Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị
Mở bài
Hiện nay trong công cuộc đổi mới ở nước ta cải cách tư pháp đang được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Và đang tích cực triển khai, coi Đảng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình nhà nước pháp quyền.
Trong bối cảnh đó, Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và nghị quyết 49-NQ/TW nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian tới. Các nghị quyết này đề cập đến việc phân định thẩm quyền của tòa án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tòa án nhân dân được phân thành tòa án sơ thẩm khu vực, tòa án phúc thẩm, tòa án thượng thẩm và tòa an nhân dân tôi cao. Riêng đối với tòa án quân sự thì cần phải xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân, những vụ án lien quan đến bí mật quân sự .
Như vậy theo nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp thì hệ thống tòa án nước ta sẽ có thay đổi cơ bản về mô hình tổ chức. Tòa án địa phương sẽ được thay thế bởi tòa án sơ thẩm khu vực và tòa án thẩm, các tòa phúc thẩm và tòa án nhân dân tối cao sẽ chuyển đổi thành Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực.
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cần có sự đổi mới đồng bộ về pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho sự phân định lại thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp, đồng thời cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện lại việc phân định lại thẩm quyền xét xử hợp lý và đạt hiệu quả cao.
A. Mở bài
B. Thân bài
I. Nhận thức chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp.
1.Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự.
2.Phân loại thẩm quyền xét xử.
3.Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự.
4.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Toàn án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.
5.Thẩm quyền xét xử theo đối tượng.
II. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị.
1.Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp theo quy định của BL TTHS năm 2003.
2.Những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự theo BL TTHS hiện hành.
3.Nguyên nhân của những bất cập , vướng mắc.
4.Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp.
C. Kết luận.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mở bài
Hiện nay trong công cuộc đổi mới ở nước ta cải cách tư pháp đang được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Và đang tích cực triển khai, coi Đảng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình nhà nước pháp quyền.
Trong bối cảnh đó, Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và nghị quyết 49-NQ/TW nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian tới. Các nghị quyết này đề cập đến việc phân định thẩm quyền của tòa án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tòa án nhân dân được phân thành tòa án sơ thẩm khu vực, tòa án phúc thẩm, tòa án thượng thẩm và tòa an nhân dân tôi cao. Riêng đối với tòa án quân sự thì cần phải xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân, những vụ án lien quan đến bí mật quân sự….
Như vậy theo nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp thì hệ thống tòa án nước ta sẽ có thay đổi cơ bản về mô hình tổ chức. Tòa án địa phương sẽ được thay thế bởi tòa án sơ thẩm khu vực và tòa án thẩm, các tòa phúc thẩm và tòa án nhân dân tối cao sẽ chuyển đổi thành Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực.
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cần có sự đổi mới đồng bộ về pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho sự phân định lại thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp, đồng thời cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện lại việc phân định lại thẩm quyền xét xử hợp lý và đạt hiệu quả cao.
B.Thân bài:
I. Nhân thức chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án nhân dân các cấp.
Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự
“ Thẩm quyền “ là một khái niệm quan trọng, trọng tâm của khoa học pháp lý. Thuật ngữ “ thẩm quyền “ bắt nguồn từ tiếng latinh “ competentia “. Theo từ điển luật học thì “ thẩm quyền “ là “ quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.
Về lý luận, quyền lực Nhà nước của bất kì Nhà nước nào cũng bao gồm ba loại quyền này: Quyền lập pháp, Quyền hành pháp và Quyền tư pháp. Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước bắt nguồn từ thẩm quyền của Nhà nước. Mỗi cơ quan Nhà nước có chức năng nhiệm vụ khác nhau và hoạt động trong một lĩnh vực nhất định do pháp luật quy định. Ở nước ta tòa án là cơ quan Nhà nước được Quốc hội cho trực tiếp thực hiện quyền tư pháp có chức năng xét xử các vụ án để bảo vệ pháp luật và đảm bảo công bằng xã hội. Chức năng của tòa án là có quyền xét cử các vụ án. Quyền xét xử thuộc về Tòa án được hiểu là thẩm quyền xét xử, khi xác định thẩn quyền xét xử sơ thẩm của một tòa án, cần phảo xác định đồng thời ba nhóm dấu hiệu là: Những dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm hoặc vụ án, những dấu hiệu về không gian thực hiện tội phạm, những dấu hiệu lien quan đến người phạm tội. Như vậy thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự là quyền của tòa án được xét xử vụ án hình sự do pháp luật tố tụng hình sự quy định trên cơ sở dấu hiệu về tính nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, tính phức tạp của vụ án địa điểm xảy ra tội phạm và địa điêm nhân than của vùng phạm tội.
