Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác Hồ rất yêu trẻ em. Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt cho trẻ em. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẵn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”, “Chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Vì tương lai của con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu bé cho tốt”. Đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi thực hiện chức năng này, gia đình mà đặc biệt là những người cha, người mẹ luôn cần sự quan tâm và hỗ trợ của những thiết chế khác như nhà trường, cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng mọi nhu cầu để phát triển toàn diện thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những đứa trẻ đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn, trong đó có những đứa trẻ mồ côi. Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống của các em đang ở mức báo động. Các em đang sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí. Các em đang phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân. Các em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ: bóc lột sức lao động, bạo hành trẻ em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội Điều quan trọng nhất là các em không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dục đầy đủ để có thể phát triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính các em sau này. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trong đó có trẻ em mồ côi, làm thế nào để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em. Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, dạy nghề Ngày 25/3/2005 Quyết định của thủ tướng Chính phủ số 65/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (gọi tắt là đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010”). Đề án đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện có hiêu quả, góp phần cải thiện đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng. Tại tỉnh Bình Định, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được chính quyền tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh luôn có những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và ngày 06/7/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định ban hành kế hoạch: “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010”. Thực hiện đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, thành phố Quy Nhơn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các em cải thiện đời sống và có điều kiện để phát triển bình thường. Trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố khá đông với nhiều hiện trạng mồ côi khác nhau. Thành phố luôn nhấn mạnh quan điểm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội. Đối với trẻ em mồ côi, cộng đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc, nuôi dưỡng các em và giúp các em được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển bình thường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa tỉnh Bình Định hiện nay như thế nào? Nhưng do hạn chế của bản thân và khách quan nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn”. 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay. 2.2. Khách thể nghiên cứu Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các xã, phường trong thành phố Quy Nhơn. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn hiện nay, từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố. 4. Phạm vi nghiên cứu Trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn gồm có: Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ mồ côi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ; trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng và trẻ mồ côi đang được chăm sóc nuôi dưỡng trong các trung tâm Bảo trợ xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi trong độ tuổi từ 1 đến dưới 16 tuổi đang sinh sống trong các gia đình tại các xã, phường của thành phố Quy Nhơn, thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội của Nghị định 67/2007/NĐ-CP, gồm: Trẻ mồ côi cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. 5. Giả thuyết nghiên cứu Công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn còn nhiều bất cập. Trẻ em mồ côi chưa được quan tâm và chăm sóc đúng mức. Các em chưa được đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, vệ sinh, học tập, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí hay tham gia hoạt động xã hội Nếu công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố được chính quyền, cộng đồng và chính người chăm sóc chú trọng và quan tâm nhiều hơn thì trẻ em mồ côi sẽ được hưởng cuộc sống tốt hơn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số lý luận về trẻ em và trẻ em mồ côi, lý luận về công tác xã hội với trẻ em. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp: Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích một số tài liệu thống kê về trẻ em mồ côi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, những tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc trẻ nói chung và trẻ mồ côi nói riêng, phân tích các thông tin thu thập được qua điều tra từ đó tổng hợp các thông tin để làm rõ vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp trưng cầu ý kiến: Chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi trưng cầu ý kiến của người chăm sóc trẻ em mồ côi đang sinh sống tại các xã phường của thành phố Quy Nhơn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Bên cạnh phát bảng hỏi trưng cầu ý kiến, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâumột số người chăm sóc và trẻ em mồ côi nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, chúng tôi luôn sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thêm thông tin, đồng thời kiểm tra độ chính xác của thông tin qua quan sát đời sống và thái độ của người được điều tra. - Phương pháp thống kê toán học: Sau khi kết thúc khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê và xử lý kết quả từ phiếu điều tra. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của khóa luận được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực tiễn Chương 3: Một số giải pháp

