đương sự được Toà án tống đạt qua đường bưu điện hoặc trực tiếp do thư ký Toà án tống đạt . Đối với các đương sự là nguyên đơn, bị đơn trong vụ án Toà án giao giấy triệu tập. Đối với các đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Toà án gửi giấy mời. Trong giấy triệu tập, giáy mời đương sự Thẩm phán thường ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải và nội dung được hoà giải. Trong các vụ án hôn nhân gia đình, các vấn đề được đặt ra hoà giải thường là: hoà giải về tình cảm vợ chồng, vấn đề nuôi con chung và cấp dưỡng nuôi con, vấn đề tài sản và công nợ chung của vợ chồng. Tuỳ từng vụ án cụ thể Thẩm phán sẽ quyết định hoà giải tất cả các vấn đề trong cùng một buổi hoà giải hoặc tách từng vấn đề để hoà giải trong nhiều lần ( trường hợp tài sản chung của vợ chồng quá lớn hoặc hai bên chưa thoả thuận được ai nuôi con và trách nhiệm đóng góp nuôi con ...). Với các vụ án tranh chấp dân sự, Thẩm phán cũng áp dụng cách thức hoà giải tương tự. Việc ghi rõ thời gian địa điểm tiến hành phiên hoà giải và nội dung cụ thể được hoà giải trong giấy thông báo đương sự là một thủ tục đ• được Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Nam Định thực hiện nghiêm chỉnh. Do đó các đương sự có thời gian chuẩn bị cho nội dung hoà giải cùng các tài liệu chứng cứ nhằm làm sáng tỏ vụ án, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bản thân. Đồng thời các Thẩm phán đ• rút ngắn được thời gian tố tụng, nhanh chóng giải quyết vụ án. Sau khi thông báo cho đương sự về phiên hoà giải, Thẩm phán sẽ tiến hành hoà giải. Thành phần phiên hoà giải bao gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải , thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải , các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự , người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng Việt . Trong một vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải mà các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải giữa các đương sự có mặt . Nếu các đương sự đề nghị ho•n phiên hoà giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải ho•n phiên hoà giải . Thực tế tại Toà án nhân dân thành phố Nam Định các quy định trên đ• được áp dụng thống nhất nghiêm chỉnh ngay từ khi Thẩm phán bắt đầu phiên hoà giải. Theo quan sát của tôi tại các buổi hoà giải kết hợp với việc đọc hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy Thẩm phán khi gặp gỡ đương sự, đầu tiên thường yêu cầu đương sự xuất trình giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trong trường hợp đương sự vắng mặt nhưng có uỷ quyền cho người khác đến tham gia hoà giải thì Thẩm phán kiểm tra giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân x• phường nơi đương sự cư trú. Nếu giấy uỷ quyền hợp pháp thì Thẩm phán công nhận người đại diện hợp pháp được phép tham gia phiên hoà giải. Trong các vụ án dân sự không phải trong mọi trường hợp đều có mặt đầy đủ bên nguyên đơn, bên bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Thực tế do nhiều nguyên nhân như giấy báo không được giao đến tận tay đương sự hoặc do đương sự cố tình không đến mà buổi hoà giải sẽ vắng mặt một trong các bên. Ví dụ : trong vụ án tranh chấp chia thừa kế đất ở thụ lý số 07/ngày 11-2-2005 có nguyên đơn là các ông bà Nguyễn Kiến Xương , Nguyễn Kiến Thiết, Nguyễn Thị Tơn, Nguyễn Kiến Đức, Nguyễn Chính Kiến kiện các ông Nguyễn Kiến Hoạch, Nguyễn Kiến Văn. Nội dung vụ án là tranh chấp chia thừa kế quyền sử dụng đất ở do cha mẹ để lại. Tại phiên hoà giải lần một, mặc dù các bị đơn đều đ• nhận được giấy triệu tập của Toà án, nhưng cố tình vắng mặt. Thẩm phán Trần Văn Kiểm đ• tiến hành hỏi các đồng nguyên đơn có đồng ý hoà giải vắng mặt bị đơn. Sau khi tất cả các đồng nguyên đơn cam kết đồng ý, ông Trần Văn Kiểm đ• tiến hành hoà giải giữa các nguyên đơn về phần thừa kế của họ trong khối di sản chung. Nhìn chung phương pháp hoà giải đối với từng loại vụ án là phải xác định đúng địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng và quan hệ pháp luật cần