Phân loại thẩm quyền xét xử.
Quy định thẩm quyền xét xử của các tòa án trong lĩnh vực hình sự ở mỗi Quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Hệ thống pháp luật, cách thức tổ chức của các cơ quan tư pháp, trình đọ năng lực của thẩm phán, điều kiện xét xử… mà việc quy định về thẩm quyền xét xử cũng khác nhau.
Ở Việt Nam, Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, thẩm quyền xét xử của tòa án cũng được quy định hỗn hợp.
Thẩm quyền xét xử có ba loại:
- Thẩm quyền xét xử theo việc
- Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
- Thẩm quyền xét xử theo đối tượng
Việc phân loại đó được thực hiện thong qua việc xem xét tổng thể một số dấu hiệu sau:
+ Căn cứ vào tính nghiệm trọng, phức tạp của tội phạm hoặc vụ án để phân dịnh thẩm quyền, xét xử. Theo đó, tội phạm càng nghiêm trọn, vụ án tố tụng càng phức tạp thì đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng phải có năng lực càng cao.
+ Căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ chính là không gian thự hiện tội phạm hoặc hành vi tố tụng.
+ Thẩm quyền xét xử theo đối tượng: Căn cứ vào các dấu hiệu liên quan đến người phạm tội để xác định thẩm quyền xét xử.
Ở Việt Nam việc xác định thẩm quyền theo đối tượng là phân định thẩm quyền giữa Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân.
Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền xét xử thẩm quyền hình sự.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong cả quá trình xét xử vụ án.
* Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Nhằm kiềm chế và làm giảm tội phạm hình sự cầ phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm.
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự một cách rõ rang và hợp lí sẽ hạn chế được các tranh chấp về thẩm quyền, vụ án sẽ được giải quyết kịp thời và chính xác hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm.
* Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ bảo đảm được quyền tự do dân chủ của công dân.
- Đ3 HP 1992 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ Nhà nước bảo đảm và khong ngừng pháp huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân “
Việc quy định thẩm quyền xét xử cũng cần phải hợp lí và khả thi.
Việc bảo đảm những quyền tự do dân chủ đó của công dân cũng góp phần cũng góp phần quan trọng để làm rõ sự thật của vụ án, giúp cơ quan tiến hánh tố tụng giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng, chính xác bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng hìh sự.
* Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm sẽ bảo đảm tính tiết kiệm và hậu quả của các hoạt động tố tụng
.
- Tiết kiệm chi phí cho hoạt động tố tụng.
- Việc phân định hợp lý thẩm quyền xét xử sơ thẩm cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người tham gia tố tụng.
* Việc phân định tẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.
Các cơ quan tư pháp của nước ta hiện nay đang được tổ chức theo địa giới hành chính từ cấp Huyện, cấp Tỉnh đến cấp Trung Ương…Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở để tổ chức bộ máy Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.
* Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm là cơ sở cho việc xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giảm đốc thẩm.
* Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đảm bảo cho việc xét xử chính xác, khách quan các vụ án hình sự.
Dựa vào tổ chức năng lực của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán.
4. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.
a, Thẩm quyền xét xử theo việc.
* Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện
Thẩm quyền xét xử theo vụ việc của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của bộ luật TTHS 2003 bao gồm các hoặc tội phạm có mức hình phạt cao nhất theo quy định BLHS 1999 là 15 năm tù những tội phạm được pháp luật quy định tại điểm a, b, c Đ 170 BLTTHS
Việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện cũng là một biện pháp giúp giảm lượng án tồn đọng ở Tòa án cấp tỉnh và tòa án phúc thẩm, Toàn án nhân dân tối cao.
* Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biết nghiêm trọng ( khung hình phạt 15 năm tù ). Những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện, những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng tòa an nhân dân dân cấp tỉnh thấy cần thiết phải lấy lên xét xử do tính chất đặc biệt của vụ án ( những vụ án mà bị cáo là thẩm phán kiểm sát viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao….).
b. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ ( Đ171 BLTTHS 2003 ).
