Thực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống cộng đồng dân cư ở Làng Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Hồ Chí Minh

Tên đề tài: THỰC TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC ĐẾN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề “môi trường”, “dân số” và đặc biệt là “nước” đang là một trong nhiều vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Hiện nay lượng nước sạch không đủ cung cấp cho con người, và các ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống ngày càng trở nên đáng báo động (Trên thế giới có hơn 2 tỉ người đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước, trong đó 300 triệu người đang sống trong tình trạng luôn thiếu nước). Các mầm bệnh có liên quan đến nước phát sinh rất nhanh, mạnh: “bất cứ lúc nào trên thế giới cũng có khoảng 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều có liên quan đến vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. “Nước là nguồn cội của sự sống; ở đâu có nước thì ở đó có sự sống ”. Với việc nghiên cứu trên phạm vi cụ thể (khu vực làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM), nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề, hơn thế nữa việc thiếu nước dùng cho sinh viên, người dân ở khu vực này đang trong tình trạng báo động. Việc lựa chọn đề tài “Thực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống cộng đồng dân cư ở làng Đại học Quốc gia Thủ Đức TP HCM”. Nhằm hướng đến những bức xúc của chúng tôi với thực trạng nói trên. Từ những tư liệu sát với thực tế, chúng tôi muốn làm rõ hơn những thực trạng về nước: thiếu nước sạch, nước bị ô nhiễm và tình trạng mắc bệnh liên quan đến nước, đi từ khu vực cụ thể đến rộng hơn như : toàn khu vực quận Thủ Đức, khu vực TP HCM, cả nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi thực hiện đề tài này cùng với các mục tiêu sau: 2.MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI: * Mục tiêu chung: Vấn đề nước hiện nay trở nên rất bức thiết, tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng. Lượng nước ngầm trong đất cũng cạn kiệt dần, dẫn đến những khó khăn lớn cho dân cư ( người dân và sinh viên) trong khu vực làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM. Vì vậy chúng tôi muốn thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Thực trạng cung cấp nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước” trong một khu vực cụ thể. Từ đây đề ra biện pháp giải quyết, đồng thời áp dụng và nhân rộng các giải pháp hợp lý trên diện rộng (ở khu vực Thủ Đức nói riêng và trên toàn TP HCM nói chung). * Mục tiêu cụ thể: Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm nêu lên thực trạng thiếu nước, ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt, cũng như sức khỏe của người dân. Từ đó đưa ra đề xuất một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Nâng cao ý thức cho cư dân bảo vệ môi trường, cũng chính là giữ gìn nguồn nước sạch để cung cấp cho chính mình. Ngoài ra, chúng tôi muốn cảnh báo mức độ nguy hiểm của các loại bệnh liên quan đến môi trường nước giúp người dân tích cực phòng, chống có hiệu quả. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: *Ý nghĩa khoa học : Khi hoàn thành đề tài này thì chúng tôi đã rút ra được một số bài học về nghiên cứu khoa học nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về nước, để từ đó chúng tôi muốn cung cấp thêm một số thông tin cụ thể về tình hình nước ở khu vực làng ĐHQG Thủ Đức. Hơn thế nữa đề tài còn nghiên cứu về những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó cũng để lại một số tư liệu cho các đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống cộng đồng dân cư ở Làng Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: THỰC TRẠNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC ĐẾN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM. 