Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu)

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Trước tiên để phát triển con người toàn diện thì cần phải có một sức khỏe tốt, nếu không có một thể lực mạnh khỏe thì khó có thể làm được việc gì. Hồ Chí Minh cũng đãn rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mõi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội thúc đẩy đất nước phát triển. Vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân đang là mối quan tâm của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và được thể hiện nhất quán trong nghị quyết Trung ương khóa VII là: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của chính quyền, ”. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 có đưa ra mục tiêu chung là : Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. (12) Đặc biệt là việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người nghèo nói chung và người nghèo dân tộc thiểu số nói riêng, được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đặc biệt quan trọng là các văn bản về đảm bảo quyền được khám chữa bệnh và tăng cường khả năng tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ y tế của mọi người dân thông qua các chính sách phát triển bảo hiểm y tế và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Như: Quyết định 135/1998/QĐ - TTg năm 1998, được Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 186/2001/QĐ - TTg về chương trình phát triển kinh tế xã hội cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn, đó là: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La và Lai Châu. Năm 2002, ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 06 – CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong đó nêu rõ: “Cần phải xây dựng các chính sách y tế ưu tiên cho người dân sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao sức khỏe người dân”. Được sự quan tâm ngày càng nhiều của Đảng và Nhà nước, trên thực tế là, tại rất nhiều xã miền núi các trạm y tế với đội ngũ thầy thuốc đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về chữa bệnh cho nhân dân. Thực trạng đó thể hiện qua số lượt người dân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã ngày một tăng lên. Lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào các thầy thuốc tây y ngày càng được củng cố. Có thể có một cái nhìn khái quát là hệ thống y tế Nhà Nước ở các cơ sở đã có nỗ lực lớn thu hút người dân miền núi đến khám và chữa bệnh. Đó là một khía cạnh đáng mừng, tuy nhiên thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các dân tộc thiểu số có số dân quá ít như dân tộc La Hủ còn đang tồn tại rất nhiều bất cập. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách, chương trình dự án nhằm nâng cao đời sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng các dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc La Hủ. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng dân tộc La Hủ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống cộng đồng dân tộc La Hủ phần nào được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên , do một số hạn chế: địa bàn cư trú khó khăn, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, còn kém nên mặc dù được Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ phát triển sản xuất, nhưng dân tộc La Hủ vẫn là dân tộc có mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào La Hủ còn nhiều hạn chế. Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu dựa trên các kiến thức của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương nhằm làm rõ vấn đề “thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. Qua nghiên cứu giúp cho việc củng cố và hoàn thiện hơn hệ thống lý luận của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương. Đồng thời từ cái nhìn khái quát hóa, trừu tượng hóa mở ra một số hướng tiếp cận về hoạt động y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số dưới góc độ xã hội học, gợi mở những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn sâu hơn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Dưới góc độ tiếp cận của xã hội học cho chúng ta thấy rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số La Hủ ở xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao – thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của cán bộ y tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Giúp chúng ta thấy rõ được sự đánh giá của người dân về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng y tế. Đề xuất giải pháp để khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại phát huy vai trò đội ngũ cán bộ y tế của dân tộc La Hủ ở huyện Mường Tè nói riêng và cả nước nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập về chuyên ngành xã hội học tôi tập trung làm rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu về một số vấn đề sau: * Thực trạng về kiện toàn mạng lưới y tế ở địa bàn dân tộc La Hủ sinh sống. * Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em * Thực trạng vệ sinh môi trường của đồng bào. * Từ việc phân tích trên tôi xin đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà hoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có cơ sở tham khảo để đề ra những chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn huyện Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung trong cả nước. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Dân tộc La Hủ sinh sống trên địa bàn xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ báo cáo thực tập về: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”, tôi đã sử dụng nguồn tư liệu, số liệu tổng hợp của: * Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, thuộc ủy ban dân tộc miền núi. - Trong dự án này đã tiến hành điều tra 454 hộ đồng bào dân tộc La Hủ trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu: + Xã Bum Tở + Xã Ba Vệ Sủ + Xã Pa ủ + Xã Ka Lăng + Xã Nậm Khao Dự án điều tra về: + Kinh tế + Văn hóa, y tế và giáo dục + Chính sách và thực hiện chính sách. Ở báo cáo của tôi, tôi xin phép lấy một phần số liệu về y tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có được những số liệu biên bản phỏng vấn sâu trong báo cáo của tôi, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu dựa trên số liệu của Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, thuộc ủy ban dân tộc miền núi. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. Mô tả về: * Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở tuy đã có những đầu tư đáng kể xong còn tồn tại nhiều hạn chế, tỷ lệ hoạt động của các trạm y tê quá thấp so với số lượng dân cư; số lượng cán bộ y tế tại các xã còn rất ít, nơi đến khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc. * Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn, được thể hiện qua các chỉ báo về: Nơi sinh đẻ; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ được uống và tiêm phòng. * Vệ sinh môi trường của dân tộc La Hủ còn kém.