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
Vụ án về tội phạm xảy ra ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của tòa nhân dân cấp tỉnh mà không phụ thuộc vào loại tội phạm được thực hiện.
Việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đ 172 BBLTTHS 2003 quy định về thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước CHXHCN Việt Nam.
5. Thẩm quyền xét xử theo hoạt động.
Đối tượng phạm tội được xem xét là một trong những dấu hiệu để xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án ở Việt Nam, phân định thẩm quyền theo đối tượng chính là phân định thẩm quyền xét xử giữa tòa án nhân dân và tòa án quân sự ( Đ 3 pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự 2002.).
II. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân các cấp và một số kiến nghị.
1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của BLTTHS-2003
Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2002 trung bình mỗi năm các tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm khoảng 28730 vụ
.
Số lượng các vụ án do tòa phúc thẩm tối cao xét xử còn nhiều, các tòa án này phải xét xử lưu động tại các địa phương, đây cũng là một nguyên nhân bù đủ tỉ lệ xét xử của các tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao chưa cao.
Trước thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng để kịp thời giải quyết tình trạng trên.
* Tình hình hoạt động của các Tòa án nhân dân cấp huyện đã được tăng thẩm quyền
Các tòa án cấp huyện lần lượt được tăng thẩm quyền cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Nói chung, số lượng các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền mới mà các tòa án được tăng thẩm quyền tăng bình quân khoảng 30 vụ/ 1 năm/ 1 tòa án. Tăng 100 vụ/ 1 năm tập trung ở TP HCM, HN, HP,…
Các tòa án nhân dân cấp huyện mới được tang them quyền để có nhiều cố gắng để đua các vụ án ra xét xử trong thời hạn theo quy định của pháp luật nên hầu hết không có án quá hạn luật định.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các tòa án nhân dân cấp huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.
* Tình hình hoạt động của các tòa án nhân dân cấp huyện chưa được giao thực hiện thẩm quyền xét xử mới theo quy định tại K1 – Đ 170 BLTTHS 2003. hiện nay, cả nước còn 192 tòa án nhân dân cấp huyện chưa được giao thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của tòa ná này đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay.
* Thực trạng về sô lượng trình độ chính trị các bộ, điều kiện cơ sở vật chất của các tòa án nhân dân cấp huyện.
* Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ của tòa án nhân dân cấp huyện.
- Đối với các đơn vị đã được tăng thẩm quyền số lượng và trình độ ngày càng được nâng lên.
- Đối với các đơn vị chưa được tăng thẩm quyền tăng biên chế phân bổ cho 192 tòa án cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền xét xử là 1633 các tòa án hiện nay có 1497 người.
* Cơ sở vật chất của các tòa án nhân dân câp huyện trong 3 năm 2005, 2006, 2007. Ngành tòa án được tiến hành đầu tư xây dựng mức 132 trụ sở, tòa án nhân dân cấp huyện, trong đó đã được hoàn thành 90 trụ sở, đồng thời cải tạo , mở rộng trụ sở làm việc cho 247 tòa án cấp huyện, đã hòan hành 178 trụ sở.
Việc đầu tư về trụ sở điều kiện phương tiện giúp cho tòa án đã được tăng thẩm quyền hoặc chưa được tăng thẩm quyền được tăng cường hơn về cơ sở vật chất, điều kiện...
* Thực trạng hoạt động, năng lực cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan điều tra và viện kiểm sát cấp huyện
- Cơ quan điều tra.
+ Cơ quan điều tra các cấp đã huy động nhiều cán bộ nhiều chiến sĩ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra ở các học viện.
+ Về cơ sở vật chất của các cơ quan điều tra cấp huyện thực hiện đúng theo lộ trình cải cách tư pháp nhất là hệ thống giam giữ của cơ quan công an các đơn vị địa phương.
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện các quy trình, quy chế trong gia giữ.
- Viện kiểm sát nhân dân.
Trong những năm qua, viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức quán triệt các nghị quyết của ủy ban thường vụ toàn ngành, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo các viện kiểm sat nhân dân địa phương củng cố bộ máy tổ chức, kiện toàn cán bộ lãnh đạo.
Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung sắp xếp cán bộ điều động kiểm sát viện, các bộ có năng lực cho các đơn vị được tăng thẩm quyền thường xuyên tổ chức kiểm tra, lý dẫn các viện kiểm sát cấp huyện được tăng thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về nghiệp vụ...
Như vậy: Đối với các đơn vị đã được tăng thẩm quyền, tùy số lượng vụ án tăng lên, tính chất mức độ, phức tạp cũng tăng lên so với trước nhưng việc giải quyết vẫn đảm bảo tiến độ theo hạn luật định.
Đối với các đơn vị chưa được tăng tham quyền, viện kiểm sát nhân dân tối cao đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo đủ diều kiện thực hiện thẩm quyền mới ki được quốc hội giao.
* Một số nhận xét rút ra từ việc thực hiện tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân câp huyện.
- Số lượng các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án cấp tỉnh giảm, số lượng án phúc thẩm của tòa án phúc thẩm, tòa án nhân dân tối cao cũng giảm tương ứng.
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy Đảng vè chính quyền địa phương.
- Tòa án nhân dân cấp huyện phải bám sát tình hình hoạt động thực tế của các đơn vị, tránh khuynh hướng chủ quan, áp đặt.
- Đảm bảo tính đồng bộ trong thẩm quyền xét xử
- Việc tưng thẩm quyền cho các tòa án nhân dân cấp huyện là một chủ trang liên quan tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhưng để thực hiện có hiệu quả củ trương đó, cần có sự thống nhất về nhận thức
2. Những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự theo BLTTHS hiện hành.
* Nhũng bất cập trong các quy định của pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án nhân dân tối cao các cấp.
- Thứ 1 quy đinh về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh tại K2 – Đ 170 BLTTHS trong đó có quy định tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền lấy những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân cấp tỉnh được lấy vụ án thuộc thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện lên để xét xử.
- Thứ 2 còn tồn tại những điểm bất bất hợp lý trong cách diễn đat điều luật.
- Thứ 3 BLTTHS không có quy định phân biệt thẩm quyền xét xử giữa tòa án nhân dân và tòa án quân sự. Việc quy định này chỉ trong pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự là văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn.
* Nhng bất cấp, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự.
1. Vướng mắc trong thủ tục xác định thẩm quyền của tòa án
2. Hiện nay các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đang rất lúng túng trong việc xác định thẩm quyền trong vụ án có yếu tố nước ngoài.
3. Việc xác định thẩm quyền xét xử tòa án nhân dân theo đối tượng cũng đang gặp nhiều vướng mắc trog thực tiễn.
* Những bất cập, vướng mắc trong công tác tổ chức và cơ sở vật chất.
Khi thực hiện việc tăng thẩm quyền cho tòa án nhân dân các huyện ngành tòa án cũng phải đối mặt với những khó khăn về kinh phí, về nguồn cán bộ.
- Việc tăng thẩm quyền cho các tòa án cấp huyện cũng có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp khác.
- Một số tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay vẫn chưa được sự quan tâm, bố trí địa điểm xây dựng trụ sở làm việc đạt yêu cầu làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác của tòa án và gay không ít khó khăn cho lộ trình tăng thẩm quyền cho các tòa án nhân dân cấp huyện. Mà Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội đề ra.
3. Nguyên nhân của những bất cấp, vướng mắc
Thứ nhất, xuất phát từ chính trong những quy định pháp luật BLTTHS hiện hành và các văn bản hiến pháp vẫn chưa đầy đủ, có nhiều vấn đề tồn tại trên thực tế vẫn chưa được đề cập để tồn tại trên thực tế vẫn chưa được để cập đến. Có nhiều nội dung chưa được đưa vào BLTTHS mà chỉ quy định trong các văn bản dưới luật làm cho hiệu lực ủ quy định không cao và giảm tính phổ biến của các quy định pháp luật.
- Một số quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ theo việc chưa được quy định cụ thê chi tiết mà chỉ dừng lại ở mức độ lý giải nên để dẫn đến sai sót, thiếu thống nhất khi áp dụng.
- Về thẩm quyền xét xử, có nhiều quy định chưa rõ ràng.