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề “môi trường”, “dân số” và đặc biệt là “nước” đang là một trong nhiều vấn đề thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Hiện nay lượng nước sạch không đủ cung cấp cho con người, và các ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống ngày càng trở nên đáng báo động (Trên thế giới có hơn 2 tỉ người đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước, trong đó 300 triệu người đang sống trong tình trạng luôn thiếu nước). Các mầm bệnh có liên quan đến nước phát sinh rất nhanh, mạnh: “bất cứ lúc nào trên thế giới cũng có khoảng 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đều có liên quan đến vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. “Nước là nguồn cội của sự sống; ở đâu có nước thì ở đó có sự sống…”. Với việc nghiên cứu trên phạm vi cụ thể (khu vực làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM), nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề, hơn thế nữa việc thiếu nước dùng cho sinh viên, người dân ở khu vực này đang trong tình trạng báo động. Việc lựa chọn đề tài “Thực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống cộng đồng dân cư ở làng Đại học Quốc gia Thủ Đức TP HCM”. Nhằm hướng đến những bức xúc của chúng tôi với thực trạng nói trên. Từ những tư liệu sát với thực tế, chúng tôi muốn làm rõ hơn những thực trạng về nước: thiếu nước sạch, nước bị ô nhiễm và tình trạng mắc bệnh liên quan đến nước, đi từ khu vực cụ thể đến rộng hơn như : toàn khu vực quận Thủ Đức, khu vực TP HCM, cả nước Việt Nam…và trên toàn thế giới. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi thực hiện đề tài này cùng với các mục tiêu sau: 2.MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI: * Mục tiêu chung: Vấn đề nước hiện nay trở nên rất bức thiết, tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng. Lượng nước ngầm trong đất cũng cạn kiệt dần, dẫn đến những khó khăn lớn cho dân cư ( người dân và sinh viên) trong khu vực làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM. Vì vậy chúng tôi muốn thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Thực trạng cung cấp nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước” trong một khu vực cụ thể. Từ đây đề ra biện pháp giải quyết, đồng thời áp dụng và nhân rộng các giải pháp hợp lý trên diện rộng (ở khu vực Thủ Đức nói riêng và trên toàn TP HCM nói chung). * Mục tiêu cụ thể: Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm nêu lên thực trạng thiếu nước, ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt, cũng như sức khỏe của người dân. Từ đó đưa ra đề xuất một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Nâng cao ý thức cho cư dân bảo vệ môi trường, cũng chính là giữ gìn nguồn nước sạch để cung cấp cho chính mình. Ngoài ra, chúng tôi muốn cảnh báo mức độ nguy hiểm của các loại bệnh liên quan đến môi trường nước giúp người dân tích cực phòng, chống có hiệu quả. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: *Ý nghĩa khoa học : Khi hoàn thành đề tài này thì chúng tôi đã rút ra được một số bài học về nghiên cứu khoa học nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về nước, để từ đó chúng tôi muốn cung cấp thêm một số thông tin cụ thể về tình hình nước ở khu vực làng ĐHQG Thủ Đức. Hơn thế nữa đề tài còn nghiên cứu về những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó cũng để lại một số tư liệu cho các đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. *Ý nghĩa thực tiễn: Trong đây có các số liệu nghiên cứu mức độ ô nhiễm nguồn nước, sự nguy hiểm của các loại dịch bệnh liên quan đến nguồn nước bẩn. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả. Đề tài đưa ra các kiến nghị cho dân cư và chính quyền cùng nhau thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời nâng cao ý thức cho mọi người trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước sạch. Ngoài ra, đề tài này còn nói lên những bức xúc của cộng đồng dân cư ở làng ĐHQG về tình hình cung cấp nước sạch và những ảnh hưởng của nó tới họ. 4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Chúng tôi đang hướng đến việc tìm hiểu tình trạng nước ở khu vực dân cư ở làng ĐHQG TP.HCM. Cộng đồng dân cư (người dân và sinh viên) sử dụng nước trong khu vực đã chịu ảnh hưởng của nguồn nước bị nhiễm bẩn. Những người mắc các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nước không được sạch là những đối tượng mà chúng tôi muốn nghiên cứu trong đề tài này. Đề tài được bắt đầu thực hiện từ ngày 14/4/2008 đến hết ngày 2/5/2008. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Nước là một trong những đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều người có chuyên môn, các bạn sinh viên và học sinh ham thích nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, nhiều đề tài về nước rất phong phú là những nguồn tư liệu quý giúp trong khi nghiên cứu đề tài. Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu nói đến nước và thực trạng nguồn nước,nhưng chủ yếu là các sách về con người và môi trường,như một số sách: “ Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường” do Lê Văn Khoa chủ biên, sách “Con người và môi trường” do PGS.TS Hoàng Hưng (chủ biên ). Ngoài ra tài liệu còn được lấy từ các nguồn báo chí, Internet và một số tư liệu khác có liên quan đến đề tài. Bên cạnh chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình những người có kinh nghiệm, các đối tượng có liên quan ( người dân, sinh viên ) và bạn bè trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy Lê Hải Thanh- trưởng bộ môn CTXH trường ĐH KHXH & NV. Cùng với việc tham khảo các tài liệu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn và bảng hỏi. Để từ đó hoàn thiện hơn đề tài của mình với tính khách quan và cụ thể. Chính vì vậy đứng trên góc độ “Địa lý nhân văn” chúng tôi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống và sức khỏe dân cư (người dân và sinh viên) ở làng Đại Học Thủ Đức TP.HCM. Dựa vào phương pháp này chúng tôi nghiên cứu trên không gian địa lý nhỏ (Làng ĐHQG TP.HCM) để tìm hiểu về tình hình cung cấp và sử dụng nước, ảnh hưởng của nước đến đời sống của cộng đồng. Để từ đó tìm hiểu thực trạng của vấn đề nước, đưa ra các giải pháp để có thể giải quyết tình hình. Nhưng trên hết từ phương pháp nghiên cứu này chúng tôi muốn không những chỉ đề cập đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước (đứng trên góc độ địa lý môi trường), mà chúng tôi còn muốn nói đến các ảnh hưởng lâu dài của nước bẩn đối với cộng đồng dân cư trong khu vực (đứng trên góc độ nhân văn).Dựa trên các phương pháp phân tích –tổng hợp, phân tích nhằm hiểu sâu chi tiết hơn, định lượng hơn 1 thành tố của khu vực này. Tổng quát là khái quát hóa định ra được đâu là bản chất cốt lõi của thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại khu vực ĐHQG Thủ Đức. 6. NỘI DUNG : CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG: * Một số khái niệm: - Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế xã hội của loài người. Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, là đối tượng lao động và là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. - Nước là tài nguyên tái tạo được, sau một thời gian nhất định được dùng lại. Nước là thành phần cấu tạo nên sinh quyển. Trong cơ thể sống chiếm tỉ lệ lớn - 70% khối lượng cơ thể trưởng thành. Nếu mất 6% - 8% nước trong cơ thể con người sẻ mệt mỏi, nếu mất 12% lượng nước trong cơ thể con người sẽ chết. Nước tác động đến thạch quyển, khí quyển dẫn tới sự biến đổi của khí hậu, thời tiết. - Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển nước mặt, nước dưới mặt đất, nước biển và đại dương. Nguồn nước hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước dưới các dạng : Mây, mưa, trong các vật thể chứa nước, sông suối, đầm…, nước dưới đất có áp và không có áp, ở tầng nông hay tầng sâu của đất và nước ở vùng biển và đại dương trên thế giới. - Mặc dù lượng nước trên trái đất là khổng lồ, song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ ( dưới 1/100.000 ). Hơn nữa sự phân bố của các nguồn nước ngọt lại không đều theo không gian và thời gian mà khiến cho nước trở thành một dạng tài nguyên đặc biệt cần phải bảo vệ và sử dụng hợp lí. - Nước tự nhiên gồm có nước mưa và nước mặt: + Nước mưa là nguồn nước được tạo ra trong quá trình tuần hoàn của nước. Nước mưa được thu lại để sử dụng bằng các bồn chứa nước. Lượng nước mưa phân bố trên bề mặt trái đất rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Nhìn chung, nguồn nước mưa là nguồn nước sạch, chưa bị ô nhiễm, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. + Nước mặt thường xuyên được bổ xung từ nguồn nước mưa, nước mặt do có mặt thoáng tiếp xúc nên tiếp nhận ôxy từ không khí vào khuyếch tán diễn ra dễ dàng. Ngoài ra, nước mặt còn tiếp nhận các chất ô nhiễm không khí do mưa mang theo. Nhìn chung, chất lượng nước mặt phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: Cấu trúc địa chất, địa hình, các hoạt động của con người, thảm thực vật, xói mòn trái đất…và hiện tượng ô nhiễm không khí. - Nước ngầm: Tồn tại trong các khoảng trống ở dưới đất, trong các khe nứt, thấm trong đất đá, có thể tâp trung thành từng bồn, từng bể, thành dòng chảy trong lòng đất. Trong nước này có chứa các hợp chất hoà tan từ lớp đất đá mà nó chảy qua, một phần nước do mưa thấm trục tiếp xuống sau những trận mưa. Nhờ quá trình đó nước ngầm được cải thiện đáng kể, các hạt lơ lửng được loại do tác dụng lọc của các lớp đất. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào nơi nó chảy qua. Chính vì vậy nước ngầm khá da dạng: Nước chảy qua vùng có các khoáng chất gọi là nước khoáng… - Nước máy chủ yếu là nước mặt được xử lý bằng hoá chất ở các nhà máy nước, nước được xử lý để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đảm bảo an toàn về các mặt sinh, lý, hoá… - Theo dịch tễ học nước sạch là nước không màu không mùi không vị và không có sự hiện diện các vi sinh vật nhìn thấy bằng mắt thường. - Nước ô nhiễm khi tính chất lí học, hóa học và điều kiện vi sinh của nước bị thay đổi. Sự thay đổi này có tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC Ở LÀNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA: *Tác nhân gây thiếu nước và làm ô nhiễm nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và không thể thiếu được đối với sự sống của nhân loại. Tuy nhiên, do quá trình khai thác và sử dụng của con người chưa hợp lý nên nguồn tài nước đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay người ta đã xác định được trên 1500 tác nhân gây ô nhiễm nước. nhưng có hai nhóm tác nhân gây ô nhiễm nước chính: * Ô nhiễm do con người: do quá trình xả rác, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Một số nguồn nước thải này biết được tác nhân gây ô nhiễm ( nước thải của một nhà máy ), người ta gọi là nguồn điểm. Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường Để nâng cao sản lượng cây trồng, trong nông nghiệp đã dùng một lượng lớn phân đạm, phân phôtphát, trong đó cây trồng hấp thụ chưa đến một nửa, phần còn lại lẫn vào trong nước chảy ra ao, hồ, sông… Trong nước thải chứa phần lớn nitơ, phôtpho, kali các loài tảo sẽ sinh sôi nảy nở mạnh. Loài tảo phát triển tràn lan, nhưng chúng chết cũng rất nhiều, khi tảo chết sẽ đòi hỏi tiêu hao một lượng lớn oxy trong nước để phân giải chúng. Như vậy sẽ làm các loại động vật khác ở trong nước chết theo. Oxy hoà tan trong nước giảm thấp dần, thậm chí cạn kiệt, vi khuẩn yếm khí sẽ thừa cơ phát triển mạnh. Chúng sẽ phân giải hầu hết các chất hữu cơ, giải phóng các chất khí độc hại khiến cho nước trở nên bị ô nhiễm. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao, các biện pháp khắc phục ô nhiễm của chính quyền thực hiện không đồng bộ, các giải pháp được đưa ra nhiều nhưng thực hiện chưa triệt để. Nước sinh hoạt bao gồm nước thải từ các hộ gia đình, trường học, cơ quan,…Đặc điểm cơ bản của loại nước thải này: có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học,các chất dinh dưỡng nhiều, vi trùng, nhiều chất rắn và mùi. * Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên : do mưa, do tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất bẩn khác nhau ( chất thải, các vi sinh vật, xác chết động vật) nguồn gây ô nhiễm này gọi là nguồn điểm, thường khó xác định tác nhân gây ô nhiễm. - Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy, cacbonhydrat, protein, chất béo. Đây là những chất gây ô nhiễm nặng nhất ở các khu dân cư, khu chế biến thực phẩm. Tác hại cơ bản của những chất này là làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước, từ đó dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và suy giảm chất lượng nước sinh hoạt. - Chất hữu cơ khó phân hủy sinh học gồm: Thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất dị vòng N và O… Là những chất hữu cơ có độc tính cao, một số có tác dụng tích lũy và tồn tại lâu dài trong môi trường trong cơ thể sinh vật. Từ đó dẫn đến ô nhiễm lâu dài đồng thời tác động đến hệ sinh thái nước. - Các chất vô cơ gồm: Amoni, nitrat, phosphat, sunphat, clorua. Các chất này chủ yếu có trong tự nhiên là nước biển trong nước thải công nghiệp các chất vô cơ này thường có độc tính cao. - Kim loại nặng theo quy ước khi nào thì trọng riêng kim loại α>5 g/cm3 thì ta gọi nước đó bị nhiễm kim loại nặng. Các kim loại nặng thường gặp trong nước : chì, thủy ngân, thạch tín, cadimi. - Các chất rắn các chất này trong nguồn nước tự nhiên được tạo nên do quá trình xói mòn, phân hóa địa chất, nước tràn từ đồng ruộng ở vùng cửa biển thì các chất rắn hay bị vẩn đục. Trong cuộc sống ta thường bắt gặp ở các bình thuỷ có chất lắng ở đáy đó là chất rắn kết tủa khi gặp nhiệt độ cao. - Ô nhiễm dầu và chất tẩy rửa tổng hợp ngày nay đang phổ biến do được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt cũng như trong công nghiệp. - Ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học, phân thành bốn loại chính : vi khuẩn gây bệnh, vi rút, kí sinh trùng, các loại sinh vật khác. - Ô nhiễm bởi các chất phóng xạ: Đây là nguồn ô nhiễm mới nhưng rất nguy hiểm hiện nay. Các chất này xâm nhập vào cơ người qua thức ăn hoặc thức uống bị nhiêm chất phóng xạ, nhiễm chất phóng xạ liều cao có thể làm chết sinh vật và người hoặc làm thay đổi cấu trúc tế bào gây ra các bệnh di truyền, ung thư… Tình hình ô nhiễm ở khu vực này và các khu vực lân cận gần các nhà máy giấy, phân hoá học, bột ngọt… Hầu hết nước thải của các nhà máy, xí nghiệp này chưa được xử lý trước khi đổ vào hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Hay do trang thiết bị của các nhà máy quá lạc hậu, việc xây dựng các khu công nghiệp không khoa học nằm trên đầu nguồn nước. Thực trạng nguồn nước ở làng ĐHQG: Với số dân khoảng 14.000 người, trong đó có khoảng hơn 10.000 người là sinh viên. Trong đó có khoảng 6.500 sinh viên ở trong kí túc xá. Khi chúng tôi đi điều tra đề phản ánh tình hình cung cấp nước tại khu vực làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM. Thì được mọi người nhất loạt phản ánh : Nước ở đây quá bẩn,có màng nước bị nhiễm phèn; nước thiếu không đủ cung cấp cho sinh hoạt. ha. Bể nước thường thấy ở các khu trọ Nước đang ngày càng thiếu hụt tại khu vực làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM, nguyên nhân chủ yếu là do sự khai thác bừa bãi các nguồn nước ngầm làm phá vỡ hệ thống nước ngầm tự nhiên. Việc sử dụng nước giếng khoan ở khu vực này còn khá phổ biến. Do nguồn nước này có liên tục không bị cắt vào giờ cao điểm, lai không mất phí sử dụng. Chính vì vậy, ở đây có tới hàng nghìn giếng khoan cá nhân của các hộ dân không được quản lý, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn nước ngầm vốn không dồi dào. Nhà máy cung cấp nước sạch ở Thủ Đức có công suất thấp, nhưng dân số ngày càng đông, nhu cầu nước càng tăng cao. Mặt khác việc cung cấp nước không ổn định dẫn đến nguồn nước không đủ cung cấp. Ngoài ra các nguồn nước khác cung cấp nước cho sinh hoạt trước đây ( giếng đào nhiễm phèn, hồ, suối…) của người dân hầu như đều bị ô nhiễm không thể tiếp tục sử dụng được. Nguồn nước bị ô nhiễm phát sinh nhiều bệnh tật liên quan đến nước như: Sốt xuất huyết, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da,… Tuy nhiên,bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: “Nước ở ktx rất sạch, trong mát, không hề có một vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vì đó không phải là nước được tẩy hay qua một quá trình hóa học nào cả, mà chỉ đơn giản là đó là nước lọc, không hề có chất Cl2 như mọi người đồn đại. Nếu như can đựng nước có cặn đen bám lại khi đựng lâu ngày thì đó là vật trong can, nước nào lâu ngày mà không bám rêu cả, đó là vấn đề vệ sinh của cá nhân không ảnh hưởng đến sức khỏe”. Đây chỉ là của rất ít người chưa tìm hiểu rõ nguồn nước mình đang sử dụng, trên thực tế hiện nay ít ai giám khẳng định nước mình đang dùng là sạch hoàn toàn và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. * Các nguyên nhân chính gây suy thoái nguồn tài nguyên nước làng ĐHQG: Do người dân chưa nhận thức đúng về giá trị và vị trí của tài nguyên nước, “nước chưa được xem là hàng hóa đặc biệt”. Một số người cho rằng: Chỉ cần có tiền là mua được và mình có tiền thì mình có quyền sử dụng thoải mái không cần quan tâm đến người khác đang không có nước sử dụng. Nên họ dùng hoang phí như: xả nước đủ dùng rồi mà không tắt vòi nước, hoặc làm gì chỉ cần mở vòi nước nhỏ thôi nhưng nhiều người lại mở to, rất lãng phí...Những trường hợp trên rất phổ biến ở các vòi nước công cộng như: Trường học, bệnh viện hay ở các cơ quan khác. Điều làm cho nhiều người khá bức xúc hiện nay là trong khi nhiều người không có nước để dùng thì nước ở các bể chứa nước máy lớn (nhất là bể chứa nước của ấp Tân Lập- Dĩ An- BD) nước bơm lên bể dường như không có người trông, thường xuyên để nước bị tràn gây lãng phí nước. Chúng tôi thiết nghĩ nước để bị tràn không sử dụng đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm?? Phải chăng là người dân sống trong khu vực đó ??? Khu vực Thủ Đức này đã và đang được quy hoạch thành làng ĐHQG nên số lượng sinh viên ở đây khá đông và ngày một tăng lên. Phần đông sinh viên có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, tuy nhiên còn có một bộ phận nhỏ không có ý thức. Sinh viên thường hay có thói quen ăn quà