Các công ty Nhà nước muốn chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty TNHN, công ty mẹ - công ty con thì đều phải vượt qua những thử thách lớn. Đã chuyển xong rồi, để hoạt động đúng theo mô hình của công ty mới lại là một thử thách lớn nữa, cần sự nỗ lực từ phía của các Doanh nghiệpcũng như cần có sự quan tâm trợ giúp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Vì vậy, cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần và công ty TNHN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp2005 để đảm bảo kế hoạch chuyển đổi đã đề ra trong Luật Doanh nghiệp2005. Hy vọng các QPPL về chuyển đổi công ty Nhà nước ngày càng phát huy vai trò tích cực trong cuộc sống, giúp các công ty Nhà nước thúc đẩy tiến trình chuyển đổi của mình.
MỤC LỤC
I. Khái quát về chuyển đổi công ty Nhà nước ở nước ta. 1
a. Công ty Nhà nước. 1
1. Khái niệm 1
2 Vai trò. 1
3. Bất cập. 2
b. Chuyển đổi công ty Nhà nước. 2
1. Khái niệm 2
2. Mục tiêu. 2
3. Thực tiễn. 3
II. Thực tiễn chuyển đổi công ty Nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực 4
a. Cổ phần hóa công ty EVNT 4
b. Khó khăn của EVNT 5
1. Khó khăn về tài chính. 5
2. Khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư giải quyết vấn đề thay đổi quản trị doanh nghiệpsau Cổ phần hóa. 6
c. Giải pháp cho EVNT 6
1. Giải pháp chung. 7
2. Giải pháp riêng cho công ty EVNT 7
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi công ty Nhà nước tại một doanh nghiệp cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Khái quát về chuyển đổi công ty Nhà nước ở nước ta
a. Công ty Nhà nước
1. Khái niệm
Công ty Nhà nước là Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệpNhà nước và các văn bản thi hành, có hai hình thức tồn tại, đó là Công ty Nhà nước độc lập và Tổng công ty Nhà nước .
Công ty Nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển. Công ty Nhà nước có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
2 Vai trò
Công ty Nhà nước có vai trò chủ đạo: thông qua công ty Nhà nước, Nhà nước có thể điều tiết được nền kinh tế, định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.
- Vai trò kinh tế: Công ty Nhà nước khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, đảm bảo đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.
-Vai trò chính trị: Công ty Nhà nước nắm những ngành đặc biệt quan trọng, liên quan đến an ninh quốc gia, có vị trí thiết yếu, chủ động định hướng xã hội và làm đối trọng trong phát triển hội nhập quốc tế.
- Vai trò về xã hội: Đảm bảo cơ bản phát triển vùng miền, đảm nhận sản xuất các hàng hóa công cộng thiết yếu, là nơi giải quyết vấn đề lao động tốt nhất, nơi Người lao động thể hiện một số quyền chính trị.
3. Bất cập
Thứ nhất, công ty Nhà nước được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan Nhà nước chứ không phải do yêu cầu khác quan của trình độ phát triển Lực lượng sản xuất dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
Thứ hai, quy mô chưa lớn, công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả lao động thấp, thiếu sức cạnh tranh.
Chính những tồn tại này đã đặt ra chủ trương chuyển đổi để phát triển công ty Nhà nước của Nhà nước , Chính phủ và đã đạt được những kết quả quan trọng.
b. Chuyển đổi công ty Nhà nước
1. Khái niệm
Chuyển đổi công ty Nhà nước là việc thay đổi hình thức sở hữu vốn, tài sản trong Doanh nghiệpvà thay đổi cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhà nước nhằm tạo ra một cơ chế hoạt ddoonhj hợp lý hơn, có hiệu quả kinh tế hơn.
Chuyển đổi công ty Nhà nước có nhiều hình thức khác nhau: Cổ phần hóa công ty Nhà nước , bán toàn bộ công ty Nhà nước , giao công ty Nhà nước cho tập thể Người lao động trong công ty, qua đó, công ty Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty mẹ - công ty con.
2. Mục tiêu
Việc chuyển đổi công ty Nhà nước nhằm mục tiêu:
- Cơ cấu lại sở hữu của công ty Nhà nước , khắc phục sự can thiệp quá rộng vào tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp.