giải quyết. Có vụ án chỉ có một quan hệ pháp luật, ngược lại có vụ án có nhiều quan hệ pháp luật cần phải giải quyết và Thẩm phán phải tiến hành hoà giải đối với từng quan hệ pháp luật đó. Tại khoản 2 điều 186 và khoản 2 điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định: " Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành " " Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án ". Chính vì thế trách nhiệm của người Thẩm phán trong hoà giải là rất quan trọng. Với vai trò trung gian Thẩm phán phải khách quan, vô tư, kiên trì và thận trọng trong hoà giải với từng quan hệ pháp luật. Chỉ một quan hệ pháp luật trong các quan hệ pháp luật cần giải quyết không hoà giải thành thì bắt buộc phải đưa vụ án ra xét xử. Để thực hiện được điều đó, khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Nam Định đ• phổ biến cho các đương sự biết các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Ví dụ : Thẩm phán phổ biến và giải thích về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự, quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư, người khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quyền quyết định và tự định đoạt ...Ngoài ra tại buổi hoà giải, Thẩm phán cũng tiến hành phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận về các mâu thuẫn tranh chấp. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Thẩm phán tiến hành hỏi nguyên đơn, hỏi bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về các vấn đề của vụ án mà họ chưa thoả thuận được, những vấn đề còn mâu thuẫn. Trên cơ sở phổ biến, phân tích Thẩm phán đồng thời giải thích pháp luật để các bên hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình . Cuối cùng khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề cần giải quyết Thẩm phán quyết định lập biên bản hoà giải thành. Ngược lại, khi các bên không thương lượng được cách giải quyết Thẩm phán quyết định để thư ký ghi biên bản hoà giải không thành. Thực tế cho thấy các quan hệ hôn nhân gia đình vừa là quan hệ pháp luật, vừa là quan hệ x• hội rất nhạy cảm. Vì vậy, các Thẩm phán của Toà thường có phương pháp hoà giải mềm dẻo, phân tích thấu tình đạt lý để các đương sự thực sự hiểu rõ về vấn đề của họ. Trong hoà giải, Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Nam Định thường tạo ra không khí đầm ấm như tại gia đình, thể hiện rõ khả năng nắm bắt tâm lý tình cảm của con người. Có nhiều trường hợp các bên trong vụ án ly hôn đến Toà án còn tiếp tục rất căng thẳng, không ngồi bàn bạc được với nhau, thậm chí còn mắng chửi lăng mạ nhau tại Toà. Song khi họ được các Thẩm phán phân tích, giải thích thì họ đ• thực sự hiểu được vấn đề, cùng bắt tay vào thương lượng trong không khí thoải mái. Với những cặp vợ chồng xin ly hôn mà xét thấy chưa đủ căn cứ, Thẩm phán thường gặng hỏi kỹ hơn những nguyên nhân mâu thuẫn bất hoà. Qua quá trình hoà giải có những cặp vợ chồng đ• tìm lại được tiếng nói chung, trở về đoàn tụ sống hạnh phúc. Số lượng các vụ án hôn nhân hoà giải thành hàng năm là kết quả của công tác hoà giải của Toà án nhân dân thành phố Nam Định . Theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân thành phố Nam Định thì : - Năm 2001 : +Thụ lý 386 vụ . + Giải quyết 328 vụ . + Trong đó : . Công nhận thuận tình ly hôn 183 vụ . . Hoà giải đoàn tụ thành 5 vụ . . Tỷ lệ hoà giải thành đạt 57,3%. - Năm 2002 :+Thụ lý 403 vụ . + Giải quyết 379 vụ . + Trong đó : . Công nhận thuận tình ly hôn 170 vụ . . Hoà giải đoàn tụ thành 6 vụ . . Tỷ lệ hoà giải thành đạt 46,4%. - Năm 2003 :+Thụ lý 396 vụ . + Giải quyết 358 vụ . + Trong đó : . Công nhận thuận tình ly hôn 187 vụ . . Hoà giải đoàn tụ thành 4 vụ . . Tỷ lệ hoà giải thành đạt 53,4%. - Năm 2004 : +Thụ lý 392 vụ . + Giải quyết 361 vụ . + Trong đó : . Công nhận thuận tình ly hôn 175 vụ . . Hoà giải đoàn tụ thành 8 vụ . . Tỷ lệ hoà giải thành đạt 50,7%. - Năm 2005 : +Thụ lý 394 vụ . + Giải quyết 361 vụ . + Trong đó : . Công nhận thuận tình ly hôn 187 vụ . . Hoà giải đoàn tụ thành 8 vụ . . Tỷ lệ hoà giải thành