doc87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cảm, chia sẽ giữa thấy cô, bạn bè và mọi người xung quanh; học cách sống chan hòa, các kỹ năng sống cần thiết như giao tiếp, chia sẽ, giải quyết vấn đề,… Quan trọng vẫn là trẻ có kiến thức kỹ năng khi bước vào đời để có thể tự làm việc nuôi sống bản thân, trở thành một con người tốt, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. 2.2.4.5. Vui chơi giải trí Các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí rằng, trẻ em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách…một cách toàn diện một phần nhờ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp. Vui chơi giải trí không chỉ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng trong học tập mà còn giúp trẻ học được nhiều điều trong cuộc sống như thích ứng xã hội, phát triển trí tưởng tượng, học cách hợp tác với người khác… Trẻ mồ côi là trẻ em và tất nhiên quyền vui chơi giải trí là cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vui chơi giải trí càng cần thiết để trẻ mồ côi được hòa nhập với bạn bè, giúp trẻ giảm bớt tự ti, mặc cảm về số phận của mình. Việc người chăm sóc quan tâm đến vấn đề vui chơi giải trí thực hiện quyền trẻ em, là đã thể hiện tình yêu thương của mình đối với trẻ, giúp trẻ phát triển bình thường như bao trẻ em khác. Bảng 10. Tỷ lệ người chăm sóc đưa trẻ đi chơi Số lượng Tỉ lệ % Có 11 31.4 Không 24 68.6 Tổng 35 100 Trong số 35 người chăm sóc được hỏi thì có đến 24 người, chiếm 68.6% trả lời là không đưa trẻ đi chơi và chỉ có 11 người, chiếm 31.4% trả lời là có đưa trẻ đi chơi. Như vậy, có hơn một nữa số người chăm sóc không đưa trẻ đi chơi ở bất kỳ hình thức nào. Họ đưa ra nhiều lý do để giải thích cho thực tế này: do già cả, tuổi cao, sức yếu nên không đi đâu được; do đi làm cả ngày, tối về làm việc nhà rồi nghĩ để mai đi làm nên không có thời gian đưa trẻ đi chơi; do không biết đưa trẻ đi đâu; do không có tiền đến các khu vui chơi; do nơi vui chơi ở xa quá… Còn những người trả lời có đưa trẻ đi chơi thì thừa nhận là có đưa trẻ đi chơi nhưng không thường xuyên, chỉ khi rãnh rỗi hay có hoạt động gì đó của thành phố như hội chợ, ca múa nhạc… thì mới đưa trẻ đi. Hầu hết người chăm sóc đều nói rằng trẻ đã được vui chơi ở trường và các bạn bè trong xóm, thậm chí vui chơi cả ngày nên việc có đưa trẻ đi chơi hay không là không quan trọng. Trong số 11 người chăm sóc đưa trẻ đi chơi cũng có nhiều ý kiến khác nhau về địa điểm mà họ thường đưa trẻ đi chơi: Đa số người chăm sóc đưa trẻ đi chơi ở công viên, chiếm 63.6%; chỉ 18.2% người chăm sóc đưa trẻ đi đến các khu vui chơi; gần 50% người chăm sóc đưa trẻ đi chơi ở những địa điểm khác, cụ thể: đi thăm anh em họ hàng gần, đi đến một số địa điểm du lịch… Người chăm sóc nói rằng họ chỉ có thể đưa trẻ đi công viên, đi thăm bà con bạn bè ở trong thành phố chứ không có tiền để đưa trẻ đi vào các khu vui chơi. [Bảng 23, Phụ lục IV] Biểu đồ 16. Hình thức giải trí của trẻ Cũng theo người chăm sóc thì hình thức giải trí chủ yếu của trẻ là xem phim, chiếm 82.9%. Đây là hình thức mà người chăm sóc cho là trẻ dễ tiếp cận nhất vì hiện nay dù nhà nghèo hay giàu cũng đều có một chiếc ti vi trong nhà, chỉ khác nhau ở mức độ to nhỏ, đẹp xấu mà thôi. 34.3% trẻ mồ côi có đọc truyện với nhiều loại truyện khác nhau như truyện tranh, truyện cổ tích, truyện vui…, 0% là con số cho trẻ mồ côi giải trí với hình thức đọc báo; 17.1% trẻ mồ côi có hình thức giải trí khác như chơi game, đi đá bóng,… Truyện đọc hay báo thiếu nhi như báo Mực tím, báo Nhi đồng… là các loại sách báo, ấn phẩm giải trí dành cho trẻ em mà chúng ta thường thấy. Nó không chỉ mang tính chất giải trí đơn thuần đối với trẻ mà nó còn cung cấp cho trẻ một lượng thông tin về cuộc sống xung quanh trẻ qua các câu chuyện, tình huống cụ thể, giúp trẻ học hỏi các kỹ năng cần thiết có thể ứng dụng trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều trẻ em không tiếp cận được loại hình giải trí này, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi tại thành phố Quy Nhơn là một minh chứng cụ thể. Phỏng vấn sâu một số trẻ mồ côi, trẻ Nguyễn Thủy Tiên nói: “Em chỉ mượn của bạn thôi, bạn cho thì em đọc, bạn không cho thì thôi chứ em không có tiền để mua”. Trẻ Nguyễn Thị Thu Sương nói: “Em thích đọc truyện lắm nhưng đọc truyện là bà la, bà bảo không lo học mà cứ đọc truyện nên em chỉ đọc ở trường thôi, đọc chung với bạn”. Ngược lại với hình thức giải trí là đọc truyện, dù số lượng trẻ được đọc truyện không nhiều nhưng cũng vẫn là trẻ có đọc truyện, trong khi đó không có một trẻ nào đọc báo thiếu nhi. Một điều bất ngờ là khi được hỏi trẻ cũng tỏ ra ngơ ngác, không biết báo thiếu nhi như thế nào. Trẻ Nguyễn Trí Hiếu nói: “Em không biết, em chưa thấy báo nào cho chúng em cả”. Trẻ em ngoài giờ học tập, giúp đỡ gia đình cũng có những lúc nghĩ ngơi, giải trí, tìm niềm vui cho mình để thoải mái tinh thần, thư giản đầu óc và cũng để tiếp nhận nhiều điều mới. Tuy nhiên, sự quan tâm của người chăm sóc đến việc vui chơi giải trí của trẻ còn hạn chế, do nhiều lý do cá nhân bận mưu sinh, điều kiện kinh tế khó khăn không có tiền để đi đến các khu vui chơi và cả nhận thức của chính người chăm sóc đã không thấy được lợi ích của vui chơi giải trí đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và kỹ năng sống của trẻ. Nhiều người chăm sóc vẫn cho rằng đọc truyện là không tốt vì nó tốn thời gian, tiền bạc mà lại ảnh hưởng đến việc học tập. Nhiều người chăm sóc khác ủng hộ việc cho trẻ đọc truyện, đọc báo và tham gia các hình thức giải trí thì lại thiếu điều kiện kinh tế. Có thể nói hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ mồ côi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trẻ không tiếp cận được các hình thức vui chơi, giải trí phù hợp. Người chăm sóc thì không có điều kiện kinh tế, hiểu biết hạn chế về quyền và lợi ích của vui chơi giải trí đối với trẻ em. 2.2.4.6. Tham gia hoạt động xã hội Bảng 11. Sự khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội Số lượng Tỉ lệ % Khuyến khích 30 85.7 Không khuyến khích 5 14.3 Tổng 35 100 Tham gia hoạt động xã hội là một trong những quyền cơ bản của trẻ em mà công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam đã quy định. Vì vậy, mọi trẻ em, trong đó có trẻ em mồ côi cần được khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, cụ thể là các hoạt động ngay trong trường học và ngay tại địa phương nơi trẻ sinh sống. Khảo sát 35 người chăm sóc thì có 30 người, chiếm 85.7% luôn khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội. Người chăm sóc đã nhận thấy được lợi ích của việc cho trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp và địa phương như giúp trẻ được hòa đồng cùng bạn bè và mọi người xung quanh; trẻ sẽ không cảm thấy cô đơn hay bị loại trừ; điều quan trọng mà người chăm sóc mong muốn khi khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động là trẻ sẽ năng động hơn và biết đâu trẻ có thể phát huy khả năng của mình khi tham gia các hoạt động đó, ví dụ như khả năng ca hát, đá bóng… Người chăm sóc trẻ mồ côi Mai Thành Nhân nói: “Em nó giỏi lắm, đá bóng rất giỏi, chạy thể dục nhanh nhất lớp. Cô cho nó tham gia hết các phong trào của trường như đá bóng, chạy nhanh và cả hoạt động ở địa phương, văn nghệ hay múa hát gì cô cũng cho đi hết. Nó rất muốn trở thành cậu thủ bóng đá”. Ngược lại với 30 người chăm sóc trên, 5 người chăm sóc, chiếm 14.3% lại không ủng hộ việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội ở trường lớp và địa phương. Mỗi người chăm sóc lại có những lý do riêng để biện minh cho việc không cho trẻ tham gia vào các hoạt động như là: ảnh hưởng đến việc học tập, mất thời gian, biết gì mà tham gia, phá hoạt động của người ta. Những người chăm sóc cho rằng trẻ phải có khả năng gì đó thì mới cho tham gia như văn nghệ thì phải biết hát múa, đá bóng thì phải khỏe mạnh… còn trẻ chẳng có năng khiếu gì thì tham gia chỉ thêm tốn thời gian học tập mà không mang lại kết quả gì, trong khi đó điều kiện của gia đình không cho phép vì nhiều khi phải đưa đi đón về. Như vậy, chỉ với một số người chăm sóc không hiểu về lợi ích của việc tham gia hoạt động xã hội đối với trẻ mà họ đã vô tình vi phạm quyền được tham gia của trẻ, vô tình tách trẻ ra khỏi các hoạt động đoàn thể và môi trường xã hội xung quanh trẻ, vô tình cản trở sự phát triển bình thường của trẻ. Việc người chăm sóc không khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp hay địa phương đồng nghĩa với việc người chăm sóc đã không nhìn thấy khả năng của trẻ, hạn chế khả năng của trẻ; hạn chế việc học hỏi kinh nghiệm sống của trẻ; không tạo ra môi trường hòa nhập của trẻ với mọi người xung quanh và điều quan trọng là trẻ sẽ tự ti và mặc cảm về số phận, về chính bản thân mình. Hệ quả của nó là những đứa trẻ sống thu mình, mặc cảm, ít tiếp xúc với mọi người; có những trẻ sẽ trở nên bất cần vì nghĩ rằng không ai coi trọng và chấp nhận mình. Những hệ quả này không chỉ gây trở ngại cho sự phát triển hiện tại của trẻ mà ảnh hưởng lớn nhất là đối với cuộc sống sau này của trẻ khi trẻ phải tự mình giải quyết các vấn đề, tiếp xúc và làm việc với mọi người. 