vặt, ăn thức ăn nhanh, họ có thể ăn ở khắp mọi nơi: trên đường đi học, dưới bóng cây… Họ xả rác bừa bãi khắp mọi nơi: trên đường, ở trường, lớp học, ở cạnh thùng rác. Hệ thống cống thoát nước trên đường ở khu vực làng ĐHQG lại không có nắp đậy. Nên khi mưa xuống rác bị trôi xuống cống làm tắc nghẽn cống gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước, đồng thời làm giảm nét mỹ quan đô thị. Do là khu vực mới quy hoạch nên ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người dân chưa cao. Tình trạng vứt rác bừa bãi còn nhiều. Hệ thống cống thoát nước nhất là cống thoát nước ở các ngõ nhỏ hay ở các khu trọ của sinh viên làm rất tạm bợ, mất vệ sinh. Những cống này thường là những rãnh nhỏ, cơi nới thô sơ không được bê tông hoá, không có nắp đậy. Khi gặp mưa, đất đá và rác thải bị nước mưa cuốn xuống làm tắc các cống thoát nước, nước thải tràn lên đường vào các phòng trọ của sinh viên rất mất vệ sinh. Khi nắng, nước ứ đọng ở các cống đó bốc lên mùi rất khó chịu. - Do công tác quy hoạch chưa chú ý đến việc quản lý, quy hoạch và nhu cầu nước để duy trì hệ sinh thái, sự điều hòa nước giữa các mùa và các khu vực để hạn chế tác hại của lũ lụt và hạn hán. Mức độ nhận thức của người dân về các căn bệnh liên quan đến môi trường nước chưa cao nên dễ tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh và phát triển. Hệ quả của việc cung cấp và sử dụng nguồn nước: Chính vì những tác nhân gây nên trình trạng thiếu nước và ô nhiễm trên đã làm cho nguồn nước vốn phong phú (chiếm ¾ bề mặt trái đất) giờ đây trở nên khan hiếm. Việc cung cấp nước sạch cho hơn 2 tỉ người trở nên rất khó khăn. Qua nhiều số liệu điều tra cho thấy ở các nước đang phát triển chỉ có khoảng 75% dân số thành thị và 29% dân số nông thôn được cung cấp nước sạch. Nguồn nước bị ô nhiễm, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước cung cấp và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe của con người. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng 80% bệnh tật của con người liên quan đến nước ô nhiễm. Hằng năm có khoảng 500 triệu người đau mắt hột, 250 triệu người bị bệnh giun chỉ… Nói đến chất lượng nguồn nước cấp là nói đến chất lượng nước ngầm, nước mặt và hệ sinh thái nước. Nước ngầm bị ô nhiễm ( do sản phẩm chuyển hóa của phân bón, thuốc trừ sâu…) khó có khả năng tự làm sạch, do dòng chảy chậm, các chất gây ô nhiễm khó bị pha loãng hay phân tán để giảm nồng độ. Nước ngầm chỉ có khả năng tự làm sạch nhờ các vi sinh vật, nhưng đòi hỏi thời gian rất lâu (hàng trăm năm). Nguồn nước mặt bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự ô nhiễm dầu mỡ, kim loại nặng(Hg,As,Se,Pb), các chất phóng xạ, chất thải sinh hoạt của con người, gia súc … đều đổ trên mặt đất và sau đó vào ao hồ sông biển. Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác động mạnh đến hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật trong nước, không khí và đất cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân không cao, các biện pháp khắc phục ô nhiễm của chính quyền thực hiện không đồng bộ,các giải pháp được đưa ra nhiều nhưng thực hiện chưa triệt để.Nước sinh hoạt bao gồm nước thải từ các hộ gia đình, trường học, cơ quan,…Đặc điểm cơ bản của loại nước thải này: có hàm lượng cao chất hữu cơ không bền vững dễ phân hủy sinh học,các chất dinh dưỡng nhiều, vi trùng, nhiều chất rắn và mùi. Nước bị ô nhiễm do việc khai thác đá quá mức và nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ dân xung quanh tại khu vực hồ Đá khiến nguồn nước ở đây không thể dùng để uống được. Theo khảo sát chúng tôi bắt gặp cảnh một số người thu gom bao nilon. Chúng tôi thiết nghĩ những bao nilon có thể bán để tái chế được vậy tại sao mọi người không thu gom chúng lại để bán hoặc cho những người thu gom rác thì chỗ chúng ta ở sẽ sạch hơn,hạn chế được những nguy cơ gây ra mầm bệnh và mắc bệnh. Nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người vì nguồn nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Các bệnh tiêu chảy, thương hàn, lỵ, tả, bại liệt, viêm gan siêu vi… do sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn, vi rút. Ngoài ra, còn có các bệnh như ghẻ, nấm, đau mắt hột, giun, sán…cũng do nước bị ô nhiễm. Bệnh hỏng men răng, chảy máu chân răng là do nguồn nước chứa flo quá cao. Trong các loại bệnh kể trên, thì đáng báo động nhất ở đây là bệnh sốt xuất huyết và bệnh viêm gan siêu vi. Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khó kiểm soát, bệnh do muỗi anophen làm vật trung gian truyền bệnh. Muỗi này sinh sôi ở những nơi ẩm thấp nước tù đọng hay ở các bể chứa nước sinh hoạt không được che đậy cẩn thận. Bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu bệnh này rất có thể trở thành đại dịch nếu chúng ta không cảnh giác. Người mắc bệnh không chữa trị kịp thời rất có thể dẩn đến tử vong. Hồi dịch bệnh bùng phát trong vòng 3 tháng: từ tháng10 - tháng 12, đã có hàng nghìn người bị nhiễm sốt xuất huyết và đã có hàng chục ca tử vong vì coi thường bệnh dịch này. Bệnh viêm gan siêu vi A và viêm gan siêu vi B hiện nay khá phổ biến, bệnh này lây qua đường ăn uống và đường máu. Đây là loại bệnh dể lây rất nguy hiểm khó chữa trị, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Người mắc bệnh này thường giống người bình thường rất khó phát hiện thường phải xét nghiệm hoặc đến giai đoạn cuối triệu chứng bệnh mới xuất hiện. Chính vì vậy rất khó kiểm soát được mầm bệnh. Theo điều tra: Ở nước ta cứ 10 người thì có một người mang mầm bệnh. Có thể nói viêm gan siêu vi là nỗi ám ảnh của loài người. Chính vì vậy việc giữ gìn môi trường trong lành là một trong những nhiệm vụ hết sức bức xúc của chúng ta (sách “Con người và môi trường” Hoàng Hưng và Nguyễn Kim Loan, trang 242). Do nguồn nước ô nhiễm đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc hệ sinh thái, không những ở dưới nước mà còn ngay cả ở trên cạn. Nhất là không khí, nước bị ô nhiễm ứ đọng ở các cống thoát nước tạo ra mùi hôi thối rât khó chịu làm ô nhiễm hệ sinh thái. Cây cối ven đường và cây dọc các cống thoát nước khi nhìn qua ta thấy chúng vẫn rất xanh tươi nhưng ở dước những tán lá đó chứa vô khối vi khuẩn và vi sinh vật có hại. Cống thoát nước ven đường không đảm bảo tiêu chuẩn Ngày nay xuất hiện một số bệnh ung thư, liệt rung, mù, lòa chưa rõ nguyên nhân, nhưng rất có thể liên quan đến nước bị ô nhiễm. Kết quả điều tra thực tế tình hình sức khoẻ ở làng ĐHQG Thủ Đức TP HCM: Tỉ lệ người mắc các loại bệnh liên quan đến môi trường nước ở đây khá cao. Trung bình cứ 10 người được phỏng vấn thì có 3 người trả lời họ từng mắc các bệnh như : Bệnh sốt huyết; bệnh ngoài da bi dị ứng gây ngứa ngáy rất khó chịu không rõ nguyên nhân; đau mắt; … Trong khoảng các tháng 10, 11, 12/2007 ở khu vực này xuất hiện bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm và đã có nhiều trường hợp bị tử vong. Và cũng thực sự đáng báo động khi đa số người dân ở đây không nhận biết được nguyên nhân bệnh của mình từ đâu ra, họ chỉ nghĩ đơn giản từ bị muỗi cắn mà không ý thức rằng chính vấn đề vệ sinh môi trường mà đặc biệt là môi trường nước ở đây vô cùng quan trọng Nước ở đây không thống nhất về giá cả cũng như về chất lượng : Một số hộ dân sử dụng nước máy họ cho biết: Nguồn nước họ dùng là nước máy rẻ tiền không đảm bảo chất lượng. Giá nước này là 2000 đồng/khối. Các hộ dân hay sinh viên thuê trọ ở bên ngoài cộng đồng dùng nước giếng khoan. Khi được hỏi họ cho biết: Tiền nước cho chủ nhà trọ từ 15.000-20.000 đồng người/tháng. Nhưng chất lượng nước này rất kém, nước lấy lên không qua xử lý thường có mùi tanh, có mùi hôi, ở một số nơi nước có màng vàng và bị nhiễm phèn. Các bạn sinh viên ở trong kí túc xá (ktx) của ĐHQG được dùng nước máy khá đầy đủ. Giá nước họ phải trả không quá cao chỉ từ 3.000-3.500 đồng/khối. Chất lượng nước ở ktx tuy nồng dộ hoá chất xử lý nước còn cao nhưng chất lượng nước ở đây khá đảm bảo. Do vậy, nên họ ít mắc các loại bệnh kể trên. Đã có rất nhiều ý kiến phản hồi về tình hình nước ở đây. Bạn Nguyễn Thị Thanh Bình – dãy nhà A10 ở ktx cho rằng: “ Nước tuy được khử nhưng nồng độ chất hoá học cao, có mùi clo rất nặng. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến an toàn sức khoẻ” “Nước tiệt trùng khi cho vào bình để lâu ngày ( khoảng 1-2 tháng) đáy bình xuất hiện cặn đen, rửa rất khó sạch”. Đó là ý kiến của bạn Lê Thị Ngọc Bích- dãy nhà A5 Còn các bạn ở trọ ngoài khi được hỏi đã không ngần ngại nói lên được bức xúc của mình. Bạn Lê Mạnh Nam cho biết: “ bọn mình mỗi tháng phải đóng 8000đồng/m3 tiền nước vậy mà lúc nào cũng thiếu nước, vào giờ cao điểm thì chẳng có giọt nào luôn, phải đợi đến 1-2 giờ sáng mới có thể tắm giặt được. Không biết bao giờ mới hết tình hình này.” Ngoài ra, có rất nhiều bạn phản ánh nước ở trong các khu trọ không đảm bảo vệ sinh, rất bẩn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập. Như vậy