- Huy động thêm nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện cho chủ thể kinh tế phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh.
- Đảm bảo bình đẳng các Doanh nghiệp, phát huy năng lực công ty Nhà nước .
- Tạo điều kiện cho Người lao động góp vốn thật sự làm chủ công ty và có việc làm, tăng thu nhập.
3. Thực tiễn
Năm 2007, ước tính chuyển đổi được trên 160 Doanh nghiệp, trong đó Cổ phần hóa trên 90 Doanh nghiệp.
Theo số liệu Bộ Tài chính, năm 2008, cả nước chỉ chuyển đổi được 74 Doanh nghiệpNhà nước , bằng 25% kế hoạch và chưa bằng 50% so với số tiến hành năm 2007.
Dự kiến cuối năm 2010, cả nước sẽ chỉ còn 554 Doanh nghiệp100% vốn Nhà nước , trong đó có 26 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, 178 Doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường; 150 Doanh nghiệpthành viên các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước .
Nếu muốn hoàn thành kế hoạch, trong hai năm 2009, 2010, chúng ta sẽ phải Cổ phần hóa xong trên 800 trường hợp.
Tuy nhiên, việc Cổ phần hóa công ty Nhà nước vào năm 2010 khó hoàn thành mục tiêu.Tốc độ Cổ phần hóa tiến hành chậm so với kế hoạch do những thực tế: một số bộ phận lãnh đạo, Người lao động chưa nhận thức đúng đắn về công cuộc đổi mới, thực tế tình hình kinh tế khó khăn, một số bộ, ngành, địa phương, công ty chưa quán triệt đúng, chưa nghiêm chỉnh chấp hành Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước … cùng với những vướng mắc của công ty Nhà nước về tài chính, hành chính, quản trị Doanh nghiệp…
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là một đơn vị cụ thể về công ty Nhà nước độc lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương Cổ phần hóa , có quyết định cho phép Cổ phần hóa tiến hành công tác Cổ phần hóa từ cuối 2007.
II. Thực tiễn chuyển đổi công ty Nhà nước tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
a. Cổ phần hóa công ty EVNT
Cổ phần hóa công ty Nhà nước là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cổ phần hóa là việc chuyển công ty Nhà nước từ chỗ nó chỉ thuộc sở hữu của Nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều cổ đông. Cổ phần hóa thực chất là bán một phần hoặc toàn bộ Doanh nghiệpthông qua hình thức bán cổ phần của Nhà nước nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu công ty Nhà nước , tạo động lực cho người có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và Người lao động trong công ty tích cực tham gia lao động vì lợi ích chính đáng, đồng thời thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Căn cứ quyết định 384/QĐ-TTg ngày 3/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Cổ phần hóa các đơn vị thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam giai đoạn 2007 – 2008, Quyết định số 112/QĐ-EVN-HĐQT ngày 27/2/2008 của HĐQT tập đoàn Điện lực về việc Cổ phần hóa công ty Viễn thông Điện lực (EVNT), hiện tại, công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã thành lập tổ công tác Cổ phần hóa của công ty, đứng ra nghiên cứu, lập đề án chuyển đổi thành công ty cổ phần trình cơ quan có thẩm quyền. Công ty EVNT đã tiến hành thuê công ty tư vấn SSI định giá doanh nghiệp, quy định giá khởi điểm… và trình lên tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN (công ty mẹ EVNT) đề án chuyển đổi sang công ty cổ phần. Tháng 1/2009, EVNT đã phát hành hồ sơ chào giá đối với ba cổ đông chiến lược và thuê văn phòng luật sư tư vấn đàm phán, soạn thảo hoạt động với các đối tác chiến lược này.
Kế hoạch chuyển đổi công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là sẽ Cổ phần hóa xong trong năm 2008, tuy nhiên, hiện tại, EVNT cũng mới chỉ đang thực hiện các bước tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần bởi trong quá trình thực tế việc chuyển đổi, EVNT đã gặp không ít khó khăn.
b. Khó khăn của EVNT
1. Khó khăn về tài chính
Là một doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, cung cấp các dịch vụ điện thoại, internet, cho thuê kênh riêng, công ty cũng phải tiến hành xây dựng những công trình trạm thu – phát sóng, kéo cáp kết nối truyền kênh cho khách hàng, trong quá trình kinh doanh không tránh khỏi việc gặp những rủi ro, có những hợp đồng kinh tế cho khách hàng thuê kênh sau đó khách hàng lại nợ cước, không trả trong một thời gian dài. EVNT cũng đang phải khởi kiện khách hàng để đòi khoản tiền nợ cước song thời gian xử kiện kéo dài, khoản nợ khó đòi chưa được giải quyết, gây khó khăn trong việc xác định giá trị công ty.