2.2.5. Khó khăn của người chăm sóc Biểu đồ 17. Khó khăn của người chăm sóc Biểu đồ cho thấy, người chăm sóc găp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ mồ côi như: kỹ năng, mối quan hệ với trẻ, kinh phí và một số khó khăn khác. Khó khăn nhất và chiếm đa số ý kiến của người chăm sóc là khó khăn về kinh tế, chiếm 88.6%. Điều này có thể được giải thích khi liên hệ với việc làm và thu nhập của người chăm sóc trước đó, người chăm sóc làm những công việc không ổn định, thu nhập thấp và không ổn định đã không đủ để trang trãi cuộc sống của họ và trẻ. Ngoài khó khăn về kinh phí, người chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn khác như: 25.7% người chăm sóc gặp khó khăn trong mối quan hệ với trẻ, kết hợp với bảng tương quan giữa khó khăn của người chăm sóc với mối quan hệ trẻ [Bảng 17, phụ lục V] ta thấy: sự khó khăn này chủ yếu rơi vào người chăm sóc là cô dì chú bác của trẻ, chiếm 40% tổng số khó khăn họ gặp phải. Người chăm sóc trẻ Lê Trương Phương Hạnh nói: “Cha mẹ nó mất, tôi là bác ruột, nuôi nó từ nhỏ nhưng nói nó không có nghe. Nó ăn mặc lố lăng làm tôi ngại với mọi người nhưng không biết làm sao với nó”. Một người chăm sóc khác nói: “Vào lớp 6 là nó bắt đầu học theo bạn bè bỏ học đi chơi, cô nói hoài mà nó không nghe. Nó bỏ học sớm, giao du với bạn bè suốt ngày nên cô lo lắm”. Không có người chăm sóc nào gặp khó khăn về kiến thức chăm sóc trẻ nhưng có 14.3% người chăm sóc khác gặp khó khăn về kỹ năng chăm sóc trẻ. Những người chăm sóc này lại rơi chủ yếu vào người chăm sóc là anh chị của trẻ, người chăm sóc trẻ Lê Hoàng Thanh Duyên nói: “Nuôi em gái thì không sao nhưng lo nhất là nó đến tuổi trưởng thành, nhiều tâm sinh lý của nó mình không biết mà là anh trai nên có biết cũng khó nói”. 4 người chăm sóc còn lại, chiếm 11.4% thì có ý kiến khác về khó khăn của mình, người trả lời là thiếu kinh phí và các phương tiện trong nhà như đồ dùng để sinh hoạt, sách vở, đồ dùng cho trẻ…; người thì nói thiếu rất nhiều, cái gì cũng thiếu thốn. Có thể nói, với hoàn cảnh hiện tại của người chăm sóc thì họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc trẻ, ngoài khó khăn về kỹ năng và mối quan hệ với trẻ thì khó khăn lớn nhất của người chăm sóc là kinh phí để nuôi dưỡng trẻ. Khó khăn này chi phối đến tất cả hoạt động chăm sóc trẻ của người chăm sóc, từ việc không có tiền để cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mua sắm vật dụng trong gia đình cũng như cho trẻ khám bệnh khi ốm đau, mua dụng cụ học tập khi trẻ đi học, cho trẻ đến các địa điểm vui chơi, hay điều kiện để trẻ có thể tham gia các hoạt động xã hội. Trẻ mồ côi và người chăm sóc đang rất cần đến sự quan tâm của chính quyền và cả cộng đồng. 2.2.6. Hỗ trợ xã hội Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ra ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì tất cả trẻ mồ côi thuộc khoản 1, điều 4 của Nghị định này đều được hưởng trợ cấp xã hội, mức trợ cấp cho trẻ mồ côi được phân ra nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào nơi trẻ được chăm sóc là tại trung tâm bảo trợ xã hội hay tại cộng đồng và đặc điểm hiện trạng mồ côi của trẻ. Theo mức trợ cấp dành cho trẻ mồ côi đang sinh sống tại cộng đồng mới được ban hành ngày 17/2/2010, Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung sửa đổi cho Nghị định 67/2007/NĐ-CP đã nâng mức trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, cụ thể với trẻ em mồ côi: mức trợ cấp thấp nhất là 120.000 đồng/tháng nâng lên 180.000 đồng/ tháng đối với trẻ mồ côi từ 18 tháng tuổi trở lên ; tương tự, trợ cấp 180.000 đồng/tháng nâng lên là 270.000 đồng/tháng cho trẻ mồ côi dưới 18 tháng tuổi và trẻ mồ côi trên từ 18 tháng tuổi trở lên nhưng bị tàn tật nặng hoặc nhiễm HIV/AIDS; trợ cấp 240.000 đồng/tháng nâng lên thành 360.000 đồng/tháng cho trẻ mồ côi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, chúng ta vẫn thấy các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong các báo cáo hoạt động của các cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tất cả những nguồn hỗ trợ này sẽ góp phần giúp trẻ mồ côi và người chăm sóc cải thiện phần nào khó khăn trong cuộc sống và tạo điều kiện cho trẻ được hưởng quyền trẻ em trong sự phát triển chung. Bảng 12. Hỗ trợ xã hội Số lượng Tỉ lệ % Có 33 94.3 Không 2 5.7 Tổng 35 100 Qua bảng biểu, ta thấy: Có 33 người chăm sóc trả lời rằng họ nhận được hỗ trợ từ bên ngoài trong quá trình chăm sóc trẻ, tương đương với 94.3%; 2 người chăm sóc, tương đương 5.7% thì trả lời là không nhận được bất kỳ nguồn hỗ trợ nào kể từ khi chăm sóc trẻ cho đến nay. Cán bộ các phường có trẻ mồ côi cho biết: trường hợp trẻ mồ côi không nhận được hỗ trợ là do trẻ mới rơi vào diện đối tượng bảo trợ xã hội nên đang làm thủ tục trợ cấp, còn trẻ mồ côi thuộc đối tượng bảo trợ đã lâu mà không nhận được hỗ trợ là do cán bộ khu vực không báo nên phường không biết để hỗ trợ. Mặt khác, trẻ mồ côi thuộc diện bảo trợ xã hội mà chính quyền không biết để hỗ trợ thì các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hay người dân trong cộng đồng cũng không biết để hỗ trợ vì mọi sự hỗ trợ thường là do chính quyền phát động, kêu gọi. Cụ thể nhất là trường hợp trẻ mồ côi Phạm Thanh Bích Hân mồ côi cha mẹ đã 4 năm nhưng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ bên ngoài và đến tết năm 2010-2011 trẻ mới được chính quyền phường Nhơn Phú đưa vào danh sách trẻ mồ côi thuộc diện bảo trợ xã hội. Chính việc làm thiếu trách nhiệm của cán bộ khu vực và thiếu sâu sát thực tế của cán bộ phường đã làm hạn chế quyền lợi của trẻ mồ côi, hạn chế điều kiện chăm sóc và phát triển của trẻ. Biểu đồ 18. Nguồn hỗ trợ xã hội Trong số 33 người chăm sóc nhận được hỗ trợ từ bên ngoài đã liệt kê các nguồn hỗ trợ mà họ nhận được thì 100% người chăm sóc nhận được hỗ trợ bên ngoài đều nói đến nguồn hỗ trợ từ nhà nước; 45.5% người chăm sóc nhận được hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; 18.2% người chăm sóc nhận được hỗ trợ từ người thân; chỉ có 1 người chăm sóc, chiếm 3% nhận được hỗ trợ từ cộng đồng và không có người chăm sóc nào nhận được hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, theo phỏng vấn sâu người chăm sóc thì họ cho biết đây là sự hỗ trợ cho trẻ chứ không phải cho người chăm sóc và trong 33 người chăm sóc nhận được hỗ trợ từ nhà nước thì chỉ có 31 người là nhận được trợ cấp của nhà