Sau khi tìm hiểu về công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú em đã có một cái nhìn tổng quan về công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty. Qua phân tích ta thấy quản lý chất lượng sản phẩm có một vai trò quan trọng đối với mỗi tổ chức. Một tổ chức luôn thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sẽ nâng cao uy tín, nâng cao được vị thế cạnh tranh, đưa tổ chức phát triển đi lên. Công tác quản lý chất lượng tốt sẽ giúp công ty tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra sức mạnh giúp công ty có thể vượt qua được những khó khăn thử thách trong quá trình hoạt động. Ngược lại nếu công tác quản lý chất lượng sản phẩm không tốt sẽ tạo ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, công ty sẽ tốn nhiều chi phí sai hỏng từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
80 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6364 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược khách hàng tin dùng, uy tín của công ty cũng được nâng cao, tạo nên thương hiệu uy tín trên thị trường.
2.1.6. Giới thiệu các sản phẩm của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Với một dây chuyền đồng bộ và khép kín cùng với trang thiết bị máy móc của Đài Loan, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Italia... công ty chuyên sản xuất kinh doanh, xuất khấu các loại sản phẩm có chất lượng cao như:
Bảng 2.4: Một số sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Nhà máy sản xuất
Tên sản phẩm
Nhà máy sợi
- Sợi đơn từ Ne 1- Ne 60
- Sợi xe từ Ne 1- Ne 60
Nhà máy Dệt- nhuộm
- Vải bò
- Vải dệt kim
- Sản phẩm khăn các loại
- Sản phẩm mũ
- Sản phẩm lều bạt
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Trong thời gian qua, cùng với nhiệm vụ tập trung đa dạng hoá chủng loại,
phát triển sản phấm mới công ty còn chú trọng vào việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có cũng như những sản phẩm mới đưa vào sản xuất. Bằng các biện pháp kinh tế - kỹ thuật hợp lý mà chất lượng sản phẩm của công ty ngày một cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp đất nước.
Bất kỳ một sản phẩm nào kể cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng đều có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó. Các chỉ tiêu này không chỉ được người sản xuất quan tâm mà đặc biệt là người tiêu dùng và các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm.
Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dựa trên cơ sở: nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tính năng kinh tế - kỹ thuật của máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, đặc điểm vốn có về đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng như các loại nguyên vật liệu đầu vào và dưạ vào hệ thống các chỉ tiêu chuấn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước và đăng ký với trung tâm đo lường.
2.2.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm sợi tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
2.2.1.1. Thực trạng thực hiện tiêu chuẩn ISO 9002 tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong thời điếm hiện nay, là vũ khí cạnh tranh số một, là điều kiện quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triến của Công ty, nên lãnh đạo Công ty quyết tâm xây dựng cho mình một hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp.
Với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty mà năm 2000 sản phẩm của Công ty chính thức được công nhận chứng chỉ ISO 9002. Đây là một thành công lớn của Công ty, giúp Công ty thuận lợi hơn trong đối ngoại, đảm bảo các yêu cầu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Mặt khác, với chứng chỉ ISO 9002 giúp Công ty xây dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 và nâng cao nhận thức về chất lượng sản phẩm .
Ngay khi nhận được chứng chỉ ISO 9002, ban lãnh đạo công ty đã bắt tay vào xây dựng bộ máy quản lý chất lượng và các hệ thống văn bản chất lượng cần thiết để việc quản lý được tiến hành xuyên suốt và đạt hiệu quả. Hiện nay các văn bản liên quan đã được xây dựng xong và Công ty luôn tiến hành sửa đổi liên tục cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Hệ thống văn bản của Công ty gồm 3 tầng:
Tầng I: Sổ tay chất lượng (do Công ty quản lý)
Tầng II: Quy trình ( do Công ty quản lý)
Tầng III: Quy định (do các nhà máy, phòng ban quản lý)
Công ty tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn công ty, huy động mọi thành viên trong Công ty tham gia quản lý chất lượng sản phẩm . Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm.
Chính sách chất lượng của Công ty Đảm bảo chất lượng sản phấm và những điều đã cam kết vói khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Công ty
Song song với việc xây dựng, triến khai hệ thống văn bản chất lượng Công ty còn tập trung vào đào tạo, huấn luyện chất lượng cho tất cả các thành viên trong Công ty, đặc biệt là công nhân sản xuất. Công ty đã tổ chức liên tục các lớp học ngắn hạn về ISO cho công nhân sản xuất. Mặt khác, để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty
được hiếu thấu đáo Công ty còn in hơn 3000 tờ gấp phát cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Công ty đã thành lập phòng ISO, cử đại diện lãnh đạo đi đào tạo, học hỏi kinh nghiệm về hệ thống chất lượng. Công ty còn tập chung nâng cấp cơ sở hạ tầng,đầu tư dổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho các nhà máy, phòng ban.
Bảng 2.5: Danh mục các quy trình của công ty Dệt Vĩnh Phú
STT
Tên tài liệu
Ngày ban hành
Lần ban hành
1
QT kiểm soát tài liệu nội bộ
3/2/01
6
2
QT kiểm soát hệ số chất lượng
3/2/01
3
3
QT xử lý sản phẩm không phù hợp
15/2/01
5
4
QT kỹ thuật thống kê
10/4/01
3
5
QT bốc xếp- lưu kho- bảo quản
1/2/01
3
6
QT khắc phục và phòng ngừa
10/9/01
3
7
QT kiểm tra và thử nghiệm
10/9/01
3
8
QT kiểm soát thiết bị đo lường
15/2/01
5
9
QT tài liệu bên trong
15/2/01
4
10
QT quá trình sản xuất
15/2/01
2
(Nguồn: Phòng chất lượng)
Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng sản phẩm được Công ty thực hiện xong và có hiệu quả, phong trào chất lượng lên cao tạo nên môi trường làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình..
c. Hệ thống tài liệu chất lượng của công ty
Công ty đã viết và thiết kế các văn bản với mục đích, mọi hoạt động và chính sách chất lượng sản phẩm của công ty đạt hiệu quả cao trong việc áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001-2000. Việc sử dụng hệ thống tài liệu sẽ giúp tố chức:
Giúp người quản lý có thế đo lường theo dõi được hiệu năng của các quá trình hiện tại và kết quả của những cải tiến đạt được.
Đào tạo nhân viên, lặp lại công việc một cách thống nhất
Cung cấp bằng chứng khách quan khi đánh giá hệ thống tài liệu, các thủ tục quá trình đã được xác định và kiếm soát.
Đánh giá tính hiệu lực và sự thích hợp của hệ thống quản lý chất lượng.