đạt 54%. Từ các số liệu trên cho thấy số lượng các vụ án hôn nhân gia đình được giải quyết theo hướng công nhận sự thoả thuận của đương sự chiếm tỷ lệ cao hơn các vụ án phải đưa ra xét xử, tỷ lệ của các năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như các vụ án hôn nhân gia đình đạt tỷ lệ hoà giải thành rất cao thì các vụ án tranh chấp dân sự gặp rất nhiều khó khăn khi hoà giải. Tỷ lệ hoà giải thành rất thấp, thậm chí có năm không hoà giải thành được một vụ. - Năm 2001 : + Thụ lý 57 vụ . + Giải quyết 41 vụ . + Hoà giải thành 1 vụ . +Tỷ lệ hoà giải thành 2,4%. - Năm 2002 : + Thụ lý 49 vụ . + Giải quyết 37 vụ . + Hoà giải thành 2 vụ . + Tỷ lệ hoà giải thành 5,4%. - Năm 2003 : + Thụ lý 54 vụ . + Giải quyết 41 vụ . + Hoà giải thành 1 vụ . + Tỷ lệ hoà giải thành 2,4%. - Năm 2004 : + Thụ lý 59 vụ . + Giải quyết 42 vụ . + Không có vụ án hoà giải thành . - Năm 2005 : + Thụ lý 51 vụ . + Giải quyết 37 vụ . + Không có vụ án hoà giải thành . Sở dĩ các vụ án tranh chấp dân sự có tỷ lệ hoà giải thành rất thấp do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó một phần do tính chất của quan hệ dân sự là đa dạng và phức tạp, các đương sự thường không cung cấp được chứng cứ, tài liệu và Toà án không nhận được sự giúp đỡ hợp tác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng. b, Thuận lợi khó khăn : * Thuận lợi : So với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có nhiều quy định mới khác trước như: Biên bản hoà giải không phải gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, thời hạn ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự là 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà các đương sự không thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, Thẩm phán không phải là Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải, được Chánh án chỉ định có quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ...Những quy định mới có tác dụng tích cực giảm các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện để các Thẩm phán giải quyết vụ án nhanh gọn và hợp lý hơn . Ngoài ra, các quy định chặt chẽ, rõ ràng về thủ tục hoà giải đ• tránh được những thiếu sót không cần thiết, tránh được nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một điều luật. Do đó các Thẩm phán có thể vận dụng đúng đắn các quy định về hoà giải trong thực tiễn áp dụng. Đa số đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, thường xuyên được bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Từ những vụ án hoà giải thành trong thực tế, các Thẩm phán đ• bổ sung thêm những kinh nghiệm trong công tác hoà giải. Từ những vụ án hoà giải không thành, Thẩm phán nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đương sự để có đường lối xét xử phù hợp . * Khó khăn : Bên cạnh những quy định hợp lý, pháp luật nước ta vẫn còn tồn tại những quy phạm chồng chéo mâu thuẫn nhau dẫn đến tình trạng các Thẩm phán khó khăn trong việc xác định địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng cũng như các quan hệ pháp luật cần giải quyết. Do đó, thật khó xác định được đường lối giải quyết thống nhất đặc biệt trong các vụ án tranh chấp dân sự . Để công tác hoà giải tại Toà án diễn ra nhanh chóng thuận lợi thì trước hết phải được chuẩn bị chu đáo ngay từ thủ tục thông báo phiên hoà giải và điều tra xác minh thu thập chứng cứ tài liệu. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán mà còn phụ thuộc vào sự cộng tác giúp đỡ của các Sở, ban ngành, Uỷ ban nhân dân, đơn vị tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Nam Định . Song trên thực tế tại một số nơi, một số đơn vị như Phòng địa chính xây dựng, Uỷ ban nhân dân một số phường x• ...