Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012

Qua quá trình tìm hiểu, thu thập, thống kê, xử lý và phân tich số liệu, tôi đã đưa ra một số kết luận về thực trạng đầu tư trong phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 như sau: - Về hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển cho nông nghiệp: Hệ thống hóa những lý luận về đầu tư, đầu tư phát triển; vốn đầu tư; đầu tư phát triển trong nông nghiệp; hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong phát triển nông nghiệp. - Về phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp: Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thực trạng đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012. Ngoài việc phân tích đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phân tích đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nguồn vốn, phân theo cấp quản lý và phân theo lãnh thổ; đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf86 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến kết quả của ngành nông nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 54 Bảng 11: Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO) của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 (tính theo giá cố định năm 1994) Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Giá trị sản xuất (GO) 1.702,8 1.733,2 1.798,4 1.844 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2009, 2010, 2011, 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế Ta có thể thấy rằng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua không ngừng tăng lên, năm sau luôn có giá trị cao hơn năm trước. Như vậy ta thấy phần nào ảnh hưởng của những công cuộc đầu tư tới phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên để thấy rõ hơn nữa hiệu quả của đầu tư trong nông nghiệp, ngoài chỉ tiêu GO, ta sử dụng chỉ tiêu GDP ngành nông nghiệp và tỷ trọng GDP của nông nghiệp trong tổng GDP toàn tỉnh. Bảng 12: Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 -2012 Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 GDP nông nghiệp 2.655,3 2.962,9 4.001,6 4.430,4 Tỷ trọng 16,48% 14,64% 15,10% 15,24% Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2009, 2010, 2011, 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng GDP toàn tỉnh và GDP ngành nông nghiệp, ta thấy rằng giá trị tổng sản phẩm trong giai đoạn này liên tục tăng lên và đạt tỷ trọng ổn định trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì mức ổn định từ 14% đến khoảng 16% chứng tỏ nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và luôn được tỉnh chú trọng quan tâm đầu tư. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã phát huy tác dụng khi GDP của ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 giá trị GDP đạt 2.655,3 tỷ đồng đến năm 2010 tăng lên 2.962,9 tỷ đồng tăng 11,6%; năm 2011 GDP đạt mức 4.001,6 tỷ đồng tăng 35,06%. GDP của ngành nông nghiệp tăng lên chứng tỏ việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã đem lại những hiệu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 55 quả nhất định và mức GDP năm 2012 tiếp tục tăng đạt 4.430,4 tỷ đồng. Tuy lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp trong năm này giảm xuống nhưng mức tăng của GDP đã đạt 10,71%. Điều này chứng tỏ các dự án, các nguồn vốn đầu tư trong thời gian qua đã phát huy được hiệu quả, góp phần làm tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn vừa qua nhờ sự đầu tư phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cho nông nghiệp nên nó đã đem lại những kết quả tốt đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Bảng 13: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo lĩnh vực Lĩnh vực Đơn vị 2009 2010 2011 2012 Trồng trọt Diện tích gieo trồng Ha 78.652 79.159 79.246 79.347 Diện tích lúa Ha 53.034 53.508 53.411 53.637 Sản lượng lúa Nghìn tấn 282,8 285,2 299,1 298,8 Năng suất Tạ/ha 53,3 53,3 56 55,7 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn 287,4 293 303,6 305,8 Chăn nuôi Trâu, bò Nghìn con 54,3 51,3 50,5 51,6 Lợn Nghìn con 243,3 246,8 235 250 Gia cầm Nghìn con 1.835 2.051,4 2.117,1 2.250 Thủy sản Diện tích Ha 5.718 5.720,5 5.578 6.037 Sản lượng Nghìn tấn 28,1 40,642 43,459 44,1 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng tập trung Ha 4.000 4.070 4.180 4.500 Sản lượng khai thác nghìn m3 61,93 164 171,046 179 Nguồn: Tổng Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào bảng 13 ta có thể, giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo lĩnh vực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 có sự ổn định và tăng lên, nhờ sự tập trung cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh trong thời gian qua. Trong năm 2009 Ngành nông nghiệp đã nhận sự chỉ đạo tích cực của các cấp các ban ngành, đã làm tốt công tác giống, thủy lợi, chăm sóc phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ đầu tư phát triển các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 56 dịch vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, và sự đầu tư kịp thời, cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, dù thời tiết diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nhưng ngành nông nghiệp tỉnh vẫn đạt được những tín hiệu tốt. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vẫn đạt 78.652 ha, tăng 2,2% so năm 2008; Sản lượng lương thực có hạt chung cả năm đạt 287,4 nghìn tấn, vượt 15% so kế hoạch, tăng 2,6% so năm 2008. Về chăn nuôi thực hiện đầu tư xây dựng đề án phục vụ đàn lợn giống, triển khai các biện pháp phòng dịch kết quả đạt được đàn trâu, bò có 54,3 nghìn con; đàn lợn 242,3 nghìn con tăng 9,1% so với năm 2008; đàn gia cầm đạt 1.835 nghìn con. Về thủy sản, nhờ triển khai các dự ản quản lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh đã mạng lại cho ngành thủy sản tỉnh những kết quả sau diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.718 ha. Sản lượng NTTS ước đạt 9.499 tấn, tăng 2,7% so năm 2008; sản lượng khai thác ước đạt 28,1 nghìn tấn, tăng 5,8%; trong đó, khai thác biển 24 nghìn tấn, tăng 6%. Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới được đầu tư đạt 4.000 ha. Năm 2010 lượng vốn đầu tư cho phát triển tăng tác động chung đến giá trị ngành nông nghiệp làm cho sản lượng lương thực có hạt tăng lên 293 nghìn tấn. Bên cạnh đó được sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, tạo cơ sở để người dân tiếp tục đầu tư, số lượng lợn và gia cầm tiếp tục tăng lên 246,8 nghìn con và 2.051,4 nghìn con. Được sự hỗ trợ của các chương trình dự án, như dự án hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, làm cho diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt mức 5.720,5 ha làm cho sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng tăng lên đạt 40,642 nghìn tấn. Những con số ấn tượng này đạt được là nhờ người dân đã biết lồng ghép những mô hình kinh tế vào nuôi trồng thủy sản, mạnh dạn đầu tư hơn, đã đem lại những kết quả tích cực cho người dân. Trong các năm 2011 và 2012 thì năng suất lúa của tỉnh tăng lên đạt 55,7 tạ/ha và 56 tạ/ha cho thấy được hiệu quả của việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó chăn nuôi và thủy sản có chiều hướng tăng, cho thấy nền nông nghiệp tỉnh đang chuyển hướng theo phát triển chăn nuôi và thủy sản, lấy đó làm mũi nhọn để phát triển. Trong giai đoạn này, ta có thể thấy số lượng trâu, bò trong tỉnh giảm xuống từ 54,3 nghìn con năm 2009 giảm xuống còn 51,6 nghìn con năm 2012 điều này chứng tỏ ngành nông nghiệp đang chuyển hướng theo xu hướng cơ giới hóa nên số lượng trâu, bò giảm xuống là hợp lý. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 57 Về lâm nghiệp trong giai đoạn này diện tích trồng mới đã liên tục tăng lên từ 4.000 ha rừng trồng mới năm 2009 đến năm 2012 đạt tăng lên 4.500 ha, những kết quả này cho thấy người dân đã ý thức được lợi ích từ việc phát triển lâm nghiệp đem lại, nên họ đầu tư vào phát triển nông nghiệp, trong những năm này lượng vốn đầu tư cho lâm nghiệp tăng nhanh, nên nó đã đem lại những kết quả tích cực cho GDP tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.4.2. Hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 2.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 Giữa tăng trưởng và đầu tư có mối quan hệ với nhau, để đánh giá hiệu quả đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi xin sử dụng hệ số ICOR (Hệ số gia tăng vốn đầu ra) để đánh giá hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012. Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1.Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135 2.GDP nông nghiệp 2.655.300 2.962.900 4.001.600 4.430.400 3.∆GDP 211.200 307.596 1.038.728 428.786 4.ICOR 4.1 3.7 1.4 3.4 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên riêng năm 2012 có xu hướng chững lại, cùng với xu hướng tăng lên của vốn đầu tư cũng đã tác động tới GDP nông nghiệp làm cho GDP nông nghiệp cũng tăng theo từ 2.655.300 triệu đồng năm 2009 lên 4.430.400 triệu đồng năm 2012. Để xem xét việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có hiệu quả, có hợp lý hay không thì ta xét đến chỉ số ICOR. Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao. Trong giai đoạn 2009 – 2012, hệ số này có xu hướng giảm dần từ 4.1 năm 2009 xuống còn 3.4 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 58 năm 2012. Điều này chứng tỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đang sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp. Xét từng năm thì ta có thể thấy năm 2011 hệ số này chỉ đạt 1.4 điều này chứng tỏ trong năm này tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, hệ số này giảm xuống cũng do phần tác động của việc đầu tư từ các năm trước. Nhưng đến năm 2012 thì hệ số này lại tăng lên 3.4. Lý do làm tăng là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm hiệu quả đầu tư giảm sút bên cạnh đó tác động của lạm phát cũng là nguyên nhân làm cho hệ số này tăng lên. Nhìn chung hệ số ICOR ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thấp hơn so với cả nước (khoảng 5 – 6). Để phát huy hơn hiệu quả của đầu tư phát triển ngành nông nghiệp thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một biện pháp quan trọng, số lượng vốn là quan trọng nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng quan trọng hơn. 2.4.2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm trên vốn đầu tư Chỉ tiêu K1 là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, chỉ tiêu này càng lơn thì càng tốt, nó có ý nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị. Để xem xét tính hiệu quả của việc đầu tư phát triển nông nghiệp tôi xin dựa vào chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm trên vốn đầu tư. Bảng 15: Chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm trên vốn đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1.Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135 2.GO nông nghiệp 3.007.075 3.417.076 4.747.674 4.868.055 3.∆GO 79.963 410.001 1330.598 120.381 4.K1 0.092 0.363 0.917 0.083 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn vào bảng 15 ta có thể thấy, chỉ tiêu K1 trong giai đoạn này có những biến động đáng kể. Năm 2009 đạt 0.092 nhưng đến năm 2010 đã đạt 0.363 và năm 2011 đạt 0.917. Chỉ tiêu ngày càng tăng lên chứng tỏ việc đầu tư vào nông nghiệp đã đem lại hiệu quả. có mức tăng nhanh nhất là năm 2011 cho thấy hiệu quả đầu tư của năm này đạt cao, có kết quả tương tự như ta đã xét ở hệ số ICOR. Năm 2012 chỉ tiêu K1 có xu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 59 hướng giảm mạnh xuống còn 0.083. Trong năm này tuy được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả của nó lại giảm xuống bởi vì năm 2012 chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế, tình hình lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến đầu tư, làm cho lợi ích giảm xuống. Nhìn chung việc đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 là khá hiệu quả, duy trì được mức tăng trưởng ổn định và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.4.2.3. Tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm so với vốn đầu tư Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP tăng thêm, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Để xem xét hiệu quả của việc đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tôi xin xét đến chỉ tiêu ∆GDP/It.. Bảng 16: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm so với vốn đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1.Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135 2.GDP nông nghiệp 2.655.300 2.962.900 4.001.600 4.430.400 3.∆GDP 211.200 307.596 1038.728 428.786 4.K2 0.244 0.272 0.716 0.296 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào bảng trên ta có thể thấy chỉ tiêu này biến động khá thất thường nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 – 2012. Trong những năm từ 2009 đến 2011 chỉ tiêu này tăng lên từ 0.244 năm 2009 lên 0.716 tức là một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra 0.244 đồng GDP năm 2009 và 0.716 đồng GDP vào năm 2012. Ta có thể thấy việc sử dụng vốn đầu tư ngày càng hiệu quả và đem lại lợi ích hơn. Trong năm này việc đầu tư đã đi đúng hướng và tạo nền tảng cho những năm tiếp theo, việc đầu tư đã có hiệu quả đến tổng sản phẩm của toàn ngành. Đến năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm xuống trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng xấu, phức tạp đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế của cả nước; việc thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ ở trong nước, cắt giảm chi tiêu, lãi suất tín dụng tăng cao làm sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 60 như những năm trước cũng giảm xuống. Năm qua 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 0.296 đồng GDP tăng thêm. 2.4.2.4. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện: Phát triển nông thôn mới: Đã triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới cho 92 xã trên địa bàn tỉnh, kết quả theo 19 tiêu chí đến hết quý II năm 2012 đạt được kết quả như sau: Số xã đạt 15 tiêu chí: 2 xã, số xã đạt 12 - 14 tiêu chí: 5 xã, số xã đạt 10 - 11 tiêu chí: 15 xã, số xã đạt 08 - 09 tiêu chí: 41 xã, số xã đạt 05 - 07 tiêu chí: 29 xã. Tiếp tục bê tông hóa giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ lên 47,5%. Hộ nghèo: Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh năm 2006 là 18,42%, đến năm 2011 giảm xuống còn 9,48% (trong đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,74% theo chuẩn mới). Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Được quan tâm đầu tư, đã hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước tập trung tại Bình Điền và Phong Xuân, 12 dự án vệ sinh môi trường; tiếp tục xây dựng 17 công trình nối mạng nước sạch đến các huyện; nâng tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 95%, tăng 8%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 50%; tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 72%, tăng 2%. Kinh tế tập thể có 257 hợp tác xã (HTX), tổng số xã viên 250.542 người. Riêng HTX nông nghiệp, hiện có 167 HTX; hoạt động ngày càng hiệu quả, qua đánh giá phân loại, số HTX xếp loại khá chiếm 42,5% tăng 5,1%. Thu nhập bình quân một lao động đạt 10,8 triệu đồng/người/năm. Một số HTX đã chủ động liên kết với các thành phần kinh tế khác mở rộng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Qua những chỉ tiêu vừa trình bày trên, có thể thấy việc đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã đem lại những kết quả tốt, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 61 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1. Định hướng hướng phát triển chung Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường và chế biến nông sản thực phẩm trên cơ sở áp dụng rộng rãi những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng có hiệu quả với các nguồn tài nguyên, khai thác lợi thế so sánh, phát triển cây ăn quả và chăn nuôi. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và trang trại. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiếp tục nâng cấp cải tạo, xây dựng các công trình thủy lợi, kiêm cố hóa kênh mương, cải tạo đất, giống 3.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong nông nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có chất lượng và hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn. Để thực hiện được điều này tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các định hướng mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đề ra mục tiêu đạt giá trị Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân 3 – 4%/năm, trong đó: nông nghiệp tăng 1,5 – 2,5%/năm, thủy sản tăng 5 – 6%/năm. Tổng đàn gia súc tăng bình quân 7,9%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 5,7%/năm. Tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 30% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trồng mới 4,5 – 5 nghìn ha rừng/năm. Các chỉ tiêu phát triển nông thôn: Lao động nông nghiệp chiếm 20 - 21% tổng lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%. Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 lao động ở nông thôn. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, vận chuyển trên 80%, khâu thu hoạch trên đạt 70%, 15% xã đạt tiêu chí nông thôn mới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 62 - Về trồng trọt: Ổn định diện tích trồng lúa 51,5 nghìn ha/năm, trong đó có từ 10 – 12 nghìn ha lúa chất lượng cao; đầu tư thâm canh, tăng năng lực tưới tiêu, đưa năng suất lúa bình quân đạt 54,5 tạ/ha. Phát triển vành đai rau sạch, an toàn thực phẩm; mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh. Xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả theo quy hoạch, gắn với đầu tư chế biến. Xây dựng và cải tạo vườn có giá trị hàng hóa cao ở vùng gò đồi, vùng núi và ven biển. Đến năm 2015, ổn định diện tích trồng lạc 4.850 ha, diện tích sắn nguyên liệu 7.500ha; diện tích cà phê trên 1.100 ha; cao su trên 10.500 ha. Đầu tư hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động đạt 80% diện tích gieo trồng; nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương đạt 100%. - Về chăn nuôi: Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tăng cường công tác thú y, thanh tra, kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. - Về lâm nghiệp: Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi trường; đến năm 2015 giá trị sản xuất từ rừng đạt bình quân 90 triệu đồng/ha; có 15 – 20% diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng (FSC). Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển bền vững rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Thực hiện phân cấp quản lý rừng đến huyện, xã, thôn. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đến năm 2014, cơ bản hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp đến các chủ rừng để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Củng cố bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp, phát triển mạng lưới khuyến lâm đến cấp huyện để thực hiện đưa chương trình khuyến lâm về cơ sở, thực hiện phổ cập công tác lâm nghiệp đến cán bộ xã và người dân. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển rừng; gắn phát triển trồng rừng sản xuất với công nghiệp chế biến các sản phẩm gỗ công nghiệp và xuất khẩu, thay thế gỗ rừng tự nhiên. Nhân rộng các mô hình vườn đồi, vườn rừng, tạo cảnh quan môi trường cho du lịch. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 63 Kiểm soát việc khai thác gỗ, củi và lâm đặc sản ở mức độ hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng. Tiếp tục thực hiện đóng cửa rừng ở những địa bàn xung yếu. - Về thủy sản: Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015 là 6.100 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm ước đạt 1.750 ha. Rà soát lại quy hoạch thủy sản để ổn định diện tích nuôi nước lợ mặn khoảng 3.950 ha, trong đó nuôi tôm khoảng 1.750 ha; ổn định diện tích nuôi tôm sú ăn chắc một vụ; tôm chân trắng nuôi công nghiệp tại vùng cát huyện Phong Điền từ 800 - 900 ha, không nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang; tăng nuôi các loài nhuyễn thể; xác định đối tượng, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi phù hợp theo vùng. Tiếp tục đầu tư cho công tác giống thuỷ sản, chú trọng sản xuất các loại giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; đầu tư trang thiết bị cho công tác kiểm dịch. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới khuyến ngư viên cơ sở, chuyển giao và nhân rộng các mô hình NTTS có hiệu quả cao, bền vững. Khai thác thuỷ sản phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên, bảo đảm sự phát triển bền vững môi trường vùng biển, ven biển, hệ đầm phá. Phát triển đội tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại. Phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ sản, nhất là hạ tầng đối với vùng nuôi trồng tập trung, hệ thống các khu neo đậu tàu thuyền, âu thuyền, nâng cấp cảng cá Thuận An để nâng hiệu quả của việc khai thác, đánh bắt, chế biến. - Về phát triển nông thôn: Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân. Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 64 Lồng ghép các chương trình, dự án để đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho bà con nông dân. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới ( theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ). 3.2. Những tồn tại trong thời gian qua đối với đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Trong thời gian vừa qua bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế vần còn một số hạn chế, tồn tại làm giảm kết quả và hiệu quả đầu tư. - Kinh tế trang trại đã phát triển, nhưng vẫn chưa tạo ra được sản phẩm có thương hiệu, quy mô lớn đủ sức mở rộng thị trường cả nước và xuất khẩu. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch châm, chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc quản lý, bảo vệ các nguồn lợi thủy sản, lâm sản gặp khó khăn. - Việc nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn yếu, chưa gắn kết được với thị trường. Giải quyết vấn đề giống môi trường vẫn là khâu yếu trong chăn nuôi nhất là nuôi trồng thủy sản. - Việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Hầu hết các khâu sản xuất vẫn là thủ công, nên năng suất còn thấp. - Việc thu hút vốn đầu tư còn đạt hiệu quả thấp, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước và các khoản vốn viện trợ. Công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình còn chậm trễ. - Hệ thống thủy lợi chủ yếu tập trung cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực hiện đa chức năng như phục vụ tưới tiêu cho các cây trồng khác, phòng chống cháy rừng, nuôi trồng thủy sản và phòng chống thiên tai. Những tồn tại trên đây đã làm giảm tính hiệu quả của đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Vậy để phát huy hơn nữa vai trò của đầu tư trong thời gian tới thì cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 65 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào những định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới và những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua. Tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế tăng trưởng và phát triển. 3.3.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư Qua phần phân tích về thực trạng đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước, còn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn của người dân và vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Vì vậy để nâng cao hơn hiệu quả cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới thì việc huy động thêm nữa các nguồn vốn đầu tư là một giải pháp quan trọng. Trước hết tỉnh Thừa Thiên Huế phải xây dựng một chương trình tổng thể để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ trong nước và ngoài nước. Từ đó phối kết hợp sử dụng các nguồn vốn này vào các chương trình, dự án cụ thể. Đối với các công trình có thể huy đọng từ nhiều nguồn vốn khác nhau thì cần phải sử dụng đúng và hợp lý các nguồn vốn này. 3.3.1.