Bên cạnh đó, việc quyết toán các công trình xây dựng của công ty đang tiến hành quá chậm, nguyên nhân là do lúc đầu tư cơ sở hạ tầng, công ty đã triển khai trên phạm vi rộng toàn quốc để đáp ứng cho việc nhanh chóng đưa dịch vụ vào cung cấp cho khách hàng. Các công trình đầu tư dồn dập và có những công trình đã đưa vào sử dụng mấy năm rồi vẫn chưa được quyết toán. Hiện nay, công ty đang thúc đẩy hoàn thiện công tác quyết toán công tác quyết toán các công trình đầu tư xây dựng hoàn thành để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Cổ phần hóa công ty trong thời gian gần nhất.
2. Khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư giải quyết vấn đề thay đổi quản trị doanh nghiệpsau Cổ phần hóa
Mục tiêu của EVNT khi kêu gọi, lựa chọn đối tác chiến lược là để tập trung phát triển chiến lược dài hạn của công ty. Đối tác đó là các nhà khai thác viễn thông uy tín trên thế giới có khả năng tài chính mạnh, năng lực quản lý tốt, trình độ công nghệ tiên tiến và mong muốn sử dụng mở rộng thông tin bằng cách liên kết hoặc tham gia đầu tư vào các doanh nghiệphoạt động trong cùng lĩnh vực sẵn có trong thị trường mà họ muốn mở rộng hoạt động.
Mục tiêu đặt ra là không tập trung vào các đối tượng là các nhà đầu tư tài chính thuần túy (ví dụ như các quỹ đầu tư) vì những nhà đầu tư này thường chỉ quan tâm tới lợi nhuận ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể xem xét đến các đối tượng này trong trường hợp đã chọn được nhà đầu tư chiến lược chính như nêu ở trên hoặc khi họ đi cùng với các nhà khai thác viễn thông quốc tế với tư cách một tổ hợp để tham gia cùng đầu tư vào EVNTelecom.
Tuy nhiên, do tác động của sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nói chung và khủng hoảng kinh tế Việt Nam nói riêng, do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán đang đi xuống, công ty EVNT cũng đang rất khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư, kêu gọi các cổ đông chiến lược và xúc tiến việc chào bán các cổ phần lần đầu ra công chúng. Việc thị trường chứng khoán sụt giảm đến 70% đã tác động nghiêm trọng đến việc các nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào công ty cổ phần hay không, tạo cho các nhà đầu tư tâm trạng dè dặt khi quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, thực tế nền kinh tế suy thoái hiện nay còn tạo ra những khó khăn cho thu nhập của Người lao động , nhất là với Người lao động phải vay vốn ngân hàng để mua cổ phiếu.
c. Giải pháp cho EVNT
1. Giải pháp chung
Nhìn chung, giải quyết cho những khó khăn của các Doanh nghiệpchuyển đổi công ty Nhà nước , Nhà nước cần cần tăng cường hơn nữa cải cách hành chính, có biện pháp hợp lý và hiệu quả đối với căn bệnh vô cảm, lạnh lùng của một bộ phận công chức, quan chức trong bộ máy công quyền.
Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành nhiều giải pháp, hỗ trợ các công ty tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh quá trình Cổ phần hóa , giao, bán, khoán, cho thuê Doanh nghiệpNhà nước đồng thời xây dựng một số tập đoàn kinh tế với nòng cốt là các công ty Nhà nước :
- Về quy mô, vốn bình quân ít nhất là 1 tỷ USD;
- Về sở hữu, ngoài công ty Nhà nước còn công ty cổ phần thành viên, Doanh nghiệpkhác;
-Về ngành nghề đa dạng hóa, chuyên môn hóa những lĩnh vực thế mạnh;
- Về cơ cấu tổ chức, có thể sử dụng bộ máy tổ chức công ty mẹ phối hợp hoạt động trong tập đoàn.