đ• không ủng hộ nhiệt tình cán bộ Toà án trong việc cấp, tống đạt giấy tờ hoặc điều tra thu thập tài liệu phục vụ công tác hoà giải. Cán bộ Toà án phải đi lại nhiều lần dẫn đến tình trạng vụ án bị kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc hoà giải. Mặt khác, công tác hoà giải ở cơ sở vẫn chưa dược thực hiện đầy đủ. Theo quy định chung, các vụ án hôn nhân giai đình phải qua hoà giải tại tổ dân phố, hội phụ nữ phường sau đó mới hoà giải tại Toà. Với các tranh chấp dân sự, bắt buộc phải qua hoà giải tại Uỷ ban nhân dân phường x•. Thực tế việc hoà giải ở cơ sở mới chỉ là hình thức , chưa thực hiện được tốt việc giải thích pháp luật cho đương sự. Vì thế khi Toà án thụ lý và giải quyết vụ án thì các đương sự nhất là đương sự trong các vụ án tranh chấp đ• mâu thuẫn gay gắt, thậm chí nhiều khi xung đột dẫn tới vụ án hình sự khác. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoà giải thành các vụ án tranh chấp hầu như không thực hiện được. Thực trạng chung hiện nay là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của người dân chưa cao. Có nhiều đương sự đ• gây khó khăn cho Toà án trong khi tiến hành hoà giải. Đương sự trong vụ án, nhất là phía bị đơn thường có thái độ bất hợp tác như từ chối nhận giấy triệu tập hoặc cố tình không đến Toà án để hoà giải ...Có trường hợp đương sự không có hộ khẩu thường trú tại địa phương hoặc không có nơi tạm trú nên cán bộ Toà án không tống đạt được giấy báo phiên hoà giải. Trong quá trình hoà giải tại Toà án, các đương sự không thoả thuận được với nhau có khi bỏ về mà không ký vào biên bản hoà giải. II.3 Nhận xét kiến nghị : a, Ưu điểm: Đa số các Thẩm phán có trình độ nghiệp vụ xét xử, có kinh nghiệm phong phú từ thực tiễn nên rất am hiểu tâm lý con người. Từ đó mỗi Thẩm phán đều có riêng một phương pháp hoà giải phù hợp với từng loại vụ án cụ thể. Trong quá trình hoà giải, Thẩm phán đ• thực hiện tốt vai trò của Toà án là trung gian để các bên tự thoả thuận thương lượng các vấn đề của mình trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu như không có lòng yêu thương con người, tận tụy với công việc, khả năng xét xử thì sẽ không thực hiện tốt được điều đó. Các vụ án hôn nhân gia đình hoà giải đoàn tụ thành và các vụ án tranh chấp dân sự mà các bên đương sự thoả thuận được với nhau là sự thể hiện rõ nhất vai trò hoà giải của Toà án. Ví dụ : trường hợp anh Quyền Nam Sơn xin ly hôn với chị Lại Thị Thuỷ thụ lý số 05/17-8-2005, anh chị kết hôn năm 1998 có đăng ký kết hôn. Anh Sơn nghi ngờ chị Thuỷ có quan hệ với người khác trong thời gian anh đi lao động xuất khẩu tại Malaysia ( 2000-2002 ) nên đ• viết đơn xin ly hôn. Tại buổi hoà giải, Thẩm phán Phan Thị Tuyết Nhung đ• hỏi anh chị về nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn. Bà không đồng ý với các lý do anh Sơn đưa ra là thiếu thuyết phục nên đ• tiến hành điều tra xác minh. Sau khi đến nhà gia đình anh chị tìm hiểu và gặp gỡ bà con hàng xóm xung quan, bà nhận thấy việc anh Sơn nghi ngờ chị Thuỷ ngoại tình do có dư luận đồn thổi. Anh Sơn trong lúc nóng nảy đ• hắt hủi, ruồng rẫy, đuổi chị Thuỷ ra khỏi nhà và viết đơn xin ly hôn. Bản thân chị Thuỷ vẫn mong muốn gia đình đoàn tụ và chị được trở về chăm sóc chồng cùng các con. Từ thực tế xác minh được, Thẩm phán Phan Thị Tuyết Nhung đ• kiên trì thuyết phục anh Sơn bằng lý lẽ và tình cảm trong nhiều buổi hoà giải. Do đó anh Sơn đ• hiểu ra và đón chị Thuỷ từ nhà bố mẹ đẻ về đoàn tụ cùng gia đình đồng thời viết đơn xin rút đơn ly hôn tại Toà án. Từ thực tế vụ án anh Sơn chị Thuỷ nói riêng và các vụ án hôn nhân gia đình hoà giải đoàn tụ thành nói chung, chúng ta thấy được tinh thần trách nhiệm với công việc và lòng yêu thương con người của các Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Nam Định . Bên cạnh lòng nhiệt tình với con người, các Thẩm phán đ• vận dụng đúng đắn đường lối của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 vào thực tiễn hoà giải. Các quy định về thủ tục, nội dung hoà giải, phương pháp hoà giải được áp dụng nghiêm chỉnh, thống nhất và chặt chẽ. Thể hiện rõ nhất là công tác giải thích pháp luật cho các đương sự về các vấn đề có liên quan. Từ đó họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tự thoả thuận được với nhau và rút đơn khởi kiện . Thành tích của Toà án nhân dân thành phố Nam Định trong công tác hoà giải có ý nghĩa rất quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - x• hội. Các vụ án hoà giải thành đỗng nghĩa với việc không phải tổ chức phiên toà xét xử, giảm số lượng việc cho Toà án để Toà án có điều kiện tập trung làm các công việc khác, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của Nhà nước và nhân dân , đương sự đỡ phải đi lại nhiều lần. Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết nên việc hoà giải tranh chấp mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè, vợ chồng, cha mẹ, anh em đ• thắt chặt tình đoàn kết. Tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè, anh em, được củng cố giữ gìn . b, Tồn tại : Bên cạnh những thành tích mà đơn vị Toà án nhân dân thành phố Nam Định đ• đạt được, trong công tác hoà giải vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót khuyết điểm cần phải được khắc phục . Quá trình hoà giải còn có tình trạng giải quyết không đúng theo thủ tục trình tự mà pháp luật quy đinh. ở giai đoạn chuẩn bị hoà giải, việc ghi rõ nội dung hoà giải trong giấy triệu tập, giấy mời đương sự vẫn chưa được áp dụng thống nhất. Nhiều trường hợp còn ghi chung chung không cụ thể, do đó các đương sự không có điều kiện chuẩn bị trước cho nội dung được hoà giải. Việc thông báo về thời gian hoà giải gấp rút cũng gây khó khăn cho đương sự trong việc chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình. Các nguyên tắc hoà giải trên thực tế chưa được áp dụng triệt để. Có trường hợp sự thoả thuận của đương sự chưa thực là tự nguyện dẫn đến hiện tượng khi Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận thì đương sự không đồng ý vì lý do đó không phải là sự thoả thuận tự nguyện của họ. Đa số các Thẩm phán có năng lực hoà giải, xét xử, song trình độ không đồng đều nên còn có những vụ việc Thẩm phán chưa nắm vững pháp luật, chưa đọc kỹ điều luật. Vì thế không xác định được đúng địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng cùng các quan hệ pháp luật cần phải giải quyết. Đồng thời không áp dụng đúng đắn việc giải thích pháp luật cho người dân hiểu, hoà giải còn đại khái và sai lầm. Biên bản hoà giải không phản ánh trung thực nội dung vụ án cũng như tâm tư nguyện vọng của các bên. Công tác giải thích pháp luật vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Hàng năm, số lượng các vụ án dân sự mà Toà án nhân dân thành phố Nam Định thụ lý và giải quyết là tương đối lớn so với điều kiện cơ sở vật chất và số lượng cán bộ Toà án nên không tránh khỏi tình trạng việc nhiều mà thiếu cán bộ. Do đó một số vụ án không được chuẩn bị đầy đủ về chứng cứ tài liệu trong hồ sơ, không thông báo đương sự đến toà được đầy đủ. Vì thế vụ án tạm thời không hoà giải được, phải trả lại hồ sơ để điều tra xác minh thêm, hoặc tiến hành chuẩn bị hoà giải lại . c, Kiến nghị : Để công tác hoà giải của Toà án vận dụng đúng đắn đường lối chủ trương của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và áp dụng thuận lợi nhanh chóng, tôi mạnh dạn xin đề xuất một số ý kiến sau đây nhằm giải quyết tốt hơn việc hoà giải vụ án dân sự tại Toà án . - Thứ nhất cần hoàn chỉnh thống nhất đồng bộ hệ thống pháp luật hiện nay nhất là các quy định trong Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình ... Bộ luật tố tụng dân sự 2004 trên cơ sở kế thừa các quy định hợp lý của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây đ• có những quy định mới, tiến bộ về trình tự, thủ tục, nội dung, nguyên tắc tiến hành hoà giải. Tuy nhiên thực tế hoà giải lại vô cùng phức tạp và mâu thuẫn. Do đó thực tiễn áp dụng các quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 về hoà giải tại Toà án gặp nhiều khó khăn vướng mắc như: chưa quy định rõ cụ thể về trách nhiệm chuyển giao giấy tờ tài liệu của Toà án hay quy định về việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức... Chính vì thế có tình trạng giấy triệu tập, giấy mời của Toà án không chuyển được đến tận tay đương sự hoặc Uỷ ban nhân dân x• phường, phòng địa chính ... không cộng tác ủng hộ Toà án trong việc điều tra xác minh phục vụ việc hoà