Công ty xây dựng hệ thống chất lượng gồm các văn bản về chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, và các quy trình hướng dẫn công việc...nhằm duy trì hệ thống chất lượng, nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo lòng tin cho khách hàng. Nhưng trên thực tế đó chỉ là các văn bản chưa được các nhân viên thực hiện một cách nghiệm túc vì họ vẫn làm việc theo thói quen cũ chưa thực sự chấp hành nghiêm chỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao, còn xảy ra nhiều hư hỏng và khuyết tật.
Hệ thống tài liệu đối với sản phẩm sợi của công ty bao gồm những văn bản chủ yếu sau:
Tài liệu công bố chuẩn đầu ra của sản phẩm.
Tài liệu mô tả các bước của các khâu trong qúa trình xuất nhập khẩu của công ty.
Bảng công việc tiêu chuẩn.
Tài liệu lưu lại các hoạt động đã thực hiện của công ty.
Tài liệu hướng dẫn cách khắc phục sai sót khi thực hiện.
Quy trình hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát các khâu trong quy trình xuất khẩu đối với sản phẩm đá ốp lát: quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng phòng ban có liên quan đến các khâu trong quá trình xuất hàng hóa của công ty.
Tóm lại: Quản trị chất lượng sản phẩm sợi của công ty đã được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình xuất nhập khấu. Tuy nhiên do công ty chưa có bộ phận quản trị chất lượng riêng nên phòng kinh doanh của công ty phải kiêm nhiệm nhiệm vụ này. Do khối lượng công việc quá nhiều, đồng thời là nhiệm vụ kiêm thêm nên kiến thức chuyên sâu của cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh còn yếu đã để xảy ra nhiều sai sót khi kiếm hóa trong quá trình sản xuất.
2.2.1.2. Phân tích kết quả một số vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm thông qua phiếu điều tra từ cán bộ nhân viên công ty
Phiếu khảo sát công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú tìm hiểu công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ cán bộ nhân viên của công ty. Kết quả phiếu khảo sát sẽ cho ta biết được:
- Trong các nguồn lực của công ty, những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản phẩm đá ốp lát.
- Các tiêu chí nào đánh giá tốt nhất chất lượng sản phẩm của công ty.
- Các ý kiến đóng góp và sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm từ cán bộ nhân viên của công ty.
Dưới đây là kết quả thu được từ việc khảo sát ngẫu nhiên 50 cán bộ nhân viên của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú.
- Thông qua phiếu điều tra câu hỏi
Nguồn lực của công ty: Kết quả thu được cho thấy trong các nguồn lực của công ty thì máy móc thiết bị được đánh giá rất tốt, máy móc thiết bị và khả năng tài chính tốt, còn các yếu tổ con người, phương pháp quản lý và thông tin khách hàng được cán bộ nhân viên công ty đánh giá khá.
Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
STT
Tiêu chí đánh giá
Tỉ lệ % số người lựa chọn (%)
Điểm đánh giá
5
4
3
2
1
1
Con người
90
x
2
Phương pháp quản lý
70
x
3
Máy móc thiết bị
70
x
4
Nguyên vật liệu
80
x
5
Thông tin khách hàng
80
x
6
Khả năng tài chính
60
x
(Nguồn: Phòng chất lượng)
Đa số các nhân viên của công ty vẫn chưa từng đóng góp ý kiến về chất lượng sản phẩm cho công ty. Điều này cho thấy công ty cần quan tâm hơn tới người lao động, tạo điều kiện để họ đóng góp cho công tác chất lượng của công ty vì đây chính là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Nhiều nhân viên trong công ty vẫn chưa hiểu rõ về hệ thống quản lý chất lượng mà công ty áp dụng. Qua câu hỏi phần ý kiến khác, hơn 60% cán bộ nhân viên trong công ty đề xuất thành lập phòng quản lý chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần tiến hành thành lập bộ phận này để công tác quản lý chất lượng của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
2.2.1.3. Tình hình chất lượng sản phẩm sợi của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong những năm qua, các loại sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng và có vị trí đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Sợi là sản phẩm được sản xuất đầu tiên và chủ yếu của công ty . Năng lực sản xuất sợi mỗi năm lên tới 10.000 tấn, sợi có nhiều loại với nhiều chi số khác nhau. Sợi của công ty thường được xuất khấu sang các nước: Nhật, HàLan, Italia, Đài loan, Hàn Quốc.... và đang thâm nhập thị trường Mỹ. Đây là những thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú tổ chức sản xuất theo quy trình khép kín và liên tục từ: sợi - dệt nhuộm - may, nên sợi còn là nguyên liệu đầu vào của nhà máy Dệt nhuộm trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của vải và sản phẩm may của Công ty.
Nhận biết được tầm quan trọng đó, nên trong những năm vừa qua công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản phẩm
là số một, là hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó chất lượng của sản phẩm sợi được coi trọng trước tiên.
Bảng 2.7 : Sản lượng sản xuất của mỗi loại sản phẩm sợi trong 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: kg
Loại sợi
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh (%)
Tốc độ PTBQ
(%)
2012
/2011
2013
/2012
Sợi đơn
4.320.520,20
5.345.670,45
5.879.510,34
123,72
109,98
116,85
Sợi xe
1.834.455,57
2.467.678,23
2.876.554,71
134,52
116,56
125,54
Tổng
6.154.975,77
7.813.348,68
8.756.065,05
127,13
112,06
119,59
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng ta thấy rằng sản lượng sản xuất cả 2 loại sợi qua 3 năm đều tăng, nhờ áp dụng dây chuyền công nghệ mới cho năng suất cao hơn qua các năm, cụ thể:
Năm 2012 sản lượng sản xuất sợi đơn tăng 1025150,25 kg so với năm 2011, tương ứng tăng 23,72%; sản lượng sợi xe tăng 633222,66 kg, tương ứng tăng 34,52%
Năm 2013 sản lượng sợi đơn tăng 533839,89 kg so với năm 2012, tương ứng tăng 9,98%; sản lượng sợi xe tăng 408876,48 kg, tương ứng tăng 16,56%...