- Vấn đề ủy quyền tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra đặc biệt là viện kiểm sát cấp trên đối với cơ quan điều tra viên kiểm sát cấp dưới ccungx đang gây ra những bất cấp nhất định.
- Các quy định về chuyển vụ án khi không phúc thẩm quyền xét xử cũng chưa rõ ràng.
4. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về thẩm xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án nhân các cấp.
a. Yêu cầu đối với việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án các cấp.
Nghị quyết số 08 – NQ/ TW đẫ đề cập một cách toàn diện vấn đề cải cách tư pháp trong đó đưa ra cả những quan điểm chung và chủ trương, giải pháp cụ thể dối với từng cơ quan tư pháp.
Việc đối mới về tổ chức và hoạt động của tòa án các cấp trước những đòi hỏi của cải cách tư pháp cần phải được đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu xác định lại thảm quyền xet xử hợp lí cho tòa án các cấp.
Yêu cầu bảo đảm quyền con người và hiệu quả của hoạt động tố tụng.
- Yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp tương ứng với thẩm quyền xét xử mới.
b. Một số kiến nghị.
* Sửa đổi một số điều của tư pháp
- Cần sửa đổi Đ 127, Đ 135 hiếp pháp, nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi các điều này của hiếm pháp theo hướng dẫn cho cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân cáp tỉnh thực hiện sự lãnh đạo chỉ đạo và giám sát đối với hoạt động và tổ chức cảu tòa án sơ thẩm khu vực và tòa án nhân dân cấp tỉnh.
* Hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự
Việc hoàn thiện các quy định cuả pháp luật TTHS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án cần được thực hiện theo các hướng mag Nghị quyết 49 – NQ/ TW của bboj chính trị xác định rõ chức năng các cơ quan tư pháp.
- Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm
- Nguyên tắc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực
- Mô hình tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực
- Hoàn thiện quy định về tranh chấp thẩm quyền xét xử
- Hoàn thiện quy định về chuyển vụ án.
* Sửa đổi luật tổ chức tòa án nhân dân, sửa đổi và bổ sung toàn diện các quy định của luật này để điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp, trong đó có tòa án sơ thẩm khu vực.
* Sửa đổi pháp lênh thẩm phán phúc thẩm nhân dân là một trong những văn bản quan trọng quy định một cách chi tiết về tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán và hội thẩm nhân dân, nhiệm vụ quyền hạn cũng như các chế độ đối với thẩm phán và hội thẩm. Do vậy khi thay đổi về mặt thẩm quyền xét xử cũng như cần sửa đổi toàn diện các quy định của pháp lệnh này để xây dựng lại hệ thống các chức danh thẩm phán phù hợp với mô hình tổ chức mới của tòa án các cấp.
* Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan
Để tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho việc hoàn thiện về tổ chức đó cần hoàn thiện các quy định có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố và điêu tra phù hợp với mô hình và hoạt động cảu cơ quan tòa án được tổ chức theo thẩm quyền xét xử.
C. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu một cách toàn diện về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân ta thấy thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án nhân dân các cấp là một chế định quan trọng trong tố tụng hình sự. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự có ý nghĩa quan trọng về khía cạnh chính trị xã hội cũng như ý nghĩa pháp lý. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có nhiều sửa đổi so với bộ luật TTHS năm 1988 theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử cho toà án nhân dân cấp huyện. Trong những năm qua, các toà án đã từng bước thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định của bộ luật TTHS năm 2003 với việc tăng thẩm quyền xét xử cho toà án nhân dân cấp huyện và đạt được kết quả đáng kể. Cuối cùng là chiến lược cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo hướng phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo hướng phân định thẩm quyền không phụ thuộc địa giới hành chính.
MỤC LỤC
Mở bài
Thân bài
I. Nhận thức chung về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp.
1.Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự.
2.Phân loại thẩm quyền xét xử.
3.Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự.
4.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Toàn án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.
5.Thẩm quyền xét xử theo đối tượng.
II. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị.
1.Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp theo quy định của BL TTHS năm 2003.
2.Những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự theo BL TTHS hiện hành.
3.Nguyên nhân của những bất cập , vướng mắc.
4.Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp.
Kết luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Trần Thị Lê Na. Hoàn thiện quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân các cấp và một số kiến nghị.doc