2. Giải pháp riêng cho công ty EVNT
Công ty Viễn thông Điện lực vốn là công ty Nhà nước độc lập, được thành lập để kinh doanh dịch vụ viễn thông trên cơ sở hạ tầng là cáp quang đường điện của công ty mẹ là tập đoàn Điện lực Việt Nam. Kế hoạch chuyển đổi sang công ty cổ phần đã được Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt và giao nhiệm vụ hoàn thành trong năm 2008. Tuy nhiên, EVNT cũng đang gặp những khó khăn chung như các công ty Nhà nước khi thực hiện chuyển đổi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay. Vì vậy, cần:
- Trước hết, cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, phải đẩy mạnh naag cao chất lượng dịch vụ, thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của công ty. Có như vậy mới thu hút được đối tác chiến lược, đảm bảo vốn đầu tư vào công ty cổ phần để xác định lại cơ cấu vốn trong công ty.
- Thứ hai, đối với khó khăn tài chính khi định giá Doanh nghiệp, những khoản nợ khó đòi, EVNT cần phải thực hiện khoanh nợ, giải quyết khẩn trương việc đòi nợ trong thời gian ngắn nhất, có thể bằng cách thuê luật sư tư vấn đòi nợ đối với những món nợ mà đối tác ở nước ngoài. Ngoài ra, đối với những món nợ mà đối tác có nguy cơ phá sản hoặc đã phá sản, thời gian đòi nợ kéo dài, EVNT có thể đưa vào danh mục các khoản thu nhưng không có khả năng thu hồi được và đưa ra ngoài giá trị Doanh nghiệpcần xác định để định giá Doanh nghiệpCổ phần hóa theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định 109/CP.
- Thứ ba, để việc Cổ phần hóa tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, EVNT cần phải nghiên cứu kỹ hệ thống QPPL liên quan đến công tác Cổ phần hóa , đẩy mạnh công tác quyết toán các công trình, tạo điều kiện cho việc xác định giá trị Doanh nghiệpđược chính xác hơn, không gây thất thoát trong quá trình Cổ phần hóa . Đồng thời, EVNT nên thuê một đơn vị tư vấn trong suốt quá trình tiến hành, lập đề án cụ thể, lập kế hoạch hoàn chỉnh để có phương hướng tốt cho việc thực hiện. Đơn vị tư vấn Cổ phần hóa sẽ cùng EVN thương lượng, đàm phán, soạn thảo HĐLĐ với các đối tác chiến lược.
- Thứ 4, cần theo dõi, bám sát thị trường chứng khoán thế giới và trong nước để có kế hoạch triển khai trước khi tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Nếu thị trường chứng khoán xuống quá thấp như hiện nay, EVNT có thể xem xét bỏ qua lần IPO đầu tiên.
Trên đây là một số kiến nghị mà EVNT có thể xem xét nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần.
KẾT LUẬN
Các công ty Nhà nước muốn chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty TNHN, công ty mẹ - công ty con thì đều phải vượt qua những thử thách lớn. Đã chuyển xong rồi, để hoạt động đúng theo mô hình của công ty mới lại là một thử thách lớn nữa, cần sự nỗ lực từ phía của các Doanh nghiệpcũng như cần có sự quan tâm trợ giúp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Vì vậy, cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần và công ty TNHN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp2005 để đảm bảo kế hoạch chuyển đổi đã đề ra trong Luật Doanh nghiệp2005. Hy vọng các QPPL về chuyển đổi công ty Nhà nước ngày càng phát huy vai trò tích cực trong cuộc sống, giúp các công ty Nhà nước thúc đẩy tiến trình chuyển đổi của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình luật thương mại - tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006;
2. Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, Giao trình luật kinh tế - tập 1, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2006;
3. Luật Doanh nghiệpNhà nước 2003;
4. Luật Doanh nghiệp2005.
5. Phạm Thị Lê Hiền, Chuyển đổi công ty Nhà nước và thực tiễn chuyển đổi tại công ty Thông tin Viễn thông Điện lực, luận văn thạc sỹ luật học, 2009;
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ- Thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi công ty Nhà nước tại một DN cụ thể.doc