nước, còn 2 trẻ mồ côi không nhận được trợ cấp là do: một gia đình là cha mẹ nuôi của trẻ không có yêu cầu hỗ trợ vì nhà có điều kiện chăm sóc, một trường hợp là do trẻ chỉ mồ côi cha nhưng mẹ vẫn chăm sóc được rồi mấy năm gần đây mẹ đau bệnh không có khả năng chăm sóc nhưng trẻ cũng không được chính quyền xét là đối tượng bảo trợ xã hội. Theo các báo cáo, thông tin từ cán bộ phường và người chăm sóc thì còn các nguồn hỗ trợ khác như công ty sữa Vinamilk Bình Định, đại diện các báo phối hợp với công ty TNHH TM&DV LYS - Thành phố Hồ Chí Minh cùng với công ty sữa Abbott Hoa Kỳ tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho trẻ. Ngoài ra các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong tỉnh đã trực tiếp nhận đỡ đầu cho một số trẻ mồ côi như Đoàn thanh niên Sở LĐ- TB&XH tỉnh Bình Định nhận đỡ đầu 2 trẻ mồ côi Đoàn Thuận An và Đoàn Ngọc Ánh ở phường Nhơn Phú; Bộ đội Biên phòng đỡ đầu trẻ Võ Thái Hoàng phường Đống Đa; Đoàn Thanh niên công ty xổ số Bình Định đỡ đầu trẻ Nguyễn Thị Thiện Ái cũng ở phường Đống Đa. Ảnh 6. Đại diện Đoàn thanh niên công ty TNHH XSKT Bình Định nhận đỡ đầu trẻ mồ côi Nguyễn Thị Thiện Ái ở phường Đống Đa Biểu đồ lại cho thấy tỷ lệ hỗ trợ từ cộng đồng và người thân là rất thấp, chỉ khoảng 20%, trong khi họ là những người gần gủi và hiểu rõ nhất về hoàn cảnh của trẻ và người chăm sóc. Hầu hết người chăm sóc đều cho biết trẻ có có người thân nhưng ai biết nhà người đó: “Ôi cô ơi! Nó có cô dì chú bác cả đấy nhưng có bao giờ cho nó đồng nào đâu. Mỗi nhà mỗi cảnh, cô dì chú bác nó có thương muốn giúp thì ngại phía kia, giúp rồi về cơm chẳng lành canh chẳng ngọt thì lại khổ dì cháu tôi. Thôi thì có gì ăn nấy, dì cháu đùm bọc nhau mọi chuyện đều xong cả”. Mặt khác, người dân ta vốn nổi tiếng có truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cứu người trong cơn hoạn nạn. Sự đóng góp của người dân trong việc giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội là rất lớn nhưng kết quả khảo sát việc hỗ trợ của người dân cho trẻ mồ côi lại không thể hiện được điều đó. Một người chăm sóc duy nhất trong 35 người chăm sóc được khảo sát trả lời là nhận được hỗ trợ của cộng đồng dân cư, cụ thể là trường hợp 5 trẻ mồ côi tại phường Thị Nại được hỗ trợ xây nhà tình thương . Những người dân hầu như không biết hay không để ý đến hoàn cảnh của trẻ mặc dù trẻ mồ côi ở ngay cạnh bên nhà mình. Trường hợp tìm nhà 3 trẻ mồ côi ở phường Quang Trung là một ví dụ điển hình khi nhà 3 trẻ ở ngay bên cạnh nhà mình nhưng khi được hỏi thì người phụ nữ tỏ ra lạnh lùng nói không biết. Đây có phải là một biểu hiện của lối sống khép kín của người thành phố và của cuộc sống hiện đại chú trọng đồng tiền. 51.5% người chăm sóc chỉ nhận được hỗ trợ vật chất từ các nguồn hỗ trợ, có 48.5% người chăm sóc nhận được cả hỗ trợ vật chất và hỗ trợ tinh thần. [Bảng 26.2, Phụ lục IV]. Như vậy, 100% ý kiến của 33 người chăm sóc đều nhận được hỗ trợ vật chất và có gần 50% người chăm sóc nhận thêm hỗ trợ tinh thần. Bảng 13. Mức độ hỗ trợ của các nguồn hỗ trợ Mức độ Số lượng Tỉ lệ % Thường xuyên 31 93.9 Không thường xuyên 2 6.1 Tổng 33 100 Trong số 35 người chăm sóc, có 33 người trả lời nhận được hỗ trợ xã hội nhưng trong số đó lại chỉ có 31 người thường xuyên nhận được hỗ trợ, chiếm 93.9% và chủ yếu là trợ cấp hàng tháng của nhà nước. 2 người chăm sóc, chiếm 6.1% không nhận được hỗ trợ thường xuyên cũng được cán bộ phường lý giải: Họ không nhận được trợ cấp của nhà nước vì trẻ mồ côi không thuộc đối tượng diện hỗ trợ xã hội, trẻ mới thuộc diện hỗ trợ cuối năm 2010 nên chỉ mới nhận được hỗ trợ tiền và thăm hỏi vào dịp tết. Trẻ mồ côi hiện nay đang có xu hướng gia tăng khi những biến động xã hội ngày càng gia tăng như thiên tai, tai nạn giao thông, bệnh tật…và hầu hết trẻ mồ côi đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Các em không chỉ thiếu thốn về mặt vật chất mà còn thiếu thốn về mặt tinh thần. Hơn lúc nào hết, các em đang cần lắm những tấm lòng nhân ái từ cộng đồng xã hội. Sự hỗ trợ của cộng đồng cả về vật chất và tinh thần không chỉ giúp trẻ và người chăm sóc cải thiện cuộc sống mà nó còn là nguồn động viên to lớn để trẻ vượt qua nỗi đau vươn lên trong cuộc sống. 2.2.7. Mong muốn của người chăm sóc Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu người chăm sóc, chúng ta thấy được một số mong muốn của người chăm sóc trong việc chăm sóc trẻ mồ côi. Cụ thể: Đối với trẻ mồ côi: Đa số người chăm sóc đều thể hiện mong muốn trẻ khỏe mạnh, học tập tốt và có việc làm để sau này có thể tự nuôi sống bản thân. Người chăm sóc trẻ nói: “ Mong sao cho nó hết bệnh, khỏe mạnh để vui chơi học hành như những đứa trẻ khá”, “Chỉ cần nó khỏe mạnh, học hành giỏi giang là được”, “Cho nó học có nghề để tự nuôi bản thân”… Đối với các nguồn hỗ trợ xã hội khác, bao gồm cả chính sách của nhà nước, các cơ quan, chính quyền địa phương đến các đoàn thể, doanh nghiệp hay người dân trong cộng đồng, người chăm sóc tỏ ra e ngại khi được hỏi: Ông/bà có mong muốn hay đề xuất gì không? Nhiều người chăm sóc nói rằng: “Có đề xuất cũng không được nên không đề xuất, đề xuất rồi lại bảo là tham lam”. Một số người chăm sóc khác thì nói: “Biết gì đâu mà đề xuất, họ cho gì thì lấy nấy thôi, không cho thì đành chịu”. Tuy nhiên, một số người chăm sóc đã mạnh dạn nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, cụ thể: - Mong chính quyền phường quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn để cháu ăn học. - Mong nhà nước giúp đỡ gia đình tôi. - Nhà nước quan tâm đến cảnh ngộ của bà cháu tôi. - Nhà nước quan tâm, nếu được thì tăng tiền hỗ trợ cho trẻ. - Nhà nước quan tâm cho bà cháu tôi đủ ăn, có việc gì làm thì cho tôi làm để có thêm chút tiền nuôi cháu. - Giúp tôi có công việc ổn định để nuôi trẻ ăn học. - Chính quyền cho tôi cái giấy bảo hiểm để đi khám bệnh chứ đau yếu quá mà không có tiền đi khám bệnh. Ngoài ra, tùy vào từng hoàn cảnh mà mỗi người chăm sóc lại có những mong muốn khác nhau. Ví dụ: người chăm sóc đang nuôi dưỡng những trẻ có cha, mẹ bị các bệnh tâm thần, động kinh có mong muốn: “Giúp mẹ nó hết bệnh, chứ mẹ nó cứ giật thế nó sợ rồi sau này bà chết thì ai nuôi nó”, “Bao giờ cho mẹ nó hết bệnh để về nuôi nó”. Người chăm sóc đang nuôi dưỡng trẻ mắc bệnh hiểm nghèo thì mong muốn: “Chính quyền, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho cháu thứ hai được mổ tim sớm”. Người chăm sóc có trẻ không đi học thì lại mong: “Chính quyền xem xét có việc gì giúp đỡ cho cháu học nghề để có việc làm chứ đừng để nó lêu lổng dễ hư lắm” và có người chăm sóc đã nói: “Nhiều người còn khó hơn mình nên trước tiên mình cứ tự lo, khi nào lo không được thì nhờ chính quyền giúp đỡ”. Có thể nói, người chăm sóc và trẻ mồ côi vẫn đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Họ đều có mong muốn được hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần. Nó tuy không lớn nhưng đó sẽ là nguồn cải thiện cuộc sống và cổ vũ tinh thần cho trẻ và người chăm sóc trong cuộc sống khó khăn hiện tại. 2.3. Một số nguyên nhân Từ thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, chúng ta có thể nhận thấy một số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chăm sóc trẻ em mồ côi chưa hiệu quả. Những nguyên nhân này