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Nhiệm vụ trước mắt của nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà bản thân nông nghiệp còn nghèo, tự nó không thể giải quyết được. Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong chính sách đầu tư cho nông nghiệp có tính quyết định. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển nông nghiệp không ngừng được tăng lên, song so với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí của ngành trong nền kinh tế của tỉnh thì đầu tư cho nông nghiệp vẫn chưa thoả đáng. Do vậy, cần thay đổi một cách cơ bản chính sách trong đầu tư, trong đó tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho phát triển nông nghiệp cho tương ứng với tỷ lệ nông nghiệp trong GDP của tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 66 3.3.1.2. Đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp và của nhân dân Đây là nguồn vốn đầu tư có tiềm năng lớn và chưa được khai thác triệt để cho đầu tư phát triển. Vì vậy để nâng cao được hiệu quả cho đầu tư phát triển nông nghiệp thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sác để huy động được các nguồn vốn đầu tư này. - Đối với nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Tỉnh Thừa Thiên Huế nên có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp. Cụ thể tỉnh qui hoạch các cùng nhiều tiềm năng, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ thấy đầu tư vào các vùng này là có lợi và đem lại hiệu quả cao hoặc tỉnh có thể đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng tương đối tốt cho vùng này.Tỉnh cũng có thể khai phá phần nào hoặc hợp tác với họ để cùng khai thác như vây sẽ đảm bảo lợi ích đôi bên. Mặt khác tỉnh cũng nên có chính sách ưu đãi về thuế như đánh thuế thấp hoặc giảm thuế trong thời gian đầu. Tiến hành lập danh sách các công trình lĩnh vực ưu tiên đầu tư để họ thấy xem có thể đầu tư được hay không. Thêm vào đó đối với nhiều công trình dự án như đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi tỉnh kêu gọi họ đầu tư sau đó cho phép họ thu phí sử dụng các công trình này với một tỉ lệ phù hợp để họ có thể thu được lợi hợp lí. Cũng nên cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi và điều kiện vay dễ dàng. Chính quyền tỉnh cũng nên chủ động phát triển một số mô hình kinh tế lớn có lợi cao để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Tóm lại thu hút được nhiều vốn tư các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp không những tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp mà còn làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Đối với nguồn vốn từ nhân dân. Những người nông dân tuy nghèo nhưng họ luôn sẵn sàng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng những công trình đảm bảo cho sản xuất của họ được thuận lợi: như thuỷ lợi ,giao thông nông thôn, điện... Để huy động nguồn vốn này, nên có những công trình đầu tư thiết thực cho nông nghiệp theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó nêu rõ và tuyên truyền ích lợi của công trình cho họ, đồng thời nêu rõ kế hoạch sử dụng vốn đầu tư cho nông dân.Việc thu tiền góp đầu tư của người nông dân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 67 phải được công bố rõ ràng từ trước, phải do những người có uy tín ở địa phương tiến hành. Trong quá trình đầu tư nên tổ chức một cơ quan giám sát và có đại diện của dân tham dự. Đồng thời, khi công trình hoàn thành nên công bố rõ tài chính của dự án, chi phí của từng hạng mục công trình cho người dân biết. Đặc biệt là phải chống sự tham ô tham nhũng của một số cán bộ để dân tin vào chính quyền. Có thực thi những biện pháp như vậy mới có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư từ dân. Còn đối với những công trình thuỷ lợi do nhà nước làm, khi thu thuỷ lợi phí lên công bố rõ mức thu, nên thu trong nhiều năm và phải có những kế hoạch sử dụng khoản tiền này minh bạch rõ ràng. Huy động được lớn nguồn vốn này sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. 3.3.1.3. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ trong nước, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng rất quan trọng. Đối với vốn FDI, nói chung các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không có hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp; vì vậy họ thường ít bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy để thu hút vốn này nhà nước cần có những chính sách đầu tư thông thoáng hơn nữa:về thủ tục pháp lí, thuế đối với kết quả đầu tư... bên cạnh đó tỉnh nên có những chính sách thực sự hấp dẫn về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài ra tỉnh Thừa Thiên Huế nên lập những chương trình chiến lược để kêu gọi nguồn vốn đầu tư này như kêu gọi những nhà đầu tư vào lĩnh vực giống hoặc phân bón, công cụ cho sản xuất nông nghiệp những lĩnh vực mà nhà đầu tư có thể thu được nhiều lợi nhuận đồng thời cũng trợ giúp nông nghiệp phát triển . Nhìn chung vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế dưới dạng vốn ODA (vốn hỗ trợ phát triển). Để thu hút được nhiều nguồn vốn này tỉnh cần qui hoạch các vùng, các huyện cần hỗ trợ để trình lên chính phủ từ đó nhà nước xem xét và giới thiệu các nguồn vốn ODA. Thông qua đó tỉnh tiến hành đàm phán thoả thuận các điều kiện đầu tư để có thể nhận được nguồn vốn này. Đối với một số huyện trong tỉnh đã được nhận vốn ODA nên sử dụng vốn hiệu quả ,thiết thực để gây uy tín với các tổ chức quốc tế, các chính phủ các nước để họ tiếp tục đầu tư, viện trợ cho tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 68 Trong quá trình nhận vốn đầu tư nước ngoài tỉnh cần tránh tình trạng bị lệ thuộc vào nhà đầu tư hoặc chấp nhận mọi giá để có vốn đầu tư. Nếu thu hút được đầu tư nước ngoài nông nghiệp của tỉnh sẽ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa. 