Bảng 2.8: Sản lượng sợi theo phẩm cấp năm 2013
Đơn vị tính: Kg
TT
Câp I
Câp II
Câp III
Tông
Tỉ lệ câp I
Tổng
Tỉ lệ câp I
1
622.909
41.150
6.207,7
670.267,6
92,%
670.267,6
92,%
2
694.282,76
41.155
1.969
737.406,76
94,2%
737.406,76
94,2%
3
762.954,36
40.802
4.352
808.108,36
94,4%
808.108,36
94,4%
4
733.341,1
59.907
7.466
800.714,1
91,5%
800.714,1
91,5%
5
652.888,9
17.430
1.393
671.711,9
97,2%
671.711,9
97,2%
6
665.035,2
10.778,8
2.197
678.011,0
98,1%
678.011,0
98,1%
7
592.608,80
1.669
1.546
610.823,8
97%
610.823,8
97%
8
981.413,10
12.323,3
1.402,2
995.138,6
98,6%
995.138,6
98,6%
9
508.967,66
8.537
0
517,504,66
98,4%
517,504,66
98,4%
10
659.546,4
14.840,2
1.759,8
676.164,4
97,6%
676.164,4
97,6%
11
802.491,80
3.430
0
805.921,8
99,5%
805.921,8
99,5%
12
796.751,07
2.541
0
799.292,07
99,7%
799.292,07
99,7%
Tổng
8.473.209.05
254.563,3
28.292,7
8.756.065,05
8.756.065,05
(Nguồn: Phòng chất lượng)
Qua bảng cho thấy, sáu tháng đầu năm 2013, chất lượng sợi cấp I đạt quá thấp, tỷ lệ cấp III lớn, là do một số loại máy móc mới đưa vào sản xuất nên chưa ổn định và do công ty cho chạy thử một loại bông mới của Tây phi, có lượng tạp chất nhiều, bẩn... Cuối năm sản xuất đi vào ốn định hơn, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty tăng lên khá nhanh.
Đặc biệt, trong hai tháng 11 và 12 tỷ lệ cấp I đạt gần như tối đa. Nếu so với kế hoạch thì trong năm 2013, chất lượng sản phẩm sợi đơn chưa đạt được mức kế hoạch đề ra: Tỷ lệ chất lượng cấp I tăng hơn so với kế hoạch là 0,02%; tỷ lệ chất lượng cấp II giảm 0,37% là điều đáng mừng, nhưng tỷ lệ chất lượng cấp III tăng 0,5% so với kế hoạch là điều không tốt. Chất lượng sợi xe đã thực hiện được vượt mức kế hoạch đề ra.
Bảng 2 .9: Chất lượng sản phấm sợi của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
2012/2011
2013/2012
Sợi đơn
+ Câp I
93,05%
95,67%
96,2%
+ 0,6%
+0,53%
+ Câp II
5,1%
3,2%
3,63%
-1,47%
+0,43%
+ Câp III
1,02%
0,85%
0,5%
- 0,52%
- 0,35%
Sợi xe
1,85%
1,02%
0,85%
0,5%
- 0,52%
+ Câp I
93,5%
97%
98,6%
+ 5,1%
+ 1,6%
+ Câp II
2,5%
2%
1,4%
- 1,1%
-0,6%
( Nguồn: Phòng chất lượng)
Như vậy, tình hình chất lượng sản phẩm sợi của Công ty không ngừng được nâng cao qua từng năm. Tỷ lệ sợi đơn cấp I năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 1,93%, tỷ lệ cấp II và cấp III giảm đáng kể so với năm 2013. Chất lượng sợi xe cũng tăng nhanh và tương đối ổn định.
Nhờ chất lượng sản phẩm được nâng cao nên sản phẩm của Công ty được tiêu thụ nhanh, thu hút được nhiều khách hàng mới và ngày càng có uy tín trên thị trường.
Có được kết quả như vậy, là do sự đổi mới nhận thức về chất lượng của cả ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty có các chính sách, phương pháp đúng đắn trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng.
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Chất lượng sản phẩm thế hiện tổng hợp trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế của công ty. Một sản phấm hàng hoá có chất lượng tốt phải đạt nhữngyêu cầu về kĩ thuật, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả hợp lý, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Do vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công tác quản lý kinh tế kỹ thuật nói chung và công tác quản lý chất lượng nói riêng. Việc quản lý chất lượng sản phẩm được công ty thực hiện ở hầu hết các khâu từ nghiên cứu nhu cầu, thiết kế, chế tạo,...đến khâu cuối cùng là tiêu thụ và sử dụng hàng hoá.
2.2.2.1. Hoạch định chất lượng
a. Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty cổ phẩn Dệt Vĩnh Phú
* Mục tiêu chung
Ngay từ khi mới thành lập, công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú đã xác định rõ phương châm, mục tiêu và nhiêm vụ của mình, phổ biến toàn công ty để hoạt động của doanh nghiệp được thống nhất, đạt hiệu quả cao.
Phương châm: “Khách hàng mang lại thành công, chất lượng mang lại uy tín”.
* Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng được mục tiêu chung để ra công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú luôn đề ra mục tiêu cụ thể hàng năm làm cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, định hướng cho mọi hoạt động của công ty.
Bảng 2.10. Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011-2013
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh (%)
Tốc độ PTBQ
(%)
2012/2011
2013/2012
Sản lượng sản xuât
Tấn
3850
4075
4300
105,84
105,52
105,68
Doanh thu thuần
Tỷ
625,5
680
720,5
108,71
105,96
107,33
Chi phí
Tỷ
590,5
602
640,5
101,95
106,40
104,15
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ
48,5
63
78,5
129,90
124,60
127,22
Thu nhập bình quân
Tỷ
2,8
2,9
3,1
103,57
106,9
105,22
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Mục tiêu của công ty đề ra năm sau đều căn cứ vào kết quả hoạt động thực tế và tình hình thực tế các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như các yếu tốt ảnh hưởng từ bên ngoài khác.
Các chỉ tiêu dự kiến của công ty trong 3 năm 2011-2013 không ngừng gia tăng, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
Sản lượng sản xuất năm 2011 là 3850 m2, năm 2012 là 4075 m2, tăng 5,84%. Tốc độ phát triển bình quân của sản lượng sản xuất là 5,68%. Kế hoạch sản xuất của công ty năm 2012, năm 2013 có xu hướng tăng lên do tình hình công ty đã đi dần vào ổn định, bước đầu uy tín về chất lượng sản phẩm đã được tạo dựng trong lòng khách hàng. Chính vì thế lợi nhuận, thu nhập của công nhân cũng được tăng lên nhanh chóng, đáp ứng được mong muốn của người lao động, tạo được lòng tin với người lao động khiến họ gắn bó hơn với công ty.