xuất phát từ nhiều khía cạnh đời sống kinh tế xã hội, các chính sách và liên quan đến vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, lực lượng liên quan đến công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn. Nguyên nhân từ cá nhân người chăm sóc: - Người chăm sóc tuổi cao, trình độ thấp, không có việc làm ổn định nên đời sống khó khăn, không đủ điều kiện để chăm sóc trẻ mồ côi. - Người chăm sóc hầu như không hiểu biết về luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, không biết đến các quyền học tập, vui chơi, tham gia…của trẻ em nói chung và trẻ mồ côi nói riêng. - Người chăm sóc chưa thấy được tầm quan trọng của việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ đối với sự phát triển và hòa nhập cuộc sống của trẻ, nên chưa chú ý chăm sóc trẻ về dinh dưỡng, giáo dục trẻ vệ sinh đúng cách, sử dụng nguồn nước sạch, sắp xếp không gian học tập và sinh hoạt cho trẻ tại nơi ở, thăm khám sức khỏe khi trẻ bị ốm đau, thường xuyên cho trẻ được vui chơi giải trí và khích lệ trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường lớp hay ở địa phương. Người chăm sóc chưa thấy được những tác động tinh thần qua các việc thường xuyên chuyện trò, động viên để trẻ chia sẽ các vấn đề trong cuộc sống mà trẻ gặp phải, giúp trẻ vượt qua mặc cảm và tự tin hơn. - Người chăm sóc không ý thức được quyền lợi mà trẻ mồ côi và mình được hưởng. Họ sợ dư luận, sợ cơ chế quyền uy của cán bộ chính quyền các cấp và họ nghĩ rằng nguồn hỗ trợ của nhà nước là sự giúp đỡ, giống như từ thiện, thương ai thì giúp người đó chứ không phải là quyền lợi. Nguyên nhân từ cán bộ địa phương: - Cán bộ khu vực chưa nắm rõ tình hình và hoàn cảnh của trẻ mồ côi tại khu vực mình quản lý, báo cáo không đầy đủ và thiếu chính xác về hoàn cảnh của trẻ mồ côi và người chăm sóc. - Cán bộ xã phường chưa đi thực tế hiện trạng của trẻ mồ côi, thiếu giám sát và nhắc nhở cán bộ khu vực trong công tác trẻ em nói chung và trẻ mồ côi nói riêng. - Chưa tuyên truyền phổ biến rộng rãi luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quyền trẻ em và các chính sách hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa phương; chưa nâng cao nhận thức của người chăm sóc về cách thức chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi và tự đòi quyền lợi cho mình và cho trẻ. - Chưa huy động được sự tham gia hỗ trợ của các lực lượng trong xã hội vào công tác hỗ trợ cho trẻ em mồ côi. Một số nguyên nhân khác: - Chính sách trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội còn nhiều vấn đề như: Việc xác định đối tượng trẻ mồ côi thuộc diện đối tượng xã hội gặp khó khăn khi trẻ mồ côi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ không đủ khả năng chăm sóc như bị bệnh tâm thần, tàn tật nặng hoặc đang trong thời kỳ chấp hành án phạt tù… và việc xác định cha hoặc mẹ của trẻ có đủ khả năng chăm sóc trẻ hay không đôi khi không rõ ràng gây khó khăn cho cán bộ địa phương trong xác định trẻ mồ côi có phải là đối tượng xã hội hay không và làm mất quyền lợi của nhiều trẻ mồ côi khác. Mặt khác mức trợ cấp còn thấp và chậm thay đổi, chưa mạng lại hiệu quả thiết thực cho công tác chăm sóc trẻ mồ côi. - Giữa người chăm sóc và cán bộ địa phương còn có khoảng cách, không có sự trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẽ hay đề xuất ý kiến nên cán bộ địa phương không nắm rõ hiện trạng mồ côi và hoàn cảnh sống của trẻ, cũng không tuyên truyền được cách thức chăm sóc trẻ hay quyền lợi của trẻ mồ côi cho người chăm sóc. Ngược lại người chăm sóc không biết về quyền lợi của trẻ mồ côi nên không chủ động đề xuất hay yêu cầu chính quyền xem xét, hỗ trợ trường hợp của trẻ và không được hướng dẫn cách thức chăm sóc trẻ. - Một số ban ngành liên quan như y tế, giáo dục, vệ sinh nước sạch, vui chơi giải trí… chưa hoạt động hiệu quả khi khám chưa bệnh cho trẻ; chưa có sân chơi cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn; chưa tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn tham gia; chưa tuyên truyền cho người chăm sóc và trẻ về cách thức chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ tự chăm sóc bản thân; chưa đi sâu khảo sát hiện trạng sức khỏe, vệ sinh, nước sạch, nhà ở cho trẻ em nói chung và trẻ mồ côi nói riêng. - Cộng đồng dân cư, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh mà trước hết là tại thành phố còn thiếu sự quan tâm, hỗ trợ đến những mảnh đời bất hạnh trong xã hội, hoạt động công tác xã hội trong cộng đồng, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp còn yếu, chưa thực sự thể hiện được vai trò trong công cuộc nâng cao đời sống của những người gặp khó khăn trong xã hội, cụ thể là trẻ mồ côi. Xem xét nhiều nguyên nhân nhưng chung quy lại có ba nguyên nhân chính: Một là, điều kiện kinh tế khó khăn của người chăm sóc, đó là hệ quả của một lớp người trong thời kỳ trước thiếu điều kiện học tập, không tìm được việc làm ổn định nên thu nhập không đủ để nuôi sống bản thân và đến khi họ nhận chăm sóc trẻ mồ côi thì hoàn cảnh khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hệ quả đó đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ mồ côi, khi trẻ không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển. Hai là, nhận thức hạn chế của người chăm sóc về các nhu cầu, quyền của trẻ mồ côi. Họ hầu như không quan tâm đến việc chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ phát triển tốt nhất. Họ cho rằng mình sống sao thì trẻ sống như vậy và họ chăm sóc trẻ dựa vào kinh nghiệm thời xa xưa, điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ cả. Ba là, sự làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến công tác chăm sóc trẻ em. Trước hết là các cán bộ khu vực, xã, phường có trẻ em mồ côi đang sinh sống tại thành phố Quy Nhơn. Chính những nhận thức sai lầm, cùng với điều kiện chăm sóc thiếu thốn và sự thiếu quan tâm của chính quyền, cộng đồng xã hội mà nhiều trẻ mồ côi đang bị kìm hãm sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần, quyền trẻ em không được thực hiện hóa trong xã hội. Tiểu kết chương 2: Trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn chưa được chăm sóc đúng mức. Điều kiện kinh tế và nhận thức của người chăm sóc đã hạn chế khả năng và cách thức chăm sóc trẻ mồ côi của người chăm sóc. Trẻ chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh nước sạch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và vui chơi giải trí, hoạt động xã hội. Các hoạt động hỗ trợ của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong cộng đồng trong thành phố và tỉnh chỉ mang tính trợ cấp xã hội, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thăm hỏi tặng quà… nên hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội của trẻ mồ côi và người chăm sóc không cao và thiếu bền vững. Người chăm sóc và trẻ mồ côi đang sống trong hoàn cảnh rất khó khăn. Họ đang rất cần sự quan tâm của cả cộng đồng xã hội. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy nhơn Từ thực trạng công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Quy Nhơn chưa tốt, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và điều kiện kinh tế người chăm sóc còn hạn chế, hoạt động chưa hiểu quả của cán bộ làm công tác trẻ em. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ em mồ côi như sau: 3.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế của người chăm sóc - Đối với người chăm sóc là ông bà của trẻ: Họ là người có sức khỏe yếu, ít hoặc không còn khả năng lao động nên hiện tại điều kiện sống hết sức khó khăn. Ngoài nguồn trợ cấp cho trẻ mồ côi, cần huy động nguồn hỗ trợ từ người thân, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… Đặc biệt chú ý đến chính sách dành cho người cao tuổi và chế độ người nghèo nếu có. - Đối với những người chăm sóc không có công việc ổn định: Cần hỗ trợ vốn và việc làm cho họ, cụ thể: + Những người có khả năng buôn bán hoặc đang buôn bán nhỏ thì cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc lãi suất 0% để họ có thể mở rộng quy mô buôn bán hoặc có thể mở một hàng buôn bán theo khả năng. Ví dụ: người chăm sóc đang buôn bán các mặt hàng như bánh kẹo, mì tôm, dầu ăn, sữa… nhỏ lẻ thì có thể mở rộng quy mô thành một tạp hóa nhỏ. Những người chăm sóc đang mở tiệm cắt có thêm vốn để mua sắm thêm dụng cụ cắt tóc, làm tóc… Những người có khả năng nấu ăn ngon mà nhà lại gần mặt đường, gần nơi sinh sống không có địa điểm ăn sáng nào thì có thể mở một quan ăn sáng nhỏ. + Những người không có công việc ổn định nhưng có sức khỏe tốt thì có thể hỗ trợ cho họ học nghề ngắn hạn như nghề gỗ, may công nghiệp, điện, gò hàn… tại các cơ sở dạy nghề hoặc phối hợp với các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp để trực tiếp mở các lớp đào tạo nghề, sau đó nhận người được đào tạo vào làm việc tại doanh nghiệp hoặc giới thiệu họ cho những doanh nghiệp đang tuyển dụng công nhân. Đặc biệt với những người chăm sóc là anh chị của trẻ thì cần có việc làm ổn định, không chỉ để lo cho cuộc sống của trẻ mà còn cho chính tương lai của họ vì họ cũng là những đứa trẻ mồ côi trước đã trưởng thành. Vì họ là người đang giữ vai trò lao động chính vì vậy cần tạo điều kiện học nghề miễn phí, hỗ trợ kinh phí tạm thời để duy trì cuộc sống của người chăm sóc và trẻ trong quá trình người chăm sóc học nghề. + Những người chăm sóc có nguồn tài nguyên như đất đai thì hỗ trợ vốn và hướng dẫn cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Phối hợp với cán bộ kỷ thuật để giúp đỡ người chăm sóc biết nên trồng trọt hay chăn nuôi gì trên mảnh đất của mình, mua sắm con giống, hạt giống, trang thiết bị sản xuất nào cần thiết và cách thức nuôi trồng như thế nào để đạt năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan bao tiêu sản phẩm của người chăm sóc để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của họ. Để thực hiện được nhóm giải pháp này, vai trò của cán bộ làm công tác trẻ em của thành phố giữ vai trò chủ chốt. Họ là người liên hệ với ngân hàng, các hội, quỹ từ thiện… để huy động nguồn vốn hỗ trợ; phối hợp với các cơ sở dạy nghề, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để dạy nghề và tạo việc làm cho người chăm sóc; động viên, khích lệ người chăm sóc học nghề, thay đổi lối làm việc; đồng thời cũng là người phối hợp với cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn người chăm sóc trong sử dụng nguồn vốn và sản suất hiệu quả. Mặt khác, cần tổ chức lại các nguồn hỗ trợ hợp lý, hỗ trợ cần mạng tính hiệu quả chứ không chỉ nhất thời, nhỏ lẽ theo các ngày lễ để các nguồn hỗ trợ thực sự là điều kiện để người chăm sóc chăm sóc tốt hơn cho trẻ. 3.2. Nâng cao nhận thức của người chăm sóc và cộng đồng trong công tác chăm sóc trẻ mồ côi Một trong những nguyên nhân chăm sóc trẻ mồ côi chưa hiệu quả là do nhận thức của người chăm sóc về chăm sóc trẻ em và chăm sóc trẻ mồ côi còn hạn chế. Đa số người chăm sóc chăm sóc trẻ theo kinh nghiệm và cho rằng trẻ mồ côi cũng như trẻ bình thường nên chăm sóc thế nào cũng được. Do đó cần thay đổi suy nghĩ của người chăm sóc về cách thức chăm sóc trẻ, đặc biệt là hiểu biết về những ảnh hưởng của đời sống vật chất và tinh thần đến sự phát triển của trẻ thông qua những hình thức cơ bản sau: - Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các quyền trẻ em cho người chăm sóc và người dân cùng biết. Nên có các áp phíc lớn về các quyền của trẻ em để ở những nơi dân cư sống đông đúc và những vị trí mà mọi người dân đều thấy. - Tuyên truyền và hướng dẫn các cách thức chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ mồ côi nói riêng về dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh nước sạch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí và tham gia hoạt động xã hội. Tầm quan trọng của việc đáp ứng các nhu cầu này đối với sự phát triển cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. - Phổ biến cho người dân về ý nghĩa của chăm sóc tinh thần đối với sự phát triển của trẻ. Trực tiếp phổ biến cho người chăm sóc về những ảnh hưởng tâm lý do sự thiếu hụt sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với trẻ mồ côi và những dấu hiệu để nhận biết các vấn đề tâm lý của trẻ do sự thiếu hụt này gây ra thông qua các buổi họp người chăm sóc do phường tổ chức. Đồng thời tư vấn cho người chăm sóc cách thức tạo mối quan hệ yêu thương, chăm sóc và chia sẽ với trẻ mồ côi. - Giúp người dân, đặc biệt là người chăm sóc đang nuôi dưỡng trẻ mồ côi biết những chính sách của Đảng và Nhà nước cho trẻ mồ côi là quyền lợi mà trẻ mồ côi được hưởng chứ không phải là hoạt động từ thiện. Người chăm sóc có quyền kiến nghị hay yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền cho trẻ mồ côi nếu trẻ đủ điều kiện của một đối tượng bảo trợ xã hội. Giải pháp này được thực hiện dựa trên việc phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thành phố với các ban ngành liên quan đến các lĩnh vực nhà ở đô thị, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, cơ sở y tế, giáo dục, thể dục thể thao, đoàn thanh niên, các chuyên gia tâm lý, cơ quan truyền thông báo đài…, cụ thể: + Thông qua các báo đài việc tuyên truyền phổ biến về quyền trẻ em, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và cách thức chăm sóc trẻ được phổ biến rộng rãi trong toàn dân chúng. + Các cơ quan ban ngành liên quan đến các quyền trẻ em có thể lên các nội dung tuyên truyền cụ thể về tầm quan trọng, cách thức chăm sóc trẻ theo các lĩnh vực của mình. Ví dụ: cán bộ y tế xây dựng nội dung tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ và cách thức cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ đúng cách qua các bữa ăn hàng ngày. + Đoàn Thanh niên là lực lượng trẻ với số lượng lớn sẽ hoạt động hiệu quả trong công tác nâng cao nhận thức cho người chăm sóc và cho người dân trong cộng đồng. + Chuyên gia tâm lý sẽ là người nêu lên những minh chứng cụ thể cho người chăm sóc về ảnh hưởng của thái độ quan tâm và chăm sóc của người chăm sóc đối với trạng thái tâm lý cảm xúc của trẻ. Phối hợp giữa các phương tiện truyền thông, vận động xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt và các mô hình điển hình; lên án những hành vi xâm hại trẻ em, thông tin nhiều chiều về quá trình thực hiện chính sách và lợi ích khi trợ giúp trẻ tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục và dạy nghề, tạo việc làm; nâng cao tinh thần tương thân tương ái, nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc chăm sóc bảo vệ, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đực biệt khó khăn_trẻ em mồ côi tại gia đình, cộng đồng. 3.3. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của thành phố Tất cả các giải pháp chỉ có thể đạt hiểu quả khi năng lực của người cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, khu vực. - Tăng cường sự lãnh đạo của của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện chính sách, tạo thành phong trào chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em mồ côi. - Mở lớp tập huấn nâng cao công tác chăm sóc trẻ em và trẻ mồ côi cho cán bộ từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, khu vực, cụ thể: + Nâng cao hiểu biết của cán bộ làm công tác trẻ em về trẻ em, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, những nhu cầu và quyền lợi của trẻ em; hiểu biết về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những ảnh hưởng do sự thiếu hụt sự chăm sóc vật chất và tinh thần đến sự phát triển của trẻ. + Phổ biến công ước quyền trẻ em; luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các cam kết của Việt Nam về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; các chính sách của Đảng và Nhà nước cho trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trong đó có trẻ em mồ côi nói riêng. +Nâng cao kỹ năng thực hành công tác trẻ em. + Cách thức xác định trẻ mồ côi là đối đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định của chính sách. +Nâng cao năng lực thực hiện các chính sách đúng và hiệu quả. - Phân công rõ vai trò và trách nhiệm của cán bộ làm công tác trẻ em từ cấp thành phố đến cấp xã, phường, khu vực, cụ thể: Cán bộ khu vực, xã, phường: + Thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống của trẻ mồ côi và người chăm sóc để kịp thời báo cáo và có những hỗ trợ cần thiết cho người chăm sóc và trẻ. + Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách của nhà nước, của tỉnh, thành phố và báo cáo kết quả cụ thể bằng văn bản cho cấp cao hơn để kịp thời có biện pháp khắc phục hoặc sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. + Đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiệu quả ở cấp khu vực, xã, phường. + Tham mưu với các cấp lãnh đạo về các chương trình, chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em mồ côi nói riêng. + Phối hợp với các ban ngành liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trẻ mồ côi. Cán bộ cấp thành phố: + Thường xuyên kiểm tra, sâu sát tình hình trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố, nắm bắt những biến động về số lượng và đời sống của trẻ mồ côi. + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác trẻ em của cán bộ xã, phường trong thành phố; thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc cán bộ cấp dưới thực hiện đúng trách nhiệm và vai trò của mình, thực thi chính sách của nhà nước, của tỉnh đúng đối tượng, đúng chính sách. + Thường xuyên có những báo cáo cụ thể về tình hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ mồ côi nói riêng trong thành phố lên cấp tỉnh để cấp tỉnh nắm bắt tình hình và kịp thời đưa ra những chủ trương cụ thể cho công tác trẻ em. + Phối kết hợp với các cơ quan cấp thành phố nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và quyền lợi của trẻ em. + Tham mưu với cấp trên về các biện pháp thực hiện chính sách, sửa đổi chính sách cho phù hợp với điều kiện của trẻ và của địa phương; tham mưu với cấp trên để xây dựng những chương trình, đề án chăm sóc và giáo dục các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 3.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến công tác trẻ em Thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực tại chỗ để chăm sóc giáo dục trẻ em mồ côi. Lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo vào các vấn đề chăm sóc bảo vệ trẻ em. Vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc thay thế; đẩy mạnh phát triển quỹ bảo trợ, quỹ khuyến học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em mồ côi. - Sở LĐ-TB&XH tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan như UBND tỉnh, Ủy ban Dân số-Gia đình và trẻ em cùng các ngành, đoàn thể khác xây dựng chương trình cụ thể cho công tác chăm sóc riêng từng đối tượng trẻ em cụ thể. Ví dụ: đề án chăm sóc trẻ mồ côi trong các gia đình thay thế tại cộng đồng. Thực hiện tổ chức triển khai các chương trình, chính sách, đề án và theo dõi, giám sát, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện. - Ủy ban Dân số-Gia đình và trẻ em cần đẩy mạnh hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em để hỗ trợ, phòng ngừa và hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. - Sở văn hóa thông tin cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn_ trẻ em mồ côi dựa vào cộng đồng để thông tin cộng đồng về trẻ mồ côi, hoàn cảnh của trẻ mồ côi, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ mồ côi. - Sở Giáo dục-Đào tạo cần tạo điều kiện cho trẻ mồ côi đến trường như miễn giảm học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường lớp, tuyên truyền rộng rãi về quyền và lợi ích học tập cho trẻ em nói chung và trẻ mồ côi. - Sở y tế có biện pháp chỉ đạo các bệnh viện, trạm y tế thực hiện miễn giảm viện phí cho trẻ em mồ côi, phối hợp các ban ngành trong tỉnh, thành phố tuyên truyền về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. - Sở tư pháp phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đồng thời ngăn ngừa các hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật về việc cho nhận con nuôi để trục lợi. - Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Bình Định cần phối hợp với phòng Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh, thành phố để xây dựng các chuyên mục về phòng ngừa, chăm sóc trẻ em mồ côi. - Các Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội khuyến học, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… cần tham gia tích cực cùng với cán bộ làm công tác trẻ em ở các cấp xã, phường, thành phố để thực hiện tuyên truyền vận động và hỗ trợ trẻ em mồ côi có hiệu quả. 3.5. Xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội làm công tác trẻ em Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được các cấp ngành của tỉnh, thành phố quan tâm nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao vì thiếu một đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp về lĩnh vực trẻ em. Do đó cần xây dựng một đội ngũ cán bộ xã hội tại các xã, phường và cấp thành phố, tỉnh; xây dựng đội ngũ Nhân viên xã hội tại cộng đồng. Muốn vậy cần: - Tuyển dụng các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp đã được đào tạo tại các trường trên cả nước về làm cán bộ phụ trách công tác trẻ em tại khu vực, xã, phường, thành phố. - Đưa cán bộ bộ làm công tác trẻ em tại khu vực, xã, phường, thành phố đi tập huấn học học lớp đào tạo chuyên môn công tác xã hội. - Xây dựng đội ngũ Nhân viên xã hội cộng đồng thuộc sự quản lý của chính quyền thành phố để trực tiếp tham gia, giám sát công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn_trẻ em mồ côi tại các khu vực, xã, phường trong thành phố. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho đội ngũ cán bộ xã hội: - Trực tiếp thực hiện công tác trẻ em tại địa bàn mình công tác, tiến hành khảo sát để nắm rõ tình hình và hoàn cảnh của trẻ, kịp thời báo cáo với chính quyền cấp trên có biện pháp hỗ trợ kịp thời. - Thực hiện, kiểm tra, giám sát các chương trình, chính sách, đề án liên qua đến trẻ em. - Phối hợp với các ban ngành liên quan để thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, người chăm sóc trẻ. Ví dụ: phối hợp với đài truyền thanh, truyền hình, báo chí và các ban ngành y tế, giáo dục, văn hóa thông tin…để tuyên truyền về trẻ mồ côi, quyền lợi của trẻ mồ côi, các nhu cầu cần đáp ứng để trẻ phát triển bình thường… - Tham mưu với chính quyền xã, phường, thành phố, cấp tỉnh về xây dựng, sữa đổi các chương trình, chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cho từng đối tượng trẻ khó khăn hoặc các vấn đề của các chương trình, chính sách đang thực thi, các biện pháp thực hiện để huy động các nguồn lực vào công tác trẻ em. - Trực tiếp tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân, người chăm sóc nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện đúng và hiệu quả công tác chăm sóc trẻ. Đồng thời huy động các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài đẻ giúp người chăm sóc thực hiện tốt vai trò của mình. - Phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương để tạo sự hợp tác, giúp đỡ nhằm thực hiện tốt công tác trẻ em. - Tuyên truyền trong cộng đồng về hoàn cảnh của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng đến trẻ nhằm tạo sự chung tay của cộng đồng trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tiểu kết chương 3: trẻ em mồ côi nói riêng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung đang rất cần đến sự quan tâm chăm sóc đúng mức của gia đình, Nhà nước và cộng đồng xã hội. Tất cả những biện pháp để nâng cao công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mồ côi chỉ có thể được khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ngành với cán bộ làm công tác trẻ em và người chăm sóc trẻ. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là người chủ tương lai kế tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chính là bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tất cả trẻ em đều phải được hưởng quyền trẻ em, trong đó có trẻ em mồ côi. Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định số lượng trẻ em mồ côi khá nhiều với đủ các hiện trạng mồ côi và hoàn cảnh sống khác nhau. Trong số trẻ em mồ côi có 54 trẻ thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội và đang được nuôi dưỡng trong các gia đình sinh sống tại các xã, phường trong thành phố. Những đứa trẻ này đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hầu hết người chăm sóc đều đã có tuổi lại không có nghề nghiệp ổn định và thu nhập bấp bênh nên không đủ điều kiện để chăm sóc đầy đủ cả về vật chất và tinh thần cho trẻ. Đa số trẻ mồ côi thể trạng gầy yếu vì chưa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chưa được hưởng điều kiện vệ sinh hợp tiêu chuẩn, chưa được giáo dục cách tự bảo vệ mình trong môi trường sống và chưa được chăm sóc đúng cách lúc ốm đau. Trẻ cũng chưa được quan tâm đúng mức trong vui chơi, giải trí hay tham gia hoạt động xã hội. Nhận thức của người chăm sóc còn hạn chế, họ chăm sóc trẻ chủ yếu theo kinh nghiệm chứ không phải là theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Họ không thấy được những ảnh hưởng do sự thiếu vắng cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Những thiệt thòi này của trẻ sẽ cản trở sự phát triển và hòa nhập của trẻ vào cuộc sống. Tuy nhiên, trẻ mồ côi đều được đến trường để học tập, đây là điều kiện để trẻ hòa nhập, phát triển trí tuệ, tình cảm và thể chất. Đặc biệt, được đi học sẽ là cơ hội để trẻ phát huy khả năng của mình, tự xây dựng tương lai bền vững sau này cho mình. Trẻ còn nhận được trợ cấp hàng tháng của nhà nước để duy trì mức sống tối thiểu, được hưởng các quyền lơị về y tế, giáo dục để phát triển, được cộng đồng xã hội quan tâm dù mức độ không cao nhưng đó cũng là nguồn động viên to lớn với trẻ và người chăm sóc. Để trẻ mồ côi được hưởng điều kiện chăm sóc đầy đủ thì cần thay đổi nhận thức của người chăm sóc về sự phát triển của trẻ, về cách thức chăm sóc trẻ; nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác trẻ em của thành phố; xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội làm công tác trẻ em và phối hợp các lực lượng chăm sóc trẻ em trong xã hội. Toàn xã hội, nhất là gia đình trẻ mồ côi đang sống hãy thực sự là điểm tựa để trẻ vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống và phát triển toàn diện. Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn thực trạng chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: - Đối với cơ sở đào tạo: + Nên hình thành cho học sinh, sinh viên có cách nhìn và thái độ đúng đắn về trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng. + Các cơ sở chăm sóc và giáo dục trẻ em cần hiểu biết đầy về quyền lợi, đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu chung của trẻ em và của từng đối tượng trẻ em cụ thể để có cách thức chăm sóc phù hợp. - Đối với chính quyền tỉnh, thành phố: + Quan tâm toàn diện và đồng bộ đối với mọi trẻ em, ở tất cả các vùng miền, đặc biệt chú trọng đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. + Tham mưu với các cấp ngành cao hơn để có những chính sách phù hợp cho từng đối tượng trẻ tại từng vùng miền cụ thể. Đồng thời cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước và đưa ra những chính sách riêng phù hợp với điều kiện kinh tế và thực trạng trẻ em của địa phương, đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em. + Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. + Phát triển mạnh mẽ lực lượng cán bộ xã hội làm công tác trẻ em trong các cơ quan nhà nước ở các cấp. - Đối với cán bộ làm công tác trẻ em: + Phải là những người được đào tạo chuyên môn về công tác trẻ em, có đủ kiến thức, kỹ năng và tâm huyết với nghề. + Phải là người sẵn sàng cung cấp dịch vụ bảo vệ và dịch vụ chuyên nghiệp, có khả năng đáp ứng đầy đủ, liên tục mọi lúc mọi nơi, ở tất cả các cấp cho trẻ em dễ bị tổn thương. - Đối với người chăm sóc: + Phải thực sự là chổ dựa vật chất và tinh thần cho trẻ, là người bảo vệ quyền lợi của trẻ. + Có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của trẻ qua các thời kỳ, cách thức chăm sóc, đáp ứng các nhu cầu và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của trẻ, từ đó có cách nhìn và thái độ đúng đắn trong quá trình chăm sóc trẻ. - Đối với cộng đồng: + Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự phát triển của trẻ em, vai trò của trẻ em đối với hạnh phúc mỗi gia đình và tương lai của đất nước, các quyền cơ bản của trẻ em cần được đáp ứng. + Cộng đồng cần phát huy hơn nữa vai trò xã hội của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng điều kiện sống tốt nhất. Để trẻ em được hưởng điều kiện chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển của mình thì không chỉ có một lực lượng chăm sóc, giáo dục nào phải hoạt động riêng lẽ mà cần có sự chung tay của toàn xã hội, thực hiện xã hội hóa trong chăm sóc giáo dục trẻ em. Cộng đồng xã hội hãy thực sự là điểm tựa cho sự phát triển của trẻ em.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn.doc
Luận văn liên quan