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5036 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu dựa trên các kiến thức của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương nhằm làm rõ vấn đề “thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. Qua nghiên cứu giúp cho việc củng cố và hoàn thiện hơn hệ thống lý luận của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương. Đồng thời từ cái nhìn khái quát hóa, trừu tượng hóa mở ra một số hướng tiếp cận về hoạt động y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số dưới góc độ xã hội học, gợi mở những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn sâu hơn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Dưới góc độ tiếp cận của xã hội học cho chúng ta thấy rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số La Hủ ở xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao – thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của cán bộ y tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Giúp chúng ta thấy rõ được sự đánh giá của người dân về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng y tế. Đề xuất giải pháp để khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại phát huy vai trò đội ngũ cán bộ y tế của dân tộc La Hủ ở huyện Mường Tè nói riêng và cả nước nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập về chuyên ngành xã hội học tôi tập trung làm rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu về một số vấn đề sau: * Thực trạng về kiện toàn mạng lưới y tế ở địa bàn dân tộc La Hủ sinh sống. * Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em * Thực trạng vệ sinh môi trường của đồng bào. * Từ việc phân tích trên tôi xin đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà hoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có cơ sở tham khảo để đề ra những chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn huyện Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung trong cả nước. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Dân tộc La Hủ sinh sống trên địa bàn xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ báo cáo thực tập về: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”, tôi đã sử dụng nguồn tư liệu, số liệu tổng hợp của: * Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, thuộc ủy ban dân tộc miền núi. - Trong dự án này đã tiến hành điều tra 454 hộ đồng bào dân tộc La Hủ trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu: + Xã Bum Tở + Xã Ba Vệ Sủ + Xã Pa ủ + Xã Ka Lăng + Xã Nậm Khao Dự án điều tra về: + Kinh tế + Văn hóa, y tế và giáo dục + Chính sách và thực hiện chính sách. Ở báo cáo của tôi, tôi xin phép lấy một phần số liệu về y tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có được những số liệu biên bản phỏng vấn sâu trong báo cáo của tôi, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu dựa trên số liệu của Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, thuộc ủy ban dân tộc miền núi. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. Mô tả về: * Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở tuy đã có những đầu tư đáng kể xong còn tồn tại nhiều hạn chế, tỷ lệ hoạt động của các trạm y tê quá thấp so với số lượng dân cư; số lượng cán bộ y tế tại các xã còn rất ít, nơi đến khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc. * Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn, được thể hiện qua các chỉ báo về: Nơi sinh đẻ; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ được uống và tiêm phòng. * Vệ sinh môi trường của dân tộc La Hủ còn kém. 6.2. Khung lý thuyết Vệ sinh môi trường Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em Điều kiện kinh tế – xã hội Chăm sóc sức khỏe ban đầu CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 1.1. Quan điểm Macxít Đề tài nghiên cứu của tôi được vận dụng triệt để nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc phân tích “thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”. Đối tượng nghiên cứu đòi hỏi phải xem xét như một chỉnh thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố: kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời phải luôn luôn nhìn đối tượng trong sự vận động, biến đổi, phát triển trong điều kiện lịch sử cụ thể. ở đây tôi xem xét thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ được đặt trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội trong điều kiện cụ thể của địa phương, là địa bàn vùng núi non hiểm trở – tất cả mọi điều kiện nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của đồng bào còn rất nhiều hạn chế. Vậy thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập, bên cạnh những mặt đã đạt được sẽ còn không ít hạn chế. Ngoài việc vận dụng triệt để cơ sở lý luận chung đề tài còn vận dụng một số lý thuyết của xã hội học đại cương và xã hội học chuyên ngành nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu này. 1.2. Lý thuyết xã hội học sức khỏe – bệnh tật theo quan điểm K.Marl – Engels Trong tác phẩm K.Marl – Engels toàn tập: “Tinh cảnh giai cấp công nhân”, đứng trên lập trường Macxít. Engels cho rằng sức khỏe được coi nhu là vũ khí chính trị mà giai cấp tư ssản dùng để chế ngự giai cấp công nhân, còn giai cấp công nhân thì coi sức khỏe là tài sản duy nhất của họ trong quan hệ xã hội với các nhà tư sản. Đặc điểm chung của phương pháp Mac – xít là tìm cách gắn bệnh tật với cấu trúc kinh tế, sự phát triển về chính trị. Theo Engels bệnh tật là một biểu hiện và là kết quả trực tiếp chạy theo lợi nhuận bất chấp sự an toàn trong lao động. An toàn ở đây không chỉ bó hẹp trong nội dung công nghiệp mà còn có ý nghĩa đảm bảo nhu cầu tối thiểu của con người, đảm bảo an ninh xã hội bao gồm đời sống như: Nhà ở, lương thực, thực phẩm, thuốc men. Engels đưa ra hai điểm cơ bản đặt ra cơ sở nhận thức Mac – xít về y học xã hội, cơ sở một khoa học xã hội về sức khỏe: - Thứ nhất: Bệnh tật không phải là sản phẩm của phẩm chất cá nhân và tai nạn, là sản phẩm của tổ chức công nghiệp. - Ốm đau và bệnh tật trước hểt là sản phẩm của điều kiện xã hội chứ không phải do sự cố sự vật không thể tránh khỏi, Engels bác bỏ quan niệm thần học khi giải thích hiện tượng bất công trong xã hội, ông xem xét việc sản sinh ra bệnh tật trong mối quan hệ với sự nghèo khổ. Có nghĩa là trong gia đình, vùng có mức sống thấp phải sống trong những điều kiện tồi tàn, ô nhiễm, ăn uống không đủ chất nên dễ bị bệnh. Engels và các tác giả Mac – xít khác đã nhìn thấy bệnh tật và chính trị nó như một kế hoạch của quá trình xã hội. - Áp dụng lý thuyết sức khỏe bệnh tật trên quan niệm Mac – xít vào trong nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” ở xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thì bệnh tật của người dân không phải là sản phẩm của cá nhân mà nó là sản phẩm của điều kiện xã hội cụ thể. Việc sản sinh ra bệnh tật là do nghèo khổ, gia đình ở các khu vực có mức sống thấp thường phải sống trong vùng điều kiện ăn ở tồi tàn không đảm bảo vệ sinh dễ bị bệnh mà đây là ở các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao – là địa bàn miền núi điều kiện sống chưa phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, môi trường sống mang đặc trưng vùng núi cao, ít có sự tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên điều kiện đó rất dễ mắc bệnh. Vì vậy thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn tồn tại những vấn đề gì ? Các cơ quan ban ngành cần có các chính sách, sự quan tâm đầu tư đúng đắn và nhiều hơn nữa để đảm bảo nâng cao sức khỏe cho đồng bào dân tộc La Hủ. 1.3. Lý thuyết hành động xã hội Theo quan điểm Max Weber: “ Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định”. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong của chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định. Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức. Những thành tố cấu thành nên hành động xã hội là: Động cơ, mục đích, chủ thể, hoàn cảnh, môi trường, công cụ phương tiện. Khởi điểm của phương tiện hành động xã hội là nhu cầu, lợi ích của cá nhân. Những yếu tố này tạo ra động cơ thúc đẩy hành động. Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy hành động để thỏa mãn nó. Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động. Thành tố tiếp theo trong cấu trúc của hành động xã hội là chủ thể của hành động. Chủ thể hành động có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng hay toàn thể xã hội. Có thể nói rằng để có một hành động xã hội thì cần phải có tối thiểu là một chủ thể. Một yếu tố khác trong cấu trúc của hành động xã hội là hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động. Nói cách khác đó là những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất và tinh thần của hành động. Tùy theo hoàn cảnh hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất với họ. Hoàn cảnh Nhu cầu Động cơ Chủ thể Công cụ phương tiện Mục đích Áp dụng vào thực tiễn đề tài nghiên cứu theo quan điểm của Max Weber: Là do nhu cầu (muốn được chữa trị, quan tâm chăm sóc, … ) của đồng bào dân tộc La Hủ, ở trong hoàn cảnh cho phép (là ngày càng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước) tác động vào chủ thể hành động, thông qua phương tiện ( ở đây là hệ thống mạng lưới y tế tại địa bàn các xã ), để đạt mục đích ban đầu thỏa mãn nhu cầu. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ như thế nào, thực trạng của vấn đề ra sao ? trong báo cáo tôi xin trình bày về nội dung này. 2. Khái niệm công cụ * Khái niệm sức khỏe Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người chúng ta và được coi là giá trị chung của nhân loại. Khái niệm sức khỏe trong đời sống hàng ngày được hiểu như là: Sức khỏe là không ốm đau bệnh tật, không phải đến bệnh viện. Người có sức khỏe là người có cơ thể cường tráng, cơ thể hoạt động bình thường có khả năng lao động, làm việc và hoạt động với năng suất chất lượng cao. Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Healthy Organization) đã đưa ra khái niệm sức khỏe như sau: “ Sức khỏe là trạng thái sảng khoái về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật, không yếu đuối mà là ở trạng thái có thể chất tốt, trí tuệ phát triển và xã hội lành mạnh”. Năm 1978, Hội nghị quốc tế của 134 nước và 67 tổ chức quốc tế ở Alma – Ata đưa ra một tuyên ngôn quan trọng kêu gọi đẩy mạnh sức khỏe cho nhân dân và cũng cho rằng sức khỏe liên quan đến đến cả về thể chất, tinh thần và xã hội. Như vậy, sức khỏe là trạng thái hoàn chỉnh về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh và thương tật.Sức khỏe là tài sản riêng của mỗi cá thể đồng thời cũng là tài sản quý giá chung của cả cộng đồng. Tất cả mọi người trên hành tinh này đều có mơ ước sống khỏe mạnh để cống hiến tối đa cho bản thân, gia đình và xã hội. Bảo vệ sức khỏe là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ cao cả của mọi người, mọi ngành trong toàn xã hội. * Chăm sóc sức khỏe ban đầu Khái niệm chăm sóc sức khỏe Theo tác giả Hoàng Đình Cầu trong cuốn: “Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu”, NXB Y học Hà Nội năm 1995. Chăm sóc sức khỏe: Là việc làm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi giải trí …), để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên trong xã hội. Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu Khái niệm chăm sóc sức khỏe ban đầu được Đại hội sức khỏe thế giới Alma – Ata định nghĩa như sau: “ Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc thiết yếu, xây dựng trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học và chấp nhận về mặt xã hội. Có thể phổ biến rộng rãi cho cá nhân và gia đình của cộng đồng xã hội ở nước đó có thể chịu đựng được ở mỗi giai đoạn phát triển của họ và theo một tinh thần tự nguyện, tự giác”. CSSKBĐ có 8 nội dung sau: - Giáo dục sức khỏe - Dinh dưỡng hợp lý - Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường - Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em – kế hoạch hóa gia đình - Phòng và chống các dịch bệnh đang lưu hành ở địa phương - Tiêm chủng mở rộng (chủ yếu 6 bệnh lây nhiễm ở trẻ em) - Điều trị bệnh thông thường và thương tích tại nhà - Đảm bảo thuốc thiết yếu và trang bị chủ yếu Ở Việt Nam, để phù hợp với điều kiện thực tế thì ngoài 8 nội dung trên còn có thêm 2 nội dung sau: - Quản lý sức khỏe - Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở Ở đề tài này chúng ta tìm hiểu cụ thể thực trạng CSSKBĐ cho dân tộc La Hủ, là sự mô tả thực trạng CSSKBĐ về các nội dung sau: Thực trạng kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở thể hiện qua: hoạt động của các trạm y tế tại địa bàn các xã, số lượng cán bộ y tế tại các xã, nơi chữa bệnh.Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em thể hiện qua các chỉ báo về: Nơi sinh đẻ; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ được uống và tiêm phòng. Các yếu tố về vệ sinh môi trường, … để mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho đồng bào dân tộc. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng luôn được sự quan tâm của tất cả mọi người. Đại hội sức khỏe thế giới ở Alma – Ata tổ chức năm 1978, đã đưa ra 8 nội dung CSSKBĐ cho cộng đồng có liên quan đến vấn đề: CSSK bà mẹ – trẻ em và vệ sinh, phòng chống các dịch bệnh đã nêu trên. Ở Việt Nam Đảng và Nhà nước cũng ban hành nhiều chủ trương về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc CSSKBĐ cho nhân dân,chúng ta cứ nghĩ thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngành y tế. Nhưng nghiên cứu về CSSKBĐ cho nhân dân đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội. Ngành xã hội học cũng có những nghiên cứu về CSSKBĐ cho nhân dân như trong tạp chí xã hội học có chuyên đề “Nghiên cứu xã hội học về sức khỏe”, tác giả James Allman có những bài viết quan trọng về “chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam”, trên tạp chí xã hội học số 2 năm 1993. Nguyễn Hồng Sơn nghiên cứu “Vai trò của hệ thống y tế cơ sở trong CSSKBĐ cộng đồng nhân dân huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc”, khóa luận tốt nghiệp K38 chuyên ngành xã hội học. Tác giả đề cập đến hệ thống y tế cơ sở y trong chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn. Bùi Thị Hồng Thùy nghiên cứu “ảnh hưởng của hoạt động y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng nông thôn trong những năm gần đây”, khóa luận tốt nghiệp K41 chuyên ngành xã hội học. Cả hai nghiên cứu trên đều xoay quanh những vấn đề hệ thống y tế cơ sở: Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn của hệ thống y tế cơ sở như thế nào, có đề cập đến đội ngũ cán bộ y tế xã, cùng trang thiết bị của trạm y tế ra sao. Hệ thống y tế này đóng vai trò như thế nào trong chăm sóc CSSKBĐ cho cộng đồng. “Phụ nữ, sức khỏe và môi trường” (Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển), do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2001 đã tập trung vào mấy vấn đề chính sau đây: Một là mô tả điều kiện và môi trường làm việc trong mối quan hệ với sức khỏe lao động nữ. Hai là nghiên cứu sự hiểu biết, nhận thức của lao động nữ và người sử dụng lao động về tác động tiêu cực môi trường làm việc không đảm bảo vệ sinh đối với sức khỏe. Ba là điều tra thái độ của lao động nữ và hành vi phòng ngừa về mặt sức khỏe của việc sử dụng thiết bị an toàn trong thời gian làm việc. Bốn là phân tích tác động của các yếu tố tâm lý – xã hội và văn hóa đến việc sử dụng thiết bị an toàn bảo vệ sức khỏe lao động nữ. Năm là làm rõ vai trò của người sử dụng lao động và người lao động, cả nam giới và nữ giới trong việc bảo vệ môi trường làm việc. Trong bài viết “Về ứng xử của gia đình nông thôn trong phòng và chữa bệnh qua các khảo sát xã hội học gần đây” trích trong cuốn sách “Những nghiên cứu chọn lọc về xã hội học nông thôn”, do nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2004. Tác giả Trịnh Hòa Bình nêu khá rõ về tình hình chăm sóc sức khỏe của gia đình nông thôn hiện nay. Tác giả cho rằng cách xử lý và lựa chọn loại hình dịch vụ y tế của gia đình nông thôn, trong những lúc ốm đau không chỉ phản ánh khả năng thực tế của gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe, mà còn thể hiện trình độ “văn hóa y tế”. Trong điều kiện “văn hóa y tế” thấp thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng thấp và cách ứng xử của gia đình cũng thật đơn giản. Ngược lại trong điều kiện “văn hóa y tế” cao thì nhu cầu chữa trị cũng cao và sự lựa chọn các hình thức phục vụ y tế hợp lý, ngay cả trong điều kiện gia đình có những hạn hẹp về vật chất. Các tạp chí khoa học xã hội có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng như: Bài viết của tác giả Đoàn Kim Thắng “Những vấn đề xã hội của mô hình nhà y tế thôn bản trong CSSKBĐ” (tạp chí Khoa học về Phụ Nữ số 5 năm 2003). Bài viết đề cập đến những vấn đề: Thực trạng chăm sóc tại một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn lạc hậu theo tập tục, người dân không có điều kiện tiếp cận với y tế. Thứ hai là những khó khăn của trạm y tế về trình đọcủa y bác sĩ còn kém, ngân sách hạn chế, điều kiện địa lý còn cách xã cộng đồng. Chính những khó khăn đó cần thiết có một loại hình y tế cơ sở tuyến thôn bản phục vụ CSSKBĐ cho cộng đồng, là cầu nối trạm y tế với người dân xã. Nhân viên y tế thôn bản là mạng lưới cộng tác viên, giúp cho y tế cơ sở triển khai các chương trình y tế, vệ sinh phòng chống bệnh dịch, CSSKBĐ cho người dân có ý nghĩa đối với địa hình phức tạp, khó có điều kiện tiếp cân nhanh với trạm y tế xã và tuyến trên. Cần xây dựng mô hình nha y tế thôn bản, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, cần sự vươn lên của chính các dân tộc và cộng đồng. Cuốn “Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam”, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội xuất bản năm 2004, do Dominique Haughton, Jonathan Haughton và Nguyễn Phong biên soạn, các tác giả đã tập trung vào chủ đề chăm sóc sức khỏe và y tế bắt đầu bằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe của dân cư. Mục tiêu là cung cấp những thông tin chính xác và phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách y tế, cùng một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe dân cư trên góc độ cá nhân và cộng đồng. Hay như trong : Dự thảo báo cáo tổng hợp “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc , thuộc ủy ban dân tộc miền núi. Dự án đã tiến hành điều tra 454 hộ đồng bào dân tộc La Hủ trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu: xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Dự án điều tra về: Kinh tế; văn hóa, y tế và giáo dục; chính sách và thực hiện chính sách. Có thể nói hầu hết các tác giả đã đi vào phân tích và nêu lên được các vấn đề liên quan đến CSSKBĐ cho cộng đồng, chỉ ra được vai trò của hệ thống y tế cơ sở, những yếu tố tiêu cực, tích cực ảnh hưởng đến CSSKBĐ cho nhân dân. Tuy nhiên các tác giả vẫn chưa đi sâu vào tìm hiểu thực trạng CSSKBĐ cho một dân tộc thiểu số cụ thể nào ? Với những cuốn sách, công trình nghiên cứu đó là nền tảng gợi mở cho công trình nghiên cứu của tôi với cái nhìn hẹp hơn, với đối tượng nghiên cứu là về dân tộc thiểu số La Hủ ở địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Vì những lý do trên tôi tiến hành công trình nghiên cứu: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). 4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 4.1. Nguồn gốc dân tộc La Hủ Người La Hủ ở Việt Nam sinh sống duy nhất ở các xã Pa ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Lăng, Bum Tở, Nậm Khao và xã Mường Tè của huyện Mường Tè. Người La Hủ có các tên gọi khác nhau như: Xá Lá Vàng, Khù Sung, Cò Sung, Khạ Quy, Xá Quỷ, Xá Toong Lương, Xá Pươi. Dân tộc La Hủ chia làm 3 nhóm : - La Hủ Sủ. - La Hủ Na – La Hủ Đen. - La Hủ Pung – La Hủ Trắng. Tiếng nói của người La Hủ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến. Người La Hủ định cư ở một vùng rộng lớn thuộc khu vực biên giới tiếp giáp giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào - Thái Lan và Mianma. Người La Hủ sống tập trung thành khu vực riêng, ít xen kẽ với các dân tộc khác. Mường Tè là huyện biên giới tỉnh Lai Châu, có 5 xã có đường biên giới giáp Trung Quốc và 2 xã tiếp giáp với Lào. Với sự hoạch định biên giới quốc gia thời cận hiện đại, các dân tộc sống ở vùng biên giới, tiếp giáp với nhiều nước, trở thành những tộc người cư trú không biên giới. Khác với nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta là phân bố xen kẽ với các dân tộc khác ở nhiều nơi khác nhau, người La Hủ chỉ sống tập trung duy nhất ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Họ cư trú trên các sườn núi, mỗi bản trước đây chỉ có bốn, năm nóc nhà, giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện nay nhiều bản của người La Hủ đã có từ 20 đến 60 hộ gia đình. Theo số liệu Tổng điều tra dân số qua các năm: - Năm 1960 dân tộc La Hủ (Khù Sung) có 2.477 người, - Năm 1979 dân tộc La Hủ có 4.270 người. - Năm 1989 dân tộc La Hủ có 5.319 người. - Năm 1999 dân tộc La Hủ có 6.874 người. - Theo thống kê hiện nay (tháng 7/2006) dân tộc La Hủ có 1.526 hộ với 7.962 nhân khẩu, phân bố tập trung ở 43 bản thuộc 6 xã phía Bắc của huyện Mường Tè. Trong các xã này đều có các dân tộc khác sống xen kẽ như Thái, Hà Nhì, Kinh, Sila, Hoa,v.v... Địa bàn cư trú của người La Hủ nói riêng và các dân tộc nói ngôn ngữ Tạng – Miến nói chung là trên các sườn núi cao, biên giới, nơi gần các khe lạch, sông suối, những nơi có nguồn nước dùng sinh hoạt hằng ngày. 4.2. Phân bố dân tộc La Hủ Cho đến thời điểm điều tra (tháng 7 năm 2006) dân tộc La Hủ có 1.526 hộ, 7.962 khẩu. Đồng bào dân tộc La Hủ sinh sống tập trung chủ yếu