Mục tiêu về tỷ lệ sản phẩm sai hỏng
Trong quá trình sản xuất, phòng kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất để hạn chế sản phẩm sai hỏng, giảm chi phí chất lượng cho công ty. Mục tiêu về tỷ lệ sai hỏng của công ty được đề cập dưới bảng sau:
Bảng 2.11. Dự kiến tỷ lệ sản phẩm sai hỏng của công ty
trong 3 năm 2011-2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh
(%)
Tốc độ
PTBQ
(%)
2012
/2011
2013
/2012
Số lượng sản phẩm sai hỏng
kg
11,5
4,1
3,5
35,65
85,37
55,17
Tỷ lệ sai hỏng
%
0.3
0.1
0.08
33,33
80,00
51,64
( Nguồn : Phòng chất lượng)
Số lượng sản phẩm sai hỏng theo kế hoạch qua các năm có xu hướng giảm mạnh từ 11,5 kg năm 2011 xuống còn 3,5 kg năm 2013 do tỷ lệ sai hỏng thực tế có xu hướng giảm mạnh. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Xác định đối tượng khách hàng phục vụ chính
Công ty xác định khách hàng của mình là các công ty may mặc, các nhà may nhỏ lẻ,… tại thị trường miền Bắc. Đặc biệt, công ty cũng đã ký kết được các hợp đồng lớn với các công ty lớn tại thủ đô Hà Nội.
Công tác nghiên cứu, thiết kế chất lượng
Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động Marketing nhằm thu nhận các thông tin cần thiết, làm căn cứ để thiết kế các loại sản phẩm có chí tiêu, đặc trung cụ thể, có mức chất lượng phù hợp, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Công ty coi trọng các thông tin phản hồi của khách hàng. Kết quả xử lý các thông tin phản hồi giúp Công ty có những bổ sung, điều chỉnh đúng dắn về chính sách chất lượng, cải tiến các biện pháp quản lý chất lượng.
Quá trình nghiên cún của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống và do các cán bộ có chuyên môn cao thực hiện.Do đó, Công ty cập nhật nhanh chóng, kịp thời được những biến đối, những yêu càu của thị trường, những yêu cầu của khách hàng, từ đó ổn định và nâng cao chất lượng sản phấm .
Mặt khác, công tác thiết kế có tầm quan trọng rất lớn trong khâu đầu tiên, thế hiên ý đồ mang tính chất quyết định trong chiến lược sản phẩm,
chính sách chất lượng của Công ty. Công ty luôn dảm bảo quá trình thiết kế đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường đế góp phần lớn vào thành quả hoạt động, vào khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh vị trí xứng đáng của sản phẩm trên thương trường.
Thiết kế là khâu cụ thể hoá các yêu cầu của khách hàng thành các quy định cụ thế về chất lượng, kỹ thuật của sản phẩm . Chất lượng thiết kế được Công ty đánh giá thông qua khả năng lượng hoá các yêu cầu về giá trị sử dụng một cách tối ưu, tạo điều kiện cho việc chế tạo sản phẩm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí hợp lý.
Để đảm bảo chất lượng thiết kế Công ty đã chia quá trình thiết kế thành các giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch và dự án thiết kế
+ Xác định nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở đơn dặt hàng
+ Xác định trình độ kỹ thuật của sản phẩm
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỳ thuật
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của sản phẩm
- Thiết kế kỹ thuật
Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế và các giải pháp kỹ thuật Công ty tiến hành thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế hồ sơ lắp ráp, lập các bảng dự toán nguyên vật liệu , thiết kế quy trình công nghệ sản phẩm , hướng dẫn sử dụng, sửa chữa, quy định về bao bì, đóng gói...
- Kiểm tra chất lượng thiết kế
Các thiết kế sau khi đã kiểm tra, đánh giá được triển khai xuống nhà máy bằng các biên bản cụ thể để tránh sai sót, nhầm lẫn. Do các thiết kế của Công ty được xem xét kỳ lường, tỉ mỉ nên khi đưa vào sản xuất sản phẩm ít bị biến động.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện
a. Quy trình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Các sản phẩm của Công ty có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục. Sản phẩm được đưa qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau.
* Quy trình công nghệ sản xuất sợi đơn
Nguyên vật liệu bông, xơ được nhập về kho nguyên liệu của nhà máy sợi theo chủng loại, chất lượng yêu cầu để đưa vào sản xuất. Nói chung đế tạo thành sợi đơn thành phẩm phải qua các công đoạn sau:
- Công đoạn máy bông: Nguyên liệu là các kiện bông, xơ được đưa vào máy bông để xé tơi và loại bỏ một phần tạp chất.
- Công đoạn cúi chải: Sau đó được đưa sang máy cúi chải để loại bỏ tiếp tạp chất và tạo thành cúi chải.
- Công đoạn cúi ghép : Cúi chải được đưa sang máy ghép đế tạo thành cúi ghép
- Công đoạn sợi thô: Cúi ghép được đưa sang máy thô, qua bộ kéo dài tạo thành sợi thô.
- Công đoạn sợi con: Sợi thô được đưa sang máy sợi con rạo thành sợi con
- Công đoạn ống: Sợi con được đưa sang máy ống quấn thành ống, tại máy ống sợi tiếp tục được loại bỏ nốt tạp chất, làm đều điểm dầy, điểm mỏng, điểm Neps.
Quả sợi ống là công đoạn cuối cùng của sơ đồ sản xuất sẽ, được kiểm tra trước khi bao gói, đóng tải nhập kho để bán hoặc tiếp tục đưa vào sản xuất sợi xe.
*Quy trình sản xuất sợi xe
Nguyên liệu đầu vào của sản phấm sợi xe chính là sợi đợn. Vì vậy, sợi đơn phải đảm bảo chất lượng mói được đưa vào sản xuất sợi xe.
Quả sợi ống đơn
Đậu
Xe
Ống
Quả sợi ống xe
(Nguồn: Phòng chất lượng)
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất sợi xe
Giải thích quy trình:
Quả sợi ống đơn là nguyên liệu đầu vào của công đoạn sợi xe được đưa vào máy đậu chập 2 hoặc 3 sợi vào với nhau tạo thành quả sợi đậu.
- Quả sợi đậu tiếp tục được đưa sang máy xe đế xe các sợi đã được chập với nhau thành sợi xe và đựơc quấn ống tạo thành quả sợi xe.
- Quả sợi xe sẽ được đánh ống trên máy đánh ống tạo ra quả sợi ống xe. Sản phẩm quả sợi ống xe là sản phẩm cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất sợi xe, sẽ được kiểm tra phân cấp và bao túi, đóng gói nhập vào kho công ty đi bán.
c. Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động
Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, đào tạo, được lập thành văn bản hàng năm do phòng tổ chức lao động chịu trách nhiệm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể của công ty, căn cứ vào kế hoạch kỹ thuật, và việc đổi mới đầu tư dây chuyền cône nghệ thiết bị mới.
Công ty thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm nhằm đảm bảo mọi thành viên có đủ trình độ, năng lực, kỹ năng để thực hiện công việc được giao, qua đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động tạo niềm tin với khách hàng.