3.3.2. Quản lí đầu tư Hoạt động quản lí đầu tư sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút vốn đầu tư từ các nguồn cho sản xuât nông nghiệp cũng như sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư .Trong thời gian tới tỉnh nên có những giải pháp cụ thể quản lí chặt chẽ các quá trình của một công cuộc đầu tư cũng như các đối tượng nhận đầu tư. - Quản lí chặt công tác thẩm định, thực hiện dự án đầu tư Luôn quản lí chặt chẽ những khâu, những công đoạn của quá trình đầu tư. Cụ thể trong việc lập kế hoạch đầu nên do những người có năng lực đảm nhiệm, Tỉnh uỷ, UBND phải luôn sâu xát chỉ đạo kịp thời và theo dõi quá trình thực hiện .Việc lập kế hoạch đầu tư phải thật khoa học tránh tình trạng đầu tư dàn trải và không có trọng điểm rõ ràng. Nếu có những điều chưa hợp lí phải sữa chữa ngay để tránh đầu tư vô tổ chức và kém hiệu quả. Còn đối với công tác thẩm định đầu tư thì luôn phải qua những bước cụ thể, đơn giản nhưng chặt chẽ ,tránh tình trạng làm qua loa cho xong việc. Mà việc thẩm định phải thật chính xác để loại bỏ những dự án kém hiệu quả, lạm dụng vốn ngân sách ( nếu có). Còn trong các dự án trình duyệt còn nhiều chỗ chưa hợp lí thì cần trao đổi với chủ đầu tư giúp họ sữa chưa để dự án tốt hơn. Cán bộ làm công tác thẩm định phải có trách nhiệm cao, không được gây phiền hà về thủ tục cho các nhà đầu tư hoặc cố tình trì hoãn dự án do những lí do không chính đáng. Làm tốt việc thẩm định dự án sẽ làm tăng vốn cho đầu tư và nâng cao hiệu quả của các dự án. Việc thực hiện xây dựng các công trình đầu tư phải luôn được theo dõi, mỗi công đoạn phải có báo cáo với cấp trên( đối với dự án lớn). Các chi phí của từng hạng mục công trình phải hợp lí, chất lượng công rrình phải đảm bảo so với tiêu chuẩn kĩ thuật đề ra. Ngoài ra trong việc sử dụng thành quả của đầu tư phải đúng mục đích, đúng lúc và không làm tổn hại đến sản xuất và do một cơ quan hoặc địa phương đảm nhiệm. - Phối kết hợp tốt các cơ quan có liên quan đến đầu tư. Mỗi công cuộc đầu tư trong nông nghiệp không chỉ liên qua đến riêng ngành nông nghiệp mà quan hệ tới các ngành tài chính, xây dựng, ngân hàng... Vì vậy để các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 69 dự án được thực hiện thuận lợi các ngành nên hợp tác chặt chẽ với nhau và tỉnh cũng lên chỉ đạo thống nhất và phân phối việc cho từng ngành. Nếu có giai đoạn nào gặp khó khăn , tỉnh nên giải quyết nhanh chóng để dự án tiến hành thuận lợi. Không những kết hợp giữa các cơ quan trong tỉnh mà chính quyền tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ các ngành có liên quan đến đầu tư trong nông nghiệp để giúp cho nông nghiệp có những dự án lớn hơn. Chẳng hạn như công nghệ về giống thì một mình tỉnh sẽ không thực hiện được, do vậy nhà nước đầu tư sau đó cho phép tỉnh mang về áp dụng cho địa phương mình. - Quản lí chặt chẽ quá trình huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư dân cư. Đây là điều rất cần thiết đối với các công trình xây dựng trong nông nghiệp. Tỉnh nên chỉ rõ các công trình nào được phép thu tiền của dân, những công trình nào không được để tránh tình trạng cán bộ địa phương thu bừa bãi. Việc thu tiền này phải được ghi rõ vào những sổ sách nhất định và phải được tỉnh uỷ quyền cho phép. Trong việc phải nêu rõ số tiền là bao nhiêu và kế hoạch chi tiêu số tiền này như thế nào. Tỉnh cũng phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thu này và cả qua trình sử dụng vốn nếu có gì sai phải xử lí kịp thời. - Áp dụng đấu thầu với các dự án đầu tư. Trong các công cuộc đầu tư của ngành nông nghiệp đôi khi còn xảy râ một số tiêu cực: như làm thất thoát vốn, tăng chi phí xây dựng, cắt vốn đầu tư... gây ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn đầu tư bỏ ra cũng như giảm sút khả năng phát huy các kết quả đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, một biện pháp tốt để khắc phục những tiêu cực này là tỉnh nên có qui định các dự án đầu tư trong nông nghiệp ở một mức vốn nào đó bắt buộc phải tiến hành đấu thầu. Có đấu thầu thì các dự án sẽ tiết kiệm được vốn, các công trình sẽ có được nhà thi công xây dựng tốt nhất và giúp các dự phát huy tác dụng. Đồng thời cùng với đó, tỉnh quản lí chặt chẽ công tác đấu thầu, để tránh các hiện tượng gian lận, làm cho công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao. - Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân Người nông dân là những người có trình độ tương đối thấp, họ không ngại khó khăn, không ngại làm việc nhưng lại không có kiến thức để thực hiện làm giàu. Do vậy trong công cuộc quản lí đầu tư tỉnh cần phải có những chủ trương nhằm giáo dục đào ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 70 tạo toàn diện những kiến thức cho người dân. Tỉnh nên thường xuyên tổ chức các lớp giảng dạy về kiến thức trồng trọt chăn nuôi, cách thức làm kinh tế. Đồng thời cũng nên cử một số chuyên gia, một só cán bộ có trình độ về giảng cho người dân những kiến thức mới về nông nghiệp hay cách thức làm các mô hình kinh tế mới. Mặt khác nếu không có điều kiện, tỉnh nên tạo điều kiện cho cán bộ ở cấp huyện hay cấp xã đi học các kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp sau đó họ sẽ về hướng dân cho những người nông dân. Đồng thời các đoàn thể của tỉnh nên có những sự giúp đỡ những người trong cùng một tập thể hoặc trợ giúp kiến thức cho họ khi cần. Ngoài ra mỗi địa phương cần có một tổ chức có thể tư vấn kiến thức cho người dân khi cần. Một chương trình lâu dài hơn là tỉnh cần hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo cho con em nông dân với những chính sách ưu đãi ,để thế hệ sau có kiến thức và giúp đỡ cha ông trong việc làm nông nghiệp. Tóm lại, nâng cao trình độ cho người dân sẽ giúp họ cải thiện đời sống của mình mà còn từ đó thúc đẩy nông nghiệp đi lên. 3.