ở 43 bản, 6 xã phía Bắc của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cụ thể: + Xã Ka Lăng : 6 bản, 194 hộ, 1.095 khẩu. + Xã Pa ủ : 12 bản, 394 hộ, 2.230 khẩu. + Xã Pa Vệ Sủ : 14 bản, 413hộ, 1.731 khẩu. + Xã Bum Tở : 8 bản, 436 hộ, 2.533 khẩu. + Xã Nậm Khao: 2 bản, 69 hộ, 258 khẩu. + Xã Mường Tè: 1 bản, 20 hộ, 115 khẩu. 4.3. Điều kiện tự nhiên nơi cư trú của dân tộc La Hủ 4.3.1. Vị trí địa lý Các bản dân tộc La Hủ sinh sống nằm ở độ cao từ 700 - 1.200m. Có toạ độ địa lý vào khoảng: 22023’-22031’ vĩ Bắc; 102043’-102051’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp xã Hum Bum, phía Nam giáp các xã nội địa trong huyện, phía Tây giáp các xã nội địa trong huyện. Vùng dân tộc La Hủ cư trú nằm cách xa trung tâm huyện, tỉnh lỵ. 4.3.2. Khí hậu thời tiết Khí hậu nhiệt đới gió mùa - nóng ẩm, lượng mưa bình quân 2.500 - 3.000 mm/năm, mùa mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8, thường gây ra lũ ống và lũ quét, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, nhiệt độ khoảng 5- 10 0c. Độ ẩm cao, trung bình năm W% = 80-86%. Số giờ nắng trung bình chiếm 1.500-1.600h/năm. Thuỷ văn: Trên địa bàn dân tộc La Hủ cư trú có một số hệ thống suối chính chảy qua: - Xã Ka Lăng: Suối Nậm Lằn, Là Si. - Xã Bum Tở: Suối Nậm Pục, Nậm Xả, Huổi Củng, Nậm Cấu. - Xã Pa Vệ Sủ: Suối Nậm Sì Lường và các khe suối nhỏ khác. - Xã Pa ủ: Suối Nậm Củm, Nậm Hản, Nậm Phìn và một số khe suối nhỏ khác. - Xã Nậm Khao: Suối Nậm Kha ứ, Nậm Phìn và một số khe suối nhỏ khác 4.3.3. Địa hình, đất đai vùng dân tộc La Hủ cư trú Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các khe suối, nhiều núi cao hiểm trở, độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 700 - 1.200 m, đỉnh cao nhất 3.076 m. Tổng diện tích tự nhiên vùng dân tộc La Hủ 85.360,85 ha. Trong đó: + Đất nông nghiệp : 1.390,22 ha. + Đất lâm nghiệp : 26.757,29 ha. + Đất chuyên dùng: 215,49 ha. + Đất ở : 10,85 ha. + Đất chưa sử dụng: 56.987 ha. Chủ yếu là các loại đất feralit đỏ vàng thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và lâu năm. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Nhằm mô tả thực trạng về : Vấn đề kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở ;. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em. Vệ sinh môi trường của đồng bào dân tộc La Hủ được thể hiện qua các chỉ báo cụ thể. 1. Vấn đề kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở Qua số liệu phân tích của tài liệu (1) ta thấy : Thực trạng kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở thể hiện qua: hoạt động của các trạm y tế tại địa bàn các xã, số lượng cán bộ y tế tại các xã, nơi chữa bệnh. 1.1. Thực trạng hoạt động của các trạm y tế Trạm y tế luôn có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với công tác CSSKBĐ cho nhân dân, điều nà y được khẳng định trong các văn bản quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. Chương trình này chủ yếu đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế và giáo dục. Quyết định 186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ cần phải nâng cấp các trạm y tế xã, đảm bảo 100% các xã có trạm y tế xã. Vậy thực trạng hoạt động của các trạm y tế xã trên địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc La Hủ hiện nay như thê nào ? Phần nào được thể hiện qua các số liệu sau : Bảng 1 : Tình trạng hoạt động của các trạm y tế TT Xã Hoạt động Tỷ lệ Không hoạt động Tỷ lệ Không thường xuyên Tỷ lệ 1 Bum Tở 3 3,0 2 Pa Vệ Sử 19 18,8 9 8,9 3 Pa ủ 0,0 4 Ka Lăng 11 11,0 6 6,0 5 Nậm Khao 2 2,0 0,0 6 Tổng 35 7,7 6 1,3 9 2,0 Hay tình trạng hoạt động của trạm y tế thôn còn được thể hiện qua tỷ lệ (%) ở biểu sau : Biểu 1 : Tỷ lệ không có trạm y tế thôn Qua các số liệu trên ta thấy : Tỷ lệ số xã có trạm y tế hoạt động có mức chênh lệch quá lớn : Xã Pa Vệ Sử có số lượng trạm y tế cao nhất với 19 trạm, chiếm 48,8% nhưng lại có tới 9 trạm không hoạt động thường xuyên.Trong khi xã Pa ủ lại không có trạm y tế nào ? Tiếp đến là xã Ka Lăng có 11 trạm y tế chiếm 11% trong đó có 6 trạm không hoạt động, xã Bum Tở có 3 trạm y tế chiếm 3%, xã Nậm Khao có 2 trạm y tế chiếm 2%. Thực trạng hoạt động của các trạm y tế còn quá thấp, làm thế nào nâng cao được chất lượng CSSKBĐ cho đồng bào dân tộc ? Nguyên nhân do đâu xảy ra tình trạng này: Do địa bàn cư trú của dân tộc La Hủ là núi non hiểm trở, điều kiện tự nhiên quá khó khăn phức tạp, các cơ quan chức năng không thể giúp đỡ họ xây dựng cac trạm y tế ? Hay do chính bản thân đồng bào dân tộc La Hủ có thói quen du canh du cư, không có địa bàn cư trú nhất định nên không thể xây dựng các trạm y tế xã được ? Ảnh 1 : Trạm y tế xã Pa Vệ Sử 1.2. Số lượng cán bộ y tế tại các xã Thực trạng kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, còn được xem xét qua số lượng cán bộ y tế thôn, bản: Bảng 2: Cán bộ y tế trong làng TT Xã Số hộ Không có Tỷ lệ 1 cán bộ Tỷ lệ 2 cán bộ Tỷ lệ 1 Bum Tở 100 99 99,0 2 Pa Vệ Sử 101 49 48,5 50 49,5 3 Pa ủ 103 100 97,1 4 Ka Lăng 100 1 1,0 96 96,0 5 Nậm Khao 50 50 100,0 6 Tổng 454 50 11,0 395 87,0 0 0 Biểu 2 : Cán bộ y tế trong làng Theo số liệu trên ta thấy, có 87% người dân nhận định có 01 cán bộ y tế trong làng, riêng xã Nậm Khao đảm bảo 100% có cán bộ y tế. Xã Pa Vệ Sủ có đến 48,5% nhận định không có cán bộ y tế nào. Xã Bum Tở có tới 99% cho biết có 1 cán bộ y tế trong làng. Xã Ka Lăng 96% người trả lời khẳng định có 1 cán bộ y tế. Trên đây tôi sử dụng số liệu trong tài liệu của một dự án nghiên cứu cấp Nhà nước, đảm bảo về nguồn số liệu là chính xác hợp lí. Nhưng qua số liệu về tình trạng hoạt động của các trạm y tế xã ( đã nêu ở phần trên ) và số liệu về cán bộ y tế trong làng có sự khác biệt khá rõ : - Xã Pa ủ không có trạm y tế xã nào thì trong100 người được hỏi có tới 96 người trả lời là có 1 cán bộ y tế xã, chiếm 96%. Không có trạm y tế nào thì cán bộ y tế hoạt động như thế nào? ở địa bàn xã Pa ủ có phải cán bộ y tế hoạt động “ du canh du cư” theo các hộ gia đình không, họ sẽ đến khám và chữa bệnh tại nhà cho người dân khi họ bị bệnh ? Nếu số liệu phản ánh ở trên là đúng thì đây là một thực tế rất đáng khích lệ, cần được phát huy và có những trợ cấp cho phù hợp – xứng đáng với cán bộ ở địa bàn này. Hay chính những cán bộ y tế trong làng bản là người dân tộc La Hủ, họ thích nghi nhanh để có cách phục vụ đồng bào mình nhanh hơn. - Xã Pa Vệ Sử có số lượng trạm y tế cao nhất với 19 trạm, chiếm 48,8% nhưng có 49 người trả lời là không có cán bộ y tế trong làng chiếm 48,5%. - Xã Nậm Khao chỉ có 2 trạm y tế hoạt động nhưng người dân ở đây cho biết ở xã mình 100% có cán bộ y tế. Thực trạng về cán bộ y tế tại xã Pa Vệ Sử là đúng hay sai, theo số liệu điều tra thì đáng lí xã nào có số trạm y tế nhiều thì sẽ được tạo điều kiện có nhiều cán bộ y tế, nếu không thì các trạm y tế được xây dựng lên nhiều sẽ không phát huy được tác dụng, gây những lãng phí không cần thiết trong chi phí xây dựng, mà vẫn không đáp ứng được nhu cầu CSSKBĐ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, qua số liệu này ta cũng phần nào giải thích được vì sao xã Pa Vệ Sử có 19 trạm y tế xã mà có tới 9 trạm không hoạt động thường xuyên. Đây đang là một