Bảng 2.12. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực của công ty qua 3 năm( 2011-2013)
Đơn vị: người
Phương pháp đào tạo
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh (%)
Tốc độ
PTBQ (%)
2012
/2011
2013
/2012
Đào tạo tại chỗ
50
53
60
106,00
113,21
109,605
Dự các hội nghị
95
105
112
110,53
106,67
108,6
Gửi đi đào tạo
10
15
20
150,00
133,33
141,65
Tổng
155
173
192
111,61
115,52
113,56
( Nguồn: Phòng Nhân sự - TCLĐ)
Trên cơ sở phân tích nhu cầu và kế hoạch đào tạo, việc đào tạo cán bộ của công ty được thực hiện theo nhiều cách khác nhau: cử đi học ở các khoá đào tạo do bên ngoài tổ chức, hợp đồng thuê giáo viên bên ngoài giảng dạy, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất, cán bộ quản lý do công ty tổ chức ngày càng tăng. Số lượng công nhân được đào tạo tại chỗ tăng từ 50 người năm 2011 lên 60 người năm 2013. Do nhu cầu về lao động có chất lượng cao của công ty ngày càng lớn( do công ty có rất nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp nước ngoài) nên công tác đào tạo nguồn nhân lực rất được công ty chú trọng đầu tư. Số lượng lao động được đào tạo năm sau đều cao hơn năm trước, tốc độ phát triển bình quân là 113,56%.
Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nhân viên trong việc đào tạo và nâng cao trình độ, hoàn thiện mình.
Với phương châm coi cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là khách hàng (khách hàng bên trong) công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về nơi làm việc, đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp, khen thưởng. Thoả mãn nhu cầu tinh thần: tổ chức các hoạt động thể thao văn hoá văn nghệ, tổ chức tham quan picnic, thực hiện đầy đủ quyền lợi của công nhân về chế độ nghỉ ngơi hàng năm...
Khuyến khích cán bộ công nhân tích cực tham gia vào quá trình thực hiện, triển khai việc áp dụng hệ thốns tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9000: mỗi nhân viên đều có một sổ tay chất lượng cá nhân, thực hiện kiểm tra kiến thức hàng kỳ, tham gia các cuộc thi về kiến thức ISO do công ty tổ chức.
2.2.2.3. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng
Với phương châm "làm đúng ngay từ đầu”, quyết tâm tạo lập môi trường sản phẩm không khuyết tật, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm được Công ty chú trọng hàng đầu.
Công ty thường xuyên đánh giá phân tích, đánh giá khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế với kế hoạch để xem xét tiến độ thực hiện, điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết để đạt mục tiêu tổ chức đề ra.
Cơ sở kiểm tra chất lượng của Công ty là dùng phương pháp thống kê đề ra quyết định. Hiện nay, Công ty đang sử dụng cả hai phương pháp kiểm tra thống kê là :
Kiểm tra quá trình: được thực hiện trong tất cả các công đoạn đang sản xuất.
Lấy mẫu chấp nhận: thực hiện trong khâu nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng.
Công tác kiểm tra của Công ty gồm tất cả các loại hình hoạt động như: thử nghiệm và đo đạc, cần thiết để xác định xem có đạt tiêu chuấn không. Phần lớn những công việc kiểm tra của Công ty do nhân viên thí nghiệm có trình độ thực hiện.
Mỗi mặt hàng đều được Công ty phân tích xác định mức độ cần thiết phải kiểm tra và đề ra được trình tự kiểm tra thích đáng cho nó. Các nhân viên kiểm tra được trang bị những thiết bị kiểm tra thích hợp và được hướng dẫn cách xử lý các sản phẩm không phù hợp.
Trong công tác kiểm tra, Công ty đã thiết lập và duy trì một hệ thống ghi chép chính xác. Các kết quả kiểm tra được ghi chép đầy đủ vào các biểu mẫu quy định. Với cách này, các kết quả được thống nhất và việc truy tìm nguyên nhân dễ dàng, khắc phục tình trạng nhanh chóng.
Các vấn đề quan trọng Công ty thực hiện kiểm tra là:
* Kiểm tra chất lượng vật tư
Khi nguyên vật liệu bông, xơ mua về. Sau khi đã được hải quan, cơ quan kiêm định chấp nhận, trung tâm thí nghiệm phối hợp với thủ kho liên quan để kiểm tra ngoại quan, số lượng, chủng loại của lô hàng so với hợp đồng. Lấy mẫu kiếm tra các chỉ tiêu cơ, lí nếu đạt thì mới cho nhập kho.
Nguyên vật liệu khi nhập vào nhà máy đế sản xuất sẽ được tổ chất lượng kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đúng về số lượng và chất lượng.
* Kiểm tra trong khi sản xuất
Trong quá trình sản xuất Công ty thực hiện hai loại hình kiểm tra. Kiểm tra của công nhân trực tiếp sản xuất, kiểm tra của bộ phận gián tiếp sản xuất như: nhân viên thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật, cán bộ chất lượng . Công ty quy định cách kiểm tra cụ thể cho từng công đoạn, nhân viên kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định đó. Khi kiểm tra, công nhân thí nghiệm sẽ thực hiện lấy mẫu theo quy định từ các thùng bán thành phẩm đang sản xuất trên các máy. Các kết quả thu được của từng chỉ tiêu được so sánh với bảng chỉ tiêu chuẩn, ghi vào biểu mẫu theo quy định. Nếu phát hiện sai sót sẽ báo với bộ phận có trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc sửa chữa máy. Mỗi chỉ tiêu được kiểm tra theo một chu kì nhất định ,đảm bảo phát hiên các sai sót kịp thời xử lý.
Bảng 2.13 : Chu kỳ kiểm tra và thí ngiệm sợi
TT
Chỉ tiêu
Chu kỳ
1
Chi sô cúi chải Cotton
2 lần/ ngày/ máy
2
Chi sô cúi chải PE,OE
1 lần/ ngày/ máy
3
Kêt tạp chải cotton
1 lần/ 2 tuân/ máy
4
Chi sô cúi ghép sơ bộ II
3 lần/ ca/ ngày
5
Chi sô cúi ghép sơ bọ I, trộn
2 lần/ ca/ máy
6
Chi sô cúi ghép I, trộn máy
1 lần/ ca/ này
7
Định hướng cuộn cúi
1 lần/ tuân/ máy
8
Kêt tạp chải PE
1 lần/ tuân/ máy
9
Chi sô cúi chải kỹ
1 lần/ tháng/ máy
10
Tỷ lệ bông rơi máy chải kỹ
1 lần/ tuân/ máy
( Nguồn:Phòng chất lượng)
*Kiểm tra sản phẩm cuối cùng
Mục đích của kiểm tra sản phẩm cuối cùng là không để những sản phẩm kém. Sản phẩm cuối cùng, do nhân viên KCS của công ty kiểm tra.