có phải rằng các bạn và những người dân ở đây trong khi phải trả tiền nước với giá cao thì lại phải sử dụng sản phẩm không đảm bảo ? CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ : Cần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, thực hiện nhiều loại hình truyền thông trong giáo dục, vận động các buổi họp dân để mọi người có thể hiểu biết được mức độ nguy hiểm từ việc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường. Nên tổ chức các buổi dọn dẹp vệ sinh ở khu vực làng Đại Học vào các ngày lễ lớn như tết trồng cây, ngày môi trường, sinh nhật Bác…Phát động phong trào thi đua bảo vệ môi trường ở các tổ chức, các cơ quan. Đối với người dân ở khu vực này, đặc biệt là các chủ nhà trọ có các bể chứa nước dùng chung cần xây dựng làm sao để có thể dễ dàng vệ sinh thường xuyên, phải có nắp đậy đúng quy cách, tiện lợi, dễ dàng đẩy mở, phải có hệ thống lọc nước để phòng chống muỗi và ngăn ngừa các bệnh lây lan từ muỗi. Hệ thống thoát nước phải hợp vệ sinh, khi xây dựng các chủ nhà trọ cần thiết kế các cống thoát nước, nước thải cách xa các phòng trọ. Hệ thống cống thoát nước cũng phải có nắp đậy và thường xuyên thưc hiện biện pháp thông cống. Qua thực trạng thiếu nước, nước có thất thường và không được xử lý, dễ gây bệnh, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa làm cho việc sinh hoạt hằng ngày của mọi người gặp nhiều khó khăn, bức xúc. Hệ thống xử lý rác, nước thải chưa đạt yêu cầu dù là đơn giản nhất (cống không có nắp đậy). Cống thoát nước ở khu vực này rất bẩn, rác nhiều gây tắc cống,lượng nước ứ đọng gây mùi hôi thối.Nhất là vào mùa mưa nước bẩn tràn ra khắp nơi gây ô nhiễm trên diện rộng và đây cũng là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Cần có hệ thống thoát nước thải và xử lý nước đúng quy trình và hợp lý,thực hiện nếp sống văn minh: không xả rác bừa bãi. Người dân cần ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh,hạn chế thấp nhất việc làm ô nhiễm môi trường, thu gom và xử lý rác thải thường xuyên. Việc áp dụng giải pháp về nước cần có sự nhất quán và đồng bộ.Cần xử lý nguồn nước bằng các phương pháp: hóa học, sinh học, và hóa lý. Nên sử dụng giếng khoan để lấy nước từ mạch ngầm tự nhiên và lọc nước để tránh bị nhiễm độc,nhiễm phèn… Ô nhiễm kim loại nặng nước có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thường kim loại nặng cũng được tích lũy theo chuỗi thức ăn và rất nguy hiểm cho con người tham gia vào chuỗi thức ăn đó. Để hạn chế ô nhiễm nước kim loại nặng cần phải quản lý tốt nước thải công nghiệp, nước thải khai thác khoáng sản.Ngăn chặn các việc làm như: xử lý rác bằng cách đổ xuống các ao, hồ, cống,rãnh… Các cơ quan chức năng cần thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra thường xuyên chất lượng nguồn nước. Tìm ra các giải pháp để cải thiện nguồn nước và việc cung cấp nước. Ngoài ra chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến đời sống, và sức khỏe của người dân; từ đó có chương trình, phương án phòng, chống những dịch bệnh liên quan đến nước. Thực hiện và mở rộng chương trình Đô Thị Xanh, làm xanh, sạch đường phố, thu gom rác thải. Không thể chỉ yêu cầu chính quyền và người dân thực hiện việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước một cách chung chung, mà chúng ta cần phát động các phong trào nhằm thu hút sự quan tâm và giúp đỡ của cả chính quyền lẫn người dân. Hơn thế nữa chúng ta đang sống trong môi trường của làng ĐHQG Thủ Đức nhận thức của mỗi người về mức độ ảnh hưởng của nước đối với việc sinh hoạt và học tập là rất lớn. Chính vì vậy, chúng ta phải là người đi đầu trong các phong trào nhằm bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ nguồn nước nói riêng. Cụ thể là các phong trào như: “ngày chủ nhật xanh”, các phong trào tình nguyện khác có liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước. Nhưng trước tiên sinh viên cần có ý thức giữ gìn và tiết kiệm nguồn nước ở mọi nơi và mọi lúc, nhất là ở các trường đại học trong khu vực làng ĐHQG. MỤC LỤC Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu chọn đề tài 1 3. Ý nghĩa của đề tài 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Nội dung 4 Chương I: Giải quyết vấn đề lý luận chung 4 Chương II: Thực trạng của việc sử dụng nguồn nước ở làng ĐHQG 5 Chương III: Giải pháp và kiến nghị 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn nước đến đời sống cộng đồng dân cư ở Làng Đại Học Quốc Gia TpHCM.doc