vấn đề cần xem xét lại trong hoạt động chính sách để nhằm cải thiện và nâng cao việc CSSKBĐ cho dân tộc thiểu số La Hủ. Theo lời cán bộ phụ trách điều tra dự án về dân tộc La Hủ cho biết : “ Nói thẳng ra tôi thấy cũng thấy thật khổ sở cho đồng bào dân tộc La Hủ, địa bàn cư trú ngoằn ngèo, toàn thấy đồi với núi, thi thoảng mới nhìn thấy bóng người. Các trạm y tế cũng thấy vắng vẻ lắm, các cán bộ y tế bảo : thi thoảng mới có người đến khám thôi, mà cũng phải nói mãi họ mới chịu uống thuốc. Nhiều khi nhà dân có người ốm phải leo qua quả đồi trật hết cả chân mới đên được nhà bệnh nhân .” (Phỏng vấn sâu số 2, nam 35 tuổi ) 1.3. Nơi khám bệnh Số liệu về trạm y tế và cán bộ y tế xã cũng đã phần nào phản ánh được thực trạng về nơi khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc nơi đây. Nó cũng thể hiện được niềm tin của người dân La Hủ vào mạng lưới y tế cơ sở - đã và đang được nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm Bảng 3: Tỷ lệ khám chữa bệnh Xã Số hộ Trạm Tỷ lệ TT Y tế Tỷ lệ Bviện tỉnh Tỷ lệ T.Lang Tỷ lệ Bum Tở 100 90 90,0 14 14 Pa Vệ Sử 101 98 97,0 3 3,0 Pa ủ 103 5 4,9 96 93,2 Ka Lăng 100 90 90,0 2 2,0 Nậm Khao 50 50 100,0 Tổng 454 333 73,3 14 3,1 0 0 101 22,2 Bảng 3 được thể hiện thông qua số liệu ở bảng trên : Biểu 3: Tỷ lệ về nơi chữa bệnh Qua bảng và biểu trên cho ta thấy :Tỷ lệ đồng bào La Hủ đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã là ngang nhau, đều từ 90% - 100%. - Xã Pa ủ là xã có tỷ lệ người được hỏi đến thầy lang khám chữa bệnh nhiều nhất: hỏi 103 hộ thì có tới 96 người trả lời là đến thầy lang (93,2%). Chỉ có 5 người được hỏi trả lời là đến trạm y tế xã (4,9%), số lượng người đến trạm y tế xã là quá thấp. Số liệu về tỷ lệ khám chữa bệnh của người dân La Hủ ở xã Pa ủ phản ánh thực trạng CSSKBĐ cho nhân địa phương tại xã này còn rất nhiều hạn chế. Khi người dân bị bệnh họ không tìm đến bác sĩ mà lại nhờ các thầy lang, họ không tin tưởng vào khả năng khám chữa bệnh của các cán bộ, thái độ khám chữa bệnh của cán bộ y tế xã không nhiệt tình gây, gây khó dễ cho đồng bào ; hay do không có trạm y tế nào ở xã (theo số liệu ở trên) nên người dân vẫn phải làm theo cách truyền thống như từ khi chưa có cán bộ y tế. - Xã Pa Vệ Sử có 97% số hộ được hỏi trả lời là đến trạm y tế xã, có 3% là tìm đến thầy lang. - Xã Ka Lăng có 90% chọn đến trạm y tế xã, 3% đến thầy lang. Số liệu ở hai xã Pa Vệ Sử, Ka Lăng phản ánh thực trạng chăm sóc khá tốt của đội ngũ cán bộ y tế đối với đồng bào, chỉ còn một số lượng nhỏ người dân tìm đến thầy lang. - Xã Nậm Khao có 100% số người được hỏi trả lời là đến trạm y tế xã để khám và chữa bệnh. - Xã Bum Tở trong 100 người được hỏi có 90 người chọn cách là đến trạm y tế xã khám chữa bệnh, có 14 người đến trung tâm y tế huyện - đây là xã có tỷ lệ người được hỏi đên trung tâm y tế huyện cao nhất. Cũng là một trong hai xã được hỏi không có ai đến thầy lang - Đây là một dấu hiệu đáng mừng, phản ánh phần nào sự tiến bộ trong nhận thức của đồng bào dân tộc La Hủ. Họ hiểu được tầm quan trọng trong việc chăm lo sức khỏe cho chính bản thân mình, họ đang dần dần có niềm tin vào sự tiến bộ cua khoa học mà ở đây là lĩnh vực y tế. Số liệu này cũng phần nào phản ánh sự tiến bộ trong tư tưởng của người dân, họ không con tin mê muội vào các thày lang nữa.  “ Chúng tôi hỏi mấy chị phụ nữ ở nhà họ, họ cười và bảo : Hồi ngày xưa khi chưa có các bác sĩ áo trắng về bản, khi mà nhà chúng tôi có ai ốm thì khổ lắm, suốt ngày phải nhờ cậy các thầy lang lên rừng tìm lá thuốc thôi. Nhưng giờ thì nhàn lắm, đến trạm y tế xã chỉ uống mấy viên thuốc nghỉ ngơi một ít là đỡ ngay .” (Trích phỏng vấn sâu số 2, nam 35 tuổi ) 2. Thực trạng chăm sóc bà mẹ – trẻ em CSSKBM-TE là những việc làm giúp các bà mẹ và trẻ nhỏ nâng cao sự phát triển về thể chất, phòng tránh bệnh tật, giảm nguy cơ tử vong. Thực trạng CSSKBM-TE của dân tộc la Hủ được thể hiên qua các chỉ báo về : nơi sinh ; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ; tỷ lệ trẻ em được uống và tiêm phòng. Hoạt động CSSKBM-TE là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và nhiều lần trong các kỳ Đại hội, Đảng ta đã quan tâm đến vấn đề này. Bác Hồ đã nói “ vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người ”. Hiện tại tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta còn cao. Hàng năm nước ta “có khoảng 2500 phụ nữ tử vong ” (2 ; 23), do hậu quả trực tiếp của biến chứng liên quan đến thai nghén. Đồng thời “hàng vạn phụ nữ phải chịu biến chứng bệnh tật kéo dài, 52,3% số phụ nữ có thai bị thiếu máu, số trẻ sơ sinh bị chết hàng năm lên đến 90000, hàng vạn trẻ bị tàn tật do chăm sóc kém, do không được chăm sóc trong khi mẹ mang thai hoặc khi sinh đẻ trang thiết bị quá kém ”(4). Cho đến năm 2005 thì “ tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 3,5%. Trong đó tỷ lệ tử vong trẻ em dưới một tuổi là 2,1%. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm dưới 25% ” (5). Trong chương trình chiến lược quốc gia chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 có đưa ra các chỉ tiêu có liên quan đến CSSKBM-TE như sau : - Tỷ suất chết mẹ giảm xuống còn 70/100000 trẻ đẻ sống - Tỷ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi hạ xuống dưới 25 trẻ đẻ sống - Tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi xuống dưới 32 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 20% (3). Trước thực trạng cùng mục tiêu phấn đấu trong chiến lược quốc gia về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân như vậy thì mỗi người dân chúng ta phải có trách nhiệm, nghĩa vụ nâng cao tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt phải quan tâm CSSKBM-TE . Điều đó đòi hỏi mỗi địa phương trong cả nước phải nâng cao hoạt động CSSKBĐ cho bà mẹ, trẻ em, việcc CSSKBM-TE của đồng bào dân tộc La Hủ cũng không nằm ngoài quy luật trên. Thực trạng CSSKBM-TE của đồng bào dân tộc La Hủ trên địa bàn huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu còn nhiều hạn chế, nó thể hiện qua : 2.1. Về nơi sinh đẻ Qua số liệu phân tích của tài liệu (1) cho ta biết thực trạng về nơi sinh đẻ của phụ nữ La Hủ. Bảng 4 : Nơi sinh đẻ của phụ nữ La Hủ Xã Số hộ Tại nhà Tỷ lệ Vườn Tỷ lệ Trung tâm y tế Tỷ lệ Bum Tở 100 99 99,0 Pa Vệ Sử 101 101 100,0 Pa ủ 103 101 98,1 Ka Lăng 100 98 98,0 Nậm Khao 50 50 100,0 Tổng 454 449 98,9 0 0 0 0 Số liệu ở bảng 4 được thể hiện rõ hơn qua tỷ lệ (%) ở biểu sau: Biểu 4: Nơi sinh đẻ Với kết quả trên ta thấy trong 454 hộ được hỏi có 449 hộ trả lời là đẻ tại nhà ( chiếm 98,9% ). Xã Ka Lăng có tỷ lệ đẻ tại nhà thấp nhất là 98%. Xã Pa Vệ Sử và xã Nậm Khao đạt tỷ lệ cao nhất có 101 hộ được hỏi thì cả 101 hộ đều chọn phương án đẻ tại nhà đạt 100% . Xã Bum Tở chiếm tỷ lệ thấp hơn là 99%; xã Pa ủ đạt 98,1%. Từ số liệu trên đã phản ánh thực tế tác dụng và ý nghĩa của trạm y tế xã đối với nhu cầu nơi sinh đẻ. Trạm y tế xã vẫn chưa phải là nơi phụ nữ tin tưởng và hay lui tới. Nhưng đây cũng là một điều khó hiểu khi , trên thực tế xã Pa Vệ Sử số lượng trạm y tế nhiều nhất mà phụ nữ lại sinh đẻ tại nhà mình cũng nhiều nhất. Khi phụ nữ sinh con tại gia đình, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ngay