Sản phẩm sau khi sản xuất được sếp theo lô. Mỗi lô có cùng chi số, cùng một ngày sản xuất được đóng trong bao túi có cùng ký mã kiện.. Nhân viên KCS lấy mẫu kiểm tra một lần nữa các chỉ tiêu và phân cấp theo quy định sau đó nhập kho..
Bảng 2.14: Nội dung kiểm tra trong quá trình kéo sợi
Loại sợi
Độ không đều u%
Độ săn
uster Tester III- TB5
Máy đo độ săn sợi thô
- Sợi con
Chỉ số
Độ không đều u%, điểm dày, mỏng, kết tạp
Độ săn
Mối đút
Máy guồng, cân chỉ số
Uster Tester III- TB5
Máy đo độ săn
Mắt, tay
- Sợi ống
Ngoại quan
Độ săn
Mắt, tay
Máy đo độ săn
- Cuộn cúi
- Định lượng (g/m)
-Thước mét,cân đo điện
- Cúi chải kỹ
Chỉ số
Độ không đều Ư%
Tỷ lệ bông rơi
Quả lô, cân chỉ số
Uster Tester III- TB5
Cân bông rơi
- Sợi thô
- Chỉ số
- Quả lô, cân chỉ số
(Nguồn:Phòng chất lượng)
Như vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, từ khâu đầu sản xuất đến khâu cuối sản xuất. Do cách kiểm tra này mà Công ty đã giảm được lượng sản phẩm không phù hợp, phế phẩm đi rất nhiều. Mặt khác, hầu như không có tình trạng sản phẩm không phù hợp xuất ra ngoài.Tuy nhiên, công tác tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty cũng còn một tồn tại cần khắc phục. Công ty chưa có hướng dẫn, khuyến khích công nhân sản xuất tự kiểm tra sản phẩm của mình. Công tác kiểm tra vẫn chủ yếu do bộ phận nằm ngoài sản xuất tiến hành, công nhân chỉ được kiểm tra một cách thô xơ. Chính vấn đề này gây nên mối căng thẳng giữa hai bộ phận này. Người trực tiếp sản xuất sản phẩm thì chưa làm chủ được chất lượng sản phẩm của mình, họ thụ động làm theo sự chỉ đạo của người khác nên không phát huy hết tình thần sáng tạo của bản thân.
2.2.2.4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến
Công ty luôn tìm cơ hội nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lí chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, việc phân tích dữ liệu, hành động khắc phục và phòng ngừa đều được xem xét kỳ lưỡng bởi lãnh đạo công ty.
Tất cả những sự không phù hợp từ thông tin khách hàng hay được tìm thấy trong quy trình sản xuất đều được yêu cầu thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp hay nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để đảm bảo điều đó không xảy ra lặp lại hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng.
Số lượng sản phẩm sai hỏng hàng năm của công ty rất ít chỉ từ 3-4 m2 do công ty có máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện theo tiêu quy trình ISO nên các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Đây là một lợi thế rất lớn của công ty, công ty cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chưa được công ty quan tâm đúng mức. Từ khi thành lập tới hiện nay, công ty vẫn chỉ sản xuất 3 loại đá ốp lát, chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng.
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
2.3.1 Ưu điểm
- Nhìn chung công tác quản lý của Công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản trong hệ thống chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn Công
- Chính sách chất lượng dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về chất lượng là hướng tới sự thoả mãn nhu cầu khách hàng,của ban lãnh đạo Công ty .
- Công ty đã đào tạo được đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý, năng nổ, nhiệt tình, trong công tác, có sự quyết tâm cao nên thường xuyên chủ động, đối mới cơ cấu tổ chức đúng lúc, đúng hướng có hiệu lực quản lý cao, góp phần tốt trong việc thay đổi, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra, công ty cũng đã chú trọng đến việc đào tạo các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ để sát sao hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Nhận thức được tầm quan trọng của công nhân sản xuất , công ty đã tập trung, đào tạo chất lượng cho toàn thể công nhân sản xuất. Cho đến nay, tất cả các công nhân sản xuất đã có tầm nhận thức tương đối về chất lượng sản phẩm và có ý thức trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
- Việc quản lý chất lượng nguyên vật liệu và cải tiến đối mới máy móc thiết bị cũng được thực hiện khá tốt. Công ty đã mở rộng, nâng cấp kho nguyên vật liệu, thành phẩm để việc bảo quản chất lượng sản phẩm được tốt hơn, dần dần thay thế nguyên vật liệu nhập ngoại bàng nguyên vật liệu trong nước để giảm sự biến động của chúng trong sản xuất. Đồng thời, công ty đã đầu tư, đối mới nhiều loại máy móc thiết bị tự động nên chất lượng đã không ngừng được nâng lên
- Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng được tiến hành chặt chẽ từ khâu đầu vào sản xuất đến sản phẩm cuối cùng nhập kho nên đã phát hiện , xử lý, ngăn chặn nhanh được các vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. .
2.3.2 Hạn chế
- Mặc dù, công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm , song cách tiếp cận nhận thức về quản lý vẫn còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất.
- Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm và biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban, các nhà máy và người lao động, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời đế phát huy tính sáng tạo cải tiến chất lượng sản phẩm của họ, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp.
- Máy móc, thiết bị đã được chú trọng đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Một số máy móc được mua mới, còn lại chủ yếu được mua theo hình thức chuyến nhượng máy móc đã cũ của các công ty nước ngoài bỏ ra. Do đó, chất lượng máy móc nhiều khi không đảm bảo chất lượng, còn lạc hậu so với sự phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuy đã được tăng cường nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra nằm ngoài sản xuất quá nhiều, trong khi đó công nhân trục tiếp sản xuất sản phẩm chưa phát huy hết được ưu thế của mình, vẫn làm việc thụ động và thường có quan hệ căng thẳng với bộ phận kiểm.
- Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ trên ban xuống một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo đế tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống.
Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú đã có nhiều điểm mạnh đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng chính sách, mục tiêu chất lượng đề ra, đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm công ty cũng cần phải khắc phục một số tồn tại còn lại một cách hữu hiệu nhất.chậm với thị trường.
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế
Trong thời gian qua, công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú đã chú trọng đầu tư vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những thành tựu đạt được công tác quản lý chất lượng của công ty còn tồn tại một vài hạn chế do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, đa số công nhân chưa được qua đào tạo một cách chính quy, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLCL sản phẩm đối với kết quả hoạt động của công ty và đối với chính thu nhập của bản thân.