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp Xuất phát từ thực trạng khó khăn và đi tìm định hướng để thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thì cùng với công tác quản lý và quy hoạch thì định hướng mới phải bao quát được chủ trương chính sách liên quan đến đầu tư, có sự tập trung thống nhất quản lý của Nhà nước đối với mọi nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp, áp dụng cơ chế một cửa đối với các hoạt động đầu tư, đồng thời tuân thủ các định chế tài chính thích ứng với cơ chế thị trường để thu hut các nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, ngoài các chính sách tổng hợp cần thực hiện tốt những chính sách mang tính cụ thể hơn như sau: 3.3.3.1. Chính sách ruộng đất Với hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, vì vậy cần phải đề ra chính sách ruộng đất phù hợp hơn, tạo điều kiện cho người dân phát huy năng lực sản xuất. Cụ thể là tiếp tục giao khoán ruộng đất lâu dài cho người nông dân, cũng như quyền thừa kế chuyển nhượng trong thời gian Nhà ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 71 nước quy định, để từ đó nông dân hăng hái và an tâm bỏ vốn vào đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất chú trọng đến việc quy hoạch đất đai, cây trồng. Đối với đất nông nghiệp thường gồm 2 loại: Đất canh tác và đất khai hoang, do đó đối với mỗi loại đất này phải có những chính sách khác nhau. Với đất canh tác cần có chủ trương nhất quán từ Trung ương đến cơ sở quy định thời gian sử dụng đất hợp lý để người dân có sự lựa kế hoạch đầu tư cho mình. Trong thời gian sử dụng, không được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà không có giấy phép, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có thể chuyển quyền sử dụng ruộng đất để kích thích những người có kinh nghiệm tham gia sản xuất, đồng thời cũng cần hạn chế tình trạng mua bán đất nông nghiệp tràn lan xảy ra ở một số nơi hiện nay. Với đất khai hoang thì thời gian giao quyền sử dụng đất phải kéo dài hơn 2-3 lần so với đất canh tác và phải có sự phân biệt với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi. Đối với các vùng đất làm trang trại thì thời gian giao đất cần thông qua hợp đồng sử dụng đất, trong đó cần có những quy định có tính chất pháp lý chặt chẽ vừa đảm bảo được quyền lợi vừa đảm bảo được nghĩa vụ với người sử dụng đất. 3.3.3.2. Chính sách thuế nông nghiệp - Xây dựng biểu thuế sử dụng đất nông nghiệp sao cho đảm bảo trong điều kiện bình thường, người sản xuất có một phần lãi để tái sản xuất, thực hiện động viên hợp lý với những người sử dụng đất có hiệu quả, ưu đãi thuế với những vùng có điều kiện sản xuất khó khăn, trình độ canh tác thấp. - Tiếp tục thực hiện chính sách miễm giảm thuế nông nghiệp trong hạn điền để các hộ nông nghiệp có điều kiện bỏ thêm vốn để đầu tư vào sản xuất. Cần thực hiện miễn giảm đối với việc sử dụng đất khai hoang, sử dụng đất chuyên dùng sang sản xuất nông nghiệp, hay miễm giảm với các hộ gặp nhiều khó khăn hoặc những khu vực gặp thiên tai, hạn hán. Hiện nay, ngoài khoản thuế phải nộp cho Nhà nước, người nông dân còn phải nộp nhiều loại lệ phí khác ở địa phương. Vì vậy, cần rà soát lại và xoá bỏ những loại lệ phí bất hợp lý, tổ chức lại việc thu thuế đúng chính sách.Việc thu thuế nông nghiệp hàng năm của tỉnh không nhiều (khoảng 2% tổng thu), nên cần giảm thiểu thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân mà trước hết là bộ phận trồng lúa để người dân đỡ đi một khoản đóng góp, có điều kiện tập trung sản xuất, cần khuyến khích ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 72 người dân sử dụng nguồn này để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nếu giải pháp này được thực hiện thì mặc dù Nhà nước mất đi một phần nhỏ trong tổng thu ngân sách nhưng lại khơi dậy được vốn đầu tư trong khu vực dân cư. Hơn nữa ta có thể thấy trong khi Nhà nước có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp một cách tối đa, trong khi hàng năm Nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng (lớn hơn rất nhiều so với thuế sử dụng đất nông nghiệp) để đầu tư cho thuỷ lợi, trợ giá nông sản, phân bón thì tại sao không giảm các khoản đóng góp của nông dân để họ tự đầu tư cải tạo mở rộng sản xuất. 3.3.3.3. Chính sách thị trường Mở rộng thị trường là vấn đề hết sức quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng cường đầu tư tái sản xuất mở rộng. Muốn mở rộng được thị trường phải giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề quan trọng sau đây: - Phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông đường sá, phương tiện vận chuyển, hệ thống chợ nông thôn, các tụ điểm dân cư, các cửa hàng buôn bán vật tư và nông sản phẩm. - Đầu tư phát triển hệ thống thông tin và dự báo về thị trường, giá cả hàng hoá đến tận các thôn xóm, hộ gia đình, mở rộng các dịch vụ tư vấn mua bán ở các vùng. - Đảm bảo thị thị trường nội tỉnh và trong vùng thông suốt. Thực hiện một giá, giá thị trường theo quy luật cung cầu, tránh mọi trường hợp độc quyền về giá, đặc biệt là những mặt hàng do Nhà nước quản lý. Cần điều tiết thị trường dựa trên quy luật cung cầu để tránh những biến động lớn về giá cả, đặc biệt với các sản phẩm thiết yếu. 3.3.3.4. Chính sách khoa học và công nghệ Trước mắt tỉnh cần tập trung vào các hướng chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu và áp dụng hệ thống giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp với nhiều vùng khác nhau. - Nghiên cứu và áp dụng hệ thống bảo vệ thực vật, thú y cho từng loại cây con, hệ thống các biện pháp cải tạo đất và bón phân phù hợp với từng loại cây trồng; nghiên cứu, áp dụng các quy trình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi thích hợp với từng loại cây con, từng vùng để đảm bảo hiệu quả cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 73 - Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ chế biến và bảo quản nông, lâm, thuỷ sản thích hợp với điều kiện từng vùng, kết hợp tốt giữa sơ chế và tinh chế; Cải tiến hệ thống công cụ lao động nhằm tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. - Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người lao động, mở rộng hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật và quản lý, đặc biệt chú ý thông tin kịp thời tình hình thị trường và giá cả, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thị trường và trao đổi hàng hoá. Mở rộng mạng lưới khuyến nông đến từng cơ sở xã, phường, đến từng hộ nông dân, đặc biệt quan tâm đến vùng sản xuất chuyên môn hoá và xuất khẩu. Tóm lại, nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư của Nhà nước, cũng như các cơ chế, chính sách. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững thì giải pháp với các cơ chế chính sách là hết sức quan trọng. Cần hiểu rằng, cơ chế chính sách ở đây là một hệ thống các chính sách đồng bộ, có ảnh hưởng lẫn nhau và mục đích tác động cuối cùng là thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hệ thống chính sách bao gồm: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ sản xuất một hệ thống chính sách đồng bộ và thiết thực là điều kiện cơ bản thúc đẩy sản xuất có hiệu quả hơn. Những giải pháp trên là những giải pháp quan trọng và cần thiết để giúp nền nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tăng trưởng và phát triển, những giải pháp này không thể bao quát được tất cả các lĩnh vực. Việc đưa ra các giải pháp này chỉ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu, thu thập, thống kê, xử lý và phân tich số liệu, tôi đã đưa ra một số kết luận về thực trạng đầu tư trong phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 như sau: - Về hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển cho nông nghiệp: Hệ thống hóa những lý luận về đầu tư, đầu tư phát triển; vốn đầu tư; đầu tư phát triển trong nông nghiệp; hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong phát triển nông nghiệp. - Về phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp: Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thực trạng đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012. Ngoài việc phân tích đánh giá chung về tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; phân tích đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nguồn vốn, phân theo cấp quản lý và phân theo lãnh thổ; đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế: căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015 và những định hướng phát triển kinh tế xã hội; căn cứ vào phân tích đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại của hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp để đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng xấu, phức tạp đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế của cả nước, thì vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vẫn duy trì ở mức ổn định khoảng 12% trong tổng vốn đầu tư cho phát triển trong giai đoạn 2009 – 2012. Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp đã đem lại những kết quả tốt GDP ngành nông nghiệp tăng từ 2655,3 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 4430,4 tỷ đồng đóng góp từ 14% đến 16% trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh. Những thành công đó chính là nhờ sự thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển. Mặc dù trong giai đoạn qua còn có nhiều hạn chế, những việc chưa làm được nhưng đầu tư đã góp phần không nhỏ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 75 trong sự đi lên của ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Trong thời gian tới, để ngành nông nghiệp phát huy hết vai trò của mình thì việc chú trọng đầu tư là vô cùng quan trọng và cần có những biện pháp chính sách hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở việc nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 thì bài viết này đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hơn hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Kiến nghị Để nâng cao hơn hiệu quả đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoài những giải pháp nêu trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thuận lợi để tạo ra được môi trường có sức hút đối với các nhà đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài. - Nhà nước nên có những quy định chặt chẽ trong quá trình thẩm định và duyệt các dự án đầu tư. Hàng năm nên kiểm tra quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Đối với các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước thì cần có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo đúng thời gian thực hiện và hiệu quả thực hiện. - Nhà nước nên có các chính sách nhằm trợ giá cho người nông dân trong những trường hợp cần thiết để đảm bảo tránh thiệt thòi cho người dân. - Nhà nước nên đầu tư xây dựng nhiều hơn những trung tâm nghiên cứu giống để những trung tâm này có thể vừa nghiên cứu tạo ra những giống mới vừa có thể tiếp nhận những giống tốt từ các nước khác phù hợp với điều kiện của nước ta. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ nông nghiệp ở các địa phương.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp Niên khóa 2009 – 2013 SVTH: Hoàng Việt Linh 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998) - NXB Giáo dục. 2. Giáo trình Kinh tế phát triển – Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005) – NXB Lao động – Xã hội. 3. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012. 4. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2009; 2010; 2011; 2012. 5. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm 2009; 2010; 2011; 2012 của tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Trang thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế 7. Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 8. Trang thông tin điện tử Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế 9. PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, 2005. 10. TS. Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động – xã hội, 2005. 11. TS. Vũ Kim Dũng, Giáo trình Nguyên lý Kinh tế học vi mô, NXB Đại học KTQD, 2006. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk43bkhdt_hoang_viet_linh_1863.pdf
Luận văn liên quan