giải. Toà án nhân dân tối cao nên có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về các quy định hoà giải trong Bộ luật tố tụng. Đồng thời cần xoá bỏ những mâu thuẫn chồng chéo trong luật nội dung để có đường lối giải quyết thông nhất. Trên cơ sở đó, xác định đúng địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng cũng như quan hệ pháp luật cần phải giải quyết. Như vậy việc hoà giải mới thực sự phát huy được vai trò tích cực trong xét xử . - Thứ hai : đối với các Thẩm phán trực tiếp tiến hành hoà giải ở địa phương cần phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ hoà giải xét xử. Việc hoà giải thành công vụ án dân sự bên cạnh những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, Thẩm phán cần phải có kinh nghiệm thực tế. Trong hoà giải vụ án hôn nhân gia đình không nên sắp xếp các Thẩm phán trẻ hoặc chưa từng kết hôn tiến hành hoà giải. Bởi lẽ để giải quyết các vướng mắc về tâm tư tình cảm, giải quyết các mâu thuẫn trong hôn nhân thì Thẩm phán cần có hiểu biết về đời sống gia đình cũng như tâm lý con người . Các vụ án tranh chấp dân sự thường có tỷ lệ hoà giải thành rất thấp do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó có nguyên nhân là trình độ một số cán bộ còn hạn chế, chưa nắm vững quy định pháp luật nên hiểu sai điều luật. Vì vây đương sự không thoả m•n với cách thức giải quyết của Toà án, việc hoà giải không đạt kết quả. Do đó việc không ngừng nâng cao bồi dưỡng trình độ cán bộ Toà án là vô cùng quan trọng trong thực tiễn hoà giải hiện nay. - Thứ ba : Hồ sơ vụ án phải được chuẩn bị chu đáo ngay từ khi bắt đầu thụ lý để tránh những thiếu sót dẫn đến tình trạng Thẩm phán không bao quát hết nội dung, tính chất của vụ án và không có cách thức hoà giải phù hợp . - Thứ tư : Trong quá trình hoà giải, để phát huy vai trò trung gian hoà giải của Toà án, Thẩm phán phải kiên trì từng bước, không được nóng vội hoặc chủ quan áp đặt ý chí của mình mà phải hướng các đương sự thoả thuận theo quy định của pháp luật, tôn trọng ý chí tự nguyện của họ. Chú trọng hơn nữa công tác giải thích pháp luật cho các đương sự để đương sự hiểu rõ vấn đề cùng các quyền và nghĩa vụ của mình để họ có thể tự thoả thuận thương lượng với nhau . - Thứ năm : Biên bản hoà giải phải phản ánh trung thực nội dung hoà giải, thành phần tham gia phiên hoà giải. Trong biên bản phải có đầy đủ chữ ký của Thẩm phán, thư ký ghi biên bản và các đương sự tham gia hoà giải . Phần III: Kết luận Hoà giải có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với công tác xét xử của Toà án nhân dân. Với các vụ án hoà giải thành, Toà án không phải tổ chức phiên xét xử, đương sự không phải đi lại nhiều lần. Với các vụ án hoà giải không thành, Toà án sẽ có đường lối giải quyết phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Như vậy, hoà giải góp phần để Toà án có điều kiện thúc đẩy giải quyết vụ án dân sự nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời giảm bớt việc xét xử oan sai. Tuy nhiên, thực tiễn hoà giải vụ án dân sự vẫn còn tổn tại nhiều bất cập. Thiết nghĩ, Nhà nước ta cần hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống pháp luật hơn nữa để công tác hoà giải có thể thực sự phát huy vai trò tích cực trong xét xử. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay, quá trình giao lưu hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân nảy sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Toà án làm tốt công tác hoà giải là góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền. Đó là một trong những cơ sở để kinh tế phát triển bền vững, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. danh mục tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân thành phố Nam Định năm 2001-2005 2. Bộ luật Dân sự năm 2005 3. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 4. Sổ thụ lý vụ án dân sự từ 2001-2005 5. Tạp chí Pháp luật 6. Tạp chí Toà án nhân dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn hoà giải vụ án dân sự của Toà án địa phương.Doc
Luận văn liên quan