- Thứ hai, đội ngũ quản lý còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý chất lượng và quản lý nhân sự, vì thế thiếu các chính sách hiệu quả để khích lệ người lao động.
- Thứ ba, công ty chưa phổ biến được sâu rộng về chính sách chất lượng sản phẩm tới với người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp. Lao động trực tiếp là người tạo ra sản phẩm, có vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới chất lượng sản phẩm mà chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng của công ty.
- Thứ tư, chế độ thưởng phạt còn nhiều bất cập như thưởng chưa tương xứng với kết quả lao động, đặc biệt chưa sử dụng có hiệu quả biện pháp thưởng tinh thần.
- Thứ năm, Chưa thành lập được bộ phận quản lý chất lượng riêng biệt cho công ty. Đây là nguyên nhân chính khiến cho hoạt động quản lý chất lượng của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú chưa được diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả .
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁCQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMSỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VĨNH PHÚ
3.1.Định hướng phát triển của công cổ phần Dệt Vĩnh Phú
3.1.1. Mục tiêu chung của công ty
- Tăng trưởng ổn định, nâng cao doanh số
- Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường về các tỉnh lân cận, nâng cao thị phần
- Tăng cường khả năng cạnh tranh với các công ty khác
- Sử dụng các trung gian phân phối để tăng cường việc bao phủ thị trường trong chiến lược cạnh tranh với các hãng khác
- Phục vụ thị trường hiện tại với hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh
- Nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng, nâng cao uy tín của công ty thông qua cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất.
3.1.2. Mục tiêu cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm
- Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
- Xắp xếp lại ngành hàng, nhóm hàng kinh doanh đảm bảo tính cạnh tranh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
- Cải tiến công tác quản lí, tổ chứa lại lực lượng lao động, bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lí, khoa học tiến tới tinh giảm bộ máy quản lí.
- Coi khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động trong công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng sản phẩm tại công ty
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện quản trị chất lượng sản phẩm
Công ty tìm kiếm các nhân viên có năng lực, có khả năng sáng tạo và đặc biệt là các nhân viên có khả năng trong việc bán các sản phẩm của công ty. Đào tạo diện rộng, ngắn hạn bằng việc thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên tham gia các lớp học hoặc mời các chuyên gia giới thiệu về phương thức tạo ra sự khác biệt cũng như thị hiếu của khách hàng trong từng giai đoạn.
Đánh giá thành tích theo kết quả sáng tạo trong thực hiện công việc của mỗi cá nhân.Trả lương, thưởng theo năng lực của mỗi cá nhân.
Đào tạo bằng cách luân chuyển công việc: tức là chuyển nhân viên được đào tạo từ công việc này sang công việc khác. Hình thức đào tạo này không những giúp nhân viên nắm bắt được sự khác biệt giữa các công việc của họ mà còn giúp nhân viên có thể kiêm những vị trí công việc còn bỏ trống, làm thay cho những nhân viên vắng mặt và nhân viên nghỉ việc….
Đào tạo nghề: đây là phương pháp giúp nhân viên chưa biết học những nhân viên đã làm việc lâu năm có kinh nghiệm. Những người đào tạo nghề cho các nhân viên này là những người giám sát trực tiếp hay những nhà quản lý chứ không phải là phòng nhân sự.
Ngoài ra, công ty nên áp dụng các chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên như: khuyến khích nhân viên, trao quyền và đồng thời trao trách nhiệm cho nhân viên, khích lệ nhân viên sáng tạo, đóng góp ý tưởng, tự do phát biểu ý kiến để xây dựng tập thể, tạo ra không khí và nơi làm việc thoải mái hào hứng để gây cho nhân viên một cảm tình cũng như sự gắn bó nơi làm việc.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
Các cấp lãnh đạo công ty có vai trò đặc biệt trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá. Họ phải là người thực sự quan tâm tới chất lượng, coi chất lượng mang ý nghĩa sống còn đối với công ty và bản thân. Để quản lý được đồng bộ chất lượng sản phẩm các lãnh đạo phải quản lý chất lượng tới nhiều khía cạnh, có như vậy mới đảm bảo đầy đủ thông tin đế thực hiện nhiệm vụ chất lượng. Doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho mọi phòng ban trao đối những thông tin có liên quan tới chất lượng đế cùng xử lý và phải được thực hiện thường xuyên thì mới đảm bảo tính kịp thời, chính xác của những thông tin đó. Với chính mình, Công ty phải xác định sản xuất không lỗi là nhiệm vụ quan trọng, về phía khách hàng, Công ty phải coi độ thoả dụng của người tiêu dùng là thước đo chính xác nhất về chất lượng. Thực hiện được điều đó các cán bộ lãnh đạo sẽ có những thông tin quan trọng đế ra các quyết định quản lý.
Trong quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy các hoạt động quản lý của công ty phải mang tính bao trùm lên tất cả các yếu tố đó nhằm đảm bảo chất lượng của các quá trình ngăn chặn sự trục trặc đế cuối cùng tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Công ty cần thành lập bộ phần quản lý chất lượng riêng biệt để tiến hành hoạt động quản lý chất lượng chuyên sâu hơn.
Tổ chức đào tạo cho các cán bộ quản lý các kiến thức, kỹ năng thực tế trong quản trị chất lượng thông qua các trường đào tạo, hoặc qua các buổi hội thảo doanh nghiệp…
3.2.3. Tăng cường khai thác sử dụng công nghệ hiện có và đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ mới
Chúng ta không nên hiểu một cách đơn giản là cứ đưa khoa học công nghệ máy móc thiết bị hiện đại vào là có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt điều này chỉ đúng một phần vì thực tế cho thấy quá trình sản suất ấy vẫn tạo ra những sản phẩm có chất lượng kém hoặc là không thế khai thác hết tiềm năng của nó. Nguyên nhân là do đâu? Máy móc dù có hiện đại đến mấy cũng không có khả năng phán đoán, điều chỉnh linh hoạt khi có sự thay đối của điều kiện làm việc như con người. Song con người mà chưa tốt thì việc sử dụng công nghệ hiện có và công nghệ mới hiện đại thì thật tồi tệ. Vì thế dù máy móc công nghệ có ở trình độ hiện đại nào đi nữa thì việc có hiện diện sự quản lý vận hành của con người là cực kỳ quan trọng.
Để tăng cường khai thác công nghệ hiện có cũng như công nghệ mới, trong công tác quản lý công ty cần có những cơ chế, chính sách hợp lý. Đồng thời để nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty phải chú trọng đầu tư có trọng điểm vào khoa học công nghệ nhằm làm tốt công tác trên trong hiện tại cũng như thời gian tới công ty.
Đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ mới có nhiều hứa hẹn mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho công ty trong tương lai. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều sự quan tâm tới lĩnh vực này song máy móc thiết bị cũ là chủ yếu trong khi lại rất thiếu đồng bộ. Điều này đã làm lãng phí lớn nguyên, nhiên vật liệu, lao động và năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra kém làm suy giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
3.2.4. Tăng cường áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9000
Để hoàn thiện mục tiêu chất lượng theo ISO 9000 thì lãnh đạo đóng vai trò quan trọng và phải có sự cam kết lãnh đạo có thưc sự quan tâm đến chất lượng không, có mong muốn tạo ra sự phát triển lâu dài cho công ty hay không. Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo phải có sự hiểu biết về vai trò ý nghĩa, các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuấn ISO 9000 thì mới tạo ra các nguồn lực để thưc hiện HTQLCL.
Các cán bộ công nhân viên phải được đào tạo thường xuyên chi tiết các nội dung cơ bản của ISO cũng như chuyên môn của họ như : Định kỳ mời các chuyên gia về giảng dạy bồi dưỡng kiến thức quản lý chất lượng, kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty. Gửi cán bộ quản lý của công ty đến các doanh nghiệp đã áp dụng thành công ISO 9000 đế học hỏi kinh nghiệm. In ấn các tài liệu về kiến thức bộ ISO 9000 mà doanh nghiệp sẽ áp dụng với nội dung ngắn dễ hiểu phát cho người lao động nghiện cún và có tổ chức kiểm tra kết quả. Tố chức các lớp học bồi dưỡng cho các bộ phận ở công ty theo chu kỳ hằng năm.
Để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện tai và tương lai thì công ty phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, cải tiến chất lượng sản phẩm.
Chứng chỉ ISO 9000 sẽ có giá trị trong khoảng thời gian nhất định và định kỳ kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện ISO công ty phải liện tục đánh giá nội bộ đế duy trì cho hệ thống vận hành ngày một hoàn thiện hơn.
C.KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế với thế giới, doanh nghiệp muốn cạnh tranh được phải đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cùng với đó phải có các chiến lược đúng đắn cho mình, từ chiến lược marketing, chiến lược sản xuất kinh doanh,…trong đó nâng cao chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh vô cùng hiệu quả của các doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
Sau khi tìm hiểu về công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú em đã có một cái nhìn tổng quan về công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty. Qua phân tích ta thấy quản lý chất lượng sản phẩm có một vai trò quan trọng đối với mỗi tổ chức. Một tổ chức luôn thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sẽ nâng cao uy tín, nâng cao được vị thế cạnh tranh, đưa tổ chức phát triển đi lên. Công tác quản lý chất lượng tốt sẽ giúp công ty tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra sức mạnh giúp công ty có thể vượt qua được những khó khăn thử thách trong quá trình hoạt động. Ngược lại nếu công tác quản lý chất lượng sản phẩm không tốt sẽ tạo ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, công ty sẽ tốn nhiều chi phí sai hỏng từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác quản lý chất lượng tại công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú, đưa ra các ưu điểm, nhược điểm của công ty trong công tác quản trị chất lượng sản phẩm. Nhìn theo khía cạnh tích cực, công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty có nhiều ưu điểm, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Để công tác quản lý chất lượng đạt kết quả tốt cán bộ lãnh đạo công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến quản lý chất lượng sản phẩm. Tập trung tăng cường chi phí đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện tổ chức quản lý về chất lượng, tăng cường sử dụng công nghệ hiện có và đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, tăng cường áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm khắc phục những hạn chế về quản lý chất lượng của công ty. Em hy vọng rằng, trong thời gian tới công ty sẽ thành công trong công tác quản lý chất lượng, nâng cao được hiệu quả của hoạt động này.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu thực tế của công ty
+ Quá trình hình thành và phát triển
+ Báo cáo thường niên của công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2011-2013
2. GS.TS Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động- Xã hội.
3. TS Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004),Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Lao đông – Xã hội.
4. Nguyễn Kim Định (2001), Quản trị chất lượng và dịch vụ, NXB Thống Kê
5. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, NXB Thống kê.
6.
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
Công tác quản lý chất lượng tại Công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú
Mục đích điều tra
Để tìm hiểu về công tác quản lý chất lượng sản phẩm từ cán bộ nhân viên công ty cổ phần Dệt Vĩnh Phú. Vì vậy, chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này với mục đích đánh giá công tác quản lý chất lượng của công ty để từ đó khắc phục những mặt còn hạn chế đồng thời phát huy và nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Rất mong nhận được sự đóng góp, hợp tác của các bạn để giúp chúng tôi hoàn thành cuộc khảo sát này.
Phần 1: Thông tin chung về người lao động
Họ và tên: ………………………………………………………………...
Tuổi:…………………….Giới tính: o Nam o Nữ
Địa chỉ: …………………………………………………………………...
Số điện thoại (nếu có):……………………………………………………
Phần 2: Nội dung
Câu 1. Dưới đây là những nguồn lực của công ty có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đá ốp lát, xin cho biết nhận định của anh chị bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp theo quy tắc cho điểm sau:
(5) Xuất sắc
(4) Tốt
(3) Khá
(2)Trung bình
(1) Yếu
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm đánh giá
5
4
3
2
1
1
Con người
2
Phương pháp quản lý
3
Máy móc thiết bị
4
Nguyên vật liệu
5
Thông tin khách hàng
6
Khả năng tài chính
Câu 2. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng sản phẩm VinaQuarz, xin cho biết nhận định của anh chị về mức độ quan trọng của các tiêu chí dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp theo quy tắc sau:
(1) Rất không quan trọng
(2) Không quan trọng
(3) Bình thường
(4)Quan trọng
(5) Rất quan trọng
STT
Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá
1
2
3
4
5
1
Độ an toàn của sản phẩm
2
Độ sai lệch kích thước
3
Độ cong vênh
4
Mức độ gây ô nhiễm môi trường
5
Độ vuông góc
6
Độ hút nước
7
Độ bền
Câu 3. Xin cho biết anh/chị đã có ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô anh/ chị cho là đúng.
STT
Vấn đề
Lựa chọn
Có
Không
1
Anh/chị có biết HTQLCL công ty đang áp dụng không?
2
Anh/chị đã từng đóng góp ý kiến về chất lượng sản phẩm cho công ty?
3
Anh/chị có mong muốn được sử dụng sản phẩm của công ty không?
Phần 3: Ý kiến khác
Một vài ý kiến khác của anh (chị) trong công tác tạo quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty không có trong phiếu điều tra:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Cảm ơn anh (chị) đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu khảo sát này!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_chat_luong_san_pham_tai_cong_ty_co_phan_quartz_viet_nam_3859.doc