sau khi sinh còn gặp nhiều khó khăn thiếu thuốc men, các trang thiết bị cần thiết; nếu người mẹ bị hậu sản không được trông nom chăm sóc kịp thời dễ dẫn đến tình trạng tử vong. Vấn đề về nơi sinh của phụ nữ La Hủ còn rất nhiều hạn chế, niềm tin vào các trạm y tế ở địa phương còn thấp, hay do những thói quen, phong tục tập quán, quan niệm riêng về nơi sinh đẻ của phụ nữ dân tộc La Hủ đã ăn sâu vào đời sống của họ, cũng co thể do họ thấy không cần thiết phải đến trạm y tế xa, dù đẻ ở nhà họ vẫn đảm bảo “ mẹ tròn, con vuông” ? Để hiểu rõ hơn về thực trạng CSSKBM-TE ở địa phương ta đi sâu vào phân tích số liệu về tình hình thuốc uống và tiêm phòng của trẻ em. 2.2. Tình hình thuốc uống và tiêm phòng của trẻ em Trẻ em là nhóm nhạy cảm dễ bị tốn thương về sức khỏe nhiều nhất nên cần phải quan tâm chăm sóc ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời. Nếu trẻ không được tiêm chủng, uống thuốc thì nguy cơ mắc các bệnh cao. “Trẻ không được tiêm chủng thì trung bình cứ 100 trẻ em ra đời sẽ có 3 trẻ em chết vì bệnh sởi, 2 trẻ em chết vì ho gà và 1 em chết vì uốn ván. 200 trẻ em ra đời sẽ có 1 em tàn phế vì bại liệt” (3, 51-52). Hơn nữa tiêm chủng mở rộng cho trẻ em là một trong những chương trình y tế quốc gia được triển khai trong cả nước từ nhiều năm nay. Trong những nội dung CSSKBĐ cho cộng đồng của tổ chức Y tế thế giới cũng có nói đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ chủ yếu 6 bệnh lây nhiễm. Hiểu được tầm quan trọng của tiêm chủng, uống thuốc cho trẻ nên công tác này ở địa phương cũng đã được triển khai, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 5: Số trẻ được uống và tiêm phòng Xã Số hộ Ho gà Tỷ lệ Vitamin Tỷ lệ Viêm gan B Tỷ lệ Bum Tở 100 30 30,0 95 95,0 81 81,0 Pa Vệ Sử 101 73 72,3 83 82,2 82 81,2 Pa ủ 103 100 97,1 100 97,1 100 97,1 Ka Lăng 100 45 45,0 91 91,0 22 22,0 Nậm Khao 50 50 100,0 50 100,0 2 4,0 Tổng 454 298 65,6 419 92,3 287 63,2 Biểu đồ 5: Tỷ lệ trẻ em uống thuốc và tiêm phòng Số liệu trên cho ta thấy: Tỷ lệ trẻ em uống thuốc và tiêm phòng các bệnh: ho gà, uống vitamin, viêm gan B có tỷ lệ khá cao, khá đồng đều nhau giữa các xã. Bệnh ho gà, ở xã Nậm Khao đạt tỷ lệ cao nhất 100% số trẻ em được tiêm phòng. Xã Bum Tở có tỷ lệ thấp nhất chỉ đạt 30%. Xã Pa ủ 97,1%; xã Pa Vệ Sử 72,3%; xã Ka Lăng 45%. Uống vitamin: xã Nậm Khao, với 50 hộ gia đình được hỏi thì cả 50 hộ đều cho biết con em mình có được uống, tỷ lệ cao nhất là 100%. Tỷ lệ trẻ em ở xã Pa Vệ Sử là thấp so với các xã khác, có 82,2%. Viêm gan B: xã Pa ủ chiếm tỷ lệ cao nhất 97,1%; xã Nậm Khao đạt tỷ lệ rất thấp chỉ có 4% hộ gia đình được hỏi trả lời có cho con đi tiêm phòng bệnh này. Thực tế qua phỏng vấn sâu người phụ trách việc điều tra về y tế của dân tộc này cho biết: “Khi chúng tôi hỏi về việc cho trẻ em uống thuốc và tiêm phòng, bà con trả lời vui vẻ và nhiệt tình lắm. Họ bảo: thấy các cán bộ bảo khi tiêm như vậy con cháu mình khỏe mạnh, tránh được bệnh tật nên mọi người rủ nhau cho con đi ngay”. ( Trích phỏng vấn sâu số 1, nữ 40 tuổi) Điều này phản ánh công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em La Hủ đã có sự quan tâm đúng mức, hiểu biết của đồng bào dân tộc về việc chăm lo sức khỏe cho con em mình ngày càng tiến bộ. 2.3. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng Trẻ bị suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein-năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh này hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến bệnh thường nặng và dẫn đến tử vong.Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng cũng đang là mục tiêu cần giải quyết, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong cả nước nói chung và cho trẻ em La Hủ nói riêng. Hiện tại trên “cả nước tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng còn dưới 25% năm 2005” (6), trên địa bàn dân tộc La Hủ sinh sống thì con số này như thế nào? Bảng 6: Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng Xã Số hộ Suy dinh dưỡng Tỷ lệ Bum Tở 100 0 0 Pa Vệ Sủ 101 53 52,2 Pa ủ 103 1 1,0 Ka Lăng 100 24 24,0 Nậm Khao 50 0 0,0 Tổng 454 78 17,2 Qua bảng đồ trên ta thấy: Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở xã Pa Vệ Sủ là cao nhất với 52,5%; tiếp theo là xã Ka Lăng 24%; xã Pa ủ có 1% và hai xã Bum Tở và Nậm Khao không có một trer em nào bị suy dinh dưỡng. Đây là một con số đáng mừng, nó phản ánh thực trạng CSSKBM-TE ngày càng tốt hơn cho đồng bào La Hủ, đồng thời nó cũng thể hiện được mặt tích cực cua hoạt động y tế tại địa phương này. Theo phỏng vấn sâu cho biết: “Khi chúng tôi hỏi các cán bộ y tế xã, họ cho biết: mấy năm gần đây tôi thấy trẻ con trong thôn bản khỏe mạnh lắm, nhìn đứa nào cũng khỏe mạnh hồng hào lắm, rất ít có trường hợp trẻ nhỏ phải đến trạm y tế của xã để chữa bệnh. (Trích phỏng vấn sâu số 1, nữ 40 tuổi) 3. Vệ sinh môi trường Vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở đây hiểu là những biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh tật, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Tác động của môi trường tới sức khỏe con người là rất lớn. Năm 1994, tổ chức Y tế thế giới đã soạn thảo kế hoạch hành động ngăn chặn tác hại của môi trường tới sức khỏe con người, hiện nay ở các nươc đang phát triển thì việc ô nhiễm môi trường đang đặt ra bức xúc vì điều kiện sống không đảm bảo, mức sống của người dân còn thấp. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển, có hơn 70% dân số đang sống ở những vùng nông thôn và những vùng trung du miền núi. Đa phần làm nông nghiệp, đời sống chưa cao, còn những phong tục tập quán lạc hậu, có những phương thức sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm với hệ thống chuồng trại, hố xí không đảm bảo vệ sinh thuận lợi cho ruồi muỗi, ký sinh trùng gây bệnh sinh sống là một trong những tác nhân gây ra các bệnh dịch nguy hiểm như lao, sốt rét, sốt xuất huyết, dịch tả và nhiều loại khác … Karl Marx – Engels cũng đã nói bệnh tật không phải là sản phẩm của phẩm chất cá nhân. ốm đau và bệnh tật trước hết là sản phẩm của điều kiện xã hội, ông xem bệnh tật trong mối quan hệ với sự nghèo khổ. Có nghĩa là trong gia đình, vùng có mức sống thấp phải sống trong những điều kiện tồi tàn, ăn uống không đủ chất nên dễ bị bệnh. Engels và các tác giả Mác-xít khác đã nhìn thấy bệnh tật và chính trị nó như một kết quả của quá trình xã hội. Bác Hồ đã từng nói “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh ”. Dân tộc La Hủ sinh sống trên địa bàn núi cao, hẻo lánh; phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đời sống người dân còn rất thấp, nên vấn đề vệ sinh môi trường nơi đây cũng con bộc lộ nhiều hạn chế. Bảng 7: Số lượng không có: nhà vệ sinh; chuồng nuôi gia súc, gia cầm; không có giếng. Xã Số hộ Không nhà vệ sinh Tỷ lệ Không chuồng gia súc gia cầm Tỷ lệ Không giếng Tỷ lệ Bum Tở 100 98 98,0 40 40,0 99 99,0 Pa Vệ Sử 101 101 100,0 101 100,0 101 100,0 Pa ủ 103 101 98,1 102 99,0 102 99,0 Ka Lăng 100 97 97,0 98 98,0 94 94,0 Nậm Khao 50 49 98,0 50 100,0 50 100,0 Tổng 454 446 98,2 391 86,1 446 98,2 Số liệu trên còn được biểu hiện qua tỷ lệ (%) ở biểu đồ sau: Biểu đồ 6: Tỷ lệ không có: nhà vệ sinh; chuồng nuôi gia súc, gia cầm; không có giếng. Hình ảnh về việc chăn nuôi gia súc gia cầm của đồng bào dân tộc La Hủ Ta thấy : Tỷ lệ các hộ không có nhà vệ sinh, không có giếng rất cao chiếm 98,2%. Tỷ lệ các hộ không có chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm là 86,1%. Xã Pa Vệ Sử chiếm tỷ lệ cao nhất : 101 hộ gia đình được hỏi thì cả 101 hộ đều khẳng định không có nhà vệ sinh, không có giếng, không có chuồng chăn nuôi gai súc gia cầm ; mà đây lại là xã có số trạm y tế nhiều nhất (theo số li ệu ở phần 1. Thực trạng hoạt động của các trạm y tế xã ). Trên địa bàn cư trú của mình, người dân La Hủ không có nhà vệ sinh là đồng nghĩa với việc phóng uế bừa bãi. Xung quanh nhà lại có các cây cối mọc rậm rạp, gia súc gia cầm lại không có chuồng nuôi, chúng được chăn thả ngay dưới gầm nhà và xung quanh nhà. Các loại vật nuôi này thải ra lượng chất thải lớn, sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm cho con người và là điều kiện lý tưởng cho ruồi muỗi, ký sinh nảy nở. Bên cạnh đó số hộ không có giếng để lấy nước phục vụ sinh hoạt cho gia đình mình chiếm tỷ lệ cao, 98,2%. Do thói quen trong tập tục sinh hoạt họ quen sử dụng nguồn nước sẵn có trong tự nhiên như nước ở các suối, các khe, …chất lượng nước sẽ rất kém. Như ý kiến của người dân phản ánh qua cán bộ điều tra cho biết : “Tôi thấy dùng nước suối vừa tiện lại vừa nhanh, không cần cầu kì đào hay khoan giếng làm gì cả. Bao đời nay ông bà tổ tiên chúng tôi vẫn sống được, vẫn nuôi chúng tôi lớn và khỏe mạnh được mà” . (Phỏng vấn sâu số 3, nam 40 tuổi.) Hình ảnh về nguồn nước sinh hoạt của dân tộc La Hủ Qua kết quả điều tra trên cho thấy : người dân La Hủ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường mình sinh sống. Thực trạng CSSKBĐ cho người dân La Hủ xét ở khía cạnh này còn rất kém. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Cho dù ngày nay, mọi mặt về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi cũng đã được cải thiện rất nhiều, trình độ nhận thức của đồng bào đã được nâng lên một bước. Một phần do thói quen đã ăn sâu váo trong nếp sinh hoạt của đồng bào, nó vẫn dai dẳng in đậm và trở thành nếp nghĩ, nếp sống hành ngày của họ. Đồng thời chính hệ thống y tế tại các xã chưa phát huy hết tác dụng của mình nên thực trạng CSSKBĐ cho dân tộc La Hủ cũng không nằm ngoài quy luật trên, nó còn bộc lộ nhiều hạn chế. - Vấn đề kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở tuy đã có những đầu tư đáng kể như : hầu hết trên địa bàn các xã xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu đều đã có trạm y tế xã ; cũng đã có cán bộ y tế, nhưng số lượng còn ít. - Đồng bào chưa thật thật tin tưởng và cũng chưa nhận tháy tầm quan trọng của việc đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã. Tỷ lệ đến khám chữa bệnh của đồng bào La Hủ ở các trạm y tế xã rất ít, có một số lượng không nhỏ tìm đến các thầy lang. - Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em đã phát huy được vai tro tích cực của mình : tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp, tỷ lệ trẻ được uống và tiêm phòng cao. Nhưng bên canh đó, tỷ lệ phụ nữ La Hủ đẻ tại nhà lại rất cao, khi sinh nở họ không tìm đen các trạm y tế xã. - Vệ sinh môi trường còn kém, bộc lộ nhiều tiêu cực. 2. Khuyến nghị Thực trạng CSSKBĐ cho dân tộc La Hủ đã đạt được những thành công đáng kể, nhưng cũng bộc lộ không ít khó khăn ; để khắc phục những khó khăn, hạn chế còn đang tồn tại chúng ta cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng CSSKBĐ cho dân tộc La Hủ. + Đối với Nhà nước cần quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là dân tộc thiểu số. Như có những chính sách, chương trình hỗ trợ y tế thôn bản : cấp kinh phí, tăng cường chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế thôn bản. Đặc biệt phải nâng cao chuyên môn tức là có chương trình, thời gian đào tạo cho cán bộ y tế thôn bản sâu và rộng hơn. Ngoài ra còn đầu tư cơ sở vật chất, những công cụ phương tiện hỗ trợ cho hoạt động y tế của thôn bản. - Thực hiện chính sách cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/TTg. Đề nghị Chính phủ xem lại diện cấp thẻ cho nhân dân các xã đặc biệt khó khăn, vì trên địa bàn các xã có cả hộ khá, hộ doanh nghiệp, hộ giàu. - Ngoài các trạm y tế xã, thực hiện xây dựng thêm một số trung tâm y tế khu vực (liên xã) có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ y bác sỹ có trình độ, đủ điều kiện khám chữa bệnh cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với những xã vùng sâu, biên giới cần xây dựng thêm các trạm y tế khu vực đặt tại các cụm dân cư xa trung tâm. + Với chính quyền địa phương thì cần quan tâm đôn đốc, tạo điều kiện hơn nữa cho công tác CSSKBĐ cho đồng bào có nhiều hoạt động phong phú, mang lại hiệu quả cao hơn, nhiều hình thức khuyến khích người dân tham gia hợp tác với cán bộ y tế thôn bản trong các hoạt động. Cần có sự hợp tác với các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể khác để lồng ghép các chương trình thu hút được cộng đồng. Và phải có biện pháp ràng buộc những cán bộ y tế tại thôn bản để họ không bỏ việc giữa chừng. Mà ở địa phương cư trú của dân tộc La Hủ thì nên tăng chế độ phụ cấp cho các cán bộ y tế thôn bản thì họ sẽ không bỏ nghề. + Điều cần thiết là chính bản thân các cán bộ y tế tại thôn bản phải không ngừng học hỏi, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phải có thái độ nhiệt tình quan tâm, chăm sóc giúp đỡ đồng bào. Có như vậy người dân mới tin tưởng, đánh giá cao vao hoạt động CSSKBĐ của hệ thống y tế tại địa phương mình. + Cần có sự hợp tác tích cực từ phía người dân, họ nhận thức được tầm quan trọng việc nâng cao sứckhỏe phòng chống bệnh tật, phải chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình. Chính sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ y tế thôn bản và sự hợp tác tích cực của người dân thì công tác CSSKBĐ cho đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc La Hủ nói riêng ngày càng được nâng cao và phát huy tính tích cực của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc , thuộc ủy ban dân tộc miền núi. 2.Hoàng Đình Cầu, Quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu, NXB Y học Hà Nội, năm 2004. 3. Tài liệu tập huấn truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản ; Bộ y tế năm 2005 4. Tập bài giảng xã hội học dân số. Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa 5. Một số nghiên cứu về sức khỏe sau Cairo, NXB Quốc gia, năm 1999. Tác giả Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh. 6. Trang web http : // www.cimsi.org.vn 7. Tạp chí gia đình và trẻ em , năm 2005 8. Xã hội học, NXB ĐHQGHN, năm 2004, do Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (chủ biên). 9. Báo Sức khỏe và đời sống, năm 2006, 2007 10. Vũ Quang Hà (chủ biên), Xã hội học đại cương, NXB ĐHQG HN 11. Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục 2005. 12. Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, Bộ Y tế năm 2002. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DÂN TỘC LA HỦ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huy.doc
Luận văn liên quan